Tình hình khai thác và sử dụng một số loài cua biển mang độc tố ở Nha Trang - Khánh Hòa

Có 10 loài cua biển mang độc tố thường được người dân khai thác và sử dụng làm cảnh và thực phẩm. Nhìn chung hiểu biết của người dân về các loài cua độc và cách phòng tránh còn nhiều hạn chế. Cần tiến hành điều tra đầy đủ về thành phần loài giáp xác mang độc tố nói riêng và các loài hải sản mang độc tố nói chung tại vùng biển nước ta, tiến tới quy hoạch việc khai thác và sử dụng nguồn lợi các loài này phục vụ cho y học và xuất khẩu. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về mối nguy hiểm và các biện pháp phòng chống ngộ độc khi khai thác và sử dụng các loài cua độc.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình khai thác và sử dụng một số loài cua biển mang độc tố ở Nha Trang - Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 9 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI CUA BIỂN MANG ĐỘC TỐ Ở NHA TRANG - KHÁNH HÒA STATUS OF EXPLOITATION AND UTILIZATION OF SOME POISONOUS CRABS IN NHA TRANG - KHANH HOA Lê Thị Hồng Mơ1, Trần Văn Dũng2 Ngày nhận bài: 28/9/2012; Ngày p hản biện thông qua: 10/4/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013 TÓM TẮT Ngộ độc thực phẩm đang là một trong những mối quan tâm chính của toàn xã hội. Mỗi năm nước ta có hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến các loài sinh vật biển mang độc tố. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2011 - 2012 nhằm cung cấp những thông tin về tình hình khai thác và sử dụng một số loài cua biển mang độc tố tại Nha Trang - Khánh Hòa. Các mẫu cua biển được thu gom tại các cảng và các chợ đầu mối, các bãi triều ven biển và từ các ngư dân khai thác quanh vùng biển Nha Trang và được phân loại thông qua các tài liệu phân loại thông dụng trong và ngoài nước. Đồng thời, sử dụng các phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn trực tiếp người dân nhằm tìm hiểu về tình hình khai thác và sử dụng các loài cua độc. Kết quả điều tra cho thấy, có 10 loài cua biển mang độc tố thường được người dân khai thác và sử dụng làm thực phẩm và làm cảnh. Nhìn chung, hiểu biết của người dân về các loài cua mang độc tố vẫn còn hạn chế, điều này là nguyên nhân làm cho các trường hợp bị ngộ độc cua vẫn diễn ra. Nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ ngộ độc từ việc khai thác và sử dụng các loài sinh vật này. Từ khóa: cua biển mang độc tố, khai thác, phòng chống ngộ độc, sử dụng ABSTRACT Food poisoning is one of the major concerns of society. There are hundreds of cases of food poisoning related to exploitation and utilization of poisonous marine animals in our country every year. This investigation was conducted between 2011 and 2012 in order to provide information about the status of exploitation and utilization of some marine poisonous crab species in Nha Trang – Khanh Hoa. Poisonous crab samples were collected in fi shing ports, wholesale markets, coastal areas and from fi shermen exploited around Nha Trang coastal areas and then identifi ed by common classifi cation materials home and abroad. A number of direct interviews and questionnaires were also carried out to learn about the status of exploitation and utilization of poisonous crabs. The result showed that there were 10 poisonous crab species commonly exploited and utilized by inhabitants for food and ornament. In general, inhabitants’ knowledge of poisonous crab species was still limited. This resulted in several cases of crab poisoning every year. This survey also put forward a great number of solutions in order to reduce the risk of food poisoning related to exploitation and utilization of these kinds of species. Keywords: exploitation, poisonous crabs, prevention and treatment, utilization 1 ThS. Lê Thị Hồng Mơ, 2ThS. Trần Văn Dũng: Khoa Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cua biển bao gồm nhiều loài có giá trị kinh tế cao thường được tìm thấy ở các vùng nước ven bờ. Có khoảng 8.000 loài cua được biết trên thế giới, đa số chúng là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người ưa chuộng [12]. