NỘI DUNG
-----------oOo----------
Chương 1. Giới thiệu chung
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nói chung, nước thải công nghiệp nói riêng là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Giống như các loại thuế hay phí môi trường khác, phí nước thải hoạt động theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polutter-Pay-Principle), qua đó tạo động lực để các đơn vị giảm ô nhiễm, đồng thời tạo nguồn thu để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Phí nước thải đã được áp dụng từ khá lâu ở nhiều nước phát triển, chẳng hạn từ năm 1961 ở Phần Lan, từ năm 1970 ở Thuỵ Điển, từ năm 1980 ở Đức . (OECD, 2005) và đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc quản lý ô nhiễm do nước thải gây ra ở các nước này. Tuy nhiên phí nước thải chỉ mới được áp dụng ở các nước đang phát triển trong thời gian gần đây: từ năm 1978 ở Trung Quốc và Malaysia, từ năm 1996 ở Philippines (Laplante, 2006).
Ở Việt Nam, ngày 13/06/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 67/2003/NĐ-CP quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Có thể nói đây là công cụ kinh tế đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và thể hiện một bước tiến hết sức quan trọng trong công tác quản lý môi trường ở Việt Nam. Sau 5 năm thực hiện nghị định 67/2003/NĐ-CP, mặc dù đã đạt được những kết quả khá tích cực nhưng quá trình thu và nộp phí nước thải ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn. Số phí thu được thấp hơn nhiều so với số phí ước tính ban đầu; nhiều doanh nghiệp không chấp hành các quy định quản lý môi trường và nộp phí nước thải, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra ngày càng trầm trọng . Làm thế nào để nâng cao kết quả và hiệu quả công tác thu, nộp phí nước thải, qua đó giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đang là câu hỏi được đặt ra đối với cơ quan quản lý môi trường của Việt Nam.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định thu phí nước thải công nghiệp ở Việt Nam và một nước đang phát triển có những thành công nhất định trong việc triển khai công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong những năm qua, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thiết kế và triển khai hệ thống thu phí nước thải nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả công tác thu phí nước thải công nghiệp, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường của Việt Nam.
Vậy cơ sở lý luận cho việc thực hiện việc tính chi phí nước thải sẽ phải dựa vào đâu, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn trong mục tiếp theo.
1. Cơ sở lý luận
Một số khái niệm cơ bản:
- Thuế pigou
Pigou là người đầu tiên có sáng kiến áp dụng cách tiếp cận kinh tế và việc giải quyết ngoại ứng do ô nhiễm môi trường. Ông đã đưa ra ý tưởng về việc đánh thuế với những người gây ô nhiễm. Đây là loại thuế thay vì đánh vào đầu ra sản phẩm, người ta đánh cho mỗi đơn vị phát thải ô nhiễm đầu vào.
- Phí
Một dạng của thuế pigou, là loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế người sản xuất. để xác định mức phí người ta căn cứ vào chi phí cần thiết để làm giảm một đơn vị ô nhiễm.
Pháp lệnh về phí và lệ phí của Uỷ Ban thường Vụ Quốc hội khoá 10 (số 38/2001 PL-UBTVQH 10 ngay 28/8/2001) qui định: “phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được qui định trong danh mục phí”.
Danh mục phí thuộc lĩnh vực môi trường gồm 11 khoản trong đó các loại phí liên quan tới môi trường như sau:
- Phí bảo vệ môi trường
- Phí thẩm định báo cáo tác động môi trường
- Phí vệ sinh.
- Phí phòng chống thiên tai.
- Phí sử dụng an toàn bức xạ.
- Phí thẩm định an toàn bức .
Riêng phí bảo vệ môi trường được tại nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của chính phủ qui định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí qui định thành 6 loại như sau.
- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụng than đá và các nguyên liệu khác.
- Phí bảo vệ môi trường với chất thải rắn.
- Phí bảo vệ môi trường tiếng ồn.
- Phí bảo vệ môi trường đối với sân bay, nhà ga bến cảng, phí bảo vệ môi trường với viêc khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoảng sản khác.
Như vậy phí bảo vệ môi trường nói chung và phí nước thải nói riêng có thể được hiểu là một khoản nghĩa vụ tài chính mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi được hưởng một dịch vụ về môi trường. Có thể nói đây là một công cụ quản lí cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lí nhằm đạt được các mục tiêu môi trường. Và đây cũng là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các tổ chức và là một nhu cầu tất yếu của xã hội nhằm đảm bảo vệ môi trường.
2. Sự cần thiết của việc tính phí nước thải.
Việc sử dụng phí nước thải là cần thiết và phù hợp với thực tế chung của thế giới cũng như tình hình phát triển kinh tế của nước ta trong những năm trở lại đây. Xuất phát từ thực tế cuộc sống của con người gắn liền với môi trường tự nhiên mà trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng tới những khu vực có người dân sống quanh khu vực ô nhiễm.
