Ví dụ 2:
Gà cùng Ngan Vịt Không chậm nửa bước
Chơi ở bờ ao Ngan Vịt nhảy theo
Chẳng may té nhào Rẽ đám rong bèo
Gà rơi xuống nước Vớt Gà lên cạn.
Nếu em là Gà, em sẽ nói lời gì với hai bạn
Ngan Vịt?
Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh tiểu học nói
chung và rèn luyện sử dụng các NTLN được
chương trình và sách giáo khoa hiện hành
quan tâm nhiều hơn so với các chương trình
và sách giáo khoa trước đây. Vì là lần đầu
tiên NTLN được dạy ở nhà trường theo
chương trình và có tính hệ thống nên các giáo
viên tiểu học sẽ không tránh khỏi những khó
khăn trong quá trình tổ chức dạy học. Vì vậy,
nếu có những điều chỉnh đôi chút về nội dung
chương trình và tập huấn giáo viên tốt thì việc
dạy học NTLN sẽ có nhiều thuận lợi trong
việc thực hiện mục tiêu phát triển cho học
sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt trên bình diện
lời nói.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu nội dung dạy học nghi thức lời nói trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 157 - 162
157
TÌM HIỂU NỘI DUNG DẠY HỌC NGHI THỨC LỜI NÓI
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
Đặng Thị Lệ Tâm*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Dạy học Nghi thức lời nói (NTLN) là một nội dung mới của chương trình Tiếng Việt tiểu học. Lần
đầu tiên, chương trình môn Tiếng Việt năm 2001 và năm 2006 chính thức đưa NTLN thành một
nội dung học tập. Các NTLN trong chương trình hầu hết là các nghi thức được sử dụng trong giao
tiếp hàng ngày, gần gũi, phù hợp với nhu cầu giao tiếp bằng lời nói của học sinh. Việc đưa thêm
nội dung dạy học này vào sẽ giúp học sinh biết cách giao tiếp ứng xử trong nhiều tình huống của
cuộc sống và giúp các em phát triển được tất cả các dạng lời nói mà cuộc sống đang đòi hỏi ở các
em, hướng các em trở thành những con người năng động, sáng tạo, hoàn thiện trong xã hội mới.
Từ khóa: Nghi thức lời nói, hoạt động giao tiếp, tiếng Việt, tiểu học, tình huống
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Mục tiêu hàng đầu của môn Tiếng Việt ở bậc
Tiểu học là “phát triển các kĩ năng sử dụng
tiếng Việt ở học sinh trên cơ sở những tri thức
căn bản, nhằm từng bước giúp các em làm
chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập trong
nhà trường và giao tiếp một cách đúng đắn,
mạch lạc, tự nhiên, tự tin trong các môi
trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động lứa
tuổi”[1]. Môi trường xã hội thuộc phạm vi
hoạt động của lứa tuổi học sinh tiểu học (6-11
tuổi) chủ yếu là ở gia đình và nhà trường. Ở
gia đình, các em thường giao tiếp với ông bà,
cha mẹ, cô dì, chú bác, anh chị, em Ở
trường, đối tượng GT của các em là các thầy
cô giáo, bác bảo vệ, các anh chị lớp trên, các
bạn cùng học, các em lớp dưới Dù giao tiếp
ở gia đình hay nhà trường, nếu theo cách phân
vai giao tiếp “căn cứ vào mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau trong cặp vai” [6] thì học sinh
tiểu học thường là người ở vai dưới. Trong
vai giao tiếp phổ biến của mình, học sinh tiểu
học cần biết sử dụng các NTLN làm phương
tiện ngôn ngữ để biểu thị thái độ lễ phép, lịch
sự, ngoan ngoãn của mình.
Dạy học Nghi thức lời nói (NTLN) là một nội
dung mới của chương trình Tiếng Việt tiểu
học. Lần đầu tiên, chương trình môn Tiếng
Việt năm 2001 và năm 2006 chính thức đưa
NTLN thành một nội dung học tập. Các
NTLN trong chương trình hầu hết là các nghi
thức được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày,
*
Tel: 0912 454828, Email: letamsptn79@gmail.com
gần gũi, phù hợp với nhu cầu giao tiếp bằng
lời nói của học sinh. Việc đưa thêm nội dung
dạy học này vào sẽ giúp học sinh biết cách
giao tiếp ứng xử trong nhiều tình huống của
cuộc sống và giúp các em phát triển được tất
cả các dạng lời nói mà cuộc sống đang đòi hỏi
ở các em, hướng các em trở thành những con
người năng động, sáng tạo, hoàn thiện trong
xã hội mới.
