Đến nay, tác dụng của Astaxanthin đến quá trình
làm giàu thức ăn sống vẫn chưa được biết tới. Vì
thế, cần có những nghiên cứu về thức ăn tươi sống
được giàu hóa bằng Astaxanthin.
Vai trò của Astaxanthin đối với những loài cá
kinh tế của nước ta vẫn chưa được biến đến. Vì
thế cần có những nghiên cứu vai trò của
Astaxanthin lên các đối tượng này từ đó có thể
nâng cao sức khỏe, cải thiện tỷ lệ sống của đối
tượng nuôi, làm cho nghề nuôi ngày càng phát
triển bền vững hơn.
Bên cạnh đó, nghề nuôi và buôn bán cá cảnh đang
ngày càng phát triển, tuy nhiên vai trò của
Astaxanthin trên các đối tượng nuôi cảnh vẫn còn
nhiều hạn chế. Vì thế cần có những nghiên cứu về
vai trò của Astaxanthin lên các đối tượng nuôi
cảnh, từ đó có thể nâng cao sức khỏe, cải thiện tỷ
lệ sống và đặc biệt là màu sắc của đối tượng nuôi,
từ đó góp phần làm giảm áp lực khai thác, bảo vệ
nguồn lợi các loài sinh vật cảnh.
10 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về việc sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30
21
TỔNG QUAN VỀ VIỆC SỬ DỤNG ASTAXANTHIN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Hồ Sơn Lâm1, Phan Thị Ngọc1
1Viêṇ Hải dương hoc̣
2Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 20/10/2015
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
11/11/2015
Ngày chấp nhận đăng: 06/2017
Title:
An overview on the use of the
Astaxanthin in aquaculture
Keywords:
Astaxanthin, aquaculture, fish,
crustacean, pigmentation
Từ khóa:
Astaxanthin, nuôi trồng
thủy sản, cá, giáp xác, màu
sắc
ABSTRACT
Effects of antibiotics usage on aquaculture, on environment and human health,
have prompted the search for alternative products. Besides, color is one of the
characteristics affecting the market price and plays an important role in the
overall evaluation of the product. Recently, one of the few substances that can
be used to replace antibiotics, which can create colors for aquatic animal and
is concerned by many researchers in the field, is Astaxanthin. This report
reviews the role of Astaxanthin on the culture of some kinds of fish and
crustaceans. Suggestions for further research on the application of Astaxanthin
in aquaculture are also included.
TÓM TẮT
Ảnh hưởng của kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản lên môi trường và sức
khỏe con người đã thúc đẩy các nghiên cứu tìm ra các sản phẩm thay thế. Bên
cạnh đó, màu sắc là một trong những đặc điểm ảnh hưởng đến giá cả thị trường
và đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá tổng thể đối tượng nuôi.
Gần đây, một trong số ít những chất vừa có thể thay thế kháng sinh vừa tạo nên
màu sắc cho vật nuôi đang được quan tâm nghiên cứu đó là Astaxanthin. Bài
báo này tổng quan vai trò của Astaxanthin trong nuôi một số loài cá và giáp
xác. Bài báo cũng đề xuất nghiên cứu tiếp theo về ứng dụng của Astaxanthin
trong nuôi trồng thủy sản.
1. MỞ ĐẦU
Trong nhiều thập kỷ qua, kháng sinh được sử
dụng ở liều thấp nhằm cải thiện tốc độ tăng
trưởng và sức khỏe của các đối tượng nuôi
(Rosen, 1996). Tuy nhiên, trước sự gia tăng nhu
cầu về thực phẩm an toàn và sự cần thiết bảo vệ
môi trường sinh thái, thì việc sử dụng kháng sinh,
yếu tố tạo ra các mầm bệnh kháng thuốc và làm
suy thoái môi trường đang được quan tâm (Huỳnh
Minh Sang & Trần Văn Bằng, 2013). Việc cấm sử
dụng kháng sinh trong nuôi thủy sản ở một số
nước đã khuyến khích các nghiên cứu tìm ra và áp
dụng các chất thay thế kháng sinh trong nuôi
trồng thủy sản (A. Genc, Aktas, M. Genc &
Yilmaz, 2007). Ngoài ra, các sản phẩm nuôi trồng
thủy sản chất lượng cao phải đáp ứng một số yêu
cầu được đánh giá cao bởi người tiêu dùng, bao
gồm màu sắc thích hợp, đó là một trong các thông
số chất lượng cá quan trọng nhất trên thị trường.
Màu sắc là đặc tính đầu tiên được nhận thức và là
một tiêu chí lựa chọn yếu tố quyết định, liên quan
trực tiếp đến việc chấp nhận hoặc từ chối (Shahidi
& Metusalach, 1998). Màu sắc là một trong
những đặc điểm ảnh hưởng đến giá cả thị trường
và đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh
giá tổng thể cá nuôi (Gouveia & Rema, 2005).
