Ứng dụng mẫu thiết kế xây dựng mô hình giải một số bài toán hồi quy - Nguyễn Mạnh Đức
Mô hình được thiết kế như vậy có ưu điểm:
Các khách hàng có thể gọi tới bài toán cần
thiết thông qua các phương thức của lớp
context, mà không cần biết tới các chi tiết
cụ thể của chúng; Việc thay đổi các chi tiết
của giải thuật giải các bài toán được thực hiện
theo yêu cầu của các lớp con cụ thể, điều đó
sẽ làm dễ dàng cho việc mở rộng phát triển
các bài toán khác mà không ảnh hưởng tới
các module đã có của chương trình
Chúng tôi đã cài đặt chương trình thử nghiệm
cho mô hình đã đề xuất trên, bước đầu đáp
ứng được một số các yêu cầu đã đặt ra và cho
các kết quả tính toán chính xác. Chương trình
có thể được mở rộng dễ dàng và thuận lợi cho
tích hợp vào các hệ thống khác.
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
Trong công nghệ phần mềm, mẫu thiết kế là
một giải pháp tổng thể cho các vấn đề chung
trong thiết kế phần mềm. Ý tưởng sâu xa
của các mẫu thiết kế là để tiết kiệm tốt các
giải pháp thiết kế hướng đối tượng và việc tái
sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề tương
tự trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong
bài báo này, trên cơ sở của các nguyên lý thiết
kề phần mềm theo hướng đối tượng và các
mẫu thiết kế, chúng tôi đã đề xuất thiết kế mô
hình giải các bài toán hồi quy. Việc xây dựng
mô hình tính toán như vậy sẽ dễ dàng mở
rộng và phát triển mô hình, an toàn, nâng cao
khả năng sử dụng lại, thuận lợi cho việc tích
hợp các module chương trình vào các hệ
thống phần mềm khác.
Mô hình giải các bài toán hồi quy mà chúng
tôi đã xây dựng và thiết kế có các đặc điểm:
Tuân theo các nguyên lý thiết kế hướng đối
tượng dựa trên mẫu Strategy; Sự kế thừa giữa
các lớp được tận dụng tối đa phục vụ cho
việc tái sử dụng các module chương trình;
Quan hệ giữa các lớp ở mức tổng quát, thuận
lợi cho việc phát triển mở rộng của mô hình
để giải các bài toán hồi quy khác
Trong tương lai chúng tôi sẽ xem xét, thực
hiện xây dựng và phát triển mô hình tính toán
kết hợp với các mẫu thiết kế khác để được
một hệ thống đa dụng và tốt hơn; Nghiên cứu
về việc làm mịn các mẫu thiết kế; Áp dụng
các mẫu và kết hợp chúng để giải quyết các
bài toán khác trong thực tế.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng mẫu thiết kế xây dựng mô hình giải một số bài toán hồi quy - Nguyễn Mạnh Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Mạnh Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 129 - 135
129
ỨNG DỤNG MẪU THIẾT KẾ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN HỒI QUY
Nguyễn Mạnh Đức*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài toán hồi quy được sử dụng nhiều trong khoa học kỹ thuật, kinh tế-xã hội phục vụ cho các
công việc như phân tích xu hướng tiến triển của các các hiện tượng, tính toán tối ưu hóa, công tác
dự báo... Trong công nghệ phần mềm, mẫu thiết kế là một giải pháp tổng thể cho các vấn đề chung
trong thiết kế phần mềm. Trong bài báo này chúng tôi sẽ xây dựng và thiết kế mô hình giải các bài
toán hồi quy theo các mẫu thiết kế mà Gamma đã đề xuất. Từ đó có một cái nhìn sâu sắc hơn một
số mẫu thiết kế, cũng như tìm hiểu một số tính năng mới của ngôn ngữ C# làm cho dễ dàng hơn
trong thiết kế phần mềm theo hướng đối tượng.
Từ khóa: Các mẫu thiết kế, mẫu thiết kế chiến lược, ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất, bài toán
hồi quy tuyến tính, bài toán hồi quy phi tuyến, khách hàng
GIỚI THIỆU*
Trong công nghệ phần mềm, một mẫu thiết kế
(design pattern) là một giải pháp tổng thể cho
các vấn đề chung trong thiết kế phần mềm.
