Tất cả các môn học cốt lõi trong chương trình đào tạo ĐH HTTT tại NUS-SoC đều
tồn tại môn học bắt buộc tương ứng trong chương trình đào tạo ĐH HTTT tại VNUUET. Độ giống nhau của mỗi cặp môn học này đạt khoảng từ 80% tới 95%.
- Chương trình đào tạo tại VNU-UET dành tỷ lệ lớn hơn cho khối kiến thức chung và
khối kiến thức khoa học cơ bản. Khi trao đổi với đoàn cán bộ Trường ĐHCN,
ĐHQGHN trong Hội thảo khoa học và đào tạo tại Trường Tính toán, ĐHQG
Singapore (NUS-SoC) vào tháng 3/2009, lãnh đạo NUS-SoC đưa ra nhận định rằng,
khối môn học chung và khối môn học khoa học (Toán học và các khoa học cơ bản)
trong các chương trình đào tạo cử nhân tại NUS-SoC có một hạn chế là chưa đáp
ứng đủ thời lượng phù hợp với chuNn đánh giá ABET cho hai khối môn học này
(khoảng 25% thời lượng cho mỗi khối môn học nói trên) và NUS-SoC sẽ định
hướng khắc phục hạn chế nói trên. Có thể nhận thấy rằng, với 29 tín chỉ cho khối
kiến thức chung trong ĐHQGHN và 31 (20+11) tín chỉ cho hai khối kiến thức lĩnh
vực và khối ngành, chương trình đào tạo HTTT tại Trường ĐHCN, ĐHQGHN có tỷ
lệ phù hợp với chuNn ABET hơn. Vì vậy, tỷ lệ thời lượng dành cho các môn học
nghề nghiệp HTTT trong chương trình đào tạo HTTT tại VNU-UET lại thấp hơn so
với chương trình đào tạo HTTT tại NUS-SoC và điều đó tạo ra cảm nhận tính
chuyên môn HTTT của chương trình HTTT tại VNU-UET thấp hơn so với tại NUSSoC.
74 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hểu về ngành học: Hệ thống thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
• Có thể triển khai, xây dựng được một SOA cho một bài toán thực tế quy mô nhỏ
[52]. Các hệ thống thương mại điện tử
Tên môn học: Các hệ thống thương mại điện tử (E-commerce Systems)
Mã số môn học: INT3506
CTĐT- ĐH - HTTT-50
Số tín chỉ: 3
Môn học tiên quyết:
Tóm tắt nội dung:
Cung cấp các kiến thức cơ bản về thương mại điện tử, các lớp ứng dụng chính của
thương mại điện tử: Internal business, Enterprise communication&collaboration và
eletronic commerce, các mô hình e-business, các hệ thống thông tin phục vụ các ứng
dụng e-business.
ChuNn đầu ra môn học:
• Trình bày được khái niệm về thương mại điện tử
• Các lớp ứng dụng chính của thương mại điện tử: Internal business, Enterprise
communication and collaboration và electronic e-business, các mô hình e-
business
• Trình bày được các hệ thống thông tin phục vụ các ứng dụng e-business
• Trình bày được vai trò của thanh toán trong thương mại điện tử, các hình thức
thanh toán.
• Liên hệ với thực tế ở Việt nam, ánh xạ các hệ thống thương mại điện tử với các
mô hình đã học để nhận xét xem tình hình thương mại điện tử ở Việt nam ra sao.
[53]. Cơ sở dữ liệu phân tán
Tên môn học: Cơ sở dữ liệu phân tán (Distributed databases)
Mã số môn học: INT3206
Số tín chỉ: 2
Môn học tiên quyết: INT2207
Tóm tắt nội dung:
Khái niệm cơ sở dữ liệu phân tán và các đặc trưng; mô hình các thành phần của cơ sở dữ
liệu phân tán; phân đoạn dữ liệu ngang, dọc và kết hợp ngang-dọc, xử lý truy vấn phân
tán, tính trong suốt và các giải pháp đảm bảo tính trong suốt
ChuNn đầu ra môn học:
• Nắm được khái niệm cơ sở dữ liệu phân tán
• Nắm được ý nghĩa và ứng dụng của các hệ cơ sở dữ liệu phân tán
• Trình bày được các giải pháp phân tán dữ liệu
• Trình bày được các giải pháp xử lý truy vấn phân tán
• Trình bày được khái niệm tính trong suốt và các giải pháp đảm bảo tính trong
suốt
• Liên hệ với một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu phân
tán như MS SQL Server .
• Thực hành triển khai một hệ cơ sở dữ liệu phân tán với MS SQL Server.
CTĐT- ĐH - HTTT-51
[54]. Cơ sở dữ liệu không gian-thời gian
Tên môn học: Cơ sở dữ liệu không gian-thời gian (Spatio-temporal databases)
Mã số môn học: INT3205
Số tín chỉ: 2
Môn học tiên quyết: INT2207
Tóm tắt nội dung:
Đề cập đến hệ thống quản lý thông tin có tình thay đổi theo thời gian/không gian như dữ
liệu sinh học, dữ liệu về các đối tượng có mức độ chắc chắn nhất định, Cung cấp các
khái niệm về các kiểu dữ liệu, các thao tác, các quan hệ cũng như các truy vấn đối với
dữ liệu không gian/thời gian.
ChuNn đầu ra môn học:
• Trình bày được khái niệm cơ sở dữ liệu không gian, CSDL thời gian và CSDL
không gian-thời gian; so sánh được với hệ CSDL thông dụng khác như hệ CSDL
quan hệ. Trình bày được các bài toán xử lý ảnh thông dụng được dùng trong xử
lý dữ liệu đa phương tiện.
• Trình bày được các nội dung liên quan đến CSDL không gian như:
o Phương pháp mô hình hóa dữ liệu
o Các quan hệ trên dữ liệu không gian, các thao tác và truy vấn
• Trình bày được các nội dung liên quan đến CSDL thời gian như:
o Phương pháp mô hình hóa dữ liệu
o Các thao tác và truy vấn
• Trình bày được các nội dung liên quan đến CSDL không gian-thời gian như:
o Mô hình dữ liệu
o Truy vấn
[55]. Cơ sở dữ liệu đa phương tiện
Tên môn học: Cơ sở dữ liệu đa phương tiện (Multimedia databases)
Mã số môn học: INT3222
Số tín chỉ: 2
Môn học tiên quyết: INT2207
Tóm tắt nội dung:
Cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu đa phương tiện: mô hình, các đặc trưng,
các giải pháp kỹ thuật trong thiết kế. Giới thiệu các lĩnh vực ứng dụng của CSDL đa
phương tiện và tương lai phát triển. Thực nghiệm trên hệ quản trị CSDL đa phương tiện
thực tế.
