Tình hình bệnh streptococcosis trên cá rô phi nuôi tại Hải Phòng và biện pháp điều trị bệnh trong điều kiện phòng thí nghiệm

Ở Hải Phòng, bệnh Streptococcosis ở cá rô phi thường bùng phát vào mùa hè hoặc hè thu, khi nhiệt độ nước ≥ 30oC. Bệnh này thường gây tác hại ở cá có kích cỡ từ 100 - 300g/con, có thể gây chết cá từ rải rác tới hàng loạt, ở những ao cá bị bệnh nặng tỷ lệ chết có thể lê tới > 60% nếu không áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời. Kết quả từ thí nghiệm kiểm tra độ mẫn cảm với kháng sinh của chủng vi khuẩn S. agalactiae cho thấy vi khuẩn này có độ nhạy cao với 2 loại kháng sinh là Doxycyline và Erythromycin. Qua kết quả điều trị bệnh streptococcosis trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chứng minh được bệnh này có thể điều trị được bằng kháng sinh Doxycyline với liều lượng thích hợp là 0,25 – 0,5g/kg cá/ ngày bằng phương pháp trộn vào thức ăn và cho ăn liên tục trong 7 ngày vào giai đoạn sớm của bệnh (cá còn khả năng bắt mồi). Ngoài ra, kết quả này có thể được dùng làm cơ sở để áp dụng cho việc điều trị ngoài ao nuôi thực tế kết hợp với việc dùng hóa chất/ thuốc sát trùng để diệt vi khuẩn ngoài môi trường để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, sau khi cá đã khỏi bệnh, người nuôi có thể dử dụng thêm chế phẩm vi sinh để khôi phục lại hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của cá cũng như ngoài môi trường

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình bệnh streptococcosis trên cá rô phi nuôi tại Hải Phòng và biện pháp điều trị bệnh trong điều kiện phòng thí nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 120 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC TÌNH HÌNH BỆNH STREPTOCOCCOSIS TRÊN CÁ RÔ PHI NUÔI TẠI HẢI PHÒNG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM STREPTOCOCCOSIS IN CULTURED TILAPIA IN HAI PHONG AND TREAMENT EXPERIMENT Nguyễn Thị Thúy Hằng1, Đỗ Thị Hoà2 Ngày nhận bài: 04/5/2015; Ngày phản bi ện thông qua: 08/7/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2015 TÓM TẮT Streptococcosis là một bệnh thường gặp trong hệ thống nuôi cá thâm canh và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi. Trong những năm gần đây, nuôi cá rô phi nuôi thâm canh ở Hải Phòng thường xuất hiện bệnh Streptococcosis do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra. Qua nghiên cứu cho thấy, ở Hải Phòng bệnh Streptococcosis trên cá rô phi nuôi thường bùng phát vào mùa hè hoặc hè thu khi nhiệt độ nước ≥ 30oC. Bệnh này thường xảy ra ở giai đoạn cá có kích thước từ 100 – 300g/con, với tỷ lệ cá chết từ 10 đến hơn 60%. Chủng vi khuẩn S. agalactiae có độ mẫn cảm cao với kháng sinh Doxycyline và Erythromycin. Kết quả điều trị bệnh Streptococcosis do vi khuẩn S. agalactiae gây ra trên cá rô phi nuôi với kích cỡ 100 – 150g/con bằng kháng sinh Doxycyline với liều lượng 0,25g, 0,5g, và 1g/kg cá/ ngày liên tục trong 7 ở các nghiệm thức NT1, NT2 và NT4 (tương ứng với mật độ cảm nhiễm vi khuẩn 102, 103 và 105 tế bào/ml) cho thấy tỷ lệ chết của cá thấp (20, 30 và 40%)) trong khi đó ở nghiệm thức đối chứng dương (NT3=104 tế bào vi khuẩn/ml) tỷ lệ này là 90%. Vậy, kháng sinh Doxycyline có hiệu quả cao trong điều trị bệnh Streptococcosis do vi khuẩn S. agalactiae gây ra trên cá rô phi nuôi. Từ khóa: Streptococcosis, cá rô phi, Hải Phòng, Streptococcus agalactiae ABSTRACT Streptococcosis is common fi sh disease in intensive aquaculture systems and causing high economic losses. Recently, Streptococcosis caused by Streptococcus agalactiae have occurred in intensive tilapia farming in Hai Phong. The result of this research showed that Streptococcosis in tilapia farmed in Hai Phong, usually have occured in summer or summer-autumn with water temperature around ≥ 30oC. This disease caused mortality rates from 10 to over 60%. in cultured tilapia at size of 100 – 300g/fi sh . S. agalactiae strain has highly sensitized with Doxycyline and Erythromycin. For treating Streptococcosis, the experiment of using Doxycyline with dose of 0,25g, 0,5g and 1g/kg fi sh/day during 7 days for S. agalactiae infected tilapia at size of 100 – 150g/fi sh was conducted in NT1, NT2, and NT4 treatment with bacterial concentration at 102, 103 and 105 cell/ml, respectively. The experimental results indicated that low mortality rate (20, 30, and 40%) in 3 treatment sections (NT1, NT2, and NT4), respectivily while the fi sh death rate in positive control treatment (NT3 with bacterial concentration of 104 cell/ml) was 90%. Thus, Doxycyline could be effective on treatment against Streptococcosis caused by by S. agalactiae in cultured tilapia. Keywords: streptococcosis, tilapia, Hai Phong, streptococcus agalactiae 1 Nguyễn Thị Thúy Hằng: Cao học Nuôi trồng thủy sản năm 2012 – Trường Đại học Nha Trang 2 PGS.TS. Đỗ Thị Hoà: Trường Đại học Nha Trang Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 121 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá rô phi là đối tượng được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia với các hình thức nuôi khác nhau. Trong đó hình thức nuôi thâm canh với mật độ cao, sản lượng lớn là phổ biến nhất nhưng lại có nguy cơ cao gây bùng phát dịch bệnh do chất lượng nước suy giảm. Shoemaker (2008) thông báo rằng, cá rô phi nuôi thường bị nhiễm một số tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Trong số các loài vi khuẩn đã được xác nhận từng gây bệnh trên cá rô phi có Streptococcus agalactiae và S. iniae (Klesius &ctv, 2000). Theo thông báo của Perera (1994) rằng, trong thực tế có nhiều tác nhân có thể gây chết cá rô phi nuôi, trong đó liên cầu khuẩn Streptococcus spp là tác nhân thường gặp, đặc biệt hay xuất hiện trong các trang trại nuôi cá rô phi thâm canh với mật độ cao nhưng quản lý kém. Liên cầu khuẩn gram (+) Streptococcus spp được xác định là tác nhân gây cảm nhiễm hệ thống và gây viêm não ở cá rô phi và cá hồi nuôi tại Isreal vào năm 1986. Sau đó bệnh này nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia khác và gây tổn thất lớn về kinh tế cho nghề nuôi cá rô phi ở các nước này (Buller, 2004). Kết quả từ các nghiên cứu đầu tiên về bệnh viêm não ở các rô phi đã xác định tác nhân gây ra bệnh này là loài cầu khuẩn Streptococcus agalactiae và S. iniae (Evans & Shoemmaker, 2006). Hai loài vi khuẩn này đã gây ra bệnh trên cá rô phi nuôi tại các quốc gia khác nhau như Malaysia, Thái