NỘI DUNG DẠY HỌC NTLN
Nội dung dạy học NTLN được lồng ghép
trong việc rèn luyện các kĩ năng đọc, viết,
nghe, nói và phân bố như sau:
Lớp 1, học sinh nghe, nói các phát ngôn, các
lời trao và lời đáp. Thông qua trả lời câu hỏi
theo tình huống có tranh minh họa hoặc thông
qua mẫu, học sinh tạo lập hoặc lĩnh hội những
lượt lời trong đoạn hội thoại với giáo viên
hoặc với các bạn học sinh trong lớp; biết đặt
và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng.
Thông qua tình huống và mục đích cho trước,
học sinh tạo lập các phát ngôn nghi thức giao
tiếp thông thường.
Nội dung dạy học NTLN được thể hiện trong
hai phần: phần luyện nói trong phân môn Học
vần và phần luyện nói trong phân môn Tập đọc.
Trong phân môn Học vần, một bài dạy âm
hoặc vần mới được trình bày trong hai trang
sách. Nội dung dạy học NTLN được phân bố
trong trang thứ hai bao gồm chủ đề và tranh
minh họa. Như vậy, trong phân môn Học vần,
học sinh được rèn kĩ năng nghe nói trong hội
thoại thông qua hình thức nói theo chủ đề có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 157 - 162
158
tranh minh hoạ và nói theo tình huống.Ví
dụ bài 48 Nói lời xin lỗi (Tiếng Việt 1, tập
1,tr 98):
Trong phân môn Tập đọc: nội dung dạy học
NTLN được trình bày qua các bài tập sau
phần ngữ liệu đọc và phần tìm hiểu bài đọc.
Ví dụ:
N: Tập nói lời chào.
- của bé với mẹ trước khi bé vào lớp,
- của bé với cô trước khi bé ra về.
(Tiếng Việt 1, tập 2, tr 74).
Ví dụ trên cho thấy, học sinh thực hành nghe
nói theo mẫu câu cho trước. Ngoài ra, các nội
dung luyện nói theo nghi thức đều có tranh
minh họa kèm theo. Nhìn chung, dạy học
NTLN ở lớp 1 tương đối đơn giản về nội
dung. Số thời gian để luyện tập trong giờ học
tương đối ít. Điều này thể hiện quan điểm của
các nhà biên soạn là ở các lớp đầu bậc tiểu
học nên ưu tiên cho kĩ năng đọc và viết. Hệ
thống bài tập thực hành là tương đối hợp lý.
Nó giúp học sinh từng bước tạo lập các phát
ngôn theo chủ đề, phát ngôn NTLN thông
thường, các đoạn hội thoại theo tình huống,
các văn bản ngắn. Trong quá trình rèn luyện,
các em sẽ phát triển được lời nói mạch lạc, ý
thức hoá những câu nói vốn có trước khi đến
trường (do nhu cầu muốn giao tiếp với mọi
người xung quanh). Chính vì vậy, việc lựa
chọn các dạng bài tập, các nội dung đưa vào
bài tập làm chủ đề luyện NTLN cũng như
mức độ yêu cầu của bài tập cần được quan
tâm. Điều đó sẽ giúp cho việc phát triển lời
nói cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả.
Lớp 2, học sinh tạo ra các lượt lời của người
nói như các phát ngôn nghi thức giao tiếp:
chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, khẳng định, phủ
định, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, chia vui,
chia buồn, ngạc nhiên, tán thành, thán phục,
từ chối và tạo ra các lượt lời của người nhận
như đáp lời các nghi thức giao tiếp trên. Nội
dung dạy NTLN được thể hiện thông qua hệ
thống bài tập Tập làm văn miệng. Lấy tiêu chí
phân loại là kĩ năng được rèn luyện ở mỗi bài
tập, chúng tôi chia các bài tập luyện NTLN
thành hai dạng: kiểu bài rèn kĩ năng nói và
kiểu bài rèn kĩ năng viết: hoàn thành đoạn,
viết câu Kiểu bài rèn kĩ năng nói chiếm số
lượng lớn trong hệ thống bài tập luyện NTLN
với các bài tập nói theo tình huống giao tiếp,
trả lời câu hỏi Kiểu bài rèn kĩ năng viết có
số lượng bài tập ít hơn với các bài tập hoàn
thành đoạn, viết câu
Ví dụ:- Kiểu bài rèn kĩ năng nói:
Nói lời cảm ơn của em trong những
trường hợp sau:
a)Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.
b)Cô giáo cho em mượn quyển sách.
c)Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.
