TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH MỸ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I.1. Giai đoạn trước năm 2008
2004-2006: Lãi suất ở Mỹ tăng từ 1% lên 5,35%, thị trường địa ốc Mỹ bắt
đầu xuống giá. Các khoản vay địa ốc dưới chuẩn không trả được tăng vọt đến mức
báo động.
2007: Các ngân hàng lớn lần lượt báo cáo lỗ do dính vào các khoản vay
loại này. Đây là những dấu hiệu khủng hoảng đầu tiên.
+Năm 2007, ngân hàng IndyMac lỗ 614 triệu USD.
+Fannie Mae khoản lỗ 3,6 tỷ USD trong quý 4/2007, là một sự đảo ngược
so với khoản lãi 826 triệu USD trong quý 1/2007.
+Tháng 12-2007, Bear Stearns công bố mức lỗ quí 4-2007 là 854 triệu đô
la, tương đương 6,9 đô la/cổ phiếu; đồng thời thất thoát 1,9 tỉ đô la đầu tư vào cổ
phiếu cầm cố.
+1/8/2007, hai quỹ phòng hộ (hedge fund) của Bear Stearns, một trong
những tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu của Phố
Wall, tuyên bố phá sản.
+15/10/2007: Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công bố
lợi nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự phòng lên
tới 6,5 tỷ USD. Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chức vào ngày
4/11.
63 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2245 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình tài chính Mỹ trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng, hoặc bán đôla mua tiền Việt
gửi vào. Nó có thể làm cấu trúc tài sản của các ngân hàng rơi vào bất lợi.
Tốc độ xuất, nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ phát triển
tương đối nhanh và Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hàng đầu các mặt hàng dệt
may, da giày, thuỷ sản của Việt Nam (chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu).
"Khi xuất khẩu bị ảnh hưởng, Việt Nam cần hướng tới mở rộng thị trường trong
nước" _ đây là lúc các nhà sản xuất Việt Nam nên hướng sự quan tâm khai thác
vào các nhóm người tiêu dùng trong nước và kịp thời định hướng lại quan hệ
thương mại với các thị trường khác. “Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia
ở châu Á còn phải chịu những tác động sâu xa hơn từ việc sẽ bị mất đi một trong
những thị trường xuất khẩu lớn nhất nếu nền kinh tế Mỹ suy thoái. Một khi mà
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao, không còn vung vít chi tiêu mua sắm ôtô,
tivi, tủ lạnh, thực phẩm chỉ mua đủ dùng... thì nhiều nền kinh tế dựa chủ yếu vào
nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhất là khi đồng dollar
tiếp tục giảm giá do triển vọng kinh tế Mỹ không khả quan đã khiến cho nhu cầu
nhập khẩu từ Mỹ tiếp tục bị thu hẹp lại.
- Tỷ giá USD/VND biến động mạnh
Trong hơn một tuần trở lại đây, tỷ giá USD/VND trên thị trường ngân hàng
liên tục biến động mạnh.
Mức thay đổi với “biên độ” lên tới trên 100 VND trong khoảng 10 ngày
qua của tỷ giá USD/VND là một khác biệt so với sự ổn định tương đối trong hơn
một tháng trước đó.
Theo mức niêm yết của các ngân hàng thương mại, giá bán ra của đồng
USD trong thời gian trên có thời điểm tăng trên 130 VND so với đầu tháng, nhưng
cũng nhanh chóng giảm khoảng 110 VND chỉ sau hai ngày giao dịch.
Cụ thể, tỷ giá USD/VND giao dịch trên thị trường ngân hàng, theo thống kê
của Ngân hàng Nhà nước trong ngày 12/9 chỉ ở mức 16.610 VND/USD (giá bán
ra). Liên tiếp trong tuần vừa qua, mức giá này tăng mạnh và khá cao so với thời
điểm cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Cụ thể, trong ngày 18/9, giá bán ra là 16.650
VND/USD; ngày 19/9 lên mức cao nhất trong hơn một tháng qua và có xu hướng
về gần mức cuối tháng 7 với 16.740 VND/USD. Đáng chú ý là mức tăng gần 100
VND qua một ngày được xem là một “hiện tượng” trong diễn biến khá ổn định
trước đó.
Theo giải thích của Ngân hàng Nhà nước, mức tăng của tỷ giá trong ngày
19/9 là “do ảnh hƣởng từ biến động trên thị trƣờng quốc tế”. Đây cũng là thời
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
điểm ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ thể hiện rõ. Tuy
nhiên, ảnh hƣởng đó chƣa gây xáo trộn lớn trên thị trƣờng tiền tệ Việt Nam
và mức độ ảnh hƣởng còn có những đánh giá khác nhau.
Nguyên nhân cụ thể của đợt tăng nói trên trước hết là từ tín hiệu nâng tỷ giá
bình quân liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Nếu đầu tháng 9, tỷ giá này
theo công bố của Ngân hàng Nhà nước chỉ ở mức 16.495 VND/USD thì đến trung
tuần tháng 9 liên tiếp được điều chỉnh lên, đến ngày 22/9 là 16.516 VND/USD.
Với cơ chế thực hiện theo biên độ (+/-2%), tỷ giá của các ngân hàng thương mại
cũng “bắt” theo tín hiệu này.
Ngoài ra, trong thời điểm đó, thông tin Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua
vào ngoại tệ điều tiết cung – cầu trên thị trường cũng đã có tác động nhất định.
Tuy nhiên, bên cạnh tín hiệu giảm nhẹ của tỷ giá bình quân liên ngân hàng,
giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại đã đột ngột giảm mạnh, từ mốc
16.740 VND xuống chỉ còn 16.630 VND/USD trong ngày 24/9, về gần mức sàn
cho phép (16.183 VND). Một lần nữa tỷ giá cho thấy khả năng có thể thay đổi lớn.
Về diễn biến sụt giảm, có thể xét đến một tác động đáng chú ý là tốc độ của
nhập siêu trong tháng 9 đã giảm mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, ước tính nhập siêu trong tháng 9 chỉ
ở mức 500 triệu USD, chỉ bằng khoảng 1/3 so với những tháng đỉnh điểm đầu năm
và là tháng thứ tư liên tiếp nhập siêu chỉ ở dưới mức 1 tỷ USD. Tính chung 9
tháng đầu năm, tổng nhập siêu chỉ ở khoảng 15,8 tỷ USD; mục tiêu kiềm chế dưới
20 tỷ USD năm nay đang ở trong khả năng hiện thực.
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Diễn biến giá USD bán ra của ngân hàng thƣơng mại từ đầu tháng
9/2008 (Đơn vị: VND)
Trên thị trường, một số nguồn tin gần đây phản ánh lượng cung ngoại tệ có
dấu hiệu dư thừa. Một “kênh” tham khảo là tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do
vẫn thấp hơn tỷ giá của các ngân hàng thương mại. Trong tuần qua, theo Ngân
hàng Nhà nước, tỷ giá trên thị trường tự do chỉ ở quanh mức 16.600 - 16.630
VND/USD.
Về tính thời điểm, đây là mùa các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu
hàng hóa, nguyên liệu để chuẩn bị cho mùa tiêu dùng cuối năm, cầu ngoài tệ có
thể tăng lên. Nhưng đây cũng là thời điểm thị trường bắt đầu bước vào mùa kiều
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
hối (một số dự báo gần đây đề cập đến khả năng đạt 8 tỷ USD trong năm nay),
cung ngoại tệ dự báo tiếp tục thuận lợi.