Lan và Indonesia (L.G Pretto-Giordano & ctv, 2010; Yuasa, 2005; Plumb, 1999). Việt Nam là một quốc gia có nghề nuôi cá rô phi khá phát triển, sản lượng nuôi trong năm 2005 đã đạt 54.486 tấn, chiếm 0.08% sản lượng cá nuôi và dự kiến năm 2015 sẽ là 200.000 tấn để phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa tại Việt Nam (Phạm Anh Tuấn, 2006). Tuy nhiên, năm 2009-2010, đã xảy ra dịch bệnh gây chết hàng loạt cá rô phi nuôi thương phẩm (tới 90-100% cá trong ao), tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Hà Giang. Đây được coi là đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay đối với nghề nuôi cá rô phi ở nước ta và nghiên cứu bước đầu đã xác định được đây là bệnh Streptococcosis do liên cầu khuẩn Gram (+) Streptococcus spp gây ra (Nguyễn Viết Khuê & ctv, 2009). Ngoài ra, tác giả Đồng Thanh Hà và ctv (2010) đã nghiên cứu sâu hơn về bệnh này và đã xác định được liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae là tác nhân gây ra bệnh Streptococcosis trên cá rô phi nuôi. Tác giả Đặng Hoàng Oanh và ctv (2012) cũng đã phân lập được Streptococcus agalactiae từ những mẫu cá điêu hồng (Oreochromis sp) bị bệnh đục, lồi mắt, xuất huyết thu từ những bè nuôi cá thâm canh ở Tiền Giang. Năm 2013, Phạm Hồng Quân và ctv đã công bố về bệnh xuất huyết của cá rô phi tại 4 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh với kết quả đã phân lập được 5 loài vi khuẩn trong đó loài Streptococcus agalactiae có tần xuất bắt gặp cao nhất 86% (52/60) mẫu cá nghiên cứu. Qua các nghiên cứu trên đã cho thấy được bệnh Streptococosis trên cá rô phi nuôi là một bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của nhiều hộ nuôi, vì vậy việc nghiên cứu sâu về bệnh này và đề ra giải pháp điều trị bệnh hiệu quả là một vấn đề cấp thiết để làm giảm thiểu tác hại của bệnh trên cá rô phi nuôi. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp điều tra tình hình bệnh Sreptococcosis trên cá rô phi nuôi tại Hải Phòng Thu thập các thông tin về vùng nuôi, diện tích và sản lượng nuôi cá rô phi tại địa phương, mùa vụ và tình hình bệnh ở cá rô phi nuôi tại Hải Phòng thông qua các báo cáo tổng kết của các cơ quan quản lý địa phương như trung tâm khuyến ngư, chi cục thú y, phòng Nông nghiệp các huyện. Căn cứ vào các thông tin trên, chọn ngẫu nhiên 50 hộ nuôi tại 3 huyện thuộc thành phố Hải Phòng để phỏng vấn điều tra, bao gồm: Kiến Thụy (20 phiếu điều tra/48 hộ nuôi cá), Thủy Nguyên (15/29), Vĩnh Bảo (15/29). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 2. Phân lập vi khuẩn S. agalactiae từ cá rô phi Cá rô phi bị bệnh có các dấu hiệu đặc trưng như bơi lội lờ đờ, mất phương hướng, trướng bụng, mắt lồi, xuất huyết được thu thập từ các ao nuôi tại 3 huyện Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Các cơ quan như mắt, não, gan, thận, lách giải phẫu từ cá bị bệnh được dùng để phân lập vi khuẩn trên môi trường BHIA (Brain Heart Infusion Agar,Merck, Đức) và định danh bằng kit API 20Strep tại phòng thí nghiệm của trung tâm thú y vùng II, Hải Phòng. Sau đó, chủng vi khuẩn S. agalactiae được lưu giữ trong môi trường TSB (Tryptic Soy Broth) bổ sung 20% Glycerol ở nhiệt độ -80oC. 3. Chuẩn bị chủng vi