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cua đã được báo cáo tại nhiều quốc gia ở vùng châu Á Thái Bình Dương như: Nhật Bản, Philippines, Singapore, Đài Loan, [16]. Các chất độc trong cơ thể cua độc có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thức ăn hay các sinh vật có trong môi trường [10, 12]. Con người thường bị nhiễm độc thông qua ăn uống. Bản chất của các loại độc tố ở cua độc rất đa dạng nhưng chủ yếu thuộc nhóm chất độc thần kinh do chúng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, hô hấp và tim Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 10 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG mạch gây ra các triệu chứng ngộ độc điển hình (co giật, hôn mê, trụy hô hấp/tim mạch) [11]. Đây đều là những chất độc rất nguy hiểm có thể gây tử vong cao trong thời gian ngắn ở liều lượng thấp. Người bị nhiễm độc, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, thường có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, co giật, hôn mê, trụy tim mạch và cuối cùng là chết. Các cơ quan mang độc tố cũng rất đa dạng, có thể nằm trong cơ thịt, nội tạng hay tuyến sinh dục. Trong những năm gần đây, ở nước ta các vụ ngộ độc liên quan đến việc khai thác và sử dụng các loài thủy sinh vật mang độc tố thường xuyên xảy ra, chỉ riêng với cá nóc đã có khoảng 500 vụ ngộ độc và 30 ca tử vong mỗi năm. Điều đáng lo ngại hiện nay là ở nhiều địa phương, các loài thủy sản mang độc tố vẫn được khai thác và sử dụng công khai như một loại thực phẩm thông thường ngoài chợ bất chấp sự cảnh báo về nguy cơ ngộ độc từ các cơ quan chức năng. Điều này là do những quan niệm rất sai lầm trong nhân dân và sự thiếu hiểu biết khoa học về các loài sinh vật mang độc tố cũng như việc nhận biết và phòng tránh chúng [8]. Thực tế cho thấy, các loại độc tố như tetrodotoxin hay saxitoxin đều không bị phân hủy hay biến tính bởi các phương pháp chế biến và bảo quản thông thường (phơi, sấy, nấu chín, cấp đông,...) [10, 13, 15]. Điều này giải thích tại sao các trường hợp ngộ độc do ăn các loài hải sản mang độc tố vẫn thường xuyên xảy ra. Nghiên cứu này là cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao ý thức người dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn cua biển mang độc tố, góp phần hạn chế những ca tử vong đáng tiếc có liên quan. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2011 - 2012 trên các loài cua mang độc tố tại vùng biển Nha Trang - Khánh Hòa. Các mẫu cua mang độc tố được thu tại các cảng cá và chợ đầu mối, các bãi triều ven biển và từ các ngư dân lặn bắt quanh khu vực vùng biển Nha Trang - Khánh Hòa. Trong quá trình điều tra, tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân và thông qua trả lời các bản câu hỏi (phương pháp đánh giá nhanh nông thôn - RRA và phương pháp điều tra qua phiếu - SQ) nhằm tìm hiểu về tình hình khai thác, chế biến và sử dụng các loài cua mang độc tố; cách nhận biết các bộ phận và cơ quan có chứa độc tố; phương pháp loại bỏ các loại độc tố đó. Các mẫu cua độc được thu, bảo quản, phân tích và định loại thông qua các tài liệu phân loại giáp xác thông dụng trong và ngoài nước [9, 12, 17, 18, 20]. