- Đối với các vách đƣờng đang có nguy cơ trƣợt lở, cần có biện pháp chống tác động
phá hoại của nƣớc mặt bằng cách xây dựng hệ thống rãnh thoát nƣớc trên sƣờn ở các độ
cao khác nhau, trồng cỏ Vertiver chống quá trình xói mòn đất.
- Đối với các điểm trƣợt lở lớn, phức tạp trên các vách taluy dƣơng dốc đứng, cần giảm
tải trọng trên sƣờn bằng cách hạ thấp các mái dốc, làm thoải mái dốc, tạo nhiều bậc
thang theo sƣờn dốc nhƣ tại Km 15 + 860 , Km 25, Km 68 + 100 Tăng tải trọng ở
phần chân của mái dốc bằng cách xây dựng các loại tƣờng phản áp, xây các tƣờng chắn
bê tông cốt thép, tƣờng rọ đá Mac-ca-phe-ri tại một số điểm trƣợt thuộc Km 32 + 800,
Km 44 + 950, Km 24 + 250
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã xác định tổ hợp các nguyên nhân gây trƣợt lở ở quốc lộ 20 đoạn
qua địa phận tỉnh Đồng Nai là do địa chất, địa hình - địa mạo, khí tƣợng - thủy văn, hoạt
động nhân sinh trong đó nguyên nhân khí tƣợng - thủy văn mang tính chất tăng khả
năng trƣợt lở.
Vùng có nguy cơ và đang diễn ra trƣợt lở với cấp cao tập trung ở một đoạn 12km từ xã
Phú Bình đến xã Phú Trung. Các vùng khác, tuy thực trạng trƣợt lở không nghiêm trọng
nhƣng vẫn ẩn chứa các yếu tố tăng nguy cơ trƣợt lở bởi hoạt động đốt nƣơng làm rẫy,
khai thác đá tùy tiện
Để giảm thiểu các tác hại và nguy cơ xảy ra trƣợt lở cần tiến hành đánh giá cụ thể mức
độ, phân vùng trƣợt lở trên tuyến đƣờng để áp dụng các giải pháp mang tính khả thi.
7 trang |
Chia sẻ: huongnt365 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trượt lở đất ở quốc lộ 20 đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(31)/2014: tr. 133-139
TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở QUỐC LỘ 20
ĐOẠN QUA ĐỊA PHẬN TỈNH ĐỒNG NAI
TRẦN THỊ TUYẾT MAI
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
TRẦN NGỌC BẢY
Trường PTTH Kiệm Tân - Đồng Nai
Tóm tắt: Do có nguy cơ trƣợt lở thuộc loại cao nên tỉnh Đồng Nai là một
trong 37 địa bàn thuộc phạm vi nghiên cứu của đề án “Điều tra, đánh giá và
phân vùng cảnh báo nguy cơ trƣợt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam”.
Trên cơ sở nghiên cứu các nguyên nhân gây trƣợt lở, đã bƣớc đầu xác định
đƣợc mức độ trƣợt lở ở quốc lộ 20 đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai và đề
xuất các giải pháp khắc phục.
Từ khóa: trƣợt lở, quốc lộ 20, tỉnh Đồng Nai, nguyên nhân, giải pháp
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trƣợt lở là hiện tƣợng mất ổn định và dịch chuyển sƣờn dốc, mái dốc, gây mất ổn định
công trình, vùi lấp ngƣời và tài sản, phá hoại diện tích canh tác và môi trƣờng sống, có
thể dẫn tới những thảm hoạ lớn cho con ngƣời và xã hội. Các loại hình trƣợt lở thƣờng
gặp nhất bao gồm: trƣợt lở đất, sạt lở đất, sụt lở đất, lở đá.
Trƣợt lở đất thƣờng xảy ra nhiều ở các sƣờn đồi núi dốc, đƣờng giao thông, hệ thống đê
đập, các bờ mỏ khai thác khoáng sản, các hố đào xây dựng công trình... Đây là loại hình
tai biến thƣờng có qui mô từ trung bình tới lớn, phạm vi phát triển rộng, diễn biến từ rất
chậm (2- 5cm/năm) gây chủ quan cho con ngƣời, tới cực nhanh (lớn hơn 3m/s) làm cho
con ngƣời không đối phó kịp. Kích thƣớc của các khối đất đá trƣợt lở có thể từ vài chục
vạn m3 tới 1 - 2 triệu m3, và có khả năng trƣờn đi xa tới 0,5 - 1 km, chúng có thể chặn
dòng sông suối, gây lũ quét vỡ dòng, hoặc phá hủy các tuyến giao thông
Sạt lở đất thƣờng xảy ra tại các thung lũng và triền sông, dọc các bờ biển bị xói lở.
