Hình 4 là đáp ứng bước nhảy của hệ trong
trường hợp sử dụng bộ điều khiển FC và bộ
điều khiển mờ - nơ ron (NFC). Tín hiệu đầu
vào là một xung vuông với tần số 0.5 Hz, biên
độ 0-10mm và 25-35 mm. Khi sử dụng bộ
điều khiển mờ, trong trường hợp có phụ tải 0
kg hệ thống cho đáp ứng động học tốt với thời
gian lên 0.2s, không có độ quá điều chỉnh, sai
lệnh tĩnh gần như bằng 0 (hình 4a). Khi có
phụ tải 11kg, kết quả cho thấy đáp ứng động
học xấu đi với độ quá điều chỉnh lên tới
19.5% (hình 4b). Kết quả này cải thiện nhiều
hưn khi sử dụng bộ điều khiển mờ - nơ ron
(hình 4c).
Hình 5 và hình 6 cho thấy đáp ứng tần số và
sai lệnh bám trong trường hợp sử dụng bộ
điều khiển FC và bộ điều khiển NFC với phụ
tải 11kg. Tín hiệu đầu vào hình sin với biên độ
là 10mm, tần số biến đổi từ 1 Hz tới 3 Hz. So
với kết quả sử dụng FC, trường hợp sử dụng
NFC cho sai lệnh bám chỉ bằng 0.35 lần.
KẾT LUẬN
Bài báo đã thiết kế bộ điều khiển mờ - nơ ron
kết hợp FPGA để đồng thời cho việc nhận
dạng và điều khiển PMLSM. Các bước thực
hiện bao gồm: thiết kế hệ thống và tích hợp
toàn bộ thiết kế trên một FPGA. Các kết quả
thực nghiệm hình 4, 5 và 6 cho thấy điều
khiển PMLSM cho độ chính xác cao
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng bộ điều khiển mờ - Nơ ron kết hợp FPGA điều khiển động cơ đồng bộ tuyến tính - Chu Đức Toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chu Đức Toàn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 9 - 14
9
ỨNG DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ - NƠ RON KẾT HỢP FPGA
ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ TUYẾN TÍNH
Chu Đức Toàn*
Trường Đại học Điện lực
TÓM TẮT
Công nghệ FPGA là công nghệ mảng lập trình được dạng trường, một hệ thống điều khiển mờ
(FC) kết hợp với mạng nơ ron hàm cơ sở xuyên tâm (RBF NN) được áp dụng cho động cơ đồng
bộ tuyến tính nam châm vĩnh cửu (PMLSM) trong bài báo. Đầu tiên, mô hình toán học của động
cơ đồng bộ tuyến tính nam châm vĩnh cửu được xác định, tiếp đó để nâng cao chất lượng của hệ
thống điều khiển PMLSM một bộ điều khiển mờ cùng với bộ chỉnh định thông số luật mờ được
thiết kế cho vòng điều chỉnh vị trí hệ thống điều khiển PMLSM để chống lại sự ảnh hưởng của
tính chất của hệ và tải ngoài. FPGA sử dụng phương pháp graph trạng thái lập trình để thực thi bộ
điều khiển trên và ngôn ngữ mô tả phần cứng dùng để mô tả sơ đồ graph trạng thái. Cuối cùng hệ
thống thực nghiệm được xây dựng để kiểm nghiệm tính hiệu quả của thiết kế cho kết quả tốt.
Từ khóa: Mảng cổng lập trình được dạng trường (FPGA); bộ điều khiển mờ - nơ ron (NFC);
động cơ đồng bộ tuyến tính nam châm vĩnh cửu (PMLSM); graph trạng thái (FSM); ngôn ngữ mô
tả phần cứng (VHDL)
MỞ ĐẦU*
Động cơ đồng bộ tuyến tính ngày càng được
sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tự động hóa
do độ chính xác cao, đáp ứng nhanh. Tuy
nhiên do PMLSM không có vitme và đai ốc
nên tải trọng thay đổi trong quá trình chuyển
động sẽ ảnh hưởng tới chất lượng vị trí điều
chỉnh. Để giải quyết vấn đề này nhiều kỹ
thuật điều khiển thông minh như: điều khiển
mờ, điều khiển nơ ron,..đã được ứng dụng.
