Trắc nghiệm Hóa Sinh

TN CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 1. Nước là chất quan trọng trong cơ thể vì nó: 1. Chiếm 55-70% trọng lượng cơ thể ở bào thai. 2. Chiếm 90% trọng lượng cơ thể ở trẻ nhỏ 3. Chiếm 55-66% trọng lượng cơ thể ở người trưởng thành. 4. Tham gia các phản ứng lý hóa trong cơ thể. 5. Tham gia hệ thống đệm. Chọn tập hợp đúng: A. 1,5. B. 2,4. C. 3,5. D. 3,4. E. 2,3. 2. Trong các ngăn của cơ thể nước chiếm: A. 20% trọng lượng cơ thể ở huyết tương. B. 40% thể tích nước toàn phần ở ngoại bào. C. 60% trọng lượng cơ thể ở nội bào. D. 15% thể tích nước toàn phần ở dịch gian bào. E. 5% thể tích nước toàn phần ở huyết tương.

doc7 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3356 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Hóa Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TN CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC 1. Nước là chất quan trọng trong cơ thể vì nó: 1. Chiếm 55-70% trọng lượng cơ thể ở bào thai. 2. Chiếm 90% trọng lượng cơ thể ở trẻ nhỏ 3. Chiếm 55-66% trọng lượng cơ thể ở người trưởng thành. 4. Tham gia các phản ứng lý hóa trong cơ thể. 5. Tham gia hệ thống đệm. Chọn tập hợp đúng: A. 1,5. B. 2,4. C. 3,5. D. 3,4. E. 2,3. 2. Trong các ngăn của cơ thể nước chiếm: A. 20% trọng lượng cơ thể ở huyết tương. B. 40% thể tích nước toàn phần ở ngoại bào. C. 60% trọng lượng cơ thể ở nội bào. D. 15% thể tích nước toàn phần ở dịch gian bào. E. 5% thể tích nước toàn phần ở huyết tương. 3. Sự phân bố nước ở các mô trong cơ thể từ thấp đến cao như sau: A. Xương , phổi, huyết tương. B. Máu toàn phần, tim , răng. C. Xương, huyết tương, cơ tim. D. Máu toàn phần, thận, mỡ. E.Thận, mỡ , gan. 4. Các chất điện giải trong cơ thể có các đặc điểm: 1. Khu vực nào có nồng độ cao sẽ đẩy nước ra khỏi khu vực đó. 2. Liên kết với protein và làm giảm áp suất thẩm thấu trong khu vực mà nó chiếm giữ. 3. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa các ion khuếch tán được trong ngăn có chứa protein so với ngăn không chứa protein tạo nên áp suất keo. 4. Trong mỗi ngăn, tổng nồng độ các cation bằng tổng nồng độ các anion. 5. Tổng nồng độ các ion trong ngăn có chứa protein lớn hơn tổng nồng độ các ion trong ngăn không chứa protein. Chọn tập hợp đúng: A. 1,2. B. 2,3. C. 3,4. D. 4,5. E. 3,5. 5. Nhu cầu nước mỗi ngày đối với cơ thể là: 1.100 ml/kg cân nặng ở trẻ sơ sinh. 2. 50 ml/kg cân nặng ở trẻ bú mẹ. 3. 30 ml/kg cân nặng ở người lớn. 4. 180 ml/kg cân nặng ở trẻ sơ sinh. 5. 100 ml/kg cân nặng ở trẻ 1 tuổi. Chọn tập hợp đúng: A. 1,2,3. B. 1,3,5. C. 2,3,4. D. 2,4,5. E. 3,4,5. 