ChuNn đầu ra môn học:
CTĐT- ĐH - HTTT-52
• Trình bày được khái niệm cơ sở dữ liệu đa phương tiện, so sánh được với hệ CSDL
thông dụng khác như hệ CSDL quan hệ
• Trình bày được các bài toán xử lý ảnh thông dụng được dùng trong xử lý dữ liệu đa
phương tiện
• Trình bày được cơ chế đánh chỉ mục với dữ liệu đa phương tiện
• Trình bày được một số đặc trưng và phương pháp trích rút đặc trưng của dữ liệu đa
phương tiện,
• Trình bày phương pháp đối sánh đặc trưng và nhận dạng.
[56]. Tương tác người-máy
Tên môn học: Tương tác người-máy (Human-Computer Interaction)
Mã số môn học: INT2041
Số tín chỉ: 3
Môn học tiên quyết: INT2020
Tóm tắt nội dung:
Khái niệm tương tác người-máy vá các khái niệm liên quan; Các nguyên lý trong thiết
kế tương tác người-máy (kỹ nghệ hoạt động, kỹ nghệ nhận thức, kỹ nghệ cảm xúc);
Thiết kế tương tác người-máy hướng người dùng; các mô hình (khái niệm, Nn dụ, tinh
thần); Các vấn đề tương tác người-máy liên quan tới người dùng (độ tuổi, giới tính, nghề
nghiệp), tổ chức và xã hội; Thiết bị trong tương tác người-máy; Phát triển hệ thống
tương tác người-máy; Đánh giá hệ thống tương tác người - máy.
[57]. ChuNn kỹ năng của CNTT
Tên môn học: Chu)n kỹ năng kỹ sự CNTT (Fundamental Information
Technology Engineers Skills Standards)
Mã số môn học: INT3510
Số tín chỉ: 2
Tóm tắt nội dung:
Các chủ đề chính: Cơ sở khoa học máy tính; Hệ thống máy tính, Phát triển và vận hành
hệ thống; Công nghệ mạng, Công nghệ CSDL, ChuNn hoá và bảo mật, tin học hoá và
quản lý. Các nội dung điển hình: Các thuật ngữ kỹ thuật cơ bản và các định nghĩa liên
quan đến CNTT;.thiết kế chương trình dựa trên đặc tả thiết kế bên trong; áp dụng tư duy
logic cần thiết cho việc lập trình; đặc tả của một (nhiều) ngôn ngữ lập trình và lập trình
bằng (các) ngôn ngữ cụ thể; các phương pháp kiểm thử chương trình và khả năng thực
hiện việc kiểm thử.
ChuNn đầu ra môn học:
CTĐT- ĐH - HTTT-53
Tham gia ôn luyện và thi sát hạch chuNn kỹ năng kỹ sư CNTT cơ bản của Nhật
Ban, sinh viên có kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT nói chung, kể cả tạo ra các các
tài liệu thiết kế chương trình, phát triển chương trình và thực hiện một chuỗi thao tác
cho đến kiểm thử đơn vị trong dự án phát triển hệ thống thông tin. Cụ thể là:
• Có hiểu biết các thuật ngữ kỹ thuật cơ bản và các định nghĩa liên quan đến
CNTT,
• Có năng lực tạo ra biểu thiết kế chương trình dựa trên đặc tả thiết kế bên trong
dưới sự hướng dẫn của người kỹ sư cấp cao hơn,
• Có năng lực áp dụng tư duy logic cần thiết cho việc lập trình,
• Có kiến thức về đặc tả của một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình và năng lực lập
trình bằng một/một số ngôn ngữ lập trình cụ thể,
• Có kiến thức về các phương pháp kiểm thử chương trình và khả năng thực hiện
việc kiểm thử.
[58]. Nhập môn Khoa học dịch vụ
Tên môn học: Nhập môn Khoa học dịch vụ (Introduction to Service Science)
Mã số môn học: 3501
Số tín chỉ: 3
Môn học tiên quyết:
Tóm tắt nội dung:
Kinh tế tri thức: khái niệm, bốn cột trụ; mô hình đo lường kinh tế tri thức (KAM), vai
trò của đầu tư khoa học – công nghệ và giáo dục đại học trong phát triển kinh tế tri thức;
bài học phát triển kinh tế tri thức tại một số quốc gia (Hàn Quốc, Malaysia),
Xu thế chuyển sang kinh tế dịch vụ trên thế giới; khái niệm dịch vụ, đặc trưng và bản
chất của dịch vụ; khái niệm khoa học dịch vụ và các khái niệm liên quan (tài nguyên
trực tiếp, tài nguyên gián tiếp), tính đa lĩnh vực của khoa học dịch vụ,
Lôgic hướng hàng hóa, chuyển đổi từ lôgic hướng hàng hóa sang lôgic hướng dịch vụ,
các nguyên lý của lôgic hướng dịch vụ,
Mô hình hệ thống dịch vụ, quá trình cộng tác tạo giá trị trong dịch vụ
Nghịch lý hiệu quả của công nghệ thông tin (Solow, Carr), vai trò của tài nguyên gián
tiếp (tri thức, kinh nghiệm..) trong phương pháp đo lường kinh tế, mô hình học máy đo
lường hiệu quả dịch vụ.
Quản lý quá trình dịch vụ; Xây dựng kế hoạch chiến lược và quản lý chiến lược
ChuNn đầu ra môn học:
Sau khi hoàn thành môn học Nhập môn khoa học dịch vụ, sinh viên:
• Biết khái niệm kinh tế tri thức, hiểu được vai trò của tri thức và CNTT trong kinh
tế tri thức, cách thức đánh giá kinh tế tri thức. Biết xu thế chuyển từ kinh tế
hướng hàng hóa sang kinh tế hướng dịch vụ. Tình hình kinh tế tri thức và khu
CTĐT- ĐH - HTTT-54
vực kinh tế dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh thế giới từ đó xác định động lực ứng
dụng CNTT (HTTT) phát triển kinh tế tri thức Việt Nam,
• Hiểu được khái niệm, bản chất cộng tác "tạo giá trị" và các đặc trưng của dịch vụ.
Biết vận dụng đặc trưng dịch vụ vào các nội dung của hệ thống thông tin.
• Biết khái niệm khoa học dịch vụ. Hiểu được nội dung lôgic hướng hàng hóa,
lôgic hướng dịch vụ và sự chuyển đổi từ lôgic hướng hàng hóa sang lôgic hướng
dịch vụ. Biết được cách thức đánh giá hiệu quả và vai trò của tài nguyên gián
tiếp.
• Biết nội dung các mô hình hệ thống dịch vụ. Biết được quá trình chuyển hóa từ
dữ liệu tới tri thức để đạt tới giá trị và vai trò của CNTT cũng như hệ thống thông
tin trong quá trình này.
• Hiểu được nội dung của quản lý chiến lược, ý nghĩa của sứ mạng, tầm nhìn và
mục đích của một tổ chức. Hiểu được phân tích SWOT, năm loại hình cạnh tranh.
