Tìm hiểu về Java

Hãy thử xem qua công nghệ này và giải đáp các thắc mắc phổ biến nhất H: Java là gì? Đ: Đây là ngôn ngữ lập trình mới do một nhóm nhỏ các nhà khoa học của hãng Sun Microsystems sáng tạo nên. Theo như truyền thuyết của những người tạo ra ngôn ngữ này, thoạt tiên Java được gọi là Oak và người ta định dùng nó để lập trình cho bộ TV (set-top box). Tất cả các khả năng hiện tại cũng như những lời đao to búa lớn chỉ mới có sau này. Từ nền tảng Oak lúc đó, hãng Sun đã phát triển cả một chi nhánh tên là JavaSoft. H: Có phải JavaScript chỉ là một tên khác của Java? Đ: Không đúng. JavaScript là ngôn ngữ kịch bản để thông dịch (interpreted scripting language). Java là ngôn ngữ lập trình đích thực để biên dịch (complied programming language). Java và JavaScript chỉ có chung vài điểm nhỏ về ngữ pháp có thể làm các nhà lập trình quan tâm. Xét về tổng thể chúng là hai công cụ khác nhau hoàn toàn.

doc34 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về Java, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Java còn mở ra một hướng hoàn toàn mới, đó là các ứng dụng được lưu và truyền trong mạng, đòi hỏi tài nguyên hoạt động ít. Ðiều này cho phép, thông qua mạng Internet, các hãng phần mềm bán sản phẩm, các hãng sử dụng phần mềm tiết kiệm tài chính bằng cách lưu các ứng dụng trên Server, bớt công sức và phương tiện trong việc nâng cấp phần mềm, cũng như phần cứng của Clients, các hãng sản xuất đồ dân dụng đưa ra các sản phẩm "thông minh"(có khả năng sử lý dữ liệu thông qua processor riêng và quản lý từ mạng..)     Về mặt lập trình, Java ngoài ưu điểm có cú pháp giống C++, chỉ có thêm một ưu điểm nữa, đó là vấn đề quản lý bộ nhớ, còn lại không có gì thay đổi. Thậm chí, do các hệ thống lập trình trên Java còn yếu, bạn sẽ thấy khó khăn hơn(JBuilder, Visual Cafe chưa thể so với Delphi, VB..). Với các ứng dụng cổ điển, yêu cầu đối với bạn không có gì thay đổi, vẫn từng đó kiến thức và công sức. Còn về các ứng dụng đặc thù của Java, tuy đã xuất hiện nhiều tư tưởng mới mẻ, như ứng dụng Java cho Network Computer, các sản phẩm "thông minh".., nhưng hãy còn quá sớm để xác định, chúng sẽ đi về đâu. 5.Kết luận.     Với sự xuất hiện của Java, trong lĩnh vực lập trình đã có nhiều thay đổi, một số được hoàn thiện hơn, một số mới ra đời. Trước mắt, xuất hiện một số xu hướng sau: Các ứng dụng WSA trên CGI sẽ phải có thêm Java Client, không được phát triển lên nữa, và chết hẳn. Các ứng dụng với Socket sẽ phổ biến hơn nhiều, Server vẫn viết trên C++, Delphi.. do tốc độ Java còn thấp và giải quyết phần lớn các chức năng , nhưng Client được viết trên Java, và nếu có thể(kích thước nhỏ, không quá phức tạp..) thì dưới dạng applet, sau khi tốc độ của Java nhanh hơn(hy vọng HotSpot của Sun nhanh được như đã hứa, ngang với C++), Server trên Java sẽ phổ biến hơn. Còn Java với tư cách là một cuộc cách mạng, thì chúng ta phải đợi xem sao đã, chưa có gì chắc chắn, mặc dù hứa hẹn thì có nhiều.     Trên đây là những suy nghĩ của riêng tôi về thực tiễn lập trình trong giai đoạn hiện nay. Do tôi mới làm quen với Java và vào Internet được 3 tháng, nên rất có thể những ý kiến đưa ra là sai, hoặc không chính xác. Vì vậy mong mọi người chú ý, kiểm tra lại, và nếu có thể, trao đổi ý kiến với tôi! Thiết kế trang Web có tăng cường tính năng Java             Nếu đã có thời gian làm việc trên Web với một Browser hiểu Java, chắc bạn sẽ muốn đưa thêm công nghệ tăng cường này vào các trang Web của mình. Nhưng tiêu khiển với các trang có sẵn có tăng cường Java mới chỉ được một nửa sự thú vị. Tìm ra các applet rồi đưa vào trang Web của chính mình mới thực sự đúng điệu. Vì vậy, thì hãy thoả mình vào chiếc ghế thoải mái hơn, và chuẩn bị để nối mạng - đã đến thời điểm của Java.             Bước đầu tiên là phải quyết định định các trang được tăng cường Java của bạn như thế nào, rồi sau đó mới sờ đến applet, công cụ sẽ làm cho các trang đó thành hiện thực. Điều chủ yếu, nếu không có các applet, cơn khát Java của bạn sẽ không thể nào thoả mãn được. Rất may là việc tìm các applet còn dễ hơn cả việc tìm cửa hàng bán café ở Seattle; applet có ở khắp mọi nơi. Thực ra applet không phải là phương tiện duy nhất để tạo sinh động cho các trang Web của bạn bằng Java. Java Script, sẽ được trình bày chi tiết hơn trong phần III, cũng là một phương tiện bổ xung sống động Java . Tuy nhiên, Java Scrip chỉ như phần khuất chìm dưới nước của con thuyền applet, cũng là cà phê nhưng không phải là loại hảo hạng như applet.      Chọn đúng applet hoàn hảo.       Bạn hoàn toàn sẵn sàng bước vào giai đoạn làm sống động cho Web site của mình bằng một số applet Java vui mắt, khi đã dừng việc tìm kiếm, có thể nảy sinh câu hỏi : "Các applet đến từ đâu?".       Đây là thời điểm ngồi lại và cùng trao đổi vài câu chuyện nhỏ....       Đừng toát mồ hôi vì nó       Phương pháp tìm kiếm applet để sử dụng trong trang Web của bạn là một phần việc quan trọng trong toàn bộ quá trình lập kế hoạch. Khi phải quyết định các applet Java nào sẽ được đưa vào Web site của mình, bạn có thể một trong hai kỹ thuật sau đây:       Lướt trên Web theo cảm hứng: cách dễ dàng nhất để tạo ra các ý tưởng cho Web site của bạn là nhìn xem những người khác đã làm như thế nào. Bằng cách lướt trên Web, bạn có thể tìm được các trang và các applet gây cảm hứng cho bạn. Quá trình này gọi là lướt theo cảm hứng (inspiration surfing), và có lẽ là phương pháp trực tiếp và thú vị nhất để tạo ý tưởng cho các trang Web của bạn.       Làm việc căng thẳng: nếu bạn là người ham việc và thích tự hành hạ, bạn có thể tự hình thành các ý tưởng đó một cách tương đối độc lập, trực tiếp đáp ứng cho những yêu cầu riêng đối với site của bạn. Kỹ thuật này không mấy thú vị, đòi hỏi độ động não nhiều và bắt buộc tác giả trang Web phải tự đề ra các chi tiết của site mà không lợi dụng được hàng trăm hàng ngàn gì của những người khác đã đầu tư để xây dựng nên các Java site hiện đại.       Điều tệ nhất của phương pháp này là sau khi đã xác định được những gì các applet đó phải thực hiện, bạn còn phải dựng nên chúng. Đúng vậy, nếu bạn đã có trình độ tiến sĩ máy tính, bạn có thể tự viết cho mình một applet từ hai bàn tay trắng. Nhưng nếu bạn là người mới vào nghề, thì tốt nhất là hãy tìm đến con đường dễ dàng và tuỳ biến những applet đã có sẵn từ trước.       Chắc phần lớn mọi người thích làm việc theo cảm hứng hơn là căng thẳng. Còn bạn thì sao?       