Trước những diễn biến trên, tỷ giá USD/VND đang cho thấy khả năng có
thể tạo biến động mạnh, ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu. Và với biên độ tỷ giá đã được nới rộng (lên +/-2% từ ngày 27/6
vừa qua), dự báo sẽ tiếp tục nới rộng trong tương lai, ảnh hưởng đó sẽ càng lớn
hơn. Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm tới vấn đề
bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Theo phân tích của Ngân hàng Quốc tế (VIB), hiện tỷ giá USD/VND và các
loại ngoại tệ khác liên tục biến đổi khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị
thiệt hại trong thanh toán. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều ý
thức được những rủi ro mà họ có thể gặp phải. Thực tế, chỉ khoảng 5% doanh
nghiệp chấp nhận sử dụng các biện pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
“Lý do của hiện trạng này là đa số các doanh nghiệp đều có tâm lý không
chắc tỷ giá lên; mặt khác, để sử dụng các công cụ này, doanh nghiệp phải trả một
khoản chi phí nhất định, vì vậy họ không mặn mà với các công cụ bảo hiểm rủi
ro”, VIB giải thích.
b) Tác động tới thị trƣờng tiền tệ:
Ảnh hưởng của khủng hoảng ở Mỹ có tác động đến thị trường tiền tệ của
chúng ta. Điều này do các nhà đầu tư Mỹ (gián tiếp, trực tiếp) đã vào Việt Nam
nên khi nền kinh tế bị rung rinh thế này thì vốn ở chính quốc ít đi và do đó có thể
họ sẽ xem lại việc rút vốn về để giải quyết vấn đề trong nước. Còn nếu chúng ta
vẫn làm ăn hiệu quả thì họ vẫn để phát triển.
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Những cam kết đầu tư vào Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng vì cuộc khủng hoảng
tại Mỹ. Cam kết rất lớn, nhưng thực hiện có thể thấp. Dĩ nhiên cho đến nay, việc
thực hiện rất tốt, giải ngân FDI đã đạt tám tỷ đôla cao hơn năm ngoái (6.5 tỷ đôla).
Nhưng Việt Nam chúng ta kỳ vọng cả năm nay, việc giải ngân FDI trên 10 tỷ,
cộng cả ODA là 12 tỷ, để đỡ cho thâm hụt thương mại. Nhưng tình hình thế này,
việc giải ngân ba tháng cuối năm chắc gặp khó khăn.
Và trong thời gian qua không biểu hiện nào cho thấy các ngân hàng có liên
quan đến cho vay cầm cố bất động sản dưới tiêu chuẩn ở Mỹ có chi nhánh tại Việt
Nam rút vốn về nước. Hiện tại chưa có ngân hàng Việt Nam nào có hoạt động cho
vay cầm cố bất động sản trên thị trường Mỹ. Vì vậy sự ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng này đến Việt Nam hiện tại ít có khả năng. Mặt khác, vấn đề nợ xấu của
ngân hàng hiện nay không lo ngại. Các ngân hàng cho vay thế chấp bất động sản
là tín dụng an toàn. Thực tế, ngân hàng chỉ cho vay ở mức 70% giá trị bất động
sản thế chấp. Vì thế, những khoản vay thế chấp này rất an toàn, kể cả khi so sánh
với thị trường bất động sản của Mỹ.
Mặc dù một số doanh nghiệp bất động sản bắt đầu khó khăn trong việc trả
nợ ngân hàng nhưng GĐ chi nhánh NHNN tại TPHCM Hồ Hữu Hạnh khẳng định
tín dụng bất động sản vẫn nằm trong tầm kiểm soát của các ngân hàng với “Dư nợ
tín dụng bất động sản của các ngân hàng tại TPHCM đạt hơn 10% tổng dư nợ và
đã giảm 50% so với đầu năm 2008”.
c) Tác động tới thị trƣờng bất động sản:
Cơn “địa chấn” tín dụng ở thị trường tài chính Mỹ cũng sẽ không ảnh
hưởng nhiều đến đến thị trường bất động sản Việt Nam. Tại Mỹ, bất kỳ dự án bất
động sàn khi triển khai sẽ phát hành những trái phiếu (giống như sổ tiết kiệm).
Nhà đầu tư có thể đem cầm cố, thế chấp tại các ngân hàng. Khi thị trường bất động
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
sản đi xuống, những ngân hàng kinh doanh gắn liền như: cầm cố, thế chấp, cho
vay mua bất động sản “chết” là điều có thể xảy ra. Nhưng ở nước ta hiện chưa có
ngân hàng nào như vậy. “Trong trường hợp xấu nhất, khi những nền kinh tế lớn
khác cùng bị ảnh hưởng thì thị trường bất động sản Việt Nam có thể giảm khoảng
3 – 5%.
Tại Việt Nam thị trường cung cầu giữa nhà ở và đầu cơ nhìn chung còn
khoảng cách. Lượng vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam chưa lớn như
bên Mỹ. Có người đã so sánh tình hình thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay
với cơn khủng hoảng địa ốc tại Mỹ. Nhưng tình trạng ở Việt Nam khác với Hoa
Kỳ ở chỗ, các công ty địa ốc có vay ngân hàng nhưng người mua phần lớn dùng
tiền mặt có được hoặc vay mượn được để mua. Cho nên nếu thị trường có đóng
băng hay suy giảm thì các công ty địa ốc và ngân hàng ít bị ảnh hưởng, phần thiệt
thòi chính là ở người mua. Sẽ có hàng loạt người phá sản khi thị trường địa ốc
đóng băng. Mà điều này là chắc chắn, bởi khó có thể chấp nhận tình trạng dân có
thu nhập bình quân mới thoát chuẩn nghèo quốc tế nhưng giá nhà đất lại cao nhất
thế giới. Giá nhà đất hiện nay đang ở đỉnh điểm và sự sụt giá là trông thấy.
d) Tác động tới thị trƣờng chứng khoán:
Những chấn động của thị trường tài chính Mỹ và thế giới phần nào có ảnh
hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng vì 2 lý do chủ yếu.
+ Thứ nhất là Việt Nam đã hội nhập vào kinh tế thế giới, vì vậy các biến
động cũng như những điều chỉnh chính sách kinh tế từ Mỹ đều ảnh hưởng đến
Việt Nam rõ ràng và nhanh hơn trước.
+ Thứ hai, TTCK nước ta đang có sự tham gia rất quan trọng của các quỹ
đầu tư quốc tế. Tính đến thời điểm này, có khoảng 70 quỹ đầu tư lớn nhỏ thực
hiện giải ngân trên TTCK Việt Nam. Rất nhiều quỹ đầu tư được thành lập và huy
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
động vốn để đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực
“nóng” như OTC và thị trường cổ phiếu niêm yết. Khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ
khiến các luồng đầu tư trên thế giới bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Các quỹ
đầu tư nước ngoài sẽ khó huy động vốn hơn hoặc họ sẽ có xu hướng thận trọng
hơn trong quyết định đầu tư khi những thị trường lớn của họ đang có vấn đề.
Luồng tiền đầu tư nóng vào Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng và có khả năng sẽ
chảy ngược ra nếu tình hình tài chính thế giới tiếp tục xấu đi.
Mặc dù TTCK Việt Nam có liên thông với thị trường thế giới nhưng những
tác động của thị trường tài chính của Mỹ cũng như của thế giới đến Việt Nam là
không quá mạnh và trực tiếp. Mặc dù phải có thời gian nhất định, tâm lý thị trường
mới có thể bình ổn lại được nhưng thời điểm khủng hoảng nhất của TTCK Việt
Nam đã qua. Có thể nói, những thay đổi của chỉ số VN-Index thường không liên
quan trực tiếp đến những thay đổi của các TTCK quốc tế. Ở đây, yếu tố quan trọng
và quyết định nhất vẫn là nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Các chuyên gia khuyến
cáo NĐT cần hết sức bình tĩnh trong bối cảnh hiện nay. Có thể nói đây chính là
thời điểm cần cân nhắc trong chiến lược đầu tư đối với những NĐT dài hạn cũng
như những nhà đầu cơ.
Giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam chỉ trong vòng từ ngày 18/7 - 17/8 đã
giảm khoảng 11,2%. Mức giảm chung tại TTCK khu vực châu Á sau khi chịu ảnh
hưởng từ TTCK Mỹ là khoảng 15% (duy nhất TTCK Trung Quốc tăng 18,2% do
nước này đã áp dụng biện pháp về kiểm soát vốn).
Với đầu tư vốn trực tiếp, gián tiếp vào Việt Nam tăng vọt trong thời gian
qua, thị trường Việt Nam có thể bị ảnh hưởng nhất định nếu nhà ĐTNN đầu tư cổ
phiếu rút ra khi thị trường biến động. Tuy nhiên, nếu nhìn vào những yếu tố cơ
bản như: nền kinh tế Việt Nam đang tăng mạnh, nhu cầu đầu tư trong nước, nhu
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
cầu tiêu dùng và sản xuất tăng, Việt Nam gia nhập WTO, thì có thể thấy đây sẽ là
những yếu tố chính tạo niềm tin để các nhà đầu tư lâu dài sẽ chọn Việt Nam (Ông
Bong ArJonillo, Giám đốc phụ trách về nguồn vốn và kinh tế tại Việt Nam của
Citibank)
Đối với phần vốn nước ngoài trên TTCK Việt Nam đến từ Mỹ, giả sử như
nền kinh tế Mỹ bị khủng hoảng thì chắc chắn vốn đó trên TTCK Việt Nam sẽ bị
giảm do “cầu” giảm xuống. Nhưng mức ảnh hưởng sẽ không lớn do luồng vốn của
nhà đầu tư nước ngoài đổ vào chưa nhiều. (Ông Nguyễn Đình Cung – Trưởng ban
Kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương)
Tất nhiên, ảnh hưởng của thị trường tài chính Mỹ đối với thế giới là rõ rệt
nhưng với thị trường Việt Nam thì không nhiều. Điều này thể hiện qua mấy điểm:
Thứ nhất Việt Nam hiện chưa có Cty nào niêm yết trên TTCK Mỹ như các
Cty của Nga.
Thứ hai tỷ lệ sở hữu của NĐT Mỹ trong doanh nghiệp Việt Nam không
nhiều. Thứ ba dòng tiền NĐTNN vào Việt Nam, đặc biệt từ thị trường Mỹ cũng
không nhiều lắm. (giá trị danh mục đầu tư của NĐTNN hiện cũng chỉ khoảng 7-8
tỷ USD) nếu so với vốn tiền trên thị trường tài chính Mỹ không có gì ghê gớm.
Tất nhiên, sự đổ vỡ trên thị trường tài chính Mỹ là rất nghiêm trọng. Điều
đó tác động đến hầu hết các thị trường ở châu Âu, châu Á và các thị trường tên
tuổi. Còn tại Việt Nam theo tôi đánh giá chỉ do hiệu ứng tâm lý là chính (do nhiều
NĐT không có nhiều kiến thức chuyên môn). Đối với các DN niêm yết trên TTCK
Việt Nam, điều chi phối chính là yếu tố kinh tế vĩ mô.
Cách đây vài ba tháng tình hình còn nghiêm trọng hơn khi giá dầu thô lên
cao, CPI lên, thắt chặt chính sách tiền tệ. Đó mới là những cái ảnh hưởng “sát
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
sườn” đến mình. Toàn bộ khối danh mục của NĐTNN cũng chỉ khoảng 7-8 tỷ
USD. Nếu rút ra thì phải bán cổ phiếu ra lấy VND và chuyển sang ngoại tệ rút ra
hoặc để trên tài khoản hoặc rút ra khỏi Việt Nam. Vấn đề là khi rút ra chỉ với mấy
tỷ bạc đó thì nhà ĐTNN sẽ đi đâu, làm gì? Nếu họ rút vốn về đầu tư vào thị trường
Mỹ hay thị trường khác thì cũng không tốt.
Trong khi đó, ở Việt Nam tất cả các yếu tố kinh tế vĩ mô (CPI, nhập siêu)
đều đang có chiều hướng tốt. Cái đáng sợ hơn đối với nhà ĐTNN là những bất ổn
về thể chế, không nhất quán trong chính sách kinh tế, chính sách không ổn định về
tỷ giá,…
Mặt khác, qua theo dõi chúng tôi nhận thấy khối đầu tư ngoại mua nhiều
hơn bán trên HASTC và ngược lại trên HOSE nhưng chênh lệch mua – bán không
nhiều.
e) Ảnh hƣởng đến ngân hàng VN:
Nền kinh tế nước ta đã là một nền kinh tế mở. Vì vậy, khủng hoảng tài
chính tại Mỹ tất nhiên có những tác động tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và
tới hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng.
Điều thấy rõ nhất của tác động này là các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp cận
với các nguồn vốn nước ngoài khó khăn hơn, các hạn mức tín dụng mà các tổ chức
tài chính nước ngoài dành cho các ngân hàng Việt Nam cũng đắt đỏ hơn.
Bên cạnh đó, việc tìm đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng Việt
Nam (cả cổ phần lẫn quốc doanh) cũng sẽ khó khăn hơn trước nhiều. Ngoài ra, các
hoạt động hợp tác đầu tư tài chính của các tổ chức nước ngoài với các ngân hàng
Việt Nam cũng sẽ giảm so với trước.
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Các ngân hàng Việt Nam không hoạt động kinh doanh tại Mỹ nên không bị
mất tiền như các ngân hàng tại Mỹ và các tổ chức tài chính nước ngoài khác nên
tình hình cũng khác hơn. Nhưng rõ ràng là về mặt tâm lý thì các ngân hàng Việt
Nam có bị ảnh hưởng.
Thế nhưng, vấn đề của các ngân hàng Việt Nam là họ cũng không có nhiều
vốn trong giai đoạn hiện nay nên việc mở rộng cho vay hơn nữa cũng khó thực
hiện. Thêm vào đó, nguồn tín dụng cũng quá đắt đỏ khiến doanh nghiệp cũng ngại
vay vốn.
Các ngân hàng tại Việt Nam sẽ rút ra được các bài học gì từ những cơn địa
chấn tài chính hiện nay tại Mỹ:
Thứ nhất, các cú sốc về tài chính có thể xảy ra thường xuyên hơn và do đó
các tác động đến nền kinh tế Việt Nam cũng như các ngân hàng Việt Nam cũng
diễn ra nhanh hơn.
Thứ hai, việc cho vay bất động sản của các ngân hàng cần phải thận trọng
hơn.
Thứ ba, việc quản trị rủi ro tại các ngân hàng nên được thắt chặt và các
ngân hàng không nên hoạt động dựa trên áp lực quá lớn của các khoản lợi nhuận
trước mắt mà phải tính nhiều tới yếu tố thận trọng, phát triển bền vững.
CHƢƠNG IV
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CỦA MỸ
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thế chấp
nhà đất dưới tiêu chuẩn ở Mỹ đã tác động tiêu cực đến thị trường tài chính thế
giới. Hàng loạt các định chế tài chính ở Mỹ đã công bố những tổn thất nặng nề
mà họ phải gánh chịu xuất phát từ hậu quả của cuộc khủng hoảng này gây nên.
Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng này đã lan rộng sang một số nước khu vực Châu
Âu, Nhật… Một số Ngân hàng lớn ở những quốc gia này cũng lâm vào tình trạng
khủng hoảng tương tự. Hậu quả của cuộc khủng hoảng không chỉ được nhìn nhận
dưới góc độ kinh doanh của từng ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng và giải quyết việc
làm của riêng nước Mỹ mà còn được xem xét dưới ảnh hưởng mang tính toàn
cầu, đến sự chu chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế nói riêng và sự tăng trưởng của
nền kinh tế thế giới nói chung
Có lẽ chưa có một cuộc suy thoái nào chủ yếu gây ra vì một thị trường tài
chính vượt ra ngoài sự điều hành của thể chế kinh tế được thiết lập sau đại khủng
hoảng kinh tế năm 1930. Nước Mỹ đang gặp phải 3 vấn đề lớn về tài chính:
Thứ nhất sự phát triển không kiểm soát của thị trường cho vay địa ốc dưới
chuẩn, có nghĩa là không cần đặt cọc, không cần đủ thu nhập để chi trả mà vẫn
được vay.
