Tình hình xuất khẩu của Việt Nam 1996 - 2000

Sau 10 năm đổi mới ( 1986 - 1996), tình hình kinh tế Việt nam đã có nhiều khởi sắc và đã đạt được một số thành tựu nhất định, thể hiện rõ nét ở kim ngạch xuất khẩu và tổng quan tình hình xuất khẩu của Việt Nam ở các thị trường chủ đạo được thực hiện trong chiến lược 5 năm (1996- 2000) dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trước sự biến động phức tạp của tình hình thế giới cũng như những khó khăn trong nước về vấn đề cải tổ, đổi mới đất nước, kết quả xuất khẩu giai đọan 1996-2000 đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước, củng cố niềm tin vào nền độc lập dân tộc chế độ xã hội chủ nghĩa của một đất nước non trẻ. Đây không phải là toàn cảnh tình hình kinh tế Việt Nam sau 10 năm đổi mới nhưng lại là một kết quả đáng ghi nhận và nhìn lại để đánh dấu như một chặng đường “vượt thác băng ghềnh” thành công của đất nước ta để tiến lên con đường hội nhập thế giới. Với những luận điểm phân tích trong vấn đề này, chúng tôi hi vọng có thể thể hiện rõ nét nhất chặng đường phát triển đầy gam go và ngọan mục này của Việt Nam.

doc57 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5310 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình xuất khẩu của Việt Nam 1996 - 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Đồ gốm sứ: Đây cũng là mặt hàng có tiềm năng phát triển rất lớn tại thị trường Nhật. Nhập khẩu đồ gốm sứ của Nhật đang tăng rất mạnh trong những năm gần đây (năm 1996 nhập khẩu đồ gốm tăng tới 40% so với năm 1995, đạt trị giá gần 800 triệu USD, nhập khẩu đồ sứ tăng 12% và đạt kim ngạch xấp xỉ 200 triệu USD). Anh dẫn đẫu danh sách các nước bán đồ gốm sứ vào Nhật trong năm 1996, tiếp theo đó là Đức, Italia và Pháp do người Nhật chuộng các sản phẩm mang mark Châu Âu. Tuy nhiên, thị phần của Trung Quốc, Thái Lan và các nước châu Á đang tăng dần. Đồ gốm sứ của Việt nam đã có mặt tại Nhật Bản nhưng kim ngạch còn khá khiêm tốn (khoảng 5 triệu USD/năm) dù thuế suất thuế nhập khẩu đồ gốm sứ rất thấp (0-3%). Trước đây hàng gốm sứ, tương tự như mọi sản phẩm công mỹ nghệ khác, được phân phối qua kênh truyền thống : sản phẩm – nhập khẩu – bán buôn – bán lẻ. Tuy nhiên kênh phân phối này đã có những thay đổi lớn. Các công ty thương mại (công ty nhập khẩu) gần như rút ra khỏi thị trường để nhường chỗ cho các siêu thị và các nhà kinh doanh bán lẻ trực tiếp liên hệ với người sản xuất. Đây là điểm rất đáng chú ý bởi nó làm thay đổi hoàn toàn phương thức chào hàng cổ điển (chào cho các công ty thương mại) khiến các doanh nghiệp Việt nam bối rối. Ngoài ra sở thích của người tiêu dùng là rất khác nhau, lại thường xuyên thay đổi khiến các doanh nghiệp phải luôn đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và thường xuyên thay đổi mẫu mã. Không thể nói đến việc tiêu thụ hàng triệu USD sản phẩm gốm sứ nếu chỉ có một mã hàng hoặc một kiểu dáng sản phẩm. 8. Sản phẩm gỗ: Người Nhật có nhu cầu sử dụng đồ gỗ khá lớn. Tuy ý thức về vấn đề môi trường đang ngày càng tăng nhưng chưa đến mức khắt khe và vô lý như Anh và một nước EU khác. Đây là mặt hàng mà ta có lợi thế nhất (như đã phân tích tại phần hàng hóa), lại không phải qua kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh … nên đây là thị trường khá thuận lợi đối với Việt Nam. Sản phẩm gỗ nhập khẩu được phân phối tại Nhật theo 03 kênh (a) nhà xuất khẩu-nhà nhập khẩu-nhà bán lẻ, (b) nhà xuất khẩu-nhà thiết kế và lắp ráp Nhật-nhà bán lẻ và (c) nhà xuất khẩu-nhà bán lẻ. Trong đó kênh (b) được sử dụng nhiêu , theo kênh này nhà thiết kế và lắp ráp của Nhật sẽ nhập các bộ phận rời từ nước ngoài về để lắp ráp và giao lại cho nhà bán lẻ nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển. Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm nhưng Việt nam vẫn là một bạn hàng nhỏ của Nhật. Tỷ trọng của Việt nam trong kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc là 12,4%, của Thái lan là 2,5%, của Malayxia là 2,8% và của Philippines cũng tới 1%. Với những thuận lợi về vị trí địa lý, về truyền thống giao lưu và về tính bổ sung lẫn nhau của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước thì tỷ trọng nói trên là khá nhỏ bé so với tiềm năng. Sở dĩ có tình trạng này là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Các doanh nghiệp Việt nam rất thiếu thông tin về thị trường Nhật. Chi phí khảo sát thị trường hết sức tốn kém đã cản trở việc tìm hiểu thị trường của các doanh nghiệp Việt nam, dẫn tới việc các doanh nghiệp Việt Nam không nắm bắt được nhu cầu hàng hóa, thị hiếu tiêu dùng cũng như những quy định về quản lý nhập khẩu của thị trường Nhật. Các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Bộ Thương mại, Cục Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, tuy có tiến hành công tác nghiên cứu thị trường Nhật nhưng còn khá rời rạc, chưa mang tính hệ thống và chưa xây dựng được phương thưc phổ biến những thông tin có được tới các doanh nghiệp. Với một thị trường hết sức đa năng, năng động và mang nhiều nét đặc thù riêng như thị trường Nhật Bản thì việc thiếu thông tin sẽ hạn chế rất nhiền khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường của các doanh. - Tuy quan hệ thương mại đã khá phát triển, kim ngạch hai chiều hàng năm lên tới trên 4 tỷ USD nhưng cho tới nay Việt nam và Nhật Bản vẫn chưa thỏa thuận được với nhau về việc Nhật Bản dành cho Việt nam chế độ MFN đầy đủ. Mặc dù Nhật Bản có dành cho hàng hóa của Việt nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) nhưng diện mặt hàng có lợi ích thiết thực đối với Việt nam không nhiều. Nhiều mặt hàng của Việt nam (chủ yếu là nông sản, giày dép) khi nhập khẩu vào Nhật vẫn phải chịu mức thếu cao hơn mức thuế mà Nhật dành cho Trung Quốc và các nước ASEAN. Việc này đã hạn chế đáng kể khả năng tăng trưởng xuất khẩu của Việt nam vào Nhật. Sau những nỗ lực đãm phán của Bộ Thương mại, phía Nhật đã cam kết dành cho Việt nam chế độ thuế nhập khẩu MFN. Đây sẽ là động lực mới cho các nhà xuất khẩu của Việt nam. Tuy nhiên, vẫn cần đẩy mạnh đãm phán để Nhật Bản dành cho ta quy chế MFN đầy đủ, trên tất cả các phương diện có liên quan đến quản lý nhập khẩu chứ không chỉ riêng thuế nhập khẩu. - Sau thỏa ước Plaza 9/1985, đồng Yên đã tăng giá một cách nhanh chóng. Sự tăng giá của đồng Yên, và sau đó là sự sụp đỗ của kinh tế "bong bóng", đã buộc các công ty Nhật phải di chuyển sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt là tới khu vực châu Á, để cắt giảm chi phí. Việt nam, do những hạn chế về cơ sở hạ tầng, về trình độ của lực lượng lao động và