Gần đây, một trong số ít những chất vừa có thể
thay thế kháng sinh vừa tạo nên màu sắc cho vật
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30
22
nuôi đang được quan tâm nghiên cứu đó là
Astaxanthin. Astaxanthin là một loại carotenoid,
tạo sắc tố hiện diện ở một số loài thủy sản, làm
cho cơ, da và trứng động vật thủy sản có màu
vàng, cam hay đỏ (Higuera, Félix & Goycoolea,
2006). Hiện nay để tạo màu cơ, da hay làm cho cá
lên đỏ, trong thức ăn cá thường được bổ sung
Astaxanthin để cá có màu sắc đẹp hơn và dễ tiêu
thụ hơn. Astaxanthin có công thức hóa học là 3,3-
dihydroxy-4,4-diketo-β Carotene, có thể hoà tan
trong dầu/mỡ. Do trong cấu trúc có nhiều nối đôi
(13 nối đôi) nên Astaxanthin còn là một chất
chống oxy hóa mạnh, gấp 10 lần các carotenoid
khác. Đặc tính chống oxy hóa của Astaxanthin
được thể hiện ở chỗ nó ngăn cản sự hình thành
gốc tự do bằng cách loại bỏ oxy tự do, trong
trường hợp các gốc tự do đã được hình thành thì
Astaxanthin có thể kết hợp với gốc tự do để vô
hiệu hóa nó, nhờ đó Astaxanthin có thể bảo vệ
lipid khỏi sự oxy hóa giống như màng
phospholipid. Mặt khác, Astaxanthin còn đóng vai
trò tương tự như vitamin E trong phòng chống sự
oxy hóa tế bào và liên hệ đến chức năng sinh sản
ở các động vật thủy sản. Astaxanthin có khả năng
chống lại quá trình oxy hóa lên đến 500 lần so với
vitamin E (Di Mascio, Murphy & Sies, 1989;
Shimidzu, 1996; Naguib, 2000; Kurashige,
Okimasu & Utsumi, 1990), điều này đã khiến một
số chuyên gia cho rằng nó như là "Super Vitamin
E". Các nghiên cứu cho thấy, đặc tính chống oxy
hóa của Astaxanthin cao gấp 10 lần so với β-
carotene (Miki, 1991). Astaxanthin có khả năng
cải thiện hệ thống miễn dịch bằng cách tăng số
lượng các tế bào sản xuất kháng thể (Chatzifotis
và cs., 2005). Bên cạnh đó, vai trò của
Astaxanthin đối với sinh sản cũng đã được đề cập
bởi Tizkar, Soudagar, Bahmani, Hosseini và
Chamani (2013). Theo đó, hàm lượng carotenoid
bổ sung vào thức ăn cho cá bố mẹ có thể làm tăng
sự hình thành lipoprotein, đây là hợp chất quan
trọng trong quá trình tích lũy năng lượng trong sự
hình thành lòng đỏ trứng, trong khi đó,
Astaxanthin giúp tinh trùng vận động tốt hơn từ
đó làm tăng cơ hội thụ tinh. Bổ sung Astaxanthin
vào thức ăn giúp cải thiện tăng trưởng (Tizkar và
cs., 2013; Christiansen & Torrissen, 1996; Rajabi,
Salarzadeh, Yahyavi, Masandani & Niromand,
2012), tỷ lệ sống (Yamada, Tanaka, Sameshima &
Ito, 1990; Chien & Jeng, 1992; Paripatananont,
Tangtrongpairoj & Sailasuta, 1999; Rajabi, 2012),
miễn dịch (Chandrasekar và cs., 2014;
Christiansen, Glette, Torrisen, Lie & Waagb,
1995; Babin, Biard & Moret, 2010), sinh sản
(Ansari, Alizadeh, Shamsai & Khodadadi, 2013)
và giảm stress (Chien, Pan & Hunter, 2003;
Supamattaya, Kiriratnikom, Boonyaratpalin &
Borowitzka, 2005; Niu và cs., 2009) của một số
loài cá và giáp xác. Bài báo này tổng quan về vai
trò của Astaxanthin trong nuôi một số loài cá và
giáp xác, trong đó đề cập đến tăng trưởng, tỷ lệ
sống, sinh lý, miễn dịch, sinh sản và giảm stress
của đối tượng nuôi.
2. NỘI DUNG
2.1 Phương thức và liều lượng áp dụng
Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi thủy sản Astaxanthin chủ yếu được
trộn vào thức ăn của một số loài cá và giáp xác
như: cá hồi vân (Amar, Kiron, Satoh & Watanabe,
2001); cá hồi Đại Tây Dương
(Christiansen, Lie & Torrissen, 1994; Christiansen
& Torrissen, 1996); cá tráp (Sparus aurata)
(Gomes, 2002); cá dĩa (Đặng Quang Hiếu, Hà Lê
Thi ̣ Lôc̣ và Bùi Minh Tâm, 2009); tôm he Nhật
Bản (Yamada Tanaka, Sameshima & Ito, 1990;
Chien & Jeng, 1992); tôm thẻ chân trắng (Rajabi
và cs., 2012).
Liều lượng sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng
thủy sản là một yếu tố quyết định đến hiệu quả
nuôi. Sử dụng Astaxanthin dưới mức yêu cầu cần
thiết của cơ thể vật nuôi thường không mang lại
hiệu quả tối ưu của Astaxanthin, trong khi nếu sử
dụng trên mức cần thiết giá thành sản xuất sẽ cao
do lãng phí và lợi nhuận sẽ giảm. Nhu cầu
Astaxanthin cho hiệu quả sinh trưởng, tỷ lệ sống,
sinh lý, miễn dịch, sinh sản và giảm stress phụ
thuộc vào từng loài. Theo Torrissen, Christiansen,
Struksnæs và Estermann (1995), hàm lượng bổ
sung thích hợp nhất cho cá hồi Đại Tây Dương là
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30
23
60 mg/kg thức ăn. Cũng trên đối tượng là cá hồi
Đại Tây Dương, kết quả nghiên cứu của Olsen và
Mortensen (1997) cho thấy bổ sung Astaxanthin
với hàm lượng 70 mg/kg thức ăn có ảnh hưởng rõ
rệt nhất đến màu sắc cơ cá. Theo Ho, O’Shea và
Pomeroy (2013), đối với cá nemo 30 ngày tuổi
nồng độ Astaxanthin bổ sung thích hợp là 80 –
160 mg Astaxanthin/kg thức ăn. Nồng độ thích
hợp bổ sung cho cá khoang cổ đỏ Amphibrion
frenatus là 200 mg Astaxanthin/kg thức ăn (Hà Lê
Thị Lộc và cs., 2009). Nghiên cứu của Đặng
Quang Hiếu và cs. (2009) với đối tượng là cá dĩa
hàm lượng bổ sung 300 ppm Astaxanthin vào
thức ăn giúp cá dĩa có màu đỏ đậm nét nhất. Theo
Paripatananont và cs. (1999) liều tối ưu của
Astaxanthin đối với cá vàng (Carassius auratus)
là 36 – 37 mg/kg thức ăn. Astaxanthin bổ sung ở
nồng độ từ 240 mg/kg thức ăn đã được áp dụng
trong nuôi tôm sú (Chih - Hung, 2004); 200 mg
Astaxanthin/kg thức ăn trong nuôi tôm he Nhật
Bản (Yamada và cs., 1990); 100 mg Astaxanthin
/kg thức ăn trong nuôi cá chép (Chandrasekar và
cs. 2014); 150mg Astaxanthin/kg trong nuôi cá
vàng (Carassius auratus) (Tizkar và cs. 2013);
150 mg Astaxanthin/kg thức ăn trong nuôi tôm
Macrobrachium nipponense (Tizkar, Seidavi,
Ponce - Palafox & Pourashoori, 2014).
