Tổng quan về phân tích lợi ích – Chi phí
Những ảnh hưởng này được gọi là các lợi ích và chi phí ‘xã hội’ (nhằm phân biệt với các lợi ích và chi phí tư nhân thuần túy).
BCA được dùng để thẩm định các dự án tư nhân trên quan điểm xã hội, cũng như thẩm định các dự án công.
40 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3182 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về phân tích lợi ích – Chi phí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ Phân tích Lợi ích Chi phí ThS Phùng Thanh Bình Đại học Kinh tế TP.HCM Khoa Kinh tế Phát triển Email: ptbinh@ifa.edu.vn Mục tiêu bài giảng Phân tích lợi ích – chi phí là gì? Vai trò của phân tích lợi ích – chi phí Phương pháp luận của phân tích lợi ích – chi phí Thế nào là một khung phân tích hệ thống? Các quan điểm trong phân tích lợi ích chi phí Quy trình thực hiện phân tích lợi ích – chi phí Phân tích dự án tích hợp Giới thiệu Phân tích Lợi ích – Chi phí Dự án Chương trình Phân tích thị trường Phân tích kỹ thuật Phân tích nhân lực, … Phân tích tài chính Phân tích kinh tế Phân tích xã hội Chính sách Giá kinh tế Giá thị trường Phân tích rủi ro Khả thi Tiền khả thi BCA là một quy trình nhận dạng, đo lường và so sánh các lợi ích và chi phí xã hội của một dự án, một chương trình đầu tư, hoặc một chính sách. Một ‘chương trình’ là một tập hợp nhiều dự án được thực hiện trong một giai đoạn xác định với một mục tiêu cụ thể. Giới thiệu Dự án được đề cập ở đây có thể là dự án công (thường do khu vực công thực hiện) hoặc dự án tư. Cả hai loại dự án trên cần được ‘thẩm định’ để xác định xem chúng có sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm hay không. Giới thiệu Các dự án thể hiện việc sử dụng nguồn lực hiệu quả theo ‘quan điểm tư nhân’ có thể liên quan đến chi phí và lợi ích của nhiều người khác, chứ không chỉ của chủ đầu tư. Giới thiệu Những ảnh hưởng này được gọi là các lợi ích và chi phí ‘xã hội’ (nhằm phân biệt với các lợi ích và chi phí tư nhân thuần túy). BCA được dùng để thẩm định các dự án tư nhân trên quan điểm xã hội, cũng như thẩm định các dự án công. Giới thiệu BCA cũng có thể được sử dụng để ‘phân tích’ các ảnh hưởng của những thay đổi trong các chính sách công như thuế, trợ cấp, quy định, … Để đơn giản, khóa học này chỉ giới hạn trong việc phân tích dự án. Giới thiệu Các dự án công có thể là việc cung cấp: Vốn vật chất dưới dạng cơ sở hạ tầng như cầu, đường, đập thủy điện, thủy lợi, … Vốn tài nguyên như cải tạo đất, bảo tồn, kiểm soát ô nhiễm, quản lý thủy sản, xây công viên, … Vốn nhân lực như sức khỏe, giáo dục, kỹ năng, … Vốn xã hội như chương trình cai nghiện, ngăn chặn tội phạm, giảm thất nghiệp, … Giới thiệu Phân tích lợi ích chi phí của một dự án được gọi là “thẩm định dự án” Dự án có thể là ‘dự án tư’ hoặc ‘dự án công’ Thẩm định tài chính: Các dự án tư và những dự án công có thể tạo ra nguồn thu Thẩm định kinh tế và xã hội: Các dự án công và những dự án tư đặc thù hoặc các dự án có yếu tố nước ngoài Giới thiệu Khác biệt giữa phân tích* tài chính và phân tích* kinh tế Ra quyết định thế nào? Giới thiệu Giới thiệu Phân tích tài chính CÔNG TY Các công ty khác Người tiêu dùng Chính phủ Phân tích kinh tế Người nước ngoài Vai trò của phân tích lợi ích – chi phí Giúp người phân tích: Có một khung phân tích hệ thống, đơn giản Dễ dàng kiểm tra tính nhất quán khi phân tích Giúp người ra quyết định: Dễ dàng thẩm định/đánh giá kết quả phân tích Dễ dàng kiểm tra tính nhất quán của kết quả phân tích Dễ dàng nhận biết các dữ liệu và giả định của dự án Người phân tích ‘cung cấp’ thông tin cho người ra quyết định – người ‘thẩm định’ hoặc ‘đánh giá’ dự án. Hỗ trợ quá trình ra quyết định chứ không ‘thay thế’ quá trình ra quyết định. Người ra quyết định sử dụng kết quả phân tích, cùng với các thông tin khác để ra quyết định. Vai trò của phân tích