Truyện ngắn Tagore ở Việt Nam

Tagore is a multi - various talent even in the Renaissanse of Europe people who were successed like him are rare. His talent was discovered and affirmed in many aspects. In literature field, he is not only successful in poems, novels, essays, but also famous for contributing in develop short story genre in India. In Vietnam, after the August Revolution, Tagore’s short stories were translated and researched. However, these work in scale and achievement do not match with Tagore’ contribution in short stories genre. Hope that, in the near future Tagore’ short stories will be translated anh researched deeply and broaden.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyện ngắn Tagore ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51(3):104 - 108 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 104 TRUYỆN NGẮN TAGORE Ở VIỆT NAM Lê Thanh Huyền (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) Vượt ra khỏi ranh giới quốc gia, Tagore đã mang đến cho những học giả Phương Đông cũng như Phương Tây sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ nhờ tầm vóc tư tưởng lớn lao của mình. Hầu hết những ai đã từng được tiếp xúc với Tagore và các sáng tác của ông đều nhận thấy ở ông một sự bao quát sâu rộng của tinh thần Ấn Độ phục hưng. Jun Ohrui phát biểu: “Chẳng có gì là quá đáng khi nói rằng R. Tagore là nhà thơ cũng như nhà văn vĩ đại nhất trong suốt ba nghìn năm hoạt động của văn học Ấn Độ” [1,155]. Tagore được coi là một tài năng nhiều mặt mà ngay cả thời kỳ Phục hưng Châu Âu cũng ít người có được. B.M.Chandhuri đã viết: “Sự đa dạng và uyên bác là những mặt quan trọng trong thiên tài của ông, để đánh giá được sự vĩ đại của con người này chỉ qua thơ ca và còn ít đầy đủ hơn nữa là chỉ qua những bài thơ mang cảm hứng tôn giáo và đầy sự hiến dâng của ông chỉ vì lí do chúng đạt giải Nobel thì quả là một khiếm khuyết rất lớn” [2,174]. Nhận thức được điều đó, người ta ngày càng tiến tới tìm hiểu, khẳng định tài năng của Tagore ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực truyện ngắn. Riêng ở thể loại này có thể coi Tagore là người có đóng góp rất lớn và có một vị trí không ai thay thế được ở Ấn Độ nói chung và ở quê hương nhà thơ nói riêng. Buddhadva Bose khẳng định: “Tagore đã mang truyện ngắn đến cho chúng ta thậm chí ngay cả khi người ta còn chưa biết đến nó tại Anh” [2,92]. Nghệ thuật viết truyện ngắn của ông được đánh giá rất cao. Sukuma Sen viết: “Tagore là nhà văn đầu tiên viết truyện ngắn thực sự bằng tiếng Bengali (năm1891) và cho đến nay vẫn là nhà văn viết truyện ngắn hay nhất” [2,92]. B.Chaudhuri cho rằng: “Truyện ngắn bằng tiếng Bengali đã có được những mùa hoa thật rực rỡ đầu tiên trong các tác phẩm của Tagore. Văn học hiện đại của Bengal đã bước vào một kỷ nguyên mới với sự khởi đầu của thời kỳ Rabindranath viết truyện ngắn” [2,92]. Mặc dù lời nhận định đó được viết vào những năm sáu mươi của thế kỷ XX, và từ đó đến nay, kĩ thuật viết truyện ngắn ở quê hương nhà thơ đã có những bước tiến rất xa, song nền móng bước đầu mà Tagore xây dựng nên cùng với vị trí tiên phong của nó vẫn còn giữ vẹn nguyên giá trị. Ở Việt Nam, Tagore và sáng tác của ông được dịch và giới thiệu tương đối sớm nhưng việc nghiên cứu về Tagore hầu như chỉ dừng lại ở những ý kiến rải rác, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thơ ca. Có thể kể đến các bài viết: Một nhà đại sử thi Ấn Độ, ông Rabindranath Tagore của Trần Trúc Đình, Bài phiếm về văn hóa Đông Tây của Thượng Chi. Sau sự kiện Tagore đến thăm Sài Gòn năm 1929, hàng loạt các bài viết về Tagore ra đời. Trong đó có các tác giả Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh Họ đã hết lời ca ngợi tài năng trác việt của Tagore. Năm 1943, Nhà xuất bản Tân Việt ấn hành cuốn Thi hào R. Tagore của Nguyễn Văn Hai. Đây là cuốn sách đầu tiên về Tagore ở nước ta. Cuốn sách đã đem đến cho người đọc Việt Nam cái nhìn đầy đủ hơn về Tagore. