Tìm hiểu về khoảng cách sinh con tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

Những nhóm xã hội có nguy cơ sinh đẻ quá dày bao gồm nông dân vùng nông thôn, phụ nữ trình độ văn hóa thấp, điều kiện kinh tế gia đình đang gặp khó khăn,. Đặc biệt, cần chú trọng quan tâm vận động giãn cách khoảng cách sinh cho nhóm phụ nữ trẻ. Ngoài ra, việc tăng cường sử dụng biện pháp tránh thai và kéo dài thời gian nuôi con bằng sữa mẹ cũng là những yếu tố rất quan trọng để nâng cao khoảng cách sinh, góp phần cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở nước ta. Những phân tích trên tuy còn có hạn chế nhất định, nhưng hy vọng đó là cố gắng bước đầu làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu rộng hơn về khoảng cách sinh con ở Việt Nam.

pdf11 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về khoảng cách sinh con tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 1 (61), 1998 35 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tìm hiểu về khoảng cách sinh con tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Nguyễn Đức Vinh Trong mấy thập kỷ qua, ch−ơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình đã đ−ợc triển khai ở n−ớc ta qua những hình thức, mức độ và mục tiêu chủ yếu khác nhau. Tuy nhiên, cho đến gần đây, ch−ơng trình dân số ở Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề quy mô dân số [3]. Đối với đa số ng−ời dân, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình là: không kết hôn sớm, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con, không sinh đẻ quá dày. Trong đó, đ−ờng nh− nhiệm vụ không sinh quá 2 con đ−ợc đặc biệt chú trọng. Vì vậy, khi mức sinh ở Việt Nam đã giảm xuống đáng kể trong mấy năm gần đây, chính sách dân số của Nhà n−ớc đang dần chuyển h−ớng tập trung hơn vào các lĩnh vực liên quan đến chất l−ợng dân số với hình thức mới nh− vấn đề sức khỏe sinh sản, phúc lợi gia đình ... Chúng ta biết rằng, sinh đẻ dày th−ờng dẫn đến mức sinh cao. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu tại nhiều n−ớc đang phát triển cũng nh− ở Việt nam đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa khoảng cách sinh và mức độ tử vong của trẻ em. Theo cuộc Điều tra Nhân khẩu học giữa kỳ 1994, các tr−ờng hợp sinh d−ới 19 tháng kể từ lần sinh tr−ớc có khả năng tử vong cao gấp 3 lần so với nhóm trẻ có khoảng cách sinh ít nhất 5 năm [2]. Ngoài ra, khoảng cách sinh con quá ngắn còn ảnh h−ởng tiêu cực đến nhiều vấn đề khác nh−: điều kiện chăm sóc nuôi dạy đứa trẻ cũng nh− anh chị của nó, sức khỏe bà mẹ, khả năng kinh tế gia đình,.v.v... Do đó, chính sách dân số khuyến khích khoảng cách sinh con thứ hai sau con thứ nhất 5 năm và quy định khoảng cách tối thiểu 3 năm là rất hợp lý. Cũng theo cuộc Điều tra Nhân khẩu học giữa kỳ 1994, khoảng cách trung vị giữa 2 lần sinh thứ nhất và thứ hai trong 5 năm tr−ớc thời điểm điều tra là 32 tháng. Mặc dù đã có một số tiến bộ so với tr−ớc kia nh−ng vẫn có tới 59,7% khoảng cách sinh ngắn hơn khoảng cách tối thiểu theo quy định [1]. Chính vì thực trạng nh− vậy, mục tiêu của bài viết này là b−ớc đầu tìm hiểu thêm về khoảng cách sinh con d−ới tác động của một vài yếu tố kinh tế xã hội ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 1. Số liệu và ph−ơng pháp phân tích: Phân tích của chúng tôi dựa trên số liệu khảo sát Lịch đại dân số Việt Nam năm 1996 tại 10 xã thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Đây là cuộc khảo sát t−ơng đối lớn cả về nội dung nghiên cứu cũng nh− số l−ợng mẫu. Theo kế hoạch, hơn 1850 hộ gia đình và 4465 cá nhân đ−ợc chọn để phỏng vấn lặp lại mỗi năm 1 lần (từ năm1995 đến 1999). Trong đó đã ghi nhận đ−ợc 4511 tr−ờng hợp sinh lần thứ hai trở lên từ năm 1954 đến 1996 của 1931 phụ nữ. Khái niệm khoảng cách sinh t−ơng đối đa dạng trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài n−ớc. Chúng tôi xác định khoảng cách sinh là khoảng thời gian giữa 2 lần sinh liên tiếp nhau Tìm hiểu về khoảng cách sinh con ... 