khuẩn cho các thí nghiệm Sau khi lấy ra khỏi tủ đông sâu, chủng vi khuẩn được để ở nhiệt độ phòng trong thời gian 1h, sau đó cấy lên môi trường BHIA (Brain Heart Infusion Agar), (Merck, Đức), ủ ở nhiệt độ 30oC, 24 – 48h. Sau đó các khuẩn lạc được thu và khuấy đều trong tube chứa nước muối sinh lý tiệt trùng (0,85%) tạo nên dịch huyền phù được đo bằng máy McFland, điều chỉnh đạt mức OD là 0,56 tương ứng với mật độ vi khuẩn là 108 tế bào/ml. - Thí nghiệm 1: kiểm tra khả năng gây bệnh của chủng vi khuẩn S. agalactiae trên cá rô phi: Những cá thể cá khỏe mạnh, có khối lượng từ 100 – 150g/con được vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng phương pháp vận chuyển kín, thuần dưỡng trong 5 – 7 ngày trước khi phân chia ngẫu nhiên vào 5 bể có thể tích 200 lít, chứa 150 lít nước sạch, thả 10 con cá/bể, thí nghiệm được lặp lại 2 lần. Các nghiệm thức NT1, NT2, NT3, NT4 cá được tiêm vào gốc vây bụng với thể tích 0,1ml dịch vi khuẩn S. agalactiae với mật độ 102, 103, 104 và 105 tế bào/ml. Nghiệm thức 5 (NT5) được coi là nghiệm thức đối chứng, cá được tiêm 0,1 ml nước muối sinh lý. Các dấu hiệu bất thường và số lượng cá chết được quan sát và ghi nhận. Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 29/7/2014 – 08/8/2014. - Thí nghiệm 2: kiểm tra độ mẫn cảm với kháng sinh của chủng vi khuẩn S. agalactiae: kiểm tra bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch (Kirby Bauer) và độ nhạy của kháng sinh được đánh giá dựa vào độ lớn của đường kính vòng vô khuẩn so với bảng quy định về độ nhạy chuẩn của Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ (National committee of clinical laboratory standards – NCCLS, 1999). Dịch huyền phù vi khuẩn S. agalactiae với mật độ 108 tế bào/ ml được cấy trang trên môi trường thạch BHIA dùng để thử độ nhạy của vi khuẩn với 8 loại kháng sinh (Trimethoprim, Gentamicin, Neomicin, Erythromycin, Clindamycin, Nofl oxacin, Ciprofl oxacine, Doxycyline) trong vòng 24h và 48h. - Thí nghiệm 3: điều trị bệnh cho cá rô phi trong điều kiện thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm giống thí nghiệm 2 nhưng khi cá trong các nghiệm thức bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bệnh là tiến hành dùng thuốc để trị bệnh cho cá. Loại kháng sinh dùng trong thí nghiệm trị bệnh là kháng sinh có độ nhạy cao trong thí nghiệm kiểm tra độ nhạy kháng sinh, đó là Doxycyline (Công ty Hanvet), với liều lượng 0,25g, 0,5g và 1,0 g/kg cá/ ngày bằng phương pháp trộn vào thức ăn. Cho cá ở các nghiệm thức NT1, NT2, NT4 ăn thức ăn có trộn kháng sinh 2 lần/ ngày vào lúc 8:00-9:0 giờ và 15:00- 16:00 giờ. Riêng cá ở nghiệm thức NT3 (được xem là nghiệm thức đối chứng dương) và nghiệm thức NT5 (Tiêm nước muối sinh lý được xem là nghiệm thức đối chứng âm) cho ăn thức ăn bình thường không trộn kháng sinh. Ghi nhân các dấu hiệu bệnh và số lượng cá chết hàng ngày để xác định tỷ lệ sống ở các nghiệm thức và qua đó đánh giá hiệu quả điều trị bệnh của kháng sinh ở các liều lượng khác nhau. Thí nghiệm bắt đầu từ ngày 13/8/2014 và kéo dài 10 ngày sau đó. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 123 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Tình hình bệnh S. agalactia trên cá rô phi nuôi tại Hải Phòng trong giai đoạn 2011 - 2013 Từ các số liệu đã được theo dõi, ghi chép và tổng hợp của phòng khuyến nông các huyện Kiến Thụy, Thủy Nguyên và Vĩnh Bảo, các thiệt hại do bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi tại 3 huyện nuôi cá nước ngọt chủ yếu của Hải Phòng được thể hiện tại bảng 1. Kết quả thể hiện rằng, bệnh Streptococosis vẫn thường xuyên xảy ra trong các ao nuôi cá rô phi tại Hải Phòng trong vài năm gần đây, với tần suất từ 10,0 đến 33,3% , đã gây thất thu hàng chục tấn cá mỗi năm cho các huyện ở địa phương. Đặc biệt, số liệu ở bảng 1 cũng chỉ ra rằng, tần suất xuất hiện của bệnh streptococcosis năm sau có xu hướng tăng cao hơn so với năm trước, nếu năm 2011 có 10,0% hộ nuôi ở Vĩnh Bảo, 18,3% ở Thủy Nguyên và 20,5% ở Kiến Thụy gặp bệnh này thì đến năm 2013, tần suất xuất hiện bệnh ở các huyện này lần lượt là: 24,1%, 25% và 33%. Số liệu mà các cơ quan quản lý ghi nhận được đều thể hiện bệnh này thường xuất hiện vào mùa hè hoặc hè thu khi nhiệt độ nước cao. Bảng 1. Thông tin về bệnh Streptococcosis ở cá rô phi nuôi tại Hải Phòng Huyện Mùa bệnh Số hộ nuôi cá rô phi % hộ nuôi cá gặp bệnh Thiệt hại ước tính (tấn) Huyện Kiến Thụy Năm 2011 Hè 39 20,5 6,9 Năm 2012 Hè Thu 42 16,6 4,5 Năm 2013 Hè 48 33,3 13 Huyện Thủy Nguyên Năm 2011 Hè 27 18,5 4 Năm 2012 Hè 35 20,0 7 Năm 2013 Hè 32 25,0 10 Huyện Vĩnh Bảo Năm 2011 Hè thu 20 10,0 2,5 Năm 2012 Hè 27 18,3 6 Năm 2013 Hè 32 24,1 8 Nguồn: Phòng Nông nghiệp các huyện Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo. Kết quả điều tra bệnh Streptococcosis xảy ra trong 5 năm gần đây (2009-2013) tại 50 hộ nuôi đơn canh cá rô phi ở 3 huyện Kiến Thụy, Thủy Nguyên và Vĩnh Bảo thuộc tỉnh Hải Phòng cho thấy bệnh Streptococcosis khá phổ biến tại vùng nuôi cá rô phi ở địa phương. Khoảng 82% số hộ được phỏng vấn trả lời rằng đã có ít nhất 1 lần bệnh này xảy ra trong ao cá rô phi nuôi của họ trong 5 năm gần đây. Kết quả điều tra về mùa vụ xuất hiện bệnh, cỡ cá thường bị bệnh và tác hại lên cá nuôi được thể hiện trong bảng 2. Kết quả trong bảng 2 thể hiện bệnh streptococcosis bùng phát chủ yếu vào mùa hè, khi nhiệt độ nước cao (chiếm 92,68%), bệnh cũng xảy ra ở một số hộ nuôi vào mùa thu (24,39%) nhưng hoàn toàn không xuất hiện vào mùa có nhiệt độ thấp trong năm (mùa xuân và đông). Kết quả này cũng phù hợp với số liệu tổng hợp của các cán bộ quản lý địa phương (bảng 1) và công bố của Đồng Thanh Hà và ctv (2010), rằng vi khuẩn S. agalactiae gây bệnh ở cá rô phi có thể phát triển tốt ở cả nhiệt độ 37oC. Thông tin điều tra, cũng thể hiện bệnh streptococcosis thường xảy ra ở cỡ cá từ 100 - 300g, cá nhỏ < 100g và > 300g ít chịu tác hại của bệnh. Kết quả này mâu thuẫn với của kết quả của Intervet (2006), theo Intervet bệnh streptococcosis thường Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 124 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG gây bệnh trên cá rô phi có khối lượng từ 100g – 1kg. Bệnh streptococcosis gây chết rải rác tới hàng loạt cá rô phi nuôi tại Hải Phòng, kết quả trong bảng 2 cho thấy có 9,75% hộ nuôi cho biết bệnh này chỉ gây chết rải rác và tỷ lệ chết tích lũy chỉ <10%, trong khi đó có 14,63% hộ nuôi cho