về phương thức quản lý trong thời kỳ 1985-1990, đã không bắt kịp làn sóng này nên không thể đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu vào Nhật. - Kinh tế Nhật Bản làm vào tình trạng suy thoái vào những năm đầu của thập kỷ 90, sau khi nền kinh tế “bong bóng” (phát triển nhờ đầu cơ) tan vỡ. Đến năm 1996 có dấu hiệu hồi phục nhưng ngay sau đó lại gặp khó khăn nghiêm trọng do bị tác động của khủng hoảng tài chính nỗ ra tại Thái Lan và một số nước khác. Suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến chi tiêu và đầu tư của người Nhật, đồng thời ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu của ta sang Nhật. Để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sang Nhật Bản, hai nước cần có sự trao đổi, bàn bạc cụ thể để đi đến ký kết thỏa thuận về việc Nhật Bản dành cho hàng hóa của Việt nam quy chế MFN đầy đủ. Bên cạnh việc có chỉ đạo cụ thể cho tham tán thương mại trong việc thu nhập thông tin, Bộ Thương cần phối hợp với JETRO ( Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản) tại Việt nam để tăng cường hơn nữa công tác thu nhập và phổ biến thông tin về thị trường Nhật tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến phương thức phân phối, thủ tục xin dấu chứng nhận chất lượng JIS, JAS và Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu. Và trong tiến trình cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, Nhà nước cần hết sức quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản. 2. Thị trường Hoa Kỳ 2.1. Tổng quan về đầu tư và thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ : Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu năm 1994 sau khi tổng thống Clintonbãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Kể từ năm 1998, mỗi năm Việt Nam đều được hưởng sự miễn trừ không phải áp dụng Điều khỏan Jackson-Vanik, là một điều kiện cần thiết để những quốc gia xã hội chủ nghỉa như Việt Nam được tiếp cận các đảm bảo về đầu tư và tín dụng xuất khẩu do Chính Phủ Hoa Kỳ hỗ trợ. Năm 2000, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ với việc hai nước ký Hiệp định thương mại song phương (tháng 7/2000). Hiệp định nay đã mở ra cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam thâm nhập vào một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được nối lại vào năm 1995 nhưng cho tới năm 2000, hàng hoá của Việt Nam vẫn chưa có được thị phần đáng kể và chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hoa Kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có một hiệp định thương mại, Hoa Kỳ chưa dành cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường (NTR). Hàng hoá của Việt Nam vì vậy vẫn phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn các nước khác khi đi vào thị trường Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng khá mạnh trong giai đọan 1996- 2000, từ 204 triệu USD vào năm 1996 lên 504 triệu USD vào năm 1999 và khoảng 700 triệu Usd năm 2000- theo thống kê của Hải quan Việt Nam. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và chưa bằng 1/3 kim ngạch Việt Nam xuất khẩu sang Eu, 1/5 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật. Các mặt hàng giày dép, hải sản, cà phê, dầu thô, hàng may mặc, hạt tiêu và hạt điều hiện chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Một số mặt hàng khác như rau quả, vật liệu xây dựng, đồ gỗ hàng thủ công mỹ nghệ, cao su, đồ da, sữa, đồ uống đều đã bước đầu được xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng số lượng còn rát ít ỏi. Sau khi Hiệp định Thương mại được thông qua, thuế suất thuế nhập khẩu của của nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sẽ giảm rất mạnh. Chẳng hạn, thuế của mặt hàng dứa hộp sẽ giảm khoảng 10 lần, hàng gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, giảm từ 7 đến 8 lần, hàng giày dép giảm từ 3 đến 4 lần. Đặc biệt, xuất khẩu các mặt hàng giày dép, may mặc, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, rau quả, thực phẩm và hải sản chế biến sẽ có tốc độ tăng khá nhất, chủ yếu do năng lực sản xuất của Việt Nam còn lớn và thuế nhập khẩu sẽ giảm mạnh so với trước đây. Một số mặt hàng khác như cà phê, hạt tiêu, hạt điều xuất khẩu sẽ tăng không nhiều. Mặt hàng có khả năng tăng kim ngạch được nhắc đến nhiều nhất là hàng dệt may. Trên thực tế, hàng dệt may Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ trong vài năm qua, chủ yếu là hàng gia công cho các công ty nước ngoài. Một số công ty dệt may Việt Nam như Thành Công, Thắng Lợi cũng đã có sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhưng kim ngạch còn nhỏ bé. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng khá nhanh ngay sau khi Hiệp định được thông qua, trong năm 2001 có thể đạt 100 triệu USD (hiện nay khoảng 50 triệu USD). Mặt hàng được quan tâm thứ hai là giày dép và sản phẩm da. Những năm qua, nhiều công ty đã sẵn sàng chấp nhận mức thuế suất hiện nay để đưa hàng sang Hoa Kỳ, nhằm từng bước làm quen với thị trường này. Tuy nhiên chủng loại hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ hiện chưa đa dạng, chủ yếu là giày nam, giày trẻ em, giày dép đi trong nhà và dép tắm biển. Sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực, thuế suất mặt hàng này sẽ giảm, kim ngạch xuất khẩu giày dép có thể tăng trưởng mạnh và bền vững. Một mặt hàng nữa có thể tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ là hải sản. Năm 2000, với hai mặt hàng chính là tôm và cá đông lạnh, ước tính xuất khẩu hải sản sang Hoa Kỳ đạt gần 300 triệu Usd. Việt Nam hiện đứng hàng thứ 9 trong số các nước cung cấp tôm cho Hoa Kỳ( số liệu năm 2000). Với nhu cầu lớn, triển vọng tăng xuất khẩu tôm và cá đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ khá sáng sủa cho là các doanh nghiệp Việt Nam. Hoa Kỳ còn là thị trường lớn đối với hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là các sản phẩm gốm sứ. Tuy đã vào được thị trường Hoa kỳ với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao nhưng nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn còn rất nhỏ bé. Nếu được hưởng quy chế thương mại bình thường kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chắc chắn sẽ tăng nhanh vì về cả chất lượng và mẫu mã, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam không thua kém hàng của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu có thể đạt tới con số trăm triệu USD trong tương lai gần. Thương mại song phương giữa Việt Nam – Hoa Kỳ: từ 1996 đến 2002 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 % thay đổi 2002 Triệu USD VN xuất khẩu sang HK 319,0 388,2 553,4 609,0 821,7 1052,6 2394,7 128 VN nhập khẩu từ HK 616,0 277,8 274,2 290,7 367,7 460,9 580,2 26 Cán cân thương mại Việt- Mỹ -297,0 110,4 297,2 318,3 453,9 591,7 1814,5 206 Tỷ lệ % XK sang HK/ tổng 4,4 4,2 5,9 5,3 5,7 7,0 14,1 Nhập khẩu tư HK / tổng 5,5 2,4 2,4 2,5 2,4 2,9 2,5 Nguồn: Số liệu thương mại của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ thu thập từ Bộ thương mại Hoa Kỳ Trong những năm đầu từ 1996-2000 khi quan hệ thương mại giữa hai nước bắt đầu được thiết lập trở lại, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ nhìn chung vẫn tăng đều qua các năm. Cán cân thương mại được cải thiện dần. Tuy nhiên, con số thực tế cho thấy tình hình xuất khẩu vẫn còn rất hạn chế so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ tăng không nhiều và không có gì khởi sắc qua 4 năm. Tình hình chỉ thực sự được cải thiện rực rỡ khi hiệp định thương mại giữa hai nước bắt đầu có hiệu lực từ thang 10/2001. 