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đề cập đến truyện ngắn của ông. Sau cách mạng Tháng Tám, các tác phẩm của Tagore đã được dịch ra tiếng Việt nhiều hơn, vì vậy độc giả đã có điều kiện hơn để tìm hiểu Tagore. Năm 1961, nhân sự việc cả thế giới kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tagore, các công trình dịch thuật, nghiên cứu và phê 51(3):104 - 108 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 105 bình về Tagore đã được ra đời hàng loạt. Chủ yếu là nói về thơ. Chỉ có Cao Huy Đỉnh trong tiểu luận ngắn Ra-vin-đơ-ra-nat Ta-go-rơ đã đề cập đến nhiều thể loại khác nhau trong sáng tác của Tagore. Về truyện ngắn, ông nhận xét “Truyện ngắn của Tagore cũng mang nhiều tính trữ tình. Nó nói hộ triết lí và tình cảm của nhà thơ bằng những hình ảnh thiên nhiên, bằng thần thoại, bằng biểu tượng và ngụ ngôn nhiều hơn là sự việc rút ra từ thực tế đời sống. Nhưng Tagore đã lựa chọn đúc kết rất chặt chẽ và tinh vi để cho hợp với cuộc sống hiện thời” [7,442]. Năm 1979, nhà phê bình Đào Xuân Quý trong bài viết “Rabindranath Tagore, nhà thơ của cuộc đời” đã lưu ý chúng ta về thái độ của Tagore với nhân dân lao động nghèo khổ thể hiện trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ, bao gồm cả truyện ngắn: “Thái độ của Tagore đã rõ. Ông không bao giờ xu phụ bọn giầu sang quyền quý. Trái lại, đối với nhân dân lao động, đối với những người thuộc tầng lớp thấp hèn trong xã hội Ấn Độ, ông rất đỗi thương yêu, quý mến; ông luôn đứng về phía họ, tìm thấy ở họ nguồn sức mạnh của mình. Chủ đề này hầu như bao trùm toàn bộ tác phẩm của Tagore, cả thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn và những bài diễn văn nữa” [5,200]. Năm 1986, tập Mây và mặt trời do Đào Anh Kha giới thiệu, Hoàng Cường, Nguyên Tâm và một số người khác dịch, được xuất bản với số lượng hơn 15000 cuốn bằng tiếng Việt tại Nhà xuất bản Văn học. Đây là một bước đi rất lớn của truyện ngắn Tagore trên con đường đến với bạn đọcViệt Nam. Trong phần “Lời giới thiệu”, Đào Anh Kha nhận định: “Chỉ riêng trên lĩnh vực truyện ngắn, người ta cũng đủ thấy tâm hồn và tài năng đa dạng của Tagore” [6,6]. Đào Anh Kha đã khái quát thế giới nhân vật phong phú, đa dạng của tập truyện. Ông cũng rút ra “Đề tài có thể nói là trọng tâm, bao trùm hầu hết các truyện ngắn của Tagore là tình yêu. Ông ca ngợi tình yêu bằng những lời đẹp đẽ nhất và bằng những hình tượng cao quý, và rõ ràng đó cũng là động lực cho tài năng sáng tạo của ông” [6,10]. Ông nhận thấy: “Cách hư cấu của Tagore là cho hiện thực và huyền thoại” [6,11].Truyện ngắn của Tagore bao giờ cũng gần với chất thơ: “Khi dịu dàng, khi sắc cạnh, khi mơ màng, khi thổn thức, hình tượng cũng lạ và nhịp điệu phong phú quyện vào nhau, văn của ông gây cho ta những suy tư lắng và những cảm xúc đẹp đẽ vô cùng” [6,10]. Trữ tình và hóm hỉnh, sắc sảo, đầy trí tuệ, truyện ngắn của Tagore mang trong mình “sức mạnh dẫn người ta đi thẳng vào bản chất sự vật, vào chân lí của cuộc sống qua con đường biện chứng của nhận thức thẩm mỹ” [6,11]. Tuy nhiên, sau đó vẫn chưa có một cuốn sách nào nghiên cứu, phê bình chuyên biệt về truyện ngắn của Tagore. Cuốn giáo trình Văn học Ấn Độ của Lưu Đức Trung ra đời năm 1984 đã đánh dấu một mốc quan trọng: từ đây, Tagore nói riêng và văn học Ấn Độ nói chung chính thức được đưa vào chương trình