Trong quá trình sạt lở, có sự đan xen giữa hiện tƣợng dịch chuyển trƣợt, hiện tƣợng sụp
đổ. Diễn biến phá hoại của sạt lở nhanh và đột ngột. Sạt lở bờ thƣờng có xu hƣớng tái
diễn nhiều năm, phạm vi ảnh hƣởng rộng, đe doạ phá hỏng cả cụm dân cƣ, đặc biệt là
các cụm dân cƣ kinh tế lâu năm ở các vùng đồng bằng, ven biển.
Sụt lở đất hay xảy ra ở các tuyến đƣờng giao thông, các tuyến đê. Sụt lở đất ở các triền
đồi núi thƣờng làm mất một phần mặt đƣờng hoặc cả đoạn đƣờng đồi núi phá hoại cả
một tuyến đƣờng, gây ách tắc vận chuyển và hệ quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.
Lở đá xuất hiện do các tảng đá, mất gắn kết với cả khối, sụp đổ và lăn xuống vùng thấp.
Đá lở thƣờng xảy ra trên các tuyến đƣờng giao thông miền núi, trên các sƣờn dốc và lân
cận một số khu dân cƣ.
134 TRẦN THỊ TUYẾT MAI – TRẦN NGỌC BẢY
Tùy theo tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con ngƣời mà các loại hình
trƣợt lở diễn biến không giống nhau trên các vùng miền. Trƣợt lở đang diễn ra ở quốc lộ
20 đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai với nhiều yếu tố gây nguy cơ gia tăng tình trạng
trƣợt lở.
2. CÁC YẾU TỐ GÂY NGUY CƠ XUẤT HIỆN VÀ GIA TĂNG TRƢỢT LỞ ĐẤT Ở
QUỐC LỘ 20 ĐOẠN QUA ĐỊA PHẬN TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Các yếu tố gây nguy cơ và gia tăng trượt lở
Nguy cơ xuất hiện và gia tăng trƣợt lở đất ở tỉnh Đồng Nai là tổ hợp của các tác động về
địa chất, địa hình, địa mạo, khí tƣợng thủy văn, lớp phủ thổ nhƣỡng, thảm thực vật và
hoạt động nhân sinh.
2.1.1. Các yếu tố tự nhiên
2.1.1.1. Cấu trúc địa chất
Cấu trúc địa chất là một yếu tố nội sinh và bao gồm thành phần thạch học, thế nằm của
đất đá, mức độ phá huỷ đứt gãy kiến tạo v.v... Tuỳ thuộc vào thành phần thạch học mà
có các phƣơng thức, hình dạng mặt trƣợt, cấu tạo sƣờn dốc trƣợt khác nhau. Thế nằm
của đá gốc cũng có ảnh hƣởng lớn đến đặc điểm trƣợt. Qua khảo sát thực tế cho thấy,
hiện tƣợng trƣợt chủ yếu xảy ra ở những nơi hƣớng đổ của mặt phân lớp hay mặt phân
phiến của đá bị phong hoá trùng với hƣớng dốc của địa hình. Mức độ phá huỷ đứt gãy
kiến tạo là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển dịch chuyển trọng lực vì đó là
những nơi mà đất đá bị vụn nát, các tính chất cơ lý, đặc biệt là góc nội ma sát và lực
dính kết giảm đột ngột, là nơi tàng trữ nƣớc, làm giảm sức kháng cắt của đất đá. Phá
huỷ đứt gãy kiến tạo cũng là nơi dễ phát sinh các quá trình địa động lực khác và nó có
tác dụng gây trƣợt [3]. Ngoài ra, bề dày của các lớp đất đá mềm yếu (tầng phủ) cũng
ảnh hƣởng đến quá trình phát sinh trƣợt. Các đứt gãy ở Đồng Nai khá phổ biến có nơi
kéo dài hàng chục km nhƣ đứt gãy Long Thành - Bửu Long (50km), Tân Định - Long
Điền (40km), Núi Đất - Xuyên Mộc (70km, Vũng Tàu - Định Quán (80km), Long
Hƣng - Phú Bình (90km), Suối Ty - Xuân Lộc (80km)... Trong thành tạo địa chất của
Đồng Nai nhiều nơi có các tập đá sét kết chứa vôi nên ở trong vỏ phong hóa của đá sét –
bột kết chứa vôi và pyrit xâm tán có thể xảy ra các hiện tƣợng nhƣ quá trình hòa tan đá
vôi tạo ra các lỗ rỗng lớn và hang hốc nên khối đá bị rỗng, từ đó có thể gây ra hiện
tƣợng sụt lún hoặc lún sập khi chịu tải trọng lớn [1].