Thứ hai cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng quá mức (City Group là nạn
nhân đầu tiên, lỗ 18 tỉ USD).
Thứ ba, khủng hoảng tín dụng đã lan rộng đến cả khu vực đầu tư địa ốc
văn phòng, chứ không chỉ tập trung vào khu nhà ở.
IV.1. Tác động ban đầu của FED & Chính Phủ để cứu thị trường
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ
thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiện nghiệp vụ thị trường
mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ và trái phiếu
cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở.
Bắt đầu từ ngày 18/09/2007, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiến hành
giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng để cứu thị trường, tổng mức cắt
giảm cho đến nay là 3%, mức lãi suất hiện nay là 2,25%. (theo dự đoán sắp tới
khả năng FED sẽ tiến hành giảm lãi suất thêm 0,25%)
Đồng thời chính phủ Mỹ đã tiến hành một thông qua kế hoạch hoàn thuế
cho người dân để kích thích tăng trưởng tiêu dùng trị giá 152 tỷ USD. Thị trường
tiêu dùng đóng góp tới 70% cho tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Kế hoạch này được bắt đầu tiến hành vào ngày 28/04, tổng số tiền hoàn
thuế đợt này là 50 tỷ USD cho đến cuối tháng Năm. Tuy nhiên theo nhiều chuyên
gia kinh tế dự đoán, kế hoạch này dự kiến sẽ không mang lại nhiều hiệu quả bởi
người dân sẽ ngay lập tức dùng khoản tiền hoàn thuế để chi trả các hóa đơn điện,
nước hoặc trả lãi ngân hàng. Tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay không cho
phép họ nghĩ nhiều đến tiêu dùng.
Như vậy tính đến thời điểm này, cuộc khủng hoảng của thị trường nhà đất
Mỹ vẫn chưa qua đi, nhiều khả năng thị trường sẽ chỉ phục hồi trở lại vào đầu năm
2009.
Để ổn định thị trường và ngăn chặn cuộc khủng hoảng có nguy cơ lan
rộng hơn nữa, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã ngay lập tức bơm vốn cho thị
trường cũng như cam kết luôn trong tư thế sẵn sàng đáp ứng vốn nếu thị trường
cần. Điều đáng lo ngại là dù hàng trăm tỷ USD đã được FED bơm vào hệ thống
ngân hàng, tín dụng của nước Mỹ song hiệu quả không nhiều, vẫn chưa giải quyết
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
được cơn khát vốn của những ngân hàng, tổ chức tín dụng làm ăn thua lỗ. Tính
tới 3/2008 FED đã bơm 310 tỷ USD cứu trợ khẩn cấp song vẫn còn 91 ngân
hàng và tổ chức tài chính xếp hàng dài xin vay. Bên cạnh đó, FED cũng đang
bàn thảo với Quốc hội về các biện pháp hỗ trợ khác như tái cấp vốn và bảo lãnh
các khoản nợ thế chấp thông qua Cơ quan Nhà đất Liên bang.
Ngoài ra, nhằm “phá băng” thị trường nhà đất, Chính phủ Mỹ đã đề xuất
một kế hoạch hỗ trợ thị trường nhà đất. Cụ thể: những người vay thế chấp nhà có
đủ ba điều kiện:
Một là, có rủi ro tín dụng có thể chấp nhận được;
Hai là, có những khoản vay phát sinh từ 01/01/2005 đến 31/07/2007;
Ba là, chứng minh được rằng: họ đang sinh sống trong nhà của mình và
nếu lãi suất bị điều chỉnh cao hơn họ sẽ không có khả năng chi trả các khoản nợ,
thì những người này sẽ được áp dụng mức lãi suất cố định trong kỳ hạn 5
năm. Bộ Tài chính Mỹ và FED cũng đã ban hành các qui định mới với việc
khuyến cáo giám sát chặt chẽ hơn các công ty cho vay trong lãnh vực nhà đất, và
đề ra các tiêu chuẩn cho vay nghiêm ngặt hơn.
Chính phủ Mỹ sẽ mua lại một số tài sản và các khoản nợ xấu từ các ngân
hàng và tổ chức tài chính. FED và Bộ Tài Chính Mỹ nhận định đây là cuộc khủng
hoảng tệ hại nhất mà họ phải đương đầu.
Kế hoạch hỗ trợ này được đưa ra cùng ngày FED rót khoảng 300 tỷ USD
vào thị trường tín dụng toàn cầu. Trong nỗ lực muốn củng cố niềm tin của nhà đầu
tư vào thị trường, FED đã tiến hành hỗ trợ ngân hàng trung ương một số nước
trên toàn cầu 180 tỷ USD thông qua các khoản vay được quản lý bởi Ngân hàng
Trung ương châu Âu, Canada, Nhật bản, Anh và Thụy Điển.
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Một số nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ đề xuất thành lập một cơ
quan mới tương tự như Tập đoàn mua nợ quốc gia dạng tín thác (Resolution Trust
Corp - RTC), vốn đươc̣ lâp̣ ra sau khi nhiều ngân hàng và tổ chức tín duṇg sup̣ đổ
trong những năm 1980. RTC vào thời điểm đó đa ̃mua laị các ngân hàng nhỏ với
tổng số chi phí 400 tỷ đôla và sau đó bán lại các ngân hàng này .
Chính phủ Mỹ đã họp bàn với Quốc Hội về kế hoạch mua lại khoảng 700 tỷ
USD các khoản nợ xấu của thị trường thế chấp. Đây có thể coi là kế hoạch can
thiệp lớn chưa từng thấy của chính phủ vào thị trường. Kế hoạch này được thiết kế
bởi Bộ trưởng Bộ Tài Chính có mục đích vực dậy thị trường tài chính và nền kinh
tế. Kế hoạch này kêu gọi lập nên một mức trần cho nợ quốc gia và số tiền dành
cho đợt này bằng tổng kinh phí của Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo Dục và Bộ Y tế
trong 1 năm.
Mặc dù Chính phủ Mỹ, FED cũng như các Ngân hàng Trung ương
(NHTW) hàng đầu trên thế giới đã có những động thái tích cực. Tuy nhiên, trong
bối cảnh giá dầu leo thang (liên tiếp đạt những kỷ lục mới), đồng USD mất giá
nghiêm trọng, vẫn còn nhiều lo ngại rằng cơn bão trên thị trường tài chính toàn
cầu “chỉ mới bắt đầu” và “các điều kiện sẽ còn xấu hơn nữa”
IV.2. Kế hoạch tổng thể giải cứu ngành tài chính Mỹ với 700 tỷ USD
(Sau khi Hạ viện Mỹ từ chối kế hoạch ban đầu vào hôm thứ hai, Thượng
viện Mỹ đã đồng ý thông qua gói giải cứu nhờ một số điều khoản được bổ sung
như: nâng mức trần bảo hiểm tiền gửi cho mỗi tài khoản cá nhân từ 100.000 USD
lên 250.000 USD, giảm một số loại thuế đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế
hoạch đã lôi kéo được sự đồng tình của các Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng
hòa.)
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
- Bộ Tài Chính sẽ mua lại chứng khoán và khoản nợ xấu liên quan đến thị
trường thế chấp bất động sản dưới chuẩn. Bộ Tài Chính sẽ nhận ngay 250 tỷ USD
để tiến hành việc này.
- Bộ Tài Chính sẽ phải bồi hoàn thiệt hại cho người đóng thuế từ chương
trình sau 5 năm. Bộ Tài Chính sẽ nắm cổ phần tại các công ty bán lại tài sản cho
chính phủ.