(Tiếng Việt 2, tập 1, tr tr 38).
-Kiểu bài rèn kĩ năng viết:
Ghi lại lời mời của em:
a)Mời cô hiệu trưởng dự buổi họp mừng
ngày Nhà giáo VN 20-11 của lớp em.
b)Nhờ bạn khênh giúp cái ghế.
c)Đề nghị các bạn ở lại họp sao Nhi đồng
. (Tiếng Việt 2, tập 1, tr 177).
Qua thống kê, khảo sát nội dung của phân
môn Tập làm văn trong chương trình Tiếng
Việt lớp 2, chúng ta nhận thấy: NTLN là nội
dung chính, có mặt ở 24/35 tuần và nằm trong
nội dung của 14/15 chủ điểm. Điều đó chứng
tỏ NTLN giữ một vai trò quan trọng trong
phân môn Tập làm văn. Nội dung luyện
NTLN rất phong phú, đa dạng, quen thuộc và
gần gũi với học sinh, được dạy xen kẽ với văn
bản thông thường và văn bản nghệ thuật trong
một tiết Tập làm văn. Điều đó tạo điều kiện
cho học sinh được tiếp xúc với nhiều phong
cách khác nhau, từ đó biết cách ứng xử vào
những tình huống giao tiếp trong cuộc sống.
Đồng thời, các bài tập đều được đưa ra dưới
dạng thực hành giao tiếp với nhiều tình huống
khác nhau cho cùng một NTLN làm cho tiết
Tập làm văn không nhàm chán. Nội dung các
tình huống này có liên quan trực tiếp đến đời
sống sinh hoạt hàng ngày của học sinh, giúp
các em có hứng thú hơn trong học tập.
Lớp 3: so với lớp 1 và lớp 2, nội dung dạy
học NTLN ít hơn. Điều này hoàn toàn phù
hợp vì đến lớp 3, học sinh được rèn kĩ năng
đọc, viết và độc thoại nhiều hơn ở lớp 1,2 để
chuẩn bị bước vào giai đoạn sau của bậc học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 157 - 162
159
Các bài luyện NTLN được trình bày dưới
dạng bài tập chủ yếu trong phân môn Tập làm
văn với yêu cầu học sinh thực hành theo các
nội dung, mục đích và tình huống giao tiếp
cho trước như Tập tổ chức cuộc họp để thể
hiện đúng vai giao tiếp, dùng từ xưng hô và
lời nói phù hợp trong gia đình, nhà trường
Ví dụ: Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ
chức một cuộc họp.
Gợi ý nội dung họp: trao đổi về trách
nhiệm của học sinh trong cộng đồng về:
- Tôn trọng luật đi đường.
- Bảo vệ của công.
- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
(Tiếng Việt 3, tập 1, tr 61).
Lớp 4: cũng giống như ở lớp 3, các bài luyện
NTLN cho học sinh không nhiều nhưng đã
được nâng lên ở mức độ cao hơn với nội dung
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân,
phục vụ cuộc sống hàng ngày. Trao đổi ý
kiến, thảo luận thực chất là những hành động
thuyết phục bằng lời. Học sinh phải xác định
rõ mục đích của cuộc chuyện trò, biết dùng
lời lẽ để thuyết phục người khác ủng hộ ý
kiến của mình, dự tính được các lập luận phản
bác, các câu hỏi của người hội thoại để chuẩn
bị thông tin với lý lẽ nhằm thuyết phục.
Ví dụ: Em có nguyện vọng học thêm một
môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật..). Trước
khi nói với bố, mẹ, em muốn trao đổi với anh
(chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng
của em.
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để
thực hiện cuộc trao đổi.
(Tiếng Việt 4, tập 1, tr 95).
Lớp 5: yêu cầu rèn kĩ năng nói thông qua các
bài luyện NTLN đã được nâng cao hơn nữa cả
về dung lượng và thời lượng với mục đích
Luyện tập thuyết trình, tranh luận, biết dùng
lời nói phù hợp với các quy tắc giao tiếp trong
gia đình, lớp học, với thầy cô, bạn bè, nhất là
trong các tình huống cụ thể.