2.2 Hiệu quả của Astaxanthin trong nuôi
trồng thủy sản
Hiệu quả của Astaxanthin đã được chứng minh
trên nhiều đối tượng nuôi.
Nghiên cứu của Christiansen, Lie và Torrissen
(1995) trên cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar)
cho thấy cá ăn thức ăn bổ sung Astaxanthin
(60mg/kg thức ăn) tăng trưởng nhanh hơn với sự
tăng cân trung bình mỗi ngày là 0.39%, trong khi
đó tỉ lệ này chỉ đạt 0,18% ở nhóm ăn thức ăn
không được bổ sung Astaxanthin. Hàm lượng
lipid thô cũng cao hơn đáng kể ở nhóm cá ăn thức
ăn bổ sung. Nồng độ Astaxanthin trong cơ của cá
ăn thức ăn bổ sung Astaxanthin là 2 - 7 mg cao
hơn đáng kể so với 0 - 3 mg/kg ở nhóm cá ăn thức
ăn không bổ sung. Các loại vitamin chống oxy
hóa trong cơ (retinol, α-tocopherol) và gan
(retinol, α-tocopherol và acid ascorbic) của cá ở
nhóm bổ sung nhiều hơn 2 đến 20 lần so với
nhóm còn lại. Cá cho ăn bổ sung Astaxanthin có
sức đề kháng đối với vi khuẩn Aeromonas
salmonicida tốt hơn so với cá đối chứng. Hàm
lượng hemoglobin trong máu và các thông số
miễn dịch cũng có xu hướng cao hơn ở nhóm cá
cho ăn Astaxanthin mặc dù sự khác biệt này là
không đáng kể. Như vậy, Astaxanthin bổ sung
vào thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc mà
còn làm thúc đẩy tăng trưởng, chống oxy hóa,
tăng cường các hoạt động miễn dịch ở cá hồi Đại
Tây Dương. Nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung
Astaxanthin vào thức ăn lên màu sắc của cá tráp
đã được thực hiện bởi Ben, Mark, Geoff và Paul
(2009). Cá đươc̣ nuôi trong lồng và cho ăn với 7
nghiêṃ thức tương ứng hàm lươṇg Astaxanthin
bổ sung vào thức ăn là 0, 13, 26, 39, 52, 65 và 78
mg Astaxanthin/kg thức ăn và được nuôi trong 63
ngày. Mỗi thı́ nghiêṃ đươc̣ lăp̣ laị 4 lần. Kết quả
nghiên cứu cho thấy bổ sung Astaxanthin với
nồng độ 39 mg/kg thức ăn sau 42 ngày nuôi, cá
đạt màu sắc tối ưu nhất, đồng thời hàm lươṇg
carotenoid tı́ch lũy ở da cá tráp cũng đạt giá trị
cao nhất. Không có sự sai khác có ý nghĩa thống
kê về màu sắc cũng như hàm lượng carotenoid
tı́ch lũy ở da cá tráp khi cho cá ăn thức ăn bổ sung
Astaxanthin có nồng độ lớn hơn 39 mg/kg và nuôi
lâu hơn 42 ngày (p > 0,05). Điều này cho thấy, bổ
sung Astaxanthin với liều lượng cao hay trong
thời gian kéo dài cũng không làm tăng thêm hiệu
quả Astaxanthin đối với cá tráp. Trịnh Thị Lan
Chi (2010) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng
của Astaxanthin lên cá chép Nhật Cyprinus
carpio. Thí nghiệm được tiến hành với 5 mức bổ
sung Astaxanthin ở các hàm lượng khác nhau: 0,
25, 50, 75 và 100 mg/kg thức ăn. Tác giả đã sử
dụng phương pháp đánh giá màu sắc của cá chép
Nhật bằng cách cho điểm theo thang màu từ 0 đến
9 của Boonyaratpalin và Prasert (1989). Kết quả
nghiên cứu cho thấy, bổ sung Astaxanthin có tác
dụng tích cực trong việc cải thiện màu sắc ở cá
chép Nhật sau 2 tháng nuôi, trong đó hàm lượng
hiệu quả nhất là 78,22 ± 5,84 mg/kg thức ăn. Một
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30
24
nghiên cứu khác về ảnh hưởng của Astaxanthin
lên tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch của cá chép
Nhật cũng đã được nghiên cứu bởi Chandrasekar
và cs. (2014). Theo đó, Astaxanthin bổ sung vào
thức ăn giúp cá chép Nhật có thể kháng lại tác
động của vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Khi bổ
sung Astaxanthin với các nồng độ 0, 25, 50, 100
mg/kg thức ăn và theo dõi trong vòng 4 tuần, tác
giả nhận thấy tỉ lệ chết cao nhất ở nhóm được cho
ăn với hàm lượng Astaxanthin là 25 mg/kg (35%)
trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm được cho ăn
Astaxanthin 50, 100 mg/kg tương ứng là 20, 10%.