Để thực sự cảm thấy được những gì các trang Web của mình có thể và sẽ phải thực hiện, bạn nên dành thời gian đáng kể truy cập trực tuyến để xem xét những gì có ở đó. Chỉ sau khi đã đầu tư nhiều thời gian cho công việc định hướng các tài liệu siêu phương tiện này, bạn mới có thể hiểu rõ và đánh giá đúng cách thiết kế trang Web phù hợp.       Đáng tiếc là có nhiều người lao vào Web mà không thực sự hiểu rõ về nó. Phương pháp mù quáng này nhất định sẽ dẫn đến tình trạng làm việc căng thẳng, cố nặn ra các chi tiết của việc xây dựng trang Web mà không gắn với một lý do xác đáng nào, trong khi chỉ cần bỏ ra một ít thời gian để lướt Web cũng sẽ làm cho toàn bộ quá trình dễ dàng hơn nhiều. Mắc sai lầm này là một tai hoạ cho Web site của bạn; phát hành các trang có tăng cường Java trên World Wide Web mà không đầu tư thời gian và kinh nghiệm để biết rõ cách thiết kế nào là tốt hoặc xấu, hệ thốngì chẳng khác gì xuyên một chiếc cọc nhọn vào thẳng tim site của bạn.       Để hiểu lý do tại sao như vậy, bạn phải xem xét kỹ bản chất của Web. Có hàng chục triệu người hàng ngày lướt trên Web, họ chịu mất thời gian và tiền bạc để được sưởi ấm trước màn hình máy tính. Hiện nay, đường phân phối dữ liệu qua Web rất hẹp và lưu thông thường tắc nghẽn. cáng nhiều người trên Web thì việc định hướng này càng trở nên chậm chạp hơn-giống như các cửa hàng trong ngày lễ tết.       Một trong các lý do chính để mọi người nối vào Web là để phát hiện được những cái mới. Bạn có thể đi mọi nơi, xem mọi cái, và du lịch đến vô tận, hình như không bao giờ quay lại những bước chân cũ của mình. Tuy nhiên, mỗi khi tìm đến một trang, bạn cũng phải đợi nó tải xuống qua Net. Web không phải là một hệ thống thông tin được phân phối ngay tức khắc như vô tuyến truyền hình; nó phải tốn thời gian để cho mã nguồn, hình ảnh ,âm thanh và các applet của trang tải xuống máy tính của bạn. mà trên Web, thời gian là tiền bạc.       Thiết kế trang Web càng quan trọng hơn khi bạn dùng Java, và các applet tốn nhiều thời gian để nạp, đặc biệt là khi chúng sư dụng hình ảnh và âm thanh (mà nhiều applet như vậy). Vì Java rất được ngưỡng mộ, nên nhiều người dùng Web sẵn sàng treo máy chờ để tìm cho được trang có tăng cường Java. Nhưng sẽ như thế nào, nếu Web site mà họ phải chờ cho đến lượt lại là đồ dỏm, và toàn bộ thời gian cũng như tiền bạc bỏ ra là vô ích? Bạn có thể tin chắc họ sẽ chuyển ngay đến trang Web khác. Và càng phải đợi lâu thì họ càng có ấn tượng thù ghét hơn đối với site xúc phạm đó.       Mặt khác, site nào thực sự có ích hoặc hấp dẫn thì càng nhiều khách thăm - kể cả được đánh dấu lại để truy cập nhanh sau này,nghĩa là site đó được khách tái thăm nhiều lần. Chỉ có một cách duy nhất để bạn biết rõ kiểu thiết kế nào tốt hay xấu là phải dùng qua nhiều lần đối với cả hai loại. Phương pháp duy nhất để thực hiện điều đó là phải lướt trên Web.       Nếu bạn không lướt trên Web hoặc không phân biệt được site nào xấu tốt, thì hiện tại sẽ không có một cơ hội nào để lao vào cuộc. Sự chuẩn bị đó không chỉ nên làm, mà tuyệt đối phải làm. Hãy nghĩ điều này như là một nhiệm vụ được giao, thực chất không khác gì một chuyến du lịch vòng quanh thế giới với yêu cầu phải chụp ảnh và ghi chép ở mọi điểm dừng chân. Đó thực sự là tất cả những gì bạn phải làm. Hãy lướt ngay trên Web và đánh dấu lại các site mà bạn thích. Hãy đọc phần "Tìm kiếm các applet tốt nhất trong thế giới điều khiển" (trong chương này để biết cách lướt qua các Web site, cách đánh dấu để truy cập nhanh sau này, cách tìm các applet trong đó, và cách lưu lại mã nguồn của những trang mà chũng biểu hiện để tham khảo về sau.       Qua những trình bày trên, không có nghĩa là bạn phải trì hoãn việc đưa các applet vào trang Web của mình cho đến khi đã tìm tòi rộng khắp trên Web và chắt lọc ra được những tinh tuý của nó. Tốt nhất hãy tập luyện kỹ năng nhúng applet song song với việc hình thành các sở thích riêng trong thiết kế trang. Vì bạn tạo ra các trang Web trên chính chiếc náy của bạn, cho nên chỉ có bạn là người duyệt xem chúng trước khi tải lên máy Web Sever. Như vậy, Web site của bạn là một "bán thành phẩm" được hoàn chỉnh ngay trên ổ cứng của mình. Bạn,và chỉ một mình bạn mà thôi, sẽ quyết định khi nào thì một trang là hoàn hảo để đưa ra, cho nên bạn có thể gọt dũa bao lâu tuỳ ý.      Được phép chọn dùng hay không       Khi đi ngang qua một applet trên Web mà bạn muốn nhặt lấy để đưa vào trang của mình thì bước kế tiếp là phải thực hiện một động tác thẩm tra nhỏ để biết bạn có được phép sử dụng applet đó hay không. Có một số applet tuyệt hảo, nhưng không phải là loại được quyền chọn dùng.       Bạn có thể biết chắc một applet hoàn toàn nằm ngoài phạm vi công cộng nếu nó không cung cấp một thông tin nào giải thích cách sử dụng applet đó trong các trang riêng của bạn. Dĩ nhiên đây là một ý tưởng tốt để xem xét toàn bộ site trước khi phải từ bỏ. Nhưng nếu các chi tiết này không được cung cấp, bạn không có cách chọn lựa nào khác là vẫn phải tiếp tục.       Applet là những chương trình nhỏ, nếu dùng chúng mà không được phép thì cũng phạm luật giống như đi vào cửa hàng và chôm một hộp phần mềm bày trên giá.       Rất may là các phương tiện chuyển tải applet trên Web đều cho phép tự do lấy, và hàng ngày được bổ sung thêm một lượng lớn. Hầu hết các applet này đều mô tả một cách chi tiết và chính xác cách thức để bạn có thể đưa chúng vào trong các trang riêng của mình. Cho nên, trừ trường hợp bạn muốn tìm mua một số applet lạ, còn thì bạn có nhiều cơ hội để tìm được đúng những gì mà bạn cần, đơn giản chỉ bằng cách lướt trên Web.      Đặt hàng một applet soạn theo yêu cầu       Nếu đã tìm khắp trên Web mà vẫn không thấy một applet có sẵn theo ý muốn, bạn luôn luôn có thể đặt hàng một applet được xây dựng theo các yêu cầu của bạn. Nhưng nên nhớ, các applet biên soạn theo yêu cầu giá không rẻ, tuỳ theo công việc có liên quan, bạn có thể trả giá từ 50 USD đến 100 USD cho những loại công việc cơ bản nhất.       Một số lượng đông đảo các chuyên gia Java tự phong gần đây đã có mặt trên Web, và hứa hẹn sẽ tạo ra những applet xuất sắc với giá phải chăng. Nếu bạn quyết định phải có một applet Java đặt hàng cho mình, bạn hãy tiến hành một cách an toàn theo những lời khuyên sau đây:       -Chỉ chọn hãng nào có kinh nghiệm: Tìm những công ty được khách hàng giới thiệu và có các ví dụ mẫu về công trình của họ được trình bày nổi bật trên site (hoặc những hãng sẵn lòng cung cấp ngay những mẫu đó khi có yêu cầu).       -Đừng chấp nhận những lời giới thiệu suông. Phải tiếp xúc với từng khách hàng và đặt các câu hỏi có định hướng, như "Công việc gì đã được thực hiện?", "Làm việc đó mất bao lâu?" "Giá bao nhiêu?" và "Có thể giới thiệu công ty này cho công việc của tôi không?"       _Đi nhiều cửa hàng. Những gì mà công ty này làm với giá 500 USD, thì công ty khác có thể chỉ làm với 100 USD hay ít hơn. Nhưng nên nhớ, giá cả không phải là tất cả, mà uy tín của nhà phát triển mới là phần quan trọng nhất.       Web có một diễn dàn, trong đó tất cả những người dùng có một máy tính với một modem đều có thể tự xưng là chuyên gia biên soạn Java. Đừng tin vào những điều đó.      Tìm kiếm các applet tốt nhất trong thế giới điều khiển       Một trong những điều thách thức nhát khi đưa Java vào các trang Web của bạn là phạm vi các khả năng chọn lựa rộng đến chóng mặt mà bạn có trong tay khi đã kết thúc việc tìm kiếm applet (hoặc các applet) sẽ được đưa vào các trang của bạn. Nếu bạn đã từng bị xoay chong chóng trên Web với một brower hiểu Java, thì bạn sẽ biết chính xác điều này. Mỗi lần tìm lại thấy xuất hiện các applet mới mẻ đầy cám dỗ, sẵn sàng để được sử dụng trog những trang riêng của bạn.       Bạn có thể cài một số lượng applet bất kỳ vào trong một trang Web. Nhưng đừng quá tham. Mỗi applet sẽ phải mất một thời gian để tải từ Internet xuống. Kất quả là bất kỳ ai đến thăm trang Web có nhiều applet đều phải đợi rất lâu để các applet đó đủ thời giờ di chuyển trên mạng - điều này có thể làm cho mọi người lảng tránh site của bạn. Với các applet, cũng như với các trang Web nói chung, bạn nên cân nhắc kỹ về thiết kế tổng thể của trang trước khi thực sự xây dựng nó.       Căng buồm lên đi vào cuộc tìm kiếm các applet hảo hạng       Nếu bạn không biết chắc sẽ bắt đầu cuộc tìm kiếm applet của mình từ đâu, thì cũng đừng lo. Bạn có thể bắt đầu duyệt từ bất kỳ trang nào, cứ để cho chuột của bạn dẫn đi theo nhiều hướng. Bạn có thể tiến từ trang này đến trang khác, từ site này đến site khác hoặc cách quãng. Tuy nhiên, nên từ từ trong giai đoạn bắt đầu này, vì bạn sẽ phải hình thành dần một "khẩu vị" riêng trong việc thiết kế trang Web.       Hãy tìm hiểu về những phong cách lướt Web khác nhau, và cố gắng thử tất cả. Nên nhớ, bạn cần phải luyện tập các kỹ năng thiết kế trang Web của mình, và điều này đòi hỏi bạn phải xem kỹ các trang nhưng khác với cách xem của những khách du lịch. Đồng thời, vì có nhiều cách lướt Web khác nhau, nên yêu cầu bạn phải kiểm tra trang bằng tất cả các cách đó.       Khi lướt Web, bạn sẽ hình thành dần sở thích riêng đối với việc thiết kế trang Web. Bạn sẽ biết rõ cái gì mình thích và không thích, đồng thời những thông tin này sẽ được phản ánh vào các quyết định thiết kế của bạn sau này. Những gì làm cho một site có tăng cường Java mạnh lên hoặc yếu đi đều do sở thích rieng của từng người quyết định, song một Web site hoản hảo phải có các chất lượng sau đây:      Mới mẻ. Các applet trên site này không giống như các applet cũ mà mọi người đều dùng. Nếu một applet đã xuất hiện treen một nửa số site hiện hành, thì khi dùng nó liêu site của bạn có gây được sự chú ý không? Có lẽ là không. Song nếu bạn không thể tìm được cho mình những applet thuộc loai duy nhất, thì hãy cân nhắc để sắp xếp những applet cũ đó nằm rải rác không dồn vào một chỗ.      Hấp dẫn. Bản thân site đó không bị nhồi nhét quá nhiều applet, hình ảnh, v.v... Gặp một màn hình xấu xí, những người sử dụng sẽ quay mặt đi ngay trước khi bạn có thể biểu diễn những trò ảo thuật.      Trang trọng. Không có gì có thể đánh bại một trang Web làm cho những người xem phải thốt lên "Chà!" một cách ngưỡng mộ.      Hữu ích. Cùng với sự hấp dẫn và trang trọng, trang của bạn còn phải là cái mà nhiều người có thể sử dụng được. Mọi người lướt trên Web đều thích tìm ra những cái hữu ích cho mình, Nếu site của bạn có ích, mọi người sẽ đến.      Tương tác. cuối cùng, site của bạn phải có khả năng tương tác với người dùng. Nếu họ có thể làm một số cài gì đó với các applet trong site của bạn khi chơi, học, hay làm việc, nó sẽ trở thành vừa có ích vừa thích thú. Trên hết, người dùng sẽ thích những trang vừa có ích vừa vui, hơn là chỉ có ích mà thôi.       Có một số Web site được dành riêng để trưng bày các site và các trang tôi nhất đã đưa ra, và có nhiều Web site chuyên dùng cho việc biểu dương các site và các trang tốt nhất. Để tìm các site tốt nhất và tồi nhất trên Web, chỉ cần sử dụng cơ cấu tìm kiếm và nhập các từ khoá WORST WEB và BEST WEB vào trong câu hỏi của bạn.      Thả neo bằng các thẻ đánh dấu       Khi phải đánh dầu một chỗ nào đó trong cuốn sách in, bạn phải xé một mảnh giấy và đặt vào giữa hai trang. Bạn cũng có thể ghi một số điều gì đó lên mảnh giấy này để nhớ lý do tại sao lại đặt nó vào đây. Khi sử dụng Web bạn cũng làm những việc tương tự. Nhưng đừng có bận tâm về việc tìm mảnh giấy và bút chì. Nên nhớ, đây là thời đại điện tử, nên bản sẽ sử dụng một thẻ đánh dấu ảo.       Khi gặp một trang Web có tăng cường Java hấp dẫn, bản hay đánh dấu nó! Các brower của Web đều cho phép bạn đánh dấy hay liên kết nóng (hotlink) các trang Web để có thể truy cập nhanh sau này. Trong Netscape Navigator, tính năng này gọi là bookmarking; còn trong Microsoft Internet explorer là Favirites. Khi đánh dấu một trang, bạn sẽ có thể quay lại nó một cách nhanh chóng để trí nhớ được nhắc lại sau khi đã bị mụ mẫm đi vì phải xem đến hành trăm trang có Java khác.       Khi tìm kiếm sự cảm hứng Java trong Web, bạn phải ghi thêm chú thích vào các thẻ đánh dấu mà bạn thực hiện. May mắn là hầu hết các browser đều cho phép bạn nhập các ghi chú này vùng lyvs với việc thực hiện đánh dấu. Trên Netscape Navigator chẳng hạn, bạn chọn Boomarks - Go to Bookmarks thì một cửa sổ riêng sẽ xuất hiện, trong đó có chứa tất cả các thẻ đánh dấu mà bạn đã tạo nên từ trước. Ngay khi có một site làm cho bạn quan tâm (hoặc rất tốt hoặc rất xấu), bạn hãy đánh dấu nó như bình thường và chọn Item Properties trong cửa sổ thẻ đánh dấu (hoặc nếu bạn sử dụng hệ thống Windows, bạn có thể nhấn chuột lên thẻ đánh dấu này bằng phím phải). Cửa sổ Properties (các thuộc tính) đặc biệt sẽ mở ra, trình bày những chi tiết về thẻ đánh dấu (như tên gọi và URL của nó chẳng hanh) đồng thời cũng cung cấp cho bạn một khoảng trống để ghi thêm các chú thích. Tại đây bạn có thể đưa vào các ấn tượng đầu tiên của mình về site đó.       