Ví dụ: Hãy trình bày ý kiến của em nhằm
thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết
của cả trăng và đèn trong bài ca dao sau:
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?
(Tiếng Việt 5, tập 1, tr 94)
Việc nâng cao yêu cầu này cơ bản là hợp lý,
càng lên lớp lớn, kĩ năng hội thoại của học
sinh càng phải cao hơn. Tuy nhiên, những
dạng bài nói trên ở lớp 5 là tương đối khó với
một số học sinh, nhất là ở các lớp dưới các
em chưa được thực hành các bài tập giao tiếp
một cách thường xuyên và có hệ thống từ dễ
đến khó.
NHẬN XÉT
Thông qua việc khảo sát các bài học NTLN
trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học,
chúng ta có thể thấy nội dung dạy học các
NTLN được chia làm hai giai đoạn. Nếu như
ở giai đoạn đầu (lớp 1, 2), học sinh chỉ được
làm quen và học các NTLN đơn giản, thông
thường như chào hỏi, xin lỗi, giới thiệu về
bản thân thì lên các lớp trên, NTLN có tính
chất nghi thức hơn như hội họp (tổ chức, xây
dựng chương trình, điều khiển và phát biểu
trong cuộc họp), giới thiệu các hoạt động của
trường, địa phương, tập nói lời giải thích, tán
thành hay bác bỏ một vấn đề Nếu như việc
rèn kĩ năng giao tiếp với các NTLN tối thiểu,
đơn giản cho học sinh đặt nền móng văn hóa
và cách ứng xử văn hóa cho học sinh (từ bậc
Tiểu học) thì việc rèn kĩ năng giao tiếp chính
thức phục vụ đời sống và học tập sẽ giúp các
em tự thích ứng được với công việc học tập,
với cuộc sống hàng ngày. Đây là những đóng
góp rất lớn của môn Tiếng Việt trong việc
hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học.
Như vậy, nội dung luyện NTLN trong chương
trình tiếng Việt tiểu học hết sức đa dạng,
phong phú, có khả năng giúp các em giao tiếp
phù hợp với mọi hoàn cảnh của cộng đồng.
Với cách nhìn nhận toàn diện về nguyên tắc
giao tiếp, các tác giả biên soạn sách giáo khoa
đã chú trọng xây dựng các nội dung dạy học
để rèn luyện kĩ năng nghe nói cho học sinh
bên cạnh các nội dung dạy học đọc, viết và
phù hợp với việc giao tiếp của học sinh từ
6-11 tuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 157 - 162
160
Đề tài luyện nói đều gần gũi, quen thuộc với
đặc điểm tâm lý, tư duy của các em. Đó là
những NTLN như: cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ,
yêu cầu. đề nghị, gọi điện, chia buồn, an ủi,
ngạc nhiên, thán phục... và lời đáp tương ứng.
Việc đưa NTLN đơn giản, thông dụng trong
giao tiếp thông thường vào luyện nói trong
giờ làm văn là phù hợp và cần thiết vì học
sinh tiểu học chưa quen nói trước đông người;
vốn từ, khả năng ứng xử ngôn ngữ còn hạn
chế. Rèn luyện kĩ năng nói theo nghi thức
trong quan hệ hoà hợp có tác dụng giúp học
sinh lứa tuổi này sớm có khả năng hoà nhập
với xã hội rộng lớn. Hơn nữa, nó còn tạo tiền
đề để sau này học sinh tập nói lời hội thoại
phức tạp, lời độc thoại ở các mức độ và yêu
cầu khác nhau.
Ngữ liệu để dạy NTLN trong sách giáo khoa
không lặp lại ngữ liệu trong các giờ tập đọc,
kể chuyện trước đó. Có chăng chỉ là sự lặp lại
về mẫu cấu trúc lời nói. Chẳng hạn, yêu cầu
trong tiết Tập làm văn “Tập tổ chức cuộc
họp” (Tiếng Việt 3, tập 1, tr 45) có những
phần lặp lại mẫu cấu trúc của bài tập đọc
“Cuộc họp của chữ viết” (Tiếng Việt 3, tập 1,
tr 44). Đó là những yêu cầu không thể thiếu
về nội dung, thể thức và tiến trình tổ chức một
cuộc họp. Sự thay đổi ngữ liệu (hoàn toàn
hoặc từng phần) giúp giờ làm văn nói tránh
được tình trạng đơn điệu, nhàm chán.
