TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG I. NHẬN THỨC CHUNG
1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là tất cả những gì tồn tại bao quanh con người bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, đất, nước, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, sông hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật thể khác.
Bảo vệ môi trường là những hoạt độnggiữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động sau:
- Tu bổ, phát triển môi trường ngày càng tốt.
- Khai thác, sử dụng môi trường hợp lý, tiết kiệm.
- Ngăn chặn xử lý các hành vi gây hại môi trường.
- Khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường.
Ô nhiểm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường bởi các chất gây ô nhiễm.
- Chất gây ô nhiễm là những chất độc hại được thải ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hay trong các hoạt động khác.
Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của các thành phần tạo ra môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.
Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.
8 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội phạm về môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
I. NHẬN THỨC CHUNG
1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là tất cả những gì tồn tại bao quanh con người bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, đất, nước, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, sông hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật thể khác.
Bảo vệ môi trường là những hoạt độnggiữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động sau:
- Tu bổ, phát triển môi trường ngày càng tốt.
- Khai thác, sử dụng môi trường hợp lý, tiết kiệm.
- Ngăn chặn xử lý các hành vi gây hại môi trường.
- Khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường.
Ô nhiểm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường bởi các chất gây ô nhiễm.
- Chất gây ô nhiễm là những chất độc hại được thải ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hay trong các hoạt động khác.
Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của các thành phần tạo ra môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.
Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
- Bảo, lũ lụt, hạn hán, động đất, sụp lỡ đất, núi lữa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên nhiên khác.
- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở SX-KD, công trình KT-KH-KT-VH-XH-ANQP.
- Sự cố tìm kiếm thăm dò, khai thác và vân chuyển khoán sản, dầu khí, sập hầm, lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại các cơ sở lọc dầu và các cơ sở sản xuất khác.
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất tài chế nguyên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
An ninh môi trường là sự đảm bảo an ninh trật tự xã hội chống lại các tác động xấu do môi trường gây ra.
- Đặc điểm an ninh môi trường.
+ Những mối đe dọa tách biệt cụ thể.
+ Kẻ thù là người khác hoặc chính chúng ta.
+ Gây thiệt hại là do vô ý hoặc có dụng ý.
+ Hậu quả dài hạn.
+ Lợi ích chung.
- Tác nhân gây hại an ninh môi trường.
+ Thiên tai.
+ Khai thác quá mức tài nguyên.
+ Ô nhiễm do hoạt động của con người.
+ Thay đổi cân bằng sinh thái.
+ Vũ khí sinh học.
2. Pháp luật về môi trường.
Có 07 hành vi bị cấm:
2.1. Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây nguy hại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái.
2.2. Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí, phát bức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh.
2.3. Thải dầu mở, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn độc hại và gây ra dịch bệnh vào nguồn nước.
2.4. Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại vào quá giới hạn cho phép.
2.5. Khai thác, kinh doanh các loại động thực vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ.
2.6. Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải.
2.7. Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ hủy diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động thực vật.
3. NGHỊ ĐỊNH 175/CP hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
Điều 22 các tổ chức cá nhân có các họat động liên quan đến môi trường phải tuân theo các tiêu chuẩn môi trường:
- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường đất.
- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường nước.
- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường không khí.
- Tiêu chuẩn môi trường trong linhc vực tiếng ồn.
- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực bức xạ và ion hóa.
- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ khu vực dân cư.
- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ khu vực sản xuất.
- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ sinh vật.
- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ hệ sinh thái.
- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ biển.
- Tiêu chuẩn môi trường đối với các khu bảo tồn thiên nhiên và cảnh quan thiên nhiên.
- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng công nghiệp, đô thị và dân dụng.
- Tiêu chuẩn môi trường liên quan đến việc vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các chất độc hại, phóng xạ.
- Tiêu chuẩn môi trường trong khai thác các mỏ lộ thiên và khai thác các mỏ hầm lò.
- Tiêu chuẩn môi trường đối với các phương tiện giao thông cơ giới.
- Tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở sử dụng sinh vật.
- Tiêu chuẩn môi trường trong bảo vệ động vật.
- Tiêu chuẩn môi trường trong bảo vệ môi trường trường khu du lịch.
- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Tiêu chuẩn môi trường đối với bệnh viện và các khu chữa bệnh đặc biệt.
3. Những hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
- Vi phạm về phòng ngừa ô nhiễm về suy thoái môi trường.
- Vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên.
- Vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm thuộc danh mục do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và bộ Thủy sản qui định.
- Vi phạm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng.
- Vi phạm về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công nghệ, thiết bị toàn bộ, thiết bị lẽ quan trọng, hóa chất độc hại, chế phẩm sinh vật có liên quan đến bảo vệ môi trường.
- Vi phạm về xuất nhập khẩu chất thải.
- Vi phạm về phòng tránh sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí.
- Vi phạm quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường khi sửu dụng nguồn phát bức xạ.
- Vi phạm về vận chuyển và xử lý nước thải, rác thải.
- Vi phạm qui định về ô nhiểm đất.
- Vi phạm quy định về tiếng ồn, độ rung quá giới hạn cho phép làm tổn hại sức khỏe và ảnh hưởng đến sinh vật của nhân dân.
- Vi phạm trong việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, nhập khẩu.
4. Bộ luật hình sự 1999 Các tội về môi trường.
- Tội gây ô nhiểm không khí.
- Tội gây ô nhiễm nguồn nước.
- Tội gây ô nhiễm đất.
- Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
- Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
- Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thuẹc vật.
- Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
- Tội hủy hoại rừng.
- Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.
- Tội vi phạm chế độ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên.
=> Các tội trên được chia thành 4 nhóm:
- Các hành vi gây ô nhiểm môi trường.
- Các hành vi gây dịch bệnh cho người và động vật.
- Các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường.
- Các hành vi xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường.
5. Các dấu hiệu pháp lý cơ bản.
- Hành vi phạm tội của nhóm tội phạm này xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Hành vi thể hiện rất đa dạng.
- Dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính và gây ra hậu quả nghiêm trọng được coi là dấu hiệu bắt buộc.
- Chủ thể của hầu hết tội phạm về môi trường là chủ thể bình thường. Chỉ 01 tội quy định chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn cho phép nhập khẩu công nghệ máy móc, thiết bị, các sản phẩm sinh học… không đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
6. Đặc điểm về phương thức thủ đoạn của tội phạm môi trường.
6.1. Đặc điểm
- Hành vi phạm tội rất đa dạng, thông thường các đối tượng này có hiểu biết nhất định về hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng, lưu thông hàng hóa trên thị trường và hiể biết về khoa học kỹ thuật.
- Thủ đoạn hoạt động tinh vi và phức tạp, có trường hợp hoạt động trắn trợn, nhưng phần lớn chúng hoạt động có tổ chức chặt chẽ, khép kín, nguy trang tạo võ bọc chắc chắn. Trong nhiều trường hợp, các đối tượng lợi dụng những sơ hở trong việc kiểm soát các hoạt động kinh tế để che giấu hành vi phạm tội hoặc câu kết, lôi kéo, mua chuộc những người có chức vụ, quyền hạn tham gia thực hiện tội phạm hay che giấu cho chúng.
6.2. Phương thức của tội phạm về môi trường.
- Sản xuất, vận chuyển, buôn bán trái phép các loại động vật hoang dã, quý hiếm.
- Đốt phá, khai thác rừng trái phép, thực vật quý hiếm… ảnh hưởng đến rừng phòng hộ, rừng đặc dụng..
- Sử dụng các chất độc, chất nổ, hóa chất khác, hoặc dùng xung điện… để khai thác thủy hải sản làm hủy hoại nguồn lợi thủy hải sản quốc gia.
- Khai thác trái phép các loại thủy hải sản quý hiếm.
6.3. Thủ đoạn phạm tội về môi trường.
- Lợi dụng sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biển khơi để thực hiện các hành vi khai thác trái phép lâm hải sản.
- Sử dụng các công cụ, phương tiện khai thác nhanh chóng chất độc hại, chất nổ để thực hiện việc khai thác trái phép.
- Thuê mướn, sử dụng các đối tượng “đầu gấu” đứng ra cảnh giới, bảo vệ, chống lại lực lượng kiểm tra, thậm chí chúng sử dụng cả vũ khí để chống trả.