2.2. Nhóm những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Hoa Kỳ 1996-2000 : - Nhóm mặt hàng hải sản - Nhóm hàng nông sản - Nhóm hàng khoáng sản - Một số nhóm mặt hàng khác Thành phần hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 1996-2002 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 % thay đổi 2002 Nghìn USD VN XK vào HK 19.037 388.189 553.408 608.953 821.658 1.05.626 2.394.746 128 Hàng chưa chế biến 247.042 251.736 390.457 399.352 92.733 819.813 994.284 21 Hải sản 34.066 56.848 94.368 139.535 00.988 478.227 616.029 29 Rau quả 10.061 18.835 26.446 28.840 52.906 50.126 76.000 52 Cà phê 109.445 104.678 142.585 100.250 13.036 76.185 53.060 -30 Cao su thô 413 2.135 1.767 2.505 5.330 2.807 11.231 300 Dầu mỏ 80.650 34.622 107.374 100.633 88.412 182.798 181.125 -1 Hàng chưa chế biến khác 12.407 34.618 17.917 27.589 32.061 29.670 56.839 92 Hàng CN chế tạo 71.995 136.453 162.951 209.601 28.925 232.814 1.400.161 502 Khóang sản CN 913 1.648 3.383 4.849 6.670 9.108 19.589 115 Sản phẩm Kim lọai 81 183 792 3.091 3.226 3.538 8.382 137 Hàng điện tử 81 225 298 608 603 1.338 4.952 270 Đồ gỗ 264 437 1.193 3.697 9.186 13.427 80.441 499 Hàng du lịch 365 473 625 1.265 1.606 897 49.534 5.422 May mặc 23.755 26.009 28.462 36.152 47.427 48.174 900.973 1.769 Giày dép 39.169 97.644 114.917 145.775 24.871 132.195 224.825 70 Hàng CN chế tạo khác 1.151 1.717 947 1.518 4.527 2.981 28.238 847 Hàng hóa khác 6.216 8.117 12.334 12.646 0.809 21.156 84.027 297 Nguồn: Số liệu USITC thu thập từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trước khi có Hiệp định thương mại : 2.3.1. Những nhân tố chủ quan : - Những nhân tố chủ quan tác động thuận lợi : + Đường lối đúng đắn của Đảng và chính phủ tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất cho mọi doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuât khẩu. + Sau khi hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ được Quốc hội hai nước phê chuẩn, hàng hóa xuât khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng quy chế Tối huệ quốc khi đưa vào thị trường Hoa Kỳ, tính cạnh tranh về giá của sản phẩm Việt Nam sẽ được gia tăng đáng kể vì thuế nhập khẩu sẽ giảm bình quân từ 40-70% xuống còn 3-7% + Môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng được hòan thiện, tăng khả năng thu hút vốn đàu tư nước ngòai. + Chính sách ưu đãi đầu tư vốn với Việt Kiều ngày càng thể hiện tính ưu việt; thu hút hàng ngàn kiều bào chuyển vốn về nước làm ăn, tạo ra hàng trăm dự án sản xuât kinh doanh trong đó có nhiều dự án sản xuất hàng xuất khẩu, nhắm tới tiêu thụ tại thị trường Hoa Kỳ, ở đó có khỏang 1,5 triệu người Việt kiều sinh sống. nếu có những hình thức kết hộ tốt, Việt kiều ở Hoa Kỳ sẽ là cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. + Nhiều tiềm năng và lợi thế trong xuất khẩu của Việt nam chưa được khai thác hết. - Những nhân tố chủ quan tác động không thuận lợi: + Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đưa vào thị trường Hoa Ky đa số là các sản phẩm khai thác từ thiên nhiên, đất đai, tài nguyên biển: những sản phẩm nông lâm thủy sản, hải sản, khóang sản (dầu thô, than đá) xuất khẩu dưới dạng thô ít qua chế biến, hiệu quả thấp, giá cả rất bấp bênh, trị giá xuất khẩu không ổn định. + Tính cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn thấp trên cả hai khía sạnh giá cả và chất lượng so với sản phẩm xuất khẩu cùng lọai có xuất xứ từ các quốc gia khác. + Yếu thế trong cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (trong đó chưa kể đến yếu tố: hàng Việt Nam chưa được hưởng quy chế MFN nên phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn từ 40-70% so với đối thủ cạnh tranh) + Những yếu tố tác động đến tính cạnh tranh không hiệu quả của Việt Nam đối với khả năng xuât khẩu sang thị trường Mỹ: Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước có hàng đưa vào Hoa Kỳ. kéo theo đó là chi phí sản xuất cao. Chúng ta chưa có thương hiệu hàng hóa nổi tiếng, những ngành hàng xuất khẩu chủ lực dều thực hiên qua phương pháp gia công xuất khẩu, hiệu quả thấp. đa ssó doanh nghiệp Việt Nam có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, tính hợp tác lỏng lẻo nên khả nảng đáp ứng xuất khẩu khối lượng hàng hóa lớn, đồng chất gặp khóa khăn. Nông nghiệp phát triển còn mang tính tự phát cao, chưa gắn với thị trường; khâu giống, công nghệ sau thu họach chưa được đầu tư thỏa đáng ảnh hưởng tói khả năng xuất khẩu. các doanh nghiệp chưa hiểu nhiều về thị trường Hoa Kỳ, khả năng tiếp thị yếu làm giảm khả năng tiếp cận thị trường. 2.3.2. Những nhân tố khách quan: Thị trường Hoa Kỳ quá rộng và lớn, hệ thống luật pháp quá phức tạp. các doanh nhgiệp Việt Nam mới tiếp cận thị trường này, sự hiểu biết về nhóm kinh nghiệm tiếp cận với thị trường chưa nhiều. - Việt Nam chưa gia nhập tổ chức thương mại thế giới ƯTO, chưa là thành viên của tổ chức đa sợi MFA, mà vào giai đọan 1996-2000, tổ chức này dự kiến bỏ hạn ngạch ngành hàng dệt may vào năm 2005, nên xuất khẩu sang Hoa Kỳ ở ngành hàng dệt may trong những năm sau này sẽ gặp nhiều khó khăn khi mà các thành viên MFA thực hiện tự do hóa mậu dịch trong lĩnh vực này. - Thị trường Mỹ ở quá xa Việt Nam, chi phí vaajn tải và bảo hiểm chuyên chor hàng xuất khẩu lớn, điều này làm cho chi phí kinh doanh hàng hoad từ Việt Nam đưa sang Hoa Kỳ tăng lên. Thời gian vận chuyển dài làm cho nông sản tươi sống bị giảm về chất lượng, tỷ lệ hao hụt tăng - Tính cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ rất cao, nhiều nước trên thế giới có lợi ích tương tự như Việt Nam đều coi thị