biết bệnh streptococcosis có thể gây chết cá rô phi nuôi khá cao >40 – 60%. Một số chủ hộ nuôi khác (7,63%) lại cho biết bệnh này có thể gây chết cao ở cá rô phi, tỷ lệ chết có thể > 60%. Tuy nhiên, đa số hộ nuôi (68,27%) đều cho rằng khi bệnh này xảy ra có thể gây chết từ 10 – 40% cá trong ao. Tóm lại, streptococcosis là một bệnh khá phổ biến trên cá rô phi nuôi, có tác lại lớn và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi. Bảng 2. Mùa vụ, kích cỡ cá thường bị bệnh và tác hại của bệnh Streptococcosis ở cá rô phi (n=41) Yếu tố điều tra Tần xuất gặp ở các vùng điều tra Tổng số (n=41) Kiến Thụy (18) Thủy Nguyên (12) Vĩnh Bảo (11) Tần số % Mùa vụ Xuân 0 0 0 0 0,00 Hè 17 10 11 38 92,68 Thu 3 4 3 10 24,39 Đông 0 0 0 0 0,00 Kích cỡ < 100g 0 0 0 0 0,00 100-200g 5 6 6 17 41,46 >200-300g 15 8 5 28 68,29 >300g 0 0 0 0 0,00 Tỷ lệ chết (%) <10 1 0 3 4 9,76 10-40 11 11 6 28 68,29 >40-60 4 1 1 6 53,66 >60 2 0 1 3 46,34 2. Điều trị bệnh streptococcosis trong điều kiện phòng thí nghiệm Trong thí nghiệm 1, các dấu hiệu bệnh lý đầu tiên xuất hiện ở cá sau 24h tiêm cảm nhiễm vi khuẩn S. agalactiae, cá bắt đầu chết từ ngày thứ 2 ở các nghiệm thức tiêm với mật độ cao 103, 104 và 105 tế bào/ml (NT2, NT3, NT4) và chết từ ngày thứ 3 ở nghiệm thức 1 (102 tế bào/ml). Tỷ lệ chết của cá ở các nghiệm thức lần lượt là: 40, 60, 90 và 100% sau 8 ngày với các dấu hiệu bệnh bệnh như bơi lội lờ đờ trên mặt nước, phản ứng chậm với tiếng động, bắt mồi kém, mắt đục và lồi, có hiện tượng xuất huyết ở các gốc vây hay trên toàn bộ bề mặt cơ thể, giải phẫu xoang bụng thấy có chứa nhiều dịch, gan, thận nhợt nhạt, nhũn. Các dấu hiệu này tương tự như bệnh Streptococcosis ở các rô phi bị bệnh trong ao nuôi tại Hải Phòng cũng như mô tả của Đặng Thụy Mai Thy và Đặng Hoàng Oanh (2011) khi cảm nhiễm vi khuẩn S. agalactiae ở cá điêu hồng (Oreochromis sp), Suanyuk & ctv (2005) cũng cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm vi khuẩn S. agalactiae với các mật độ vi khuẩn 101 – 108 CFU/ml trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) đã gây chết từ 20 – 90% cá trong vòng 10 ngày sau khi cảm nhiễm. Kết quả này chứng tỏ rằng vi khuẩn S. agalactiae là tác nhân gây bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi tại địa phương. Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy Doxycyline và Erythromycin là 2 kháng sinh có độ nhạy cao với đường kính vòng kháng khuẩn trung bình sau 24h, 48h là (23, 24mm) và (21, 22mm). Tuy nhiên, Erythromycin là kháng sinh nằm trong danh mục hạn chế sử dụng (Thông tư số 15/2009/TT-BNN), vì vậy Doxycyline là kháng sinh có độ nhạy cao nhất và có thể sử dụng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 125 trong điều trị bệnh Streptococcosis do vi khuẩn S. agalactiae gây ra ở cá rô phi nuôi. Kết quả này cũng trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Hồng Quân & ctv (2013) và Nguyễn Viết Khuê & ctv (2009) khi kiểm tra độ nhạy kháng sinh của vi khuẩn S. agalactiae gây bệnh ở cá rô phi nuôi thương phẩm tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Kết quả của thí nghiệm 3 về trị bệnh Streptococcosis cho cá rô phi trong điều kiện thí nghiệm được trình bày ở hình 1, sau