KẾT LUẬN
Theo kết quả nghiên cứu, có mô hình đánh
giá mức độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm
việc được xây dựng
Như vậy, ý định chia sẻ kinh nghiệm làm việc
chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi nhân tố Kiểm
soát hành vi chia sẻ kinh nghiệm làm việc
với trọng số đã được chuẩn hóa là 0,943. Sau
đó là chịu ảnh hưởng đáng kể của hai nhân tố
Ảnh hưởng của đồng nghiệp và Hệ thống
thông tin trong doanh nghiệp lần lượt với
trọng số đã được chuẩn hóa là 0,089; 0,226.
Dựa vào kết quả, nhóm nghiên cứu có một số
nhận định sau:
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn TP. Thái Nguyên, muốn nâng cao mức độ
sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc của
người lao động thì doanh nghiệp cần phải chú
ý quan tâm đến thái độ của người lao động.
Doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ hơn
nữa các vật dụng cũng như phương tiện phục
vụ cho công việc.
Để nâng cao được mức độ sẵn sàng chia sẻ
kinh nghiệm làm việc của người lao động thì
các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tập trung
xây dựng, cải thiện môi trường làm việc.
Thường xuyên tạo ra không gian làm việc
thoải mái, đưa ra văn hóa làm việc cũng như
văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp, để tạo
động lực chia sẻ kinh nghiệm làm việc cho
người lao động.
Theo số liệu phân tích trên mô hình thì ảnh
hưởng của lãnh đạo có tác động rất nhỏ đến
mức độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm
việc của người lao động, nhưng mà việc chia
sẻ kinh nghiệm lại phụ thuộc rất lớn vào đồng
nghiệp của họ. Chính vì vậy, doanh nghiệp
cần phải có những chính sách, hoạt động
ngoại khóa cũng như làm việc nhóm để người
lao động hiểu nhau hơn, cùng nhau phát triển
tăng được năng suất và hiệu quả công việc
của tập thể.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính sem trong kiểm định mức độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Nguyên - Vũ Xuân Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Xuân Nam và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 83 - 88
83
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH SEM TRONG KIỂM ĐỊNH
MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÁI NGUYÊN
Vũ Xuân Nam1*, An Thị Xuân Vân2, Nguyễn Tiến Mạnh1, Đàm Thị Phương Thảo1
1Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên
2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao động là một nhu cầu hết sức quan trọng đối với mỗi
doanh nghiệp. Các nhà quản lý luôn mong muốn xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc chia sẻ
kinh nghiệm để khuyến khích, động viên người lao động sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết của mình.
Một số công trình trên thế giới tại các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, đã
chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới việc chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nếu mang các kết quả
kể trên áp dụng trong bối cảnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy trình làm việc chưa thực sự tốt
và trình độ người lao động chưa cao như tại Việt Nam thì không thực sự phù hợp. Bài báo này ứng
dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để nghiên cứu yếu tố nào tác động đến Ý định chia sẻ kinh
nghiệm làm việc, thông qua điều tra bằng phiếu khảo sát được trả lời trực tiếp trên Internet của
người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Nguyên. Kết quả của mô hình nghiên
cứu được đánh giá bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM có giá trị P = 0,000 (Chi-square =
417,339) và Chi-square/df = 1,400 < 3; RMSEA = 0,064 < 0,08; TLI = 0,914; CFI = 0,927; GFI =
0,780. Có thể kết luận mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Từ khóa: Cấu trúc tuyến tính, chia sẻ kinh nghiệm, lý thuyết hành vi hoạch định TPB, văn hóa
doanh nghiệp, kinh nghiệm làm việc
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Để nâng cao sự phát triển của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, ngoài việc đầu tư vào cơ
sở vật chất hiện đại, còn phụ thuộc rất nhiều
vào kinh nghiệm của đội ngũ lao động trong
doanh nghiệp. Do đó, có thể nói việc quản lý
những kinh nghiệm đó là một trong những
vấn đề có tính chất quyết định về sự phát triển
của doanh nghiệp. Một nội dung quan trọng
đó là phải quản lý như thế nào để việc chia sẻ
kinh nghiệm có thể tạo ra những lợi ích gia
tăng cho doanh nghiệp, biến kinh nghiệm cá
nhân thành kinh nghiệm tổ chức. Tuy nhiên,
việc chia sẻ kinh nghiệm không phải dễ dàng
thực hiện khi mà kinh nghiệm đó có giá trị và
quan trọng và là tài sản của một cá nhân nào đó.