Vận động nâng tân kiến tạo dẫn đến độ cao, độ dốc địa hình thay đổi, đồng thời ảnh
hƣởng đến chiều dày vỏ phong hoá. Trên khu vực nghiên cứu, chuyển động nâng tân
kiến tạo có biên độ không lớn, nên ảnh hƣởng của nó đến trƣợt lở đất đá hầu nhƣ không
đáng kể.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo, khí tượng thủy văn, thảm thực vật
Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và biến đổi các khoáng vật, các đá ở gần mặt
đất dƣới tác dụng của các tác nhân phong hoá. Kết quả là tạo nên các khoáng vật mới
bền vững trong điều kiện ngoại sinh. Quá trình phong hoá phụ thuộc vào 3 yếu tố: điều
TRƢỢT LỞ ĐẤT Ở QUỐC LỘ 20, ĐOẠN QUA ĐỊA PHẬN TỈNH ĐỒNG NAI 135
kiện khí hậu, đặc điểm địa hình, cấu trúc địa chất và thành phần của đá bị phong hoá.
Quá trình này tạo cơ hội cho quá trình dịch chuyển đất đá xảy ra từ gây ra trƣợt lở
đƣờng khu vực nghiên cứu.
Địa hình Đồng Nai phổ biến là đồng bằng và đồng bằng cao lƣợn sóng, khu vực có
nhiều nguy cơ trƣợt lở tập trung ở địa hình núi thấp (chiếm 8% diện tích tự nhiên, độ
cao từ 200- 700m, độ dốc 20 - 300, tập trung ở các huyện Tân Phú, Định Quán) [1].
Trong vùng nghiên cứu, hoạt động xâm thực của sông đối với sƣờn dốc đƣờng giao
thông hầu nhƣ không đáng kể, vì các tuyến đƣờng phần lớn bố trí cao và xa sông suối.
Tác động của nƣớc mƣa và nƣớc dƣới đất biểu hiện rõ thông qua đặc điểm mƣa. Đồng
Nai có tổng lƣợng mƣa bình quân năm 1.600mm - 2.700mm, mùa mƣa, chiếm khoảng
80% tổng lƣợng mƣa năm [2]. Sự xuất hiện các điểm trƣợt trên các tuyến giao thông
thƣờng xuất hiện trong và sau mùa mƣa, đặc biệt trong trƣờng hợp mƣa lớn kéo dài
(thƣờng liên tục từ 2 đến 4 ngày) và cƣờng độ mƣa lớn. Mƣa nhiều sẽ tạo dòng chảy
mặt lớn gây xói lở sƣờn dốc, mái dốc, hình thành nhiều khối trƣợt với quy mô khác
nhau, nhất là trƣợt dòng chảy. Phần khác của nƣớc mƣa đƣợc ngấm sâu vào đất đá vỏ
phong hoá gây tẩm ƣớt và làm tăng khối lƣợng thể tích, vừa làm giảm lực kháng cắt của
đất đá, thậm chí có thể tạo ra tầng nƣớc ngầm với áp lực thuỷ tĩnh và áp lực thuỷ động
lớn, đe doạ tính ổn định của sƣờn dốc.
Tác động của lớp phủ thực vật biểu hiện qua cấu tạo, độ che phủ của chúng. Các loại
cây cỏ thân bụi hoặc thân gỗ có ảnh hƣởng lớn đến việc làm thay đổi cân bằng nƣớc
trong khu vực trƣợt lở. Rừng lá nhọn và rừng lá rộng có khả năng giữ đến 68% lƣợng
mƣa trong một đợt mƣa kéo dài. Ngoài ra, lớp phủ thực vật còn tạo điều kiện bốc hơi
ẩm nhanh và có tác dụng tạo thành những lớp màng chắn điều hoà nƣớc, không cho
nƣớc mƣa thấm nhanh vào lòng đất, gia cố đất bằng hệ thống rễ cây, giữ cho đất không
bị rửa trôi, xói mòn [4]. Các khảo sát ngoài thực địa trong vùng nghiên cứu cho thấy các
điểm xảy ra trƣợt thƣờng phân bố ở những vùng có lớp phủ thực vật thƣa thớt hoặc
không có.