khi cho cá ăn thức ăn trộn kháng sinh Doxycyline với liều lượng 0,25, 0,5 và 1,0g/kg cá/ngày tương ứng với NT1, NT2 và NT4 liên tục trong 7 ngày, tỷ lệ chết tích lũy của cá ở các nghiệm thức này là 20, 30 và 40%, trong khi đó cá ở NT3 (NT đối chứng dương) chết tới 90% sau 10 ngày cảm nhiễm. Trong khi đó, cá ở nghiệm thức đối chứng âm hoàn toàn không bị chết trong suốt thời gian thí nghiệm, khi kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ sống ở nghiệm thức này đạt 100%. So với kết quả từ thí nghiệm 1 (chỉ cảm nhiễm vi khuẩn S. agalactiae, không điều trị bằng kháng sinh) cho thấy tỷ lệ chết tích lũy của cá trong thí nghiệm điều trị bệnh giảm từ 50% trở lên ở các nghiệm thức có sử dụng kháng sinh. Qua kết quả điều trị đã chứng minh rằng, khi cá rô phi vằn bị nhiễm liên cầu khuẩn S. agalactiae có thể trị bằng kháng sinh ở giai đoạn sớm của bệnh, khi cá bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bệnh đầu tiên. Loại kháng sinh nên dùng là Doxycyline với liều dùng thích hợp nằm trong khoảng 0,25 – 0,5g/kg cá/ ngày . Hình 1. Tỷ lệ chết tích lũy của cá rô phi vằn sau khi cảm nhiễm và trị bệnh -Dùng Doxycyline ở NT1, NT2 và NT4 với liều tương tương ứng: 0,25, 0,5 và 1,0g/kg cá/ngày - Cảm nhiễm vi khuẩn vào cá ở ngày đầu tiên (1); Bệnh lý xuất hiện sớm nhất vào 24h sau cảm nhiễm (2); Dùng thức ăn có trộn kháng sinh từ đầu ngày thứ 3 sau cảm nhiễm ở các nghiệm thức NT1, NT2 và NT4, Nghiệm thức NT3 không trị bệnh. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Ở Hải Phòng, bệnh Streptococcosis ở cá rô phi thường bùng phát vào mùa hè hoặc hè thu, khi nhiệt độ nước ≥ 30oC. Bệnh này thường gây tác hại ở cá có kích cỡ từ 100 - 300g/con, có thể gây chết cá từ rải rác tới hàng loạt, ở những ao cá bị bệnh nặng tỷ lệ chết có thể lê tới > 60% nếu không áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời. Kết quả từ thí nghiệm kiểm tra độ mẫn cảm với kháng sinh của chủng vi khuẩn S. agalactiae cho thấy vi khuẩn này có độ nhạy cao với 2 loại kháng sinh là Doxycyline và Erythromycin. Qua kết quả điều trị bệnh streptococcosis trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chứng minh được bệnh này có thể điều trị được bằng kháng sinh Doxycyline với liều lượng thích hợp là 0,25 – 0,5g/kg cá/ ngày bằng phương pháp Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG trộn vào thức ăn và cho ăn liên tục trong 7 ngày vào giai đoạn sớm của bệnh (cá còn khả năng bắt mồi). Ngoài ra, kết quả này có thể được dùng làm cơ sở để áp dụng cho việc điều trị ngoài ao nuôi thực tế kết hợp với việc dùng hóa chất/ thuốc sát trùng để diệt vi khuẩn ngoài môi trường để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, sau khi cá đã khỏi bệnh, người nuôi có thể dử dụng thêm chế phẩm vi sinh để khôi phục lại hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của cá cũng như ngoài môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đồng Thanh Hà, Nguyễn Viết Khuê và Nguyễn Thị Hạnh (2010). Một số đặc điểm của Streptococcus agalactiae tác nhân gây bệnh streptococcosis trên cá rô phi ở miền Bắc Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản miền Bắc – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I. 