cao đẳng và đại học ở Việt Nam. Lưu Đức Trung đã dành gần 30 trang trên tổng số 186 trang để viết về Tagore, thế nhưng không có mục nào dành cho truyện ngắn và từ “truyện ngắn” cũng chỉ được nhắc đến hai lần. Một lần ở trang 146, ở vị trí cuối cùng khi tác giả nói về sự nghiệp sáng tác của Tagore. Và một lần, nó được gắn với cái tên cụ thể: “truyện ngắn Minu” nhưng chỉ là để trích dẫn một câu ngắn trong tác phẩm này làm lời chuyển ý cho thơ: “Tagore thấy “lòng của người phụ nữ là ngai vàng” như trong truyện ngắn Minu mà ông tả” [11,154]. Như vậy, cuốn giáo trình này vẫn chưa chú ý đúng mức đến truyện ngắn của Tagore. 51(3):104 - 108 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 106 Năm 2001, tác giả Lưu Đức Trung tuyển chọn và giới thiệu Hợp tuyển văn học Châu Á. Ở tập II, nói về văn học Ấn Độ, tác giả đã trích giới thiệu hai truyện ngắn của Tagore là Dàn hoả thiêu và Bác hàng rong người Cabun. Hai truyện ngắn này được đặt ở cuối cùng sau các mục trích dẫn thơ, kịch, tiểu thuyết Tagore. Điều đó cho thấy tuy vẫn chưa có vị trí xứng đáng song truyện ngắn Tagore đã được tác giả quan tâm hơn. Đến năm 2002, trong cuốn Bước vào vườn hoa văn học Châu Á, Lưu Đức Trung đã có nhận xét xác đáng về truyện ngắn Tagore: “Cốt truyện ngắn gọn, có truyện chỉ vài ba trang nhưng nội dung lại súc tích, kết cấu chặt chẽ, mang tính kịch sâu sắc, tạo cho truyện có tính hấp dẫn” [8,152]. Cùng năm đó, Lưu Đức Trung đã cho xuất bản Tuyển tập tác phẩm R. Tagore gồm 2 tập. Trong tuyển tập này, tác giả đã tuyển lựa 35 truyện ngắn của Tagore. Trong lời giới thiệu của tuyển tập này, Lưu Đức Trung khẳng định: “Truyện ngắn Tagore chan chứa tinh thần nhân đạo cao cả” [9,7]. Trong truyện ngắn của ông ta bắt gặp hình ảnh chân thực về nhân dân lao động nghèo khổ, những trí thức Ấn Độ dưới chế độ nô dịch của thực dân Anh. Tagore đặc biệt quan tâm tới số phận của người phụ nữ. Về mặt nghệ thuật, Lưu Đức Trung nhận xét: “Truyện ngắn Tagore đa dạng, có truyện rất ngắn, chỉ mấy chục dòng, có truyện rất dài, kết cấu khá phức tạp với nội dung mang tính hiện thực sâu sắc. Ông thường kết hợp tính chất huyền ảo và hiện thực vào trong truyện khiến cho tác phẩm thường có sức gợi cảm và hấp dẫn” [9,8]. Gần đây, tình hình nghiên cứu truyện ngắn Tagore ở nước ta có nhiều khởi sắc. Đã xuất hiện những luận văn thạc sĩ đi sâu khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Tagore như Nghệ thuật tự sự truyện ngắn Tagore (Luận văn thạc sĩ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2005) của Nguyễn Thị Hải Hằng. Trong luận văn này, tác giả Hải Hằng đã khám phá và khẳng định tài năng viết truyện của Tagore ở các phương diện: nghệ thuật kể chuyện, điểm nhìn trần thuật và nghệ thuật tạo chất thơ. Tuy không chỉ chuyên sâu vào lĩnh vực truyện ngắn nhưng luận văn thạc sĩ của Nguyễn Phương Liên, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2006: Thế giới trẻ em trong sáng tác văn chương Tagore cũng đã đóng góp đáng kể vào việc làm sáng tỏ nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện ngắn Tagore. Cuốn Tagore - Văn và Người của Đỗ Thu Hà, gồm tám chương, dày hơn 460 trang, xuất bản năm 2005 thực sự là một công trình công phu và quý giá về Tagore. Trong cuốn sách này, Đỗ Thu Hà đã dành hẳn chương II để nói về truyện ngắn của Tagore. Cuốn sách thực sự đem đến cái nhìn có chiều sâu về truyện ngắn Tagore. Việc chú trọng nhiều hơn đến thơ và truyện ngắn cũng như việc đặt phần truyện ngắn lên trước tiểu thuyết và kịch đã gián tiếp đem đến một cái nhìn khác trước, góp phần đưa truyện ngắn Tagore lên một tầm cao mới. Tác giả đã nhiều lần ca ngợi truyện ngắn Tagore: “Ở Ấn Độ, Tagore được coi là bậc thầy của thơ ca và là nhà văn đã góp phần rất lớn lao vào việc ra đời và phát triển của văn xuôi hiện đại, đặc biệt là truyện ngắn” [2,16]. “Truyện ngắn của Tagore không phải luôn luôn là những kiệt tác không có tì vết, nhưng xét cả về phương diện xã hội lẫn nghệ thuật có thể coi đây là những mẫu mực của truyện ngắn hiện đại qua cách mà các nhân vật của ông trình bày sự xung đột trong xã hội Bengal, cách mà ông đưa ra câu hỏi về những xung đột này” [2,119]. 