Toàn cảnh về hệ điều hành Windows Phone 7 (phần 3)

Microsoft cũng tích hợp thêm tính năng tự động cân bằng kích cỡ trên các ứng dụng để cùng một ứng dụng có thể chạy trên cả 2 chuẩn phân giải mà không phải tùy biến quá nhiều

pdf15 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Toàn cảnh về hệ điều hành Windows Phone 7 (phần 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toàn cảnh về hệ điều hành Windows Phone 7 (phần 3) Toàn cảnh về hệ điều hành Windows Phone 7 4. Các Hub và phần mềm của hãng thứ 3: a. HUB: Hub được xem là một ngôi nhà hay mảnh sân dành cho các chức năng của WP7. Đây là một tính năng độc đáo không giống trên bất cứ các nền tảng nào khác. Các nhà phát triển phần mềm thứ 3 có thể vào các hub này để phát triển chúng. Ví dụ như các phần mềm chỉnh sửa ảnh sẽ được đặt vào trong Hub Pictures, người dùng có thể mở và chỉnh sửa trực tiếp tại Hub này. People hub: Một điểm đặc biệt trên WP7 là nó không có ứng dụng Contact như trên WM. Toàn bộ danh bạ được tích hợp vào People hub. Không chỉ có danh bạ, người dùng còn có thể truy cập được nhiều liên kết khác như Gmail, Exchange, Facebook, Twitter, Windows Live v.v... ngay tại People hub. Phần hiển thị chính tại People hub là các địa chỉ liên lạc thường sử dụng nhất và nếu thiết lập một tài khoản Facebook, danh sách bạn bè sẽ được cập nhật tại People hub (chọn tất cả bạn bè hoặc chỉ 1 vài người). Về cá nhân, People hub có một phân mục được gọi là "me", tại đây người dùng có thể xem và chỉnh sửa các trạng thái của mình trong mạng xã hội. Picture hub: Đây là một hub tập họp toàn bộ các hình ảnh được lưu trữ trên mạng xã hội Facebook, Windows Live, các dịch vụ chia sẻ hình ảnh và trong máy. Picture hub cũng cho phép người dùng theo dõi những hình ảnh vừa được cập nhật từ danh sách bạn bè. Với Picture hub, người dùng có thể tải lên và bình luận trực tiếp các hình ảnh theo dịch vụ như Facebook. Các ứng dụng về hình ảnh sẽ được tích hợp vào People hub để thực hiện các chức năng như chỉnh sửa hay chia sẻ ngay tại đây. Games hub: Tích hợp với Xbox Live, Game hub là nơi chứa một hình tượng avatar thu nhỏ của cá nhân (thiết kế 3D), các game Xbox Live và thành tích chơi game, tin nhanh, v.v... Phần collection sẽ bao gồm danh sách các trò chơi trong khi mục requests sẽ là nơi chứa các lời mời chơi game trực tuyến. Spotlight là một kênh tin tức cập nhật về game. Music + video hub: WP7 tích hợp Zune HD và đương nhiên mục giải trí đa phương tiện này không khác Zune HD là mấy. Tại đây, người dùng có thể truy cập vào dịch vụ Zune Pass, tìm kiếm và tải về các bài hát, các đoạn phim qua kết nối WiFi hay 3G. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa biết cách thức tương thích của Zune với máy tính, Xbox hay thiết lập Media Center. Microsoft ban đầu cho biết công ty sẽ hợp tác với các đối tác như Pandora để tương thích với Music + video hub, sử dụng Zune để truy cập vào dịch vụ đa phương tiện dạng luồng của Pandora nhưng vẫn chưa chắc rằng tính năng này sẽ có mặt trên phiên bản đầu tiên của WP7. Marketplace hub: Đây chính là con bài chiến lược của Microsoft trên WP7. Marketplace đã có mặt kể từ phiên bản 6.5 của WM và giờ đây, Marketplace đã xuất hiện trên WP7 với cái tên chính thức Windows Phone Marketplace. Microsoft cho biết Marketplace không chỉ là một kho ứng dụng, đây sẽ là nơi chứa đựng nhiều nội dung khác nhau từ ứng dụng, Xbox game đến âm nhạc, phim ảnh và các nhà cung cấp mạng viễn thông có thể tùy biến bằng cách thêm vào các nội dung nổi bật của riêng mình trên Marketplace. Office hub: Office từ lâu đã gắn bó với tên tuổi của Microsoft nhưng trong lễ ra mắt WP7 hôm qua, giám đốc phát triển WP7 Joe Belfiore đã giới thiệu Office trên WP7 với chỉ 2 thứ: OneNote và SharePoint. Điều khiến chúng ta thắc mắc là tại sao không có Word, Excel hay PowerPoint tại