6. Nhu cầu muối mỗi ngày đối với cơ thể là: A. 4 đến 6 gam cho Na+, Cl- B. Có đầy đủ trong thức ăn. C. 3-4 gam trong cho K+ D. Lượng muối cung cấp từ thức ăn tương ứng khoảng 800 mOsm. E. Tất cả các câu trên đều đúng. 7. Khi trẻ nặng 8 kg, cần bù một lượng dịch 100ml/kg thể trọng, anh hay chị sẽ cho cháu bù dịch theo cách nào: A. Hòa 3/4 gói bột chống mất nước vào trong 3/4 lít nước và cho trẻ uống theo liều lượng trên. B. Hòa 8 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê đường vào trong 1 lít nước và cho trẻ uống theo liều lượng trên. C. Hòa 1 gói bột chống mất nước vào trong 1 lít nước và cho trẻ uống theo liều lượng trên. D. Hòa 1/2 gói bột chống mất nước vào trong 1/2 lít nước, sau đó hòa 1/4 gói bột chống mất nước vào trong 1/4 lít nước và cho trẻ uống theo liều lượng trên. E. Tất cả các cách trên đều sai. 8. Sự trao đổi nước giữa huyết tương và dịch gian bào phụ thuộc vào: A. Áp suất thẩm thấu. B. Áp suất thủy tĩnh. C. Áp suất keo. D. Áp suất do keo. E. Tất cả các câu trên đều đúng. 9. Phù có thể do các nguyên nhân sau: 1. Áp suất thẩm thấu do keo tăng. 2. Áp suất thẩm thấu do keo giảm. 3. Áp suất thủy tĩnh tăng. 4. Áp suất thủy tĩnh giảm. 5. Nước từ huyết tương bị đẩy ra dịch gian bào. Chọn tập hợp đúng: A. 1,4,5. B. 2,3,5. C. 1,3,5. D. 2,4,5. E. Tất cả đều sai. 10. Sự đào thải của nước qua thận chịu ảnh hưởng của: A. Chức năng lọc cầu thận. B.Chức năng tái hấp thu nước của thận C. Chức năng tái hấp thu Na+ của thận. D. Sự bài tiết hormon Aldosteron E. Tất cả các câu trên đều đúng. 11. Khi giảm bài tiết nước tiểu, cơ thể điều hòa bằng cách: 1. Tăng tiết Aldosteron 4. Giảm tiết Aldosteron 2. Tăng tái hấp thu Na+ 5. Giảm tiết ADH. 3. Tăng tiết ADH Chọn tập hợp đúng: A. 1,4 B. 4,5. C. 2,3 D. 1,2 E. 1,5 12. Khi tăng bài tiết nước tiểu, cơ thể điều hòa bằng cách: 1.Tăng tiết ADH 4. Giảm tiết ADH 2. Giảm tái hấp thu Na+ 5. Giảm tiết Aldosteron 3.Tăng tiết Aldosteron Chọn tập hợp đúng: A. 1,3 B. 1,2 C. 3,4 D. 4,5 E. 2,3 13. Ứ nước trong tế bào có thể do: A. Nước ở ngoại bào ưu trương. B. Nước ở nội bào nhược trương. C. Nước ở ngoại bào nhược trương. D. Na+ ở ngoại bào tăng. E. Áp suất thẩm thấu ở ngoại bào tăng 14. Ứ nước ở ngoài tế bào có thể do: A. Nước ở ngoại bào nhược trương. B. Thận tăng thải Na+ C. Giảm tiết Aldosteron D. Áp suất thẩm thấu ở ngoại bào giảm E. Thận giảm thải Na+ 15. Để bù dịch cho trường hợp mất nước toàn phần thì nên dùng: A. Dung dịch đẵng trương. B. Dung dịch ưu trương. C. Dung dịch nhược trương. D.Lợi tiểu thải muối và bù dịch đẵng trương E. Lợi tiểu thải muối và bù dịch nhược trương. 16. Các triệu chứng của mất nước toàn phần gồm: 1. Phù 4. Da khô, nhăn. 2. Khát nước. 5. Tất cả các câu trên đều đúng. 3. Sụt cân. Chọn tập hợp đúng: A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 1,4,5 D. 3,4,5 E. 2,3,5 17. Khi bị đồng thời ứ nước ngoại bào và mất nước nội bào thì sẽ xữ trí như sau: A. Bù dịch đẵng trương. B. Bù dịch ưu trương. C. Lợi tiểu thải muối và đồng thời bù dịch. D. Lợi tiểu thải muối nhưng không bù dịch. E. Các cách xữ trí trên đều sai. 18. Khi bị đồng thời mất nước ngoại bào và ứ nước nội bào thì sẽ xữ trí như sau: A. Bù dịch đẵng trương. B. Bù dịch nhược trương. C. Lợi tiểu và bù dịch ưu trương. D. Lợi tiểu và bù dịch ưu trương. E. Bù dịch ưu trương. 