Mặc dù bộ điều khiển mờ - nơ ron (NFC) hay
bộ điều khiển mờ (FC) cần rất nhiều phép tính
nhưng bộ xử lý tín hiệu số DSP và mảng lập
trình được dạng trường FPGA có thể đáp ứng
được. Đặc biệt FPGA với đặc điểm lập trình
cứng, khả năng tính toán nhanh, chu trình
thiết kế ngắn, công suất tiêu thụ thấp thích
hợp hơn DSP để thực thi hệ thống số. Trước
đây đã thiết kế bộ điều khiển mờ tự kiểm soát
hoạt động trên rô bốt hay bộ điều khiển mờ
trượt cho động cơ đồng bộ tuyến tính đều
thực thi trên FPGA. Nhưng do cơ chế suy
luận mờ xử lý song song nên tiêu tốn rất
nhiều tài nguyên của FPGA, vì vậy mà số luật
hợp thành hữu hạn sẽ được sử dụng. Để giải
* Tel: 0982 917093, Email: toancd@epu.edu.vn
quyết vấn đề tài nguyên trong FPGA, phương
pháp biểu đồ trạng thái FSM cùng với bộ
nhân, bộ cộng, so sánh và thanh ghi,sẽ
được sử dụng trong bài báo. Do biểu đồ trạng
thái FSM thuộc nhóm phương pháp xử lý
tuần tự cho nên tài nguyên sử dụng sẽ giảm
đáng kể. Bài báo này sử dụng một chip FPGA
là Altera Stratix II EP2S60F672C5 có 48,352
ALUTs, tối đa 492 user I/O pins, 36 DSP
blocks, 2.544.192 bít of Ram và một Nios II
processor được nhúng trong FPGA. Sau cùng
hệ thống thực nghiệm bao gồm một bo mạch
FPGA, một bộ biến đổi và một PMLSM sẽ
được tạo ra để kiểm nghiệm tính chính xác
của thiết kế.
CẤU TRÚC BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ - NƠ
RON TRÊN CƠ SỞ FPGA
Kiến trúc nội của NFC trên FPGA bao gồm
bộ phận chỉ định vị trí, NFC cho vòng điều
khiển vị trí, bộ điều khiển tỷ lệ (P) cho vòng
điều chỉnh tốc độ và bộ điều khiển véc tơ dòng
cho PMLSM tất cả thực thi trên một FPGA.
Mô hình toán học của PMLSM
Mô hình động của một PMLSM điển hình
được mô tả trên trục tọa độ động bộ như sau:
Chu Đức Toàn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 9 - 14
10
d
d
q
d
q
d
d
sd v
L
ix
L
L
i
L
R
dt
di 1
(1)
p
q
f
d
d
qdp
q
dq x
L
v
L
i
Lq
Rs
ix
L
L
dt
di
..
1
(2)
Trong đó vd, vq là thành phần điện áp trên trục
d và q
Id, iq là thành phần dòng điện trên trục d và q
Ld, Lq là thành phần điện cảm trên trục d và q
px
.
là tốc độ dịch chuyển
τ là bước cực
Lực điện từ được tính như sau:
qdqde iiLLF ])[(
2
3
(3)
Vòng điều khiển dòng của PMLSM dựa trên
cơ sở điều chế véc tơ. Nếu chỉnh định id = 0
thì mô hình PMLSM sẽ được tách biệt, lúc đó
điều khiển PMLSM sẽ trở lên dễ dàng giống
động cơ tuyến tính một chiều. Sau khi đơn
giản hóa và xem xet thành phần tải trọng cơ
khí, mô hình của PMLSM là:
qtqfe iKiF
2
3
(4)
Với ftK
2
3
(5)
Và phương trình đặc tính cơ của PMLSM là:
dt
dx
B
dt
xd
MFF
p
m
p
mLe 2
2
(6)
Trong đó Fe, Kt, Mm, Bm, FL tương ứng là lực
điện từ, hằng số lực, tổng khối lượng của các
thành phần dịch chuyển, hệ số ma sát nhớt và
ngoại lực.