Biết vai trò văn hóa tổ chức trong thi hành mục tiêu chiến lược.
[59]. Tối ưu hóa
Tên môn học: Tối ưu hóa (Optimization )
Mã số môn học: MAT1100
Số tín chỉ: 3
Môn học tiên quyết:
Tóm tắt nội dung:
Tổng quan về vận trù học (Giới thiệu, Phân loại bài toán quy hoạch, một số bài toán quy
hoạch điển hình); Quy hoạch tuyến tính (Bài toán tổng quát, phương pháp đơn hình, bài
toán đối ngẫu, bài toán vận tải); Quy hoạch phi tuyến (Các điều kiện cực trị, Phương
pháp gradient, Tối ưu đa mục tiêu, Giải thuật di truyền).
[60]. Lập trình hệ thống
Tên môn học: Lập trình hệ thống (System Programming)
Mã số môn học: INT3217
Số tín chỉ: 3
Môn học tiên quyết:
Tóm tắt nội dung:
Đề cập đến những nội dung chính sau: tiến trình, luồng, truyền thông liên tiến trình
(shared memory, pipe, synchronization, message passing, ), system calls, quản
lý/tương tác với các thiết bị ngoại (driver, ), thư viện phục vụ ứng dụng (DLL,
static/dynamic library, ), file system,
ChuNn đầu ra môn học:
CTĐT- ĐH - HTTT-55
• Trình bày được kiến trúc hệ thống của Linux, kiến trúc hệ thống file
• Hiểu và sử dụng được các hàm thư viện thao tác vào ra với hệ thống file, bàn
phím, màn hình
• Trình bày được khái niệm tiến trình; hiểu và sử dụng được các hàm thư viện thao
tác với tiến trình: tạo tiến trình, hủy tiến trình, thay đổi độ ưu tiên của tiến trình
• Trình bày được khái niệm truyền thông liên tiến trình, các phương pháp truyền
thông liên tiến trình; hiểu vả sử dụng được các hàm thư viện để làm cho 2 hay
nhiều tiến trình có thể “giao tiếp” được với nhau.
• Trình bày được khái niệm thư viện liên kết và đối tượng chia sẻ. Hiểu và xây
dựng được các thư viện liên kết cũng như các đối tượng chia sẻ. Sử dụng được
thư viện chia sẻ một cách động.
• Hiểu vả sử dụng được các hàm thư viện thao tác với hệ quản trị CSDL mysql
• Trên cơ sở kiến thức đã học, sinh viên có thể xây dựng được một ứng dụng trên
Linux
[61]. Phương pháp tính
Tên môn học: Phương pháp tính (Calculus Methods for Computing)
Mã số môn học: MAT1099
Số tín chỉ: 3
Môn học tiên quyết:
Tóm tắt nội dung:
Phần kiến thức cơ sở về các vấn đề của giải tích số, bao gồm các vấn đề liên quan tới sai
số, bài toán nội suy, tính đạo hàm và tích phân bằng số, giải gần đúng các phương trình
và hệ phương trình.
Phần kiến thức: liên quan tới vận trù học và cách thiết lập các bài toán tối ưu cũng như
hiểu bản chất các thuật toán và biết cách sử dụng. Đi sâu vào bản chất của các bài toán
đối ngẫu và các hệ quả từ đó.
[62]. Chuyên nghiệp trong công nghệ
Tên môn học: Chuyên nghiệp trong công nghệ (Engineering Ethics )
Mã số môn học: ELT2028
Số tín chỉ: 2
Môn học tiên quyết:
Tóm tắt nội dung:
Vai trò của đạo đức kỹ nghệ, Trách nhiệm trong Kỹ nghệ, khung các vấn đề đạo đức kỹ
nghệ, Giải quyết vấn đề đạo đức kỹ nghệ; Chiều xã hội và giá trị của kỹ nghệ; Tính chân
thực và sự đáng tin cậy, rủi ro và trách nhiệm pháp lý của kỹ nghệ, kỹ sư trong các tổ
chức, chuyên nghiệp kỹ nghệ quốc tế.
CTĐT- ĐH - HTTT-56
[63]. Quản trị học
Tên môn học: Quản trị học (Administration )
Mã số môn học: BSA1051
Số tín chỉ: 3
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung:
Vai trò của quản trị trong nền kinh tế hiện đại; sự phát triển của lý thuyết quản trị; các
chức năng quản trị, các công việc của nhà quản trị trong một tổ chức (hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo, kiểm tra) truyền đạt thông tin trong quản trị; quá trình ra quyết định
quản trị; quản trị rủi ro.
[64]. Nguyên lý Marketing
Tên môn học: Nguyên lý Marketing (Principles of Marketing)
Mã số môn học: BSA2022
Số tín chỉ: 3
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung:
Sơ bộ về tiếp thị; Marketing 3.0; Cơ sở tiếp thị dịch vụ (Vai trò của tiếp thị dịch vụ,
khung quản lý kinh nghiệm khách hàng); Tạo kinh nghiệm (Lên kế hoạch và sản xuất
thi hành dịch vụ, cung cấp dịch vụ và tương tác khách hàng, Phát huy yếu tố con người,
Quản lý kết hợp khách hàng; Thiết kế cài đặt dịch vụ); Cam kết kinh nghiệm dịch vụ
(Tạo giá trị khách hàng và thiết lập giá, Truyền thông tích hợp trong tiếp thị dịch vụ, Sử
dụng CNTT trong tiếp thị dịch vụ); Phân phối kinh nghiệm khách hàng (Cung cấp chất
lượng dịch vụ và bảo đảm dịch vụ, Quản lý dịch vụ khách hàng và phục hồi dịch vụ,
Giám sát và nghiên cứu kết quả dịch vụ); Vấn đề quản lý trong tiếp thị dịch vụ (Phát
triển chiến lược tiếp thị dịch vụ, Đáp ứng nhu cầu biến động dịch vụ, Tư duy toàn cầu -
hành động địa phương).
[65]. Nguyên lý Kế toán
Tên môn học: Nguyên lý Kế toán (Principles of Accounting)
Mã số môn học: BSA 2001
Số tín chỉ: 3
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung:
Bản chất của hạch toán kế toán; Vai trò và nguyên tắc kế toán; Đối tượng và phương
pháp kế toán; Phương pháp chứng từ; Phương pháp tính giá; Phương pháp đốiứng tài
CTĐT- ĐH - HTTT-57
khoản; Phương pháp tổng hợp và cân đối; Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu; Sổ
kế toán và các hình thức tổ chức sổ kế toán; Tổ chức công tác kế toán.