Và tỉ lệ này thấp hơn đáng kể so với nhóm đối
chứng (85%) không được ăn thức ăn bổ sung
Astaxanthin (p < 0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ tăng
trưởng, chuyển đổi thức ăn và khả năng sử dụng
protein tăng lên đáng kể ở 2 nhóm được cho ăn
thức ăn bổ sung 50, 100 mg Astaxanthin (p <
0,05). Các chỉ số như hàm lượng protein tổng số,
albumin, globulin huyết thanh đều tăng ở những
nghiệm thức bổ sung Astaxathin. Hoạt động thực
bào tăng lên từ tuần 2 ở những nghiệm thức bổ
sung Astaxanthin trong khi đó nhóm đối chứng
chỉ tăng lên từ tuần thứ 4. Phản ứng bùng nổ hô
hấp ở nhóm được cho ăn bổ sung 25 mg
Astaxanthin/kg thức ăn đã bắt đầu tăng từ tuần
đầu tiên, còn nhóm được cho ăn bổ sung 50 và
100 mg Astaxanthin/kg thức ăn chỉ tăng từ tuần
thứ hai trong khi đó nhóm đối chứng chỉ tăng sau
4 tuần. Tuy nhiên, hoạt động của lyzozym đều
tăng lên đáng kể ở các nhóm được cho ăn thức ăn
làm giàu Astaxanthin so với đối chứng. Như vậy
bổ sung Astaxanthin vào thức ăn với liều lượng
50, 100 mg/kg thức ăn giúp thúc đẩy tăng trưởng,
nâng cao tỉ lệ sống, thúc đẩy các hoạt động miễn
dịch giúp cá chép Nhật chống lại ảnh hưởng của
khuẩn Aeromonas hydrophila. Một nghiên cứu
khác về vai trò của Astaxanthin đối với khả năng
miễn dịch của đối tượng nuôi cũng đã được
nghiên cứu bởi S. Kim, Song, K. Kim và Lee
(2012). Theo đó, bổ sung Astaxanthin vào thức ăn
trong một khoảng thời gian tương đối ngắn có thể
cải thiện khả năng miễn dịch ở cá bơn
Paralichthys olivaceus. Nghiên cứu được tiến
hành với 4 nghiệm thức bổ sung Astaxanthin với
liều lượng 0 (đối chứng), 100, 200, 300 mg/kg
thức ăn, mỗi nghiêṃ thức được lăp̣ laị 3 lần (30
con/bể), cá đươc̣ cho ăn trong 15 ngày. Sau 15
ngày, mỗi nghiêṃ thức chọn 30 con và gây cảm
nhiễm bằng cách tiêm 1 ml vi khuẩn Edwardsiella
tarda (3 x 108 tế bào/ml). Kết quả nghiên cứu cho
thấy, tỷ lệ chết của cá thí nghiệm ở 4 nghiệm thức
bổ sung Astaxanthin với liều lượng 0 (đối chứng),
100, 200, 300 mg/kg thức ăn lần lượt là 80; 65; 55
và 40% (p < 0,05). Như vậy, bổ sung Astaxanthin
vào thức ăn làm tăng khả năng miễn dịch của cá
bơn đối với vi khuẩn E. tarda. Nghiên cứu của Ho
và cs. (2013) được tiến hành trên cá nemo 30
ngày tuổi được chia làm các nhóm và được cho ăn
thức ăn bổ sung 40, 60, 80, 160 mg Astaxanthin
dạng ester hóa /kg thức ăn trong 90 ngày. Kết quả
cho thấy tăng hàm lượng Astaxanthin trong thức
ăn làm cải thiện màu sắc da: màu sắc sẫm hơn và
độ sáng thấp hơn (cá đỏ hơn). Cá ăn thức ăn bổ
sung 80 – 160 mg Astaxanthin/kg thức ăn thì màu
sắc được cải thiện đáng kể so với cá được cho ăn
với hàm lượng Astaxantin bổ sung thấp hơn.
Cũng theo một nghiên cứu khác của Ho và cs.
(2013) trên cá hề màu hạt dẻ (Premnas
biaculeatus) thì bổ sung Astaxanthin với liều
lượng khác nhau sẽ dẫn đến màu sắc khác nhau ở
cá nuôi và sự khác biệt màu sắc được biểu hiện là
kết quả của việc tăng kích thước hạt carotenoid và
nồng độ carotenoid trong hạt. Các thông số sinh lý
học tế bào sắc tố được khảo sát là màu sắc, mật
độ, và đường kính của hạt carotenoid. Cá sau 30
ngày nở được cho ăn với các chế độ ăn bổ sung
23, 214, 2350 ppm Astaxanthin. Kết quả nghiên
cứu cho thấy không có sự khác biệt về mật độ hạt
carotenoid (khoảng 0,3 hạt/μm2), tuy nhiên đường
kính hạt và sự tích lũy carotenoid tăng lên khi cá
được cho ăn thức ăn chứa Astaxanthin ở hàm
lượng cao hơn. Màu sắc hạt carotenoid đậm hơn
đáng kể, độ bão hòa cao hơn và các giá trị độ sáng
thấp hơn ở nhóm cá được cho ăn Astaxanthin hàm
lượng cao hơn. Hàm lượng Astaxanthin bổ sung
thích hợp nhất cho loài cá này là 214 ppm. Nghiên
cứu của Díaz, Velurtas, Espino và Fenucci (2014)
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30
25
chỉ ra rằng, bổ sung Astaxanthin vào thức ăn làm
tăng khả năng chống sốc với môi trường do nitrite
của tôm Pleoticus muelleri giai đoạn hậu ấu trùng.
Nghiên cứu được tiến hành với 3 nghiêṃ thức bổ
sung Astaxathin vào thức ăn lần lươṭ là: 0 mg/kg
(C0), 100 mg/kg (C100) và 300 mg/kg (C300). Ấu
trùng tôm được nuôi trong môi trường nitrite
(NO2Na) với các nồng độ khác nhau (0 - 200
mg/L). Nồng đô ̣nitrite gây chết 50% (LC50) ở 96
h là 76,3; 89,7, và 157 mg/L tương ứng với ba
nghiêṃ thức C0, C100 và C300. Hoaṭ đôṇg chống
oxy hóa đươc̣ xác điṇh thông qua khả năng làm
sac̣h gốc tư ̣ do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
(DPPH). Ở tất cả các nghiêṃ thức các chất sinh ra
làm sac̣h DPPH đươc̣ diêñ ra maṇh me.̃ Tuy nhiên
tôm ở nghiêṃ thức C100 và C300 cho thấy các hoaṭ
đôṇg làm giảm DPPH (62 và 59%) nhanh hơn so
với nghiêṃ thức đối chứng C0 (43%) (p < 0,05).
