Ứng dụng công nghệ thông tin lập thư viện tư liệu dạy học Hóa học 12 Trung học Phổ thông
Có thể sử dụng hệ thống tư liệu trong thư viện hỗ trợ cho việc sử dụng cho các phương
pháp dạy học tích cực như kết hợp phương pháp trực quan với phương pháp vấn đáp,
phương pháp đàm thoại nêu vấn đề. phù hợp với nhận thức của học sinh trung học phổ
thông, đáp ứng được nhu cầu của giáo viên trung học phổ thông trong việc thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học hóa học. [4]
Bằng các kỹ thuật lập trình web, hệ thống tư liệu mang tính trực quan, dễ sử dụng
thường xuyên. Hệ thống tư liệu đó có cài đặt trên máy tính cá nhân, mạng nội bộ trường
học cũng như triển khai trên internet. Hệ thống cũng được trích xuất trên DVD có nội
dung cố định và sử dụng trực tiếp vào dạy học Hóa học.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, hệ thống tư liệu đã đáp ứng phần nào nhu cầu của giáo
viên và học sinh. Trên cơ sở đó, các trường phổ thông có thể áp dụng hệ thống tư liệu dạy
và học bằng cách cài đặt lên mạng nội bộ của trường, mở rộng hệ thống cho nhiều khối
lớp và cho các môn học khác. Khi sử dụng hệ thống tư liệu, giáo viên nên tham gia đóng
góp, bổ sung để hệ thống tư liệu ngày càng được phát triển và hoàn thiện nhằm giúp cho
thầy và trò nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin lập thư viện tư liệu dạy học Hóa học 12 Trung học Phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 128-133
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LẬP THƯ VIỆN
TƯ LIỆU DẠY HỌC HÓA HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LÊ VĂN DŨNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
ĐÀO ANH QUANG
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào đổi mới phương
pháp dạy học hóa học theo hướng tích cực hóa người học là một yêu cầu bức
thiết. Với định hướng đó, chúng tôi đã xây dựng hệ thống tư liệu điện tử mở
gồm 4 mođun: tài liệu tham khảo và bài tập; hình ảnh tĩnh, phim thí nghiệm
và phim tư liệu; mô hình mô phỏng. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy
hệ thống tư liệu đã đem lại kết quả dạy học tích cực. Ngoài ra, nguồn tài liệu
điện tử mở này có thể dễ dàng trao đổi và cùng hoàn thiện trong tương lai.
1. MỞ ĐẦU
Trong dạy học hóa học hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết.
Đối với giáo viên phổ thông, việc ứng dụng CNTT vào dạy học cần có các nguồn tài
liệu dạy học phong phú, chính xác và khoa học [1]. Học sinh cần có công cụ để học tập,
có tư liệu để xây dựng bài thuyết trình, tự học... [3] Vì vậy, việc ứng dụng CNTT để lập
thư viện tư liệu dạy học là một bước đi đúng đắn, thúc đẩy việc đổi mới phương pháp
dạy của giáo viên, phương pháp học của học sinh.
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi nghiên cứu xây dựng hệ thống tư liệu phù hợp
với môn Hóa học 12 THPT, đồng thời đề ra các phương án sử dụng hệ thống tư liệu đó
để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học.
2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành thiết kế hệ thống tư liệu vừa
có thể hoạt động trên máy tính cá nhân, vừa có thể phát triển trên internet phục vụ trực
tiếp cho việc dạy học Hóa học 12 THPT gồm các mođun riêng biệt. Một hệ thống tư
liệu mở trên internet sẽ kêu gọi được sự đóng góp của các giáo viên tâm huyết khi sử
dụng hệ thống, điều này sẽ giúp hệ thống ngày càng phong phú.
2.1. Mođun tài liệu tham khảo và bài tập
Mođun dùng để liệt kê các file thuộc tài liệu tham khảo hoặc bài tập theo từng chương,
hiển thị tên và nội dung vắn tắt. Mở mođun này cần có sự hỗ trợ của các phần mềm
chuyên dụng như Microsoft Word hay OpenOffice... (hỗ trợ định dạng .doc, .docx),
Adobe Reader hay Foxit Reader... (hỗ trợ định dạng .pdf).