CTĐT- ĐH - HTTT-58
6. Hướng dẫn thực hiện chương trình
6.1. Định hướng xây dựng và phát triển chương trình đào tạo
Định hướng xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đảm bảo các tiêu chí:
- Tiêu chí hiện đại, tiệm cận trình độ tiên tiến và hội nhập quốc tế: Chương trình đào
tạo HTTT được xây dựng và điều chỉnh phù hợp với các chương trình đào tạo HTTT
tiên tiến trên thế giới theo định hướng sử dụng các chương trình đào tạo HTTT của
các tổ chức ACM/AIS, của các trường đại học hàng đầu trên thế giới làm cơ sở xây
dựng và điều chỉnh. Một mặt, phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ sinh viên ngay khi tốt nghiệp
được tiếp tục học tập - nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo-nghiên cứu tiên tiến trên thế giới
hoặc được làm việc tại các tập đoàn công nghiệp hàng đầu quốc tế, và mặt khác, tăng
cường năng lực trao đổi sinh viên và công nhận lẫn nhau với một số cơ sở đào tạo
tiên tiến trên thế giới (Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Mỹ...) theo các hình thức
phong phú.
- Tiêu chí mềm dẻo: Tiêu chí mềm dẻo là một định hướng trong chương trình đào tạo
HTTT của tổ chức ACM/AIS (xem mục 7). Cho phép điều chỉnh hàng năm cho phù
hợp với sự tiến bộ công nghệ và tốc độ ứng dụng CNTT Việt Nam theo tỉ lệ được
phép của ĐHQGHN để bảo đảm tính ổn định và bền vững của chương trình.
Đối với các khóa đào tạo đầu tiên (nhập học giai đoạn 2010-2013): (i) ưu tiên các
môn học lựa chọn: Cơ sở dữ liệu phân tán, Thương mại điện tử, Lập trình hệ thống,
Nhập môn Khoa học dịch vụ, Khai phá dữ liệu hướng lĩnh vực (web), hệ thống đảm
bảo an toàn thông tin, Cơ sở dữ liệu không gian-thời gian (định hướng GIS); (ii) ưu
tiên các môn học bổ trợ: Quản trị học, Nguyên lý Marketing, Nguyên lý kế toán. Do
hoàn cảnh lịch sử, sinh viên hoàn thành trước năm học 2012-2013 các môn học
không thuộc chương trình đào tạo HTTT phiên bản 2012 như lôgic học, lập trình
nâng cao, ... sẽ được tích lũy tín chỉ như các môn học lựa chọn trong chương trình
đào tạo HTTT song cần hoàn thành đủ hai môn học lựa chọn.
- Tiêu chí chuyên nghiệp: Các nghề nghiệp liên quan tới HTTT không mới, tuy nhiên,
ngành đào tạo đại học về HTTT tại Việt Nam còn rất mới, đặc biệt bản chất "tích hợp
giải pháp CNTT với quy trình tổ chức (điển hình là quy trình kinh doanh) nhằm tăng
cường lợi thế cạnh tranh của tổ chức" còn rất mới trong đào tạo CNTT ở nước ta.
Cần tổ chức giới thiệu hiệu quả cho sinh viên HTTT nói riêng và sinh viên CNTT nói
chung về các nội dung định hướng nghề nghiệp về HTTT, KHMT, CNPM,
Mạng&TTMT. Một mặt, cần có sự phối, kết hợp với các trường thành viên trong
ĐHQGHN (Trường ĐHKT, Khoa QTKD) và các chuyên gia từ các đơn vị đào tạo –
nghiên cứu ngoài ĐHQGHN để tổ chức thực hiện chương trình ngày càng tiếp cận
dần với chuNn mực khu vực và quốc tế. Mặt khác, Bộ môn HTTT chú trọng phát huy
mối hợp tác quốc tế với Trường Tính toán, ĐHQG Singapore để tăng cường hội nhập
với các tổ chức khu vực của Hiệp hội HTTT thế giới (AIS, xem mục 7).
CTĐT- ĐH - HTTT-59
6.2. Hệ chất lượng cao
- Sinh viên ngành HTTT hệ chất lượng cao thực hiện theo quy định chung của
ĐHQGHN về đào tạo hệ chất lượng cao,
- Sinh viên ngành HTTT hệ chất lượng cao hoàn thành các môn tăng cường (trong đó
có môn ChuNn kỹ năng cơ bản của CNTT – mã số 3510) giống như sinh viên ngành
CNTT hệ chất lượng cao.
6.3. Phương pháp giảng dạy
Phương pháp dạy học được định hướng mở rộng phạm vi tương tác giảng viên -
sinh viên và đảm bảo tính chủ động của sinh viên trong định hướng nghề nghiệp đảm
bảo khai thác tốt các yếu tố truyền thống Việt Nam kết hợp với yếu tố công nghệ dạy-
hcọ tiên tiến từ các nước công nghiệp tiên tiến.
Dưới đây là một số yêu cầu cụ thể.
a) Hoạt động dạy và học
- Lý thuyết: do giảng viên đủ trình độ và kinh nghiệm phụ trách, được tiến hành ở
giảng đường lớn có đầy đủ phương tiện hỗ trợ (máy chiếu, bảng viết, micro, kết nối
mạng, ).
- Bài tập: tùy theo yêu cầu môn học tổ chức thành các nhóm dưới 30 sinh viên do một
trợ giảng phụ trách. Mục đích của giờ bài tập là để củng cố kiến thức về môn học.
- Tăng cường số lượng và chất lượng giờ thục hành với các phòng máy, PTN hiện đại
của Khoa và các đơn vị hợp tác.
- Nguyên tắc chủ đạo của việc đánh giá kết quả học tập môn học phù hợp với phương
thức đào tạo theo tín chỉ là đánh giá thường xuyên kết hợp với thi hết môn học.
- Bảo đảm tất cả nội dung và kiến thức thuộc các phần lên lớp, thực hành và tự học phải
được tích lũy vào kết quả học tập môn học thông qua kiểm tra - đánh giá.
- Áp dụng phương pháp dạy - học tiên tiến, trước hết thực hiện thật tốt việc xây dựng
đề cương môn học, phương pháp dạy - học và kiểm tra đánh giá phù hợp phương
thức đào tạo theo tín chỉ đã được ĐHQGHN ban hành. Áp dụng phương pháp dạy
học tiên tiến theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học,
khả năng thực hành, ứng dụng thực tế, làm việc theo nhóm và các kỹ năng nghề
nghiệp của người học; hướng dẫn người học tự học theo kiểu nghiên cứu; áp dụng
các phương pháp giảng dạy hiện đại: phương pháp giải quyết vấn đề (problem -
based), phương pháp nghiên cứu tình huống (case-study) kết hợp với việc sử dụng
các thiết bị dạy học hiện đại. Thường xuyên cập nhật phương pháp dạy - học tiên tiến
(mà các trường đại học có uy tín sử dụng) phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt
Nam.
- Tăng cường seminar, thảo luận tại lớp học,
CTĐT- ĐH - HTTT-60
- Tăng phần kiểm tra, đánh giá nội dung tự học ngoài lớp học.
b) Tài liệu và dịch vụ hỗ trợ
- Sách: mỗi môn học có tối thiểu một sách tham khảo chính và một số sách đọc thêm.
