Tìm hiểu về ca dao tục ngữ Việt Nam

TÌM HIỂU VỀ CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM Ca dao than thân , yêu thương tình nghĩa Bài liên quan : Tìm hiểu về Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm đắng ngàn cay nhưng đậm tình nặng nghĩa. Những câu hát phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của người bình dân, chứa đựng những đạo lí dân gian sâu sắc. Những đề tài ca dao bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và những sinh hoạt đời thường, từ những rung động tinh tế trước thiên nhiên, từ đời sống thuần hậu chất phác của người lao động. Chính vì thế, những hình ảnh ca dao mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm tình, những nỗi niềm thân phận. Toát lên từ những lời ca là ý thức về phẩm giá, nhân cách, là những tình cảm thương nhớ đợi chờ, là khát vọng được sẻ chia, là ước ao về cuộc sống thủy chung mặn nồng. Ta hãy nghe những lời tình tự trong mô-tip thân em quen thuộc của ca dao: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Không ngẫu nhiên đâu, khi những ví von về người phụ nữa lại gắn với hình ảnh “tấm lụa đào”gợi cảm, vừa mềm mại dịu dàng như bản tính cố hữu của người phụ nữ, vừa tươi tắn sắc đào tươi như sức sống mãnh liệt của tâm hồn. Thế nhưng tấm lụa cao quí ấy đã trở thành món hàng trao đổi – phất phơ giữa chợ. Thân phận người phụ nữ ngày xưa là thế, mỏng manh, phụ thuộc không biết đi đâu về đâu giữa dòng đời trong đục khó phân. Bởi thế, lời ca dao như một tiếng than, ngậm ngùi trong câu hỏi vọng lên biết vào tay ai? Dẫu phải rơi vào những nghịch cảnh như vậy, những lời ca về thân em vẫn toát lên một niềm kiêu hãnh về phẩm giá: Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Ai ơi, nếm thử mà xem Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. Trong lời ca dao này, chứa đựng cái nhìn dân gian quanh việc đánh giá hình thức - nội dung, hiện tượng - bản chất qua một so sánh trực quan với củ ấu gai nhỏ bé. Vẫn là cách nói nhún nhường thân em, nhưng kín đáo bộc lộ vẻ đẹp “ruột trong thì trắng” đối lập với vẻ bề ngoài đen đủi xấu xí. Lời nhắn nhủ “ai ơi nếm thử mà xem” vừa như trách móc, vừa như thiết tha mong mỏi ai ơi kia sẽ đến với nhau vì cái “ngọt bùi” nồng nàn tình nghĩa. Không chỉ là tiếng nói tỏ bày tấm lòng, bài ca dao còn ẩn chứa nỗi niềm cay đắng thân phận, bởi lẽ người đời đôi khi lại phũ phàng thờ ơ với những vẻ đẹp thực chất mà đuổi theo cái hào nhoáng bề

docx9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5539 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về ca dao tục ngữ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU VỀ CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM Ca dao than thân , yêu thương tình nghĩa  Bài liên quan : Tìm hiểu về Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa  Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm đắng ngàn cay nhưng đậm tình nặng nghĩa. Những câu hát phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của người bình dân, chứa đựng những đạo lí dân gian sâu sắc. Những đề tài ca dao bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và những sinh hoạt đời thường, từ những rung động tinh tế trước thiên nhiên, từ đời sống thuần hậu chất phác của người lao động. Chính vì thế, những hình ảnh ca dao mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm tình, những nỗi niềm thân phận. Toát lên từ những lời ca là ý thức về phẩm giá, nhân cách, là những tình cảm thương nhớ đợi chờ, là khát vọng được sẻ chia, là ước ao về cuộc sống thủy chung mặn nồng. Ta hãy nghe những lời tình tự trong mô-tip thân em quen thuộc của ca dao: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Không ngẫu nhiên đâu, khi những ví von về người phụ nữa lại gắn với hình ảnh “tấm lụa đào”gợi cảm, vừa mềm mại dịu dàng như bản tính cố hữu của người phụ nữ, vừa tươi tắn sắc đào tươi như sức sống mãnh liệt của tâm hồn. Thế nhưng tấm lụa cao quí ấy đã trở thành món hàng trao đổi – phất phơ giữa chợ. Thân phận người phụ nữ ngày xưa là thế, mỏng manh, phụ thuộc không biết đi đâu về đâu giữa dòng đời trong đục khó phân. Bởi thế, lời ca dao như một tiếng than, ngậm ngùi trong câu hỏi vọng lên biết vào tay ai? Dẫu phải rơi vào những nghịch cảnh như vậy, những lời ca về thân em vẫn toát lên một niềm kiêu hãnh về phẩm giá: Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Ai ơi, nếm thử mà xem Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. Trong lời ca dao này, chứa đựng cái nhìn dân gian quanh việc đánh giá hình thức - nội dung, hiện tượng - bản chất qua một so sánh trực quan với củ ấu gai nhỏ bé. Vẫn là cách nói nhún nhường thân em, nhưng kín đáo bộc lộ vẻ đẹp “ruột trong thì trắng” đối lập với vẻ bề ngoài đen đủi xấu xí. Lời nhắn nhủ “ai ơi nếm thử mà xem” vừa như trách móc, vừa như thiết tha mong mỏi ai ơi kia sẽ đến với nhau vì cái “ngọt bùi” nồng nàn tình nghĩa. Không chỉ là tiếng nói tỏ bày tấm lòng, bài ca dao còn ẩn chứa nỗi niềm cay đắng thân phận, bởi lẽ người đời đôi khi lại phũ phàng thờ ơ với những vẻ đẹp thực chất mà đuổi theo cái hào nhoáng bề ngoài. Bởi thế, những tâm tình cất lên như một sự cảnh tỉnh, một lời nhắc nhở con người đến với nhau bằng tấm lòng. Ca dao có khả năng chắt lọc nghệ thuật sống từ chính những cái cụ thể gần gũi trong đời sống hàng ngày để tạo ra những liên tưởng gắn với thế giới tâm hồn phong phú tinh tế, với những tình cảm phức tạp của con người. Một vị khế chua mang theo bao xót xa cho tình duyên không trọn vẹn. Những nghịch cảnh bất công trong cuộc đời cũ luôn là lực cản khiến cho đôi lứa phải chia lìa. Trong những trái ngang ấy, lời ca dao cất lên bao thiết tha nhung nhớ: … Mặt trăng sánh với mặt trời Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng Mình ơi! có nhớ ta chăng? Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời Tâm sự “mình –ta” biết bao quyến luyến! Mô-tip mình - ta bao giờ cũng đọng lại những ân tình sâu nặng trong đời sống tình cảm của người bình dân. Tình yêu đôi lứa được sánh với ánh sáng mặt trăng, mặt trời, đặc biệt là các liên tưởng gắn với sao Hôm sao Mai –tuy hai mà một thật khắng khít. Từ đó hướng tới những giá trị cao cả bất tử của tình nghĩa dành cho nhau. Và cũng thật thú vị biết bao khi ánh sao kia lại biến thành “sao Vượt” băng qua bao trở lực đón nhận tình cảm nồng nàn. Ca dao đã diễn tả nỗi lòng hướng về nhau thật tinh tế: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai… Ta nghe như có bao dùng dằng thương nhớ trong từng lời nồng nàn. Khăn thương nhớ ai, đèn thương nhớ ai… từng động tác, từng cái nhìn như mang theo cái bồn chồn lo lắng cho duyên tình trắc trở. Nhịp thơ dàn trải, mong manh. Có thể hình dung ra từng cử chỉ, từng động tác dồn nén nhớ thương. Lời ca dao gợi lên bao suy ngẫm về hoàn cảnh trớ trêu của người phụ nữ không tự định đoạt được duyên tình của mình. Bức tranh tâm trạng ấy vừa được tạo nên bằng những hình ảnh nối kết khăn – đèn – mắt, vừa là điệp khúc tâm trạng đầy day dứt “… thương nhớ ai” – hàm chứa trách móc giận hờn . Khoảnh khắc người con gái đối diện chính mình cũng là lúc ta nhận ra chiều sâu tâm hồn đằm thắm thủy chung, nhận ra nỗi lòng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Bài ca dao này cũng như một lời ca dao tương tự : đêm qua ra đứng bờ ao/ trông cá cá lặn trông sao sao mờ…. Mỗi vật được nhắc đến như chứa đựng trong đó cả tấm tình hướng về nhau. Nhịp lục bát khép lại tâm tư trĩu nặng: Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên mọi bề Lời ca dao kín đáo như oán như than, hé mở bao bất công ngang trái, trắc trở tình duyên. Không gian cảnh vật như chứa đựng nỗi niềm con người, thành tâm trạng cất lên lời nhắn nhủ tha thiết. Nhưng có thể thấy cùng với niềm tin son sắt, tình cảm nhớ nhung, không bao giờ ca dao lại đem đến cảm giác ủy mị yếu đuối mà luôn đau đáu một tấm òng chung thủy. Ngay trong những hoàn cảnh đắng cay chua xót, trong sự cách xa chia lìa, tấm lòng người bình dân dành cho nhau thật bền bỉ: Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta tình nặng nghĩa dày Có xa nhau đi nữa ba vạn chín nghìn ngày mới xa Hình tượng “muối mặn – gừng cay” từ lâu đã gắn với cuộc sống bình dị của người dân quê: “Tay bưng đĩa muối chấm gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”. Cái mặn nồng của ân tình, cái cay cực cùng nếm trải đã kết lại những tấm lòng. Thời gian dù có cách xa, vị đời có thể nhạt nhẽo, nhưng những ân tình đã thành gừng cay muối mặn thì không có một trở lực nào có thể làm lạt phai. Ân tình ấy được đo bằng thời gian đời người ba vạn chín nghìn ngày – trăm năm, đã trở thành lẽ sống đậm đà tình nghĩa thủy chung của dân tộc. Thật cụ thể và sâu sắc biết bao những lời lẽ mộc mạc mà chắc nịch chi li như vậy, Tình yêu, lòng chung thủy đã gắn kết nên đôi lứa, giúp con người vượt qua qui luật khắc nghiệt của tạo hoá. Độ nồng nàn của tình cảm, sức mạnh của tình yêu vượt lên cả cái chết. Tình nghĩa trong ca dao phong phú , tinh tế và sâu sắc, trở thành nền tảng đạo lý và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc. Mỗi lời ca dao mang theo bao tâm tư, khát vọng, giúp con người vượt lên nghịch cảnh, sống với nhau trọn vẹn nghĩa tình. Cũng nhờ vậy, những vẻ đẹp cuộc đời đi vào ca dao đáng yêu, đáng quí biết bao. Sức sống ca dao mãi mãi trường tồn cùng dân tộc, gắn với vẻ đẹp của những tâm hồn nhân hậu, cao cả, trong sáng của người bình dân. Bài ca dao Khăn thương nhớ ai  Bài ca nằm trong hệ thống ca dao về đề tài thương nhớ, 1 cung bậc trong ca dao tình yêu của người bình dân Việt Nam .  Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của 1 cô gái. Nhớ thương da diết, nhớ đến thao thức, cồn cào gan ruột mà không dễ bộc lộ. Cô phải hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi cả mắt mình. Những câu hỏi không có câu trả lời càng nén chặt nỗi thương nhớ, để cuối cùng trào ra trong nỗi lo âu chohạnh phúc:  Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi ko yên một bề Mở đầu, chiếc khăn đc hỏi đến đầu tiên và đc hỏi nhiều nhất: Khăn thương nhớ ai  Khăn rơi xuống đất  Khăn thương nhớ ai  Khăn vắt lên vai  Khăn thương nhớ ai  Khăn chùi nước mắt  Chiếc khăn thường là vật trao duyên, vật kỷ niệm gơi nhớ người yêu. Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ "khăn" ở vị trí đầu các câu thơ và láy lại 3 lần câu "khăn thương nhớ ai" như 1 điệp khúc bất tận, thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là nỗi nhớ lại trào dâng thêm. Cái khăn, tự nó không biết " thương nhớ", không biết tự "rơi xuống", "vắt lên", " chùi nước mắt", nhưng những hình ảnh vận động mang cảm xúc người đã hiện lên hình ảnh con người với tâm trạng ngổn ngang niềm thương nhớ cùng nỗi lo âu. Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ tỏa theo chiều hướng của ko gian (" khăn rơi xuống đất rồi lại " khăn vắt lên vai"), cuối cùng thu lại trong cảnh khóc thầm ("khăn chùi nước mắt").  Nỗi nhớ trong 6 câu lan tỏa vào không gian, đến 4 câu tiếp lại xuyên suốt theo thời gian. Nỗi nhớ ban ngày kéo dài sang cả ban đêm: Đèn thương nhớ ai  Mà đèn chẳng tắt Vẫn là điệp khúc "thương nhớ ai", nhưng nỗi nhớ đã chuyển từ " khăn" sang "đèn". Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Ngọn đèn mãi không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng.  Nhưng dù gợi cảm bao nhiêu, thì chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hoá. Nỗi lòng của cô gái buộc phải bật ra trong cách nói trực tiếp: Mắt thương nhớ ai  Mắt ngủ không yên Thuơng nhớ đến ko ngủ đc, cứ trằn trọc thao thức là cách thức biểu lộ quen thuộc trong ca dao: Đêm nằm lưng chẳng tới giường, Trông cho mau sáng ra đường gặp anh" Tuy nhiên, cũng là 1 tâm trạng ấy, nhưng trong bài ca này, hình ảnh đôi mắt có sức gợi cảmsâu xa hơn nhiều. "Mắt ngủ không yên" tạo nên 1 đối xứng rất đẹp với "đèn chẳng tắt" ở trên, gợi lên 1 khung cảnh rất thực: cô gái giữa đêm khuya 1 mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người thương. Vì "mắt ngủ chẳng yên" nên "đèn không tắt". Nói đèn cũng chỉ là nói người mà thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi không nguôi. Mười câu thơ là 5 câu hỏi không có lời đáp. Điệp khúc " thương nhớ ai" trở đi trở lại như xoáy vào 1 nỗi niềm khắc khoải, da diết. Năm lần " thương nhớ" và 5 lần từ " ai" xuất hiện. Bản thân từ "ai" mang ý phiếm chỉ, gợi lên 1 nỗi nhớ thương sâu thẳm mênh mông, không giới hạn. Từ "ai" không xác định cụ thể đối tượng, nhưng người nghe hoàn toàn hiểu được "ai" ấy là ai. Hỏi không có trả lời, nhưng thực câu trả lời đã nằm trong giọng điệu khắc khoải, da diết kia. Không cần nói rõ, nhưng nỗi nhớ người yêu đã được bộc lộ 1 cách kín đáo mà gợi cảm, sâu sắc, mãnh liệt. Cách gieo vần của bài ca cũng rất đặc sắc. Vần chân và vần lưng xen kẽ nhau (ai-ai,mắt-tắt), vần bằng vần trắc luân phiên, tất cả tạo nên 1 âm điệu luyến láy liên hoàn khiến cho nỗi nhớ thương của cô gái vừa nén lại, vừa như kéo dài ra mênh mông vô tận theo cả không gian và thời gian. Tưởng chừng nỗi nhớ ấy sẽ không có kết thúc... Nhưng bài ca phải có điểm dừng. Khi cô giá không hỏi nữa thì niềm thương nhớ trào ra thành nỗi lo phiền :  Đêm qua em những lo phiền  Lo vì một nỗi không yên một bề  Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giãi bày niềm lo ây của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ "lo" được nhắc đền 2 lần. Nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình "không yên một bề", tâm trạng của cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa: yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh. Bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh họat, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bvát cuối cùng... Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu đc diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của ngừơi bình dân xưa.  Một số bài ca dao than thân bắt đầu bằng mô típ " Thân em " :  Thân em như cá trong lờ Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu Thân em như cái cọc rào Một thời anh đổi chớ sao anh phiền. Thân em như cái quả xoài trên cây Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành Một mai vô tình rụng xuống, biết vào tay ai ? Thân em như cánh buồm trước gió Nay đây mai đó thiệt khổ làm sao Biết đâu nhơn nghĩa đặng vào gởi thân Thân em như hạt mưa sa (2) Hạt sa xuống biển, hạt sa lên rừng. Hạt sa gặp gió bay tung Sa đâu ấm đấy oán cùng trách aị Thân em như hạt mưa sa (3) Hạt vào đài các hạt ra ngoài đồng. Thân em như lá từ bi, Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương Thân em như miếng cau khô Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày Thân em như tấm lụa đào (4) Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Em ngồi cành trúc, em tựa cành mai Đông đào tây liễu lấy ai bạn cùng Thân em như thể bèo trôi  Sóng dập gió dồi biết tựa vào đâu Thân em như thể cánh bèo Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôị Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? Thân