đây? Có thể nói Microsoft đã không đánh mạnh vào tính năng biên tập biên soạn văn bản với Office trên WP7. Khả năng biên soạn rất hạn chế với các văn bản Word, người dùng không thể thay đổi font chữ, màu sắc font chữ cũng chỉ có 4 lựa chọn là đen, đỏ, lục và cam. Tính năng kiểm tra lỗi chính tả không hiệu quả cho lắm, tính năng sao chép/dán lại không có. Trong khi đó, Excel lại được hỗ trợ một số hàm cơ bản nên phần nào che đi sự thiếu sót trên Word. Còn PowerPoint, đương nhiên là người dùng không thể tạo các văn bản dạng trình diễn được trên WP7 nhưng tính năng quan trọng mà Microsoft tích hợp vào Office hub chính là khả năng trình chiếu với các thiết bị khác. Office hub tích hợp SharePoint và nếu bạn là một người của văn phòng thì chắc chắn sẽ cần đến chức năng chia sẻ và đồng bộ hóa trực tuyến này. Nếu việc biên soạn văn bản không thật sự thuận lợi trên Word thì Microsoft đã đưa OneNote vào Office hub như một giải pháp thay thế. OneNote cho phép bạn ghi chú nhanh, đính kèm hình ảnh và tập tin âm thanh rất tiện lợi. b. Các tính năng cơ bản: Email và SMS: Outlook trên WP7. Việc thiết lập email trên WP7 rất đơn giản và dễ dàng. Bạn sẽ được cung cấp các điều chỉnh tự động với từng loại dịch vụ thư điện tử như Yahoo! Mail, Gmail, Live và Outlook. Bên cạnh đó, với các loại web mail khác thì bạn cũng có thể tự thiết lập tài khoản POP hoặc IMAP. Ứng dụng email là một ứng dụng rất nổi bật trên WP7 với cách bài trí rõ ràng cùng nhiều tùy chọn. Tin nhắn và email được sắp xếp dạng thread kèm theo tính năng quản lý thông minh và tiện dụng. Khi đọc, xóa một email, màn hình sẽ tự động trở về hộp thư (inbox) thay vì chuyển sang email kế tiếp. Bên cạnh mỗi tin nhắn hay email đều có hộp chọn để người dùng có thể đánh dấu và xóa các tin nhắn tùy ý. Bên dưới màn hình là các biểu tượng để thực hiện chức năng tạo tin nhắn, email mới, xem thư mục, chỉnh sửa hàng loạt và làm tươi (refresh). Lịch (Calendar): Giao diện Calendar trên WP7 khá đơn giản. Lịch là một trong những tính năng thú vị trên WP7. Giao diện của phần này làm chúng ta liên tưởng tới hệ điều hành DOS với nền đen và chữ trắng. Tuy nhiên, màu sắc của chữ sẽ thay đổi tùy theo loại dữ liệu chẳng hạn như màu đỏ và xanh sẽ tượng trưng cho các ghi chú cá nhân và công việc (personal & work). Cách bố trí thời gian và nội dung trong Calendar có nét gì đó phảng phất WM với các mốc thời gian nằm dọc bên trái màn hình, công việc và lịch hẹn nằm dọc theo phần còn lại, khung nội dung sẽ mở rộng hay co hẹp tùy theo thời gian thực hiện công việc đã lên lịch tương tự trên WM. Gọi điện (Phone): Khi có cuộc gọi đến, màn hình sẽ sổ xuống một khung nhỏ chứa các thông tin liên quan đến cuộc gọi. Phần giao diện gọi điện của WP7 khá đơn giản, các phím số được làm đồng bộ với giao diện Metro UI. Để gọi một người, người dùng chỉ việc vào People hub, địa chỉ liên lạc thường xuyên nhất sẽ xuất hiện ngay tại đây. Tuy nhiên, điểm khác biệt mới nhất trên WP7 chính là cách thực hiện cuộc gọi. Sau khi bấm vào dòng "call mobile", cuộc gọi sẽ được thực hiện và thông tin cuộc gọi được thiết kế theo dạng khung sổ xuống 1 nửa màn hình, phần màn hình còn lại bị mờ đi. Khi có cuộc gọi đến, hình ảnh của người gọi đến sẽ xuất hiện chiếm gần hết màn hình kèm theo 2 nút trả lời hoặc từ chối. Duyệt web cùng IE và Bing: Trình duyệt IE trên WP7 đã được Microsoft tối ưu hóa rất nhiều dựa trên nguyên bản IE trên PC. Duyệt web trên WP7 được xem là một trải nghiệm thú vị nhất. Microsoft đã thiết kế Internet Explorer trên WP7 dựa trên mã nguồn của IE trên máy tính. Người dùng có thể mở tối đa 6 tab và các trang đều được tải trong cùng 1 lúc. Khi phóng to thu nhỏ (pinch-to-zoom) trang web, thao tác này được xử lý khá mượt mà và cũng không xuất hiện các mảng trắng thường thấy. Giám đốc phát triển WP7 Joe Belfiore giới thiệu chức năng