lợi ích – chi phí Một dự án đầu tư nhằm tạo ra ‘sự khác biệt’, và vai trò của BCA là ‘đo lường’ sự khác biệt. Cách tiếp cận ‘trước & sau’ dự án Cách tiếp cận ‘có & không có’ dự án Phương pháp luận của phân tích lợi ích – chi phí With & Without Approach Chi phí của dự án được đo bằng ‘chi phí cơ hội’, tức giá trị các hàng hóa và dịch vụ đáng ra đã được tạo ra từ các nhập lượng như đất đai, lao động, và vốn nếu chúng đã không được sử dụng cho dự án. Phương pháp luận của phân tích lợi ích – chi phí Lợi ích của người tiêu dùng được đo bằng diện tích dưới đường cầu (thặng dư tiêu dùng). Các khái niệm thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất chỉ phù hợp khi các ‘giá thị trường’ của xuất lượng/nhập lượng (hoặc trường hợp ‘phi thị trường’, giá ẩn) thay đổi khi có dự án. Phương pháp luận của phân tích lợi ích – chi phí Khi chúng ta nói $(X-Y) > 0, thì việc sử dụng các ‘nhập lượng’ cho dự án sẽ ‘tốt hơn’ so với ‘phương án sử dụng thay thế tốt nhất’ và điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang áp dụng thước đo ‘thay đổi phúc lợi kinh tế’ theo tiêu chí Kaldor-Hicks. Phương pháp luận của phân tích lợi ích – chi phí Tiêu chí Kaldor-Hicks (cải thiện Pareto tiềm năng) cho rằng ‘một sự thay đổi phúc lợi xã hội đáng mong muốn nếu những người được lợi từ thay đổi đó có thể đền bù cho người bị thiệt, và tất cả sẽ tốt hơn’. Tiêu chí Kaldor-Hicks là nền tảng cho việc chọn dự án trong phân tích lợi ích chi phí. Phương pháp luận của phân tích lợi ích – chi phí $UB $UA $25 $25 $100 $100 UF $75 $75 a b c Một thay đổi làm phúc lợi chuyển từ hiện trạng (điểm C) đến bất kỳ điểm nào thuộc vùng ABC được gọi là cải thiện phúc lợi Pareto thực tế Phương pháp luận của phân tích lợi ích – chi phí $UB $UA $10 $10 $90 $90 a b e d c Phương pháp luận của phân tích lợi ích – chi phí $UB $UA $10 UF $75 $90 a b d c $60 $40 d’ $25 $25 Một thay đổi làm phúc lợi chuyển từ hiện trạng (điểm C) đến bất kỳ đâu miễn sau khi đền bù sẽ chuyển đến một điểm nào khác thuộc vùng ABC được gọi là cải thiện phúc lợi Pareto tiềm năng Phương pháp luận của phân tích lợi ích – chi phí Do lợi ích và chi phí thường phát sinh vào các thời điểm khác nhau, và dự án kéo dài nhiều năm, nên chúng ta phải chuyển tất cả các giá trị lợi ích ròng của dự án về một thời điểm chung, thường là hiện tại. Nên thước đo Kaldor-Hicks trên thực tế thường là NPV. Phương pháp luận của phân tích lợi ích – chi phí CẢI THIỆN PARETO TIỀM NĂNG NPV > 0 CHỌN DỰ ÁN Phương pháp luận của phân tích lợi ích – chi phí Nếu thẩm định dự án không theo một phương pháp luận phù hợp, thì có thể dẫn đến sai lầm trong quá trình ra quyết định phân bổ nguồn lực khan hiếm Phương pháp luận là một phần quan trọng trong một báo cáo phân tích lợi ích chi phí Phương pháp luận của phân tích lợi ích – chi phí Một bảng tính Excel được chia thành 5 phần: Bảng thông số: chứa các thông tin của dự án Phân tích dự án: đánh giá dự án theo giá thị trường Phân tích tư nhân: tính giá trị dự án theo quan điểm tư nhân (giá thị trường) Phân tích hiệu quả: tính giá trị dự án theo quan điểm nền kinh tế (giá hiệu quả) Phân tích nhóm thụ hưởng: tính giá trị dự án cho từng nhóm thụ hưởng (giá hiệu quả) Khung phân tích hệ thống Bảng thông số trên Excel Ở đây người phân tích phải nhập tất cả các dữ liệu của dự án phục vụ cho việc phân tích dự án Lượng ‘nhập lượng’ và ‘xuất lượng’ Giá thị trường Thuế và tỷ lệ khấu hao Lãi suất Dòng tài trợ dự án Giá hiệu quả và các thông tin khác (nếu có) Cách làm này nhằm: Rõ ràng phân tích/thẩm định/đánh giá Dễ chỉnh sửa khi cần thiết Dễ thực hiện phân tích rủi ro Mỗi ‘ô’ còn lại trong bảng tính (từ phần 2 – 5) phải được tính toán bằng công thức Excel dựa trên dữ liệu chứa trong bảng thông số. Các phần còn lại của bảng tính là kết quả tính toán NPV, IRR, BCR, … theo các quan điểm