Điều này cho thấy, Astaxanthin như môṭ chất bảo
vê ̣giúp tôm chống laị căng thẳng do nitrite. Hiệu
quả của việc bổ sung Astaxanthin vào thức ăn lên
đặc điểm sinh sản của cá hồi vân đã được tiến
hành bởi Ahmadi, Bazyar, Safi, Ytrestøy và
Bjerkeng (2006). Nghiên cứu được thực hiện trên
5 nhóm của cá hồi vân cái cho ăn khẩu phần thức
ăn chứa 0,07; 12,46; 33,33; 65,06 và 92,91 mg
Astaxanthin/kg thức ăn và hai nhóm cá hồi cầu
vồng đực cho ăn bổ sung với 0,07 và 33,33 mg
Astaxanthin/kg thức ăn. Cá bố mẹ được nuôi
trong 6 tháng cho đến khi thành thục sinh dục. Số
lượng trứng từ mỗi nhóm của cá mẹ được chia
thành hai phần bằng nhau. Một phần được thụ tinh
với tinh trùng đồng nhất của cá bố được cho ăn
thức ăn chứa 0,07 mg Astaxanthin/kg và phần còn
lại cho thụ tinh bởi tinh trùng của cá bố ăn thức ăn
chứa 33,3 mg Astaxanthin/kg. Có sự khác biệt
đáng kể về tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ trứng nở và tỷ
lệ chết của cá con sau khi nở giữa các nhóm thí
nghiệm (p < 0,05), nhưng không có sự khác biệt
đáng kể về tỷ lệ chết trước khi nở (p > 0,05).
Đồng thời có sự tương quan giữa tỷ lệ thụ tinh, tỷ
lệ nở với hàm lượng Astaxanthin bổ sung vào
thức ăn cá mẹ (p < 0,05). Nghiên cứu cũng đã chỉ
ra rằng, bổ sung Astaxanthin vào thức ăn giúp cải
thiện khả năng sinh sản trong cá hồi vân. Tizkar
và cs. (2013) đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh
giá ảnh hưởng của Astaxanthin ở liều lượng khác
nhau đến khả năng sinh sản của cá vàng
(Carassius auratus). Nghiên cứu được thực hiện
với thức ăn được bổ sung 0, 50, 100 và 150 mg
Astaxanthin/kg thức ăn. Các bố mẹ được cho ăn
thức ăn thí nghiệm trong bốn tháng. Sau đó, trứng
thu được từ các cá mẹ được thụ tinh với tinh trùng
của cá đực trong cùng nghiệm thức thí nghiệm.
Sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, đường kính trứng và
tỷ lệ sống được đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho
thấy không có khác biệt đáng kể về sức sinh sản
giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Tuy nhiên,
đường kính trứng và số lượng trứng thụ tinh ở
nghiệm thức cá bố mẹ cho ăn 150 mg
Astaxanthin/kg lớn hơn so với các nghiệm thức
còn lại (p < 0,05) và nghiệm thức này cũng cho
thấy tỷ lệ sống của trứng thụ tinh đạt giá trị cao
trong giai đoạn ấp (p < 0,05). Đồng thời, có sự
tương quan giữa liều lượng bổ sung Astaxanthin
cho cá bố mẹ với tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ sống có ý
nghĩa thống kê.
Trong nuôi trồng thủy sản, Astaxanthin đã được
sử dụng như chất bổ sung để cải thiện màu sắc,
tăng trưởng, tỷ lệ sống, miễn dịch và sinh sản của
các đối tượng nuôi. Lợi ích của việc bổ sung
Astaxanthin vào thức ăn lên màu sắc, tăng trưởng,
tỷ lệ sống, miễn dịch và sinh sản một số đối tượng
nuôi thủy sản được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Áp dụng và ảnh hưởng của thức ăn bổ sung Astaxanthin lên các đối tượng nuôi thủy sản
Đối tượng Hàm lượng
Astaxanthin (mg/kg)
Hiệu quả Tài liệu tham khảo
Tôm thương phẩm 100 Tỷ lệ sống Yamada và cs. (1990)
Cá vàng 36 – 37
Màu sắc da
Tỷ lệ sống
Paripatananont và cs.
(1999)
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30
26
Đối tượng
Hàm lượng
Astaxanthin (mg/kg) Hiệu quả Tài liệu tham khảo
Tôm sú 50 Màu sắc vỏ
Menasveta,
Worawattanamateekul,
Latscha và Clark (1993)
Cá hồi Đại Tây Dương Trên 80
Tăng trưởng
Tỷ lệ sống
Christiansen và cs. (1995)
Cá hồi Đại Tây Dương
chưa trưởng thành
190 Tích trữ vitamin A
Christiansen và Torrissen
(1996)
Tôm sú 80
Tỉ lệ sống
tăng trưởng
Chih - Hung và Yew
(2004)
Cá hồi Đại Tây Dương 100 Màu sắc cơ thịt Chatzifotis và cs. (2005)
Tôm thẻ chân trắng 125 - 150
Tăng tưởng, khả năng
chống oxy hóa
Zhang và cs. (2006)
Cá khoang cổ đỏ 200 Màu sắc da
Hà Lê Thị Lộc và cs.
(2009)
Tôm thẻ chân trắng 200
Tăng trưởng
Tỷ lệ sống
Giảm stress
Niu và cs. (2009)
Cá khoang cổ đỏ 200 Màu sắc da
Hà Lê Thị Lộc và cs.
(2009)
Cá dĩa 300 Màu sắc da
Đặng Quang Hiếu và cs.