2.1.1.3. Hoạt động kinh tế, xây dựng của con người
Tác động nhân tạo có thể làm phát sinh trƣợt và thúc đẩy quá trình trƣợt. Đó là các hoạt
động trực tiếp hoặc gián tiếp của con ngƣời tác động lên môi trƣờng địa chất nhƣ: cắt
xén sƣờn dốc, thi công mái quá dốc, đốt phá rừng làm nƣơng rẫy, phá huỷ dòng chảy
mặt và ngầm, chất tải trên sƣờn dốc, nổ mìn, khai khoáng... Hoạt động cắt xén sƣờn dốc
phổ biến trên các tuyến đƣờng giao thông khu vực nghiên cứu chủ yếu là san gạt làm
đƣờng. Thi công taluy đƣờng đã phá vỡ sƣờn dốc tự nhiên và thƣờng làm tăng độ dốc
và chính hoạt động đó đã làm cho các lực gây trƣợt
lớn hơn lực chống trƣợt, đặc biệt khi trời mƣa độ ẩm của đất đá trên sƣờn dốc tăng lên
dẫn đến trƣợt lở hoàn toàn.
136 TRẦN THỊ TUYẾT MAI – TRẦN NGỌC BẢY
2.2. Thực trạng trượt lở ở quốc lộ 20 đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai
Trong phạm vi tỉnh Đồng Nai, Quốc lộ 20 đi qua 3 huyện Thống Nhất, Định Quán và
Tân Phú với chiều dài 75,4km [1]. Quốc lộ 20 đóng vai trò quan trọng trong việc bảo
đảm quan hệ trực tiếp giữa các huyện phía Bắc của tỉnh với vùng Nam Tây Nguyên giàu
có, gắn với khu trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Kết quả khảo sát thực địa cho thấy trên Quốc lộ 20 đoạn qua địa phận Đồng Nai nằm
trong vùng có nhiều yếu tố thuận lợi để trƣợt lở xảy ra nhƣng với mức độ khác nhau.
Quá trình trƣợt lở đất trên tuyến đƣờng này chủ yếu xảy ra ở những khu vực có địa hình
cao, độ dốc lớn, mức độ chia cắt mạnh. Các điểm trƣợt lở thƣờng xảy ra ở những nơi có
đô ̣dốc tƣ̀ 300 đến 600 và độ cao sƣờn dốc lớn hơn 15m, chủ yếu tập trung ở các xã Phú
Trung, Phú Bình, Thanh Sơn. Nhƣ̃ng khu vƣc̣ có góc dốc măṭ nằm nghiêng dƣới 200 là
nhƣ̃ng bề măṭ thoải gần nhƣ nằm ngang nên không có hoăc̣ rất ít xảy ra hiêṇ tƣơṇg trƣơṭ
lở đất . Nhƣ̃ng khu vƣc̣ có góc dốc lớn hơn 600 nhƣng bề dày tầng phủ mỏng hoăc̣ rất
mỏng cũng rất ít xảy ra trƣợt đất.
Hình 1. Bản đồ hiện trạng trượt lở đất trên quốc lộ 20 đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai
TRƢỢT LỞ ĐẤT Ở QUỐC LỘ 20, ĐOẠN QUA ĐỊA PHẬN TỈNH ĐỒNG NAI 137
Bản đồ hiện trạng trƣợt lở cho thấy mức độ trƣợt lở không giống nhau trên tuyến nghiên
cứu. Trong đó:
+ Đoạn đƣờng từ xã Phú Bình – xã Phú Trung dài 12 km có 8 điểm có nguy cơ trƣợt lở
rất cao, 2 điểm có nguy cơ trƣợt lở cao. Nhìn chung, nguy cơ trƣợt lở xảy ra cả taluy
dƣơng cũng nhƣ taluy âm. Khu vực đèo Chuối có nguy cơ trƣợt lở cao và rất cao. Đây
là đoạn đƣờng có độ dốc lớn, mức độ chia cắt sâu lớn, vách các taluy dựng đứng và hoạt
động đốt nƣơng làm rẫy dọc tuyến đƣờng đã làm gia tăng nguy cơ trƣợt lở đất mỗi khi
mùa mƣa đến. Các hình thức trƣợt lở đất chủ yếu ở đây là trƣợt lở trôi và trƣợt hỗn hợp.