- Bài giảng: bài giảng được cung cấp dưới dạng tài liệu điện tử qua website môn học
để sinh viên có thể tự truy cập và lấy tài liệu.
- Dịch vụ máy tính: mỗi sinh viên được cấp một tài khoản mạng để có thể làm việc tại
các phòng thực hành và tự học. Sinh viên có thể nộp bài qua mạng. Có cán bộ chuyên
trách đảm bảo hệ thống máy tính cho sinh viên.
- Website môn học: mỗi môn học đều có website môn học cung cấp tối thiểu các thông
tin như đề cương, kế hoạch giảng dạy, thông báo, bài giảng, bài tập Có các diễn
đàn để sinh viên thảo luận về nội dung môn học và các thắc mắc.
- Tư vấn: giáo viên thường dành tối thiểu 1 tiếng mỗi tuần để giải đáp thắc mắc của
sinh viên về môn học. Sau khi chấm bài tập, giáo viên chấm bài cũng xếp lịch để giải
đáp thắc mắc.
c) Kiểm tra, giám sát dạy và học
- Bộ môn HTTT giám sát hoạt động dạy-học đối với toàn bộ khối kiến thức cơ sở
ngành và chuyên ngành. Thực hiện đúng chế độ kiểm tra việc hoàn thành đầy đủ mục
tiêu môn học trong hoạt động dạy - học (về nội dung, về giờ lên lớp, tự học có thầy
hướng dẫn, sinh viên tự học, và về kiểm tra, đánh giá).
- Điều tra ý kiến sinh viên về sự tương thích giữa nội dung giảng dạy trên lớp với đề
cương môn học; mức độ tiếp thu của sinh viên, phương pháp giảng dạy của giảng
viên.
- Việc lấy ý kiến sinh viên được thực hiện và tổng kết một cách định kỳ (cuối học kỳ)
nhằm điều chỉnh cách dạy và học tốt hơn. Ngoài ra cho phép sinh viên được đề xuất,
thảo luận về phương pháp dạy học đến thầy, đến bộ môn, Khoa trong quá trình dạy -
học nhằm điều chỉnh kịp thời những bất cập.
d) Kết hợp với công ty CNTT trong hoạt động dạy - học
- Các môn học thực hành (Thực hành HTTT1, Thực hành HTTT2, Thực hành chuyên
ngành HTTT) và môn học Phát triển ứng dụng Web được thực hiện với sự phối hợp
từ các công ty CNTT. Xem xét phương án kết hợp môn học để thi lấy chứng chỉ kỹ
sư CNTT cơ bản FE theo chuNn Nhật Bản (như đã được thực hiện với hệ chất lượng
cao CNTT hiện nay) hoặc chứng chỉ công ty CNTT hàng đầu thế giới.
- Dành một tỉ lệ thời gian và nội dung trong các môn học về công nghệ, thực hành dự án
để mời một số chuyên gia từ các công ty CNTT lớn (IBM, ORACLE, VietSoftware,
FPT...) đến giảng bài.
- Xây dựng các nhóm thực hành theo các chuyên đề và bài toán cụ thể của các công ty.
CTĐT- ĐH - HTTT-61
- Ký kết các hợp tác với các công ty CNTT để gửi sinh viên đến thực tập
(VietSoftware, Lạc Việt, CSE...).
- Kết hợp xây dựng một số nội dung giảng dạy trong phần các môn lựa chọn trong các
định hướng nghề nghiệp liên quan đến các tập đoàn CNTT như: công nghệ lập trình
của tập đoàn Microsoft; công nghệ CSDL của tập đoàn Oracle,...
Bộ môn HTTT và Khoa CNTT định hướng tăng cường loại hình đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao theo đặt hàng của các tổ chức, tập đoàn, công ty CNTT lớn.
6.4. Kiểm tra - đánh giá
Đảm bảo triển khai đúng quy chế kiểm tra – đánh giá của ĐHQGHN kết hợp với tăng
cường giải pháp đánh giá ngoài.
Đánh giá chính thức (đánh giá trong):
- Kết quả học tập có thể được đánh giá bằng các bài kiểm tra thường xuyên, bài tập,
kiểm tra giữa môn và bài thi hết môn.
- Việc đánh giá kiểm tra kiến thức môn học sẽ được áp dụng nhiều phương pháp khác
nhau, tuỳ thuộc vào nội dung từng môn học và trong đề cương chi tiết môn học sẽ
đặc tả rõ những hình thức đánh giá kiến thức của sinh viên HTTT.
Đánh giá ngoài:
- Sử dụng chuNn sát hạch kỹ sư CNTT tương thích với Nhật Bản (ITSS): đây là một
chuNn sát hạch gồm một hệ thống các chứng chỉ đánh giá toàn diện và đầy đủ các
kiến thức cơ bản, cũng như chuyên sâu trong ngành HTTT. Đối với cử nhân HTTT
phấn đấu đạt chứng chỉ CNTT cơ bản hoặc/và chứng chỉ kỹ sư Cơ sở dữ liệu
(Technical Database Engineers).
- Một số chứng chỉ chuyên môn của các công ty và tổ chức lớn như Microsoft, Cisco,
Oracle, Sun Microsystem.
Chu)n tiếng Anh: TOEFL; IELTS.
6.5. Giáo trình, tài liệu tham khảo
a) Về giáo trình và sách tham khảo chính
Hiện tại Khoa CNTT, Trường ĐHCN đã có một hệ thống giáo trình bằng tiếng Việt
trong chương trình hiện hành. Một số môn cơ sở ngành đã tương thích với chương trình của
đại học đối tác và của ACM/AIS. Trên cơ sở đó, tổ chức nghiên cứu sử dụng bộ giáo trình
của trường đại học đối tác có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể. Đồng thời bổ
sung giáo trình, tài liệu giảng dạy cho một số môn chuyên đề mới.
Một số tiêu chí cụ thể cho việc biên soạn giáo trình như sau:
CTĐT- ĐH - HTTT-62
- Mỗi giáo trình cho môn học phải có nội dung trùng khoảng > 80% nội dung môn học
tương đương tại chương trình đào tạo tham chiếu (IS2010 ACM/AIS, Trường Tính
toán, ĐHQG Singapore).
- Đề cương và tóm tắt môn học nên có phiên bản tiếng Anh.
- Nội dung mỗi môn học (giáo trình) do một nhóm ít nhất là 2 giảng viên bảo đảm.
Tăng cường sự tham gia cố vấn của các giáo sư, tiến sĩ ở nước ngoài.
- Mỗi môn học cơ sở và chuyên ngành phải đi kèm với một bộ bài giảng điện tử
(slides). Các bài giảng được phép bổ sung nội dung để cập nhật những kiến thức mới
nhất.