Phải bảo đảm ghi lại các ấn tượng đầu tiên về trang vào đứng thời điểm mà bạn thực sự đánh dấu nó. Các ấn tượng đầu tiên của người dùng đối với một site rất quan trọng vì chúng có thể làm cho site thành công hay thất bại. Bạn cần thể hiện cảm giác về những gì hấp dẫn và chán ghét đối với người dùng Web, và chỉ có một cách là tiếp xúc trực tiếp với các trang Web.       Cùng với việc ghi các ấn tượng đầu tiên của bạn về một site, hãy xem xét để xếp hạng nó và ghi điểm kèm theo các thú thích. Bạn có thể chọn bất kỳ hệ thống xếp hạng nào tuỳ ý, cho đến khi tìm được một cách phân biệt giữa các site tốt và site xấu. Ví dụ, bạn có thể chọn hệ thống xếp hạng 1-10, trong đó số nhỏ đại diện cho các site xấu, còn số lớn đại diện cho site tốt, và 10 dành cho site tốt nhất trong các site tốt.      Đào tìm kho báu trong mã nguồn       Chỉ thiết lập các thẻ đánh dầu thôi thì chưa đủ. Bạn còn phải liếc ra sau các màn che để xem mã HTML được dùng để tạo ra các trang WEb.       Nhờ xem kỹ mã nguồn HTML tạo nên các trang gây cảm hứng cho bạn, bạn sẽ biết rõ công thức pha chế của các trang Web hợp "khẩu vị" đó. Tất cả các trình duyệt đều có chức năng cài sẵn cho pohép dễ dàng xem mã nguồn phía sau trang Web. Đối với Netscape Navigator, bạn chỉ cần chọn View - Document Souce. Các browser khác cũng có các chức năng menu tương tự, mặc dù tên của chức năng và menu có thể không giống nhau. (Trong Microsoft's Internet explorer, bạn chọn View-Source)       Khi xem mã nguồn của trang Web, bạn có thể tìm thấy mọi thứ mà bạn cần để biết trang Web đã được tạo ra bằng cách nào. Và, quan trọng hơn cả là bạn xem được công thức pha chế mà người ta dùng để tạo nên trang Web từ đầu! cụ thể, bạn muốn xem trang này đang sử dụng các applet nào, nếu có.       Nhắc lại, đâu là một thủ tục đơn giản. Bạn chỉ cần gọi tính năng Find của browser và tìm từ applet. Cách hoạt động của qui trình này đối với Netscape Navigator như sau:       1. Nhấn Ctrl+F (hoặc +F nếu bạn dùng máy Mac)       Khác với Microsoft Explorer, Netscape không cho bạn chức năng menu đối với tính năng Find khi xem mã nguồn của trang.       2. Khi hộp thoại Find xuất hiên, bạn gõ từ applet và nhấn vào nút Search!       Nếu trang đang xem có dùng applet Java, bạn sẽ tìm thấy thr trong mã nguồn HTML của nó. Tại thời điểm này, bạn được tự do sao chép và dán toàn bộ thẻ vào tài liệu văn bản để tham khảo sau này. Hoặc tốt hơn, bạn có thể cất giữ toàn bộ tập tin mã nguồn vào máy tính cá nhân của mình. Sau đó, bạn cũng muốn biết có còn những applet nào khác chứa trong trang hay không, và do đó bạn vẫn tiếp tục tìm.       3. Tiếp tục tìm kiếm cho đến khi tìm thấy tên và các thông số cài đặt cảu tất cả các applet trong trang.       Nên nhớ, từ applet có thể xuất hiện trong thẻ dưới dạng chức thường hoặc chức hoa, mặc dù nên dùng chữ hoa cho dễ đọc. Rất may, theo ngầm định tính năng Find trong hầy hết các browser đều không lưu ý kiểu chức (nếu browser của bạn không như vậy, hay tìm một tuỳ chọn trong cửa sổ Find cho phép khẳng định kiểu chữ sẽ được bỏ qua). Kết quả bạn sẽ tìm được tất xả các thẻ trong tài liệu, bất kể bằng từ applet hoặc APPLET.       Dĩ nhiên việc xem mã nguồn tài liệu theo cách trực tuyến này không mấy thuận lợi cho bạn vì phải tốn lệ phí trực tuyến. Bạn sẽ phải nối với Web và xem lại mã nguồn mỗi khi cần nhớ lại các chi tiết của cách thức được dùng để tạo nên trang đó. Tuy nhiên, bạn không cần phải có trí nhớ của Einstein để nhớ lại những đặc trưng của dạng thẻ; máy tính của bản đã thực hiện việc này. Đó là local storage (bộ nhớ tại chỗ), thực chất là lưu tập tin trên ổ cứng của bạn.      Chiếm lĩnh và mang về nhà       Sau khi đã tìm thấy trang gây được cảm hứng, tại sao không tải luôn cả mã nguồm HTML của nó xuống máy tính bạn, tại đây bạn có thể xem nó bất kể thời gian nào mà không mất xu nào cho lệ phí trực tuyến? Không có lý do nào bắt buộc bạn phải nối với Web để xem mã nguồn khi đã có chính trang đó trên máy của riêng bạn.       Cất giữ mã nguồn của một trang Web rất dễ dàng. Tất cả công việc phải làm chỉ là nhấn chuột vào tuỳ chọn Save của browser (trong Netscape Navigator, bạn chọn File-Save từ menu của browser). Cần nhớ, với Netscape Navigator, bạn phải chọn Save trong khi đang duyệt chính trang Web đó, chứ không phải mã nguồn, vì không có chức năng menu nào cho bạn dùng khi đang xem mã nguồn.             Khi lưu một trang Web, phải bảo đảm đã gán cho trang đó một tên, tiếp theo là đuôi mở rộng. HTML (hoặc .HTM). Lưu tài liệu theo cách này bạn sẽ dễ dàng nhận biết nó có chứa mã nguồn của trang Web. Đồng thời, bạn cũng phải bảo đảm lưu trang Web ở dạng HTML nếu được; nếu không, bạn sẽ lưu tài liệu đó như một văn bản đơn giản chứ không phải là mã nguồn! Mặc dù Netscape Navigator tự động gán dạng HTML mặc định khi lưu các trang Web vào đĩa, nhưng các browser khác có thể không như vậy. Nếu bạn không biết chắc dạng nào browser dùng để lưu trang, thì chỉ việc mở tài liệu đó ra xem bằng một trình xử lý văn bản (hoặc bất kỳ chương trình nào có khả năng xem bằng mộ trình xử lý văn bản đơn giản). Nếu dạng thức đó là HTML, bạn sẽ nhìn thấy mã nguồn này ngay tức khắc. Còn nếu không phải, hay quay về lại browser rồi lại tiến hành lưu trang đó một lần nữa - lần này dùng dạng HTML.      Cũng như mọi tài liệu khác, khi lưu trang Web, bạn phải chọn một vị trí trên ổ cứng cho nó. Nên tạo ra một thư mục mới cho từng site và lưu các trang lấy ra từ site đó trong thư mục này. Dĩ nhiên, bạn có thể lưu mã nguồn ở bất cứ đâu tuỳ thích trong máy của mình. Chỉ cần đảm bảo đã ghi lại mơi cất nó để có thể tìm laị sau này.      Sau khi đã tải mã nguồn của trang Web xuống máy tính cá nhân của mình, bạn có thể xem nó với browser của bạn bằng cách vào chức năng thích hợp trong menu File. Với Netscape Navigator, bạn dùng tuỳ chọn Open để có thể xem hoặc mở các trang Web đã lưu trong máy tính của bạn.      Khi đã mở một trang Web nằm trong máy tính của mình, bạn có thể gắn thẻ đánh dấu vào nó giống như trang Web tồn tại trực tuyến, để có thể truy cập nhanh mỗi khi cần xem lại sau này. Và cũng giống như các trang Web trong không gian điều khiển, bạn có thể dùng browser để xem mã nguồn của các trang đang lưu trong máy tính - nhưng với các trang địa phương này, bạn không cần vội vã vì không phải trả lệ phí trực tuyến theo thời gian.     