KẾT LUẬN
Bài báo này trình bày việc ứng dụng mạng
nơron nhân tạo để tối ưu hóa đa mục tiêu các
điều kiện cắt. Cấu trúc mạng được sử dụng là
mạng truyền thẳng gồm ba lớp. Các bước
thực hiện được đưa ra nhanh chóng để giải
các bài toán tối ưu đa mục tiêu một cách
tương đối chính xác trên máy tính. Do có tốc
độ xử lý nhanh, tốn ít tài nguyên của máy
tính, đảm bảo tối tối ưu hóa các điều kiện cắt
trong thời gian nhanh.
Ứng dụng trong việc tìm điều kiện cắt tối ưu
khi tiện thép 9XC sau tôi bằng dao PCBN đã
cho kết quả khá chính xác, kết quả được đưa
ra và so sánh với phương pháp khác ở bảng 3.
Những nghiên cứu có thể phát triển từ mô
hình nghiên cứu ứng dụng mạng ANN như
điều khiển thích nghi quá trình gia công, hoặc
điều chỉnh online các tham số trong quá trình
cắt thông qua các cảm biến, hay có thể dự báo
về mòn dụng cụ, sai lệch kích thước trong quá
trình gia công.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng mạng Noron nhân tạo trong việc tối ưu hóa chế độ cắt khi tiện thép 9XC đã tôi - Nguyễn Văn Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Tùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 23 - 28
23
ỨNG DỤNG MẠNG NORON NHÂN TẠO TRONG VIỆC TỐI ƯU HÓA
CHẾ ĐỘ CẮT KHI TIỆN THÉP 9XC ĐÃ TÔI
Nguyễn Văn Tùng2, Nguyễn Quốc Tuấn1,*
Nguyễn Hoài Nam2, Đặng Văn Thanh2
1
Đại học Thái Nguyên, 2 Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Lựa chọn chế độ cắt tối ưu là một việc làm hết sức quan trọng trong quá trình gia công, nó góp
phần làm tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí gia công. Hiện nay, trên thế giới và trong
nước đã có nhiều nghiên cứu để lựa chọn điều kiện cắt tối ưu trên máy CNC. Tuy nhiên, những
nghiên cứu này thường sử dụng các phương pháp phổ biến như: phương pháp vi phân [3], phương
pháp phân tích hồi quy [4], phương pháp quy hoạch tuyến tính [1, 5], phương pháp chỉ tiêu bề mặt
[2, 5]. Bài báo này đưa ra một hướng nghiên cứu dụng mạng nơron nhân tạo (artificial neural
networks) để tối ưu hóa đa mục tiêu. Các mục tiêu đó là: chất lượng bề mặt (Ra), chi phí sản xuất
(Cp), thời gian gia công (Tp). Kết hợp nghiên cứu thực nghiệm để lựa chọn chế độ cắt tối ưu khi
tiện thép hợp kim 9XC sau tôi bằng mảnh dao PCBN.
Từ khóa: Tối ưu hóa, điều kiện cắt, mạng nơron nhân tạo.
GIỚI THIỆU*
Lựa chọn các thông số cắt hợp lý đã được
nghiên cứu nhiều về mặt lý thuyết và được hỗ
trợ từ các số liệu thực nghiệm của các nhà sản
xuất dụng cụ. Trong thực tế nó chưa thể mang
lại những phân tích cụ thể, chưa đầy đủ cho
các loại vật liệu chi tiết gia công trong thực
tế. Để tối ưu hóa các hoạt động của máy, các
phương pháp định lượng đã được phát triển
với sự xét đến tối ưu đơn mục tiêu, hoặc tối
ưu hoá đa mục tiêu [1, 2] để tìm cực trị và
miền tối ưu hoá theo các chỉ tiêu đã đề ra. Đã
có nhiều nghiên cứu về tối ưu hóa đơn mục
tiêu được nghiên cứu như: phương pháp vi
phân [3], phương pháp phân tích hồi quy [4],
phương pháp quy hoạch tuyến tính [1, 5],
phương pháp bề mặt chỉ tiêu [2, 5] và mô
phỏng máy tính. Tuy nhiên, trong thực tế ứng
dụng, các nhà sản xuất thường gặp phải các
vấn đề là tối ưu hóa đồng thời nhiều mục tiêu,
các mục tiêu thường mâu thuẫn nhau và
không thể so sánh, hoặc mất rất nhiều thời
gian để cho kết quả, dẫn đến chi phí tăng vì
vậy nó chỉ phù hợp với sản xuất loạt lớn,
hàng khối. Mà xu hướng ngày nay đã bắt đầu
quay lại thời kỳ sản suất loạt vừa và nhỏ để
đáp ứng những thay đổi liên tục của nhu cầu
thị trường.