em vất vả trăm bề Sớm đi ruộng lúa tối về ruộng dâu Có lược chẳng kịp chải đầu Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn Thân em vừa đẹp vừa giòn Bước chân đi làm mọn, vô cúi ra lòn khổ thay Thân gái bến nước mười hai Gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ. Ca dao hài hước  Bên cạnh mảng ca dao trữ tình, ca dao hài hước cũng phản chiếu một khía cạnh khác trong tâm hồn của người bình dân ngày xưa, chứa đựng tinh thần lạc quan, sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng của nhân dân. Không những thế, tiếng cười trong ca dao cũng chính là những uất ức bất bình , những thái độ ứng xử , điều chỉnh hành vi , hướng tới một cuộc sống tốt đẹp công bằng hơn. Ca dao hài hước chứa đựng cái nhìn, thái độ, tình cảm của người bình dân trước các hiện tượng đời sống, mối quan hệ tình cảm giữa người với người. Không những thế tiếng cười còn là vũ khí tinh thần giúp họ vượt lên bao khó khăn của đời sống. Tiếng cười trong ca dao phong phú nhiều cung bậc, có khi là tiếng cười trào lộng dí dỏm, có khi là tiếng cười chua chát trước sự thật đáng cười đáng chán, cũng có khi là tiếng cười phản kháng trước thực trạng xã hội còn nhiều bất công ngang trái. Từ thực tại còn nhiều vất vả cay cực, người bình dân đến với nhau trong tiếng đùa vui, mượn tiếng cười ngỏ bày tâm tình một cách ý vị: Cưới nàng anh toan dẫn voi Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn… Chàng trai ngỏ lòng với cô gái bằng lối nói khoa trương để cho thấy ngay rằng anh đang đùa. Nhưng liệu có phải hoàn toàn là một lời nói đùa không? Có thể hình dung ra hoàn cảnh của đôi nam nữ yêu nhau qua bài ca dao : họ sống nghèo khổ nhưng vô cùng lạc quan. Lời đối đáp có chút tinh nghịch nhưng cũng thoáng chút ngậm ngùi cho phận nghèo. Ngôn ngữ phóng đại khoa trương khỏa lấp đi một sự thật mà người đời quen gọi là “nói khoác” thực ra đã mang một ý vị chua chát đả phá vào những hủ tục ngăn cách con người tìm đến với nhau. Chàng trai đã có những lễ vật dẫn cưới thật sang trọng: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò… nhưng cuối cùng lại là con chuột béo thật ấn tượng. Lí giải thật hợp tình hợp lẽ : con voi to đùng kia là hàng quốc cấm – phép nước luật vua không cho phép, dẫn trâu dẫn bò thì lo họ hàng nhà gái máu hàn, rút gân – chứng tỏ chàng trai là người “chu đáo” với đàng gái biết bao! Sợ cho nhà gái hay là một lời đay nghiến, mỉa mai những người đã nghĩ ra chuyện thách cưới ác nghiệt khiến cho đôi lứa phải chịu cảnh dở khóc dở cười. Con chuột béo là một thái độ đáp lại bằng cách giễu cợt cay chua. Nhưng lời đáp lại của cô gái dù đùa vui mà lại ẩn chứa một nỗi lòng đáng quí : Chàng dẫn thế em lấy làm sang Nỡ nào em lại phá ngang như là… Người ta thách lợn thách gà Nhà em thách cưới một nhà khoai lang… Ngầm chứa trong lời đáp là sự động viên chàng trai vững tâm để đi đến hạnh phúc. Vẫn là thách cưới nhưng chàng trai hoàn toàn có thể đáp ứng được bằng chính sức lao động của mình. Cái tinh tế trong lời cô gái vừa là phản ứng trước việc thách cưới phá ngang , vừa là mong mỏi chàng trai là người cần cù siêng năng xứng đáng với tấm tình của cô. Không những thế, cô còn đem tới lời nhắn nhủ về sự cần kiệm: củ to mời làng, củ nhỏ mời họ, và không bỏ sót củ mẻ, củ rím, củ hà. Lời đáp khéo léo ấy đem lại niềm hy vọng và lạc quan về hạnh phúc. Ca dao hài hước còn mang theo những suy ngẫm về thực trạng xã hội phong kiến vốn dành ưu ái đặc quyền cho nam giới. Vẫn là mô típ làm trai cho đáng nên trai nhưng không phải là lời ca ngợi vào khả năng “vá trời lấp bể” mà chỉ là : Làm trai cho đáng sức trai Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng Từ bản chất của những người yêu lao động, người