Tải xuống thêm ngoài mã nguồn      Lần đầu tiên tải xuống một trang để truy cập tại chỗ, có thể bạn rất ngạc nhiên khi nhận thấy không có hình ảnh, âm thanh, hoặc các applet đi kèm trong đó. Thực tế này có thể làm thay đổi hoàn toàn dáng vẻ của trang so với khi xem trên Web. Xảy ra điều này vì bạn chỉ tải nguồn, không có gì hơn nữa. Nhưng can gì, vì mã nguồn của các trang Web là quan trọng nhất - Đó là công tức cơ bản để xây dựng nên các trang riêng của bạn.      Nhưng các trang Web có tăng cường Java đã được tạo ra không chỉ bằng mã nguồn HTML và các hình ảnh như hầu hết các trang thông thường. Lưu toàn bộ trang (mã nguồn, đồ hoạ, âm thanh và các applet) vào ổ cứng của bạn ngay cùng một lúc không mấy dễ dàng. Rất may là lưu các hình ảnh của trang Web lại khá đơn giản. Tuy nhiên, lưu các phân tử khác chứa trong trang, như âm thanh và các applet không dễ dàng lắm.      Mặc dù việc lưu giữ tất cả các phần tử chứa trong trang là hoàn toàn có khả năng về mặt kỹ thuật, nhưng đó là một quá trình tẻ nhạt hơn so với việc lưu hình ảnh. Thực ra, cách thực hiện việc này là một điều bí mật không thể chia sẻ. Bạn thấy đấy, lấy các phần tử này ra để cho vào máy tính địa phương của bạn có thể là một việc vi phạm pháp luật! Pháp luật trong lĩnh vực này chỉ là một cái bóng mờ nhạt, vì Web thực thể công cộng được sử dụng để xuất bản các tài liệu cho một cộng đồng rộng lớn. tuy nhiên, các phần tử chính tạo nên những tài liệu đó có thể không được dự kiến cho việc truy nhập riêng tư.     Lưu hình ảnh      Có lúc bạn muốn thêm nhnữg cái khác, ngoài mã nguồn của trang Web, vào máy tính của mình; nhất là khi bạn lướt ngang qua một trang có chứa hình ảnh được dự định dùng kèm với applet Java, hiện tượng rất thường gặp khi bạn sục sạo Web trong quá trình tìm kiếm cảm hứng cho các trang riêng của bạn.      Rất may, hình ảnh thường được tạo sẵn thông qua các trang Web đều miễn phí và không bị hạn chế, nghĩa là bạn có thể sử dụng chúng trong các trang của mình mà không sợ phạm luật. Điều này thực sự có ích và tiết kiệm thời gian, vì các hình ảnh tinh vi và sinh động rất khó tạo ra bằng hai bàn tay trắng. Thay vì phải tự tạo, bạn có thể lấy các hình ảnh trang nhã trực tiếp từ trang Web để dùng với các applet Java của mình. Dĩ nhiên với điều kiện là trang trang mà bạn lấy hình ảnh có công bố rõ ràng rằng những hình ảnh đó được tự do lấy ra, không hạn chế.      Với Netscape Navigator hoặc mọi browser hiểu Java có sẵn khác, việc lưu hình ảnh là một khả năng chắc chắn. Tất cả công việc phải làm chỉ là nhấn chuột lên hình theo một cách đặc biệt. Bằng cách nhấn chuột lên hình, bạn sẽ được đưa đến mối liên kết với nó, nếu như hình ảnh đó thực sự là một siêu liên kết. Thực hiện một số động tác, bạn có thể lưu hình ảnh vào đĩa.      -Nếu bạn dùng máy Macintosh thì thủ thuật đặc biệt ở chỗ không thả nút chuột sau khi đã nhấn. Công việc phải làm chỉ là nhấn và giữ phím chuột trong khi con trở đặt trên hình, một menu xuất hiện, trong đó có tuỳ chọn để cất hình ảnh vào đĩa.      -Đối với người sử dụng Windows, quá trình có khác chút tí. Vì chuột Windows có hai nút nên có thể báo cho browser Web khác, chứ không chỉ đối với Netscape Navigator. Chỉ cần nhấn chuột lên từng hình trong trang bằng kỹ thuật chuột phù hợp đối với hệ máy của bạn, rồi chọn Save Image trong menu vừa xuất hiện. Mối đe doạ duy nhất cho kế hoạch này là các liên kết bị đứt.     Giải quyết các liên kết bị đứt      Vì trang Web có thể chứa các hình ảnh nằm trong nhiều thư mục khác nhau, hoặc thậm chí trên nhiều server khác nhau, nên có thể bạn phải cấp nhật mã nguồn cho trang đó sau khi đã lưu nó vào máy tính của mình. Ví dụ, bạn đã lưu một trang cùng với tất cả hình ảnh của nó vào trong một thư mục trên máy của bạn. Trừ trường hợp trên Web các hình đều nằm trong cùng thư mục với chính trang đó, còn không thì những liên kết với các hình này sẽ bị đứt. Kết quả là bạn sẽ không nhìn thấy khi mở trang ra trên máy tính bằng browser của bạn, vì bây giờ chúng nằm trong cùng thư mục với trang đó, chứ không phải ở vị trí mà trang Web xác định.      Cách giải quyết là cập nhật mã nguồn, hoặc tạo ra một cấu trúc thư mục trên máy tính của bạn tương đương với cấu trúc thư mục của Web site mà bạn đã lấy nguồn ra. Bạn nên cập nhật mã nguồn, vì lúc nào cũng thực hiện được biện pháp này, ngay cả khi hình ảnh được tham chiến bằng một URL tuyệt đối. Hơn nữa, bạn có thể làm việc với các URL tương đối chỉ đơn giản bằng cách tạo ra đường dẫn thư mục tương được trên máy tính của bạn. Còn với các URL tuyệt đối thì quá tầm giải quyết của bạn, trừ phi tất cả các URL tuyệt đối này đều đi ngang qua cùng thư mục với bản thân trang, mà điều này rất ít gặp. Trong trường hợp đó bạn không còn cách lựa chọn nào khác là thay mã nguồn của trang để nó cũng dùngmột URL tương đối, vì bạn không thể bắt chước toàn bộ các Web server trên máy tính của mình bằng các cấy trúc thư mục đơn giản. Muốn thay đổi mã nguồn, hãy nạp HTML voà bộ soạn thảo văn bản, như Notepad của Windows (hoặc trình ứng dụng Macintosh Simple Test) rồi cập nhật các tham chiếu HTML.     Cuộc chiến chống tắc nghẽn dải thông      Rất dễ say mê trong việc tạo ra các trang Web được tăng cường Java chứa đầy ắp âm thành và hoạt hình phức tạp. Làm phong phú cho site của bạn bằng một việc đầy lôi cuốn! Và mặc dù mọi viêc có vẻ như là rất tốt đẹp khi xây dựng các trang như vậy trên máy tính của mình, nhưng bạn sẽ nhận ra sự vướng mắc khi đưa chúng vào cuộc sống trên Web.      Như bạn thấy, khi xây dựng các trang tại chỗ bằng mã nguồn HTML, các hình, các applet và các tập tin hỗ trợ (thường là hình ảnh và âm thanh đi kèm applet) đều nằm trên ổ cứng của bạn nên mọi chuyện rất trôi chảy. Tất cả các phần tử của trang đều có sẵn trên máy tính, nên không mất thời gian để chờ chúng chạy trên đường dây, và mọi thức nạp vào browser của bạn hầu như tức khắc. Nhưng khi tải trang đó cùng với tất cả các bộ phận của nó lên Web thì bạn lại phải đối mặt với một trở ngại hoàn toàn khác gọi là dải thông (bandwidth).      Bất kỳ ai đến thăm các trang nằm trên World Wide Web đều chịu ơn huệ của dải thông - nó quyết định tốc độ mà mọi thứ chuyển từ đường dây xuống máy tính của người dùng. Nói rõ hơn, dải thông bị hạn chế là một trong các vấn đề khó khăn nhất trên Web hiện nay. Thay vì lướt qua các trang của bạn, như bạn vẫn làm khi trang còn nằm toàn bộ trên máy tính cá nhân của mình, các khách đến thăm site của bạn sẽ cảm thấy như đang bơi trong cát lún vì phải đợi mọi thức được tải xuống, trước khi hưởng được niềm vui.      