Kinh ngiệm thực tế của của các nước trên thế giới cho thấy việc nhà nước dùng các công cụ kinh tế mà cụ thể ở đây là phí nuớc thải là một biện pháp hữu hiệu trong việc bảo vệ môi trường. Những nước này thu được nhiều thành công cải thiện môi trường hiện tại, bảo vệ môi trường hiện có.
23 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3220 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu việc tính phí nước thải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG
-----------oOo----------
Chương 1. Giới thiệu chung
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nói chung, nước thải công nghiệp nói riêng là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Giống như các loại thuế hay phí môi trường khác, phí nước thải hoạt động theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polutter-Pay-Principle), qua đó tạo động lực để các đơn vị giảm ô nhiễm, đồng thời tạo nguồn thu để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Phí nước thải đã được áp dụng từ khá lâu ở nhiều nước phát triển, chẳng hạn từ năm 1961 ở Phần Lan, từ năm 1970 ở Thuỵ Điển, từ năm 1980 ở Đức... (OECD, 2005) và đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc quản lý ô nhiễm do nước thải gây ra ở các nước này. Tuy nhiên phí nước thải chỉ mới được áp dụng ở các nước đang phát triển trong thời gian gần đây: từ năm 1978 ở Trung Quốc và Malaysia, từ năm 1996 ở Philippines (Laplante, 2006).
Ở Việt Nam, ngày 13/06/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 67/2003/NĐ-CP quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Có thể nói đây là công cụ kinh tế đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và thể hiện một bước tiến hết sức quan trọng trong công tác quản lý môi trường ở Việt Nam. Sau 5 năm thực hiện nghị định 67/2003/NĐ-CP, mặc dù đã đạt được những kết quả khá tích cực nhưng quá trình thu và nộp phí nước thải ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn. Số phí thu được thấp hơn nhiều so với số phí ước tính ban đầu; nhiều doanh nghiệp không chấp hành các quy định quản lý môi trường và nộp phí nước thải, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra ngày càng trầm trọng... Làm thế nào để nâng cao kết quả và hiệu quả công tác thu, nộp phí nước thải, qua đó giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đang là câu hỏi được đặt ra đối với cơ quan quản lý môi trường của Việt Nam.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định thu phí nước thải công nghiệp ở Việt Nam và một nước đang phát triển có những thành công nhất định trong việc triển khai công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong những năm qua, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thiết kế và triển khai hệ thống thu phí nước thải nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả công tác thu phí nước thải công nghiệp, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường của Việt Nam.
Vậy cơ sở lý luận cho việc thực hiện việc tính chi phí nước thải sẽ phải dựa vào đâu, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn trong mục tiếp theo.
Cơ sở lý luận
Một số khái niệm cơ bản:
Thuế pigou
Pigou là người đầu tiên có sáng kiến áp dụng cách tiếp cận kinh tế và việc giải quyết ngoại ứng do ô nhiễm môi trường. Ông đã đưa ra ý tưởng về việc đánh thuế với những người gây ô nhiễm. Đây là loại thuế thay vì đánh vào đầu ra sản phẩm, người ta đánh cho mỗi đơn vị phát thải ô nhiễm đầu vào.
Phí
Một dạng của thuế pigou, là loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế người sản xuất. để xác định mức phí người ta căn cứ vào chi phí cần thiết để làm giảm một đơn vị ô nhiễm.
Pháp lệnh về phí và lệ phí của Uỷ Ban thường Vụ Quốc hội khoá 10 (số 38/2001 PL-UBTVQH 10 ngay 28/8/2001) qui định: “phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được qui định trong danh mục phí”.
Danh mục phí thuộc lĩnh vực môi trường gồm 11 khoản trong đó các loại phí liên quan tới môi trường như sau:
- Phí bảo vệ môi trường
- Phí thẩm định báo cáo tác động môi trường
- Phí vệ sinh.
- Phí phòng chống thiên tai.
- Phí sử dụng an toàn bức xạ.
- Phí thẩm định an toàn bức .
Riêng phí bảo vệ môi trường được tại nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của chính phủ qui định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí qui định thành 6 loại như sau.
- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụng than đá và các nguyên liệu khác.
- Phí bảo vệ môi trường với chất thải rắn.
- Phí bảo vệ môi trường tiếng ồn.
- Phí bảo vệ môi trường đối với sân bay, nhà ga bến cảng, phí bảo vệ môi trường với viêc khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoảng sản khác.