*
Tel: 0913364889
Mạng nơron nhân tạo có thể được ứng dụng
để tối ưu hóa chế độ cắt trong những trường
hợp như vậy.
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều nghiên
cứu về ứng dụng mạng nơ ron vào sản xuất
tích hợp máy tính và nhất là trong ngành gia
công cơ khí như: Điều khiển thích nghi quá
trình cắt [6]; dự đoán độ nhám bề mặt, lực
cắt, rung động, hình dạng phoi [7]; dự đoán
về mòn dụng cụ và phá hủy dụng cụ; giải
quyết các vấn đề tối ưu hóa. Ở Việt Nam đã có
những nghiên cứu về mạng nơ roron nhân tạo.
Tuy nhiên những nghiên cứu sử dụng phương
pháp mạng nơ ron nhân tạo chỉ mới ứng dụng
trong các nghiên cứu về dự đoán, nhận dạng,
phân loại [9]; Có rất ít nghiên cứu về mạng nơ
ron nhân tạo vào trong ngành cơ khí.
Bài báo này trình bày việc ứng dụng mạng
nơron nhân tạo để tối ưu hóa đa mục tiêu các
điều kiện cắt. Các bước thực hiện được đưa ra
để giải các bài toán tối ưu đa mục tiêu một
cách tương đối chính xác và nhanh chóng trên
máy tính. Do có tốc độ xử lý nhanh, tốn ít tài
nguyên của máy tính, đảm bảo tối ưu hóa các
điều kiện cắt trong thời gian ngắn; nó rất phù
hợp với quá trình sản suất loạt nhỏ với các
sản phẩm đa dạng và thay đổi liên tục.
Nguyễn Văn Tùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 23 - 28
24
BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA CHẾ ĐỘ CẮT
Kế hoạch thực hiện
Khi lựa chọn điều kiện cắt tối ưu cho một số
quá trình gia công, chúng tôi căn cứ vào quan
hệ giữa tốc độ bóc tách phôi và mòn dụng cụ.
Mục đích là tìm ra bộ các thông số vận tốc cắt
(v), bước tiến (f) và chiều sâu cắt (t) sao cho
đáp ứng được các mục đích như chi phí thấp
nhất, chất lượng tốt nhất và năng suất cao nhất.
Các hàm mục tiêu
Bài toán tối ưu hóa chế độ cắt gồm ba mục
tiêu sau: Nâng cao năng suất, giảm chi phí và
nâng cao chất lượng bề mặt.
Năng suất
Thông thường, tốc độ sản xuất được tính
trong toàn bộ thời gian để gia công một sản
phẩm (Tp). Nó là hàm phụ thuộc và tốc độ
bóc tách phoi (MRR) và tuổi bền của dụng
cụ (T).
Tốc độ bóc tách phoi được tính theo công
thức: MRR = 1000.v.f.t. [8] (1)
Tuổi bền dụng cụ: T = kT/vα1.fα2.tα3 (2)
Hay được tính theo công thức:
T = Sc./(3.14*D*f) (3)
Trong đó: D – đường kính chi tiết gia công
Sc - diện tích bề mặt chi tiết gia công được
tính: Sc = π.D.L (4)
L- chiều dài chi tiết gia công.
Thời gian sản xuất [8]:
Tp = Ts+V.(1+Tc/T)/MRR+T (5)
Trong đó: α1, α2, α3 là các hệ số. Ts, Tc, Ti là
thời gian cài đặt dao, thời gian thay dao và thời
gian nghỉ của dao trong quá trình làm việc. V –
là khối lượng vật liệu được bóc tách.
V = Sc.t (6) Trong đó: t – chiều sâu cắt.