(2009)
Cá hồi vân 8
Sức sinh sản
Tỉ lệ nở
Ansari và cs. (2013)
Cá Astronotus ocellatus 200
Tăng trưởng
Tỷ lệ sống
Đáp ứng miễn dịch
Alishahi, Karamifar và
Mesbah (2015)
Tôm Macrobrachium
nipponense
150 Tăng sức đề kháng Tizkar và cs. (2014)
Cá đù vàng 35 – 75 Cải thiện màu sắc da Yi và cs. (2014)
Hiệu quả của Astaxanthin được tăng lên khi bổ
sung Astaxanthin kết hợp với nguyên tố khác
trong thức ăn. Nguyễn Thị Trang và Nguyễn Tiến
Hóa (2013) đã tiến hành trên cá hồi vân với 3
nghiệm thức thức ăn có bổ sung Astaxanthin và
Canthaxanthin với tỷ lệ khác nhau 80 mg
Astaxanthin, 60 mg Astaxanthin + 20 mg
Canthaxanthin, 40 mg Astaxanthin + 40 mg
Canthaxanthin/kg thức ăn. Sau 60 ngày nuôi, màu
sắc cơ thịt cá hồi vân được đánh giá bằng phương
pháp cho điểm sử dụng thước so màu SalmoFan
Lineal có thang điểm từ 20 tới 34. Kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra rằng màu sắc cơ thịt cá hồi vân đạt
29,25 ± 09 khi sử dụng thức ăn có bổ sung
Astaxanthin và Canthaxanthin với tỷ lệ 40/40 và
cao hơn so với nghiệm thức sử dụng tỷ lệ 60/20
(26,73 ± 0,95) và 80/0 (25,36 ± 1,16) (P < 0,5).
Tuy nhiên, tỷ lệ chất tạo màu
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30
27
Astaxanthin/Canthaxanthin khác nhau lại không
ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá hồi nuôi thương phẩm. Kết quả này tương
đồng với nghiên cứu của Nihat và Muammer
(2011), khả năng biểu hiện màu sắc trên cơ thịt cá
hồi vân khi sử dụng thức ăn chứa hỗn hợp
Astaxanthin/Canthaxanthin tốt hơn so với sử dụng
Astaxanthin. Thức ăn bổ sung chất tạo màu với tỷ
lệ Astaxanthin/Canthaxanthin là 40/40 mg cho
hiệu quả cao hơn về màu sắc và giá thành thức ăn
so với tỷ lệ 60/20 và 80/0.
3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT
HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Astaxanthin mang lại nhiều lợi ích, vừa là chất tạo
màu, vừa là chất tăng khả năng sinh sản, đồng
thời vừa có thể thay thế các loại kháng sinh trong
nuôi một số loài cá và giáp xác. Tuy nhiên, những
nghiên cứu về vai trò của Astaxanthin còn nhiều
hạn chế, hiểu biết về nhu cầu Astaxanthin chỉ
được biết đến ở một số loài cá và giáp xác nuôi.
Đến nay, vai trò của Astaxanthin lên một số đối
tượng cá kinh tế nuôi phổ biến ở nước ta (cá mú,
cá chẽm, cá chim vây vàng, ), cá cảnh biển (cá
khoang cổ, cá thia, cá hoàng đế,) vẫn chưa
được biết đến. Để đạt được năng suất cao trong
nuôi các đối tượng thủy sản, hiệu quả sử dụng của
Astaxanthin và các hướng nghiên cứu ưu tiên cần
phải được xác định dựa trên các kết quả đã được
tổng quan như trên.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Bổ sung Astaxanthin vào thức ăn giúp cải thiện
tăng trưởng, tỷ lệ sống, sinh lý, miễn dịch, sinh
sản và giảm stress của một số loài cá và giáp xác
đã được nghiên cứu.
4.2 Khuyến nghị
Đối với đa số các loài thủy sản đã được nghiên
cứu, Astaxanthin được sử dụng liên tục trong suốt
quá trình nuôi, điều này có thể làm tăng giá thành
sản phẩm và giảm hiệu quả sử dụng Astaxanthin.
Vì thế, nghiên cứu về liệu trình sử dụng trong chu
kỳ nuôi với mỗi đối tượng nuôi nên được tiến
hành.
Đến nay, tác dụng của Astaxanthin đến quá trình
làm giàu thức ăn sống vẫn chưa được biết tới. Vì
thế, cần có những nghiên cứu về thức ăn tươi sống
được giàu hóa bằng Astaxanthin.
Vai trò của Astaxanthin đối với những loài cá
kinh tế của nước ta vẫn chưa được biến đến. Vì
thế cần có những nghiên cứu vai trò của
Astaxanthin lên các đối tượng này từ đó có thể
nâng cao sức khỏe, cải thiện tỷ lệ sống của đối
tượng nuôi, làm cho nghề nuôi ngày càng phát
triển bền vững hơn.
Bên cạnh đó, nghề nuôi và buôn bán cá cảnh đang
ngày càng phát triển, tuy nhiên vai trò của
Astaxanthin trên các đối tượng nuôi cảnh vẫn còn
nhiều hạn chế. Vì thế cần có những nghiên cứu về
vai trò của Astaxanthin lên các đối tượng nuôi
cảnh, từ đó có thể nâng cao sức khỏe, cải thiện tỷ
lệ sống và đặc biệt là màu sắc của đối tượng nuôi,
từ đó góp phần làm giảm áp lực khai thác, bảo vệ
nguồn lợi các loài sinh vật cảnh.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo
Viện Hải dương học, Phòng Công nghệ Nuôi
trồng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để chúng tôi
hoàn thành bài báo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ahmadi, M. R., Bazyar, A. A., Safi, S.,
Ytrestøyl, T., & Bjerkeng B. (2006). Effects of
dietary astaxanthin supplementation on
reproductive characteristics of rainbow trout
(Oncorhynchus mykiss).
Alishahi, M., Karamifar, M., & Mesbah, M.
(2015). Effects of astaxanthin and Dunaliella
salina on skin carotenoids,
growth performance and immune response
of Astronotus ocellatus. Aquaculture
International, Issue 5, pp 1239-1248.
Amar, E.C., Kiron, V., Satoh, S., & Watanabe, T.