Thách thức lớn nhất trong việc quản lý là làm
thế nào để các cá nhân có thể chia sẻ kinh
nghiệm cho nhau. Đề tài này sẽ tập trung
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao
động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.
*
Tel: 0943 299688, Email: vxnam@ictu.edu.vn
Thái Nguyên, để giúp họ giải quyết bài toán
quản lý trong chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU
Từ mô hình hành vi hoạch định TPB (Theory
of planned behavior) [3] và mô hình văn hóa
tổ chức dựa trên công việc của Gupta và
Govindarajan [2], nhóm nghiên cứu đề xuất
mô hình kiểm định mức độ sẵn sàng chia sẻ
kinh nghiệm làm việc của người lao động
trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố
Thái Nguyên.
Theo đó, để dẫn đến hành vi chia sẻ kinh
nghiệm của người lao động thì trước tiên họ
phải có ý định chia sẻ kinh nghiệm, nó là mức
độ mà người lao động tin rằng họ sẽ tham gia
vào việc chia sẻ kinh nghiệm [8].
Ý định chia sẻ kinh nghiệm làm việc gồm 4
biến: Có kế hoạch cho việc chia sẻ kinh
nghiệm (IN1), Cố gắng chia sẻ kinh nghiệm
(IN2), Tạo ra hiệu quả trong chia sẻ kinh
nghiệm (IN3), Sẽ chia sẻ kinh nghiệm nếu
được hỏi (IN4). Nó được đo lường bởi 5 nhân
tố: Thái độ đối với chia sẻ kinh nghiệm (AT),
Vũ Xuân Nam và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 83 - 88
84
Chuẩn chủ quan chia sẻ kinh nghiệm (SN),
Kiểm soát hành vi chia sẻ kinh nghiệm
(PBC), Hệ thống thông tin trong doanh
nghiệp (IS), Cơ cấu tổ chức trong doanh
nghiệp (OS).
Nhân tố “Thái độ đối với chia sẻ kinh
nghiệm (AT)” được đề cập tới đầu tiên trong
mô hình, nó là mức độ mà mỗi người lao
động đánh giá có ích hay không đối với việc
chia sẻ kinh nghiệm [8]. Gồm 5 biến: bạn cảm
thấy có lợi hay bất lợi khi chia sẻ thông tin
(AT1), bạn cảm thấy hài lòng hay không hài
lòng khi chia sẻ thông tin (AT2), bạn cảm thấy
tốt hay tồi tệ khi chia sẻ thông tin (AT3), bạn
cảm thấy có giá trị hay không có giá trị khi
chia sẻ thông tin (AT4), bạn cảm thấy thú vị
hay tẻ nhạt khi chia sẻ thông tin (AT5).
Nhân tố “Chuẩn chủ quan chia sẻ kinh
nghiệm (SN)” gồm hai thành phần: Ảnh
hưởng của đồng nghiệp (SN1), Ảnh hưởng
của lãnh đạo (SN2). Trong đó:
Ảnh hưởng của đồng nghiệp có 4 biến:
Người mà bạn chịu ảnh hưởng thường chia sẻ
kinh nghiệm (SN1.1), Người mà bạn chịu ảnh
hưởng khuyên nên chia sẻ kinh nghiệm
(SN1.2), Người mà bạn lắng nghe ý kiến
thường chia sẻ kinh nghiệm (SN1.3), Người
mà bạn tôn trọng ý kiến ủng hộ chia sẻ kinh
nghiệm (SN1.4).
Ảnh hưởng của lãnh đạo có 4 biến:
Lãnh đạo thường tổ chức hội thảo chuyên
ngành (SN2.1), Lãnh đạo thường khuyến khích
hoạt động nghiên cứu khoa học (SN2.2), Lãnh
đạo thường tổ chức tập huấn chuyên môn
(SN2.3), Lãnh đạo thường tạo điều kiện cho
tập huấn (SN2.4).