Chi phí sản suất
Chi phí để sản suất một sản phẩm Cp phụ
thuộc vào các giá trị v,f,t thông qua T và Tp
được cho theo công thức [8];
Cp = Tp.((Ct/T)+C1+C0 (7)
- Trong đó: Ct, C1,C0 là chi phí dụng cụ, nhân
công và chi phí quản lý.
Chất lượng bề mặt
Tiêu chí quan trọng nhất cho việc đánh giá
chất lượng sản phẩm là nhám bề mặt (Ra) và
được tính theo công thức:
Ra= k.vx3.fx2.tx3 (8)
- Trong đó: k, x1,x2, và x3 là các hằng số liên
quan đến mối quan hệ giữa dao và phôi.
Các điều kiện rằng buộc
Từ những kết quả thống kê thực nghiệm, nhà
sản xuất đưa ra những giới hạn cho việc lựa
chọn các thông số v,f,t.
vmin ≤ v ≤ vmax ; fmin ≤ f ≤ fmax ; tmin ≤ t ≤ tmax
THUẬT TOÁN TỐI ƯU HÓA ĐA MỤC TIÊU
DỰA VÀO MẠNG NƠ RON NHÂN TẠO
Mạng nơron chuyển thẳng nhiều lớp đã được
chứng minh là phù hợp trong việc xấp xỉ theo
các hàm phi tuyến.
Với bài toán tối ưu hóa thông số chế độ cắt,
thì mạng nơron nhân tạo (ANN) cần ba đầu
vào cho ba thông số là v (vận tốc cắt), f
(lượng chạy dao), t (chiều sâu cắt). Đầu ra sẽ
là hàm tối ưu hóa y(T,C,R). Thời gian huấn
luyện mạng hay thời gian để tìm ra kết quả là
rất ngắn. Sơ đồ cấu trúc mạng rơron truyền
thẳng có cấu trúc như hình 1.
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc mạng mạng nơron ba lớp
Luyện mạng (Training)
Có hai giai đoạn khác biệt trong quá trình
hoạt động của 1 mạng nơron đó là: Luyện
mạng (dạy) và thu hồi (ứng dụng). Đào tạo là
một quá trình lặp đi lặp lại việc điều chỉnh các
trọng số trong việc kết nối để làm giảm các
lỗi dự đoán trong việc huấn luyện. Các thuật
toán phản hồi ngược được áp dụng cho mỗi
mô hình, đầu vào và mục tiêu, cho tất cả các
bộ mẫu trong tập huấn luyện. Từ quá trình
Nguyễn Văn Tùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 23 - 28
25
học tập được lặp đi lặp lại, toàn bộ tập huấn
luyện sẽ phải được trình lên mạng nơron cho
đến khi lỗi đạt đến một giá trị tối thiểu chấp
nhận được. Mục tiêu cơ bản trong đào tạo
mạng nơron bất kỳ là giảm thiểu lỗi tổng thể
của mạng.
Kiểm tra mạng (Testing)
Các sai số tuyệt đối trung bình được cho bởi
hàm:
Trong đó Zm = (Xi,Yi), i = 1,m, là số mẫu đào
tạo. W là các hàm trọng, và sau khi luyện
mạng xong ta sẽ được hàm g(X,W) là hàm
hàm mục tiêu.
Các bước tối ưu hóa thông số cắt
Nhập dữ liệu đầu vào
- Công nghệ gia công và thời gian chuẩn bị
(thời gian chuẩn bị, thời gian thay đổi dụng
cụ, thời gian nghỉ của dụng cụ)
- Chi phí (chí phí dụng cụ, nhân công, ..)
- Giới hạn (điều kiện cắt, công suất máy)
Tạo các điều kiện cắt ngẫu nhiên
Để đảm bảo độ chính xác và số làn thí
nghiệm ít trong bài báo này lấy 20 dữ liệu
trong phạm vi cho phép của điều kiện cắt để
huấn luyện [8].
Tính các giá trị (MRR, Cp, T, Ra, Tp,
z(Tp,Cp,Ra)
Lập các ma trận đầu vào và đầu ra để
chuẩn bị cho quá trình huấn luyện mạng và
kiểm tra mạng.