bình dân phê phán và chế giễu những kẻ lười biếng mà huênh hoang. Ý nghĩahài hước toát ra từ hình ảnh đối nghịch : sức dài vai rộng mà lại khom lưng chống gối chỉ để gánh hai hạt vừng. Động tác kia chẳng khác nào mô phỏng hình ảnh các vị chức sắc quan lại chỉ giỏi khom lưng luồn cúi, chống gối quì lụy để tiến thân. Người bình dân chế giễu những kẻ vô tích sự ấy, mang tiếng là gánh vác sơn hà nhưng thực tế chẳng khác nào những bọn vô công rỗi nghề ăn bám người khác. Thật bất hạnh cho những ai vớ phải một ông chồng như thế! Ca dao cũng sẵn những lời ta thán của những người phụ nữ : Chồng người đi ngược về xuôi Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo Trong quan hệ gia đình, có lẽ phải gặp hoàn cảnh bất đắc dĩ thì người vợ mới có chuyện so sánh chồng mình với chồng người. Hình ảnh anh chồng thật thảm hại trong tương quan đi ngược về xuôi với sờ đuôi con mèo. Bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn chồng mình giỏi giang cáng đáng việc quốc gia đại sự hay chí ít cũng là trụ cột gia đình. Còn anh chồng trong bài ca dao này cứ quẩn quanh xó bếp, nhu nhược hèn kém. Nhưng lời than thở giận hờn ấy không thay đổi được số phận. Than thở thế thôi, dẫu gì cũng vẫn là chồng em , vẫn là nghĩa tình duyên nợ với nhau. Đàng sau lời ca dao ấy là nỗi lòng trĩu nặng, phản chiếu một mong mỏi chồng mình cũng được bằng anh bằng em, để người vợ có thể mở mày mở mặt. Trong ca dao không chỉ có tiếng cười chế giễu mà còn bao tiếng cười đầm ấm tình thương yêu gắn bó với nhau. Người bình dân biết cười đời và cũng biết cách cường điệu phóng đại những tật xấu của mình để tự cười mình. Không phải là tiếng cười thiên lệch dành cho nam giới mà cả giới nữ cũng có nhiều cái đáng cười. Điểm đặc biệt là tất cả những sự lệch chuẩn ấy đã thành cái đáng yêu trong một gia đình hạnh phúc: Lỗ mũi em mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho Đêm nằm thì ngáy o o… Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà Đi chợ thì hay ăn quà Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu! Chắc không người phụ nữ nào lại tự lôi ra tất cả những “thói hư tật xấu” của mình đầy đủ đến thế với một cách nói phóng đại tô đậm những cái ngược hoàn toàn với chuẩn mực “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” phong kiến. Không hề gò mình ép khuôn vào một cách sống giả tạo gò bó, điều mong muốn của người bình dân là có một gia đình hạnh phúc, một sự thông cảm chia sẻ trong đời sống vợ chồng. Điệp khúc chồng yêu chồng bảo… không hề che giấu niềm tự hào có một người chồng tuyệt vời. Có lẽ các triết lí của các học giả đáng kính cũng rút tỉa ra từ thực tại cuộc sống phong phú đáng yêu này mà thôi: “Vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng thiếu nữ mà ở trong đôi mắt của kẻ tình si” (Kant). Người chồng yêu vợ như thế quả là hiếm có trong một xã hội vốn khắt khe với những chuẩn mực nặng nề, những qui tắc cứng nhắc . Không những thế, đó chính là sự điều chỉnh hành vi của người bình dân bởi lẽ không người phụ nữ nào lại muốn giữ những nét xấu trong mắt chồng. Cười vui là thế nhưng cũng có ý nghĩa cảnh tỉnh nhẹ nhàng cho việc giữ gìn hạnh phúc. Bởi lẽ chồng yêu thì hạnh phúc nhưng chồng ghét thì là tai họa, là tan vỡ. Tiếng cười dân gian trong ca dao quả thật đã chứa đựng nghệ thuật sống của người bình dân ngày xưa. Tiếng cười ấy phản chiếu tinh thần của những người lao động luôn biết vượt lên hoàn cảnh, những bất công ngang trái, những khó khăn thực tại để lạc quan yêu đời. Tiếng cười ấy là sức sống tâm hồn khoẻ khoắn của những con người luôn ý thức giá trị bản thân, luôn mong muốn cuộc sống tốt đẹp công bằng. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTìm hiểu về ca dao tục ngữ việt nam.docx