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Trình độ của người tham gia khai thác và sử dụng các loài cua mang độc tố Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các ngư dân khai thác và sử dụng nguồn cua mang độc tố được điều tra có trình độ văn hóa rất hạn chế. Đa phần có trình độ văn hóa cấp II chiếm 69,14%, trong khi số người học cấp III chỉ chiếm 14,29% thấp hơn cả số người học cấp I (16,60%). Trình độ nhận thức hạn chế là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những sai lầm trong quá trình khai thác và sử dụng các loài hải sản nói chung [4, 6] và cua độc nói riêng, hậu quả làm gia tăng số trường hợp tử vong do ngộ độc. Đồng thời, cũng là trở ngại trong việc tiếp cận các thông tin tuyên truyền về phòng chống và xử lý ngộ độc các loài sinh vật độc này. 2. Các hình thức khai thác và lưu giữ một số loài cua mang độc tố Bảng 1. Hình thức khai thác và lưu giữ một số loài cua mang độc tố (n = 35) STT Khai thác và lưu giữ Số người trả lời có Tỉ lệ (%) Hình thức khai thác 1 2 - Giã cào - Lặn bắt - Lưới bén 4 11 20 11,43 31,43 57,14 Hình thức lưu giữ Số người trả lời có Tỉ lệ (%) 1 2 - Ướp lạnh - Giữ ẩm 13 22 37,14 62,86 Các hộ ngư dân thường sử dụng các hình thức khai thác như: lưới bén, giã cào hay lặn bắt để khai thác các loài cua độc, trong đó lưới bén là chủ yếu chiếm 57,14%. Hoạt động lặn bắt (31,43%) thường tập trung chủ yếu tại các rạn san hô, các khe, hốc đá vì đây là nơi phân bố chính của các loài cua độc. Mặc dù hình thức khai thác bằng giã cào chỉ chiếm 11,43% nhưng đây là hình thức mang tính hủy diệt cao, gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ, hủy hoại môi trường của các hệ sinh thái biển (san hô, cỏ biển,...) [7]. Sau khi khai thác, các loài cua độc thường được giữ ẩm (62,86%) hay bảo quản lạnh sau đó được sử dụng làm thực phẩm. Việc khai thác các loài sinh vật này diễn ra quanh năm, tập trung từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 11 3. Các loài cua mang độc tố thường được người dân sử dụng Bảng 2. Thành phần loài, mục đích và giá trị sử dụng của một số loài cua độc STT Tên tiếng Việt Tên khoa học Mục đích sử dụng Giá trị sử dụng (ngàn đồng) Địa điểm thu Cảng, bãi triều Trạm thu mua 1 Cua mặt quỷ Zosimus aeneus Nuôi cảnh 10 - 15/con * * 2 Cua mặt rỗ Daldorfi a horrida Nuôi cảnh 20 - 30/con * * 3 Cua mặt quỷ Demania scaberrima Nuôi cảnh 15 - 20/con * * 4 Cua lồi san hô Carpilius convexus Nuôi cảnh 20 - 25/con * * 5 Cua đốm Carpilius maculatus Nuôi cảnh,Thực phẩm 25 - 30/con * * 6 Cua Phô-lo-ri-da Atergatis fl oridus Nuôi cảnh 15 - 20/con * * 7 Cua rụt rè Atergatis integerrimus Nuôi cảnh 20 - 30/con * * 8 Cua sỏi Etisus splendidus Làm cảnh,Thực phẩm 45 - 50/con * * 9 Cua bùn Dromia erythropus Bỏ - * - 10 Cua đăng ten Camposcia retusa Bỏ - * * Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 10 loài cua mang độc tố, thuộc 8 giống, 5 họ thường được người dân khai thác và sử dụng. Trong số 10 loài này, có tới 5 loài thuộc họ Xanthidae. Đây cũng chính là họ có nhiều đại diện cua độc nhất với tần số bắt gặp cao, đặc biệt là các loài thuộc giống Zosimus, Demania và Atergatis. Chúng phân bố rộng rãi ở vùng Ấn Độ - tây Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ và Đông Phi đến Nhật Bản, Hawaii và Tahiti [11]. Các nghiên cứu về cua độc ở nước ta hầu như chưa được đề cập, trong nghiên cứu này chúng tôi tìm ra được 10 loài, các báo cáo trước đó chỉ bắt gặp 2 - 3 loài [3, 8]. Khác với các loài cá độc và động vật thân mềm mang độc tố [3, 5], các loài cua độc ít được sử dụng làm thực phẩm ngoại trừ 2 loài cua sỏi (Etisus splendidus) và cua đốm (Carpilius maculatus). Khi sử dụng làm thực phẩm, người dân thường chỉ ăn phần càng cua và loại bỏ cơ quan sinh dục và nội tạng. Phương pháp chế biến tương tự như các loài tôm, cua khác, thường chỉ hấp chín. Đa số cua độc được sử dụng làm cảnh. Chúng được thu mua và giữ sống bởi thương lái, sau đó xuất bán cho người nuôi sinh vật cảnh trong và ngoài nước, với giá dao động từ 10.000 - 50.000 đồng/con tùy loài. Ngoài ra, những con bị chết trong quá trình bảo quản hoặc đánh bắt lẫn với cá tạp thường được sử dụng làm thức ăn cho các đối tượng nuôi hải sản. Đa số người dân khai thác biết và ít dùng các loài cua độc làm thực phẩm (78,6%), các trường hợp ngộ độc thường xảy ra với những người thiếu hiểu biết và muốn ăn thử. Thông thường, người dân nhận biết cua độc thông qua nghe nói từ những người xung quanh (74,29%) và kinh nghiệm của bản thân (25,71%) khi tiếp xúc với các loài cua độc này. Điều đáng lưu ý là các thông tin về cua độc hầu như chưa được đề cập trên các phương tiện truyền thông đại chúng, ngoại trừ một số dưới dạng báo cáo khoa học trong và ngoài nước [3, 8, 10, 12]. Điều này làm gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc cua biển nói riêng và các loài hải sản mang độc tố nói chung. Để nhận biết cua độc, người dân thường dựa vào màu sắc của chúng, so với các loài cua biển khác, các loài cua độc thường có các dấu hiệu đặc trưng như: màu sắc sặc sỡ, mắt đỏ, trứng màu nâu đỏ, một số con mang bọt biển với mùi hôi khó chịu (Dromia erythropus). 4. Các loại độc tố và giải pháp phòng tránh 4.1. Các loại độc tố Căn cứ vào độc lực có thể chia cua độc thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các loài luôn mang độc tính mạnh có thể gây chết người. Các đại diện của nhóm này đều thuộc họ Xanthidae có màu sắc sặc sỡ như: Demania spp., Zosimus aeneus và Atergatis fl oridus. Các độc tố thường xuất hiện ở cơ Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG thịt, nội tạng, tuyến sinh dục và vỏ cua [11, 13]. Tuy nhiên, phần phụ được cho là chứa nhiều độc tính hơn so với các phần còn lại [13]. Các loài cua độc này tích lũy chất độc trực tiếp hay gián tiếp thông qua thức ăn do khi nuôi chúng bằng thức ăn thông thường trong điều kiện nuôi nhốt, độc tính giảm rõ rệt. Mặc dù độc tính có thể khác nhau giữa các cá thể, nhưng chúng thường mang một lượng độc tố đủ để giết chết một người trưởng thành hay 1 gam cơ thịt của chúng có thể giết chết 42.000 con chuột [15]. Nhóm thứ hai bao gồm những loài cua có độc tính trung bình hoặc/và đôi khi mới độc. Việc sử dụng các loài cua này làm thực phẩm có thể ngộ độc nhưng hiếm khi tử vong. Các đại diện thuộc nhóm này bao gồm giống Carpilius, Etisus và Atergatis. Trong hầu hết các trường hợp, các loài cua này không hoàn toàn độc, độc tính của chúng thường thay đổi theo vùng phân bố và mùa vụ. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nguồn thức ăn mang độc tố trong môi trường như hải quỳ, vi khuẩn độc và đặc biệt là các loài tảo độc liên quan đến hiện tượng thủy triều đỏ [10, 12, 14, 15]. Các chất độc ở cua chủ yếu là chất độc thần kinh, tan trong nước nhưng lại không bị phân hủy bởi nhiệt độ trong quá trình chế biến và bảo quản. Mỗi loài cua độc thường mang một hoặc nhiều độc tố (các dạng khác nhau của tetrodotoxin, palytoxin, saxitoxin, neosaxitoxin, gonyautoxin, paralytic shellfi sh poison,...) với tỷ lệ khác nhau [12]. Cụ thể, độc tố của loài Zosimus aeneus có 82% tetrodotoxin và 18% gonyautoxins, loài L. pictor có 89% và 11%, D. reynaudii có 88% và 12%, Atergatis fl oridus có 85% và 15% hai loại độc tố trên, theo thứ tự [15]. Tuy nhiên, thành phần và tỷ lệ các loại độc tính này thường thay đổi rất lớn ngay chỉ trong cùng một loài tùy theo vùng phân bố và mùa vụ khai thác. Gonyautoxins (một dạng của PSP) thuộc nhóm chất độc gây liệt cơ sinh ra bởi tảo hai roi (dinofl agellates, Alexandrium minutum), trong khi tetrodotoxin là chất độc thần kinh sinh ra bởi vi khuẩn Vibrio alginolyticus và V. parahaemolyticus [15]. 