Sử dụng mạng nơron nhân tạo:
Mục đích là để dự đoán giá trị của hàm chức
năng (y) trong trường hợp lấy các điều kiện
cắt ngẫu nhiên.
- Lựa chọn cấu trúc mạng và tìm các giá trị
tối ưu. Lựa chọn cấu trúc mạng và số nơron ở
lớp ẩn phụ thuộc và kinh nghiệm của người
lập trình. Trong bài báo này chúng tôi lựa
chọn cấu trúc mạng gồm lớp đầu vào (ba đầu
vào), một lớp ẩn (có 9 noron) và một lớp đầu
ra (một đầu ra) như hình 2.
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc mạng noron truyền thẳng
1 lớp ẩn
- Quá trình kiểm tra mạng. Nếu kiểm tra thành
công và các sai số của dự báo nằm trong
khoảng cho phép, thì mô hình thực nghiệm
được hoàn thành và sẵn sàng để sử dụng.
Nếu quá trình huấn luyện không thành công
thì phải thực hiện lặp đi lặp lại với lượng dữ
liệu huấn luyện lớn hơn hoặc các thông số
đào tạo phải được thay đổi.
- Xử lý dữ liệu sau khi đào tạo và kiểm tra.
Quá trình tối ưu hóa
- Xác định được hàm mục tiêu y(Ra,Tp,Cp)
thông qua việc luyện mạng, sau đó sẽ tiến
hành tìm giá trị cực trị của hàm y. Cụ thể ở
đây ta sẽ tìm giá trị cực đại của hàm y trong
giới hạn của các điều kiện cắt. Từ đó tìm
được các giá trị các điều kiện cắt tối ưu
(v0,fo,t0).
Tính các giá trị của Ra, Tp, Cp theo các điều
kiện cắt tối ưu.
ỨNG DỤNG MẠNG ANN ĐỂ TỐI ƯU
HÓA CHẾ ĐỘ CẮT KHI TIỆN THÉP 9XC
SAU NHIỆT LUYỆN BẰNG DAO PCBN
Thí nghiệm trên máy tiện CNC: Quick
turning smat 200 của hãng Mazak, mảnh
dao PCBN, và phôi thép 9XC tôi đạt độ
cứng 58 - 62HRC, kích thước: φ62, chiều
dài cắt, L = 300 mm.
Các điều kiện ràng buộc:
100 m/phút ≤ v ≤ 170m/phút ;
0.07mm/vòng ≤ f ≤ 0.15mm/vòng ;
0.09mm ≤ t ≤ 0.5mm.
Ts = 0.12phút; Tc = 0.26phút; Ti = 0.04phút;
Ct = 271000VNĐ; C1 = 6200VNĐ;
C0 = 1600VNĐ;
Nguyễn Văn Tùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 23 - 28
26
Vì đây là tiện tinh, lực cắt bé nên nó sẽ thỏa
mãn các điều kiện về lực hay công suất máy.
- Xây dựng dữ liệu đầu vào X = [v; f; t] và dữ
liệu đầu ra z(Ra,Tp,Cp)
- Làm thí nghiệm với các bộ thông số v,f,t
ngẫu nhiên (được chỉ ra ở bảng 1) và đây là
số liệu đầu vào cho việc dùng để luyện mạng.
Các giá trị v,f,t được lấy ngẫu nhiên để tiến
hành thí nghiệm, sau đó đo được các giá trị
Ra, và Sc. Từ đó tính được các giá trị Tp, Cp
thông qua các công thức từ (1) đến (7). Hàm
mục tiêu z(Ra,Tp,Cp) được các nhà sản suất
sử dụng [8].
(9)
- Sau khi luyện mạng và kiểm tra mạng ta thu
được kết quả (y), và kết quả so sánh giữa hàm
z (Ra, Tp,Cp) và hàm (y) được chỉ ra ở bảng 2.
Bằng phương pháp vét cạn ta tìm được giá trị
max(y) và các điều kiện cắt tối ưu vop, fop, top
và tính ra được các giá trị Ra, Tp,Cp tương
ứng bảng 3.