NFC trong vòng điều chỉnh vị trí
Cấu trúc của NFC bao gồm một FC, bộ chỉnh
định tham số trên cơ sở RBF NN, được mô tả
chi tiết như sau:
Bộ điều khiển mờ FC:
Sai lệnh bám và sự thay đổi sai lệnh được
định nghĩa là:
)()()( kxkxke pm (7)
)1()()( kekeke (8)
e, de, uf tương ứng là đầu vào và đầu ra của
FC. Thiết kế của FC như sau:\
- Cho e, de là các biến đầu vào của FC và các
biến ngôn ngữ là E và dE. Tập mờ của E và
dE theo thứ tự là {A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6}
và {B0, B1, B2, B3, B4, B5, B6}.Các hàm thuộc
này đều là hàm tam giác đối xứng.
- Tính toán giá trị hàm thuộc ứng với các đầu
vào e và de. Ta thấy với bất kỳ giá trị đầu vào
nào thì luôn chỉ có hai hàm thuộc cho giá trị
khác 0, được tính như sau:
2
)( 1
ee
e iAi
; )(1)(
1
ee
ii AA
(9)
- Lựa chọn luật mờ ban đầu từ đặc tính đáp
ứng động học như: IF e is Ai and ∆e is Bj
THEN uf is cj,i (10). Trong đó I và j = 0 – 6,
Ai và Bj là các số mờ, cj,i là các số thực.
- Bộ điều khiển FC trong bài báo sử dụng bộ
mờ hóa singleton, luật suy luận Prod, phương
pháp giải mờ trọng tâm. Mặc dù có tổng cộng
49 luật hợp thành nhưng chỉ có 4 luật có đầu
ra khác 0. Vì vậy (10) có thể thay thế bởi biểu
thức (11).
mn,
1i
in
1j
jm
*
nm,1i
1n
1j
jm
B
*
A
1i
in
1j
jm
B
*
Anm,
f dcΔ
(de)μ(e)μ
(de)μ(e)[μc
de)(e,u
mn
mn
(11)
Hình 1. Sơ đồ khối điều khiển của PMLSM
Kt
mm BSM
1
S
1
Xp
FL
Fe -
+
i*q
Chu Đức Toàn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 9 - 14
11
Hình 2. Mạng RBF NN
Mạng nơ ron RBF NN:
Mạng RBF trong bài báo gồm có 3 lớp: 1 lớp
vào, 1 lớp ẩn và 1 lớp đầu ra. Mạng RBF có 3
đầu vào u(k), xp(k-1) và xp(k-2). Dạng véc tơ:
T
pp kxkxkuX )]2(),1(),([ (12)
Hàm đa biến Gauss dùng làm hàm kích hoạt
trong lớp ẩn:
qr
cX
xh
r
r
r ...4,3,2,1,
2
exp)(
2
2
(13)
Trrrr cccc 321 ,,
Đầu ra của mạng RBF là:
q
r
rrrbf hwx
1
(14)
Trong đó rbfx là các giá trị đầu ra; wr, hr là
các trọng số và đầu ra của nơ ron thứ r. Hàm
năng lượng sai số:
22
2
1
)(
2
1
nnprbf exxJ
(15)
Theo phương pháp ngược hướng gradient thì
trọng số, tâm hàm và bề rộng hàm được huấn
luyện bằng công thức:
)()()()1( khkekwkw rnnrr (16)
)(
)()(
)()()()()1(
2
k
kckX
kwkhkekckc
r
rss
rrnnrsrs
(17)
)(
)()(
)()()()()1(
3
2
k
kckX
kwkhkekk
r
rs
rrnnrsrs
(18)
Trong đó r = 1, 2, 3,q; s = 1, 2, 3; η là hệ số
huấn luyện.
r
r
r
q
r
r
rbf
u
p kuc
hw
u
xx
2
1
1
)(
(19)
Bộ điều chỉnh thông số cho FC
Phương pháp ngược hướng gradient được sử
dụng để điều chỉnh FC. Hiệu chỉnh thông số
FC nhằm cực tiểu hóa bình phương sai lệnh
giữa vị trí dịch chuyển và đầu ra của mô hình
tham chiếu. Hàm năng lượng sai số:
22 )(
2
1
2
1
pme xxeJ (20)
Các tham số cm,n được điều chỉnh như sau:
nm
e
nm
c
J
c
,
,
(21)
m = j, j+1; n=i, i+1; α là hệ số hiệu chỉnh, vi
phân của Je là:
nm
f
f
p
nm
e
c
u
u
x
e
c
J
,,
(22)
Ta có: mn
nm
f
d
kc
ku
,
, )(
)(
(23)
sử dụng công thức Jacobi (19) suy ra:
2
1
1
)(
)()(
r
r
r
q
r
rip
rbf
ip
f
p kuc
hwKK
u
x
KK
u
x
(24)
thay (23), (24) vào (22) ta có công thức hiệu
chỉnh các tham số cm,n sau:
2
1
1
,,
)(
))(()(
r
r
q
r
rrmnipnm
kuc
hwdKKkekc
(25)
Với m = j, j+1; n = i, i+1.