36 của một bà mẹ, bất kể những đứa trẻ đó có còn sống hay không. Khoảng thời gian đó tính bằng số tháng. Tr−ờng hợp sinh đã lâu không nhớ tháng sinh thì khoảng cách sinh đ−ợc tính tròn năm. Ví dụ: hai lần sinh liên tiếp vào năm 1966 và 1969 (không nhớ tháng) thì khoảng cách sinh là 36 tháng. Ph−ơng pháp đo l−ờng khoảng cách sinh th−ờng dựa trên tỷ lệ phần trăm số tr−ờng hợp sinh nằm trong một khoảng nào đó (chẳng hạn: d−ới 18 tháng, từ 18 đến 36 tháng và trên 36 tháng). Các tr−ờng hợp sinh quá dày hoặc quá th−a đều ảnh h−ởng tiêu cực đến sức khỏe cả bà mẹ và trẻ em cho nên không đ−ợc khuyến khích. Trong khi đơn vị đo l−ờng theo tỷ lệ phần trăm có thể phân tích riêng biệt đ−ợc các tr−ờng hợp đó thì −u điểm của khoảng cách sinh trung bình là đơn giản và tổng quát hơn. Vì vậy, chúng tôi sẽ sử dụng cả hai đơn vị đo l−ờng khoảng cách sinh trong phân tích này để có thể tận dụng đ−ợc các −u điểm kể trên. Độ dài khoảng cách giữa các lần sinh hoàn toàn không phải là hiện t−ợng ngẫu nhiên, nhất là ở trong các xã hội có ý thức sử dụng biện pháp tránh thai cao. Cũng nh− đối với mức sinh, khoảng cách sinh không chỉ quyết định bởi các yếu tố sinh học nh− sức khỏe ng−ời mẹ, khả năng thụ thai... mà chịu tác động của nhiều đặc tr−ng nhân khẩu học xã hội khác. Các biến số đ−ợc giả định là có ảnh h−ởng đáng kể đến khoảng cách sinh và đ−a vào phân tích trong bài viết này bao gồm: tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp ng−ời mẹ, thời điểm sinh con, khu vực c− trú, thứ tự sinh, giới tính các con đã sinh, tình trạng sống đứa trẻ sinh kề tr−ớc, sử dụng biện pháp tránh thai, thời gian cho con bú, mức thu nhập bình quân đầu ng−ời trong gia đình. Mặc dù, tác động của các biến số về nghề nghiệp và mức thu nhập chỉ có độ tin cậy cao với các tr−ờng hợp sinh gần đây, chúng tôi vẫn đ−a các biến số này vào phân tích với giả thiết sự di động không quá lớn và dù sao điều đó cũng phản ánh mối t−ơng quan nhất định. Kết quả từ một số nghiên cứu cũng cho thấy: sự nóng lòng mong có đứa con trai hoặc thay thế đứa con mới mất là những yếu tố quan trọng làm cho các cặp vợ chồng sinh con sớm hơn. Do không có thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ của tất cả các lần sinh nên chỉ báo này chỉ đ−ợc đ−a vào phân tích trong các tr−ờng hợp sinh từ năm 1991 đến 1996. Nghiên cứu đầy đủ về khoảng cách sinh là vấn đề t−ơng đối phức tạp. Thứ nhất, phần lớn những thông tin về đứa con và những vấn đề liên quan vào thời điểm sinh là thông tin hồi cố nên không phải bao giờ cũng đầy đủ và hoàn toàn chính xác. Thứ hai là các yếu tố trung gian tác động đến khoảng cách sinh theo nhiều cơ chế phức tạp rất khó đo l−ờng. Chẳng hạn: kéo dài thời gian nuôi con bằng sữa mẹ th−ờng đ−ợc chứng minh là làm gia tăng khoảng cách sinh. Tuy nhiên, cũng có khi ng−ời mẹ buộc phải cai sữa cho đứa trẻ vì muốn sinh con sớm hoặc đứa trẻ đó đã chết. Thứ ba là không có đầy đủ thông tin cần thiết do số liệu sử dụng để phân tích không phải chỉ dành cho nghiên cứu khoảng cách sinh... Vì vậy trong khuổn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những khía cạnh cơ bản nhất qua một số phân tích bằng bảng t−ơng quan và hồi quy đa biến. 2. Phân tích mô tả về khoảng cách sinh Khoảng cách sinh trung bình của 4483 tr−ờng hợp là 37,24 tháng, trong đó có 58,2% tr−ờng hợp khoảng cách d−ới 36 tháng. Xét 2 biểu đồ về khoảng cách sinh từ năm 1954 đến 1996 (Hình 1 và Hình 2) ta có thể chia sự biến đổi thành 3 giai đoạn chính. Từ năm 1955 đến cuối những năm 60 là thời kỳ hòa bình t−ơng đối dài ở miền Bắc, đời sống nhân dân đ−ợc ổn định, Nhà n−ớc chú trọng phát triển hệ thống y tế đã đạt đ−ợc những thành tựu đáng ghi nhận, mức chết trẻ em liên tục giảm. Có lẽ vì vậy, khoảng cách sinh trung bình từ 20 tháng dần đ−ợc nâng cao và ổn định ở chừng 38 tháng vào các năm 1967 - 1969. Mặc dù thời gian đó, chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ch−a đ−ợc triển khai mạnh mẽ nh− những năm gần đây, tỷ lệ khoảng cách sinh d−ới 3 năm cũng giảm từ 84% xuống còn 47%. Giai đoạn tiếp theo là từ năm 1970 đến 1985: tỷ lệ sinh con tr−ớc 36 tháng so với lần sinh tr−ớc có xu h−ớng gia tăng, khoảng cách sinh trung bình lên xuống thất th−ờng và trong đó có một số năm liên tục giảm (1978-1981). Thời gian đó, chính sách dân số vẫn ch−a thực sự ổn định và đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, đó là thời kỳ có nhiều biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội ở đồng bằng Bắc Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Đức Vinh 37 Bộ cũng nh− ở Việt Nam nói chung. Những năm cuối thập kỷ 60 cho đến đầu thập kỷ 70, nhiều thanh niên đồng bằng Bắc Bộ đã lên đ−ờng nhập ngũ. Nghiên cứu về tuổi kết hôn lần đầu ở Việt nam của Nguyễn Hữu Minh [5] khẳng định mối liên hệ giữa tuổi kết hôn và việc phục vụ trong quân đội của ng−ời chồng. Vì vậy chúng ta khó có thể bác bỏ giả thiết rằng: việc nhập ngũ cũng ảnh h−ởng đến khoảng cách sinh con của họ. Sau sự kiện đất n−ớc thống nhất năm 1975 là thời kỳ bùng nổ dân số, tiếp đến là hai cuộc triến tranh biên giới, và cuối cùng, điều kiện kinh tế khó khăn của đất n−ớc vào đầu những năm 80 đã ảnh h−ởng không ít tới đời sống ng−ời dân... Phải chăng, những yếu tố tác động trái ng−ợc kể trên đã góp phần làm cho khoảng cách sinh trong thời gian này không thay đổi theo chiều h−ớng tích cực. Hình 