- Đảm bảo mỗi môn học có tối thiểu 01 đầu sách tham khảo chính (bằng tiếng Anh)
như môn học của đại học đối tác nước ngoài.
- Do đặc trưng của ngành HTTT là công nghệ được phát triển nhanh chóng, giáo trình
một số môn học về công nghệ hay thực hành dự án được phép xây dựng một cách
linh động: giáo trình ghi những nội dung xương sống, phần chi tiết cụ thể sẽ nằm
trong bài giảng và có thể cập nhật thêm theo từng năm học.
- Kết hợp với các công ty CNTT trong việc nắm bắt nhu cầu thực tiễn của xã hội để xây
dựng một số nội dung của các môn học về công nghệ hay thực hành dự án.
b) Các tài liệu khác
- Ngoài tài liệu hiện có tại trung tâm thư viện, đề án sẽ mua mới tài liệu, ưu tiên cho
các tài liệu tham khảo bắt buộc và bằng tiếng Anh. Sử dụng miễn phí nguồn tạp chí
quốc tế (IEEE, ACM) theo các dự án của ĐHQG đã ký kết và nguồn học liệu mở của
MIT và các trường đại học tham gia mạng lưới TEIN2-3.
- Sử dụng các tài liệu trên mạng ScienceDirect do ĐHQG cung cấp chung cho các
trường thành viên.
- Đối với một số môn công nghệ sẽ liên kết với các tập đoàn CNTT lớn như IBM,
Microsoft, Oracle để cung cấp các tài liệu công nghệ chuyên sâu.
- Trong phạm vi cho phép về bản quyền, triển khai đưa các tài liệu giảng dạy lên mạng
nhằm phục vụ tốt hơn sinh viên. Việc công khai hóa nội dung giảng dạy cũng tăng
cường trách nhiệm của giảng viên và nâng cao chất lượng giáo trình.
6.6. Ngôn ngữ giảng dạy
Ngôn ngữ chính trong giảng dạy là tiếng Việt, thử nghiệm một vài môn học
chuyên đề năm cuối được giảng dạy bằng tiếng Anh.
- Các môn học chuyên đề dạy bằng tiếng Anh do giảng viên trong Bộ môn HTTT và
các nhà khoa học ở nước ngoài mời về nước thực hiện (thời gian trước mắt mời
TSKH. Nguyễn Hùng Sơn tại ĐH Warsaw và một số TS. trẻ đảm nhận).
CTĐT- ĐH - HTTT-63
7. Đối sánh với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới
Chương trình đào tạo cử nhân HTTT được xây dựng và cải tiến trên cơ sở (i) tham
chiếu các khung chương trình đào tạo HTTT “chuNn thế giới” do hai tổ chức ACM/AIS kết
hợp xây dựng; (ii) tham chiếu khung chương trình đào tạo HTTT tại Trường tính toán thuộc
Đại học Quốc gia Singapore.
Mục này trình bày các đối sánh Chương trình đào tạo cử nhân HTTT tại Trường
ĐHCN thuộc ĐHQGHN với (i) Hướng dẫn 2010 chương trình đào tạo HTTT của
ACM/AIS; (ii) Chương trình đào tạo cử nhân HTTT tại Trường tính toán thuộc ĐHQG
Singapore (năm học 2011-2012).
7.1. Đối sánh chương trình đào tạo HTTT tại Trường ĐHCN, ĐHQGHN với Hướng
dẫn 2010 chương trình đại học HTTT của ACM/AIS
Các tài liệu tham chiếu chính gồm có:
[IS2010] ACM/AIS Joint IS 2010 Curriculum Task Force: Heikki Topi, Joseph S.
Valacich, Ryan T. Wright, Kate M. Kaiser, J.F. Nunamaker, Jr., Janice C. Sipior,
G.J. de Vreede - (2010). IS 2010: Curriculum Guidelines for Undergraduate Degree
Programs in Information Systems, Communications of the Association for
Information Systems, 26(18): 359-428, 2010. (Hướng dẫn 2010 chương trình đại
học HTTT của ACM/AIS, viết tắt là Hướng dẫn 2010 HTTT ACM/AIS).
[IS2002] ACM/AIS/AITP Joint IS 2002 Curriculum Task Force: Gorgone J., Davis G.,
Valacich J.S., Topi H., Feinstein D., and Longenecker H.E. (2002). IS 2002 Model
Curriculum and Guidelines for Undergraduate Degree Programs in Information
Systems, The DATA BASE for Advances in Information Systems, 34(1), SIG-MIS
Association for Computing Machinery 2003 (Hướng dẫn 2002 HTTT
ACM/AIS/AITP).
[IS1997] ACM/AIS/AITP Joint IS 1997 Curriculum Task Force: Longenecker H.E.,
Davis G.B., Gorgone J.T., Couger J.D. and Feinstein D.L. (1997). IS’97: A Co-
Chairs Report and Panel Discussion of the Joint ACM/AIS/DPMA Information
Systems Curriculum for Four Year Undergraduate Programs, Proceedings of the
SIGCSE Conference (Hướng dẫn 1997 HTTT ACM/AIS/AITP).
[Bell12] Bell, Corbin Christopher (2012). Undergraduate Information Systems (IS)
Curriculum and Career Track Development in United States Colleges and
Universities: Assessment of Adherence to IS 2010 Curriculum Guidelines, PhD
Thesis, Utah State University, USA (All Graduate Theses and Dissertations. Paper
1121).
[Topi11] Heikki Topi (2011). The future of master's level education in IS, ACM
Inroads, 2(1):12-13, March 2011.
[2Bruce11] Saulnier Bruce and White Bruce (2011). IS 2010 and ABET accreditation:
an analysis of ABET-accredited information systems programs, Journal of
Information Systems Education, Dec 22, 2011.
CTĐT- ĐH - HTTT-64
[ABET2010] ABET-Computing Accreditation Commission (2010). Criteria for
Accrediting Computing Programs: Effective for Evaluations during the 2011-2012
Accreditation Cycle.
[CDIO2011] Edward F. Crawley, Johan Malmqvist, William A. Lucas, Doris R.
Brodeur (2011). The CDIO Syllabus v2.0: An Updated Statement of Goals for
Engineering Education, The 7th Intl. CDIO Conf., Copenhagen, Denmark.
7.1.1. Giới thiệu Hướng dẫn 2010 HTTT ACM/AIS [IS2010]
- Tên chương trình: Chương trình đại học HTTT (Undergraduate Degree Programs in
Information Systems)
- Tên tổ chức: ACM/AIS:
ACM (Association for Computing Machinery): là tổ chức nghề nghiệp CNTT
lớn nhất thế giới (“ACM, the world’s largest educational and scientific
computing society, delivers resources that advance computing as a science and
a profession”).