- Thuê mướn, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã bằng đường mòn, phương tiện đặc biệt khó kiểm soát.
- Tập kết hang ở nhiều điểm, chia thành nhiều tốp, nhóm nhỏ để vận chuyển.
- Sử dụng các loại phương tiện, vận chuyển trên tất cả các loại phương tiện để vận chuyển trên tất cả các tuyến có thể như đường bộ, sắt, hàng không, đường sông… bọn tội phạm thường tìm cách che giấu, để lẫn lâm sản…để thực hiện việc khai thác trái phép và che giấu trong quá trình vận chuyển, buôn bán.
- Câu kết với các nhân viên của các lực lượng chức năng, các cơ quan Nhà nước để che giấu các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép.
II. CÔNG TÁC ĐIỀU TRA KHÁM PHÁ TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG.
1. Tiếp nhận tin báo và tố giác tội phạm.
Sau khi tiếp nhận tin báo tố giác về tội phạm trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tin báo CQĐT trong phạm vi quyền hàn của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố, không khởi tố vụ án hình sự.
- Cách xác minh tố giác, tin báo về tội phạm.
+ Yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc công dân có liên quan làm rõ sự việc.
+ Khi cần thiết phải kiểm tra nội bộ cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thì phải yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan tự kiểm tra hoặc yêu cầu cơ quan thanh tra cùng cấp tiến hành thanh tra để làm rõ sự việc.
2.Tiến hành điều tra
Khi xác định có dấu hiệu tội phạm trong phạm vi trách nhiệm của mình CQĐT khởi tố vụ án hình sự.
- Tiến hành các biện pháp điều tra theo tố tụng:
+ Khởi tố bị can, hỏi cung bị can.
+ Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại.
+ Đối chất.
+ Nhận dạng.
+ Khám nghiêm hiện trường. Do đặc trưng của vụ án về môi trường có thể sau một thời gian dài khi tội phạm hoàn thành thì hậu quả mới xảy ra, cho nên việc khám nghiệm hiện trường đối với vụ án về môi trường có thể tiến hành sau khi khởi tố vụ án.
3. Kết thúc điều tra
III. QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG.
** Tổng cục Khoa học kỹ thuật và công nghệ chịu trách nhiệm giúp lãnh đạo Bộ trong QLNN về bảo vệ môi trường.
1. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp cá nhân đối với việc bảo vệ môi trường. Nghị định 175
Điều 4:
1. Bộ khoa học, Công nghe và Môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo các họat động bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình như sau:
a. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành, ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường.
b. Xây dựng và trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách về bảo vệ môi trường.
c. Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ quyết định và phối hợp tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và hàng năm về phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường về các công trình bảo vệ môi trường và các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường.
d. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc chung về môi trường.
đ. Đánh giá hiện trạng môi trường cả nước, định kỳ báo cáo Chính phủ và Quốc hội.
e. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở theo quy định tại Chương III của Nghị định này.
f. Chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tổ chức xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường; cấp thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường ; tổ chức tập huấn cán bộ khoa học môi trường và quản lý bảo vệ môi trường.
g. Hướng dẫn kiểm tra các ngành, các địa phương, các tổ chức và cá nhân trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường , tổ chức công tác thanh tra môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền.
h. Trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường, tiến hành các hoạt động quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường.
2. Cục Môi trường có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.
Điều 6:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường như:
a. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản về bảo vệ môi trường tại địa phương.
b. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện tại địa phương các quy định của Nhà nước, của địa phương về bảo vệ môi trường.
c. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở theo quy định tại Chương III của Nghị định này.
d. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
đ. Phối hợp với các cơ quan Trung ương trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương; đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương.
Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Điều 268. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong bảo vệ môi trường.
Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường , thì chủ sở hữu có trách nhiệm chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và phải bồi thường thiệt hại.
Điều 272. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách, vị trí hợp lý, phải đảm bảo vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu liền kề và xung quanh.
Điều 628. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.
Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi.
Điều 37. Nghị định 175
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ tổ chức, chỉ đạo thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường, với nhiệm vụ sau:
Thành tra viêci chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn, quy định về phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng và khai thác thành phần môi trường của tổ chức và cá nhân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tội phạm về môi trường.doc