1: Biểu đồ về khoảng cách sinh trung bình từ năm 1955 đến 1996 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 19 55 19 57 19 59 19 61 19 63 19 65 19 67 19 69 19 71 19 73 19 75 19 77 19 79 19 81 19 83 19 85 19 87 19 89 19 91 19 93 19 95 Năm Số th án g Hình 2: Biểu đồ về tỷ lệ tr−ờng hợp sinh con với khoảng cách d−ới 36 tháng (%) 30 40 50 60 70 80 90 19 55 19 57 19 59 19 61 19 63 19 65 19 67 19 69 19 71 19 73 19 75 19 77 19 79 19 81 19 83 19 85 19 87 19 89 19 91 19 93 19 95 Năm % Giai đoạn thứ 3 là từ năm 1986 đến nay. Đó là thời kỳ bắt đầu cuộc cải cách kinh tế và điều đó đã đem lại sự đổi thay đến hầu hết các hộ gia đình ở Việt Nam. Nhà n−ớc cũng chú trọng đầu t− vào ch−ơng trình Dân số - Kế hoạch hòa gia đình nhiều hơn bao giờ hết. Kết quả là khoảng cách sinh trung bình đã tăng từ 35 tháng năm 1985 lên đến 49,3 tháng vào năm 1995. Chúng ta Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn 37 Tìm hiểu về khoảng cách sinh con ... 38 thấy biểu đồ biểu diễn mức sinh trung bình trong khoảng thời gian này tăng lên rất nhanh trừ hai tr−ờng hợp ngoại lệ: đó là vào năm 1993 và năm 1996. Biểu đồ 2 về tỷ lệ khoảng cách sinh d−ới 36 tháng cũng phản ánh những diễn biến t−ơng ứng. Kết quả nghiên cứu ở một vùng nông thôn Thái Bình gần đây cho thấy hiện t−ợng mức sinh đang giảm dần đột nhiên tăng vọt vào năm 1993 [4]. Đó là năm Thái Bình (và nhiều tỉnh khác ở đồng bằng Bắc Bộ) chia lại ruộng theo đầu ng−ời. Vì thế, nhiều cặp vợ chồng đã "tranh thủ" sinh thêm con để có thêm đất canh tác. ở đây, chúng ta cũng có thể tạm thời cho đó là một trong những giả thiết. Sự khác biệt về khoảng cách sinh trung bình của năm 1996 có lẽ là do sự cắt bỏ của số liệu vào thời điểm khảo sát (tháng 8,9 - 1996). Tuy nhiên, do thời điểm sinh con phân bố t−ơng đối đều vào các tháng trong năm nên chúng ta vẫn ch−a bác bỏ đ−ợc giả thiết về hiện t−ợng sinh đẻ dày hơn đã sảy ra vào năm 1996. Số liệu trong bảng 1.1 và 2.1 cho thấy có sự khác biệt nhất định về khoảng cách sinh giữa nông thôn và thành thị, nhất là sau năm 1990. Trong khi khoảng cách này vào đầu những năm 80 là 39 tháng ở thành thị và 35,28 tháng ở nông thôn thì sau năm 1990 kết quả t−ơng ứng đã là 67,8 và 42,6 tháng. Mấy năm gần đây, tỷ lệ sinh đẻ cách lần sinh tr−ớc d−ới 3 năm ở nông thôn vẫn còn rất cao (49,6%), gấp 3 lần so với thành thị (14.3%). Nh− vậy, với tốc độ giảm nh− hiện nay, cần phải có thêm nhiều thời gian để tỷ lệ khoảng cách sinh d−ới 3 năm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ có thể hạ xuống d−ới 20%. Chúng ta cũng nên l−u ý rằng, đồng bằng Bắc Bộ là khu vực có mức sinh thấp nhất và luôn dẫn đầu về thành tích thực hiện ch−ơng trình dân số kế hoạch hóa gia đình trên toàn quốc. Trong tất cả các thời kỳ, khoảng cách sinh trung bình cũng nh− tỷ lệ sinh đúng quy định đều tăng lên theo độ tuổi ng−ời mẹ (Bảng 1.3 và 2.3). Tuy nhiên, độ chênh lệch về khoảng cách sinh giữa các nhóm tuổi cũng khác nhau. Chẳng hạn: từ năm 1976 đến 1980, nhóm phụ nữ d−ới 25 tuổi sinh con với khoảng cách ngắn hơn 20 tháng so với nhóm trên 34 tuổi, và sau năm 1990, khoảng chênh lệch đó là 40 tháng. Nguyên nhân có thể là do mức sinh đã giảm, phụ nữ lớn tuổi sử dụng biện pháp tránh thai nhiều hơn và sinh con ít đi. Số liệu trong bảng 1.3 còn cho thấy, khoảng cách sinh con trung bình của nhóm phụ nữ trẻ tăng lên rất chậm. Cách lý giải thứ nhất: nhóm phụ nữ ít tuổi th−ờng có mức sinh cao và tâm lý muốn sớm có đủ số con mong muốn vẫn còn tồn tại dai dẳng. Cách lý giải khác là ph−ơng pháp xử lý số liệu đã cắt bỏ những tr−ờng hợp mới chỉ có 1 con và dĩ nhiên trong đó bao gồm nhiều phụ nữ trẻ có ý định sinh con thứ 2 muộn hơn. Theo chúng tôi, cả hai lý do đã cùng góp phần tạo nên hiện t−ợng trên bởi tuổi trung bình của những đứa trẻ trong những gia đình 1 con vẫn còn thấp (20,9 tháng trong nhóm tuổi mẹ d−ới 25 và 39,4 tháng nếu mẹ từ 25 đến 29 tuổi). Từ năm 1990 trở về tr−ớc, khoảng cách sinh con trung bình thấp nhất luôn thuộc về nhóm phụ nữ kết hôn vào độ tuổi 19 đến 21 (Bảng 1.2). Còn sau năm 1990, phụ nữ kết hôn càng muộn càng có xu h−ớng sinh đẻ th−a hơn. Tuy nhiên phân tích đa biến lại cho kết quả không giống nh− vậy. Từ sau năm 1970 đến nay, khoảng cách sinh trung bình ở đồng bằng Bắc Bộ luôn tăng dần theo thứ tự sinh của đứa trẻ. Tr−ờng hợp sinh con thứ 2 có sự khác biệt lớn hơn cả: khoảng cách sinh ngắn hơn 6 tháng vào năm 1981-1985 và khoảng 12 tháng sau năm 1990 so với tr−ờng hợp sinh con tiếp theo (Bảng 1.4). Tuổi ng−ời phụ nữ khi sinh và thứ tự đứa con th−ờng có mối liên hệ nhất định. Do đó, tác động riêng biệt của từng yếu tố đến khoảng cách sinh sẽ đ−ợc phân tích chính xác hơn trong mô hình hồi quy đa biến ở phần sau. Khoảng cách sinh cũng có sự khác biệt nếu phân tích qua tình trạng sống của đứa trẻ sinh tr−ớc. So với tr−ờng hợp đứa trẻ tr−ớc vẫn còn sống, khoảng cách sinh khi đứa trẻ tr−ớc đã chết ngắn hơn chừng 3 đến 5 tháng vào những năm 1981-1990 và tới 11 tháng sau năm 1990 (Bảng 1.5). Tỷ lệ con ch−a đến 3 tuổi đã sinh thêm cũng có thể tăng từ 47,2% lên 61,1% (sau năm 1990). Điều đó ảnh h−ởng tiêu cực đến điều kiện chăm sóc đứa trẻ cũng nh− sức khỏe bà mẹ vốn đã không đ−ợc tốt lắm trong các gia đình từng gặp chuyện rủi ro nh− vậy. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Đức Vinh 39 Bảng 1: Khoảng cách sinh trung bình theo một số chỉ báo (đơn vị: tháng) ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— Tr−ớc 1971 71—75 76—80 81—85 86—90 Sau 1990 Chung ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 1.1. Khu vực c− trú Thành thị 34.43 35.12 37.54 39.07 39.74 67.81 40.63 Nông thôn 34.53 36.20 35.68 35.28 37.70 42.64 36.92 ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 1.2. Tuổi kết hôn của mẹ ≤ 18 tuổi 35.04 36.28 39.47 37.14 39.50 40.72 37.47 19-21 34.14 35.49 34.16 34.63 36.73 43.38 36.54 ≥ 22 33.85 37.13 34.94 36.07 37.83 46.30 37.67 ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 1.3. Tuổi khi sinh con ≤ 24 tuổi 30.24 27.55 27.05 24.91 28.19 30.04 28.38 25 — 29 34.31 30.92 31.29 30.76 33.55 38.53 33.27 30 — 34 36.71 36.06 37.19 39.27 43.35 49.84 40.34 ≥ 35 tuổi 38.64 44.05 47.27 53.29 57.34 69.96 50.68 ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 1.4. Thứ tự sinh Thứ 2 34.62 35.21 33.14 31.17 34.18 38.96 34.68 Thứ 3 35.27 36.46 34.29 37.36 40.04 46.89 38.46 Thứ 4+ 33.96 36.55 39.17 39.13 40.26 52.02 38.93 ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 1.5. Tình trạng sống đứa con kề tr−ớc Còn sống 35.03 36.70 35.73 35.87 37.92 44.45 37.54 Đã chết 28.27 24.96 37.64 32.12 32.88 35.11 31.16 ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 1.6. Giới tính con kề tr−ớc Trai 36.15 36.72 36.39 35.38 39.48 44.43 37.93 Gái 32.81 35.65 35.41 35.98 36.22 44.08 36.59 ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 1.7. Giới tính các con tr−ớc Chỉ con gái 33.61 34.69 33.09 34.59 35.41 42.08 35.77 Chỉ con trai 36.40 36.62 34.32 32.48 37.58 42.03 36.56 Trai & Gái 33.85 36.80 38.24 38.58 40.33 50.10 39.04 ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 1.8. Sử dụng biện pháp tránh thai tr−ớc khi sinh Ch−a bao giờ 34.32 36.35 34.73 33.13 34.76 35.50 34.64 Đã từng 36.53 35.59 38.70 40.63 40.92 49.08 42.44 ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 1.9. Trình độ học vấn mẹ ≤ Tiểu học 34.53 37.49 39.29 38.95 41.38 48.97 37.57 < Phổ thông cơ sở 30.01 33.78 32.13 34.00 36.91 42.61 36.30 ≥ Phổ thông cơ sở 44.95 31.60 33.90 36.57 37.01 46.37 39.30 ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 1.10. Lĩnh vực nghề nghiệp ng−ời mẹ hiện nay Nông nghiệp 34.54 36.43 34.88 35.34 36.99 41.18 36.56 Dịch vụ t− nhân 35.22 30.27 35.69 39.50 39.18 53.84 38.68 Nhà n−ớc 30.21 32.44 35.31 34.52 38.97 56.94 39.19 Không LV, h−u... 35.20 38.38 44.08 38.20 48.56 44.31 38.36 ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 1.11. Mức thu nhập bình quân đầu ng−ời trong hộ Thấp 33.41 33.30 35.88 35.74 34.89 43.27 36.04 D−ới trung bình 36.28 38.22 35.34 36.03 38.10 43.91 37.92 Trung bình 33.97 34.78 35.05 32.67 37.03 39.57 35.34 Trên trung bình 35.20 36.61 34.82 35.48 37.87 46.69 37.70 Khá 35.40 37.47 36.84 38.16 44.84 55.93 40.80 ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— Tính chung 34.62 35.79 35.52 35.37 37.75 44.88 37.21 Số tr−ờng hợp 946 603 669 839 730 724 4511 ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn 39 Tìm hiểu về khoảng cách sinh con ... 40 Bảng 2: Tỷ lệ tr−ờng hợp có khoảng cách sinh d−ới 36 tháng tính từ lần sinh tr−ớc ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— Tr−ớc 1971 71—75 76—80 81—85 86—90 Sau 1990 Chung ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 2.1. Khu vực sống Thành thị 57.1% 64.7% 53.7% 65.2% 51.3% 14.3% 54.0% Nông thôn 57.6% 59.8% 61.8% 63.4% 59.9% 49.6% 58.6% ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 2.2. Tuổi kết hôn ≤ 18 tuổi 53.7% 59.0% 50.3% 58.3% 56.3% 51.3% 54.9% 19 - 21 57.5% 61.6% 64.3% 63.9% 60.3% 48.4% 59.0% ≥ 22 tuổi 64.2% 58.8% 66.1% 66.3% 60.2% 46.4% 60.6% ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 2.3. Tuổi khi sinh con ≤ 24 tuổi 67.2% 80.0% 81.7% 89.5% 83.3% 73.9% 77.8% 25 - 29 60.3% 76.0% 71.9% 70.3% 64.5% 47.8% 64.5% 30 - 34 51.4% 57.8% 56.3% 53.5% 45.7% 36.4% 50.0% > 34 tuổi 43.9% 40.9% 35.8% 37.0% 31.3% 22.7% 36.0% ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 2.4. Thứ tự sinh con Con thứ 2 60.3% 68.7% 70.9% 73.4% 69.0% 55.9% 65.6% Con thứ 3 53.0% 64.5% 69.3% 59.8% 55.0% 42.4% 56.5% Con thứ 4+ 58.3% 54.6% 47.6% 56.1% 51.4% 36.0% 52.2% ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 2.5. Tình trạng sống con tr−ớc Sống 55.9% 59.0% 61.1% 63.1% 59.2% 47.2% 57.5% Đã chết 78.1% 84.6% 61.1% 73.2% 68.8% 61.1% 72.9% ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 2.6. Giới tính con tr−ớc Trai 54.0% 57.9% 60.9% 64.8% 57.8% 46.0% 56.9% Gái 61.4% 62.4% 61.2% 62.3% 60.9% 48.7% 59.5% ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 2.7. Giới tính các con tr−ớc Gái 60.2% 69.4% 68.2% 64.4% 65.2% 51.5% 62.2% Trai 52.7% 62.8% 70.0% 70.2% 61.9% 51.9% 61.1% Gái và trai 58.0% 55.8% 53.1% 59.3% 53.5% 36.1% 53.5% ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 2.8. Sử dụng biện pháp tránh thai tr−ớc khi sinh Đã từng sử dụng 71.4% 79.3% 72.6% 67.9% 61.7% 46.5% 62.4% Ch−a bao giờ 46.2% 71.4% 64.7% 57.7% 40.0% 53.2% 54.9% ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 2.9. Trình độ học vấn ≤ Tiểu học 57.3% 56.1% 53.8% 55.7% 50.0% 41.0% 55.0% < Phổ thông cơ sở 69.4% 71.0% 68.9% 66.4% 60.3% 50.0% 61.9% ≥ Phổ thông cơ sở 33.3% 65.7% 64.6% 64.3% 64.7% 43.8% 57.1% ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— 2.10. Lĩnh vực nghề nghiệp Nông nghiệp 59.4% 59.6% 62.8% 63.4% 60.3% 51.9% 59.6% Nhà n−ớc 71.2% 81.4% 62.5% 67.8% 56.9% 27.3% 58.5% Dịch vụ t− nhân 55.6% 75.7% 60.0% 62.1% 52.9% 35.5% 58.2% Không LV 51.9% 48.1% 46.8% 53.3% 60.0% 46.9% 50.7% ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— Chung 57.6% 60.1% 61.1% 63.5% 59.4% 47.5% 58.2% ———————————————————————————————————————————————————————————————————————— Nhiều công trình nghiên cứu xác nhận sở thích thiên lệch về giới tính là có ở Việt Nam và điều đó đã ảnh h−ởng đáng kể đến mức sinh. Do đó, sở thích muốn có con trai rất có thể cũng tác động đến khoảng cách sinh. Theo J.Haughton và D.Haughton [11] thì ở cùng một khoảng cách so với lần sinh tr−ớc, những gia đình ch−a có con trai có khả năng sinh con lớn hơn. Có nghĩa là việc ch−a có con trai có thể làm giảm khoảng cách sinh con của họ. Số liệu trong các bảng 1.6; 1.7; 2.6 và 2.7 cũng cho thấy nếu tất cả những đứa con sinh tr−ớc hoặc đứa trẻ sinh kề tr−ớc là con gái thì Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Đức Vinh 41 khoảng cánh sinh th−ờng ngắn hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt đó đã giảm đáng kể trong những năm 90. Các biện pháp tránh thai là ph−ơng tiện trực tiếp nhất để hạn chế mức sinh cũng nh− giãn khoảng cách sinh đẻ. Do không có thông tin về quá trình thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong toàn bộ thời gian thuộc độ tuổi sinh đẻ của từng phụ nữ, chúng tôi chỉ sử dụng một chỉ báo để đánh giá mối t−ơng quan giữa việc sử dụng biện pháp tránh thai và khoảng cách sinh con. Chỉ báo đó là: thời điểm sử dụng biện pháp tránh thai lần đầu. Nếu ng−ời mẹ đã từng sử dụng biện pháp tránh thai tr−ớc khi sinh thì khoảng cách sinh của đứa trẻ tăng khoảng 7,8 tháng so với tr−ờng hợp ch−a từng sử dụng. Xét theo dòng thời gian, sự chệnh lệch về khoản cách sinh giữa 2 tr−ờng hợp này đã tăng từ 4 tháng vào năm 1976-1980 lên 13,5 tháng sau năm 1990. Trong đó, hiệu quả của việc áp dụng biện pháp tránh thai đã tạo nên sự đột biến với các tr−ờng hợp sinh sau năm 1990 (Bảng 1.8). Tỷ lệ sinh con với khoảng cách d−ới 36 tháng ở nhóm đã từng sử dụng biện pháp tránh thai cũng có thể thấp hơn khoảng 10 đến 20%. Một biến số luôn đ−ợc quan tâm trong nghiên cứu nhân khẩu học là trình độ học vấn của ng−ời mẹ. Điều đáng chú ý là không phải những phụ nữ trình độ học vấn thấp nhất (d−ới tiểu học) là sinh đẻ dày nhất. Thậm chí trong một số giai đoạn, nhóm phụ nữ đó lại có khoảng cách sinh con lớn nhất. Điều đó không có gì là mâu thuẫn bởi phụ nữ trình độ học vấn d−ới tiểu học th−ờng là những ng−ời nhiều tuổi, đã từng hoặc đang áp dụng biện pháp tránh thai, hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Hơn nữa, những phụ nữ trình độ học vấn cao (trên phổ thông trung học) có khoảng cách sinh con rất th−a nh−ng do số l−ợng ít nên không đ−ợc tách riêng thành một nhóm để đ−a vào phân tích. Nếu xét theo lĩnh vực nghề nghiệp hiện nay của ng−ời mẹ, khác biệt lớn nhất về khoảng cách sinh con trung bình sau năm 1990 là giữa nhóm ng−ời làm nông nghiệp (41,18 tháng) và nhóm làm việc trong các tổ chức của nhà n−ớc (56,94 tháng). Chúng ta cũng nên để ý rằng: nếu sinh đẻ dày (d−ới 5 năm) trong khi làm việc ở các cơ quan nhà n−ớc thì bị phạt rất nặng thậm chí có thể bị kỷ luật, nhóm làm dịch vụ t− nhân có thể mất nhiều cơ hội làm ăn thì ở những phụ nữ nông dân điều đó không đến nỗi quá quan trọng. Nông dân th−ờng chỉ bị phạt khi sinh con thứ 3 trở lên. Từ năm 1991 đến nay, những hộ gia đình có mức thu nhập cao có khoảng cách sinh con th−a nhất (55,93 tháng). Điều đáng ngạc nhiên là khoảng cách sinh đẻ dày nhất (39,57 tháng) lại thuộc về những hộ có mức thu nhập ở mức độ trung bình (Bảng 1.11). Nói chung, sự tác động của các biến số về học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập đến khoảng cách sinh con không phải là hoàn toàn độc lập mà có sự can thiệp của một số yếu tố khác. Vì vậy, sự tác động đó sẽ có ít nhiều thay đổi khi các yếu tố trung gian đã đ−ợc kiểm soát trong phân tích đa biến ở phần tiếp sau. 3. Kết quả phân tích đa biến: Tất cả các biến số trên đ−ợc đ−a vào mô hình hồi quy để có thể kiểm soát và phân tích sự tác động của từng biến số riêng biệt đến biến phụ thuộc là khoảng cách sinh con trung bình. Phân tích ở trên cho thấy, khoảng cách sinh con trung bình cũng nh− các đặc điểm nhân khẩu học nói chung đã có nhiều thay đổi theo thời gian. Ngoài ra, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình ở n−ớc ta cũng có những điều chỉnh. Do đó, để tiện cho việc so sánh, chúng tôi sẽ phân tích một số mô hình hồi quy trong các thời điểm khác nhau. Mô hình thứ nhất phân tích sự tác động của các biến số đến khoảng cách sinh con trung bình trong toàn bộ thời gian từ năm 1954 đến 1996. Mô hình thứ hai liên quan đến giai đoạn từ 1976 đến 1990. Hai mô hình cuối t−ơng ứng với khoảng thời gian từ sau năm 1990 . Trong đó mô hình thứ t− đ−ợc bổ xung biến độc lập mới là: số tháng nuôi đứa con tr−ớc bằng sữa mẹ, và biến này cùng với các biến số độc lập khác đã giải thích khoảng 36% sự biến đổi của khoảng cách sinh trung bình trong những năm 1991-1996 (Bảng 3). Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn 41 Tìm hiểu về khoảng cách sinh con ... 42 Chúng tôi sẽ không nhắc lại những gì đã mô tả ở phần trên mà chỉ trình bày những vấn đề mới phát hiện hoặc có sự thay đổi rút ra từ mô hình hồi quy. Nhóm phụ nữ trẻ vẫn nên là nhóm đối t−ợng chủ yếu trong chính sách vận động sinh đẻ th−a bởi xét trong điều kiện t−ơng tự nhau, tuổi ng−ời mẹ khi sinh con có tác động mạnh nhất đến khoảng cách sinh. Phụ nữ sinh con vào độ tuổi d−ới 25 có khoảng cách sinh con ngắn hơn từ 25 đến 28 tháng so với phụ nữ độ tuổi 30-34. Bảng 3: Mô hình hồi quy về khoảng cách sinh trung bình Các biến số Khoảng thời gian 1954 - 1996 1976 - 1990 1991 - 1996 Khu vực sống Nông thôn 0.000 0.000 0.000 0.000 Thành thị 2.457* 1.326 8.340* 15.049* Tuổi kết hôn ≤ 19 tuổi 0.000 0.000 0.000 0.000 20 - 21 tuổi -3.565** -4.477** -3.835 -2.682 ≥ 22 tuổi -9.026** -11.175** -11.109** -9.495* Tuổi khi sinh con ≤ 24 tuổi -35.940** -41.612** -51.024** -51.262** 25 - 29 tuổi -25.633** -30.577** -38.786** -39.602** 30 - 34 tuổi -13.886** -16.520** -23.601** -26.031** ≥ 34 tuổi 0.000 0.000 0.000 0.000 Năm sinh con Tr−ớc 1971 0.000 -- -- -- 1971 - 1975 -3.280** -- -- -- 1976 - 1980 -2.126* 0.000 -- -- 1981 - 1985 -1.118 -3.086** -- -- 1986 - 1990 1.691 -0.589 -- -- 1991 - 1996 6.582** -- -- -- Thứ tự sinh Con thứ 2 0.000 0.000 0.000 0.000 Con thứ 3 -2.659** -2.840** -0.978 -0.848 Con thứ 4+ -13.237** -14.704** -13.594** -13.453** Tình trạng sinh lần tr−ớc Chết 0.000 0.000 0.000 0.000 Sống 3.931** 2.172 4.719 -0.576 Giới tính con tr−ớc Gái 0.000 0.000 0.000 0.000 Trai 1.696** 1.377 -0.145 -1.072 Sử dụng biện pháp tránh thai tr−ớc khi sinh Ch−a từng sử dụng 0.000 0.000 0.000 0.000 Đã từng sử dụng 3.806** 6.081** 7.249** 7.448** Thời gian cho con tr−ớc bú mẹ ≤ 12 tháng -- -- -- -10.550** 13 - 18 tháng -- -- -- 0.000 > 18 tháng -- -- -- 8.616* Trình độ học vấn mẹ ≤ Tiểu học 1.379 -1.346 1.530 -0.170 < Phổ thông cơ sở 0.166 -0.090 1.208 -0.252 ≥ Phổ thông cơ sở 0.000 0.000 0.000 0.000 Lĩnh vực nghề nghiệp mẹ hiện nay Nông nghiệp 0.000 0.000 0.000 0.000 Nhà n−ớc 1.281 2.348* 5.288 4.385 Dịch vụ 1.502 2.665 5.875 5.236 Không làm việc, h−u, ... 0.464 2.843 4.390 2.399 Mức thu nhập bình quân đầu ng−ời Thấp 0.000 0.000 0.000 0.000 D−ới trung bình 2.508** 2.119 6.913** 7.082 Trung bình 0.946 1.142 2.403 1.575 Trên trung bình 2.315** 2.129* 5.575* 5.644 Khá giả 4.665** 5.450** 12.007** 9.608 Hệ số tự do 58.082 66.892 68.825 77.899 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Đức Vinh 43 Số tr−ờng hợp sinh con thứ 2 trở lên 4511 2238 724 724 Adjusted R2 0.218 0.249 0.332 0.361 Chú thích: * Mức ý nghĩa thống kê 0.05 ** Mức ý nghĩa thống kê 0.01 -- Không áp dụng Nuôi con bằng sữa mẹ là yếu tố ảnh h−ởng rất mạnh đến khoảng cách sinh con tiếp theo. Thời gian cho con bú càng dài thì càng kéo dài khoảng cách sinh, ngay cả trong tr−ờng hợp không sử dụng biện pháp tránh thai. Mô hình hồi quy chứng tỏ rằng, so với tr−ờng hợp nuôi con bằng sữa mẹ từ 13 đến 18 tháng, khoảng cách sinh tiếp theo có thể tăng 8,6 tháng nếu cho con bú trên 18 tháng và ng−ợc lại giảm 10,5 tháng nếu chỉ cho đứa trẻ bú d−ới 1 năm. Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ còn là tác nhân trung gian của nhiều biến số khác. Khi đ−a thêm yếu tố này vào mô hình hồi quy, sự tác động của một số biến số đã thay đổi đáng kể về l−ợng (khu vực sống, tuổi kết hôn, tình trạng sinh lần tr−ớc,...) hoặc về chiều h−ớng (trình độ học vấn).Kết quả còn cho thấy, khoảng cách sinh tỷ lệ nghịch với tuổi kết hôn. Điều đó cũng dễ hiểu bởi chúng ta đã so sánh trong nhóm những ng−ời phụ nữ có cùng số con và cùng độ tuổi khi sinh đẻ. Cũng không nên cho rằng: cần phải khuyến khích kết hôn sớm bởi phụ nữ kết hôn muộn sẽ sinh đẻ muộn hơn và do đó khoảng cách sinh sẽ tăng lên. Thật vậy, xét mô hình hồi quy thứ 3, nếu ng−ời phụ nữ kết hôn năm 24 tuổi, sinh con thứ 2 năm 32 tuổi thì khoảng cách sinh vẫn lớn hơn so với tr−ờng hợp kết hôn năm 20 tuổi và sinh con thứ 2 ở tuổi 26 ( -11.109 - 23.601 > -3.835 - 38.786). Khoảng cách sinh ở thành thị vốn th−a hơn ở nông thôn rất nhiều và khi chỉ báo về thời gian cho con bú đ−ợc kiểm soát thì độ chênh lệch giữa hai khu vực đã tăng từ 8,29 lên 15,04 tháng. Nh− vậy, do phụ nữ ở nông thôn có xu h−ớng cho con bú lâu hơn và do đó, sự chênh lệch về khoảng cách sinh giữa thành thị và nông thôn có phần bị che lấp khi phân tích bằng bảng t−ơng quan. Trái với phân tích bằng bảng t−ơng quan, các tr−ờng hợp sinh con thứ 3 và nhất là sinh con thứ 4 trở lên, th−ờng rút ngắn khoảng cách sinh so với lần sinh con thứ hai. Ph−ơng pháp phân tích bằng bảng còn khuếch đại tác động của tình trạng sống đứa trẻ sinh tr−ớc đối với khoảng cách sinh bởi vì dĩ nhiên là những đứa đã chết th−ờng đ−ợc cho bú ít hơn. Thực tế là khi thời gian nuôi con bằng sữa mẹ bằng nhau thì việc đứa trẻ đó còn sống hay đã chết không ảnh h−ởng đáng kể đến khoảng cách sinh đứa trẻ tiếp theo. Các mô hình hồi quy đã chứng tỏ ảnh h−ởng của giới tính đứa trẻ tr−ớc đến khoảng cách sinh đứa trẻ tiếp theo đã suy giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên các phân tích lại xác nhận tình trạng con trai th−ờng đ−ợc cho bú mẹ nhiều hơn so với con gái. Thật vậy, khi chỉ báo về thời gian cho con bú đ−ợc đ−a vào mô hình, hệ số t−ơng ứng với tình trạng giới tính con tr−ớc là trai đã giảm từ -0.145 xuống -1.072. Điều t−ơng tự cũng có thể thấy trong môi quan hệ giữa khoảng cách sinh con và trình độ học vấn ng−ời mẹ. Khi các nhân tố trung gian đã đ−ợc kiểm soát, tác động của mức thu nhập bình quân đầu ng−ời đối với khoảng cách sinh trở nên sáng tỏ hơn: mức độ sinh đẻ dày nhất đã thuộc về nhóm có thu nhập thấp. Trong khi đó, sự tác động của nghề nghiệp và sử dụng biện pháp tránh thai vẫn rất lớn và không thấy có sự khác biệt đáng kể so với kết quả thu đ−ợc qua ph−ơng pháp phân tích bằng bảng t−ơng quan. Cũng cần nhắc lại rằng, mối t−ơng quan giữa các biến số về nghề nghiệp và mức thu nhập với khoảng cách sinh con từ năm 1990 trở về tr−ớc trong mô hình hồi quy chỉ mang tính chất tham khảo bởi sự "bất biến" của chúng theo thời gian chỉ là giả thiết. Tiếp theo là kết quả phân tích đa biến với biến phụ thuộc là khả năng sinh con với khoảng cách d−ới 36 tháng trong thời gian từ năm 1991 đến năm 1996 (Bảng 4). Trong đó mô hình B đ−ợc bổ xung thêm chỉ báo về thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Các hệ số từ mô hình giúp ta −ớc l−ợng sự biến đổi của tỷ số giữa tỷ lệ khoảng cách sinh d−ới 36 tháng với tỷ lệ khoảng cách sinh 36 tháng trở lên. Chẳng hạn, tỷ số này tăng khoảng 3 lần nếu chuyển từ thành thị về nông thôn và khoảng 2,07 lần nếu là lần sinh con thứ t− trở lên. T−ơng tự, nếu đứa trẻ sinh tr−ớc đó chỉ đ−ợc cho bú mẹ d−ới 12 tháng thì tỷ số trên có thể tăng tới 6 lần so với tr−ờng hợp cho bú trên 18 tháng. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn 43 Tìm hiểu về khoảng cách sinh con ... 44 Bảng 4: Kết quả phân tích đa biến về khả năng sinh con với khoảng cách d−ới 36 tháng trong thời gian từ năm 1991 đến năm 1996 Các biến số Mô hình A B Khu vực sống Nông thôn 1.000 1.000 Thành thị 0.420 0.344* Tuổi kết hôn ≤ 19 tuổi 1.000 1.000 20 - 21 tuổi 2.049** 2.057** ≥ 22 tuổi 3.812** 3.784* Tuổi khi sinh con ≤ 24 tuổi 21.534** 23.857** 25 - 29 tuổi 4.272** 4.440** 30 - 34 tuổi 1.983* 2.107* ≥ 34 tuổi 1.000 1.000 Thứ tự sinh Con thứ 2 1.000 1.000 Con thứ 3 1.139 1.031 Con thứ 4+ 2.209** 2.071* Tình trạng sinh lần tr−ớc Chết 1.000 1.000 Sống 0.522 0.602 Giới tính con tr−ớc Gái 1.000 1.000 Trai 0.800 0.801 Sử dụng biện pháp tránh thai tr−ớc khi sinh Ch−a từng sử dụng 1.000 1.000 Đã từng sử dụng 0.315** 0.286** Thời gian cho con tr−ớc bú mẹ ≤ 12 tháng -- 6.064** 13 - 18 tháng -- 1.000 > 18 tháng -- 0.505 Trình độ học vấn mẹ ≤ Tiểu học 0.834 0.827 < Phổ thông cơ sở 0.896 0.925 ≥ Phổ thông cơ sở 1.000 1.000 Lĩnh vực nghề nghiệp mẹ hiện nay Nông nghiệp 1.000 1.000 Nhà n−ớc 0.533* 0.523* Dịch vụ 0.668 0.675 Không làm việc, h−u, ... 