2. Nguyễn Viết Khuê, Trương Thị Mỹ Hạnh, Đồng Thanh Hà, Nguyễn Thị Hà, Phạm Thành Đô, Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Hải Xuân, Phạm Thái Giang và Nguyễn Thị Thu Hà, (2009). Xác định nguyên nhân gây chết hàng loạt cá rô phi nuôi thương phẩm tại một số tỉnh miền Bắc. Báo cáo khoa học Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I. 3. Đặng Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương (2012). Phân lập và xác định đặc điểm của vi khuẩn Streptococcus agalactiae từ cá diêu hồng (Oreochromis sp) bệnh mù mắt và xuất huyết. Tạp chí Khoa học 2012, Trường Đại học Cần Thơ, 22, tr. 203-212. 4. Phạm Anh Tuấn (2006). Báo cáo qui hoạch phát triển cá rô phi giai đoạn 2006 – 2015. 5. Phạm Hồng Quân, Hồ Thu Thủy, Nguyễn Hữu Vũ, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Khoa (2013). Một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Streptococcus spp. Gây bệnh xuất huyết ở cá rô phi nuôi tại một số tỉnh miền bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 11, số 4, tr. 506 – 513. 6. Thông tư số 15/2009/TT-BNN (2009). Danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Tiếng Anh 7. Buller, N.B. (2004). Bacteria from fi sh and other aquatic animals: a practice identifi cation manual, 361pp. 8. Evans, J., Klesius, P.H. and Shoemmaker, C.A. (2006). Streptococcus in warm- water fi sh. Aquaculture Health Internationl, p. 10 – 14. 9. Intervet, R. (2006). Diseases of Tilapia – An Introduction. 10. Klesius, P.H., Shoemaker, C.A., Evans, J.J. (2000). Effi cacy of single and combined Streptococcus inniae isolates vaccine administered by intraperitoneal and intramuscular routes in tilapia (Oreochromis niloticus). Aquaculte, 188 (3-4), p. 246- 327. 11. L.G Pretto-Giordano, E.E Müller, J.C Freitas, and V.G Silva. (2010). Evaluation on the Pathogenesis of Streptococcus agalactiae in Nile Tilapia (Oreochromis niloticus). Brazilian Arch. Biol. Technol., 53, p. 87- 92. 12. Perera, R.P., Collins, M.D. and Lewis, D.H, (1994). Streptococcus iniae Associated with Mortality of Tilapia niloticus & T.aurea Hybrids. Journal of Aquatic Animal Health, 10, p. 294- 299. 13. Plumb, J.A. (1999). Health Maintenance and Principal Microbial Diseases of Cultured Fishes. Iowa State University Press, Ames. 14. Pretto – Giordano, LG., Muller, E.E., de Frritas, J.C. and da Silva, V.G. (2010). Evaluation on the Pathogenesis of Streptococcus agalactiae in Nile Tilapia (Oreochromis niloticus). Brazilian Arch. Biol. Technol., 53, p. 87- 92. 15. Shoemaker, C.A., Xu, D., Klesius, P.H. and Evans, J.J, (2008). Concurrent infections (Parasitism and bacterial diesease) in Tilapia, The 8th Internationl Symposium on Tilapia in Aquaculture, Cairo, Egypt, p. 1365 – 1375. 16. Yuasa, Kamaishi, Hatai, Bahnnan and Borisuthpeth (2005). Two case of Streptococal infections of cultured tilapia in Asia. In. Sixth Symposium on Disease in Asian Aquaculture (ed Bondad-Reantaso MG, Mohan, C.V., Crumlish, M. and Subasinghe, R.P.). Fish Health Section, Asian Fisheries Society, Colombo-Srilanka, pp. 259-268.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_benh_streptococcosis_tren_ca_ro_phi_nuoi_tai_hai_p.pdf
Tài liệu liên quan