19. Nước từ trong huyết tương bị đẩy ra dịch gian bào: 1. Do áp suất thuỷ tĩnh lớn hơn áp suất do keo. 2. Do áp suất thuỷ tĩnh nhỏ hơn áp suất do keo. 3. Đem nước và các chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào. 4. Đem nước và chất cặn bã từ tế bào đào thải ra ngoài. 5. Có thể gây phù. Chọn tập hợp đúng: A. 1,3,5 B. 2,3,5 C. 1,4,5 D. 2,4,5 E. 1,2,5 20. Nước từ dịch gian bào đi vào huyết tương : A. Có thể gây phù. B. Đem các chất dinh dưỡng đến cho tế bào. C. Do áp suất thuỷ tĩnh lớn hơn áp suất do keo. D. Do áp suất thuỷ tĩnh nhỏ hơn áp suất do keo. E. Có thể gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa. 21. Cân bằng nước là: 1. Lượng nước uống vào bằng lượng nước xuất ra. 2. Lượng nước ăn vào bằng lượng nước xuất ra. 3. Lượng nước chuyển hoá bằng lượng nước xuất ra. 4. Tỷ lệ giữa lượng nước nhập vào và lượng nước xuất ra. 5. Bilan nước. Chọn tập hợp đúng: A. 1,2 B. 1,4 C. 4,5 D. 3,4, E. 1,3 22. Vai trò của nước là: 1. Bảo vệ mô và các cơ quan. 2. Tham gia cấu tạo các hệ thống đệm. 3. Kích thích hoạt động của các enzym. 4. Là dung môi hoà tan các chất vô cơ, hữu cơ. 5. Điều hoà thân nhiệt. Chọn tập hợp đúng: A. 1,2,3 B. 1,2,4 C. 1,4,5 D. 2,3,5 E. 2,4,5 23. Vai trò của muối là: 1. Tham gia tạo áp suất thẩm thấu. 4. Tham gia cấu tạo hệ thống đệm. 2. Điều hoà thân nhiệt. 5. Tham gia cấu tạo tế bào và mô. 3. Bảo vệ cho mô và các cơ quan. Chọn tập hợp đúng: A. 1,4,5 B. 2,4,5 C. 1,3,4 D. 3,4,5 E. 1,2,3 24. Tỷ lệ % nước trong cơ thể thay đổi theo tuổi, giới và thể tạng, cụ thể là: A. Tỷ lệ nước tăng theo tuổi B. Tỷ lệ nước giảm theo tuổi C. Tỷ lệ nước tăng ở người béo D. Tỷ lệ nước tăng ở nữ giới E. Tỷ lệ nước giảm ở người gầy 25. Nước ở dạng tự do trong cơ thể là: 1. Nước ở dạng hydrat hoá tạo mixen. 2. Nước sôi ở 1000C, đông đặc ở -200C. 3. Lưu thông trong máu, dịch bạch huyết, dịch não tuỷ ... 4. Không thay đổi theo chế độ ăn uống. 5. Thay đổi theo chế độ ăn uống. Chọn tập hợp đúng: A. 2,3 B. 3,5 C. 4,5 D. 2,5 E. 3,4 26. Tỷ lệ % nước trong cơ thể thay đổi theo tuổi, giới và thể tạng, cụ thể là: A. Trong máu toàn phần lượng nước chiếm tỷ lệ thấp B. Trong mô mỡ, răng, xương nhiều nước hơn ở tim, gan C. Ở thận, não lượng nước chiếm tỷ lệ thấp hơn ở mô mỡ D. Ở răng, xương nước chiếm tỷ lệ thấp hơn ở tim, gan, não, thận E. Ở thận, não, tim, gan nước chiếm tỷ lệ cao hơn ở huyết tương, máu toàn phần 27. Áp suất keo và áp suất do keo khác nhau ở chỗ: 1. Áp suất keo là do sự có mặt của protein 2. Áp suất keo là do sự có mặt của protein và sự chênh lệch của ion khuếch tán được trong ngăn có chứa protein cao hơn ngăn bên kia 3. Áp suất keo là do tổng của áp suất keo và áp suất do sự chênh lệch nồng độ của ion khuếch tán được trong ngăn có chứa protein cao hơn ngăn bên kia 4. Áp suất keo là áp suất do chênh lệch của ion khuếch tán được trong ngăn có chứa protein cao hơn ngăn bên kia 5. Áp suất do