0.730 0.771 Mức thu nhập bình quân đầu ng−ời Thấp 1.000 1.000 D−ới trung bình 0.629 0.620 Trung bình 0.635 0.642 Trên trung bình 0.758 0.778 Khá giả 0.424** 0.466* χ2 189 239 Chú thích: * Mức ý nghĩa thống kê 0.05 ** Mức ý nghĩa thống kê 0.01 -- Không áp dụng Kết quả phân tích từ bảng 4 còn cho thấy, việc sinh con khi còn ít tuổi vẫn là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gia tăng tr−ờng hợp khoảng cách sinh không đúng quy định. Việc phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ sinh đẻ th−a hay dày còn phụ thuộc đáng kể vào một số các yếu tố khác nh−: sử dụng biện pháp tránh thai, nghề nghiệp, mức thu nhập bình quân đầu ng−ời,... Điều đáng chú ý là ch−a thể khẳng định tác động độc lập của trình độ học vấn đối với khả năng sinh đẻ dày do sự tác động đó không còn ý nghĩa thống kê khi các biến trung gian đã đ−ợc kiểm soát. 4. Kết luận Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Đức Vinh 45 Đi đôi với việc giảm mức sinh, khoảng cách sinh con ở đồng bằng Bắc Bộ cũng nh− ở Việt Nam nói chung tăng lên với một tốc độ đáng kích lệ trong mấy năm vừa qua. Tuy nhiên, cần có nhiều thời gian, công sức và sự đầu t− hiệu quả hơn nữa để có thể đạt đ−ợc khoảng cách giữa các lần sinh tối −u là 3-5 năm nh− mục tiêu của ch−ơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình đã đặt ra. Chính vì vậy, chính sách nhằm khuyến khích tăng khoảng cách sinh con vẫn rất thích hợp và cần thiết trong chiến l−ợc nâng cao chất l−ợng dân số ở n−ớc ta hiện nay. Những chỉ báo về khoảng cách sinh nên đ−ợc chú trọng và trở thành một trong những chỉ tiêu để lập kế hoạch và đánh giá ch−ơng trình kế hoạch hóa gia đình. Những nhóm xã hội có nguy cơ sinh đẻ quá dày bao gồm nông dân vùng nông thôn, phụ nữ trình độ văn hóa thấp, điều kiện kinh tế gia đình đang gặp khó khăn,... Đặc biệt, cần chú trọng quan tâm vận động giãn cách khoảng cách sinh cho nhóm phụ nữ trẻ. Ngoài ra, việc tăng c−ờng sử dụng biện pháp tránh thai và kéo dài thời gian nuôi con bằng sữa mẹ cũng là những yếu tố rất quan trọng để nâng cao khoảng cách sinh, góp phần cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở n−ớc ta. Những phân tích trên tuy còn có hạn chế nhất định, nh−ng hy vọng đó là cố gắng b−ớc đầu làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu rộng hơn về khoảng cách sinh con ở Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ 1994. Kết quả chủ yếu. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội - 5/1995. 2. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ 1994. Khoảng cách sinh và tử vong trẻ em ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội - 5/1996. 3. Trần Tiến Đức: Một số vấn đề về chính sách dân số trong điều kiện kinh tế thị tr−ờng theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Tạp chí Xã hội học. Số 3-1996. 4. Phạm Bích San (chủ biên): Dân số đồng bằng Bắc Bộ: những nghiên cứu từ góc độ xã hội học. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội - 1996. 5. Nguyễn Hữu Minh: Tuổi kết hôn lần đầu ở Việt Nam. Tạp chí Xã hội học. Số 4-1995. 6. Đặng Nguyên Anh & Quan Lệ Nga: ảnh h−ởng của các biến số trung gian đến tử vong ở Việt Nam. Tạp chí Xã hội học. Số 3-1996. 7. C. Elisa Florenz & Dennis P.Hogan: Địa vị phụ nữ và tình trạng tử vong sơ sinh ở Colombia. Tạp chí Xã hội học. Số 4-1995. 8. J.Ties Boerma & George T.Bicego: Preceding birth intervals and child survival: seaching for pathways of influence. Studies in famili planning, vol 23, 1992. 9. Jane E.Miller, James Trussel, Anne R.Pebley and Barbara Vaughan: Birth spacing and child mortality in Bangladesh and the Philippines, Demography, vol 29, 1992. 10. Beverly Winikoff: The effects of birth spacing on child and maternal health, Studies in family planning, vol 14, 1983. 11. J.Haughton & D.Haughton: Đo mức độ −a thích con trai ở Việt Nam: ph−ơng pháp luận và chứng cớ. Báo cáo tại hội thảo về cuộc nghiên cứu Khảo sát mức sống dân c− Việt Nam 1993, tháng 8-1994. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn 45

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_ve_khoang_cach_sinh_con_tai_mot_so_tinh_dong_bang_b.pdf