- Bộ Tài Chính phải lập nên một chương trình bảo hiểm để đảm bảo tài
sản của các công ty, trong đó bao gồm chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp được
mua trước ngày 14/03/2008.
- Đạo luật này sẽ thành lập hai ban giám sát. Ủy ban thứ nhất có tên Ủy
ban Giám sát Ổn định Tài chính sẽ bao gồm Chủ tịch FED, Chủ tịch Ủy ban Giao
dịch và Chứng khoán (SEC), Giám đốc Cơ quan Tài chính Địa ốc Liên bang, Bộ
trưởng Bộ Nhà đất và Phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban này sẽ
phải thường xuyên báo cáo định kỳ lên Quốc hội về quá trình thực hiện kế hoạch.
Ủy ban thứ hai là một ủy ban của Quốc hội nhằm theo dõi tình hình thị trường tài
chính, hệ thống pháp lý, và hoạt động của Bộ Tài chính trong việc sử dụng quyền
lực của mình trong kế hoạch này. Ủy ban này bao gồm 5 chuyên gia bên ngoài do
Quốc hội chỉ định.
- Mức lương thưởng của giám đốc điều hành các công ty bán lại tài sản
cho chính phủ sẽ bị giới hạn. Một điều khoản dự phòng như sau: Bất kỳ mức
thưởng nào giành cho giám đốc điều hành sẽ phải được hoàn trả nếu sau đó thanh
tra phát hiện ra công bố lợi nhuận có điểm sai sót.
- Nâng trần bảo hiểm của liên bang đối với các khoản tiền tiết kiệm của
người dân từ 100.000 USD hiện nay lên 250.000 USD để ngăn chặn tình trạng rút
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
tiền ồ ạt khỏi các ngân hàng. Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC) sẽ được vay tiền
từ Bộ Tài Chính trong trường hợp cần ứng cứu khẩn cấp đối với các ngân hàng.
- Các quy định về kế toán mới. Theo đó các ngân hàng và các tổ chức tài
chính, tín dụng và tiết kiệm phải thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản của họ,
trong đó có các cổ phiếu và chứng khoán liên quan tới thế chấp, cho phù hợp với
mức giá của thị trường nhằm ngăn chặn tình trạng giấu giếm thua lỗ khá phổ biến
như trong thời gian vừa qua.
- Mở rộng tín dụng thuế cho việc nghiên cứu và phát triển, mở rộng tín
thuế trẻ em để bảo vệ hàng triệu gia đình, ngoài ra là hỗ trợ thuế cho nạn nhân của
bão lụt và thảm họa thiên nhiên.
- Mở rộng chương trình ưu đãi thuế năng lượng tái sinh đối với các cá
nhân và doanh nghiệp, bao gồm việc chiết khấu giá mua các tấm pin nhiên liệu
mặt trời. Chương trình cắt giảm thuế này có trị giá 17 tỷ USD.
- Người Mỹ sẽ chưa phải đóng khoản thuế ATM (Alternative Minimum
Tax) trong thời hạn 1 năm nữa. Nhiều người Mỹ gọi đây là khoản thuế thu nhập
của người giàu. Có khoảng 24 triệu hộ gia đình Mỹ phải đóng khoản thuế này.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, Quốc hội nước này có các biện
pháp can thiệp vào vấn đề lương bổng của lãnh đạo các doanh nghiệp. Do đó, mặc
dù Chủ tịch FED Bernanke nhấn mạnh việc càng có nhiều công ty tài chính tham
gia vào chương trình này càng tốt, sự can thiệp nói trên có thể là một yếu tố khiến
một số doanh nghiệp chần chừ với ý định bán nợ xấu cho Chính phủ.
IV.3. Các phản ứng về kế hoạch cứu thị trƣờng của Chính Phủ và FED
- Thái độ của Quốc Hội
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Trước đó, các lãnh đạo Quốc hội cũng đã cam kết sẽ nhanh chóng phê
chuẩn “đại kế hoạch” để ổn định lại thị trường tài chính. Các thành viên Quốc
hội ở cả hai đảng cùng đồng ý gác sang một bên những khác biệt giữa hai đảng,
để cùng giải quyết khủng hoảng. Thái độ này mới xuất hiện từ sau khi các lãnh
đạo Quốc hội được Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương báo
cáo một cách “hết sức nghiêm túc” về một hiểm họa khổng lồ.
Các thành viên Quốc hội cho biết, do tình thế cấp bách, dự kiến sẽ không có
nhiều thảo luận mà chỉ có một số “điều chỉnh” đối với đề án của Chính phủ. Các
thành viên cam kết sẽ thông qua đề án trước khi bắt đầu kỳ nghỉ trước bầu cử,
theo kế hoạch là ngày 26/9. Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi cho biết nếu cần
thiết Quốc hội sẽ đẩy lùi kỳ nghỉ lại. Tuy nhiên, không phải đã hết những ý kiến lo
ngại về kế hoạch. Thượng nghị sĩ Richard Shelby đứng đầu Ủy ban Ngân hàng có
ý kiến là tổn thất có thể lên tới hàng ngàn tỷ USD, và “người đóng thuế không thể
trả cho tất cả, một số người sẽ phải tự trả cho sai lầm của mình”.
Một số chuyên gia cũng nhận định là kế hoạch của Chính phủ có thể ổn
định thị trường trước mắt, nhưng chưa đưa ra được giải pháp dài hạn.
- Phản ứng của thị trƣờng (cố phân tích khi hạ nghị viên chứ thông –
thượng nghị viện thông – hạ nghị viện thông qua)
Ngay từ khi các chi tiết chưa được tiết lộ, thái độ của Chính phủ và Quốc
hội đã tác động mạnh mẽ lên thị trường. Chỉ số chứng khoán Dow Jones trong 2
phiên đã tăng 7,3%, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2002. Chỉ số FTSE 100 trên
thị trường London tăng 8,8%. Tại Thượng Hải và Hồng Kông, các chỉ số cũng đạt
mức tăng kỷ lục là 9,5% và 9%.
Phụ họa cùng chứng khoán, giá dầu thế giới cũng tăng vọt từ mức 94
USD/thùng hồi giữa tuần lên 104 USD/thùng vào cuối ngày 19/9.
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Các nhà đầu tư bắt đầu rục rịch rời khỏi chỗ trú "an toàn" là vàng và trái
phiếu chính phủ. Kết quả là hai mặt hàng này cùng giảm giá nhẹ trong 2 ngày qua.
Cụ thể, ngày 19/9 lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã tăng lên 3,8% so với mức
3,4% của ngày hôm trước.
Khi hạ nghi viện bác bỏ: chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 778 điểm tương
đương 6,98% xuống mức 10.365 điểm, mức hạ thấp chưa từng có. Chỉ số S&P500
hạ 8,4%, mức cao nhất từ ngày 26/10/1987.
Bất chấp việc Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính
trị giá 700 tỷ USD, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn mất điểm trong phiên giao
dịch cuối tần.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán châu Á tiếp tục đi xuống trong phiên giao dịch ngày cuối
tuần, đẩy chỉ số của khu vực có tuần giảm mạnh nhất trong 13 tháng. Nguyên nhân
là do chi phí cho vay tăng lên kèm theo nhiều lo ngại rằng gói giải cứu 700 tỷ sẽ
không ngăn nổi suy thoái. Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 2,1%
xuống còn 104,95 điểm.
Thị trường Nhật Bản kết thúc tuần giao dịch tệ nhất trong 13 tháng vì lo
ngại nhu cầu tại Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật sẽ giảm sau một số
báo cáo cho thấy kinh tế của quốc gia này đang loạng choạng. Chỉ số Nikkei 225
giảm 216,62 điểm, tương đương 1,9%, đóng cửa ở mức 10.938,14 điểm.