51(3):104 - 108 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 107 “Các truyện của Tagore là chứng cớ hiển nhiên về tài năng rất đặc sắc và đa dạng. Có thể nói, ông chính là nhà văn đầu tiên của xứ Bengal đã gặt hái được những thành tựu ban đầu về thể loại văn học hiện đại này” [2,145]. Theo tác giả “Tagore được coi là một nhà thơ vĩ đại đồng thời cũng là một nhà văn viết truyện ngắn vĩ đại. Đây là một sự kết hợp hiếm có trong lịch sử văn học thế giới”. Nó là nguyên nhân và cũng là hệ quả của sự kết hợp tính “Lãng mạn trong thi ca” với tính “Hiện thực của truyện ngắn” ngoài “Bức tranh hiện thực” về xã hội Ấn Độ cụ thể là ở Bengal, nó còn “Đem đến cho chúng ta những bức chân dung khác nhau về tính cách chỉ trong một truyện nhỏ”, cùng với những buồn vui “Xuất phát từ chính cuộc sống” [2,119-120]. Năm 2006, những người yêu mến Tagore lại được đón nhận thêm sự ra đời của cuốn sách Rabinrranath Tagore với thời kỳ Phục hưng của tác giả Nguyễn Văn Hạnh. Trong số hơn 400 trang, tác giả đã dành 10 trang để nói về truyện ngắn Tagore. Tuy dung lượng không nhiều, nhưng những đúc kết của Nguyễn Văn Hạnh thực sự có tính chất gợi mở đối với những ai muốn tìm hiểu truyện ngắn Tagore. Cũng như nhiều tác giả khác, Nguyễn Văn Hạnh đã một lần nữa khẳng định những đóng góp của Tagore với văn học Bengal và văn học Ấn Độ qua thể loại truyện ngắn: “Trước R. Tagore, cùng thời với R. Tagore dường như chưa có nhà văn nào ở Ấn Độ thành công với những tác phẩm văn xuôi viết bằng ngôn ngữ bản địa, ngay cả sáng tác của Bankim Chanđra” [4,106], Tagore đã “Xác lập một vị trí rõ ràng cho văn xuôi viết bằng tiếng bản địa trong quá trình hiện đại hóa văn học Ấn Độ” [4,107]. Tác giả đã bước đầu chỉ rõ đề tài, chủ đề, những nhân vật trung tâm của truyện ngắn Tagore. Tác giả quan tâm tới sự lồng ghép, đan cài các yếu tố thực, hư, tự sự và trữ tình, đồng thời nêu ra nhiều điểm đáng chú ý về cốt truyện, giọng điệu và điểm nhìn trần thuật, lối biểu đạt bằng biểu tượng, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Trong chương trình THPT, cao đẳng và đại học, Tagore là một tác giả hay và khó. Để hiểu hết về ông trong khuôn khổ thời gian có hạn của những tiết học đã có, để cắt nghĩa hiện tượng Tagore còn khó hơn rất nhiều. Gần đây nhất, tháng 6/2006, cuốn sách “Tác giả tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường - Tago” do Lê Nguyên Cẩn chủ biên, Nguyễn Thị Mai Liên biên soạn và tuyển chọn đã được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm ấn hành. Cuốn sách bao gồm những kiến thức cơ bản và một số kiến thức nâng cao về Tagore và các sáng tác của ông. Các tác giả cuốn sách đã dành một phần dung lượng thích đáng (gần 50 trên tổng số 166 trang) để nói về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Tagore. Về nội dung, cuốn sách quan tâm làm rõ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Tagore. Về nghệ thuật, cuốn sách nhấn mạnh những thành công của Tagore về mặt giọng điệu nghệ thuật, nghệ thuật miêu tả, sắc màu huyền ảo. Những nhận định mà các tác giả của cuốn sách đưa ra đã giúp ích rất nhiều cho những ai muốn tìm hiểu truyện ngắn Tagore. Nhìn