Cấu trúc nội của FPGA điều khiển PMLSM
được đề xuất là: FPGA là Altera Stratix II
EP2S60F672C5 có 48352 ALUTs, tối đa 718
cổng vào/ra, một bộ xử lý nhúng Nios II tạo
lên một SoPC. Trong đó IP điều khiển bao
gồm NFC điều chỉnh vị trí, bộ điều chỉnh tốc
độ P, bộ điều khiển dòng và bộ biến đổi tọa
độ, bộ điều chế véc tơ không gian...
xrbf
Σ
u(k)
xp(k-1)
xp(k-2)
+
-
enn h1 w1
h2 w2
hq wq
Lớp đầu vào Lớp ẩn Lớp đầu ra
xp(k)
Chu Đức Toàn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 9 - 14
12
Hình 3. Mô hình thực nghiệm
Một biểu đồ trạng thái dùng để mô tả NFC và
bộ điều khiển P: sử dụng các bộ cộng, bộ
nhân, các thanh ghi..., thao tác qua 111 bước
để tính toán tất cả các phép toán. Toàn bộ
thuật toán được viết bằng ngôn ngữ mô tả
phần cứng VHDL. Tất cả các bước tính toán
từ S0 đến S5 để tính toán đầu ra của mô hình
tham chiếu; S6 đến S8 tính toán tốc độ và sai
lệnh vị trí và sự thay đổi sai lệnh; S9 đến S22
tính toán bộ điều khiển mờ; S23 đến S27 tính
toán tốc độ và dòng điện chỉ thị; S28 đến S104
tính toán trong RBF NN, công thức Jacobi;
cuối cùng S105 đến S111 điều chỉnh các tham số
của FC. Mỗi bước tính toán thực hiện trong
40ns (25MHz). Tổng thời gian thực hiện 111
bước tính là 4.44μs. Bộ xử lý nhúng Nios II
thực hiện tính toán chỉ thị chuyển động, bao
gồm chương trình chính và chương trình phục
vụ ngắt ISR với chu kỳ 2ms. Toàn bộ chương
trình phần mềm này được viết bằng ngôn ngữ
C. Toàn bộ tài nguyên thiết kế là 19225
ALUTs và 301 056 RAM bit, chiếm 57,3%
ALUTs và 13,6% RAM của Stratix II
EP2S60F672C5.
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Sơ đồ mô hình thực nghiệm hình 3 bao gồm:
một chip FPGA, một bộ biến đổi nguồn áp sử
dụng IGBT và một PMLSM được chế tạo bởi
Baldor. Một số thông số về động cơ như:
Rs = 27 Ω, Ld = Lq=23,3mH, Kt=79,9 N/A.
Điện áp đầu vào là 220V, dòng điện liên tục
1,6A, dòng điện cực đại 4,8A và công suất
54W. Tốc độ và gia tốc cực đại là 4m/s và 4g.
Khối lượng dịch chuyển 2,5 kg, tải trọng tối
đa lên 22,5 kg. Cảm biến vị trí là một encoder
tuyến tính với độ phân giải 5μm được gắn
trên PMLSM, bước cực 30,5 mm. Bộ biến đổi
gồm 3 IGBT lên tới 600V; điện áp cổng phát
±20V. Mạch điều khiển cổng IGBT sử dụng
IC toshiba TLP250. Tín hiệu vào bộ biến đổi
là tín hiệu PWM từ FPGA. Tần số trích mẫu
trong vòng điều chỉnh dòng điện, tốc độ và vị
trí theo trình tự là 16KHz, 2KHz, 2KHz. Mô
hình tham chiếu là một khâu bậc hai với tần
số dao động riêng là 20 rad/s và hệ số tắt dần
là 1. Các kết quả đồ thị hình 4, 5, 6.
Hình 4. Đáp ứng bậc thang trong 3 trường hợp:
a) FC khi phụ tải 0 kg; b) FC khi phụ tải 11 kg; c)
NFC khi phụ tải 11 kg.