keo lớn hơn áp suất keo Chọn tập hợp đúng: A. 1,3,5 B. 2,3,5 C. 1,2,5 D. 1,2,4 E. 1,3,4 28. Muối có vai trò: A. Duy trì áp lực thẩm thấu B. Ổn định pH máu C. Dẫn truyền xung động thần kinh trong cơ thể D. Xúc tác cho các enzym hoạt động E. Tất cả các câu trên đều đúng 29. Khi định lượng các chất điện giải trong huyết thanh không nên xét nghiệm mẫu huyết thanh vỡ hồng cầu, bởi vì: A. Hồng cầu chứa nhiều K+, bị vỡ sẽ gây tăng K+ trong huyết thanh B. Màng hồng cầu nhiều lipid và chất điện giải C. Huyết tương chứa nhiều Na+, Cl- D. Màng hồng cầu nhiều K+ E. Tất cả các câu trên đều sai 30. Dịch gian bào có thành phần tương tự huyết tương, chỉ có một số điểm khác biệt như sau: 1. Có nồng độ protein cao hơn ở huyết tương 2. Có nồng độ Na+ giảm hơn ở huyết tương 3. Có nồng độ Cl- cao hơn ở huyết tương 4. Có nồng độ Na+ cao hơn ở huyết tương 5. Có nồng độ protein thấp hơn ở huyết tương Chọn tập hợp đúng: A. 1,3,4 B. 1,2,3 C. 2,3,5 D. 2,4,5 E. Các câu trên đều sai 31. Khi bị ưu trương vỏ thượng thận, có sự rối loạn nước và điện giải, cụ thể là: 1. Nồng độ K+ máu tăng 4. Nồng độ Na+ máu tăng 2. Nồng độ K+ trong nước tiểu tăng 5. Nồng độ Na+ nước tiểu tăng 3. Nồng độ K+ máu giảm Chọn tập hợp đúng: A. 1,2,4 B. 1,4,5 C. 2,4,5 D. 1,2,5 E. 2,3,4 32. Khi bị nhược năng vỏ thượng thận, có sự rối loạn nước và điện giải, cụ thể là: 1. Nồng độ Na+ máu tăng 4. Nồng độ K+ nước tiểu tăng 2. Nồng độ Na+ trong nước tiểu tăng 5. Nồng độ K+ máu tăng 3. Nồng độ Na+ nước tiểu giảm Chọn tập hợp đúng: A. 2,5 B. 1,4 C. 1,5 D. 2,4 E. 3,5 33. Khi bị tổn thương tuyến yên, nồng độ hormon ADH tăng lên sẽ dẫn tới: 1. Lượng nước tiểu tăng lên 4. Khối lượng máu giảm 2. Lượng nước tiểu giảm 5. Không ảnh hưởng tới lượng nước tiểu 3. Khối lượng máu tăng lên Chọn tập hợp đúng: A. 1,3 B. 1,4 C. 4,5 D. 2,3 E. 3,5 34. Sự đào thải muối phụ thuộc vào: A. Hormon vỏ thượng thận Aldosterol B. Tái hấp thu Na+ C. Enzym Anhydrase carbonic D. Đào thải K+ E. Tất cả các câu trên đều đúng 35. Nước ở trong cơ thể dạng bị cầm có đặc điểm : 1. Tạo mixen 2. Lưu thông trong máu, dịch não tuỷ ... 3. Sôi ở 1000C, đông đặc ở 00C 4. Nằm trong các khoang giữa các phân tử và các hạt nhỏ nguyên sinh chất 5. Nằm trong các mắc lưới của gel, giữ cho sinh vật có hình dạng, độ rắn chắc nhất định Chọn tập hợp đúng: A. 1,2 B. 4,5 C. 1,3 D. 2,4 E. 3,5 36. Chọn tập hợp đúng sau: 1. Ở bào thai, thể tích nước ngoại bào lớn hơn thể tích nước nội bào 2. Thể tích nước nội bào giảm dần theo tuổi 3. Càng lớn tháng tuổi, thể tích nước ngoại bào càng tăng 4. Càng lớn tháng tuổi, thể tích nước ngoại bào càng tăng 5. Ở trẻ lớn, thể tích nước ngoại bào tính theo công thức: ECF (l) = 0,239 x trọng lượng cơ thể (kg) + 0,325 A. 1,4,5 B. 1,2,3 C. 2,3,5 D. 2,4,5 E. 1,2,4 37. Trong cơ thể, có một số ion natri không trao đổi được, thường hiện diện ở : A. Huyết tương B. Dịch gian bào C. Mô xương, mô liên kết D. Máu toàn phần E. Tất cả các câu