+ Đoạn xã Phú Vinh – xã Phú Xuân có địa hình khá bằng phẳng, chạy qua thị trấn Tân
Phú. Nguy cơ trƣợt lở ở đoạn đƣờng này rất thấp, có 2 điểm trƣợt lở trung bình, 1 điểm
trƣợt lở thấp và 1 điểm trƣợt lở rất thấp. Nguyên nhân gây trƣợt lở ở đây chủ yếu là do
ngƣời dân khai thác đá tự phát dọc tuyến đƣờng, đốt nƣơng làm rẫy hoặc việc khai thác
gỗ trái phép và thả gỗ rơi từ trên núi xuống đã vô tình tạo thành những rãnh mòn, gây
nguy cơ trƣợt lở.
Bảng 1. Kết quả khảo sát các điểm trượt lở trên tuyến Quốc lộ 20
đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai
TT Lí trình
Kích thước (m) Khối
lượng
(m3)
Độ dốc
(0)
Đăc điểm
thạch học
Thảm
thực vật
Mức độ
ổn định
Phía
trượt Dài Rộng Cao
1 Km15+860 12.0 8.9 3.6 384.5 25-30 Cuội, bột kết Cây bụi, trảng cỏ Cũ + mới P&T
2 Km16+150 11.4 7.8 6.0 533.5 30-45 Phiến sét, cát kết Cây bụi, trảng cỏ Đang trƣợt T
3 Km17+200 10.0 1.5 6.3 94.5 30-40 Đá phiến sét, cuội Cây bụi, trảng cỏ Đang trƣợt T
4 Km24+250 16.0 1.4 12.4 277.8 30-45 Phiến sét, cát kết
Trảng cây bụi thứ
sinh
Đang trƣợt T
5 Km25 8.0 3.0 5.0 120.0 25-30
Đá phiến sét, cát
kết
Cây trồng lâu năm Nguy cơ T
6 Km28+120 7.5 4.8 6.9 248.4 30-45 Cát kết, đá phiến Cây trồng lâu năm Cũ + mới T
7 Km32+800 12.0 5.0 1.2 72.0 35-45 Đá phiến Cây trồng lâu năm Đang trƣợt T
8 Km39+700 4.0 2.0 1.0 8.0 25-30
Đá macma nứt
nhiều
Cây trồng lâu năm Cũ + mới T
9 Km44+950 18.4 10.2 10.2 1914.3 30-45 Cuội kết, sạn kết
Trảng cây bụi thứ
sinh
Nguy cơ T
10 Km44+950 22.1 4.3 3.4 323.1 45-50 Sạn kết, phiến sét
Trảng cây bụi thứ
sinh
Nguy cơ P&T
11 Km68+100 15.6 10.2 8.0 1273.0 40-50 Phiến sét, cát kết
Trảng cây bụi thứ
sinh
Nguy cơ T
12 Km68+150 21.2 5.5 5.5 641.3 25-30 Cát kết, đá phiến
Trảng cây bụi thứ
sinh
Nguy cơ P
13 Km72 16.7 7.3 9.0 1097.2 25-30 Đá phiến, bột kết Cây trồng lâu năm Nguy cơ T
14 Km73+153 17.5 7.8 7.3 996.5 30-40 Cuội kết, cát kết
Trảng cây bụi thứ
sinh
Đang trƣợt T
15 Km80 26.3 4.6 5.2 629.1 30-45 Đá phiến sét
Trảng cây bụi thứ
sinh
Nguy cơ T
16 Km81+200 54.3 7.5 8.0 3258.0 45-50 Cát kết, bột kết
Trảng cây bụi thứ
sinh
Nguy cơ T
138 TRẦN THỊ TUYẾT MAI – TRẦN NGỌC BẢY
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TAI BIẾN TRƢỢT LỞ ĐẤT TRÊN QUỐC
LỘ 20 ĐOẠN QUA ĐỊA PHẬN TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Nhóm giải pháp phi công trình
- Tuyên truyền rộng rãi cho ngƣời dân tầm quan trọng của các hiểm hoá tai biến tự
nhiên nói chung và trƣợt lở đất nói riêng để có biện pháp phòng tránh.
- Không cấp phép cũng nhƣ nghiêm cấm tuyệt đối việc khai thác vật liệu xây dựng,
khoáng sản, các công trình xây dựng, các điểm dân cƣ nằm trong phạm vi hành lang bảo
vệ an toàn của tuyến đƣờng.