Theo định hướng của hoạt động giao tiếp, dạy
học Tiếng Việt trong nhà trường không phải
dạy cho học sinh cách tạo lập và lĩnh hội các
đơn vị ngôn ngữ mà hình thành và rèn luyện
cho các em kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Vì vậy, dạy học NTLN theo nguyên tắc giao
tiếp là tổ chức tốt hoạt động nói năng của học
sinh, phải lấy phương pháp giao tiếp làm
phương pháp dạy học chủ đạo trong giờ học.
Tinh thần này được thể hiện chủ yếu thông
qua hệ thống bài tập trong giờ làm văn. Các
bài tập thực sự là những bài tập giao tiếp. Học
sinh tạo lập, lĩnh hội phát ngôn thông qua
hành động ngôn ngữ với những tình huống
thường gặp của cuộc sống ở gia đình, trong
nhà trường, ngoài xã hội khi tiếp xúc với
những người hết sức gần gũi, thân thiết với
các em như ông bà, bố mẹ, anh chị em, thầy
cô giáo, hàng xóm láng giềng; giúp học
sinh nói, viết đúng với NTLN, rộng ra là nói,
viết phù hợp với đối tượng giao tiếp, mục
đích giao tiếp, nội dung giao tiếp và hoàn
cảnh giao tiếp mà bản thân các em được tham
gia. Qua việc nói, viết đúng NTLN, góp phần
hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh.
Ví dụ, bài tập 2 (Tiếng Việt 2, tập 1, tr 147)
nêu ra các tình huống yêu cầu học sinh nói lời
giới thiệu thích hợp trong các tình huống: Tự
giới thiệu về em với mẹ của bạn em, khi em
đến nhà bạn em lần đầu. Tự giới thiệu về em
với bác hàng xóm, khi bố bảo em sang
mượn bác cái kìm. Tự giới thiệu về em với
cô hiệu trưởng, khi em đến phòng cô mượn
lọ hoa cho lớp.
Với bài tập này, học sinh sẽ xác định hoàn
cảnh diễn ra từng sự việc, phải hiểu tình
huống được nêu ra trong sách giáo khoa để
biết mình nói với ai, nói nhằm mục đích gì,
trong hoàn cảnh nào. Chỉ khi các em hiểu tình
huống giao tiếp và xác định được rõ những
điểm trên, các em mới lựa chọn lời nói phù
hợp. Qua đó, học sinh vừa tạo được những lời
nói đúng nghi thức giao tiếp vừa tạo được
những lời nói hay có văn hoá. Song song với
những nội dung dạy NTLN trên đây là việc
luyện tập cho học sinh một tư thế và thái độ
đúng đắn, thể hiện được văn minh, văn hoá
ứng xử khi giao tiếp.
Ví dụ: Bài “Hỏi nhau về trường lớp”
M: - Bạn học lớp nào?
- Tôi học lớp 1A.
(Tiếng Việt 1, tập 1, tr 74).
Bài tập này yêu cầu học sinh biết đặt câu hỏi
và biết trả lời với bạn về trường, lớp mình,
tức là khi đặt câu hỏi hoặc trả lời, học sinh
cần xác định được nội dung giao tiếp (về
trường, lớp) và đối tượng giao tiếp (bạn bè
trong lớp). Qua đó, các em biết cách sử dụng
lời nói, ngữ điệu cho phù hợp.
Với bài tập:“Tổ chức họp nhóm trao đổi ý
kiến về câu hỏi sau: Em cần làm gì để bảo vệ
môi trường?” (Tiếng Việt 3, tập 2, tr 112),
học sinh học cách trao đổi, tranh luận, cách
giải thích, trình bày một vấn đề (những việc
cần làm để bảo vệ môi trường) với các bạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 157 - 162
161
trong cùng nhóm. Các em biết chọn những lời
nói thể hiện nội dung chính khi thảo luận,
biết sử dụng lời nói phù hợp khi bàn bạc,
khi trình bày ý kiến riêng của mình trong
nhóm thảo luận.