4.2. Triệu chứng lâm sàng Hầu hết chất độc trong cua thuộc dạng chất độc thần kinh, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, hô hấp và tim mạch. Con người chỉ bị ngộc độc thông qua con đường ăn uống, khi bị cua cắp thì không có biểu hiện ngộ độc. Khi ăn phải cua độc 5 - 30 phút, nạn nhân xuất hiện các triệu chứng mệt, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiết nhiều nước bọt, choáng váng, tái nhợt, mất cảm giác, tê môi, lưỡi và cổ họng. Cảm giác tê buốt sau đó lan ra các ngón tay và chân. Trong các giai đoạn sau, bệnh nhân vã mồ hôi, rối loạn hô hấp và hôn mê. Trường hợp nặng, xuất hiện chứng đau cơ, đau thắt ngực, nhịp tim nhanh, thở nông, da, đặc biệt là da tay và miệng chuyển màu xanh tím. Ở giai đoạn cuối, xuất hiện chứng liệt cơ và đôi khi co giật. Bệnh nhân bị chết do liệt hô hấp sau 6 - 24 giờ. 4.3. Giải pháp phòng tránh Để hạn chế nguy cơ nhiễm độc trong quá trình khai thác và sử dụng các loài cua độc cần có sự phối hợp của người dân, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng. Hạn chế khai thác và sử dụng các loài cua độc làm thực phẩm dưới mọi hình thức. Việc sử dụng cua độc cho mục đích nuôi cảnh nên được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng. Không ăn các loại cua lạ, có màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là những loài được khai thác từ các vùng rạn san hô vì đây là nơi phân bố của hầu hết các sinh vật độc. Nên nhận biết và phòng tránh ngộ độc thông qua tài liệu, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được thuốc giải các loại độc tố ở cua biển, đặc biệt là tetrodotoxin, chính vì vậy các biện pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ để loại bỏ độc tố trong ruột. Do đó, việc ngư dân, người thích ăn hải sản và khách du lịch cần nhận biết và phòng tránh các loài cua độc là rất cần thiết. Về biện pháp sơ cứu khi bị ngộ độc: Ngay khi thấy các dấu hiệu ngộ độc đầu tiên như tê lưỡi, tê môi, tê ngón tay, người bệnh vẫn còn tỉnh phải tìm mọi cách làm cho nôn ra được. Khi gây nôn chú ý để bệnh nhân nằm nghiêng, đầu thấp để tránh sặc. Cho bệnh nhân uống than hoạt tính (25 - 30 gam pha với nước) càng sớm càng tốt. Than hoạt tính có tác dụng hấp phụ chất độc và hơi độc ở đường tiêu hóa, nếu cho người bệnh uống sớm trong vòng một giờ sau khi ăn sẽ có hiệu quả cao. Trường hợp người bệnh đã rối loạn ý thức, hôn mê, tụt huyết áp, co giật, loạn nhịp tim, thở yếu hoặc ngừng thở,... phải khẩn trương thổi ngạt bằng đường miệng - miệng hay miệng - mũi. Trong mọi trường hợp phải tìm mọi cách nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời, dùng các loại thuốc và biện pháp cần thiết để hồi sức hô hấp, tuần hoàn, bảo đảm chức năng sống. Chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng (ngành Y tế, Nông nghiệp) cần phối hợp với nhau trong việc tuyên truyền người dân về tính độc hại, cách nhận biết, biện pháp phòng tránh và cấp cứu khi bị ngộ độc. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát việc thực thi các chỉ thị về phòng chống ngộ độc do các loài thủy sinh vật mang độc tố gây ra [1]. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Có 10 loài cua biển mang độc tố thường được người dân khai thác và sử dụng làm cảnh và thực phẩm. Nhìn chung hiểu biết của người dân về các loài cua độc và cách phòng tránh còn nhiều hạn chế. Cần tiến hành điều tra đầy đủ về thành phần loài giáp xác mang độc tố nói riêng và các loài hải sản mang độc tố nói chung tại vùng biển nước ta, tiến tới quy hoạch việc khai thác và sử dụng nguồn lợi các loài này phục vụ cho y học và xuất khẩu. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về mối nguy hiểm và các biện pháp phòng chống ngộ độc khi khai thác và sử dụng các loài cua độc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế, 2011. Công văn số 601/ATTP-NĐTP, ngày 28/4/2011 về việc tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên. 2. Trần Văn Dũng và Lê Thị Hồng Mơ, 2012. Tình hình khai thác và sử dụng một số loài động vật thân mềm mang độc ở Nha Trang - Khánh Hòa. Tuyển tập Hội nghị Khoa học trẻ Ngành Thủy sản toàn quốc lần thứ 3, trang 561-571. 3. Nguyễn Khắc Hường, 1992. Cá và sinh vật độc hại ở biển. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 4. Võ Thiên Lăng, 2001. Một số vấn đề về quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ trên cơ sở cộng đồng tại các thôn biển xã Ninh Ích - Ninh Hòa - Khánh Hòa. Báo cáo khoa học, Sở Thủy sản Khánh Hòa. 5. Lê Thị Hồng Mơ và Trần Văn Dũng, 2012. Tình hình khai thác và sử dụng một số loài cá biển mang độc tố ở Nha Trang - Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3, trang 25-29. 6. Trung tâm tin học - Bộ Thủy sản, 2007. Hiện trạng và các giải pháp phát triển bền vững khai thác hải sản ở Việt Nam. Thông tin chuyên đề số 4/2007. 7. Võ Sĩ Tuấn, 2003. Các hệ sinh thái biển - chức năng, hiện trạng sử dụng và những tác động. Trong: Khóa huấn luyện quốc gia về quản lý khu bảo tồn biển, 7 - 36. Viện Hải Dương Học Nha Trang. 8. Võ Sĩ Tuấn, 2006. Khảo sát và nghiên cứu sinh vật mang độc tố có thể gây chết người ở vùng biển Việt Nam. Tuyển tập Nghiên cứu biển, tập XV. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Tiếng Anh 9. Dai, A. and Yang, S., 1991. Crabs of The China Seas. China Ocean Press Beijing, 682 pp. 10. Fredrick WS, Ravichandran S, Balasubramanian T, 2011. Toxicity of Brachuryan crabs in India. Toxicological & Environmental Chemistry, 93 (2): 406–411. 11. Garth, J.S. and Alcala, A.C., 1977. Poisonous crabs of Indo-West Pacifi c reefs, with special reference to the genus Demania Laurie. Proceed. Third International Coral Reef Symposium, Rosenstiel School of Marine and Atmospheric Science, University of Miami, 645-651. 12. Gopalakrishnakone, P., 1990. A colour guide to dangerous animals. Venom & Toxin Research Group, Faculty of Medicine, National University of Singapore. 156 pp. 13. Hashimoto, Y., Konosu, S., Yasumoto, T., Inoue, A., Noguchi, T., 1967. Occurrence of toxic crabs in Ryukyu and Amami Islands. Toxicon 5(2): 85-90. 14. Hashimoto, Y., 1979. Marine toxins and other bioactive marine metabolites. Japan Scientifi c Society Press, Tokyo. 15. Hwang, D.F., & Tsai, Y.H., 1999. Toxins in toxic Taiwanese crabs. Food Reviews International, 15 (2): 145 - 162. 16. Llewellyn, L.E. & Endean, R., 1991. Paralytic shellfi sh toxins in the xanthid crab Atergatis fl oridus collected from Australian coral reefs. Journal of Wilderness Medicine 2, 118-126. 17. Manning, R.B. & Holthuis, L.B., 1981. West African Brachyuran Crabs (Crustacea: Decapoda). Smithsonian Institution Press, City of Washington. 396 pp. 18. Ng, P.K.L., Wang, C.H., Ho, P.H., Shih, H.T., 2001. An annotated checklist of brachyuran crabs from Taiwan (Crustacea: Decapoda). National Taiwan Museum Special Publication Series, 11: 1-86. 19. Ng, P.K.L., Guinot, D., Peter, J.F.D., 2008. Systema Brachyurorum: Part I. An annotated checklist of extant brachyuran crabs of the world. The Raffl es bulletin of Zoology 17: 1-286. 20. Powers, L.W., 1977. A catalogue and bibliography to the crabs (Brachyura) of the Gulf of Mexico. Contributions in Marine Science, 20 (Supplement): 1-190.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_khai_thac_va_su_dung_mot_so_loai_cua_bien_mang_doc.pdf
Tài liệu liên quan