Nhân tố “Kiểm soát hành vi chia sẻ kinh
nghiệm (PBC)” là nhận thức tính dễ hay khó
của người lao động về khả năng kiểm soát của
họ trong việc chia sẻ kinh nghiệm [8]. Gồm 4
biến: Đối với bạn việc chia sẻ kinh nghiệm có
thể thực hiện bất cứ lúc nào (PBC1), nếu bạn
muốn, bạn luôn có thể chia sẻ kinh nghiệm
(PBC2), dù việc chia sẻ kinh nghiệm có quan
trọng hay không bạn vẫn chia sẻ (PBC3), Bạn
cho rằng quyết định việc chia sẻ kinh nghiệm
của mình bị kiểm soát bởi nhiều yếu tố bên
ngoài (PBC4).
Nhân tố “Hệ thống thông tin trong doanh
nghiệp” là thuật ngữ thường được sử dụng
cho việc chuyển dịch sự sắp xếp nhân sự, dữ
liệu và quy trình tác động qua lại giữa chúng
để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh hàng
ngày, giải quyết các vấn đề liên quan, đưa ra
các quyết định cho tổ chức [1]. Gồm 3 biến:
Doanh nghiệp cung cấp một vài công cụ và
thiết bị cho chia sẻ kinh nghiệm (IS1), sử
dụng các công cụ chia sẻ kinh nghiệm tạo ra
hiệu quả tích cực (IS2), Bạn có thấy thoải mái
khi sử dụng thiết bị công nghệ để chia sẻ kinh
nghiệm (IS3).
Nhân tố “Tổ chức quản lý thông tin trong
doanh nghiệp” là tổ chức quản lý và cung
cấp thông tin bên trong doanh nghiệp [1].
Gồm 3 biến: Bạn có được phép tham gia vào
quy trình ra quyết định (OS1), Thông tin trong
cơ quan được công bố rộng rãi không phân
biệt ai trong cơ quan (OS2), Công việc được
phân chia công bằng và đúng việc (OS3).
Từ đó, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng
và kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ
giữa các nhân tố trong mô hình, cụ thể:
H1: Thái độ đối với việc chia sẻ kinh nghiệm có
tác động tích cực lên Ý định chia sẻ kinh nghiệm.
H2a: Ảnh hưởng của đồng nghiệp có tác động
tích cực lên Ý định chia sẻ kinh nghiệm.
H2b: Ảnh hưởng của lãnh đạo có tác động tích
cực lên Ý định chia sẻ kinh nghiệm.
H3: Kiểm soát hành vi chia sẻ kinh nghiệm có
tác động tích cực lên ý định chia sẻ kinh
nghiệm.
H4: Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp có
tác động tích cực lên ý định chia sẻ kinh nghiệm.
H5: Tổ chức quản lý thông tin trong doanh
nghiệp có tác động tích cực lên Ý định chia sẻ
kinh nghiệm.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở của hai mô hình đã được công
nhận là mô hình hành vi hoạch định TPB
(Theory of planned behavior) [3] và mô hình
văn hóa tổ chức dựa trên công việc của Gupta
Vũ Xuân Nam và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 83 - 88
85
và Govindarajan [2] để xây dựng nên mô hình
nghiên cứu, sau đó thiết kế bảng câu hỏi và
đưa vào khảo sát định lượng. Khảo sát được
tiến hành và kéo dài trong vòng 1 tháng
(tháng 7/2014), đối tượng là người lao động
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn TP. Thái Nguyên. Tổng số phiếu điều tra
được gửi đi là 120 phiếu, thu về 110 phiếu.