Vì dải thông là một thông số quan trọng đối với đại đa số người dùng Web, nên bạn phải xem xét đến mẫu số chung nhỏ nhất này. Mặc dù bạn có thể cố gắng tự thuyết phục rằng modem 28,8 Kbps là chuẩn mực, và giấc mơ về modem cáp và ISDN tốc độ cao sẽ thành sự thực trong tương lại không xa, thì nhiều người vẫn đang kết nối vào Internet ở tốc độ 14,4 Kbps hoặc thấp hơn. Để tỏ ra lịch sự và tươm tất đối với những khách thăm Web site của mình, bạn hãy đưa ra cho mọi người các trang được tăng cường Java của mình mà không định ra hình phạt đối với những ai truy cập chậm; bạn phải lưu ý khi lập kế hoạch cho các trang Web: cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề dải thông.      Mặc dù các applet rất nhỏ và truyền trên đường dây không mất thời gian, nhưng các tập tin đồ hoạ và âm thanh mà chúng thường sử dụng thì lại tốn thời gian kinh khủng. Bạn có thể thực hiện một số việc để giảm bớt thời gian truyền tải và đề phòng tắc nghẽn khi tải các tập tin này qua mạng.     Đánh giá các tập tin âm thanh      Khi làm việc với các tập tin âm thanh, Java chỉ hỗ trợ dạng âm thanh của Sun. Các tập tin dùng dạng này có đuôi mở rộng .au. Nếu bạn có tập tin âm thanh không dùng uLaw, như tập tin .wav của Windows chẳng hạn, bạn phải chuyển nó thành dạng uLaw nếu bạn định dùng nó với một applet.      Mặc dù dạng uLaw tạo ra những tập tin nhỏ hơn về kích thước so vơí các dạng khác, nhưng chất lượng âm thanh không tốt lắm. Có thể bạn phải tự tìm các chức năng biên tập âm thanh có trong công cụ chuyển đổi nào đó để khử bỏ tiếng nhiễu mà bạn nghe thấy khi chuyển các âm thanh chất lượng cao sang dạng này.      Mặc dù tiện ích chuyển đổi GoldWare (cung cấp cho người dùng Windows) có chứa một số chức năng biên tập âm thanh (như các hiệu ứng Smooth và Fade), nhưng chương trình uLaw (cung cấp cho người dùng Macintosh) chỉ có khả năng chuyển đổi các tập tin mà thôi; không thể biên tập chúng. Nếu bạn là người dùng Macintosh và nhận thấy âm thanh vừa chuyển đổi bị nhiễu quá mức, thì bạn phải cân nhắc để đầu tư thêm trình công cụ chất lượng tốt, vừa có khả năng biên tập âm thanh vừa lưu chúng theo dạng .au được Java hỗ trợ. Nhưng trước khi ra phố và tiêu di những đồng tiền đã dành dụm, bạn phải kiểm tra trước kho hàng phần mềm dùng chung của Macintosh đang rất dồi dào trên Web.     Cắt bỏ khoảng lặng      Nhằn giảm bớt kích thước của các tập tin âm thanh càng nhiều càng tốt khi chuyển đổi chúng để dùng với Java, bạn chỉ cần giữ lại các phần cơ bản của nó. Hãy cắt bỏ mọi khoảng lặng nằm phía trước hoặc sau. Làm như vậy, bạn sẽ thu nhỏ được kích thước của tập tin mà không ảnh hướng xấu đến âm thanh.      Vì việc cắt bỏ tất cả các khoảng lặng trước và sau của âm thanh làm cho khi phát lại âm thanh đó sẽ bắt đầu và kết thúc một cách bất ngờ hoặc vội vã, nên bạn phải giữ lại một vài khoảng lặng ở mỗi đầu để âm thanh tự nhiên hơn. Rất may là bạn có thể đạt được hiểu quả như vậy bằng cách đặt fade-in vào đầu âm thanh (âm thanh lớn dần) và fade-out ở phần kết thúc (âm thanh nhỏ dần). Các hiệu ứng này tạo ra sự chuyển tiếp đièu hoà cho âm thanh. kết quả không những làm hco âm than hấp dẫn và mang tính chuyên nghiệp hơn, mà còn cho phép bạn tiết kiệm được những giây quý giá trong thời gian tải xuống.      Một vài giây có vẻ không nhiều, nhưng mỗi giây đó đều đáng giá khi tính vào dải thông. Điều này càng có ý nghĩa khi bạn sử dụng nhiều âm thanh trong một trong Web. Nhiều giây cộng lại thành nhiều phút... và khi truy cập trực tuyến sẽ thành nhiều đô la chi phí.     Tạo ra các vùng lặp âm thanh      Ấm thanh là một phương pháp hiệu quả thu hút sự chú ý và bổ sung thêm tác động cho trang Web, đồng thời vì các applet Java làm cho việc sử dụng âm thanh trở nên dễ dàng, nên nhiều người có xu hướng lạm dụng âm thanh trên các trang Web của họ. Như vậy sẽ tạo nên tắc nghẽn dải thông và làm cho khách thăm trang Web của bạn xa lánh.      Thay vì dùng nhiều đoạn âm thanh kèm theo các applet Java của mình, bạn nên cân nhắc xem biện pháp looping (quay vòng) âm thanh có thể thay thế được hay không. Khi quay vòng một tập tin âm thanh, nó sẽ tự lặp lại liên tục cho đến khi bạn báo dừng. Hiệu ứng này rất tác dụng, đặc biệt khi âm thanh quay vòng là âm thanh tinh tế. Quay vòng có thể là một biện pháp thay thế tốt cho cách "bỏ bom" khách thăm của bạn bằng hết âm thanh này đến âm thanh khác, và cũng giải phóng bớt dải thông trong quá trình này.      Nhờ tính linh hoạt của Java hỗ trợ âm thanh, bạn sẽ rất vui sướng nhận thấy rằng mình có thể sử dụng một số lượng lớn âm thanh cùng lúc, bạn không phải dừng vòng lặp để nghe âm thanh khác. Trừ trường hợp bạn quy định ngược lại (giả thiết applet bạn dùng cho phép), còn thì tất cả mọi âm thanh mà bạn chơi cùng một lúc sẽ được phối hợp với nhau, tạo nên âm thanh rất phong phú.     Tạo ra hầu hết các hình ảnh và mầu sắc      Java cho phép sử dụng các hình ảnh GIF (Graphics Interchange Format) cũng như JPEG (Joint Photographic Experts Group), nghĩa là bạn có thể chọn lựa khi dùng hình ảnh cho các applet của mình.      Dạng JPEG cho phép bạn dùng hình màu 24 bit (chất lượng gần bằng ảnh chụp) cho applet của mình. Thế nhưng với GIF bạn bị giới hạn trong phạm vi hẹp hơn rất nhiều khi chọn màu - chính xác là không quá 256 màu.      Mặc dù việc sử dụng hình JPEG đủ màu cho các applet là rất hấp dẫn, vì dạng này hỗ trợ một phổ màu rộng hơn nhiều so với GIF, nhưng không nên quá tham. Bạn hãy cố giảm bớt số lượng màu trong các hình của mình xuống còn 256 hoặc ít hơn nữa; như vậy bạn sẽ giảm được lượng thời gian bị mất cho tập tin của bạn di chuyển trên đường dây. Dĩ nhiên làm cho các hình giảm xuống dưới 256 màu phải có mẹo. Khi thực hiện biện pháp tối thiểu hoá này, bạn còn phải quyết định dùng dạng tập tin nào để lưu chúng GIF hay JPEG?     Thu gon bảng màu của hình      Bất kể dùng dạng nào, các hình đều chiếm một phần dải thông. Để giảm thời gian cần thiết cho một hình truyền qua đường dây, bạn phải cắt bớt lượng dữ liệu dùng để biểu diễn hình đó. Rất may, hầu hết các chương trình đồ hoạ phổ biến trên thị trường (Adobe Photoshop, CorelDraw!, Fractal Design Painter...) cũng như nhiều chương trình đồ hoạ thuộc phần mềm dùng chung khác, đều cho phép bạn giảm nhỏ kích thước tập tin một cách đáng kể bằng cách giảm bớt số lượng màu khác, hay palette (bảng màu) dùng để biểu thị một hình.      