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LẬP THƯ VIỆN TƯ LIỆU DẠY HỌC HÓA HỌC 12...
129
Hình 2.1. Các tư liệu bài tập được liệt kê trong chương 5
2.2. Mođun hình ảnh tĩnh
Hình ảnh tĩnh được hỗ trợ bởi trình duyệt có sẵn trên mọi máy tính nên có thể xem trực
tiếp. Các hình ảnh trong chương có thể hiển thị đầy đủ hoặc được liệt kê dưới dạng hình
ảnh nhỏ (thumbnails) bao gồm tên và các thông tin đi kèm.
Hình 2.2 Một số tư liệu hình ảnh trong chương 2
2.3. Mođun phim thí nghiệm, phim tư liệu
Phim thí nghiệm, phim tư liệu có nhiều định dạng khác nhau, vì vậy mođun này cần
được thiết kế tương thích với các định dạng phim thông dụng như WMV, MOV, QT,
MPEG, MPG, FLV...
LÊ VĂN DŨNG - ĐÀO ANH QUANG
130
Hình 2.3. Một số phim thí nghiệm trong chương 6
2.4. Mođun mô hình mô phỏng
Cũng như phim thí nghiệm và phim tư liệu, mô hình mô phỏng (hay minh họa) có thể
được thiết kế bằng nhiều phần mềm với nhiều định dạng khác nhau. Đáng chú ý là mô
hình được thiết kế bằng Adobe Flash (hoặc Macromedia Flash), Cambright Soft Chem
3D. Vì vậy chức năng của mođun phải hỗ trợ các định dạng thông dụng này. Mođun
được thiết kế sao cho có thể nhúng các mô hình vào trang HTML giúp người dùng dễ
dàng sử dụng.
Hình 2.4 Mô hình phân tử tripanmitin được thiết kế bằng Chem3D
3. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU
Nguồn tài nguyên dạy học sẵn có trên internet rất phong phú, đa dạng và dễ dàng tìm
kiếm thông qua các công cụ tìm kiếm trên mạng. Tuy nhiên các tư liệu đó cần được
thẩm định về chất lượng và nội dung trước khi đưa vào sử dụng.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LẬP THƯ VIỆN TƯ LIỆU DẠY HỌC HÓA HỌC 12...
131
Bên cạnh nguồn tư liệu trên các website, tư liệu dạy học có thể được khai thác qua các
bộ đĩa như các CD phim thí nghiệm của Đại học Sư phạm Hà Nội, CD của các nhóm
phát triển phần mềm, hay các CD, DVD của nước ngoài như Thinkwell Chemistry.
Thông thường, các tư liệu sưu tầm được chưa thể sử dụng ngay mà cần phải biên tập lại.
Việc biên tập các tư liệu làm cho nội dung trong tư liệu chính xác hơn, phù hợp hơn với
bài giảng.
Hình 3.1 Thiết kế hình ảnh bằng các phần mềm chuyên dụng
Các hình ảnh được biên tập nhờ các phần mềm thông dụng, đơn giản hoặc sử dụng các
chức năng chỉnh sửa của các phần mềm chuyên nghiệp như Photoshop.
Sử dụng các phần mềm như Ulead VideoStudio, cho phép thực hiện các bước biên tập
nâng cao như chèn thêm phụ đề, chữ viết hoặc hình ảnh, điều khiển tốc độ phim, thêm
các hiệu ứng hình ảnh hoặc tăng độ sáng cho phim - phim thí nghiệm.
Hình 3.2 Xử lý phim bằng kỹ xảo nâng sáng và quay chậm
Trong trường hợp không tìm được phim thí nghiệm, hoặc phim đó không đáp ứng được
nhu cầu sử dụng trong dạy học, thì việc thiết kế, xây dựng phim thí nghiệm, bổ sung
cho hệ thống tư liệu là cần thiết. Đối với việc thiết kế phim thí nghiệm, yêu cầu phải lập
kế hoạch tỉ mỉ, chú ý các yếu tố cơ bản trong quay phim và tuân thủ tuyệt đối an toàn
trong phòng thí nghiệm.