Trong đó có 10 phiếu không hợp lệ do thiếu
thông tin hoặc chọn nhiều đáp án. Kết quả là
có 100 phiếu điều tra hợp lệ được sử dụng
làm dữ liệu nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết thúc quá trình khảo sát, chúng tôi thu thập
được mẫu 100 phiếu khảo sát hợp lệ với bảng
tổng hợp các yếu tố mô tả mẫu khảo sát được
trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Mô tả mẫu khảo sát
Yếu tố
Tỷ lệ
(%)
Yếu tố
Tỷ lệ
(%)
Nơi công tác Trình độ
Tư nhân 72% Phổ thông 19%
Nhà nước 24% Trung cấp 20%
Khác 4% Cao đẳng 22%
Số lượng Đại học 28%
1-49 63% Thạc sỹ 11%
50-99 28%
Kinh nghiệm
làm việc
100-300 9% < 1 năm 33%
Nhóm tuổi 1-5 năm 53%
Dưới 25 38% 6-10 năm 5%
25-35 39% 11-20 năm 9%
36-45 10% > 20 năm 0%
46-50 10% Chức vụ
Trên 50 3%
Quản lý cấp
cao
6%
Giới tính
Quản lý cấp
trung
19%
Nam 48%
Nhân viên
kinh doanh
31%
Nữ 52%
Nhân viên kỹ
thuật
16%
Nhân viên
hành chính
23%
Khác 5%
Phương pháp xử lý số liệu trong đề tài nghiên
cứu thực hiện thông qua đánh giá thang đo
bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân
tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố
khẳng định CFA và thực hiện kiểm định mô
hình cấu trúc tuyến tính SEM.
Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước
tiên để loại bỏ các biến không phù hợp. Các
biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total
correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu
chuẩn chọn biến quan sát khi nó có độ tin cậy
alpha từ 0,6 trở lên.
Dựa vào các chỉ tiêu trên, kết quả kiểm định
độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của
các biến đều đạt yêu cầu trên 0,6. Xem xét hệ
số tương quan biến tổng cho thấy các biến số
đều đạt yêu cầu có giá trị lớn hơn 0,3.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Nhân tố Ý định chia sẻ kinh nghiệm được đo
lường bởi 5 nhân tố (Thái độ đối với chia sẻ
kinh nghiệm, Chuẩn chủ quan chia sẻ kinh
nghiệm, Kiểm soát hành vi chia sẻ kinh
nghiệm, Hệ thống thông tin trong doanh
nghiệp, Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp)
với 23 biến. Sau khi thực hiện kiểm định
Cronbach’s Alpha không có biến nào bị loại
do không đạt yêu cầu, ta tiến hành phân tích
nhân tố EFA. Kết quả thu được như sau:
KMO = 0,747 > 0,5; sig. = 0,000 < 0,05; có 5
nhân tố được rút trích ra với tổng phương sai
trích bằng 73,914% > 50%, do đó kết quả
phân tích nhân tố EFA là phù hợp và có ý
nghĩa thống kê. Các nhân tố được rút trích ra:
Thái độ đối với chia sẻ kinh nghiệm gồm 5
biến là AT1, AT2, AT3, AT4, AT5; Ảnh hưởng
của đồng nghiệp gồm 4 biến là: SN1.1, SN1.2,
SN1.3, SN1.4; Ảnh hưởng của lãnh đạo gồm 4
biến là: SN2.1, SN2.2., SN2.3, SN2.4; Kiểm soát
hành vi chia sẻ kinh nghiệm có 4 biến là:
PBC1, PBC2, PBC3, PBC4; Hệ thống thông tin
trong doanh nghiệp có 3 biến là: IS1, IS2, IS3;
Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp có 3 biến
là: OS1, OS2, OS3.
Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Kết quả CFA của mô hình các thành phần
Chi-square/df = 1,478 < 2 với giá trị p =
0,000. Tuy nhiên các chỉ tiêu khác cho thấy
mô hình này phù hợp với dữ liệu nghiên cứu
Vũ Xuân Nam và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 83 - 88
86
(CFI = 0,927; TLI = 0,915; GFI = 0,786;
RMSEA = 0,069 < 0,08). Các thành phần
Thái độ đối với chia sẻ kinh nghiệm, Chuẩn
chủ quan chia sẻ kinh nghiệm, Kiểm soát
hành vi chia sẻ kinh nghiệm, Hệ thống thông
tin trong doanh nghiệp, Cơ cấu tổ chức trong
doanh nghiệp đều không có mối tương quan
giữa các sai số của biến quan sát nên đều đạt
được tính đơn hướng.