AIS (The Association for Information Systems): là tổ chức nghề nghiệp HTTT
lớn nhất thế giới (“The Association for Information Systems (AIS) serves
society through the advancement of knowledge and the promotion of
excellence in the practice and study of information systems”).
www.aisnet.org/. Theo Phó Chủ tịch AIS về giáo dục Mary Granger, AIS
định hướng “hỗ trợ các chương trình và các hoạt động có tầm nhìn toàn cầu”
[2Bruce11]. AIS là tổ chức nòng cột xây dựng các hướng dẫn chương trình
đào tạo đại học HTTT trên toàn thế giới cùng ACM [IS1997, IS2002, IS2010]
và AITP (AITP: Association of Information Technology Professionals)
[IS1997, IS2002].
- Xếp hạng chương trình đào tạo HTTT của ACM/AIS:
ACM cùng AIS là các tổ chức tốt nhất cung cấp sự tin cậy quá trình và hỗ trợ
thể chế trong việc xây dựng các chương trình đào tạo về HTTT [Topi11]/
ACM và AIS cùng AITP xây dựng Hướng dẫn 2002 HTTT ACM/AIS/AITP
trên cơ sở phát triển Hướng dẫn 1997 HTTT ACM/AIS/AITP [IS1997].
Hướng dẫn 2002 HTTT ACM/AIS/AITP đã được chấp nhận rộng rãi và
hướng dẫn này cũng đã trở thành cơ sở công nhận chuNn kiểm định ABET đối
với các chương trình đại học HTTT [IS2010].
Hướng dẫn 2010 HTTT ACM/AIS được cải tiến từ Hướng dẫn 2002 ĐH
HTTT nhằm đáp ứng thực tiễn sự toàn cầu hóa phát triển HTTT, công nghệ
Web, sự sử dụng rộng rãi các hệ thống lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp
quy mô lớn, tính sẵn có mọi nơi của tính toán di động...., đồng thời, đáp ứng
sự phát triển mở rộng cộng đồng HTTT toàn thế giới. Hướng dẫn 2010 HTTT
ACM/AIS cho độ thích ứng và linh hoạt cao để xây dựng chương trình đào tạo
HTTT. Các môn cốt lõi của Hướng dẫn 2010 HTTT ACM/AIS chiếm trọng số
CTĐT- ĐH - HTTT-65
20% trong chương trình đào tạo HTTT tại các trường kinh doanh Bắc Mỹ
được cấp chứng nhận ABET, chiếm trọng số 37,5% trong chương trình đào
tạo HTTT tại các khoa Khoa học Máy tính Bắc Mỹ, chiếm trọng số hơn 20%
trong các chương trình đào tạo HTTT tại các trường kinh doanh châu Âu theo
kiểu Bologna [IS2010].
Hướng dẫn 2010 HTTT ACM/AIS được xem xét quy chiếu tuân thủ cho các
chương trình đào tạo HTTT tại nước Mỹ đã được công nhận chuNn kiểm định
ABET-CS. Phần lớn các chương trình đào tạo được khảo sát tuân thủ Hướng
dẫn 2010 HTTT ACM/AIS. Ngoài ra, không một chương trình đào tạo được
xem xét là tuân thủ hoàn toàn hoặc là không tuân thủ [Bell12].
Dù cho còn một vài quan niệm khác nhau từ việc AIS không còn hỗ trợ tài
chính cho ABET CS (tổ chức thành viên của ABET phụ trách công nhận các
chương trình HTTT) từ năm 2009, Hướng dẫn 2010 HTTT ACM/AIS là định
hướng cải tiến cho nhiều chương trình đào tạo đại học HTTT tại nước Mỹ
[2Bruce11].
7.1.2. Bảng ánh xạ nội dung các môn học cốt lõi của Hướng dẫn 2010 chương trình đào
tạo HTTT của ACM/AIS tới các môn học thuộc chương trình đào tạo HTTT tại
Trường ĐHCN, ĐHQGHN:
Stt Khối môn học cốt
lõi thuộc IS-2010
Thể hiện trong Chương trình HTTT tại ĐHCN (số trong ngoặc đơn là
Số tín chỉ; độ giống nhau: theo Tóm tắt nội dung môn học)
Môn liên quan chính Môn liên quan phụ Độ giống
nhau %
1 IS 2010.1
Foundations of
Information
Systems
INT30xx Foundation of
Information Systems (4)
INT2207 Database
Systems (3); INT3213
Introduction to
information security (3)
> 90
2 IS 2010.2 Data
and Information
Management
INT2203 Data Strutures
and Algorithms (4);
INT2207 Database
Systems (3); INT3206
Distributed Databases
(3), INT3208 Online
Analytical Processing
OLAP (3); INT3213
Introduction to
information security (3)
INT3210 Domain
Oriented Data Mining
(3); INT3211 System
integration (3); INT3222
Multimedia databases
(3); INT3212 Statistical
data processing (3);
INT3214 Information
Security/Safety systems
(3);
> 95
CTĐT- ĐH - HTTT-66
Stt Khối môn học cốt
lõi thuộc IS-2010
Thể hiện trong Chương trình HTTT tại ĐHCN (số trong ngoặc đơn là
Số tín chỉ; độ giống nhau: theo Tóm tắt nội dung môn học)
Môn liên quan chính Môn liên quan phụ Độ giống
nhau %
3 IS 2010.3
Enterprise
Architecture
MNS1052 Basic of
Management (3);
INT3207 Data
warehouse (3);
INT2020 Information
System Analysis and
Design (3)
INT3079 E-business (3);
MNS20xx Principles of
Marketing (3);
Accounting – Finance (3)
> 80
4 IS 2010.4 IS
Project
Management
INT2038 IS Project
Management (3);
INT2040 Practice of
Enterprise IS Project
Management
> 95
5 IS 2010.5 IT
Infrastructure
INT 2023 Computer
Architecture (3);
INT2206 Principles of
Operating Systems (3);
INT2209 Introduction
to Computer Networks
(3)
Fundamental Information
Technology Engineers
Skills Standards (2))
> 95
6 IS 2010.6 Systems
Analysis and
Design
INT2020 Information
System Analysis and
Design (3); INT2039
Practice on analysis,
design on Information
systems (3); INT3207
Data Warehouse (3)
Fundamental Information
Technology Engineers
Skills Standards (2)
> 90
7 IS 2010.7 IS
Strategy,
Management and
Acquisition
INT3211 System
Integration (3);
INT3207 Data
Warehouse (3);
INT2038 IS Project
Management (5)
INT2207 Database
Systems (3);
> 90
Theo khảo sát của Saulnier Bruce và White Bruce [2Bruce11], có ý kiến cho rằng
Hướng dẫn 2010 ACM/AIS không quy định lập trình như một môn học cốt lõi giống như
phiên bản Hướng dẫn năm 2002 (môn học IS 2002.5 Programming, Data, File and Object
Structures) là một hạn chế khi đánh giá một chương trình đào tạo HTTT theo định hướng
khoa học tính toán. Tuy nhiên, như được giải thích trong Hướng dẫn 2010 của ACM/AIS,
CTĐT- ĐH - HTTT-67
việc giảm bớt số môn học cốt lõi đảm bảo Hướng dẫn 2010 ACM/AIS có tinh “mở” cao hơn
trong việc cho phép các cơ sở đào tạo tuỳ biến định hướng chương trình đào tạo HTTT theo
mục tiêu. Liên quan tới chủ đề “Programming, Data, File and Object Structures”, chương
trình đào tạo HTTT tại Trường ĐHCN có các môn học sau đây:
- Tin học cơ sở 4 ( Ngôn ngữ lập trình C) : 3 tín chỉ,
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật : 3 tín chỉ,
- Lập trình hướng đối tượng : 3 tín chỉ,
- Cơ sở dữ liệu : 3 tín chỉ,
- Phát triển ứng dụng web : 3 tín chỉ.