(2001). Influence of various dietary synthetic
carotenoids on bio-defence mechanisms in
rainbow trout, Oncorhynchus mykiss
(Walbaum). Aquaculture Research, 32(1):
162-163.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30
28
Ansari, R., Alizadeh, M., Shamsai, M., &
Khodadadi, M. (2013). Effect of synthetic and
algal astaxanthin on the reproduction
efficiency of female rainbow trout
Oncorhynchus mykiss. Journey fisheries,
Volume 7 , Number 2 (26): 15-22.
Babin, A., Biard, C., & Moret, Y. (2010). Dietary
supplementation with carotenoids improves
immunity without increasing its cost in a
crustacean. Amer. Nat., 176: 234–241.
Ben, J. D., Mark, A. B., Geoff, L. A., & Paul, L.
J. (2009). Effects of dietary astaxanthin
concentration and feeding period on the skin
pigmentation of Australian snapper Pagrus
auratus (Bloch & Schneider, 1801).
Aquaculture Research., 40(1): 60–68.
Chandrasekar, J., Govintharaj, Y., Sannasi, M. A.,
Lourthu, S. S. M., Jesu, A., & Pitchaimuthu,
M. (2014). Effect of dietary astaxanthin
against Aeromonas hydrophila infection in
common carp, Cyprinus carpio. Fish &
Shellfish Immunology, 41(2):674-680.
Chatzifotis, S., Pavlidis, M., Doñate, J. C.,
Vardanis, G., Sterioti, A., & Divanach, P.
(2005). The effect of different carotenoid
sources on skin coloration of cultured red
porgy (Pagrus pagrus). Aquaculture Research,
36 (15): 1517-1525.
Chien, Y. H., & Jeng, S. C. (1992). Pigmentation
ofkuruma prawn, Penaeus japonicus Bate, by
various pigment sources and levels and
feeding regimes. Aquaculture, 102: 333-346.
Chien, Y.H., Pan, C.H., & Hunter, B. (2003). The
resistance to physical stresses by Penaeus
monodon juveniles fed diets supplemented
with astaxanthin. Aquaculture, 216, 177–191.
Chih-Hung, P., & Yew, H.C. (2004). Effects of
Dietary Astaxanthin on Body Astaxanthin,
Growth, and Survival of Penaeus monodon
Postlarvae. J. Fish. Soc. Taiwan, 31(4): 269-
270.
Christiansen, R. , Lie, O., & Torrissen, O.J.
(1994). Effect of astaxanthin and vitamin A on
growth and survival during first feeding of
Atlantic salmon, Salmo salar. Aquaculture
Research, 25(9): 903–914.
Christiansen, R., Glette, J., Torrisen, O.J., Lie, O.,
& Waagb, R. (1995). Antioxidant status and
immunity in Atlantic salmon, Salmo salar L.,
fed semi-purified diets with and without
astaxanthin supplementation. Journal of Fish
Diseases, 18(4): 317–328.
Christiansen, R., Lie, O., & Torrissen, O.J.
(1995). Growth and survival of Atlantic
salmon, Salmo salar L., fed different dietary
levels of astaxanthin. First-feeding fry.
Aquaculture Nutrition, 1: 189-198.
Christiansen, R., & Torrissen, O.J. (1996).
Growth and survival of Atlantic
salmon, Salmo salar L. fed different dietary
levels of astaxanthin. Juveniles. Aquaculture
Research, 2(1): 55–62.
Di Mascio, P., Murphy, M.E., & Sies, H. (1989)
Lycopene as the most efficient biological
carotenoid singlet oxygen quencher. Arch.
Biochem. Biophys, 274: 532-538.
Díaz, A.C., Velurtas, S. M., Espino, M. L., &
Fenucci, J. L. (2014). Effect of Dietary
Astaxanthin on Free Radical Scavenging
Capacity and Nitrite Stress Tolerance of
Postlarvae Shrimp, Pleoticus muelleri. J.
Agric. Food Chem., 62 (51): 12326–12331.
Đặng Quang Hiếu, Hà Lê Thi ̣ Lôc̣, & Bùi Minh
Tâm. (2009). Ảnh hưởng của hàm lượng
spirula và astaxanthin trong thức ăn đến tăng
trưởng và màu sắc cá dĩa (Symphysodon)
trong giai đoạn 20-50 ngày.
Genc, M. A., Aktas, M., Genc, E., & Yilmaz, E.
(2007). Effects of dietary mannan
oligosaccharide on growth, body composition
and hepatopancreas histology of Penaeus
semisulcatus (de Haan 1844). Aquaculture
Nutrition, 13: 156 -161.
Gomes, E. D. (2002). Utilization of natural and
synthetic sources of carotenoids in the skin
pigmentation of gilthead seabream (Sparus
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30
29
aurata). European Food Research
Technology, 214(4): 287–293.
Gouveia, L., & Rema, P. (2005 ). Effect of
microalgal biomass concentration
and temperature on ornamental goldfish
(Carassius auratus) skin pigmentation.
Aquaculture Nutrition, 11: 19–23.
Hà Lê Thị Lộc, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trương
Sỹ Kỳ, Nguyễn Thị Kim Bích, Nguyễn Trung
Kiên, & Hồ Thị Hoa. (2009). Hoàn thiện quy
trình sản xuất và nuôi thương mai cá khoang
cổ đỏ (Amphiprion frenaus Brevoort, 1856).
Higuera, C., Félix,V. L. & Goycoolea, F. M.
(2006). Astaxanthin: a review of its chemistry
and applications. Crit Rev Food Sci Nutr,
46(2):185-96.
Ho, A. L. F. C., Nicole, M., B. & Junda, L.
(2013). Dietary Esterified Astaxanthin
Concentration Effect on Dermal Coloration
and Chromatophore Physiology in Spinecheek
Anemonefish, Premnas biaculeatus. Journal
of the World Aquaculture Society, 44(1): 76–
85.
Ho, A. L. F. C., O’Shea, S. K., & Pomeroy, H. F.
(2013). Dietary esterified astaxanthin effects
on color, carotenoid concentrations, and
compositions of clown anemonefish,
Amphiprion ocellaris, skin. Aquaculture
International: Journal of the European
Aquaculture Society, 21(2): 361-374.
Huỳnh Minh Sang, & Trần Văn Bằng. (2013).