Như vậy phí bảo vệ môi trường nói chung và phí nước thải nói riêng có thể được hiểu là một khoản nghĩa vụ tài chính mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi được hưởng một dịch vụ về môi trường. Có thể nói đây là một công cụ quản lí cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lí nhằm đạt được các mục tiêu môi trường. Và đây cũng là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các tổ chức và là một nhu cầu tất yếu của xã hội nhằm đảm bảo vệ môi trường.
Sự cần thiết của việc tính phí nước thải.
Việc sử dụng phí nước thải là cần thiết và phù hợp với thực tế chung của thế giới cũng như tình hình phát triển kinh tế của nước ta trong những năm trở lại đây. Xuất phát từ thực tế cuộc sống của con người gắn liền với môi trường tự nhiên mà trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng tới những khu vực có người dân sống quanh khu vực ô nhiễm.
Kinh ngiệm thực tế của của các nước trên thế giới cho thấy việc nhà nước dùng các công cụ kinh tế mà cụ thể ở đây là phí nuớc thải là một biện pháp hữu hiệu trong việc bảo vệ môi trường. Những nước này thu được nhiều thành công cải thiện môi trường hiện tại, bảo vệ môi trường hiện có.
Từ kinh nghiệm, cũng như thực tế của các quốc gia đã làm trước chúng ta có thể thấy rằng, phí bảo vệ ô nhiễm môi trường nói chung và phí nước thải nói riêng được áp dụng là một thực tế khách quan và cũng là xu hướng chung và tất yếu của thế giới.
Với nước ta phí bảo vệ môi trường có mục đích khuyến khích các nhà sản xuất, kinh doanh đầu tư giảm thiểu ô nhiễm, thay đổi hành vi ô nhiễm theo hướng tích cực cho môi trường, có lợi cho môi trường. Ngoài ra phí bảo vệ môi trường còn có mục đích khác là tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đầu tư khắc phục và cai thiện môi trường. Với mục đích này, phí bảo vệ môi trường là công cụ kinh tế được xây dựng trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền đóng góp tài chính để khắc phục ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường” và ai hưởng lợi từ việc môi trường trong lành phải đóng phí khắc phục ô nhiễm.
Nguyên tắc của việc tính phí nước thải.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP).
Nguyên tắc này bắt nguồn từ sáng kiến do tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đề ra vào các năm 1972 và 1974. PPP qui định năm 1972 có quan điểm những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm. PPP năm 1974 chủ trương rằng, các tác nhân gây ô nhiễm thì ngoài việc tuân thủ theo các chỉ tiêu đối với việc gây ô nhiễm thì còn phải bồi thường thiệt hại cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm này gây ra. Nói tóm lại, theo nguyên tắc PPP thì người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền thục hiện, nhằm đảm bảo môi trương ở mức chấp nhận được.
Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền(BPP)
Nguyên tắc BPP chủ trương rằng việc phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường cần được bảo trợ bởi những người muốn thay đổi hoặc những người không phải trả giá cho việc gây ô nhiễm. Nguyên tắc BPP cũng tạo ra một khoản thu cho nhà nước, mức phí tính theo đầu người càng cao và càng nhiều người nộp thì số tiền thu được càng nhiều. Số tiền thu được từ BPP được thu theo nguyên tắc các cá nhân muốn bảo vệ môi trường và những cá nhân không phải trả cho việc gây ô nhiễm nhưng khi môi trường được cải thiện họ là những người được hưởng lợi cần đóng góp. Tuy nhiên số tiền này không trực tiếp do người hưởng lợi tự giác trả mà phải một chính sách do nhà nước ban hành qua thuế hoặc phí buộc những người hưởng lời phải đóng góp, nên ngưyên tắc BPP chỉ khuyến khích việc bảo vệ môi trường một cách gián tiếp.
Đây là nguyên tắc có thể được sử dụng như một định hướng hỗ trợ nhằm đạt được mục tieu môi trường, dù đó là bảo vệ hay phục hồi môi trường. Tuy nhiên hiệu quả môi trường có thể đạt được hay không, trên thực tế phụ thuộc vào mức lệ phí, số người đóng góp và khả năng sử dụng tiền hợp lí.