trường Hoa Kỳ là thị trường chiến lược trong họat động xuất khẩu, cho nên chính phủ và các doanh nghiệp của các nứoc này đều giành thị phần trên thị trường Hoa Kỳ. đây là khó khăn quan trọng tác dộng đến khả năng thâm nhập sản phẩm của Việt nam trên thị trường này. - Việt Nam bước vào thị trường Hoa Kỳ chậm hơn so với các đối tác, khi mà thị trường đã ổn định về người mua, mối bán, thói quen sở thích sản phẩm. do đó Việt Nam càng có nhiều trở ngại khi thâm nhập thị trường này. 3. Thị trường EU  EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng lớn. Nhưng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua còn một số khiếm khuyết như: Quy mô xuất khẩu của Việt Nam còn quá nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang EU chưa hợp lý; hình thức xuất khẩu còn đơn giản; hàng hóa xuất khẩu nghèo nàn về chủng loại; chất lượng chưa được đồng đều; các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trên thương trường thế giới đặc biệt là thị trường EU; cơ chế chính sách còn nhiều bất cập. 3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU 1996-2000: 3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU Hiện nay, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, là một thị trường xuất khẩu lớn của nước ta. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU ngày càng lớn. Điều đó được thể hiện trong bảng sau: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang EU (1995-2003) (Triệu USD) 1996 1997 1998 1999 2000 (1)Kim ngạch XK của VN sang EU 900.5 1608.4 2125.8 2506.3 2854 (2)Tổng kim ngạch XK của Việt Nam 7256 9185 9361 11136 14483 Tỷ trọng (1)trong (2) 12.4 17.5 22.7 22.5 19.7    Nguồn: Tổng cục Thống kê   Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU còn được thể hiện ở chỗ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng và khá ổn định. Mức này càng lớn hơn nhiều khi so sánh với tỷ trọng các thị trường Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Thị phần xuất khẩu của Việt Nam (%) 1996 1997 1998 1999 2000 ASEAN 22.8 19.5 24.3 27 18.1 EU 12.4 17.5 22.7 22.5 19.6 Nhật Bản 21.3 15.6 15.8 16.0 17.8 Trung Quốc 4.7 5.7 5.1 7.7 10.6 Úc 0.9 2.0 5.0 7.3 8.8 Mỹ 2.8 3.0 5.0 4.5 5.1    Nguồn: Tổng cục Thống kê   Trước năm 1996, thị trường EU chỉ đứng thứ 3 với tỷ trọng hơn 13,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1997 khi EU dành cho Việt Nam quy chế GSP, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng vọt. Thị trường EU nhanh chóng vươn lên vị trí thứ hai sau ASEAN với tỷ trọng 17.5%năm 1997 và tăng dần lên 22.5% trong năm 1999. Trong khi đó xuất khẩu vào các thị trường châu Á có xu hướng tăng chậm dần thì xuất khẩu vào thị trường EU vẫn tăng mạnh mẽ. Từ năm 2000, thị trường EU đã chính thức vượt qua ASEAN trở thành địa chỉ xuất khẩu hàng đầu cho Việt Nam, và liên tục duy trì vị trí này trong 3 năm tiếp theo cho đến nay. Bắt đầu từ năm 2002, xuất khẩu vào Mỹ tăng đột biến nhờ Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, một phần lớn xuất khẩu dệt may và thủy hải sản của Việt Nam chuyển sang thị trường Mỹ, thị trường EU có giảm về mặt tỷ trọng, nhưng vẫn duy trì là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.    3.1.2. Về cơ cấu xuất khẩu Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là giày dép, hàng dệt may, cà phê, sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ gia dụng, đồ chơi trẻ em và các dụng cụ thể thao, đồ gốm sứ, máy móc thiết bị điện và thủy hải sản. 9 mặt hàng này thường chiếm khoảng 75% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – EU. Nhưng từ năm 1996 đến nay, cơ cấu hàng xuất khẩu đã xuất hiện các mặt hàng: đồ chơi trẻ em, đồ thể thao, đồ gỗ gia dụng và các sản phẩm gốm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này không ngừng tăng lên.  Kể từ năm 1998, các mặt hàng xuất khẩu chính tập trung vào 5 nhóm chính là Dệt may, giày dép, cà phê, chè, hải sản, thủ công mỹ nghệ. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang 15 nước EU (Triệu USD) 1998 1999 2000 Hải sản 91.5 89.1 100.3 Cà phê, chè 203 210.9 204.2 Dệt may 516.4 555.1 609 Giày dép 626.9 937 1039.2 Thủ công mỹ nghệ 59.7 111.3    Nguồn: Tổng cục Hải Quan Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước thành viên mới EU (Triệu   USD) 1998 1999 2000 Cà phê 6.23 5.77 9.15 Chè 0.78 0.98 2.07 Gạo 5.82 19.36 11.62 Giày dép 8.18 11.6 15.85 Dệt may 45.66 53.82 54.75 Hạt tiêu 0.85 2.13 2.46 Thủ công mỹ nghệ 2.31 2.53 2.26 Linh kiện điện tử 0.02 0.16 Thực phẩm 11.28 13.32 11.11 Hải sản 1.24 0.16 0.52    Nguồn: Tổng cục Hải Quan Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong thời gian gần đây có một vài thay đổi: xuất hiện mặt hàng chế biến sâu (hàng điện tử, điện máy). Tỷ lệ hàng chế biến sâu ngày càng tăng, đặc biệt các mặt hàng điện tử mới xuất hiện nhưng đạt kim ngạch đáng khích lệ. Tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến tăng lên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – EU. Đặc biệt từ năm 1996, nhóm hàng công nghệ phẩm tăng nhanh, nhất là giày dép và quần áo…  Đối với 10 nước thành viên mới của EU, cơ cấu xuất khẩu cũng tương đồng như với 15 nước thành viên EU cũ. 3.2. Thành tựu và hạn chế: Nhìn vào thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU từ năm 1995 đến nay. Ta thấy có một số thành tựu và hạn chế sau: 3.2.1. Thành tựu    - Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam vào EU tăng với tốc độ bình quân khá cao, trung bình gần 40%/năm. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng trung bình gần 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2003.    - Việt Nam đã phát huy được lợi thế so sánh của mình trong việc tập trung xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh vào thị trường các nước EU.    - Việc khai thông thị trường EU đã đòi hỏi Việt Nam phải phát triển cơ sở vật chất và năng lực của một số ngành trong nông nghiệp, trong các lĩnh vực như: chế biến điều, rau quả, cao su, cà phê, thực phẩm… Riêng với ngành thủy sản đã làm chuyển biến đáng kể năng lực khai thác, nuôi trồng vào năng lực hậu cần, dịch vụ, làm chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế vùng biển.    Đồng thời, sự phát triển về xuất khẩu đối với một số mặt hàng nông nghiệp như cà phê, điều, chè, hàng công nghệ phẩm như may mặc, giày dép đã tạo ra cho sự chuyển đổi nhanh chóng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và sự đổi mới không ngừng về sản phẩm làm ra. Vai trò của ngành dệt may, giày dép, thủy hải sản đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Và cũng nhờ đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp mà tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng nhanh, đặc biệt là sự thay đổi lớn trong cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ… 3.2.2. Hạn chế   - Hàng xuất khẩu Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại và chất lượng chưa đạt độ đồng đều.    - Các doanh nghiệp Việt Nam còn non nớt trong kinh nghiệm thương trường, thậm chí còn bỡ ngỡ với thị trường châu Âu. Không nắm bắt cơ hội, kém hiểu biết luật lệ của thị trường EU, thiếu thông tin, chưa biết tiếp cận thị trường, làm ăn tùy tiện, manh mún với một phong cách chưa phù hợp với truyền thống và tập quán kinh doanh của châu Âu.    - Môi trường đầu tư (Cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật) và môi trường thương mại (Cơ chế, chính sách và thủ tục xuất nhập khẩu) ở Việt Nam vẫn chưa thực sự thu hút và hấp dẫn mạnh mẽ các doanh nghiệp EU vào đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.   - Quy mô xuất khẩu của Việt Nam sang EU còn quá nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của EU.   - Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU chưa hợp lý: Việt Nam xuất sang EU nông sản, thủy hải sản chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô hoặc mới qua sơ chế và một số hàng công nghiệp nhẹ, hàng gia công.   - Hình thức xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU còn giản đơn: chủ yếu dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp và qua trung gian, chưa gắn liền với các hình thức hợp tác kinh doanh khác, đặc biệt với đầu tư, liên doanh, liên kết và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này.    Tóm lại, khả năng mở rộng và phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang EU là rất lớn, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần phải nhanh chóng giải quyết những tồn tại và khắc phục các mặt hạn chế để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU phát triển tương xứng với tiềm năng kinh tế và đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của thị trường EU.. 4. Thị trường ASEAN: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN 1996-2000 Nhập khẩu (triệu USD) Xuất khẩu (triệu USD) Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ Asean trong tổng nhập khẩu (%) Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu sang Asean trong tổng xuất khẩu (%) 1996 2.788 1.364 25 18.8 1997 3.166 1.911 27.3 20.8 1998 3.749 2.372 32.6 25.3 1999 3.288 2.463 28.3 21.3 2000 4.519 2.612 28.8 18 Nguồn: cơ quan khuếch trương kinh tế Pháp Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Việt Nam, tuy nhiên lại chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách, và có tác động không nhỏ đến tình hình xuất nhập khẩu của ta đến Asean..Qua bảng số liệu cho thấy, trong giai đoạn này Asean là thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu. Tổng nhập siêu từ các nước Asean lên đến 1.34 triệu USD trong năm 1998, chiếm hơn 60% tổng nhập siêu của ta, và hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của ta cho Asean.Dầu thô, gạo, hải sản, hàng dệt may là những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao mà Việt Nam xuất sang Asean: Dầu thô chiếm tỉ trọng lớn: 36% năm 1997 và 16% năm 1998 Gạo: 8% năm 1997,18% năm 1998. Hải sản: 8.6% năm 1997, giam  năm 1998 nhưng vẫn còn 6.6%. Hảng dệt may: đạt kim ngạch gần 40 triệu USD vào 1998, nhưng chủ yếu là bán cho khách Singapore (33 triệu USD) để xuất cho nước thứ 3, không tiêu thụ tại Singapore. Trong bối cảnh nhập siêu từ Asean lớn như vậy, vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu cho Asean để tiến tới thương mại cân bằng là vấn đề có tầm quan trọng trong khoảng thời gian này. Bởi: - Các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh thì các nước ASEAN cũng có, thậm chí còn mạnh hơn ta. - Trong điều kiện đó, những nỗ lực để tiến tới thương mại  công bằng bị hạn chế bởi ngày càng sâu của Việt Nam vào chương trình giảm thuế Cept ( 1998: Việt Nam đã tham gia toàn ộ doanh mục IL và đã bắt đầu chuyển nhương 20% hàng hóa của danh mục TEL vào danh mục giảm thuế) Dưới đây là tình hình xuất khẩu cụ thể của nước ta qua các nước ASEAN trong 1996-2000. 4.1. Singapore: Trao đổi thương mại 2 chiều giữa Singapore và Viêt Nam từ 1996 - 2000 (Đơn vị tính: Nghìn đôla Singapore- S$) Năm Singapore nhập khẩu từ Việt Nam Singapore xuất khấu sang Việt Nam Hàng nội địa Singapore xuất khẩu sang Việt Nam Tổng kim ngạch xuất và nhập giữa Singapore và Việt Nam S$ % S$ % S$ % S$ % 1996 614.892 0.33 2.419.717 1.37 1.167.760 1.13 3.304.508 0.84 1997 807.297 0.41 2.473.424 1.33 1.251.323 1.16 3.208.703 0.86 1998 709.279 0.42 2.520.990 1.38 1.271.009 1.20 3.240.269 0.92 1999 888.038 0.61 2.532.479 1.30 1.341.428 1.15 3.420.517 0.89 2000 1.413.215 0.52 3.610.515 1.52 2.077.179 1.53 5.023.729 1.07 Nguồn: Cục phát triển thương mại Singapore (STDB) 1-2001 Trong giai đoạn này, Singapore luôn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch 2 chiều trên 3 tỷ đô la Singapore (tương đương trên 2 tỷ USD). Năm 1999  là năm Việt Nam đạt tỷ lệ xuất khẩu cao nhất sang Singapore, chiếm 0.61% tổng kim ngạch nhập khảu của Singapore.. Còn tổng kim ngạch đạt tỷ lệ cao nhất là vào năm 2000, chiếm 1.07% tổng kim ngạch 2 chiều của Singapore… Việt Nam nhập khẩu từ Singapore những mặt hàng khác nhau trong đó đứng đầu là tinh chế, rồi đến thuốc lá, kế đến là các mặt hàng: máy xử l‎ dữ liệu, thiết bị điện dân dụng, thiết bị mạch điện, điều hòa nhiệt độ, thuốc men, đồ dùng gia dụng, đồ điện tử, vật liệu giấy…Những mặt hàng Việt Nam xuất khầu sang Singapore chủ yếu là nông nghiệp ( dầu thô, gia vị, gạo…), thủy hải sản( tôm cua, cá.. đông lạnh), hàng may mặc… Singapore là một thị trường “khó tính”, đòi hỏi hàng chất lượng cao từ công nghệ cho đến thực phẩm. Thế nên Việt Nam với những thế mạnh: lao động giá rẻ, giá thành thấp, mẫu mã thay đổi nhanh chóng vẫn chưa đủ khả năng để chiếm lĩnh thị phần Singapore trong giai đoạn này. 4.2. Thái Lan: Quan hệ thương mại VIệt Nam – Thái Lan từ năm 1996-200 (Đơn vị: triệu USD) 1996 1997 1998 1999 2000 Xuất khẩu 66.63 191.07 295.26 312.73 388.90 Nhập khẩu 586.54 568.07 673.67 556.26 868.99 Quan hệ xuât nhập khẩu -519.91 -377.0 -378.41 -243.53 -480.09 Tổng kim ngạch 653.17 759.14 989.63 868.99 1201.84 Mức tăng trưởng 28.3% 16.2% 27.6% -10.3% 38.3% Nguồn: Hải quan Việt Nam, Hà Nội 2002 Trong giai đoạn này, mặc dù cán cân thương mại của Việt Nam bị thâm hụt so với Thái Lan, nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu cùa