Một mẫu thiết kế không phải là một thiết kế
hoàn thiện để mà có thể được chuyển đổi trực
tiếp thành mã, nó chỉ là một khung sườn mô
tả cách giải quyết một vấn đề mà có thể được
dùng lại trong nhiều tình huống khác nhau. Các
mẫu thiết kế hướng đối tượng thường cho thấy
mối quan hệ và sự tương tác giữa các lớp hay
các đối tượng, mà không cần chỉ rõ các lớp hay
đối tượng của từng ứng dụng cụ thể [1].
Các mẫu thiết kế có thể giúp tăng tốc quá
trình phát triển phần mềm bằng cách cung cấp
các mẫu hình phát triển đã được chứng thực
và kiểm chứng. Nó cung cấp các giải pháp
chung, được viết tài liệu dưới một định dạng
mà không gắn liền với một vấn đề cụ thể nào.
Các mẫu thiết kế cho phép các nhà phát triển
giao tiếp với nhau dùng các tên dễ hiểu được
dùng rộng rãi để đặt cho các đối tượng tương
tác của phần mềm [4, 5].
Mục đích các công việc của chúng tôi ở
đây là xây dựng và thiết kế mô hình giải một
số bài toán hồi quy theo mẫu thiết kế mà
Gamma đã đề xuất. Từ đó có một cái nhìn sâu
sắc hơn về một số mẫu thiết kế có thể được
* Tel: 0915 564 249; Email: nmductn@yahoo.com
thực hiện trong C#, và tìm hiểu xem các tính
năng mới của ngôn ngữ trong thực tế, làm cho
nó dễ dàng hơn trong thiết kế phần mềm
theo hướng đối tượng.
Sau phần giới thiệu, phần 2 sẽ xem xét mẫu
thiết kế Chiến lược (Strategy) do Gamma và
cộng sự đã đề xuất [1]; Phần 3 sẽ nêu ra một
số bài toán hồi quy được quan tâm; Phần 4 là
một đề xuất mới về việc xây dựng và thiết kế
một mô hình giải các bài toán hồi quy theo
mẫu thiết kế; Cuối cùng phần 5 sẽ bao gồm
một số nhận xét, kết luận và các công việc
trong tương lai.
MẪU THIẾT KẾ CHIẾN LƯỢC
(STRATEGY PATTERN):
Mẫu Strategy được định nghĩa là một họ các
thuật toán, đóng gói các thuật toán liên quan
và làm chúng hoán đổi cho nhau, điều này
cho phép lựa chọn các thuật toán thay đổi độc
lập với khách hàng sử dụng nó và thay đổi
theo thời gian. Việc xây dựng các mẫu
Strategy là để đóng gói một số lượng chiến
lược trong một mô-đun duy nhất và cung cấp
một giao diện đơn giản cho phép các khách
hàng lựa chọn giữa các chiến lược [1].
Cấu trúc của mẫu Strategy như trên hình 1,
trong đó:
Strategy: Định nghĩa giao diện (hay lớp trừu
tượng) cho tất cả các lớp thể hiện giải thuật.
Nguyễn Mạnh Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 129 - 135
130
Trong quá trình khởi tạo đối tượng để có thể
thêm dữ liệu từ trong Context.
ConcreteStrategy: Là các hiện thực của giao
diện Strategy để thể hiện một giải thuật cụ thể.
Context: Tại thời điểm biên dịch chỉ sử dụng
đối tượng kiểu Strategy khi xác định giải
thuật cho vấn đề cần xử lý; Tại thời điểm thực
thi được cung cấp một đối tượng giải thuật cụ
thể thay thế cho đối tượng Strategy.
Mẫu Strategy có thể được áp dụng trong
những trường hợp sau [1]:
Nhiều lớp liên quan chỉ khác nhau ở cách xử
lý yêu cầu. Với một lựa chọn trong những
cách xử lý theo mẫu Strategy giúp ta thực
hiện trách nhiệm của một lớp.
Có nhiều cách thực hiện cùng một thuật toán.