tìm kiếm Bing. Công cụ tìm kiếm Bing Search xuất hiện trên hầu hết các ứng dụng nhưng tại Start Screen, Bing lại chiếm một phần khá riêng biệt. Khi tìm kiếm, Bing sẽ cố gắng xác định loại thông tin muốn tìm và hiển thị các kết quả thích hợp nhất, chẳng hạn như các kết quả tìm kiếm nội dung từ trong máy thay vì từ các trang web. Ngoài ra, người dùng có thể xem kết quả ngay từ giao diện Metro UI thay vì phụ thuộc vào trình duyệt. Ngoài tìm kiếm, Bing Maps là một phần mềm bản đồ được tích hợp sẵn trên WP7. Bản đồ Bing Maps hỗ trợ dẫn đường kèm tính năng tự động chuyển đổi từ bản đồ sang quan sát vệ tinh. c. Phần mềm của hãng thứ 3 (third-party app): Một ứng dụng do The Association Press phát hành cho WP7. Mặc dù WP7 có rất nhiều điểm khác biệt so với các phiên bản WM trước đây nhưng điểm khác biệt lớn nhất chính là việc "người dùng buộc phải tải phần mềm hay ứng dụng về từ Marketplace." Khái niệm này dường như còn khá xa lạ với các tín đồ WM bởi mặc dù Marketplace đã xuất hiện từ WM6.5 nhưng nó không được sử dụng phổ biến, người dùng vẫn thích tự tải và cài đặt phần mềm qua các file cab. Với WP7, chính sách phân phối các phần mềm dành cho nền tảng này thậm chí còn hạn hẹp hơn so với Apple. Cụ thể, nếu nhà phát triển muốn thử nghiệm phần mềm của mình với các phiên bản Beta và chỉ cung cấp phần mềm cho một nhóm người dùng nhất định thì điều này không thể thực hiện được, mọi phần mềm đều bắt buộc phải cài đặt qua Marketplace. Microsoft đã nhận thức rất rõ điều này nhưng dường như họ vẫn chưa cho phép các phiên bản thử nghiệm của phần mềm xuất hiện trên Marketplace bên cạnh các phiên bản đầy đủ. Chính sách về giá cả các ứng dụng trên Marketplace khá giống với Apple Store theo tỉ lệ lợi nhuận 70/30 giữa nhà phát triển và Microsoft. Phí 99$ hàng tháng áp dụng cho mỗi thành viên lập trình và được phép phân phối tối đa 5 ứng dụng cho mỗi tài khoản. Ngoài ra, nhà phát triển không phải đóng thêm các khoản phí phụ nào khác khi phát hành các ứng dụng miễn phí và cũng có thể thêm các quảng cáo vào ứng dụng nếu muốn. Phần mềm dành cho WP7 sẽ được viết bằng bộ công cụ SDK bao gồm Expression Blend và Visual Studio 2010 do Microsoft cung cấp miễn phí. Hầu hết phần mềm sẽ được phát triển dựa trên nền Silverslight - một công nghệ cạnh tranh với Flash của Adobe. Mặc dù vậy, Microsoft và Adobe cho biết họ dự định sẽ hỗ trợ Flash lên WP7 sau khi phát hành chính thức. Game The Harvest nổi tiếng trên Xbox và giờ là WP7. Đối với các nhà phát triển game, họ sẽ nhận được những thuận lợi từ nền tảng XNA, một hệ thống từ lâu đã được sử dụng trên Zune HD và Xbox 360. Microsoft cho biết giới phát triển sẽ phải lựa chọn giữa Silverlight hay XNA và chạy chúng khi viết ứng dụng nhưng chiến lược dài hạn mà công ty muốn nhắm tới là hợp nhất 2 nền tảng này theo hướng tối ưu hóa nhất. Hiện tại, Microsoft đang đưa Silverlight hỗ trợ trên Xbox và sau này sẽ là Zune. Microsoft cùng các nhà phát triển thảo luận rất nhiều về vấn đề phần cứng để đưa ra các tiêu chí nghiêm ngặt và thu hẹp khác biệt giữa các thiết bị. Nếu khác biệt giữa phần cứng và phần mềm quá lớn, một số ứng dụng sẽ gặp trở ngại khi hoạt động. Chẳng hạn như độ phân giải màn hình là 1 vấn đề khá nan giải với WM trước đây và kể cả các thiết bị Android hiện nay. Khi cài một ứng dụng vào, người dùng buộc phải lựa chọn giữa các phiên bản dành riêng cho từng độ phân giải màn hình. Vì vậy, Microsoft đưa ra tiêu chuẩn phân giải màn hình là WVGA 800 x 480 và sau này có thể bổ sung thêm HVGA 480 x 320. Để phần mềm được tương thích trên cả 2 chuẩn phân giải, Microsoft cũng tích hợp thêm tính năng tự động cân bằng kích cỡ trên các ứng dụng để cùng một ứng dụng có thể chạy trên cả 2 chuẩn phân giải mà không phải tùy biến quá nhiều.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf17_7216.pdf
Tài liệu liên quan