trên đều sai 38. Trong cơ thể, có một số ion Kali không trao đổi được, thường hiện diện ở : A. Huyết tương B. Máu toàn phần C. Hồng cầu D. Mô sụn, kết mạc, xương và một lượng nhỏ ở nội bào E. Tất cả các câu trên đều đúng 39. Trong cơ thể, calci có thể ở các dạng sau: A. Dạng ion hoá B. Dạng phức hợp (có thể siêu lọc) C. Dạng kết hợp protein D. A, B, C đều đúng E. A, B, C đều sai 40. Nước ở nội bào chiếm khoảng 60% lượng nước toàn phần của cơ thể A. Đúng. B. Sai. 41. Ở huyết tương nồng độ cation Na+ và anion HCO3- là quan trọng nhất . A. Đúng. B. Sai. 42. Ở nội bào nồng độ cation K+ và anion Cl- là quan trọng nhất: A. Đúng. B. Sai. 43. Ở dịch gian bào, nồng độ cation Na+ thường thấp hơn ở huyết tương: A. Đúng. B. Sai. 44. Nước bị cầm là nước hydrat hoá: A. Đúng. B. Sai. 45. Glucose, acid amin, ure là các chất hữu cơ quan trọng tạo nên sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa các ngăn. A. Đúng. B. Sai. 46. Phù do suy tim là do áp suất thuỷ tĩnh tăng nhiều so với áp suất do keo: A.Đúng. B.Sai 47. Ở tuổi dậy thì, thể tích nước nội bào của nữ thấp hơn nam A. Đúng B. Sai 48. Xương ở trẻ em, đậm độ calci cao hơn người lớn A. Đúng B. Sai 49. Trong cơ thể, khu vực nào có nồng độ muối cao sẽ thu hút nước đến khu vực đó A. Đúng B. Sai 50. Nhu cầu nước mỗi ngày đối với người lớn là ................................ 51. Nhu cầu nước mỗi ngày đối với trẻ em là ..................................... 52. Nhu cầu nước mỗi ngày đối với trẻ sơ sinh là ............................... 53. Nước trong cơ thể bị mất đi qua đường ......................................... 54. Lượng nước nhập vào hằng ngày gồm nước từ .......................... ................................... 55. Các chất sau được xem như là các chất điện giải không ảnh hưởng đến sự phân bố nước giữa các ngăn trong cơ thể ............................................................... 56. Nước di chuyển từ khu vực có nồng độ các chất điện giải cao đến .......................... ............................................ 57. Sự trao đổi nước giữa huyết tương và dịch gian bào phụ thuộc vào ................................ .......... 58. Suy tim có thể là do tăng ................................................. .............................................. 59. Phù có thể là do nước từ huyết tương bị đẩy ra ngoài…....... ........................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCH MUOI NUOC.doc
  • docHOA SINH GAN.doc
  • docHOA SINH THAN.doc
  • docNHIEM DOC.doc
  • docSINH HOA MAU - DICH.doc
  • docTB ACID - BASE.doc
  • docTN A.NUCLEIC.doc
  • docTN ACID AMIN.doc
  • docTN CANCER.doc
  • docTN CHUYEN HOA CHUNG.doc
  • docTN ENZYM.doc
  • docTN GLUCID.doc
  • docTN HEMOGLOBIN.doc
  • rarTN Hoa sinhchung.rar
  • docTN HORMON.doc
  • docTN LIPID.doc
  • docTN LIPOPROTEIN.doc
  • docTN Lipoprotein1.doc
  • docTN LQDH CHUYEN HOA.doc
  • docTN VITAMIN.doc
Tài liệu liên quan