Phải cho khách hàng khả năng lựa chọn cách
ưu việt nhất trong sử dụng tài nguyên và thời
gian. Nên dùng Strategy khi các thuật toán
này được thể hiện như môt cơ cấu lớp của các
thuật toán. Thuật toán cần phải được che dấu
cả về dữ liệu và cấu trúc đối với các Client.
Dùng Strategy để thay thế việc công khai hoá
những cấu trúc dữ liệu phức tạp, đặc thù cho
thuật toán. Khách hàng định nghĩa nhiều cách
xử lý khác nhau và những cách xử lý này có
thể coi như các câu lệnh rẽ nhánh (if- then-
elseif, switch) trong phương thức, thay vì
dùng các cấu trúc điều kiện ta sẽ dùng các lớp
Strategy cài đặt riêng cho từng nhánh.
Trong [6] chúng tôi đã cài đặt Strategy
Pattern bằng ngôn ngữ C# [2, 3, 7]. Các đoạn
mã ở đó đã minh chứng cho mô hình
Strategy, sự đóng gói chức năng hình thức
của một đối tượng được thực hiện trong C#
dựa vào cấu trúc của mẫu Strategy như trong
hình 1. Trong các phần sau chúng tôi sẽ đề
xuất xây dựng và thiết kế mô hình áp dụng
giải quyết bài toán hồi quy theo Strategy
Pattern.
BÀI TOÁN HỒI QUY
Các bài toán hồi quy được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực. Sau đây chúng ta xét một
dạng bài toán hồi quy tuyến tính và phi tuyến
tính hay được sử dụng nhất.
Bài toán hồi quy tuyến tính
Mô hình hồi quy tuyến tính bội có dạng như
sau [8]:
iinn2i21i10i uXXXY (1)
trong đó: ui là các biến ngẫu nhiên không
tương quan có kỳ vọng bằng 0 và phương sai
không đổi 2; 0, 1, 2, ... , n là các tham số
cần ước lượng.
Các ước lượng n10
ˆ,...,ˆ,ˆ của 0, 1, 2, ...,
n được xác định bằng phương pháp bình
phương tối thiểu. Ngoài việc ước lượng, nếu
muốn tìm khoảng tin cậy của các tham số hay
tiến hành kiểm định, ta phải giả thiết thêm các
biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn ui N(0,
2) [8].
Hình 1: Cấu trúc mẫu Strategy [1]
Nguyễn Mạnh Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 129 - 135
131
Một số bài toán hồi quy phi tuyến
Sau đây ta xét một số dạng hồi quy phi tuyến
điển hình rất hay được sử dụng trong khoa
học kỹ thuật, kinh tế-xã hội, khoa học dự báo,
sinh học... Các dạng bài toán này đều có thể
đưa được về dạng hồi quy tuyến tính [8, 9].
Bài toán hồi quy phi tuyến dạng mũ (hàm
Cobb Douglas)
Mô hình hồi quy mũ có dạng :
yi = b0 Xi1b1 Xi2b2 Xinbn (2)
Để xác định các tham số bi (i = 0,1, ..., n) từ
các số liệu thu thập, ta chuyển về dạng bài
toán hồi quy bội bằng cách logarit tự nhiên
hai vế (2), đặt Y = lnyi, b’ = lnb0, Xi = lnxi (i =
1 .. n), thì được bài toán tuyến tính bội Y = b’
+ b1X1 + b2X2 + ... + bnXn.
Bài toán Cobb Douglas tổng quát
Mô hình Cobb Douglas tổng quát có dạng:
)()(
1
txaetY
m
i
i
bt i
(3)
Trong đó : a, b, i > 0, i = 1 .. m
t là biến thời gian (t = 1, 2, ...); xi(t) là các
nhân tố sản xuất; Y(t) là các kết quả sản xuất.
Để xác định các hệ số a, b, i, ta logarit tự
nhiên hai vế (3) và biến đổi như sau:
lnY = lna + bt + 1lnx1 + ... + m-1lnxm-1 +
mlnxm = lna + bt + 1lnx1 + ... + m-1lnxm-1 +
(1- 1 - ... - m-1)lnxm.