Tổng quan về việc sử dụng
mannanoligosaccharides trong nuôi trồng thủy
sản. Kỷ yếu Hội nghị quốc tế Biển đông 2012.
549: 269-278.
Kim, S., Song, J., Kim, K., & Lee, K. (2012).
Effects of Dietary Astaxanthin on Innate
Immunity and Disease Resistance against
Edwardsiella tarda in Olive Flounder
Paralichthys olivaceus. Israeli Journal of
Aquaculture, 6p.
Kurashige, M., Okimasu, M., & Utsumi, K.
(1990). Inhibition of oxidative injury of
biological membranes by astaxanthin. Physiol.
Chem. Phys. Med. NMR, 22(1): 27-38.
Menasveta, P.W., Worawattanamateekul, T.,
Latscha J., & Clark, J. (1993). Correction of
black tiger prawn (Penaeus mondon,
Fabricius) coloration by astaxanthin. Aquacult,
12: 203-213.
Miki, W. (1991). Biological functions and
activities of animal carotenoids. Pure and
Applied Chem, 63(1):141-146.
Naguib, Y. (2000). Antioxidant activities of
astaxanthin and related carotenoids. J. Agric.
Chem, 48: 1150-1154.
Nihat, Y., & Muammer, E. (2011). Effects of
Oleoresin Paprika (Capsicum annum) and
Synthetic Carotenoids (Canthaxantin and
Astaxanthin) on Pigmentation Levels and
Growth in Rainbow Trout Oncorhynchus
mykiss W. Journal of Animal and Veterinary
Advances, 10(14): 1875-1882.
Niu, J., Tian, L..X., Liu, Y..J., Yang, H..H., Ye,
C. X., & Gao Wen. (2009). Effect of Dietary
Astaxanthin on Growth, Survival, and Stress
Tolerance of Postlarval Shrimp, Litopenaeus
vannamei. Journal of the world aquaculture
society, 40:795-802.
Nguyễn Thị Trang, & Nguyễn Tiến Hóa. (2013).
Ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung astaxanthin
và canthaxanthin với tỉ lệ khác nhau lên màu
sắc thịt cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss).
Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(7): 981-
986.
Olsen, R.E., & Mortensen, A. (2008). The
influence of dietary astaxanthin and
temperature on flesh colour in Arctic
charr Salvelinus alpinus L. Aquaculture
Research, 28(1): 51–58.
Paripatananont, T., Tangtrongpairoj, J., &
Sailasuta, A. (1999). Effect of Astaxanthin on
the Pigmentation of Goldfish Carassius
auratus. Journal of the World Aquaculture
Society, 30(4):454-460.
Rajabi, B., Salarzadeh, A., Yahyavi, M.,
Masandani, S., & Niromand, M. (2012). Effect
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30
30
of astaxanthin pigment on growth
performance, survival and pigmentation in
postlarval stage of white leg shrimp,
Litopenaeus vannamei. Iranian Scientific
Fisheries Journal, 21(1): 89-100.
Rosen, G. D. (1996). The nutritional effects of
tetracylines in broiler feeds. In: XX World’s
Poultry Congress, New Delhi, India (WPSA),
141-146.
Shahidi, F., & Metusalach, B. J. A. (1998).
Carotenoid pigment in seafoods &
aquaculture. Critical Review in Food Science
and Nutrition, 38(1): 1-67.
Shimidzu, N., Goto,M., & Miki, W. (1996).
Carotenoids as singlet oxygen quenchers in
marine organisms. Fisheries Science, 62(1):
134-137.
Supamattaya, K., Kiriratnikom, S.,
Boonyaratpalin, M., & Borowitzka L. (2005).
Effect of a Dunaliella Extract on growth
performance, health condition, immune
response and disease resistance in black tiger
shrimp (Penaeus monodon). Aquaculture, 248:
207-216.
Tizkar, B., Seidavi, A., Ponce-Palafox, J.T., &
Pourashoori, P. (2014). The effect of
astaxanthin on resistance of juvenile prawns
Macrobrachium nipponense (Decapoda:
Palaemonidae) to physical and chemical stress.
Revista de Biología Tropical, 62(4).
Tizkar, B., Soudagar, M., Bahmani, M., Hosseini,
S.A., & Chamani, M. (2013), The Effects of
dietary supplementation of astaxanthin and β-
caroten on the reproductive performance and
egg quality of female Goldfish (Carassius
auratus). Caspian Journal of Environmental
Sciences, 11(2): 217-231.
Torrissen, O. J., Christiansen, R., Struksnæs, G.,
& Estermann, R. (1995). Astaxanthin
deposition in the flesh of Atlantic
Salmon, Salmo salar L., in relation to dietary
astaxanthin concentration and feeding period.
Aquaculture Nutrition., 1(42): 77–84.
Trịnh Thị Lan Chi. (2010). Thử nghiệm bổ sung
sắc tố astaxanthin và canthaxanthin vào thức
ăn cho cá chép Nhật (cá chép koi - Cyprinus
carpio). Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Tỉnh.
95 trang.
Yamada, S., Tanaka, Y., Sameshima, M., & Ito,
Y. (1990). Pigmentation of prawn (Penaeus
juponicus) with carotenoids. I. Effect of
dietary astaxanthin, β-carotene and
canthaxanthin on pigmentation. Aquaculture,
87: 323-330.
Yi, X., Xu, W., Zhou, H., Zhang, Y., Luo, Y.,
Zhang, W., & Mai, K. (2014). Effects of
dietary astaxanthin and xanthophylls on the
growth and skin pigmentation of large yellow
croaker Larimichthys croceus. Aquaculture,
433: 377–383.
Zhang, J., Liu, Y.J., Tian, L.X., Yang, H.J., Liang,
G.Y., Yue, Y.R., & Xu D.H. (2006). Effects of
dietary astaxanthin on growth, antioxidant
capacity and gene expression in Pacific white
shrimp Litopenaeusvannamei. Aquaculture
Nutrition., 19(6): 917-927.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_ve_viec_su_dung_astaxanthin_trong_nuoi_trong_thuy.pdf