Chương 2 Tìm hiểu tính phí nước thải thế giới
Phí BVMT đối với nước thải nói chung, nước thải công nghiệp nói riêng là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Giống như các loại thuế hay phí môi trường khác, phí nước thải dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polutter Pays Principle), qua đó tạo động lực để các doanh nghiệp giảm ô nhiễm, đồng thời tạo nguồn thu để chi trả cho các hoạt động BVMT. Phí nước thải đã được áp dụng từ khá lâu ở nhiều nước phát triển (từ năm 1961 ở Phần Lan, năm 1970 ở Thụy Điển, năm 1980 ở Đức) và đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc quản lý ô nhiễm do nước thải gây ra. Phí nước thải cũng được áp dụng ở các nước đang phát triển trong thời gian gần đây: Năm 1978 ở Trung Quốc và Malaixia, năm 1996 ở Philipin. Ở các nước ASEAN, hiện chỉ có Malaixia và Philipin áp dụng phí nước thải ở quy mô cả nước. Thái Lan bắt đầu áp dụng ở quy mô thành phố từ 2000 và đang trong quá trình nghiên cứu nhằm áp dụng ở quy mô cả nước
PHÍ NƯỚC THẢI ĐƯỢC TÍNH THEO NỒNG ĐỘ XẢ THẢI HAY HÀM LƯỢNG CHẤT Ô NHIỄM:
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức sau
Trong đó TF là tổng phí nước thải mà cơ sở SXKD phải nộp trong quý;
TFi là số phí nước thải phải nộp đối với chất gây ô nhiễm i (BOD, COD, TSS...) trong quý;
Qt là tổng lượng nước thải thải ra (m3/quý),
Ci là hàm lượng chất gây ô nhiễm i có trong nước thải (mg/l);
Ri là mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm i thải ra môi trường tiếp nhận tương ứng (đơn vị tiền tệ/kg).
Cách tính phí nước thải công nghiệp ở Philippines:
Phí nước thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh theo nghị quyết số 26 của Ban quản lý hồ Laguna ở Philipines bao gồm 2 phần là phí cố định và phí biến đổi:
Phí cố định hàng năm: Mục đích của thu phí cố định là nhằm trang trải các chi phí quản lý của Ban quản lý hồ Laguna. Phí cố định được xác định dựa vào lượng nước thải tính bình quân/ngày của cơ sở sản xuất và chất gây ô nhiễm. Đối với chất gây ô nhiễm thông thường nếu lượng nước thải của cơ sở sản xuất không quá 30m3/ngày thì mức thu phí cố định là 5.000 Peso/năm; nếu lượng nước thải của cơ sở sản xuất nằm trong khoảng từ 30-150m3/ngày thì mức phí cố định là 10.000Peso/năm; nếu lượng nước thải của cơ sở lớn hơn 150m3/ngày thì mức phí cố định là 15.000 Peso/năm (Laplante 2006).
- Phí biến đổi: Phí biến đổi trong một quý của cơ sở sản xuất được tính theo tổng lượng ô nhiễm gây ra trong quý và mức phí tính trên một đơn vị ô nhiễm gây ra.
TF = Ln x R
R tuỳ thuộc vào nồng độ chất thải trong nước thải. Nếu nồng độ chất ô nhiễm Cf ≤ 50mg/l thì mức phí R = 5 Peso/kg; nếu nồng độ chất ô nhiễm Cf > 50mg/l thì mức phí R = 30 Peso/kg chất ô nhiễm thải ra
Tổng lượng ô nhiễm gây ra trong quý (Ln) của các cơ sở sản xuất được tính theo công thức sau:
Ln = Cf x Qf x Nf x 0.001
Trong đó: Cf là nồng độ trung bình của chất gây ô nhiễm có trong nước thải của cơ sở sản xuất kinh doanh (mg/l hoặc g/m3);
Qf là khối lượng nước thải tính bình quân trong 1 ngày mà doanh nghiệp có thải nước thải vào môi trường (m3);
Nf là số ngày mà doanh nghiệp thải nước thải vào môi trường trong quý.
Phí nước thải biến đổi của một cơ sở sản xuất chỉ được tính dựa trên lượng phát thải của một chất gây ô nhiễm có trong nước thải của cơ sở sản xuất đó theo quy định (hoặc là BOD5, hoặc là TSS).
Đối với các cơ sở sản xuất nước giải khát, các sản phẩm sữa, thuộc da, giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản, chế biến hoa quả, sản xuất mía đường, sản xuất giấy.... thì chất gây ô nhiễm được lựa chọn để tính phí nước thải là BOD5.