Bảng 1. Dữ liệu được lấy ngẫu nhiên để tiến hành luyện mạng
TT v(m/min) f(mm/rev) t(mm) Ra(µm) Tp(phút) Cp(VNĐ) z(Ra,Tp,Cp)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
157.0307
163.4054
108.8891
163.9363
144.2651
106.8278
119.4949
138.2817
167.0255
167.5422
111.0329
167.9415
167.0017
133.9763
156.0196
109.9320
129.5233
164.1015
155.4545
167.1645
0.1225
0.0729
0.1379
0.1447
0.1243
0.1306
0.1295
0.1014
0.1224
0.0837
0.1265
0.0725
0.0922
0.0737
0.0778
0.1359
0.1256
0.0954
0.1460
0.0728
0.1383
0.1320
0.1742
0.1775
0.1106
0.1439
0.1390
0.1611
0.1680
0.1730
0.1204
0.1648
0.1621
0.1079
0.1031
0.1448
0.1956
0.1274
0.1544
0.1146
0.5044
0.4503
0.4448
0.5706
0.4810
0.4596
0.4767
0.4751
0.5470
0.5109
0.4815
0.4882
0.5090
0.4328
0.4264
0.4667
0.4805
0.4717
0.5359
0.4310
0.2864
0.4468
0.4191
0.2312
0.3604
0.5435
0.4411
0.3756
0.2486
0.3060
0.6009
0.3509
0.2994
0.7481
0.5624
0.4891
0.3169
0.3439
0.2506
0.4966
2996
3988
4054
2852
3470
4940
4134
3596
2828
3048
5336
3316
3016
6336
4860
4528
3296
3284
2896
4340
0.9353
0.9173
0.9196
0.9385
0.9268
0.9027
0.9158
0.9249
0.9380
0.9330
0.8942
0.9283
0.9338
0.8779
0.9030
0.9096
0.9318
0.9298
0.9379
0.9117
Bảng 2. Sai số giữa giá trị hàm z và kết quả luyện mạng y
TT Hàm z và y Hàm z và y
z(Ra, Tp,Cp) y(Ra,Tp,Cp) z-y TT z(Ra, Tp,Cp) y(Ra,Tp,Cp) z-y
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
0,9353
0,9173
0,9196
0,9385
0,9267
0,9026
0,9157
0,9249
0,9380
0,9329
0,9350
0,9176
0,9200
0,9383
0,9213
0,9029
0,9147
0,9245
0,9379
0,9315
0,0003
-0,0003
-0,0004
0,0002
0,0054
-0,0003
0,0001
0,0004
0,0004
0,0014
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
0,8942
0,9282
0,9338
0,8778
0,9030
0,9096
0,9317
0,9297
0,9379
0,9116
0,8944
0,9281
0,9339
0,8778
0,9026
0,9098
0,9331
0,9295
0,9378
0,9120
-0,0002
0,0004
-0,0004
0,0000
0,0004
-0,0002
-0,0014
0,0002
0,0004
0,0004
Nguyễn Văn Tùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 23 - 28
27
Bảng 3. So sánh phương pháp ANN và phương pháp giải tích
Hàm cơ sở v(m/phút) f(mm/vòng) t(mm) Ra(µm) Tp(phút) Cp(vnđ) Sc (m2)
z(Ra,Tp,Cp) 169 0.148 0.12 0.5035 0.2327 2874 18724
y(Ra,Tp,Cp) 170 0.151 0.12 0.5099 0.2337 2808 18727
THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ
Với thí nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng
mạng nơron truyền thẳng một lớp ẩn (có 9
nơron) kết quả khá chính xác, thời gian thực
hiện nhanh. Bảng 3 cho thấy kết quả lựa chọn
các giá trị điều kiện cắt tối ưu và các giá trị
tương ứng của các mục tiêu.
* Ưu điểm của phương pháp này: Tự động tìm
kiếm hàm ràng buộc phi tuyến giữa đầu vào và
đầu ra nhanh chóng đơn giản và chính xác.
* Nhược điểm của phương pháp này: Độ
chính xác của bài toán tỉ lệ với số thí nghiệm,
do đó cần phải làm nhiều thí nghiệm.