Hệ số tương quan giữa các khái niệm thành
phần nhỏ hơn 1 kèm theo sai lệch chuẩn (P-
value ≤ 0,05). Vì vậy các thành phần Thái độ
đối với chia sẻ kinh nghiệm, Chuẩn chủ quan
chia sẻ kinh nghiệm, Kiểm soát hành vi chia
sẻ kinh nghiệm, Hệ thống thông tin trong
doanh nghiệp, Cơ cấu tổ chức trong doanh
nghiệp đều đạt được giá trị phân biệt. Các
trọng số chuẩn hóa đều đạt tiêu chuẩn cho
phép (≥ 0,5) và có ý nghĩa thống kê (p-value
≤ 0,05). Vì vậy, có thể kết luận các biến quan
sát dùng để đo lường năm thành phần của
thang đo ý định chia sẻ kinh nghiệm làm việc
đạt được giá trị hội tụ.
Thực hiện việc phân tích tương tự đối với mô
hình tới hạn cho các nhân tố còn lại căn cứ
vào các chỉ số đo độ phù hợp cho thấy các mô
hình này đều phù hợp với dữ liệu nghiên cứu
và các thang đo trong mô hình đều đạt tính
đơn hướng, giá trị hội tụ, độ tin cậy và giá trị
phân biệt.
Đánh giá sự phù hợp của mô hình bằng mô
hình cấu trúc tuyến tính SEM
Kết quả ước lượng của mô hình nghiên cứu
có giá trị P = 0,000 (Chi-square = 417,339) và
Chi-square/df = 1,400 < 3, RMSEA = 0,064 <
0,08; chỉ có các chỉ tiêu TLI = 0,914; CFI =
0,927; GFI = 0,780 là hơi thấp nên có thể kết
luận mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu
nghiên cứu.
Kiểm định các giả thuyết của mô hình
nghiên cứu
Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa
các nhân tố nghiên cứu cho thấy tất cả các
mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu đều có
ý nghĩa thống kê hay các giả thuyết từ H1 đến
H6 đều được chấp nhận thông qua các trọng số
hồi quy chuẩn hóa mối quan hệ giữa các nhân
tố dương chứng tỏ các mối quan hệ giữa các
nhân tố này có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với nhau.
KẾT LUẬN
Theo kết quả nghiên cứu, có mô hình đánh
giá mức độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm
việc được xây dựng như hình 1:
Hình 1. Mô hình nghiên cứu
Vũ Xuân Nam và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 83 - 88
87
Như vậy, ý định chia sẻ kinh nghiệm làm việc
chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi nhân tố Kiểm
soát hành vi chia sẻ kinh nghiệm làm việc
với trọng số đã được chuẩn hóa là 0,943. Sau
đó là chịu ảnh hưởng đáng kể của hai nhân tố
Ảnh hưởng của đồng nghiệp và Hệ thống
thông tin trong doanh nghiệp lần lượt với
trọng số đã được chuẩn hóa là 0,089; 0,226.
Dựa vào kết quả, nhóm nghiên cứu có một số
nhận định sau:
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn TP. Thái Nguyên, muốn nâng cao mức độ
sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc của
người lao động thì doanh nghiệp cần phải chú
ý quan tâm đến thái độ của người lao động.
Doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ hơn
nữa các vật dụng cũng như phương tiện phục
vụ cho công việc.
Để nâng cao được mức độ sẵn sàng chia sẻ
kinh nghiệm làm việc của người lao động thì
các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tập trung
xây dựng, cải thiện môi trường làm việc.
Thường xuyên tạo ra không gian làm việc
thoải mái, đưa ra văn hóa làm việc cũng như
văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp, để tạo
động lực chia sẻ kinh nghiệm làm việc cho
người lao động.
Theo số liệu phân tích trên mô hình thì ảnh
hưởng của lãnh đạo có tác động rất nhỏ đến
mức độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm
việc của người lao động, nhưng mà việc chia
sẻ kinh nghiệm lại phụ thuộc rất lớn vào đồng
nghiệp của họ. Chính vì vậy, doanh nghiệp
cần phải có những chính sách, hoạt động
ngoại khóa cũng như làm việc nhóm để người
lao động hiểu nhau hơn, cùng nhau phát triển
tăng được năng suất và hiệu quả công việc
của tập thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adel Ismail Al-Alawi, Nayla Yousif Al-
Marzooqi, Yasmeen Fraidoon Mohammed (2007),
Organization culture and knowledge sharing,
Journal of knowledge management, Vol 11, No.2,
22-42.