Việt Nam có sự chuyển hướng nhất định từ chủ yếu là nguyên liệu và khoáng sản sang các sản phẩm chế tạo: như thiết bị điện, linh kiện điện tử, quần áo, giày dép, hóa chất, sợi..Kim ngạch một số mặt hàng xuất khấu có thế mạnh của Việt Nam như dầu thô, cà phê, thũy hải sản cũng tăng lên. Trong khi đó các mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan có kim ngạch lớn:là nhóm máy móc, thiết bị, xe máy; nhóm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như sắt thép, phân bón, xăng dầu..Về cơ bản, các nhóm mặt hàng này cũng phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam. 4.3. Philippines: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với Philippin 1996 – 2000 (Đơn vị: triệu USD) Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Xuất khẩu 132.0 210.9 392.7 393.3 477.7 Nhập khẩu 28.9 36.1 67.6 46.1 63.2 Kim ngạch 160.9 247.0 460.3 439.3 439.4 Cán cân thương mại 103.1 174.8 325.1 347.2 414.5 Nguồn: Bộ thương mại Về cơ cấu hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam và Philippin có những nét tương đồng, thậm chí là cạnh tranh nhau trên thị trường thế giới, bởi hai nước đều là quốc gia nông nghiệp và là những nước đi sau trong quá trình công nghiệp hóa.Song hai  nước vẫn tìm kiếm cơ hội để khai thác lợi thế so sánh của nhau,Philippin là một trong những bạn hàng lớn của Việt Nam trong khối Asean với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng nhanh chóng. Năm 1996 kim ngạch thương mai hai chiều là 160.9 triệu USD nhưng đến năm lên gấp 4 lần 477.7 triệu USD. So với các nước Asean khác, philippin là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam về linh kiện điện tử( năm 1999 đạt 232.98), tiếp theo là gạo(507.383 tấn năm 200) và một số mặt hàng khác như: cà phê, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, hải sản, than đá….Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Philippin chủ yếu là phân bón ( chiếm từ 70%-80% giá trị nhập khẩu hàng năm) và một số mặt hàng khác nhưng số lương không lớn: dược phẩm, phụ tùng máy móc, nguyên liệu thép, chất đốt… Mặc dù ngoại thương giữa hai nước đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, kim ngạch đã tăng dần qua các năm. Tuy nhiên kết quả đạt được này thật sự chưa tương xứng với tiềm năng của cả 2 nước.  4.4. Campuchia: Kim ngạch xuất khẩu Viêt Nam-Campuchia 1996 - 2000 (Đơn vị: Triệu USD) Năm Nhập khẩu Xuất khẩu Chênh lệch 1996 18 99 -81 1997 25 106 -81 1998 42 75 -33 1999 13 91 -78 2000 37 133 -106 Nguồn: Báo cáo bộ thương mại số 3561 TM/CA, TBD Trong khối Asean, Viêt Nam là bạn hàng thứ 3 của Camphuchia và đứng thứ 6 torng các nước có buôn ban với Camphuchia, chiếm trên 10% tổng buôn bán chính ngạch của Camphichia. Kim ngạch xuất khẩu sáu tháng đầu năm 2000 đạt 92.5% triệu USD, nhâp chủ yếu là hàng công nghệ và thực phẩm từ Viêt Nam.Việt Nam đã mở sáu trong số 8 cặp cửa khẩu cho phép vận chuyển hàng quá cảnh Campuchia qua Việt Nam. Năm 1999, Việt Nam đã cấp một số hàng quá cảnh trị giá 26.5 triệu USD, torng đó gỗ quá cảnh chiếm 82.9%. Sáu tháng đầu năm 2000 đã cấp 87 bộ giấy phép trị giá 16 triệu USD, bằng 61.42% năm 1999.Tuy nhiên quan hệ mậu dịch còn nhiều khó khăn. Đó là thuế xuất và thuế VAT của bạn quá cao(17% cho hàng tiêu dùng và 45% cho muối và hạt mì). Về nhập khẩu, còn khó kiểm soát đối với các phương tiện cơ giới tạm nhập, tái xuất vào Việt Nam, đặc biệt là xe máy, ô tô tay lái nghịch. Trong thực tế lượng hàng biên giới qua lại giữa hai bên vẫn chưa kiểm soát đầy đủ, tình trạng buôn lậu, gian lận vẫn còn phổ biến. 4.5. Indonesia: Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam – Indonesia 1996 – 2000 (Đơn vị: triệu USD) Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Kim ngạch buôn bán 2 chiều 195 249 572 706 600 Nguồn: Quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên Asean, NXB. Tài Chính, Hà Nội, 1998, tr.101_Võ Thanh Thu (chủ biên)    Từ giữa năm 1997 cả Indonexia và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á thế nhưng kim ngạch buôn bán giữa 2 nước vẫn tăng. Đối với Inđônexia mức độ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng thì nặng nề hơn so với Việt Nam, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam vẫn tăng và thặng dự, cán cân thanh toán thường nghiêng về Inđonêxia:  Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Chênh lệch 1997 48.431.858 200.876.871 152.445.013 1998 256.500.000 316.100.000 59.600.000 Nguồn: Bộ thương mại Việt Nam Một số mặt hàng mà Inđônexia đã tạo được chỗ đứng trên thị trường Việt Nam: phân bón, xe máy, xi măng. Inđônêxia là một trong những người bạn cung cấp xi măng lớn nhất trong khối Asean( sau Singapore và Thái Lan) cho Việt Nam, khoảng trên 1000 tấn/năm. Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẫu clinke từ Inđônexia và Thái Lan để phục vụ sản xuất xi măng trong nước. Một số mặt hàng nông phẩm của Việt Nam như gạo, cà phê xuất khẩu sang Indonexia được tái xuất đi nước khác. Như vậy, Indonexia trở thành trạm trung chuyển cho những mặt hàng này của Viêt Nam. Việc chấp nhận buôn bán qua trung gian này thể hiện tính yếu kém trong công tác tiếp thị cùa các doanh nghiêp Việt Nam.  4.6. Malaysia: Năm Việt Nam xuất khẩu sang Malaixia Việt Nam nhập khẩu từ Malaixia Tổng kim ngạch nhập khẩu Việt Nam nhập siêu 1996 77.7 372.0 449.7 294.3 1997 196.0 217.0 413.0 21.0 1998 528.0 1999 180.0 370.0 550.0 190.0 2000 Nguồn: Bộ thương mại tháng 4-2000, Cụ công nghê thông tin Hải quan, tháng 1-2002 Qua bảng số liệu đã cho thấy tình hình ngoại thương của 2 nước tương đối khả quan, ví dụ năm 1998 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên 528 trieu USD so voi 1996, mặc dù trong gia đoạn này cả 2 nước đều phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ Châu Á.Cơ cấu mặt hàng: Việt Nam chủ yếu xuất sang Malixia các loại dầu thô, nông lâm hải sản sơ chế (gạo, cao su, lạc nhân…), các nguyên liệu, vật liệu như than, gỗ…Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam nhập từ Malaixia bao gồm xăng dầu, sắt thép, phân bón, hóa chất, đồ điện, thiết bị văn phòng, vật liệu xây dựng…Nhìn chung, VIệt Nam vẫn chưa xuất khẩu được những mặt hàng công nghiệp và những sản phẩm này chưa đủ cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã và giá cả so với các nước củng khối trong khu vực Asean.Thương mại giữa Việt Nam và Malaixia chỉ chiếm khoảng 0.1% tổng kim ngạch thương mại của Malaixia so với thế giới. Nếu so với các nước Asean khác thì kim ngạch của  nước ở mức thấp hơn so với Singapore và Thái Lan. Và bên cạnh đó Việt Nam vẫn nhập siêu trong cán cân thương mại.  4.7. Mianma: Năm 1996: quan hệ buôn bán song phương giữa Việt Nam – Mianma chỉ đạt doanh số trên 2 triệu USD.Năm 1997: Việt Nam và Mianma đã kí 8 hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch, hàng không, nông nghiệp, lâm nghiệp, giáo dục và thành lập Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật. Mặc dù vậy, kim ngạch buôn ban 2 chiều giữa Việt Nam và Mianma chỉ đạt khoản 9 triệu USD tính đến 1999, tuy có tăng 4.5 lần so với 1996. Trên thực tế, mức buôn bán này còn rất nhỏ so với mức buôn bán của Việt Nam với các nước ASEAN khác.  