Chu Đức Toàn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 9 - 14
13
Hình 5. Đáp ứng của hệ với tín hiệu vào hình sin
khi sử dụng FC
Hình 6. Đáp ứng của hệ với tín hiệu vào hình
sin khi sử dụng NFC
Hình 4 là đáp ứng bước nhảy của hệ trong
trường hợp sử dụng bộ điều khiển FC và bộ
điều khiển mờ - nơ ron (NFC). Tín hiệu đầu
vào là một xung vuông với tần số 0.5 Hz, biên
độ 0-10mm và 25-35 mm. Khi sử dụng bộ
điều khiển mờ, trong trường hợp có phụ tải 0
kg hệ thống cho đáp ứng động học tốt với thời
gian lên 0.2s, không có độ quá điều chỉnh, sai
lệnh tĩnh gần như bằng 0 (hình 4a). Khi có
phụ tải 11kg, kết quả cho thấy đáp ứng động
học xấu đi với độ quá điều chỉnh lên tới
19.5% (hình 4b). Kết quả này cải thiện nhiều
hưn khi sử dụng bộ điều khiển mờ - nơ ron
(hình 4c).
Hình 5 và hình 6 cho thấy đáp ứng tần số và
sai lệnh bám trong trường hợp sử dụng bộ
điều khiển FC và bộ điều khiển NFC với phụ
tải 11kg. Tín hiệu đầu vào hình sin với biên độ
là 10mm, tần số biến đổi từ 1 Hz tới 3 Hz. So
với kết quả sử dụng FC, trường hợp sử dụng
NFC cho sai lệnh bám chỉ bằng 0.35 lần.
KẾT LUẬN
Bài báo đã thiết kế bộ điều khiển mờ - nơ ron
kết hợp FPGA để đồng thời cho việc nhận
dạng và điều khiển PMLSM. Các bước thực
hiện bao gồm: thiết kế hệ thống và tích hợp
toàn bộ thiết kế trên một FPGA. Các kết quả
thực nghiệm hình 4, 5 và 6 cho thấy điều
khiển PMLSM cho độ chính xác cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chin-Teng Lin and C.S. George Lee; Neural
Fuzzy Systems; Prentice-Hall International (1996).
2. Duane Hanselman-Bruce Littlefield, Mastering
Matlab A Comprehensive Tutorial and Refecence
(1996).
3. Nguyễn Trọng Thuần, Đỗ Trung Hải; Ứng dụng
lý thuyết mờ và mạng nơ ron để nhận dạng động
học hệ có tính phi tuyến mạnh; Tạp chí Khoa học
và Công nghệ các Trường Đại học Kỹ thuật, số 60,
trang 21-26 (2007).
Chu Đức Toàn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 9 - 14
14
SUMMARY
ON APPLICATION OF THE NEURO – FUZZY NETWORK WITH FPGA
CONTROL LINEAR SYNCHRONOUS MOTOR
Chu Duc Toan*
Electric Power University
Based on the technology of filed programmable gate array FPGA, a realization of fuzzy control
(FC) sytem with radial basis function neural network (RBF NN) tuning is presented to a permanent
magnet linear synchronous motor (PMLSM) drive is defined, then to increase the performatic
model of the PMLSM drive system and FC constructed by a fuzzy basis function and its parameter
adjustable mechanism using RBF NN is applied to the position control loop of the PMLSM drive
system to cope with the effect of the system dynamic uncertainty and the external load. Secondly
FPGA by using finite state machine FSM method is presented to realise the aforementioned
contrillers and VHSIC hardware description language (VHDL) is adopted to describe the circuit of
the FSM. Finally, an experimental system is established to verify the effectiveness of the proposed
FPGA – based neural fuzzy control system for PMLSM and some experimental rsults are
confirmed theoretically.
Keywords: field programmable gate array (FPGA); neural fuzzy controller (NFC); permanent
magnet linear synchronous motor (PMLSM); finite state machine (FSM); VHSIC hardware
descripton language (VHDL)
Ngày nhận bài:31/3/2014; Ngày phản biện:10/4/2014; Ngày duyệt đăng: 25/8/2014
Phản biện khoa học: PGS.TS Đỗ Đức Giáo – Trường Đại học Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội
* Tel: 0982 917093, Email: toancd@epu.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_48423_52338_992015143062_9969_2046538.pdf