Hay: lnY - lnxm = lna + bt + 1(lnx1 - lnxm) +
1(lnx2 - lnxm) +...+ m-1(lnxm-1 - lnxm)
ln(Y/xm) = lna + bt + 1ln(x1/xm) +
2ln(x2/xm) + ... + m-1ln(xm-1/xm).
Đặt: ln(Y/xm) = g; lna = k; ln(xi/xm) = Zi, ta sẽ
có bài toán hồi quy tuyến tính: g = k + bt +
z11 + z22 + ... + zm-1m-1.
Hồi quy đa thức
Hàm hồi quy đa thức có dạng: y = a0 + a1t1 +
a2t2 + ... + antn (4)
Trong đó các ai (i = 0, 1 ... n ) là các hằng số
cần xác định, t là biến thời gian.
Để xác định các ai (i=0 ... n) từ số liệu thực
nghiệm ta đưa (4) về bài toán hồi quy tuyến
tính bằng phép đổi biến: x1 = t, x2 = t2 , ... , xn
= tn, từ đó ta có được bài toán hồi quy tuyến
tính bội.
Nhiều bài toán hồi quy phi tuyến khác có thể
được giải bằng cách chuyển về bài toán hồi quy
tuyến tính mà vẫn đảm bảo tính chính xác [8].
Phương pháp giải một số bài toán hồi quy
phi tuyến
Trong phần trên chúng ta đã đưa ra một số
dạng trong lớp bài toán hồi quy phi tuyến, để
giải các bài toán đó chúng ta có thể chuyển
chúng về dạng bài toán hồi quy tuyến tính, cụ
thể thực hiện các bước như sau:
Tuyến tính hoá bài toán phi tuyến: Chuyển dữ
liệu của bài toán phi tuyến về dạng áp dụng
được cho bài toán tuyến tính.
Giải bài toán hồi quy tuyến tính với dữ liệu
của bài toán phi tuyến đã được chuyển đổi
phù hợp.
Trả lại các thông số cho bài toán hồi quy
phi tuyến.
Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ đề xuất mô
hình giải các bài toán hồi quy như đã trình
bày ở trên theo mẫu thiết kế Strategy.
THIÊT KẾ MÔ HÌNH GIẢI MỘT SỐ BÀI
TOÁN HỒI QUY THEO MẪU THIẾT KẾ
Mô hình giải các bài toán hồi quy theo mẫu
Chiến lược trong ngôn ngữ C# được chúng tôi
thiết kế như trên hình vẽ 2. Trong đó:
IRegression là giao diện (interface) xác định
các dịch vụ phục vụ cho việc giải các bài toán
hồi quy tuyến tính theo yêu cầu.
Linear_Regression là lớp thực thi của giao
diện IRegression, các phương thức đã khai
báo trong IRegression sẽ được thực hiện trong
lớp này.
NonLine_Regressioni (ở đây i = 1 .. 3): là
các lớp con, được kế thừa từ
Linear_Regression, mỗi lớp con này sẽ thực
m
i
i
1
1
Nguyễn Mạnh Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 129 - 135
132
hiện việc giải một bài toán hồi quy phi tuyến
tính theo yêu cầu.
Context: Tại thời điểm biên dịch chỉ sử dụng
đối tượng kiểu IRegression xác định giải thuật
cho vấn đề cần giải bài toán hồi quy; Tại thời
điểm thực thi được cung cấp một đối tượng
giải thuật cụ thể thay thế cho đối tượng
IRegression để giải một bài toán hồi quy phi
tuyến cụ thể.
Các phương thức trong giao diện được khai
báo như sau:
interface IRegression
{
void INPUT_DATA();
void DISPLAY();
void EDIT_DATA();
void GET_DATA();
void TRANSLATE();
void SLOVE();
void TEST();
}
Phần thân của chúng sẽ được định nghĩa trong
lớp Linear_Regression, trong đó:
void INPUT_DATA(): Nhập dữ liệu cho
bài toán;
void DISPLAY(): Hiển thị các thông
cũng như kết quả xử lý;
void EDIT_DATA(): Sửa dữ liệu khi cần;
void GET_DATA(): Lấy dữ liệu từ tệp
cho bài toán;
void TRANSLATE(): Chuyển đổi dữ liệu
cho bài toán;
void SLOVE(): Giải bài toán hồi quy
tuyến tính;
void TEST(): Kiểm định các giả thuyết
Việc thực thi các phương thức của
interface IRegression được thực
hiện trong lớp Linear_Regression để
giải bài toán hồi quy tuyến tính được xác định
như sau:
class Linear_Regression :
IRegression
Hình 2: Biểu đồ UML của mô hình bài toán
Nguyễn Mạnh Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 129 - 135
133
{
public void INPUT_DATA()
{
...//Nhập dữ liệu
}
public void DISPLAY()
{
...//Hiển thị t.tin
}
public void EDIT_DATA()
{
... //Sửa dữ liệu
}
public void GET_DATA()
{
...//Đọc dữ liệu từ tệp
}
public virtual void
TRANSLATE()
{
...//Chuyển dữ liệu
}
public virtual void SLOVE()
{
...//Giải bài toán HQTT
}
public virtual void TEST()
{
...//Kiểm thử bài toán
}
}
Cần chú ý rằng các phương thức
TRANSLATE(), SLOVE(), TEST()
phải là ảo (virtual) vì chúng cần phải được
ghi đè trong các lớp hậu duệ (kế thừa) của lớp
Linear_Regression để xử lý cho các bài
toán hồi quy phi tuyến.
Các lớp NonLine_Regressioni (i=1..3)
được cài đặt như sau:
class NonLinear_Regressioni :
Linear_Regression
{
public override void
TRANSLATE() {...}
public override void
TEST() {...}
public override void
SLOVE()
{
TRANSLATE();
base.SLOVE();
}
}
Trong đó phương thức TRANSLATE()để
biến đổi dữ liệu bài toán phi tuyến thành dữ
liệu cho bài toán tuyến tính, TEST() để kiểm
thử cho bài toán, phương thức SLOVE() sẽ gọi
thức TRANSLATE()để lấy dữ liêu phù hợp
cho bài toán tuyến tính, rồi gọi phương thức
SLOVE() ở lớp cơ sở của chúng.
Lớp NonLine_Regression1 để giải bài
toán hồi quy dạng mũ, lớp
NonLine_Regression2 để giải bài toán
Cobb Douglas tổng quát, lớp
NonLine_Regression3 để giải bài toán
hồi quy đa thức. Trong các lớp này các tên
của các phương thức là giống nhau, nhưng
nội dung của chúng là khác nhau tùy thuộc
vào mỗi bài toán.
Lớp context được cài đặt như sau:
class Context
{
IRegression ihq;
public Context(IRegression
ihq)
{
this.ihq = ihq;
}
public void
ContextInterface()
{
this.ihq.GET_DATA();
this.ihq.SLOVE();
this.ihq.TEST();
}
...//các thành phần khác
}
Khi đó một lớp Client với hàm Main có
thể dễ dàng gọi các đối tượng cần thiết cho
Nguyễn Mạnh Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 129 - 135
134
từng loại bài toán theo mẫu thiết kế Strategy
như sau:
class Client
{
static void Main(string[]
args)
{
Context hqtt = new
Context(new
Linear_Regression());
hqtt.ContextInterface();
Context hqpt1 = new
Context(new
NonLinear_Regression1());
hqpt1.ContextInterface();
Context hqpt2 = new
Context(new
NonLinear_Regression2());
hqpt2.ContextInterface();
Context hqpt3 = new
Context(new
NonLinear_Regression3());
hqpt3.ContextInterface();
}
}
Mô hình được thiết kế như vậy có ưu điểm:
Các khách hàng có thể gọi tới bài toán cần
thiết thông qua các phương thức của lớp
context, mà không cần biết tới các chi tiết
cụ thể của chúng; Việc thay đổi các chi tiết
của giải thuật giải các bài toán được thực hiện
theo yêu cầu của các lớp con cụ thể, điều đó
sẽ làm dễ dàng cho việc mở rộng phát triển
các bài toán khác mà không ảnh hưởng tới
các module đã có của chương trình
Chúng tôi đã cài đặt chương trình thử nghiệm
cho mô hình đã đề xuất trên, bước đầu đáp
ứng được một số các yêu cầu đã đặt ra và cho
các kết quả tính toán chính xác. Chương trình
có thể được mở rộng dễ dàng và thuận lợi cho
tích hợp vào các hệ thống khác.