KẾT LUẬN
Bài báo này trình bày việc ứng dụng mạng
nơron nhân tạo để tối ưu hóa đa mục tiêu các
điều kiện cắt. Cấu trúc mạng được sử dụng là
mạng truyền thẳng gồm ba lớp. Các bước
thực hiện được đưa ra nhanh chóng để giải
các bài toán tối ưu đa mục tiêu một cách
tương đối chính xác trên máy tính. Do có tốc
độ xử lý nhanh, tốn ít tài nguyên của máy
tính, đảm bảo tối tối ưu hóa các điều kiện cắt
trong thời gian nhanh.
Ứng dụng trong việc tìm điều kiện cắt tối ưu
khi tiện thép 9XC sau tôi bằng dao PCBN đã
cho kết quả khá chính xác, kết quả được đưa
ra và so sánh với phương pháp khác ở bảng 3.
Những nghiên cứu có thể phát triển từ mô
hình nghiên cứu ứng dụng mạng ANN như
điều khiển thích nghi quá trình gia công, hoặc
điều chỉnh online các tham số trong quá trình
cắt thông qua các cảm biến, hay có thể dự báo
về mòn dụng cụ, sai lệch kích thước trong quá
trình gia công.
Hình 4. Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa vận tốc cắt
(v), lượng chạy dao (f),và giá trị hàm tối ưu tổng quát
y
Hình 3 Đồ thị thể hiện kết quả quá trình luyện
mạng, và kiểm tra mạng,
Nguyễn Văn Tùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 23 - 28
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Doãn Ý; Quy hoạch và xử lý số liệu
thực nghiệm; Nhà xuất bản Xây dựng 2000.
[2]. Nguyễn Văn Dự, Nguyễn Đăng Bình; Quy
hoạch thực nghiệm trong kỹ thuật; Nhà xuất bản
Khoa học Kỹ thuật 2011.
[3]. R.H. Philipson, A. Ravindram, Application of
mathematical programming to metal cutting,
Math. Program. Study (1979) 116–134.
[4]. F. Cus, J. Balic, Selection of cutting
conditions and tool flow in flexible
manufacturing system, Int. J. Manuf. Sci.
Technol. 2 (2000) 101–106.
[5]. D.T. Phillips, C.S. Beightler, Optimization in
tool engineering using geometric programming,
AIIE Trans. (1970) 355–360.
[6]. Y. Liu, C. Wang, Neural network based
adaptive control and optimization in the milling
process, Int. J. Adv. Manuf. Technol. 15 (1999)
791–795.
[7]. T.J. Ko, D.W. Cho, Adaptive modelling of the
milling process and application of a neural
network for tool wear monitoring, Int. J. Adv.
ManufTechnol. 12 (1996) 5-13.
[8]. Franci Cus, Uros Zuper, “Approach to
optimization of cutting conditions by using
artificial neural networks”, Journal of Materials
Processing Technology 173 (2006) 281–290.
[9]. Nguyễn Như Hiển, Lại Khắc Lãi; Hệ mờ và
nơ ron trong kỹ thuật điều khiển; Nxb Khoa học tự
nhiên và Công nghệ Hà Nội 2007.
SUMMARY
APPLICATION ARTIFICIAL NEURAL NETWORK TO OPTIMIZE CUTTING
CONDITIONS, APPLICATION FOR TURNING HARDENED STEEL 9XC
Nguyen Van Tung2, Nguyen Quoc Tuan1,*,
Nguyen Hoai Nam2, Dang Van Thanh2
1Thai Nguyen University, 2College of Technology – TNU
Optimum selection of cutting conditions importantly contribute to the increase of productivity,
quality and the reduction of costs. Currently, in countries around the world and has a lot of
research to select the optimal cutting conditions on CNC machines. However, these studies often
use the popular methods such as differential method [3], regression analysis [4], linear
programming method [1, 5], the method of surface targets surface [2,5]. This paper gives a
research using artificial neural network (artificial neural networks) for multi-objective
optimization. which is the surface quality (Ra), production costs (Cp) or processing time (Tp).
Combining empirical research to select the optimal cutting when machining hardned 9XC alloy
steel with PCBN indexable inserts.
Key words: Optimum, cutting conditions, Artificial Neural Network.
Ngày nhận bài: 13/3/2014; Ngày phản biện: 15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014
Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòe – Đại học Thái Nguyên
*
Tel: 0913364889
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_42548_46396_2720141023393_1418_2048738.pdf