2. Gupta, A.K. and Govindarajan (2000),
Knowledge management social dimension, Sloan
management review.
3. Icek Ajzen (1991), The theory of planned
behavior, Organizational behavior and human
decission processes, 179-211.
4. Lê Dân, Nguyễn Thị Trang (2011), Mô hình
đánh giá sự trung thành của sinh viên dựa vào
phân tích nhân tố, Tạp chí khoa học công nghệ -
Đại học Đà Nẵng, Số 2 (43).
5. Nguyễn Ngọc Thắng (2011), Quản trị dựa vào tri
thức: Kinh nghiệm từ Nhật Bản, Tạp chí khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh 27, 179-185.
6. Paul Hendriks (1999), Why share knowledge?
The influence of ICT on the motivation for
knowledge sharing, Knowledge and process
management, Vol 6, Number 2, 91-100.
7. Phạm Lê Hồng Nhung, Đinh Công Thành,
Phạm Thị Thảo, Lê Thị Hồng Vân (2012), Áp
dụng mô hình cấu trúc tuyến tính trong kiểm định
mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng
và lòng trung thành của khách hàng đối với dịch
vụ siêu thị tại Thành phố Cần Thơ, Kỷ yếu khoa
học – Đại học Cần Thơ.
8. Seewon Ryu, Seung Ho, Ingoo Han (2003),
Knowledge sharing behavior of physicians in
Hospitals, Expert systerms with applications,
122-705.
9. Trần Thị Lam Phương, Phạm Ngọc Thúy
(2011), Yếu tố tác động ý định chia sẻ tri thức của
bác sĩ trong bệnh viện - tiếp cận theo lý thuyết
hành vi hoạch định TPB, Tạp chí phát triển
KH&CN, Tập 14, Số Q2.
10. Ikujiro Nonaka. Ryoko Toyama, Toru Hirata,
Võ Kiều Linh (dịch) (2011), Quản trị dựa vào tri
thức, Nhà xuất bản Thời đại.
Vũ Xuân Nam và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 83 - 88
88
SUMMARY
APPLICATION OF STRUCTURAL EQUALTION MODELING TO EXAMINE
THE WILLINGNESS TO SHARE EXPERIENCE IN SMALL AND MEDIUM-
SIZED ENTERPRISES AT THAI NGUYEN CITY
Vu Xuan Nam
1*
, An Thi Xuan Van
2
,
Nguyen Tien Manh
1
, Dam Thi Phuong Thao
1
1College of Information and Communication Technology – TNU
2College of Economics and Business Administration – TNU
Work experience sharing is a vital needs of every firm. The managers always wish to determine
which factors affect the experience sharing to encourage and motivate employees willing to share
their knowledge. Some researches in the developed country such as USA, Netherlands, Japan,
Korea, has indicated the factors affecting the sharing of experience. However, it is not compatible
when applying these results in the situation of small and medium-sized enterprises with workflow is
not really good and employees capability is not high as in Vietnam. In this paper, the application of
linear structural model SEM to study which factors affect the intention to share work experience
through investigations by surveys on the internet for employees in small and medium-sized
enterprises in Thai Nguyen. The results of the research model was evaluated by linear structural
model SEM P-value = 0,000 (Chi-square = 417,339) and Chi-square/df = 1,400 < 3; RMSEA =
0,064 < 0,08; TLI = 0,914; CFI = 0,927; GFI = 0,780. It can be concluded that the pattern
developed is accordance with research data.
Keywords: Linear structure, share experiences, theory of planned behavior TPB, corporate
culture, work experience
Ngày nhận bài:30/10/2014; Ngày phản biện:12/11/2014; Ngày duyệt đăng: 03/4/2015
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Công Hoàng – Trường Đại học Khoa học - ĐHTN
*
Tel: 0943 299688, Email: vxnam@ictu.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_51650_55472_1442016151749file12_667_2046686.pdf