sau đây: Phân tích dự án: tất cả các lợi ích và chi phí của dự án được tính theo giá thị trường (tổng đầu tư) Phân tích tư nhân: các lợi ích và chi phí của tư nhân theo giá thị trường (chủ đầu tư) Phân tích hiệu quả: tất cả các lợi ích và chi phí được đánh giá theo giá hiệu quả (giá ẩn/giá kinh tế) Phân tích nhóm thụ hưởng: các lợi ích và chi phí của từng nhóm thụ hưởng theo giá hiệu quả (giá ẩn/giá kinh tế) BCA dự án (tài chính) BCA tư nhân (tài chính) BCA hiệu quả (kinh tế) BCA nhóm thụ hưởng (phân phối) Các quan điểm cơ bản Dự án: Giá thị trường, ngân lưu ròng trước thuế hoặc ngân lưu ròng sau thuế (quan điểm tổng đầu tư) Tư nhân: Giá thị trường, ngân lưu ròng sau thuế (quan điểm chủ đầu tư) Nền kinh tế: Ngân lưu ròng của dự án được điều chỉnh theo giá kinh tế và có tính các lợi ích, chi phí phi thị trường Các quan điểm cơ bản tài chính kinh tế A: Referent Group (market prices) B: Non-Referent Group (market prices) C: Referent Group (non-market prices) A+B: Project (market prices) A+B+C: Efficiency Các quan điểm cơ bản Tạo sao cần thẩm định theo 4 quan điểm khác nhau? Các quan điểm khác nhau có liên quan với nhau theo cách “mỗi phần trong phân tích có ‘đóng góp’ cho 3 phần còn lại. Các mối quan hệ trong 4 phần này sẽ giúp việc kiểm tra tính nhất quán của việc thẩm định dự án Chúng ta thường đặt các câu hỏi sau đây: Nếu trên quan điểm chủ sở hữu ‘dự án này’ sẽ như thế nào? Nếu không có tài trợ thì dự án này sẽ ra sao? Dự án có sử dụng nguồn lực hiệu quả hay không? Dự án có lợi cho các nhóm thụ hưởng hay không? Nếu có, thì lợi ích ròng của dự án được phân phối như thế nào? Giá hiệu quả là gì? Giá hiệu quả là các ‘giá’ đo lường lợi ích biên của các xuất lượng dự án hoặc chi phí biên của các nhập lượng dự án theo quan điểm nền kinh tế nói chung. Giá hiệu quả còn được gọi là giá ẩn/giá kinh tế. Tại sao dùng giá ẩn? Do có nhiều loại nhập lượng hoặc xuất lượng của dự án ‘thị trường’ không thể xác định chi phí hoặc lợi ích một cách chính xác. Thông thường do tồn tại: Biến dạng thị trường Lao động thất nghiệp Tỷ giá hối đoái Dự án lớn có thể là thay đổi giá thị trường Ô nhiễm/hàng hóa công Tại sao giá ẩn khác giá thị trường? Thị trường các nhập lượng và xuất lượng của một dự án có thể: không cạnh tranh (ví dụ độc quyền) biến dạng thị trường (ví dụ thuế, trợ cấp, kiểm soát giá) không tồn tại thị trường cho các dịch vụ môi trường, … Tại sao sử dụng giá ẩn khi phân tích ‘hiệu quả’ và phân tích ‘nhóm thụ hưởng’? Để đo lường lợi ích ròng thực sự của cộng đồng từ việc thực hiện dự án. Vấn đề này sẽ được làm rõ hơn ở các bài giảng sau! Nhóm thụ hưởng là gì? Đó là nhóm các cá nhân/đơn vị mà chính quyền xác định có liên quan đến việc thực hiện dự án. Ai thuộc nhóm thụ hưởng? Tất cả các công dân của một quốc gia/địa phương, kể cả chính quyền. Ai không thuộc nhóm thụ hưởng? Công dân/đơn vị nước ngoài Công dân thuộc các địa phương khác Quy trình thực hiện phân tích lợi ích – chi phí Xác định ‘khái niệm’ dự án Xác định và giới hạn các phương án khác nhau Xác định các nhóm thụ hưởng Nhận dạng và phân loại các lợi ích và chi phí của từng phương án Ước lượng ‘bằng tiền’ các lợi ích và chi phí của mỗi phương án cho cả vòng đời dự án Tính toán các tiêu chí đánh giá dự án Phân tích rủi ro và so sánh các phương án Viết báo cáo đề xuất Phân tích dự án tích hợp Nhược điểm của phương pháp truyền thống Dự án tư Dự án công Phân tích dự án tích hợp là gì? Quy trình phân tích dự án tích hợp Phân tích dự án tích hợp Được chia thành 3 phần: Phần 1: Phân tích tài chính dự án (đối với các chuyên ngành kinh tế, sinh viên sẽ được học chuyên sâu 45 hoặc 90 tiết) Phần 2: Phân tích kinh tế dự án Phần 3: Phân tích rủi ro dự án Hạn chế của BCA
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lecture_1_an_introduction_to_the_bca_of_projects_8016.ppt