Tín dụng vi mô và bảo hiểm vi mô ở Việt Nam
Tín dụng vi mô và bảo hiểm vi mô ở Việt Nam-Ngày 13 tháng 10 năm 2006 Ủy ban Nobel đã trao cho Ngân hàng Grameen Bank và người sáng lập Muhammad Yunus Giải thưởng Hòa bình Nobel năm 2006, “vì những nỗ lực của họ trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội từ dưới lên.’’
Ngân hàng Grameen, thành lập năm 1976, là một tổ chức tài chính vi mô khởi đầu tại Bangladesh với mục đích cho vay vốn nhỏ (tín dụng vi mô) cho người nghèo mà không cần điều kiện bảo đảm.
44 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3277 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tín dụng vi mô và bảo hiểm vi mô ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : Tìm hiểu Tín dụng Vi mô và Bảo hiểm Vi mô trong Nông nghiệp, Nông thôn VN hiện nay Sinh viên : Đoàn Đức Chiến Lớp KT52A. ĐHNN Hà Nội * Muhammad Yunus Giải thưởng Hòa bình Nobel năm 2006 Ngày 13 tháng 10 năm 2006 Ủy ban Nobel đã trao cho Ngân hàng Grameen Bank và người sáng lập Muhammad Yunus Giải thưởng Hòa bình Nobel năm 2006, “vì những nỗ lực của họ trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội từ dưới lên.’’ Ngân hàng Grameen, thành lập năm 1976, là một tổ chức tài chính vi mô khởi đầu tại Bangladesh với mục đích cho vay vốn nhỏ (tín dụng vi mô) cho người nghèo mà không cần điều kiện bảo đảm. * Muhammad Yunus, Tiến sĩ ngành Kinh tế học tại trường Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ. * Nguyên nhân Thành công : Phương thức cho vay : Cung cấp tín dụng vi mô thông qua nhóm nhỏ. Cho vay với lãi suất thấp cho người nghèo. Kỳ hoàn vốn có thể kéo dài. Người vay được hưởng bảo hiểm tính mệnh hoàn toàn miễn phí. Không yêu cầu có tài sản thế chấp. * Cấu trúc đề tài: I Tính cấp thiết của đề tài : * II Mục tiêu: MT chung: Tìm hiểu tín dụng vi mô (tập trung vào tín dụng vi mô Chính thức) trong NN, Nông thôn; và bảo hiểm vi mô trong NN nước ta. MT cụ thể: + Tìm hiểu hệ tín dụng vi mô và bảo hiểm vi mô trong NN, NT VN hiện nay. + Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn cơ bản của các mô hình tín dụng và bảo hiểm vi mô. + Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống tín dụng vi mô và bảo hiểm vi mô tại VN. * III Phạm vi nghiên cứu: Tín dụng vi mô và bảo hiểm vi mô tại VN Thời gian: 2001 – 8/ 2009. * IV Đối tượng, PP nghiên cứu : Hệ thống tín dụng vi mô và bảo hiểm vi mô tại Việt Nam PP nghiên cứu : 1 Thu thập số liệu : giáo trình TCNN 1997, mạng internet, giáo trình KTNN 2008. 2 Phân tích số liệu : Sử dụng Bảng biểu, Đồ thị 3 Công cụ xử lý số liệu : phần mềm Exel. V Kết quả: 5.1 Tín dụng vi mô: 5.1.1 Khái niệm: “Tín dụng vi mô là tín dụng cho người nghèo” : là những khoản vay nhỏ, rất nhỏ do các ngân hàng hoặc một tổ chức nào đó cung cấp cho người nghèo. Mục đích là giúp họ có thể tham gia hoạt động sx hay tiến hành kinh doanh. Mở rộng ra là toàn bộ những hình thức tín dụng ưu đãi cho người nghèo. Mục tiêu : xóa đói giảm nghèo hiệu quả, tăng cường năng lực và khả năng hội nhập của người nghèo, giảm mức độ tổn thương của họ trước những rủi ro và biến động của nền KT. * 5.1.2 Đặc điểm của tín dụng vi mô: Giành cho người nghèo. Là những món tiền nhỏ. Lãi suất hợp lý, trả dần khoản nhỏ, tiết kiệm nhỏ và được rút một món tiền lớn hơn. Là hình thức vay vốn có thể không yêu cầu có thế chấp. Là “cần câu” chứ không phải “con cá”. Dành cho cá nhân vay, thường thông qua một tổ chức hay một nhóm người (hình thức vay tín chấp). Chi phí hoạt động của hệ thống tài chính vi mô là khá lớn, chịu nhiều rủi ro. * 5.1.3 Thế nào là người nghèo? Họ có mong muốn gì cho tương lai? Người nghèo : * 5.1.3 Thế nào là người nghèo? Họ có mong muốn gì cho tương