Chứng khoán Hong Kong đi xuống, đẩy chỉ số chính giảm tuần thứ 5 liên
tiếp nhiều thông tin cho thấy kinh tế Mỹ đang gặp nhiều bất ổn. Chỉ số Hang Seng
giảm 528,71 điểm, tương đương 2,9%, đóng cửa ở mức 17.628,40 điểm, nâng mức
giảm trong tuần lên 5,4%.
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Tại Đài Loan, chỉ số Taiex tăng 0,7%, chỉ số Strais Times của Singapore hạ
2,4%.
Chứng khoán Mỹ vẫn giảm điểm
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đi xuống, đẩy chỉ số S&P 500 có tuần
giảm điểm mạnh nhất kể từ năm 2001 vì lo ngại kế hoạch giải cứu thị trường tài
chính trị giá 700 tỷ USD không đủ sức nặng giải cứu thị trường tín dụng và ngăn
chặn suy thoái.
Giao dịch trên thị trường tài chính tăng mạnh trong sự kỳ vọng gói giải cứu
700 tỷ USD sẽ được thông qua. Nhưng sau khi có kết quả bỏ phiếu của Hạ viện,
thị trường đã đi xuống vì lo ngại kinh tế vẫn đang khó khăn và không biết gói giải
cứu sẽ hoạt động ra sao.
Báo cáo việc làm trong tháng cho thấy kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái.
Trong tháng 9, các công ty Mỹ đã cắt giảm 159.000 nhân viên. Đây là tháng thứ 9
liên tiếp số lượng việc làm tại Mỹ giảm.
Chỉ số S&P 500 giảm 15,05 điểm, tương đương 1,4%, ngừng giao dịch ở
mức 1.099,23 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 157,47 điểm, tương đương
1,5%, đóng cửa giao dịch ở mức 10.325,38 điểm. Chỉ số Nasdaq trượt mất 29,33
điểm, tương đương 1,5%, kết thúc giao dịch ở mức 1.947,39 điểm.
Chứng khoán châu Âu phục hồi mạnh nhất trong hai tuần, dẫn đầu là cổ
phiếu tài chính do nhà đầu tư dự đoán ngân hàng trung ương sẽ hạ lãi suất cùng
với việc Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch 700 tỷ USD cứu thị trường tài chính. Chỉ
số FTSE 100 tăng 109.91 điểm, tương đương 2,3%, ngừng giao dịch ở mức
4.980,25 điểm. Chỉ số này đã giảm 2,1% trong tuần này.
Giá vàng, dầu, USD sau khi kế hoạch 700 tỷ thành công
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Giá vàng hạ 6,2% trong tuần qua (28-9 ->4-7-2008), mức hạ theo tuần
nhiều nhất từ ngày 15/08 (trước thời điểm thông qua chính sách 700 tỷ).
Tại thị trường này, giá vàng giao ngay tăng 0,30USD/ounce và đóng cửa
tại mức 834,80USD/ounce.
4-9 ->11-10-2008, USD tăng giá 4,3% so với 6 loại tiền tệ lớn khác trên thế
giới. Quốc Hội Mỹ thông qua kế hoạch 700 tỷ USD để cứu các ngân hàng đang
khó khăn với các khoản đầu tư vào thị trường cho vay thế chấp bất động sản.
Tháng trước, giá vàng tăng 5,5% sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp
đổ, chính phủ tiếp quản tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Mỹ AIG và hai công ty cho
vay thế chấp bất động sản lớn nhất là Fannie Mae và Freddie Mac.
Tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 25,60USD/ounce và
hiện (18h15 phút tối ngày 06/10 giờ Việt Nam) đứng tại mức 860,40USD/ounce.
Giá dầu hạ khoảng 5,1% khi lãnh đạo các nước châu Âu cam kết hỗ trợ các
ngân hàng gặp rắc rối và bảo vệ người gửi tiền.
Giá dầu giao vào tháng 11 giảm 4,81USD/thùng xuống mức
89,07USD/thùng trong phiên giao dịch điện tử tại New York. Đây là mức giá dầu
thấp nhất từ ngày 08/02. Giá dầu tại thị trường London lúc 10h56 phút sáng là
90,43USD/thùng (6-10-2008).
Giá dầu giao theo kỳ hạn đã giảm 39% từ mức 147,27USD/thùng thiết lập
ngày 11/07. Tuần trước, giá dầu tại thị trường New York giảm 12% sau khi bản
báo cáo về nhu cầu dầu cho thấy nhu cầu nhiên liệu của nước này đang ở mức thấp
nhất trong 7 năm và lĩnh vực sản xuất trong tháng 9 suy giảm với mức mạnh nhất
từ năm 2001
Phản ứng của các nƣớc G7
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Sau một cuộc hội đàm từ xa kéo dài qua đêm của Bộ trưởng Tài chính và
Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước G7, một thông báo được đưa ra để
hoan nghênh kế hoạch giải cứu do Chính phủ Mỹ đề xuất và tuyên bố “tăng cường
hợp tác quốc tế”. Nhưng các nước G7 cũng thể hiện mỗi nước sẽ tự đi theo cách
của mình. Bản thông báo của G7 viết “mỗi nước cam kết có những hành động cần
thiết, riêng lẻ hoặc phối hợp, tùy thuộc và hoàn cảnh cụ thể từng nước.” Điều này
nói lên sự rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và 6 nước còn lại trong nhóm G7, khi
nền kinh tế cũng như hệ thống tài chính của họ đang tốt hơn nhiều so với Mỹ.
Các quan chức Đức công khai gạt bỏ khả năng có bất cứ giải pháp nào
tương tự với kế hoạch trị giá 700 tỷ USD của Mỹ. Thủ tướng Đức, bà Angela
Merkel không bỏ lỡ cơ hội chỉ trích Mỹ và Anh. Năm ngoái, khi là Chủ tịch của
nhóm các nước công nghiệp G7, bà đã nỗ lực (và bị hai nước trên phản đối) để
kiểm soát thị trường tài chính - hoặc ít nhất là giám sát - chặt chẽ hơn.
Các quan chức của Anh cũng nói thẳng là họ không mở ra một quỹ để mua
lại tài sản xấu của các ngân hàng, mặc dù Bộ trưởng Tài chính Alistair Darling
hứa hẹn sẽ có những luật mới.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, người đang giữ ghế Chủ tịch luân phiên
của Liên minh châu Âu, thường dùng những lời lẽ bóng bảy hơn. Tuy nhiên, khi
thăm New York ngày thứ Hai 22/9, ông đã nhiều lần chỉ trích cơ chế quản lý kinh
tế toàn cầu.
Chủ tịch Hội đồng phân tích kinh tế của Thủ tướng Pháp, ông Christian de
Boissieu, nói “Mỹ phải gánh tổn thất của khủng hoảng. Tôi ủng hộ tình đoàn kết
Âu - Mỹ, nhưng không kèm theo chuyện chi tiền giải cứu.”
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Hãng Reuters cho biết, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bunmei Ibuki tuyên bố
không cần đến kế hoạch giải cứu theo kiểu Mỹ để giúp các ngân hàng Nhật thoát
khỏi nợ xấu.
Nguyên nhân của sự lạnh nhạt
Các Chính phủ châu Âu công khai biểu lộ sự thiếu cảm thông với cuộc
khủng hoảng, mà họ cho là tạo ra bởi chính các ngân hàng Mỹ và luật lệ Mỹ.
Mặt khác, các Chính phủ châu Âu cũng bị trói tay bởi các điều luật của
Liên minh châu Âu, trong đó hạn chế cả 27 nước thành viên về mức thâm hụt ngân
sách và nợ quốc gia (các nước thuộc khu vực đồng euro phải duy trì mức thâm hụt
ngân sách dưới 3% và công nợ dưới 60% tổng sản phẩm quốc nội nhằm đối phó
với “các tình huống đặc biệt” hiện thời). Một nhà phân tích của công ty Charles
Stanley ở London nói “Châu Âu sẽ chẳng làm gì cả, bởi vì họ chẳng có đường nào
cục cựa. Tự họ đã ở trong ngõ cụt rồi.”