Việc thực hiện rèn luyện NTLN cho học sinh
tiểu học qua phân môn Tập làm văn theo sách
giáo khoa nhìn chung có nhiều ưu điểm. Tuy
nhiên, dựa vào yêu cầu của quan điểm giao
tiếp và quan điểm tích cực hoá trong dạy học
tiếng Việt nói chung và dạy học NTLN nói
riêng, chúng tôi thấy chương trình và các tài
liệu dạy NTLN cho học sinh tiểu học có
những điểm nên điều chỉnh, bổ sung như sau:
Ở lớp 1, trong phân môn Học vần, việc trình
bày trong sách giáo khoa của mục luyện nói
bao gồm chủ đề và tranh minh họa sẽ gây ra
cách hiểu phần này có thể dạy độc thoại hoặc
hội thoại. Trong khi đó định hướng của các
tài liệu dạy học phần này là chủ yếu dạy hội
thoại. Vì vậy, nếu có thêm câu mẫu trong
phần trình bày trong sách giáo khoa thì định
hướng đó rõ ràng hơn.
Ở lớp 2, chương trình đã phân tách thành hai
phần cơ bản là lời trao và lời đáp và để phân
phối trong hai học kì của năm học. Để sự vận
động tương tác của lời trao và lời đáp tạo nên
tính hoàn chỉnh của ngôn bản hội thoại thì
trong giao tiếp lời trao thường xuất hiện cùng
lời đáp. Vì vậy, theo chúng tôi, nên chăng
đưa các nội dung NTLN vào dạy theo cặp
trao - đáp (nói và đáp lời chào, lời tự giới
thiệu, nói và đáp lời xin lỗi, nói và đáp lời
khẳng định...). Làm như vậy, việc tạo dựng
tình huống cho học sinh tập nói sẽ thuận lợi
hơn. Cách làm này cũng hợp lí về mặt sư
phạm hơn. Dạy học NTLN không phải chỉ rèn
luyện cho học sinh trao hoặc đáp lời mà phải
giúp các em biết thể hiện sự tương tác trong
hội thoại. Đó chính là yêu cầu cơ bản và
quan trọng của nguyên tắc giao tiếp trong
dạy học NTLN.
Hệ thống bài tập dạy học NTLN, trong sách
giáo khoa chỉ có 3 kiểu bài tập: đọc, nhắc lại,
nói lại theo lời nhân vật trong tranh; nói tiếp
các lượt lời; trả lời câu hỏi hoặc xử lý tình
huống. Các dạng bài tập này thực sự là những
bài tập giao tiếp nhưng chưa phong phú về
kiểu loại cũng như hình thức để kích thích
hứng thú của học sinh. Hầu hết các bài tập
luyện NTLN mà sách giáo khoa thiết kế mới
chỉ là những tình huống giao tiếp rất đơn giản
và nhiều bài đều dẫn sẵn NTLN mà học sinh
phải trả lời trong phần yêu cầu: Em hãy nói
lời cảm ơn trong các trường hợp sau; Em hãy
nói lời xin lỗi trong các trường hợp sau. Điều
đó sẽ làm hạn chế khả năng suy nghĩ của các
em khi gặp một vấn đề mới mẻ, hạn chế khả
năng sáng tạo và từ đó khó giúp học sinh bộc
lộ những trải nghiệm của bản thân. Nếu để
học sinh tự khám phá sẽ phát huy được tính
tích cực của học sinh và gây hứng thú học tập
cho các em hơn rất nhiều.
Những tiết ôn tập giữa và cuối kì cũng chỉ
nhằm giúp học sinh ôn lại từng NTLN một
cách riêng biệt, tương tự tình huống của các
tiết học trước, không có những điểm mới để
học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã
học vào thực tế cuộc sống, từ đó nâng cao và
phát triển, trau dồi và bổ sung vốn hiểu biết
thành kĩ năng của chính bản thân mình.
Qua khảo sát bài tập trong sách giáo khoa,
chúng tôi thấy rằng số lượng bài tập và nội
dung kiến thức, kĩ năng cần tìm hiểu, rèn
luyện trong một tiết học quá nhiều, hơn nữa
các nội dung ấy nhiều khi lại không liên quan
đến nhau. Ví dụ: bài Chia vui (Tiếng Việt 2,
tập 1, tr 126) có 3 bài tập thì 2 bài luyện sử
dụng NTLN để giao tiếp, một bài yêu cầu học
sinh viết thư kể về anh chị em ruột hoặc anh,
chị, em họ; điều đó đã gây ảnh hưởng và áp
lực rất lớn đến việc dạy và học của cả giáo
viên và học sinh. Trong một lượng thời gian
nhất định của một tiết học, cả thầy và trò đều
phải làm nhiều việc và rèn luyện nhiều kĩ
năng (nói / viết). Vì vậy, nên điều chỉnh sách
giáo khoa bằng cách tăng thời lượng dạy
học NTLN lên hoặc giảm số lượng bài tập ở
mỗi tiết học để việc dạy và học đạt kết quả
tốt hơn.