lai? Người nghèo, bản thân họ là vấn đề phúc lợi và công bằng xã hội, cũng là phương tiện giải quyết. Nói cách khác họ phải tự giúp họ. Người nghèo luôn mong muốn thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Nếu có cơ hội làm ra tiền, họ sẽ thanh toán nợ. Người nghèo thường có trình độ văn hóa thấp. Nếu là chỉ là cho “con cá” họ sẽ có tâm lý trông chờ, ỷ lại. Nếu cho “cái cần” và chỉ cho họ câu như thế nào thì họ sẽ phải tự nỗ lực vươn lên. * 5.1.4 Vai trò của tín dụng vi mô trong KT Nông thôn : Tăng cường, mở rộng tiếp cận tài chính cho khu vực nông thôn, nhất là người nghèo. Góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo. Tăng cường sự tham gia và đóng góp của người nghèo trong các hoạt động kinh tế. Nâng cao vai trò và vị trí của phụ nữ trong gia đình cũng như cộng đồng. Tăng cường năng lực cho các tổ chức đoàn thể là đối tác thực hiện các chương trình tài chính vi mô... * 5.1.5 Kết quả của tín dụng vi mô trong xóa đói giảm nghèo và phát triển KT Nông thôn: TD vi mô được đánh giá là một trong những công cụ xoá đói giảm nghèo hiệu quả của Xã hội. Hỗ trợ kế sinh nhai cũng như các nhu cầu chi tiêu nhất thời cho các hộ gia đình nghèo. Giúp cho người nghèo tự chủ hơn trong cuộc sống Kích thích năng khiếu kinh doanh nhỏ của người vay, đặc biệt là phụ nữ * Phương thức tiếp cận vốn vay : - * * 5.1.5 Kết quả hoạt động của hệ thống Tín dụng Vi mô trong NN : 1 Ngân Hàng Chính sách Xã hội : Thành lập năm 2002, nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, mục đích là phục vụ tín dụng vi mô cho người nghèo. Với mục đích “xoá đói giảm nghèo”, hoạt động của NHCSXH không đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết. Là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách Mang cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức đến với người nghèo. * Biểu lãi suất cho vay ngày 10/9/ 2009 * Phương thức cho vay : Đối với hộ gia đình, hộ nghèo, đối tượng chính sách : + Áp dụng phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội trên cơ sở thiết lập các Tổ TK&VV ở thôn, bản, làng, xã. Mức cho vay: căn cứ vào nhu cầu vay, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ , không quá mức cho vay tối đa theo quy định. + Hộ nghèo : Mức vay tối đa triệu đ/ hộ - thời điểm 7/2009. * Kết quả của hoạt động tín dụng : Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã vươn đến 100% số xã trên cả nước. Số khách hàng có dư nợ năm 2008 là hơn 7 triệu khách hàng, tăng 4,5 triệu khách hàng so năm 2002. Dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo tăng từ 2,5 triệu đồng/hộ (năm 2002) lên trên 7 triệu đồng/hộ (đầu năm 2009). * Hiệu quả tín dụng vi mô của NHCSXH : + Năm 2008, vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp trên 1,2 triệu hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo. + 2 triệu lao động NT có việc làm mới. + Xây dựng được gần 1 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. + Cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư, đặc biệt là dân cư tại các vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số. + Nợ xấu giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (năm 2002), xuống còn 1,6% vào giữa năm 2009. * Sinh viên nghèo làm thủ tục vay vốn tại chi nhánh NH CSXH quận Long Biên. 5.1.5 Kết quả hoạt động của hệ thống Tín dụng Vi mô trong NN : 2 Ngân hàng NN và PTNT : Thành lập năm 1988 với mục tiêu là cung cấp vốn đầu tư cho phát triển NN, Nông thôn VN; đến nay NH NN& PTNT đã trở thành một NH thương mại hàng đầu VN, góp phần chủ đạo trong phát triển KT NN và KT NT VN. 03/2007, tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. * Mục đích hoạt động: cung cấp tín dụng cho phát