Đối với các cơ sở sản xuất hoạt động trong ngành sản xuất xi măng, phân hoá học, sản xuất kim loại, khai khoáng... thì chất gây ô nhiễm được lựa chọn để tính phí nước thải là TSS.1400 đồng/kg vào năm 2004 hoặc 1800 đồng vào năm 2008
PHÍ NƯỚC THẢI TÍNH THEO LƯU LƯỢNG SẢ THẢI: Phí nước thải dựa trên lượng nước sử dụng hàng tháng
Trong đó:
T: phí sử dụng tối thiểu trong thời gian nhất định (đơn vị tiền/m3 nước sử dụng);
O: chi phí vận hành và bảo trì trong thời gian cố định (triệu “đơn vị tiền”) như lao động, điện, hóa chất, loại bỏ bùn, bảo trì thiết bị, lấy mẫu, phân tích nước, nước sử dụng, an toàn thiết bị,…;
A: quản lý chi phí trong thời gian nhất định (triệu “đơn vị tiền”) bao gồm thay mới thiết bị, dịch vụ như thanh toán, quản lý thu phí, điện thoại,cung cấp văn phòng, kế toán, giấy phép;
K: chi phí phục hồi trong thời gian cố định (triệu “đơn vị tiền”);
Q: tổng lượng nước thải trong thời gian cố định ( triệu m3)
R: tỷ lệ sử dụng nước thải
C: hiệu quả thu phí trong thời gia cố định,
Một số nước đã áp dụng tính phí nước thải:
Trung quốc: tính theo điều 18 luật bảo vệ môi trường 1979
a) Trước năm 2003:Trước hết, tất cả các thông số ô nhiễm trong nước thải đều được đo kiểm. Sau đó, các thông số ô nhiễm được xếp theo thứ tự từ mức ô nhiễm cao nhất đến thấp nhất. Việc tính phí dựa trên thông số có mức ô nhiễm cao nhất. Với thông số có mức ô nhiễm cao nhất này, phí được tính dựa trên phần nồng độ vượt quá tiêu chuẩn. Ví dụ như nếu như tiêu chuẩn cho phép (TCCP) là 50 mg/l và nồng độ của chất ô nhiễm là 70mg/l thì chỉ tính phí đối với phần 20 mg/l vượt tiêu chuẩn.
b) Sau năm 2003:
Việc tính phí được dựa trên tải lượng chứ không chỉ dựa trên nồng độ; Phí được tính với tất cả các đơn vị ô nhiễm (cả đơn vị trên và dưới TCCP); Phí được tính với hơn 100 thông số ô nhiễm trong nước thải. Các tiêu chuẩn do Bộ Môi trường quy định thay đổi tùy thuộc vào từng ngành công nghiệp và mức phí thay đổi tùy theo loại chất gây ô nhiễm. Ngoài ra, các địa phương có thể đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn tiêu chuẩn quốc gia và có thể đưa ra mức phí cao hơn mức phí do Bộ Môi trường quy định.
2) Đức
Theo số liệu từ Hiệp hội Đức cho nước, nước thải và chất thải (DWA) và Hiệp hội Liên bang của nước Đức và khí công nghiệp (DVGW), chi phí xử lý nước thải, mà vẫn gần như không đổi trong những năm qua, khoảng 117 € / năm trên đầu người (2001).
Trong khi đó chi phí xử lý nước thải trung bình của các các quốc gia trên mỗi m3 là 2,18 € vào năm 2001.
Áo
Các hộ gia đình ở Áo phải trả phí sử dụng của nước và quản lý nước thải bao gồm khoảng một nửa các chi phí cung cấp nước và xử lý nước thải. Cách tính thường dựa trên khối lượng nước tiêu thụ. Ngoài ra, có thể tính phí thông qua máy đo nước (đồng hồ nước). Và giá nước dao động từ 0,22 EUR để 1.82 EUR trên một mét khối.
Mỹ:
Các hộ gia đình ở các thành phố của Mỹ chịu mức phí xử lý nước thải phải trả lên đến 15 lần nhiều hơn vào các hóa đơn thoát nước của họ so với các thành phố với hệ thống xử lý nước thải cũ, theo một khảo sát của Blue giá nước thải khu dân cư trong 30 thành phố lớn của Mỹ
Theo một cuôc khảo sát của khoảng 30 thanh phố ở mỹ, cứ một gia đình 4 người sử dung khoảng 400l/ngày, thì một tháng lệ phí phải trả là 55,68$, vậy trung bình 100l/người/ngày là 13,92$.
Chương 3: Tìm Hiểu Việc Tính Phí Nước Thải Tại Việt Nam.
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ:
Cơ sở sản xuất công nghiệp;
Cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản, lâm sản, thủy sản; cơ sở hoạt động giết mổ gia súc;
Cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát; cơ sở thuộc da, tái chế da;
Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung;
Cơ sở cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy tập trung;
Cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản;
Cơ sở nuôi tôm công nghiệp; cơ sở sản xuất và ươm tôm giống;
Nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xứ lý nước thải tập trung.
Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:
Hộ gia đình;
Cơ quan nhà nước;
Đơn vị vũ trang nhân dân;
Trụ sở điều hành, chi nhánh văn phòng của các tổ chức cá nhân;
Các cơ sở rửa ô tô; xe máy;
Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác;
Các đối tượng khác có nước thải không thuộc đối tượng quy định tại hai điểm a, b trên.
Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường đối với nước thải bao gồm:
Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Nước biển dùng làm sản xuất muối xả ra;
Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa phương đang được nhà nước thực hiện chế độ bù giá đề có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;
Nước thải sinh hoạt hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, bao gồm:
Các xã thuộc biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa (theo quy định Chính phủ về xã biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa);
Các xã không thuộc đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.
Đối tượng nôp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là hộ gia đình, tổ chức có nước thải được liệt kê trên mục trên.
Tính phí bảo vệ môi trường với nước thải tại Việt Nam.
Tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của 1m3 (một mét khối) nước sạch, nhưng tối đa không quá 10% (mười phần trăm) của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch) thì mức thu được xác định theo từng người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường nơi khai thác và giá bán 1m3 (một mét khối) nước sạch trung bình tại xã, phường.
Căn cứ quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 67/2003/NĐ-CP và tình hình kinh tế - xã hội, đời sống, thu nhập của nhân dân ở địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt áp dụng cho từng địa bàn, từng loại đối tượng cụ thể tại địa phương để trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:
Trường hợp mức thu phí được quy định theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán nước sạch:
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng)
=
Số lượng nước sạch sử dụng của đối tượng nộp phí (m3)
X
Giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (đồng/m3)
X
Tỷ lệ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (%)
Trường hợp mức thu phí được quy định bằng một số tiền nhất định:
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng)
=
Số lượng nước sạch sử dụng của đối tượng nộp phí (m3)
X
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đồng/m3)
Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của đối tượng nộp phí. Trường hợp đối tượng nộp phí chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thì áp dụng theo định mức khoán lượng nước sạch tiêu thụ đối với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cho phù hợp với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch.
Trường hợp tự khai thác nước thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào số người theo sổ hộ khẩu gia đình (đối với hộ gia đình) hoặc bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động (đối với tổ chức không sản xuất, kinh doanh) và lượng nước sạch sử dụng bình quân đầu người trong xã, phường.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào qui mô hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự kê khai của cơ sở và xác định của Uỷ ban nhân dân xã, phường.
Trường hợp giá bán nước sạch đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thì xác định giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng như sau:
Giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng = Giá bán nước sạch đã bao gồm thuế giá trị gia tăng/1,05
Tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải, như sau:
TT
Chất gây ô nhiễm
Có trong nước thải
Mức thu
(đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải)
Tên gọi
Ký hiệu
Môi trường tiếp nhận A
Môi trường tiếp nhận B
Môi trường tiếp nhận C
Môi trường tiếp nhận D
1
Nhu cầu ô xy sinh hoá
ABOD
300
250
200
100
2
Nhu cầu ô xy hoá học
ACOD
300
250
200
100
3
Chất rắn lơ lửng
ATSS
400
350
300
200
4
Thuỷ ngân
AHg
20.000.000
18.000.000
15.000.000
10.000.000
5
Chì
APb
500.000
450.000
400.000
300.000
6
Arsenic
AAs
1.000.000
900.000
800.000
600.000
7
Cadmium
ACd
1.000.000
900.000
800.000
600.000
Trong đó môi trường tiếp nhận nước thải bao gồm 4 loại A, B, C và D được xác định như sau:
+ Môi trường tiếp nhận nước thải loại A: nội thành, nội thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III.
+ Môi trường tiếp nhận nước thải loại B: nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V và ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III.
+ Môi trường tiếp nhận nước thải loại C: ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại IV và các xã không thuộc đô thị, trừ các xã thuộc môi trường tiếp nhận nước thải thuộc nhóm D.
+ Môi trường tiếp nhận nước thải loại D: các xã biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu và vùng xa.
Đô thị loại đặc biệt, loại I, II, III, IV và V được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức sau:
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp (đồng)
=
Tổng lượng nước thải thải ra (m3)
X
Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)
X
10-3
X
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường tiếp nhận tương ứng (đồng/kg)
Trường hợp nước thải công nghiệp của một đối tượng nộp phí có nhiều chất gây ô nhiễm quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 67/2003/NĐ-CP và được hướng dẫn tại điểm 2 phần này thì số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp là tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp của từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải.
Phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất (*)
Stt
Tên công việc
Mức thu
(đồng/hồ sơ)
1.
Thẩm định đề án thăm dò nước dưới đất
a)
Đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 3.000 đến dưới 10.000 m3/ngày đêm
3.800.000
b)
Đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 10.000 đến dưới 20.000 m3/ngày đêm
5.300.000
c)
Đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 20.000 đến 30.000 m3/ngày đêm
7.000.000
d)
Đề án thăm dò có lưu lượng nước trên 30.000 m3/ngày đêm
8.700.000
2.
Thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất
a)
Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 3.000 đến dưới 10.000 m3/ngày đêm
4.700.000
b)
Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 10.000 đến dưới 20.000 m3/ngày đêm
6.000.000
3.
Thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước dưới đất
a)
Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng nước từ 3.000 đến dưới 10.000 m3/ngày đêm
4.000.000
b)
Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng nước từ 10.000 đến 20.000 m3/ngày đêm
5.600.000
c)
Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng nước từ 20.000 đến 30.000 m3/ngày đêm
7.500.000
d)
Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng nước trên 30.000 m3/ngày đêm
9.200.000
4.
Thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt
a)
Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 2 đến dưới 10 m3/giây; cho phát điện với công suất từ 2.000 đến dưới 10.000 kw; cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 đến dưới 100.000 m3/ngày đêm
6.400.000
b)
Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 10 đến 50 m3/giây; hoặc cho phát điện với công suất từ 10.000 đến 20.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 100.000 đến 200.000 m3/ngày đêm
9.000.000
c)
Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng trên 50 m3/giây; hoặc cho phát điện với công suất trên 20.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng trên 200.000 m3/ngày đêm
11.700.000
d)
Đề án, báo cáo khai thác nước mặt với công trình quan trọng quốc gia theo quy định tại khoản 1, Điều 59, Luật Tài nguyên nước
14.400.000
5.
Thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
a)
Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 5.000 đến dưới 10.000 m3/ngày đêm
8.500.000
b)
Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 10.000 đến dưới 20.000 m3/ngày đêm
11.600.000
c)
Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 20.000 đến 30.000m3/ngày đêm
14.600.000
d)
Đề án, báo cáo có lưu lượng nước trên 30.000m3/ngày đêm
17.700.000
6.
Thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất
a)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề có phạm vi hoạt động từ hai tỉnh trở lên
1.500.000
* Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-BTC ngày 25/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Trường hợp thẩm định hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, áp dụng mức thu bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu quy định tại mục I nêu trên.
Trường hợp thẩm định hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, áp dụng mức thu bằng 30% (ba mươi phần trăm) mức thu quy định tại mục I nêu trên.
Kê khai, nộp phí
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đồng thời với việc thu tiền sử dụng nước sạch. Tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có nghĩa vụ nộp đủ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho đơn vị cung cấp nước sạch đồng thời với việc thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hoá đơn bán hàng hàng tháng.
Uỷ ban nhân dân xã, phường xác định và thu phí đối với các tổ chức, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn.
Đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân xã, phường mở tài khoản “tạm giữ tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải” tại Kho bạc nhà nước trên địa bàn. Tuỳ theo tình hình thực tế thu phí bảo vệ môi trường, định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường phải gửi số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã thu được vào tài khoản tạm giữ. Đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng, cập nhật số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phát sinh để thanh toán với ngân sách nhà nước. Tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt không được hạch toán vào doanh thu của đơn vị cung cấp nước sạch.
Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường căn cứ vào số phí thu được thực hiện tính, lập tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt gửi Cục thuế và Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản tạm giữ tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đồng thời làm thủ tục nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đầy đủ vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước (sau khi trừ đi số tiền phí trích để lại theo quy định) chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo. Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt nộp vào Kho bạc nhà nước được hạch toán vào chương, loại, khoản tương ứng, mục và tiểu mục 042.01 của Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành và điều tiết ngân sách nhà nước.
Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường phải thực hiện quyết toán với Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có nghĩa vụ:
- Kê khai số phí phải nộp hàng quý với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thải nước theo đúng quy định trong vòng 10 ngày đầu của quý tiếp theo và bảo đảm tính chính xác của việc kê khai;
- Nộp đủ, đúng hạn số tiền phí phải nộp vào Tài khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Kho bạc nhà nước địa phương theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng chậm nhất không quá ngày 20 của quý tiếp theo;
- Quyết toán tiền phí phải nộp hàng năm với Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch.
Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp nộp vào Kho bạc nhà nước được hạch toán vào chương, loại, khoản tương ứng, mục và tiểu mục 042.01 của Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành và điều tiết ngân sách nhà nước sau khi trừ đi số phí trích để lại cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ:
- Thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp và thời hạn nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Căn cứ để thẩm định Tờ khai là kết quả đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu. Trong trường hợp chưa có số liệu trên, việc thẩm định Tờ khai được thực hiện trên cơ sở Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản kê khai các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được phê duyệt. Trường hợp chưa có các căn cứ nêu trên, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tạm thu theo mức kê khai của đối tượng nộp phí. Sau khi có số liệu đánh giá, lấy mẫu phân tích lần đầu sẽ thực hiện truy thu (nếu số phí tạm nộp ít hơn số phí phải nộp) hoặc hoàn trả (nếu số phí tạm nộp nhiều hơn số phí phải nộp) đối với đối tượng nộp phí. Trường hợp đối tượng nộp phí có số phí tạm nộp nhiều hơn số phí phải nộp nhưng tiếp tục phát sinh số phí phải nộp thì số phí đã nộp vượt được trừ vào số phí phải nộp các kỳ tiếp theo.