Chính bạn cũng có thể tự tìm được khả năng sử dụng dưới 256 màu trong hình ảnh của mình. Bằng cách loại bỏ những màu không cần thiết ra khỏi bảng màu, bạn sẽ bảo toàn được không gian lưu trữ và giảm bớt được thời gian tải xuống. Một cách khác để thu gọn bảng mày của hình là hạn chế số lượng các sắc thái của mọi màu được sử dụng. Chẳng hạn, thay vì phải có 16 sắc thái khác nhau của màu vàng trong một hình, bạn có thể thu nhỏ bẳng màu chỉ hỗ trợ ba sắc vàng. Nếu áp dụng kỹ thuật này cho tất cả các màu, bạn có thể thu nhỏ bảng màu của một hình, đồng thời rút gọn một cách đáng kể kích thước tập tin đó.      Dĩ nhiên có một sự trả giá giữa chất lượng hình và kích thước lưu trữ. Tuy nhiên, bạn có thể thu gọn bảng màu một cách đáng kể mà không ảnh hưởng xấu đến chất lượng hình.     Chọn GIF hay JPEG      Khi bổ sung hình vào trang Web của mình, bạn phải chọn dạng để hỗ trợ. Java hỗ trợ cả hai dạng GIF và JPEG, nhưng có một số yếu tố làm cho bạn thích dùng cái này hơn cái kia.      Sử dụng các hình GIF có một số điểm lợi. Đối với những người mới bắt đầu, hầu hết các chương trình đồ hoạ, kể cả các tiện ích của phần mềm dùng chung, đều hỗ trợ dạng phổ biến này, cho nên không bao giờ bạn phải mất tiền cho các công cụ giúp bạn hình thành và biên tập các hình theo dạng này. Trong thực tế, GIF là dạng đồ hoạ phổ biến nhất được dùng trên Web hiện nay. Hơn nữa, dạng GIF có hiệu quả cao và có tính năng nén bên trong làm cho các hình ảnh tương đối nhỏ. Cuối cùng, GIF hỗ trợ transparency và interlacing là các tính năng có thể nâng cao rất nhiều sự hấp dẫn của applet.     *Thực hiện transparency với GIF      Transparency (sự trong suốt) cho phép người nghệ sĩ đồ hoạ có thể đưa bất kỳ màu nào vào trong hình như thể nó là trong suốt. Khi được đưa ra trên màn hình, màu này không được tiêu biểu bằng tất cả các màu trong bảng màu, kể cả màu nền của hình đó. Kết quả là chúng có thể không hấp dẫn lắm - trừ trường hợp màu của các phần này phù hợp một cách chính xác với nền bên dưới. Do vậy, dạng GIF là sự lựa chọn duy nhất đối với các hình cần phải có một phần "có thể nhìn xuyên qua".      Đáng tiếc là không phải tất cả các applet Java đều biết cách hoạt động với các hình trong suốt. cho nên, dù bạn đã đi hết quá trình vất vả của việc tạo ra hình GIF trong suốt (đôi khi bạn phải dùng đến những tiện ích đặc biệt để làm), các hình của bạn vẫn có thể hiện thị cả màu nền, tuỳ vào loại applet mà bạn dùng. Kết quả là bạn sẽ phải dùng các applet có khả năng hỗ trợ hình trong suốt khi được phép chọn. Làm thế nào để biết một applet hỗ trợ hình trong suốt? Bạn sẽ phải hỏi chính người đã biên soạn ra applet, hoặc đọc các tài liệu đi kèm với các applet đó. Cũng có thể dùng thử rồi tự nhận xét.      Đôi khi bạn không được lựa chọn - chỉ có thể tìm thấy một applet đúng với những gì bạn muốn, nhưng lại không hỗ trợ hình trong suốt. Trong trường hợp này, cách giải quyết là sử dụng một chương trình đồ hoạ để thay đổi các hình mà applet đó sẽ dùng, thiết lập một màu nền đúng như màu của trang Web mà nó sẽ được hiển thị trên đó. Theo cách này, khi mỗi hình được hiển thị, nó sẽ xuất hiện dưới dạng trong suốt mặc dù thực tế không phải - chỉ vì nó có màu nền giống như màu trang Web mà thôi.      Thiết lập màu trong suốt và chọn màu nền cho hình của bạn đều là chức năng của chương trình đồ hoạ mà bạn tình cờ sử dụng. Để tìm cách xây dựng hình trong suốt hoặc đặt trước một màu nền cụ thể cho nó, bạn hãy tham khảo tài liệu thuyết minh của chương trình đó.      Mặc dù hiện nay chưa, nhưng tất cả các applet rồi sẽ hỗ trợ cho hình trong suốt. Vì bản thân ngôn ngữ lập trình Java không tạo điều kiện dễ dàng để các nhà lập trình có thể hỗ trợ tính năng trong suốt trong các applet của mình, nên nhiều nhà lập trình không thực hiện việc này. Tuy nhiên, trong một tương lại gần, ngôn ngữ lập trình Java sẽ được cải tiến để có nhiều tính năng hơn nữa so với hiện nay. Lúc đó, khoảng cuối 1996, khả năng hỗ trợ đối với hình trong suốt sẽ được xây dựng trực tiếp trong ngôn ngữ này. Và nếu điều đó là hiện thực, thì tất cả các applet được biện soạn từ thời điểm này về sau sẽ hỗ trợ đối với các hình trong suốt.     *Thực hiện interlacing với GIF      Interlacing (xen kẽ) là một tính năng độc đáo khác cho dạng GIF, nhưng khác với sự trong suốt, nó được tất cả các applet hỗ trợ. Sự xen kẽ cho phép các hình ảnh xuất hiện dần trên màn hình trong quá trình chúng vẫn đang đi qua đường dây, người xem không phải đợi cho đến khi toàn bộ hình được truyền cong. Hiệu ứng này cũng tương tự như khi quan sát sự hiện hình của bức ảnh chụp Polaroid; bạn có ý tưởng về bức ảnh trước kh nó được hiện hình xong.      Vì tính năng xen kẽ cung cấp cho người dùng Web có cái để xem trong khi hình đang trở nên rõ dần lên, cho nên họ không bỏ qua quá trình này để chuyển đi nơi khác. Nhiều người sẽ dán mắt vào để xem hình ảnh đàn hiện dần, bị mê hoặc bởi sự kỳ diệu của nó.     *Có nhiều màu hơn JPEG      Vì dạng GIF hỗ trợ cho hình trong suốt lẫn hình xen kẽ, ngoài ra nó là dạng mặc định cho đồ hoạ Web nói chung, cho nên bạn sẽ thường nhận thấy chọn nó cho các applet của mình không tốt bằng JPEG.      Dù thế nào đi nữa thì các hình GIF hiện nay cũng bị hạn chế trong phạm vi 256 (8bit) màu. Mặc dù một ngày nó đó sẽ có nâng cấp cho dạng này, nhưng tại thời điểm viết quyển sách này (cuối 1996), bạn không thể dùng các hình GIF để hiện thị số lượng màu nhiều hơn số đó. Ngược lại, dạng JPEG hỗ trợ cho trên 16 triệu (24 bit) màu khác nhau. ở nơi nào nhất thiết phải có hơn 256 màu trong một hình thì nhất thiết phải dùng dạng JPEG.      Mặc dù JPEG có vẻ như là một chọn lựa phù hợp khi cần dùng hơn 256 màu, nhưng bản phải cân nhắc một điều là bất kỳ lúc nào applet cũng chạy trong các hệ máy Windows, mọi hình ảnh mà nó dùng đều được giảm xuống 256 màu trước khi hiển thị! Đây là một vấn đề đối với các applet Java đang chạy trên máy có cơ sở Windows - nhất định sẽ được khắc phục trong tương lai khi phiên bản nâng cấp Java được phát hình cho các hệ thống máy này. còn hiện nay, dù bạn có sử dụng các hình ảnh JPEG đi nữa thì những chi tiết đẹp của chúng cũng bị vô dụng đối với người dùng Web trên hệ máy Windows.     *Chiếm ít không gian hơn với JPEG      Một quy tắc chung; phải duy trì tổng số tài liệu được tải xuống cho mỗi trang (các tập văn bản, đồ hoạ, âm thanh, các applet...) luôn luôn dưới 250K. Vậy làm cách nào để biết một tập tin lớn nhỏ ra sao?      -Người dùng Macitosh có thể đến với Finder, điểm sang tập tin đó, rồi chọn File-Get Info.      -Người dùng Windows thì đến với Windows Explorer, nhấn chuột lên tệp tin bằng phím bên phải, rồi chọn Properties từ menu vừa xuất hiện.      Dĩ nhiên các kỹ thuật này chỉ cho bạn biết kích cỡ của một tập tin, bạn phải tiến hành lặp lại đối với từng tập tin xuất hiện trên trang Web của mình rồi tổng cộng tất cả số liệu đó lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn Get Info (Mac) hoặc Properties (Windows) trên thư mục chứa trang của bạn, chứa applet, và tất cả các tập tin đồ hoạ cũng như âm thanh mà nó sử dụng (giả thiết rằng tất cả chúng đều nằm trong cùng một thư mục). Bạn phải bảo đảm thư mục này chỉ chứa các tập tin được dùng trong trang đó - kích thước được báo cáo sẽ bao gồm mọi tập tin chứa trong thư mục này.      Nếu bạn có một số lượng lớn đồ hoạ và có tổng cộng hơn 250K tài liệu dùng trong trang Web, bạn phải tính đến việc sử dụng dạng JPEG để đạt mức độ nén cao nhất. Vì các hình ảnh có hơn 100 màu sẽ được nén hiệu quả hơn khi. ở dạng JPEG so với GIF, cho nên mục tiêu đầu tiên mà các hình này phải nhằm vào là giữ được hầu hết màu sắc đối với JPEG.      Sau khi đã thu hẹp bảng màu và nén từng hình sẽ xuất hiện trong trang của bạn (dù là một bộ phận của trang cũ dùng HTML, hay chỉ được dùng bởi applet), bạn phải tính toán lại tổng lượng bộ nhớ mà trang của bạn sẽ chiếm: Nếu kích thước tổng cộng của trang lớn hơn 250K, bạn phải xem xét một cách nghiêm túc việc giảm bớt lượng tài liệu dùng trên nó. Bạn cũng có thể giám bớt kích thước của các hình, cắt bỏ toàn bộ các tài liệu dư thừa. Và dĩ nhiên, lúc nào bạn cũng có thể sử dụng dạng JPEG với mức độ nén cao nhất đối với tất cả các hình. Nhưng phải nhớ rằng, nếu dùng dạng JPEG, bạn sẽ mất cả khả năng hình trong suốt lẫn khả năng hình xen kẽ có sẵn trong GIF.     *Lưu ý đến các hệ thống máy của khách đến thăm      Điều cân nhắc cuối cùng của bạn khi lựa chọn dạng là thiết bị của những người dùng thuộc loại nào. Nếu bạn vẫn thích sử dụng các hình trong trang Web và trong các applet có chứa hơn 256 màu, thì phải chú ý đến tình trạng đa số người dùng Web không có trong tay loại máy tính có thể hiển thị quá 256 màu. Thực tế, nhiều hệ máy nối với Web thậm chí không hiển thị nổi quá 16 màu. Kết quả là những hình ảnh đầy đủ màu sắc tuyệt đẹp của bạn sẽ bị thu hẹp xấu xí đến mức đáng thương haị trên các máy đó. Để tránh thảm kịch này, bạn hãy đầu tư thời gian để giảm bớt bảng màu của các hình càng nhiều càng tốt, ngay từ đầu.      Mặc dù không cần phải bỏ thật nhiều thời gian để cố làm phù hợp với các hệ thống máy chất lượng thấp, nhưng bạn nên giả thiết rằng phần lớn người dùng Web chỉ có thể xem đến 256 màu. Nếu bạn đồng ý như vậy thì việc lựa chọn giữa JPEG và GIF sẽ trở nên rất dễ dàng. Java, ngôn ngữ lập trình và ứng dụng           Java, đó là một ngôn ngữ lập trình mới xuất hiện, một cuộc cách mạng trong công nghệ phần mềm. Trong mấy tháng nay, khi bạn lướt trên các trang web, vào các máy tìm kiếm, xem các nhóm thảo luận, đọc các báo, đâu đâu cũng thấy nhắc tới Java. Người thì cho rằng, Java cũng như các ngôn ngữ khác, chẳng có gì đặc biệt và thú vị và đưa ra danh sách các yếu điểm, thiếu sót, lỗi lầm và những lời giải thích dài dằng dặc và cũng khó hiểu vô cùng. Trong khi đó, phần đông người sử dụng, lập trình viên, các nhà sản xuất phần mềm lại ưa thích Java, nhiều công ty đã công bố kế hoạch phát triển các sản phẩm phần mềm của mình dựa trên nền tảng Java, các báo, nhóm thảo luận về Java, lập trình Java và một số vấn đề liên quan nở rộ khắp nơi. Còn ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?         Hãy cùng xem xét một số nhận định về Java và một vài ngôn ngữ lập trình khác. Như các bạn đã biết, các ngôn ngữ lập trình được ra đời từ rất lâu, và tính cho đến nay đã có tới hàng chục loại khác nhau. Tuy nhiên số này được phân chia ra làm 2 loại, các ngôn ngữ lập trình bậc thấp và các ngôn ngữ lập tnình bậc cao. Những ngôn ngữ lập trình bậc thấp, (điển hình nh assembler) hỗ trợ rất ít cho ngời sử dụng, các câu lệnh thường khó hiểu vì nó đòi hỏi bạn phải trực tiếp điều khiển việc giao tiếp với máy và các ngôn ngữ bậc cao (có hỗ trợ cho ngời lập trình thông qua chơng trình dịch và một số môđun có sẵn - chẳng hạn như Turbo Pascal, C, Java...). Tất nhiên nếu phải chọn lựa giữa ngôn ngữ lập trình bậc thấp và ngôn ngữ lập trình bậc cao, hầu hết các lập trình viên sẽ chọn giải pháp thứ hai vì họ sẽ tiết kiệm đợc nhiều thời gian, công sức và đạt hiệu quả cao hơn (ví dụ như phải viết một chương trình để truyền file giữa 2 máy qua mạng điện thoại, với ngôn ngữ assembler bạn cần phải có một nỗ lực cỡ Hécquyn, với khoảng vài trăm dòng lệnh trong khi đó, nếu bạn thông thạo Java, bạn sẽ thấy điều này chẳng có gì khó khăn cả - đơn giản là viết vài chục dòng lệnh mà thôi).         Liệu Java có khó học hơn assembler không? Điều này còn tuỳ thuộc vào quan điểm và cách học tập của mỗi người. Cái khó của assembler là phải hiểu được cơ chế cấp phát, sắp xếp bộ nhớ, điều khiển các biến, các vòng lặp của bộ xử lý, còn với Java, cái khó lại là hiểu được cách thức lập trình hướng đối tượng, các trường, xử lý sự kiện, điều khiển đa luồng... Assembler có ưu thế trong việc viết những phần mềm yêu cầu nhỏ, nhanh, không mầu mè. Với xu thế ngày càng phát triển và thịnh hành của giao diện đồ hoạ, đa nhiệm, xử lý đa luồng và tương tác giữa các hệ điều hành với nhau, hệ điều hành DOS dần dần bị lãng quên và assembler cũng vậy. Nếu bạn chưa biết gì về lập trình mạng cũng như chưa biết gì về Java, đây sẽ là thời điểm tốt để bạn bắt đầu học tập. Đầu tiên, để có được những kiến thức cơ bản về Java, bạn nên tìm đọc các bài báo nói về vấn đề này trên tạp chí PCWorld - Thế giới vi tính (tôi không nghĩ rằng những bài báo này là một tài liệu tốt cho bạn trong những bước khởi đầu, tuy nhiên, đây là một trong những bài/sách nói về Java được xuất bản theo tiếng Việt hiện nay. Phải nói thật rằng, các sách nói về Java đã được dịch ra tiếng Việt có thể chỉ đếm trên 1 bàn tay). Chính vì thế, tôi khuyên các bạn nên tập đọc các tài liệu bằng tiếng Anh và nếu có thể, nên tham gia vào một số nhóm thảo luận về đề tài Java. Tất nhiên, nếu bạn quyết tâm, ngôn ngữ sẽ không là một vấn đề quan trọng, hãy cài một từ điển Anh-Việt nào đó và bắt đầu xem các trang với chủ đề Java tại địa chỉ www.yahoo.com. Hãy bát đầu đến với Java ngay từ bây giờ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về Java.doc
Tài liệu liên quan