- Xây dựng hệ thống biển cảnh báo trên tuyến đƣờng đang có nguy cơ trƣợt lở để phòng
tránh. Tại các vị trí xung yếu, các điểm trƣợt lở cần bố trí chỉ dẫn giao thông, bố trí các
rào chắn tạm thời và cắm biển cảnh báo nguy hiểm.
- Khẩn trƣơng di dời các hộ dân, các công trình xây dựng nằm trong vùng nguy hiểm do
tai biến trƣợt lở đất đến các vị trí an toàn.
- Thành lập các đội cứu hộ cơ động nhằm ứng cứu, xử lý và khắc phục hậu quả do tai
biến tự nhiên gây ra trên tuyến đƣờng mình quản lý.
3.2. Nhóm giải pháp công trình
- Đối với các vách đƣờng đang có nguy cơ trƣợt lở, cần có biện pháp chống tác động
phá hoại của nƣớc mặt bằng cách xây dựng hệ thống rãnh thoát nƣớc trên sƣờn ở các độ
cao khác nhau, trồng cỏ Vertiver chống quá trình xói mòn đất.
- Đối với các điểm trƣợt lở lớn, phức tạp trên các vách taluy dƣơng dốc đứng, cần giảm
tải trọng trên sƣờn bằng cách hạ thấp các mái dốc, làm thoải mái dốc, tạo nhiều bậc
thang theo sƣờn dốc nhƣ tại Km 15 + 860 , Km 25, Km 68 + 100 Tăng tải trọng ở
phần chân của mái dốc bằng cách xây dựng các loại tƣờng phản áp, xây các tƣờng chắn
bê tông cốt thép, tƣờng rọ đá Mac-ca-phe-ri tại một số điểm trƣợt thuộc Km 32 + 800,
Km 44 + 950, Km 24 + 250
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã xác định tổ hợp các nguyên nhân gây trƣợt lở ở quốc lộ 20 đoạn
qua địa phận tỉnh Đồng Nai là do địa chất, địa hình - địa mạo, khí tƣợng - thủy văn, hoạt
động nhân sinh trong đó nguyên nhân khí tƣợng - thủy văn mang tính chất tăng khả
năng trƣợt lở.
Vùng có nguy cơ và đang diễn ra trƣợt lở với cấp cao tập trung ở một đoạn 12km từ xã
Phú Bình đến xã Phú Trung. Các vùng khác, tuy thực trạng trƣợt lở không nghiêm trọng
nhƣng vẫn ẩn chứa các yếu tố tăng nguy cơ trƣợt lở bởi hoạt động đốt nƣơng làm rẫy,
khai thác đá tùy tiện
Để giảm thiểu các tác hại và nguy cơ xảy ra trƣợt lở cần tiến hành đánh giá cụ thể mức
độ, phân vùng trƣợt lở trên tuyến đƣờng để áp dụng các giải pháp mang tính khả thi.
TRƢỢT LỞ ĐẤT Ở QUỐC LỘ 20, ĐOẠN QUA ĐỊA PHẬN TỈNH ĐỒNG NAI 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Đồng Nai (2010). Atlas tỉnh Đồng Nai.
www.tnmtdongnai.gov.vn.
[2] Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Đồng Nai (2008). Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Đồng
Nai. Đồng Nai.
[3] Nguyễn Hoàng Sơn (2011). Phân loại trƣợt lở đất đá và đánh giá nguy cơ trƣợt lở dọc
tuyến đƣờng Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và công nghệ 27, số 4S.
[4] Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai (2011). Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai.
hdnd.dongnai.gov.
Title: LANDSLIDE ON HIGHWAY 20 THROUGH THE TERRITORY OF DONG NAI
Abstract: Due to the risk of landslides is high, so Dong Nai province is one of 37 regions
research included in the scope of the project "Investigate, evaluate and partition warned
landslide rocks the mountainous regions of Vietnam." On the basis of studying the causes of
landslides, initially determine the extent of sliding at Highway 20 running through the territory
of Dong Nai and propose solutions overcome.
Keywords: landslides, highway 20, Dong Nai province, causes, solution
ThS. TRẦN THỊ TUYẾT MAI
Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế
ThS. TRẦN NGỌC BẢY
Trƣờng THPT Kiệm Tân – Đồng Nai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24_399_tranthituyetmai_tranngocbay_20_tran_ngoc_bay_7932_2020457.pdf