lại quá trình nghiên cứu về truyện ngắn Tagore ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Tagore ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Sự khám phá nghệ thuật viết truyện của Tagore ngày càng sâu hơn, rộng hơn. Viết về truyện ngắn của Tagore, đã có những chuyên luận cũng như công trình nghiên cứu có chất lượng cao. Tuy nhiên, một cuốn sách hay một luận án Tiến sĩ dành riêng cho truyện ngắn Tagore, vẫn chưa thấy xuất hiện. Tuy không thành công vang dội như thơ, nhưng truyện ngắn của ông cũng có rất nhiều 51(3):104 - 108 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 108 những thành tựu đắc sắc. Đặt bên cạnh rất nhiều những công trình về thơ, truyện ngắn Tagore vẫn chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Mong rằng trong một tương lai không xa, truyện ngắn Tagore sẽ có được một vị trí thật sự xứng đáng với tầm vóc của nó  51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 109 Tóm tắt Tagore là một tài năng nhiều mặt mà ngay ở thời kỳ Phục hưng Châu Âu cũng ít người có được. Nhận thức được điều đó, người ta đã hướng tới khám phá và khẳng định tài năng của ông ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực văn chương, ngoài những thành công rực rỡ về thơ ca, tiểu thuyết, tiểu luận, Tagore còn có những đóng góp to lớn trong việc phát triển thể loại truyện ngắn ở Ấn Độ. Ở nước ta, sau Cách mạng tháng Tám, truyện ngắn Tagore mới được dịch và nghiên cứu. Tuy nhiên, công việc này cả về quy mô lẫn thành tựu đều chưa tương xứng với đóng góp của Tagore ở thể loại này. Mong rằng trong tương lai, truyện ngắn Tagore sẽ được dịch thuật và nghiên cứu nhiều hơn, sâu rộng hơn. Summary Tagore’ short stories in Viet Nam Tagore is a multi - various talent even in the Renaissanse of Europe people who were successed like him are rare. His talent was discovered and affirmed in many aspects. In literature field, he is not only successful in poems, novels, essays, but also famous for contributing in develop short story genre in India. In Vietnam, after the August Revolution, Tagore’s short stories were translated and researched. However, these work in scale and achievement do not match with Tagore’ contribution in short stories genre. Hope that, in the near future Tagore’ short stories will be translated anh researched deeply and broaden. Tài liệu tham khảo [1]. Lê Nguyên Cẩn (chủ biên) (2006), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường- Tago, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2]. Đỗ Thu Hà (2005), Tagore- Văn và người, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. [3]. Nguyễn Văn Hạnh (2001), Tính trữ tình - triết lí trong Thơ Dâng (Gitanjali) của Rabindranath Tagore, luận án tiến sĩ khoa học Ngữ văn, ĐHSP I Hà Nội. [4]. Nguyễn Văn Hạnh (2006), Rabinranath Tagore với thời kỳ phực hưng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [5]. Đào Xuân Quý (2003), Nhà thơ và cuộc sống, NXB Quân Đội nhân dân, Hà Nội. [6]. R. Tagore (1986), Mây và mặt trời, NXB Văn học, Hà Nội. [7]. Rơ-vin-đờ-ra-nát Ta-go-rơ (1961), Thơ, Kịch(Cao Huy Đỉnh, La Côn dịch, giới thiệu), NXB Thừa Thiên, Huế. [8]. Lưu Đức Trung (2003), Bước vào vườn hoa văn học châu Á, NXB Giáo dục. Hà Nội. [9]. Lưu Đức Trung (chủ biên) (1994), R. Tagore- Tuyển tập tác phẩm, tập I, NXB Lao động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. [10]. Lưu Đức Trung (chủ biên) (1994), R. Tagore- Tuyển tập tác phẩm, tập II, NXB Lao động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. [11]. Lưu Đức Trung (1998), Văn học Ấn Độ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_1037_9518_20_138_2053136.pdf