Thông báo số phí phải nộp thực hiện như sau: Nếu sai số giữa Tờ khai của đối tượng nộp phí và số liệu phân tích, đánh giá lần đầu hoặc số liệu của ĐTM đã được phê duyệt nằm trong giới hạn cho phép là 30% (ba mươi phần trăm), thì phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được thu theo mức kê khai của đối tượng nộp phí. Trường hợp sai số lớn hơn giới hạn cho phép, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đối tượng nộp phí tổ chức đánh giá, lấy mẫu phân tích tải lượng và các thông số ô nhiễm của nước thải để xác định số phí phải nộp.
- Mở sổ sách kế toán để theo dõi riêng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí trên địa bàn, theo dõi và quản lý, sử dụng phần tiền phí .
- Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, thực hiện quyết toán với cơ quan thuế cùng cấp việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.
- Lập kế hoạch sử dụng phần phí trình Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đầu tư bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, vì lý do an ninh và bí mật quốc gia, việc thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện và thông báo với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở hoạt động.
Khi thay đổi nguyên liệu, sản phẩm; thay đổi dây chuyền sản xuất, quy trình công nghệ; lắp đặt thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, hệ thống xử lý nước thải, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản để được xác định lại mức phí phải nộp cho phù hợp.
Quản lý và sử dụng tiền phí thu.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
Để lại một phần trong tổng số phí thu được cho đơn vị cung cấp nước sạch để trang trải chi phí cho việc thu phí. Phần phí để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch để trang trải chi phí cho việc thu phí được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền phí thu được hàng năm. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tỷ lệ phần trăm trích để lại ở mức ổn định trong một số năm theo hướng dẫn tại điểm 3 và điểm 4 mục C phần III của Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí. Tỷ lệ phần trăm trích để lại tối đa không quá 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được.
Đối với trường hợp tự khai thác nước để sử dụng, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tỷ lệ để lại tối đa không quá 15% trên tổng số phí thu được cho Uỷ ban nhân dân xã, phường để trang trải chi phí cho việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các đối tượng này.
Toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được trích theo qui định trên đây, đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ qui định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ quy định .
Phần phí còn lại (sau khi trừ đi số phí trích để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường) được nộp vào Ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
Để lại 20% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trang trải chi phí cho việc thu phí và chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi. Trong đó: 5% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được sử dụng để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại điểm 4 mục C phần III của Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí. 15% còn lại được sử dụng để trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi. Nội dung chi phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.
Toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được trích theo qui định trên đây, Sở Tài nguyên và Môi trường phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ qui định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ quy định.
Phần phí còn lại (80% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được) được nộp vào Ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách.
Quản lý, sử dụng phần phí bảo vệ môi trường nộp vào ngân sách.
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nộp vào ngân sách nhà nước được phân chia cho các cấp ngân sách như sau:
Ngân sách trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Việc quản lý, sử dụng phần phí này được thực hiện theo Thông tư số 93/2003/TT-BTC ngày 6 tháng 10 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Ngân sách địa phương hưởng 50% để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường trên địa bàn (phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường), đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương.
Việc chi trả, thanh toán các khoản chi từ phần phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nộp vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
KẾT LUẬN
-----------oOo---------
Với quá trình tìm hiểu về việc tính phí nước thải, chúng ta phần nào hiểu được nguyên tắc của việc áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với một loại nước thải nhất định. Hiểu được loại nước thải nào đang phải chịu phí bảo vệ môi trường. Từ đó đưa ra các biện pháp tích cực nhất nhằm bổ trợ cho việc quản lý môi trường bằng công cụ hành chính và pháp lý.
Việc áp dụng phí bảo vệ môi trường với nước thải, đã hạn chế tối đa việc xả thải bừa bãi của các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân trong quá trình sử dụng và sản xuất. Việc áp dụng này tuân thủ một khuân mẫu nhất định do nhà nước quy định, với mức phí thu đã được định sẵn, và việc sử dụng số phí cũng được phân bổ một cách hợp lý nhất, nhằm bảo đảm cho việc hạn chế ô nhiễm, cùng với hoàn thiện bộ máy quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng trở nên ngày hoàn thiện hơn. Để từ đó đạt mục tiêu phát triển bền vững cho môi trường nhằm đảm bảo cho cuộc sống hiện tại và cả trong tương lai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phí nước thải.doc