triển NN, Nông thôn; hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. Đối tượng khách hàng được cung cấp tín dụng ưu đãi : + Cá nhân, hộ gia đình ở NT. + Hợp tác xã. + Chủ trang trại; Nông, lâm trường. + Các tổ chức, cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ NN trên địa bàn nông thôn. + Doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn nông thôn. + Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng NT. * Lãi suất huy động vốn ( 12/10/2009) * Kết quả hoạt động : * Nông dân vay vốn tại một điểm giao dịch của Agribank tại Đồng Tháp Một điểm giao dịch lưu động hỗ trợ bà con dân tộc vùng cao Hà Giang. Huy động vốn của Agribank qua các năm * Kết quả hoạt động năm 2008: * 5.1.5 Kết quả hoạt động của hệ thống Tín dụng Vi mô trong NN : 3 Quĩ tín dụng nhân dân (QTDND) : QTDND là loại hình kinh tế Hợp tác do các thành viên là thể nhân và pháp nhân tự nguyện lập ra, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Mục tiêu: tương trợ, tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống của các thành viên. Đặc trưng : + Là tổ chức tín dụng hợp tác. + Qui mô nhỏ, chủ yếu hoạt động ở NT. + Tính tương trợ cao. * 5.1.5 Kết quả hoạt động của hệ thống Tín dụng Vi mô trong NN : Quĩ Tín dụng nhân dân ( QTDND) : - Huy động vốn: từ các thành viên, từ nguồn hỗ trợ của chính phủ, các hình thức huy động tiển gửi tiết kiệm, hoặc vay từ các tổ chức khác. +Tiền gửi: tiền gửi thanh toán,Tiền gửi tiết kiệm, có kì hạn, không kì hạn..+ Qua chứng từ có giá : kì phiếu, trái phiếu.....+ Qua thị trường liên ngân hàng+ Vay từ các tổ chức khác... * Kết quả hoạt động của Hệ thống QTDND : Tính đến năm 2008, hệ thống QTDND gồm QTDND TW và 938 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động tại 57/64 tỉnh, thành phố. Thu hút 1.658.095 thành viên tham gia. Tổng nguồn vốn đạt 12,5 tỉ đ, trong đó vốn huy động là 8,4 tỉ đ. Tổng dư nợ cho vay đạt 10,7 tỉ đ. Chủ động nắm bắt nhu cầu vay vốn đồng thời tư vấn mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. - Tỉ lệ nợ xấu là 0.7%. Tỉ lệ hoàn trả đúng hạn đạt 96.5%. * * 5.1.5 Kết quả hoạt động của hệ thống Tín dụng Vi mô trong NN Hệ thống Tín dụng vi mô phi chính thức Khái niệm: là những giao dịch tín dụng theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp không thông qua những tổ chức tín dụng hoạt động trong khuôn khổ của Luật Tổ chức tín dụng + Quan hệ tín dụng ngầm hoặc công khai. + Có một hoặc một số hoặc tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (cơ bản là lãi suất). + Thường trên cơ sở những quan hệ tình cảm hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác. * Tín dụng vi mô bán chính thức : là tín dụng được cung cấp dựa trên các chương trình, dự án của các tổ chức Quốc tế hoặc trong nước : + Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, … . + Dự án tín dụng Việt - Bỉ, Dự án hoạt động tiết kiệm tín dụng của UNLCEF... Tham gia hoạt động tín dụng, nhưng chưa có sự quản lý của Nhà nước theo Luật các TCTD. * Tín dụng phi chính thức thường thấy ở NT nước ta : Hụi Mượn Mua chịu Vay nóng Vay nông sản non Vay bình thường Vay người thân * Ưu điểm : đáp ứng nhu cầu đa dạng về giao dịch (thời hạn, về quy mô món vay, về cách thức giải ngân, về các điều kiện ràng buộc,...) Nhược điểm : tính rủi ro cao (bể hụi,…), không có sự kiểm soát của Nhà nước, lãi suất thường cao hơn có thể là vay nặng lãi. 6 Những thuận lợi, khó khăn và những khuyến nghị : Thuận lợi : Hệ thống Tín dụng vi mô trong NN, Nông thôn VN ngày càng được mở rộng, 94% số Hộ gia đình nông thôn đã được tiếp cận với dịch vụ tài chính. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách giúp đỡ, hỗ trợ người dân ở NT tiếp cận với các nguồn tín dụng ưu đãi. * Khó khăn : Chức năng xã hội là giúp đỡ những người nghèo; chức năng kinh tế là phải thu đủ bù chi, tự nuôi sống mình để tồn tại và phát triển. Hai chức năng này đôi khi mâu thuẫn với nhau. Rủi ro trong việc cung cấp tín dụng vi mô cho người nghèo. Người Nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong thủ tục vay vốn của các tổ chức Tài chính chính thức. * Khuyến nghị : - 1 . Khuyến khích các thành phần tham gia và đa dạng hóa các công cụ tín dụng, 2. Tăng cường năng lực tài chính, nâng cho hiệu quả quản lý điều hành và phòng chống rủi ro cho các TCTD, 3. Đổi mới hệ thống giám sát, và lập các chuẩn mực an toàn đối với thị trường tín dụng. 4. Hỗ trợ các Tổ chức tín dụng vi mô về cơ chế, chính sách ưu đãi, nguồn vốn vay. 5. Đa dạng hóa các dịch vụ tài chính trong NN, Nông thôn, các hình thức và phương thức cho vay. 6 Đưa các hình thức tín dụng không chính thức vào khuôn khổ pháp luật các Tổ chức tín dụng. * 5.2 Bảo hiểm vi mô trong NN: Sản xuất NN chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, dịch bệnh,… . Đất đai canh tác nhỏ lẻ, manh mún. Giá cả đầu vào tăng cao, chu kì sản xuất dài, tính thời vụ, tiếp cận tín dụng khó khăn,…. Rủi ro cao. 70% cư dân Nông thôn sống dựa vào NN. Thị trường tiềm năng cho Bảo hiểm NN. * Mục đích : giảm bớt một phần tổn thất và khó khăn cho Nông hộ khi xảy ra rủi ro. Đối tượng: là Nông hộ và khu vực Nông thôn. Nguyên tắc bảo hiểm là số đông tham gia bù cho số ít bị thiệt hạ. Kết quả đạt được của Hệ thống bảo hiểm vi mô : Cho đến nay hệ thống Bảo hiểm NN mới chỉ xuất hiện nhưng chưa phát triển. Thị trường tiềm năng nhưng hiện chỉ có hơn 1% diện tích cây trồng và vật nuôi được Bảo hiểm. * Một số mô hình Bảo hiểm NN được thí điểm nhưng hiệu quả thấp + Những năm 1990, Tập đoàn Bảo Việt đã thực hiện việc bảo hiểm cây trồng đa hiểm họa và sau 3 năm đã phải tạm dừng do chi phí quá lớn.+ Công ty Groupama (100% vốn của Pháp) năm 2003, phương châm kinh doanh duy nhất là BHNN nhưng hoàn toàn thất bại. Ví dụ, một con lợn nái Groupama chỉ yêu cầu đóng phí 60.000 đồng /năm, nhưng khi bồi thường vì lợn chết có thể lên tới hàng triệu đồng. * + Agribank được coi là ngân hàng chủ chốt cho hàng triệu hộ nông dân vay, khi gặp thiên tai, dịch bệnh thì Agribank thường phải khoanh nợ, xóa nợ. Thực tế thì Agribank đã hoạt động như một nhà bảo hiểm NN rủi ro cao, chi phí này thường phải xin Nhà nước hỗ trợ. Nguyên nhân : Phí bảo hiểm thấp, khách hàng ít, rủi ro cao, phí bồi thường lớn. CP quản lý thường cao Doanh nghiệp không mặn mà. * Ý thức trách nhiệm của người dân còn kém. Hiểu biết về Bảo hiểm NN còn thấp, Nông dân thường hay “ăn gian”. Nông dân thường chỉ muốn mua Bảo hiểm khi biết chắc mình sẽ gặp rủi ro. Sản xuất của người Nông dân còn nhỏ lẻ, manh mún, khó kiểm soát. Pháp luật chưa có những qui định về Bảo hiểm bắt buộc trong NN nên mức huy động thấp * Biện pháp : Đa dạng các loại hình bảo hiểm trong NN. Ưu tiên bước đầu thực hiện tại các Trang trại, vùng chuyên canh lớn. Tuyên truyền, nâng cao ý thức cho Nông hộ về bảo hiểm trong sản xuất NN. Nhà nước phải hoàn thiện khung pháp lý về bảo hiểm NN, có những biện pháp hỗ trợ về vốn, quản lý cho các tổ chức bảo hiểm NN. * VI Kết luận : Tín dụng vi mô và bảo hiểm vi mô trong NN, Nông thôn có vai trò rất quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo và phát triển Kinh tế xã hội. Hoàn thiện Hệ thống tín dụng, bảo hiểm NN sẽ góp phần góp phần giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho Nông hộ, nhất là người nghèo; hướng nền NN phát triển theo hướng bền vững. * *
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tcnn_nhom7_dc_ban_2003_7429.ppt