STT Nước Kim ngạch 1 Campuchia 54.298.582 2 Lào 144.683.656 3 Inđonêxia 334.478.552 4 Malaixia 233.493.735 5 Philippin 263.493.770 6 Thái Lan 365.466.735 7 Singapore 1.191.149.005 Nguồn: Vụ Đa Biên, Bộ thương mại Việt Nam Năm 1999 - 2000: mặc dù có nhiều hiệp định được kí kết, nhiều cuộc tiếp xúc của lãnh đạo hai nước, nhưng kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm  tốn. Nguyên nhân:Các mặt hàng mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Mianma như thép xây dựng, đồ dùng nội thất, đồ nhôm gia dụng, mì ăn liền thi lại không phải là những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam, vì thế kim ngạch xuất khẩu không cao. Hơn nữa, Một số mặt hàng chủ đạo của hai nước lại trùng nhau như dầu thô, gạo, hàng dệt may, vì thế có sự cạnh tranh giữa hai nước. Hơn nữa, một số mặt hàng của Mianma có ưu thế hơn hàng của Việt Nam. Ví dụ, hàng may mặc của Mianma đã có sẵn thị trường tiêu thụ, lại tự túc được nguyên liệu va các phụ kiên may mặc chất lượng cao, vì thế khả năng cạnh tranh cao hơn so với Việt Nam. Thậm chí cả gạo là mặt hàng xuất khẩu thu được ngoại tệ cho Việt Nam cũng bi Mianma cạnh tranh gay gắt về giá. 4.8. Lào: Trong giai đoạn 1996-2000, theo số liệu chính thức của Lào gần cuối năm 2000, thương mại hai nước đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 946.400 triệu USD; trong đó hàng hóa của Lào xuất sang Việt Nam trị giá 541.100 triệu USD gồm gỗ và các sản phẩm gỗ, lâm sản, thạch cao, xe máy…, Việt Nam xuất sang Lào 423.300 triệu USD giá trị hàng hóa gồm hàng tiêu dùng, nông sản, hải sản, xăng dầu, vật liệu xây dựng, hàng may mặc, đồ nhựa và thực phẩm…So với giai đoạn 1991-1995 thì ở giai đoạn này tổng giá trị kim ngạch ngoại thương tăng gấp 2.2 lần.  5. Trung Quốc: Kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc phân theo từng kế hoạch 5 năm Giai đoạn Tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu (triệu USD) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tăng bình quân năm, % Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD) Tăng bình quân năm % 1996-2000 6.870,1 3.537,2 151,8 333.2,9 147,8 IV/ CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Nền kinh tế mà nước ta lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một trong những nội dung quan trọng nhất của đường lối đổi mới của Đảng. Phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động về nhiều mặt: giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tạo ra cạnh tranh - động lực của tăng trưởng; thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội; là con đường xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất... Các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngững đước mở rộng, đa dạng hóa và ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực daonh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Đóng góp của thành phần kinh tế vào kim ngạch xuất khẩu được chuyển dịch theo hướng tích cực: - Khu vực doanh nghiêp có vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, trở thành động lực cơ bản thúc đẩy xuất khẩu. - Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 100% vốn trong nước tham gia ngày càng sâu rộng vào hoạt động xuất khẩu, có thể trở thành những hạt nhân quan trộng giúp nâng cao KNXK cả nước trong thời gian tới. Kim ngạch Xuất khẩu giai đoạn 1995_2000 phân theo khu vực kinh tế Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Xuất khẩu( tr. UDS) 5.449 7.256 9.185 9.31 11.540 14.455 Khu vực kinh tế trong nước 3.976 5.101 5.972 6.146 6.858 7.640 Khu vực có vốn FDI 1.473 2.155 3.213 3.215 4.682 6.810 Cơ cấu( %) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Khu vực kinh tế trong nước 73.0 70.3 65.0 65.7 59.4 53.0 Khu vực có vốn đầu tư FDI 27.0 29.7 35.0 34.3 40.6 47.0 Từ bảng trên, ta thấy, sự đóng góp của các khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào xuất khẩu ngày càng tăng. Nhưng tốc độ tăng của xuất khẩu của các khu vực kinh tế trong nước thấp hơn nhiều so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 1996, kim ngạch xuất khẩu của các khu vực kinh tế trong nước chiếm 70,3% cơ cấu xuất khẩu của cả nước, nhưng đến năm 2000 thì tỉ lệ này chỉ còn 53,0%. Trong khi đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 1996 chỉ đóng góp 29,7% nhưng đến năm 2000 là 47,0%. Đối với các thành phần kinh tế trong nước thì đóng góp của thành phần kinh tế tư nhân vào xuất khẩu lại ngày càng tăng so với thành phần kinh tế nhà nước. Nguyên nhân là do nhà nước ta đã thực hiện chính sách mở cửa, thu hút nhiều vốn đầu tư của nước ngoài và tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển năng động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Thêm vào đó, khu vực kinh tế nhà nước vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi, và vẫn còn nhiều vướng mắc, khuyết điểm nên hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa phát huy được hết vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế. C- ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN: Từ sau khi thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên và đồng thời chịu không ít tác động từ những biến động của nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn 1996-2000, Việt Nam đang thực hiện những bước đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, và thương mại đóng vai trò cực kì quan trọng trong giai đoạn này. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, làm bài học kinh nghiệm cho các thời kì sau. Những thành tựu và hạn chế đó là: Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, nhưng bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng và còn tăng nhanh hơn kim ngạch xuất khẩu, dẫn đến tình trạng nhập siêu. Điều này có thể được lí giải bởi cơ cấu, thành phần hàng hóa nhập khẩu. Vì nước ta đang trong giai đoạn đang phát triển nên cần rất nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật hiện đại để thay thế dần những dây chuyền công nghệ trong nước cũ, đã lỗi thời và lạc hậu. Cho nên tình trạng nhập siêu này là điều tất yếu. Và quy mô nhập khẩu vẫn còn nhỏ, đến năm 2000, chỉ chiếm khoảng 0,2% xuất khẩu cả thế giới. Và do một phần ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 mà xuất khẩu của nước ta cao hơn một số nước như Thái Lan, Trung Quốc. Hàng hóa xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người dân các nước nhập khẩu. Chất lượng hàng hóa ngày càng được nâng cao và chú trọng, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mĩ. Tuy nhiên, những mặt hàng này vẫn chưa có đủ khả năng cạnh tranh với các nước khác do chưa đủ tiêu chuẩn về chất lượng và chưa phong phú về kiểu dáng. Hơn nữa, trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của nước ta thì ngoài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, nông sản, thủy sản thì nguyên vật liệu thô- đặc biệt là dầu thô vẫn chiếm một tỉ trọng lớn. Chúng ta xuất khẩu dầu thô đem bán cho các nước với giá rẻ nhưng lại nhập khẩu, mua về với giá cao hơn gấp mấy lần giá bán. Điều này cho thấy ngành công nghiệp nước ta vẫn chưa đủ mạnh để có thể xuất khẩu những mặt hàng kĩ thuật, công nghiệp. Và về thực chất, cơ cấu xuất khẩu của nước ta không chỉ trong giai đoạn này mà cả trong giai đoạn vừa qua thì chỉ phát triển theo chiều rộng mà chưa phát triển theo chiều sâu. Xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn. Thị trường xuất khẩu phong phú, đã xác định được những thị trường xuất khẩu lớn và những thị trường xuất khẩu tiềm năng trong tương lai. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu vẫn còn hạn chế. Chưa tận dụng triệt để lợi ích từ các Hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Mĩ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc do nước ta cũng chỉ mới tham gia hội nhập kinh tế thế giới và khu vực trong giai đoạn này. Các thành phần kinh tế không ngừng mở rộng sản xuất, phát triển và đóng góp vào xuất khẩu của quốc gia, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Năng lực cạnh tranh còn yếu kém ở cả 3 cấp độ (nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu). Trong đó, những hạn chế từ phía doanh nghiệp chuyển biến chậm: đại bộ phận có quy mô nhỏ, yếu về năng lực, kém về kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh thương mại quốc tế, phần lớn doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh, xuất khẩu dài hạn, mức độ thụ động cao. Những thành tựu và hạn chế nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả khách quan lẫn chủ quan. Về nguyên nhân chủ quan, nước ta đã có những thay đổi hợp lí về cơ chế, chính sách xuất khẩu, mở rộng quyền kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn, đẩy mạnh đàm phán, kí kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam với các nước khác, và đang trong tiến trình hội nhập WTO (năm 2007 Việt Nam mới được gia nhập tổ chức này), hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng phát triển và dành được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp. Bên cạnh đó, thì hiệu quả đầu tư chưa cao làm cho tiến trình của những dự án đầu tư xuất khẩu chậm, ảnh hưởng đến cơ cấu và quy mô xuất khẩu; năng lực dự báo những thay đổi trong chính sách, những biến đổi thị trương của các cơ quan quản lí còn kém, trong khi đó năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp còn kém dẫn đến xuất khẩu một số mặt hang còn khó khăn; thêm vào đó cơ chế quản lí của các cơ quan còn yếu kém, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác xuất khẩu như kho bãi, cảng biển, sân bay, đường giao thông, kho ngoại quan,… chưa đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu, các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu còn mang tính độc quyền cao, kém hiệu quả. Về nguyên nhân khách quan, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 đã phần nào tác động đến tình hình xuất khẩu của nước ta, và một khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, khi đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì phải đối mặt với các rào cản thương mại của các nước, gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, cho đến ngày nay, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu vẫn đóng một vai trò quan trọng trong phát triển thương mại của quốc gia. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì những hạn chế đó, cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại mà việc khắc phục được nó đòi hỏi cần phải có sự hợp tác giữa Nhà nước, các cơ quan, ban ngành liên quan với các doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển năng động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Vĩnh Long (chủ biên), 2007, Kinh tế học quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP HCM Võ Thanh Thu, 2005, Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống kê. Võ Thanh Thu, 2005, Kinh tế đối ngoại, NXB Thống kê. Lê Thị Anh Vân, 2003, Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động. Trần Văn Thọ, Kinh tế Việt Nam 1955-2000- Tính toán mới, phân tích mới. Nguyễn Văn Lịch, Cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa Việt Nam. Trương Hữu Quỳnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, 2003, chương 10- Đất nước trên con đường đổi mới 1986-2000- Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục. Vũ Dương Minh, Việt Nam- ASEAN quan hệ đa phương và song phương. Lê Danh Vĩnh, 2006, 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam, NXB Thế giới. Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam- liên minh châu Âu. Những chiến lược thâm nhập thị trường Mĩ. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ năm 2002. Steve Parker (Project Director of the STAR- Vietnam Project, Hanoi and Senior Economist, Development Alternatives, Inc.), Vietnam’s Road To International Economic Integration. Kazi M.Martin, Sarah Rajapatriana and Prema- Chandra Athokorala, Vietnam: Deepening Reforms for Rapid. Bộ Thương mại, Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010. Tạp chí Kinh tế và phát triển số 92/2005. Các website: - - - www.mfo.gov.vn - www.mofa.gov.vn - www.moit.gov.vn - - - www.vietbao.vn - www.doanthanhnien.vn - www.laodong.com.vn - www.thitruongnuocngoai.vn - www.vietnamnet.vn/kinhte - www.mfo.mquiz.net - www.vietnam.gms-ain.org - www.ngoaithuong.vn/news - www.vinafor.com.vn - www.vitinfo.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTINH HINH XUAT KHAU CUA VIET NAM 1996-2000_NHOM 3.doc
  • docDANH SACH NHOM 3.doc
  • docMỤC LỤC_NHOM 3.doc
Tài liệu liên quan