LÊ VĂN DŨNG - ĐÀO ANH QUANG
132
Hình 3.3 Kết quả thí nghiệm thủy phân este
Adobe Flash có thể ứng dụng để tạo các mô hình động biểu diễn cơ chế phản ứng hóa
học. Adobe Flash cũng có thể được dùng để thiết kế các mô hình thí nghiệm ảo. Adobe
Flash thích hợp để tạo các bài hướng dẫn làm thí nghiệm trong các bài thực hành, giúp
học sinh nghiên cứu thao tác trước khi đến lớp, giúp giáo viên hướng dẫn học sinh làm
thí nghiệm trong bài thực hành. [2]
Hình 3.4 Mô hình động thiết kế bằng Adobe Flash
Chem3D trong bộ phần mềm ChemOffice của Cambridge Soft cũng là phần mềm đáng
chú ý để xây dựng mô hình phân tử. Chem3D hỗ trợ nhiều định dạng, thể hiện mô hình
với nhiều phương thức và cho phép chạy trên web với các plugin.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LẬP THƯ VIỆN TƯ LIỆU DẠY HỌC HÓA HỌC 12...
133
4. KẾT LUẬN
Có thể sử dụng hệ thống tư liệu trong thư viện hỗ trợ cho việc sử dụng cho các phương
pháp dạy học tích cực như kết hợp phương pháp trực quan với phương pháp vấn đáp,
phương pháp đàm thoại nêu vấn đề... phù hợp với nhận thức của học sinh trung học phổ
thông, đáp ứng được nhu cầu của giáo viên trung học phổ thông trong việc thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học hóa học. [4]
Bằng các kỹ thuật lập trình web, hệ thống tư liệu mang tính trực quan, dễ sử dụng
thường xuyên. Hệ thống tư liệu đó có cài đặt trên máy tính cá nhân, mạng nội bộ trường
học cũng như triển khai trên internet. Hệ thống cũng được trích xuất trên DVD có nội
dung cố định và sử dụng trực tiếp vào dạy học Hóa học.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, hệ thống tư liệu đã đáp ứng phần nào nhu cầu của giáo
viên và học sinh. Trên cơ sở đó, các trường phổ thông có thể áp dụng hệ thống tư liệu dạy
và học bằng cách cài đặt lên mạng nội bộ của trường, mở rộng hệ thống cho nhiều khối
lớp và cho các môn học khác. Khi sử dụng hệ thống tư liệu, giáo viên nên tham gia đóng
góp, bổ sung để hệ thống tư liệu ngày càng được phát triển và hoàn thiện nhằm giúp cho
thầy và trò nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Văn Dũng (2006), Những vấn đề đại cương của lý luận dạy học hóa học, Trường
Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
[2] Nguyễn Trường Sinh (2004), MacromediaFlashMX 2004, NXB Lao động - Xã hội.
[3] Nguyễn Văn Đản (2009), Thiết kế các thao tác hành động để học sinh thực hiện tự tìm
kiếm kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng thực hành, Tạp chí Giáo dục, Số 226, tr. 28.
[4] Nguyễn Thành Kỉnh (2009), Tạp chí Giáo dục, Đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hóa người học, Số 223 (kỳ 1, 10/2009) tr 18.
Title: AN APPLICATION OF INFORMATION TECHNOLOGY TO SET UP A LIBRARY
OF DATA FOR TEACHING AND LEARNING CHEMISTRY OF GRADE 12
Abstract: Since the application of information technology to innovate Chemistry teaching
methodology is very necessary, an electronic database for teaching Chemistry at grade 12 is
developed. This database consists of 4 modules for following contents: exercises and references,
static pictures, films of experiments and documentations, illustrating models. The educational
experiment concludes that the application of the database in teaching process created effective
learning outcomes. Besides, this database is easily to be exchanged and improved in the future.
TS. LÊ VĂN DŨNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
ĐÀO ANH QUANG
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
ĐT: 0543.600379. Email: anhquanghb@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_cong_nghe_thong_tin_lap_thu_vien_tu_lieu_day_hoc_ho.pdf