Hiệp hội Ngân hàng Đức cũng ám chỉ sẽ phản đối kế hoạch giải cứu, nếu
kế hoạch này bất ngờ tăng lợi thế cho các các đối thủ cạnh tranh bên Mỹ. “Phải
bảo đảm chương trình của Mỹ không gây bất lợi cho các tổ chức nước ngoài,”
Giám đốc điều hành Manfred Weber nói. “Suy cho cùng thì chính các sản phẩm
của Mỹ đã tạo ra khủng hoảng và tác động lan tỏa.”
IV.4. Mặt tốt của suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế có thể là cơ hội tốt để phát triển thương hiệu. 1/4 chiến
dịch quảng cáo thành công nhất thế kỷ 20 được tiến hành khi kinh tế cực kỳ khó
khăn.
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Mỗi khi suy thoái kinh tế xảy ra, giám đốc điều hành thường băn khoăn về
một chi phí: chi phí xây dựng thương hiệu.
Cắt giảm chi phí marketing có vẻ hợp lý nhất. Suy cho cùng thì giảm bớt
chi phí đó sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay lớn hơn cả là doanh
số của tuần ngay sau đó.
Khi tình hình thị trường đi xuống trong những tháng gần đây, hàng loạt
công ty hàng đầu đã công bố kế hoạch cắt giảm chi phí marketing, cụ thể đó là
Coca-Cola và Visa. Một số công ty ô tô Mỹ cũng tiến hành tương tự.
Tuy nhiên cũng có những công ty quyết tâm không vì công việc kinh
doanh khó khăn mà từ bỏ nỗ lực xây dựng thương hiệu của mình. Đôi khi họ coi
suy thoái kinh tế như cơ hội tuyệt vời để vượt qua đối thủ.
Lịch sử cho thấy suy thoái kinh tế có thể là cơ hội tốt để đầu tư vào một
thương hiệu. Một số chiến dịch gây dựng tên tuổi trong 6 thập kỷ qua bắt đầu
trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Trong số 100 chiến dịch quảng cáo thành công nhất của thế kỷ 20, khoảng
¼ số chiến dịch đó được tiến hành sau năm 1945 trong những thời kỳ kinh tế suy
thoái. Một số chiến dịch quảng cáo thành công nhất được tiến hành trong năm
1974 và năm 1975 khi tiêu dùng của người dân ở mức thấp và giá xăng, hàng hóa
tăng cao.
Năm 1974, ngay lúc kinh tế Mỹ rất khó khăn, BMW tung ra chiến dịch
tiếp thị cho xe của họ với một khẩu hiệu mà BMW sử dụng cho đến ngày nay.
Ông Martin Puris, người quyết định tung ra chiến dịch quảng cáo này, đã hết sức
hài lòng phát biểu như sau:”Tôi thích những thời kỳ khó khăn. Khi kinh tế tốt
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
đẹp, người ta thường không mấy hào hứng muốn thử nghiệm những sản phẩm
mới. Tuy nhiên khi điều ngược lại xảy ra, người ta muốn thử nghiệm nhiều hơn.”
Tuy nhiên, một người làm lĩnh vực quảng cáo phải thật giỏi mới có thể đề
nghị được ông chủ của anh ta đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu khi kinh tế
đi xuống. Giám đốc điều hành thường lập ra chi phí cho việc quảng cáo như một
phần của doanh thu kỳ vọng trong tương lai, mà doanh thu này thường đi xuống
trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Sự lựa chọn khó khăn hơn trong điều kiện hiện nay. Trong bối cảnh tín
dụng thắt chặt và giá nhà đất hạ, người tiêu dùng cẩn trọng trong chi tiêu hơn rất
nhiều. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng người tiêu dùng mới chỉ bắt đầu cảm
nhận được tác động đối với ví tiền của họ.
Hiện nay, những người thuộc khu phố Madison khuyên nhiều giám đốc
marketing nên mua quảng cáo trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Lý do khiến họ đưa
ra lời khuyên như vậy là trong khi các công ty đều thắt chặt chi tiêu, nếu mua
quảng cáo, người mua sẽ được hưởng mức phí ưu đãi, thu hút được nhiều sự chú
ý của thị trường và tất yếu giành thị phần lớn hơn.
Và sau đó khi tình hình kinh tế sáng sủa trở lại, thương hiệu đó đã vững
chắc trên thị trừong hơn rất nhiều, người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay trở lại, lợi
nhuận tất yếu sẽ tăng lên.
Tuy nhiên cuộc sống nhiều khi không đơn giản như vậy, có rất nhiều yếu
tố quyết định liệu việc chi tiêu có mang lại hiệu quả hay không chứ không chỉ
đơn giản là chất lượng sản phẩm và việc quảng cáo.
Có một số công ty rất khôn khéo khi luôn biết tạo dựng hình ảnh cho
khách hàng rằng sản phẩm của họ đại diện cho chất lượng ngay cả trong thời kỳ
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
kinh tế khó khăn. Wal-Mart gần đây đã tăng chi phí quảng cáo và tái thiết lại vị
trí đứng đầu thị trường về hàng hóa cho người tiêu dùng thu nhập thấp và trung
bình.
McDonald không công bố hãng dành bao nhiêu tiền vào quảng cáo
năm 2008, từ sau sự kiện Olympic Bắc Kinh 2008, hãng đã chuyển trọng tâm
sang giảm giá ở mức độ nhất định đối với sản phẩm tại Mỹ nhằm giữ doanh số
tăng đều.
Một số công ty đang ở vị trí đỉnh cao luôn cố gắng để duy trì vị trí
của họ. Louis Vuitton có dự định tiếp tục tăng chi phí quảng cáo bất chấp bối
cảnh kinh tế có ra sao. Giám đốc điều hành của Louis Vuitton cho biết họ không
thay đổi chiến lược dài hạn vì bất kỳ khó khăn ngắn hạn nào.
Louis Vuitton có hai mục tiêu chính: duy trì được sự ham thích của
đám đông đối với túi xách hành lý và túi xách kiểu truyền thống của hãng và đảm
bảo người sành thời trang luôn coi LV như biểu tượng thời trang hàng đầu.
LV liên tục rót tiền vào quảng cáo trên phương tiện truyền thông và
đầu năm nay tiến hành thực hiện video quảng cáo phát hành rộng rãi trên mạng.
Công ty còn tiến hành phát video quảng cáo trên CNN và BBC cũng như tại các
rạp chiếu phim khắp nơi trên thế giới.
IV.5. Việt Nam tìm hƣớng tránh khủng hoảng kinh tế Mỹ
Việt Nam không tránh khỏi những ảnh hưởng của sự suy thoái từ nên kinh
tế Mỹ. Đây là thời điểm của thách thức nhưng đây cũng chính là thời điểm của cải
cách để có một nền kinh tế mới. Nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với cả những
khó khăn của biến động kinh tế thế giới và những hạn chế nội tại trong nước.
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Những chính sách thắt chặt tiền tệ một mặt góp phần hạn chế lạm phát nhưng cũng
khó khăn cho phát triển sản xuất kinh doanh và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thị
trường tài chính tiền tệ cũng bộc lộ những yếu kém cố hữu và đang chịu ảnh
hưởng gia tăng từ thị trường tài chính quốc tế.
Năm 2008, kinh tế chắc chắn sẽ không thể hồi phục và khủng hoảng sẽ tiếp
tục gây ra nhiều khó khăn trong năm 2009. Thậm chí, "bóng đêm" của khủng
hoảng sẽ tiếp tục bao phủ trong những năm tiếp theo. Giảm tốc độ tăng trưởng là
xảy ra ở nhiều nước và tăng trưởng chỉ có thể đạt được ở mức tối thiểu ( Supachai
Panitchpakdi nhận định).
Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam không thể đi ngược dòng bão tố. Những tác
động của khủng hoảng chắc chắn sẽ không tránh khỏi. Trong lúc này, thay vì việc
đầu tư tăng trưởng, Việt Nam hãy giữ một vị trí khiêm tốn nhưng chắc chắn. Thay
vì đương đầu với bão gió hãy lựa chiều gió để tìm hướng đi. Nền kinh tế cần được
xem xét và cơ cấu lại. Cuộc khủng hoảng chính là thời điểm cơ cấu lại nền kinh tế.
Qua tác động khủng hoảng cần có sự thay đổi. Trong lúc này, đừng quá cảm thấy
thua thiệt khi giảm tăng trưởng mà hãy quay vào tập trung củng cố các vấn đề nền
tảng của kinh tế vĩ mô.
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn duy nhất trong vòng nhiều năm nay và
chiếm tới 21,2% kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam vì thế dễ bị ảnh hưởng tiêu cực
khi nhu cầu của nền kinh tế bị thu hẹp. Ảnh hưởng này sẽ còn trầm trọng hơn khi
đồng USD giảm giá, điều mà luôn làm cho nhu cầu nhập khẩu của Mỹ bị thu hẹp.
Việt Nam có thể tránh khỏi vòng xoáy sự suy thoái kinh tế nếu hướng mục
tiêu xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Tương tự, khủng hoảng cũng có thể
khiến dòng đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm bởi
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
vì những lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thoái kinh tế Mỹ làm cho nguồn đầu
tư toàn cầu giảm mạnh.
Tuy nhiên, hiện nay, xuất khẩu sang các nước châu Á chiếm tới hơn 50%
hàng hóa xuất khẩu và 70% nhập khẩu. Nên những ảnh hưởng cũng không quá
nặng nề. Tương tự, dòng vốn đầu tư của Việt Nam hầu hết bắt nguồn từ các nước
khu vực như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... Tuy nhiên, mức độ tách biệt khỏi
cuộc khủng hoảng có thể bị hạn chế bởi mức độ cao hơn về thương mại trong nội
khối châu Á và cuối cùng thì cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu suy giảm từ thị
trường Âu Mỹ.
Vì thế Việt Nam cần đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ
thuộc vào thị trường truyền thống và tăng cường các thị trường mới. Một hướng
mới và hợp tác thương mại Nam - Nam đang được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, sự suy
thoái kinh tế có thể khiến tổng lượng đầu tư toàn cầu giảm. Tuy nhiên, vốn vẫn
cần tìm đến các điểm hấp dẫn. Châu Á và Việt Nam vẫn được xem là một trung
tâm tăng trưởng và thu hút vốn. Vấn đề là chúng ta cần tiếp tục điều chỉnh nền
kinh tế, xem xét chất lượng và hiệu quả các dự án đầu tư.
Để chủ động hạn chế những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài
chính Mỹ, Thủ tƣớng đã chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phƣơng tập trung
thực hiện tốt hàng loạt biện pháp.
Theo công văn Số: 288/TB-VPCP, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chỉ
đạo các Bộ, ngành và địa phương về việc thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế
những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đối với nền kinh tế
nước ta.
Rà soát ngay các khoản tiền gửi và đầu tƣ tổ chức tài chính nƣớc
ngoài
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Thủ tướng chỉ đạo NHNN, Bộ Tài chính chỉ đạo và yêu cầu các NHTM,
các tập đoàn kinh tế rà soát ngay các khoản tiền gửi và đầu tư tại các ngân hàng
thương mại, tổ chức tài chính nước ngoài cũng như các khoản vay của các tổ chức
này, từ đó thực hiện biện pháp cần thiết thích hợp như: cơ cấu lại danh mục đầu tư,
rút vốn...(đối với các khoản cho vay, đầu tư) nhằm đảm bảo tính thanh khoản; trả
nợ trước hạn, bảo hiểm lãi suất (đối với các khoản đi vay) để giảm thiểu nguy cơ
mất vốn hoặc tăng chi phí do tổ chức tài chính nước ngoài bị phá sản, do lãi suất
trên thị trường quốc tế tăng cao,v,v...
Ngoài ra, rà soát hoạt động đầu tư, kinh doanh của các ngân hàng đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, thông báo cho Bộ Ngoại giao danh sách và mức độ cam
kết của các ngân hàng này để Bộ chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài tìm hiểu, đánh giá và kịp thời thông tin về tình hình tài chính, mức độ rủi ro
có thể xảy ra liên quan đến các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài đang hoạt
động tại nước ta để chủ động đối phó.
Rà soát lại các khoản cho vay nhƣ bất động sản, chứng khoán, đầu
tƣ đa ngành...
NHNN có biện pháp giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các ngân hàng thương
mại rà soát lại các khoản cho vay đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực rủi
ro cao (bất động sản, chứng khoán, đầu tư đa ngành,v,v...), tăng cường hơn nữa
kiểm soát và phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động cho vay bất động sản, có biện
pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, hiệu quả những sai sót làm ảnh hưởng đến
hoạt động của từng ngân hàng; thực hiện việc đánh giá, xác định thực trạng nợ
xấu, mức độ an toàn của từng tổ chức tín dụng để có phương án chủ động khắc
phục, bảo đảm an toàn hệ thống.
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
Đồng thời, nghiên cứu hoàn thiện quy chế mua bán nợ và thiết lập tổ chức
mua bán, xử lý nợ khó đòi cho hệ thống ngân hàng thương mại; sớm xây dựng
trình Chính phủ ban hành quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, phá sản
những ngân hàng gặp vấn đề để có căn cứ pháp lý thực hiện chủ trương về cơ cấu
lại đối với những ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm
lành mạnh, an toàn của hệ thống.
Phát triển bền vững thị trƣờng chứng khoán
Bộ Tài chính chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo dõi, giám sát
chặt chẽ luồng vốn ra, vào của nhà dầu tư nước ngoài; đồng thời, xử lý những
vướng mắc về thủ tục hành chính trong hoạt động chứng khoán để đẩy mạnh thu
hút vốn đầu tư từ thị trường này và phát triển thị trường bền vững.
Thực hiện rà soát ngay hoạt động của các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư
tài chính để đánh giá và xác định tình trạng tài chính hiện nay của từng quỹ và
toàn bộ hệ thống, những vấn đề có thể xảy ra, những việc phải xử lý đối với các tổ
chức tài chính, các quỹ đầu tư tài chính có vấn đề; đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ
sung, xây dựng các tiêu chí, điều kiện về cấp phép thành lập và hoạt động đối với
các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và công ty quản lý quỹ cho phù hợp
với tình hình mới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cùng với Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo rà
soát tình hình thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước để kịp thời
phát hiện và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn kể cả khó khăn về vốn vay, đẩy
nhanh tiến độ đầu tư dự án để sớm đưa công trình vào sử dụng hoặc đình hoãn đối
với những dự án, công trình xét thấy chưa thật cần thiết.
Theo thông tin từ Cổng TTĐT Chính phủ dẫn nguồn từ Vụ Chính sách tiền
tệ, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới đến hôm nay (4/10), sau khi Hạ viện Mỹ
Khủng hoảng tài chính Mỹ
Bản quyền thuộc về October 18, 2008
thông qua kế hoạch này, chỉ số Dow Jones (chỉ số bình quân công nghiệp của Mỹ)
tăng 1,2% và chỉ số Nasdaq tăng 2%.
Trong khi đó, thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở khu vực châu Âu căng
thẳng do các ngân hàng hạn chế cho vay để tránh rủi ro. Ngân hàng cho vay bất
động sản của CHLB Đức là Hypo Real Estate được Chính phủ và các ngân hàng
của Đức cho vay 51,2 tỷ USD để thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ. Ngân hàng Dexia của
Bỉ cũng được hỗ trợ 9,2 tỷ USD từ Chính phủ Bỉ và Pháp để giải quyết khó khăn
tài chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình tài chính mỹ trong những năm gần đây.pdf