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
Trong công nghệ phần mềm, mẫu thiết kế là
một giải pháp tổng thể cho các vấn đề chung
trong thiết kế phần mềm. Ý tưởng sâu xa
của các mẫu thiết kế là để tiết kiệm tốt các
giải pháp thiết kế hướng đối tượng và việc tái
sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề tương
tự trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong
bài báo này, trên cơ sở của các nguyên lý thiết
kề phần mềm theo hướng đối tượng và các
mẫu thiết kế, chúng tôi đã đề xuất thiết kế mô
hình giải các bài toán hồi quy. Việc xây dựng
mô hình tính toán như vậy sẽ dễ dàng mở
rộng và phát triển mô hình, an toàn, nâng cao
khả năng sử dụng lại, thuận lợi cho việc tích
hợp các module chương trình vào các hệ
thống phần mềm khác...
Mô hình giải các bài toán hồi quy mà chúng
tôi đã xây dựng và thiết kế có các đặc điểm:
Tuân theo các nguyên lý thiết kế hướng đối
tượng dựa trên mẫu Strategy; Sự kế thừa giữa
các lớp được tận dụng tối đa phục vụ cho
việc tái sử dụng các module chương trình;
Quan hệ giữa các lớp ở mức tổng quát, thuận
lợi cho việc phát triển mở rộng của mô hình
để giải các bài toán hồi quy khác
Trong tương lai chúng tôi sẽ xem xét, thực
hiện xây dựng và phát triển mô hình tính toán
kết hợp với các mẫu thiết kế khác để được
một hệ thống đa dụng và tốt hơn; Nghiên cứu
về việc làm mịn các mẫu thiết kế; Áp dụng
các mẫu và kết hợp chúng để giải quyết các
bài toán khác trong thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gamma E., et. al, Elements of Reusable Object-
Oriented Software, Addison-Wesley. The PDF
conversion was made in February 2003.
2. Liberty J., Programming C#, 2nd Edition,
O’Reilly, ISBN: 0-596-00309-9, 2002.
3. MSDN, C# Language specification 17.
Attributes, Microsoft Corporation 2004.
4. Mathias Bartoll, Nori Ahari, Oliver C.Moldez,
Design patterns in C#, Mälardalen University
Västerås, Sweden. 2004.
Nguyễn Mạnh Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 129 - 135
135
5. Sherif M. Yacoub, H.H. Ammar, Pattern -Oriented
Analysis and Design: Composing Patterns to Design
Software Systems, Addison Wesley 2003.
6. Nguyen Manh Duc (2012), “Building some
design patterns in C#” Journal of science and
technology, Thainguyen University, volume 90
(02), p. 77-86.
7. Phạm Hữu Khang, Trần Tiến Dũng, C# 2005
Lập trình Hướng đối tượng, Nhà xuất bản Lao
động xã hội, 2008.
8. Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh, Lý thuyết
xác xuất và thống kê, Nhà xuất bản Khoa học và
kỹ thuật, 1996.
9. Nguyễn Mạnh Đức, Giáo trình tin học ứng
dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2000.
SUMMARY
APPLYING DESIGN PATTERNS TO CONSTRUCT MODEL
SOLVE SOME REGRESSION PROBLEM
Nguyen Manh Duc*
College of Education - TNU
The problem of regression is widely used in scientific, technical, socio-economic... handle tasks
such as trend analysis of the evolution of the phenomenons, computational optimization,
forecasting... In software engineering, design patterns as a general solution to the common
problems in software design. In this article we will build and design the model solve regression
problems based on the designs that Gamma has proposed. From there take a deeper look at some
of the designs, as well as learn the new features of C# language makes it easier to design object-
oriented software.
Key words: Design Patterns, Strategy pattern, UML, Linear Regression Problem, NonLinear
Regression Problem, Client
Ngày nhận bài:06/5/2014; Ngày phản biện:20/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/8/2014
Phản biện khoa học: TS. Vũ Vinh Quang – Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông - ĐHTN
* Tel: 0915 564 249; Email: nmductn@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_48441_52356_99201516131320_0231_2046555.pdf