Một điều dễ nhận thấy là các bài tập tình
huống giao tiếp trong sách giáo khoa đều
miêu tả các mối quan hệ của con người với
con người, trong khi tâm lý của trẻ lại thích
các tình huống, những câu chuyện về thế giới
con vật, đồ vật. Vì vậy, ngoài những dạng bài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 157 - 162
162
tập đã có, sách giáo khoa nên đưa thêm các
bài tập, những câu chuyện về loài vật được
nhân hóa, tạo một không khí mới mẻ và gần
gũi với đời sống tinh thần, tình cảm; phù hợp
với tâm lý các em, qua đó sẽ phát triển vốn
ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp cho các em.
Ví dụ 1: Sắp đến mùa đông, vợ chồng Thiên
nga cùng đứa con nhỏ xíu bay về phương
Nam tránh rét. Vì đứa con quá nhỏ và yếu ớt
nên chúng phải nghỉ lại dọc đường. Ở chỗ
dừng chân, chúng gặp một cô Vịt đang chuẩn
bị cho đàn con xuống ổ. Vợ chồng Thiên nga
muốn nhờ cô chăm sóc giùm Thiên nga con.
Em hãy đóng vai Thiên nga bố và Thiên nga
mẹ nói lời làm quen với cô Vịt để nhờ cô
chăm sóc con mình.
Ví dụ 2:
Gà cùng Ngan Vịt Không chậm nửa bước
Chơi ở bờ ao Ngan Vịt nhảy theo
Chẳng may té nhào Rẽ đám rong bèo
Gà rơi xuống nước Vớt Gà lên cạn...
Nếu em là Gà, em sẽ nói lời gì với hai bạn
Ngan Vịt?
Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh tiểu học nói
chung và rèn luyện sử dụng các NTLN được
chương trình và sách giáo khoa hiện hành
quan tâm nhiều hơn so với các chương trình
và sách giáo khoa trước đây. Vì là lần đầu
tiên NTLN được dạy ở nhà trường theo
chương trình và có tính hệ thống nên các giáo
viên tiểu học sẽ không tránh khỏi những khó
khăn trong quá trình tổ chức dạy học. Vì vậy,
nếu có những điều chỉnh đôi chút về nội dung
chương trình và tập huấn giáo viên tốt thì việc
dạy học NTLN sẽ có nhiều thuận lợi trong
việc thực hiện mục tiêu phát triển cho học
sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt trên bình diện
lời nói.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo Giáo dục và Thời đại, số 38.
[2]. Phan Phương Dung (2001), Rèn kĩ năng nói
cho học sinh lớp 2 qua phân môn làm văn- SGK
Tiếng Việt 2000, Tạp chí Giáo dục, số 12.
[3]. Nguyễn Trí (2008), Một số vấn đề dạy hội
thoại cho học sinh tiểu học, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Thị Xuân Yến (2005), Xây dựng hệ
thống bài tập dạy học ngôn bản ở giai đoạn đầu
bậc tiểu học theo nguyên tắc giao tiếp, Luận án
TS GDH, ĐHSP Hà Nội.
[5]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Sách giáo
khoa các lớp 1,2,3,4,5,Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Như Ý(chủ biên) (1997), Từ điển
giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
SUMMARY
UNDERSTANDING THE CONTENT OF TEACHING ETIQUETTE SPEECH
IN ELEMENTARY VIETNAMESE TEXTBOOKS
Dang Thi Le Tam*
College of Education - TNU
Teaching etiquette speech (ES) is a new content of Vietnamese primary education prgram. For
the first times, Vietnamese program in 2001 and 2006 officially put ES into an learning
content. The ES in most programs is used in daily communication, which is close and
cosistent with the needs of students. The addition of this content into Vietnamese subject help
students learn communicating behaviors in many life situations and develop all sorts of words
that are demanding by their lives, then make them become active, creative and complete
people in the new society.
Key words: Ritual speech, commucation, Vietnamese, elememtary, situation.
*
Tel: 0912 454828, Email: letamsptn79@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_noi_dung_day_hoc_nghi_thuc_loi_noi_trong_sach_giao.pdf