Hơn nữa, phần thực hành của nhiều môn học cũng bao gói nội dung về lập trình, dữ
liệu, file và cấu trúc đối tượng.
Như vậy, chương trình đào tạo HTTT tại Trường ĐHCN thuộc loại định hướng khoa
học tính toán.
7.2. Đối sánh chương trình đào tạo HTTT tại Trường ĐHCN, ĐHQGHN với chương
trình đào tạo HTTT tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
Tham chiếu tới Hướng dẫn chương trình đào tạo HTTT của ACM/AIS là tham chiếu
tới "khung chuNn chung toàn thế giới", chương trình đào tạo HTTT tại Trường ĐHCN còn
được tham chiếu tới chương trình đào tạo đang thi hành tại Trường Tính toán, ĐHQG
Singapore (NUS) như là một tham chiếu chi tiết. Trường Tính toán, ĐHQG Singapore
(NUS) được lựa chọn bởi một số lý do sau đây:
- ĐHQG Singapore luôn thuộc tốp 200 trường đại học hàng đầu thế giới (chi tiết về
xếp hạng ĐHQG Singapore có ở mục sau). Nhiều GS. trong NUS-SoC và Bộ môn
HTTT ( của NUS-SoC là những
chuyên gia hàng đầu về CSDL và HTTT, chẳng hạn, GS. Beng Chin Oii "was an
editor of VLDB Journal and IEEE Transactions on Knowledge and Data
Engineering, and as a co-chair of the ACM SIGMOD Jim Gray Best Thesis Award
committee. He is serving as the Editor-in-Chief of IEEE Transactions on Knowledge
and Data Engineering (TKDE) (2009-2012)" hoặc GS. Bernard Tan là thành viên của
ủy ban "Member Recognition" của Hiệp hội HTTT thế giới;
- Trường Tính toán (School of Computing: SoC hoặc NUS-SoC) có quan hệ gần gũi
với Trường ĐHCN, ĐHQGHN: (i) Kể từ năm 2009, Hội thảo trao đổi về đào tạo và
nghiên cứu – triển khai giữa NUS-SoC và 7 cơ sở đào tạo-nghiên cứu của Việt Nam
diễn ra thường niên. Tại hội thảo, Khoa CNTT-Trường ĐHCN-ĐHQGHN có cơ hội
trao đổi, tham khảo kinh nghiệm từ NUS-SoC; (ii) Một số giáo sư của NUS-SoC đã
giảng dạy, tham gia các hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp đại
học.. tại Khoa CNTT, Trường ĐHCN, ĐHQGHN.
Trang web giới thiệu chương trình đào tạo (truy nhập ngày 24/4/2012):
CTĐT- ĐH - HTTT-68
Trang web giới thiệu Tóm tắt nội dung môn học (truy nhập ngày 24/4/2012):
7.2.1. Giới thiệu về chương trình đào tạo HTTT tại ĐHQG Singapore
- Tên chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo cử nhân HTTT (Information Systems
Undergraduate Programme)
- Tên văn bằng: Cử nhân tính toán về HTTT (Bachelor of Computing in Information
Systems)
- Tên cơ sở đào tạo và nước: ĐHQG Singapore, Trường Tính toán (NUS-SoC)
- Xếp hạng của ĐHQG Singapore:
ĐHQG Singapore có mặt trong các bảng nổi tiếng thế giới xếp hạng các trường đại
học hàng đầu thế giới dưới đây:
ARWU (The Academic Ranking of World Universities): Bảng xếp hạng học thuật các
trường đại học hàng đầu thế giới do Trường Đại học Giao thông Thượng Hải, Trung
Quốc công bố hàng năm.
QS WUR (The QS World University Rankings): QS WUR là bảng xếp hạng các trường
đại học hàng đầu thế giới bằng cách sử dụng phương pháp Quacquarelli Symonds và
được xuất bản hàng năm kể từ năm 2004.
SCIMago: Dự án xếp hạng tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới của SCImago (SIR)
cung cấp nền tảng đánh giá nghiên cứu và xếp hạng nhằm phân tích các kết quả
nghiên cứu của các trường đại học - tổ chức định hướng nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ
liệu Scopus (Elsevier BV) và được xuất bản hàng năm kể từ năm 2010.
Thông tin xếp hạng của ĐHQG Singapore:
Năm
Bảng xếp hạng 2008 2009 2010 2011
ARWU 101-151 101-151 101-150 102-150
QS WUR 30 30 31 28
SCImago × × 46 51
×: chưa tiến hành công bố
7.2.2. Bảng so sánh chương trình đào tạo: đối sánh về thời lượng và Tóm tắt nội dung môn
học của các môn học trong chương trình đào tạo HTTT tại ĐHQG Singapore với các môn
học tương ứng thuộc chương trình đào tạo HTTT tại Trường ĐHCN-ĐHQGHN
CTĐT- ĐH - HTTT-69
Hầu hết các chương trình đào tạo cử nhân tại ĐHQG Singapore có thời gian học 4 năm
bao gồm 160 tín chỉ học phần (Module Credit: MC). Chương trình đào tạo HTTT được
thiết kế với 128 tín chỉ là phù hợp Quy chế đào tạo đại học tại ĐHQGHN (ban hành kèm
theo Quyết định số 3079/QĐ-ĐHQGHN ngày 26/10/2010 của Giám đốc Đại học Quốc
gia Hà Nội) quy định chương trình đào tạo đơn ngành chuNn được thiết kế từ 120 đến 140
tín chỉ. Đo lường dưới đây theo một ước lệ rằng yêu cầu 3 (ba) tín chỉ tại ĐHQGHN
tương ứng với yêu cầu khoảng 4 (bốn) tín chỉ học phần MC tại ĐHQG Singapore.
Bảng dưới đối sánh các môn học trong chương trình đào tạo ngành HTTT của ĐHQG
Singapore ( với các
môn học tương ứng trong chương trình đào tạo ngành HTTT của Trường ĐHCN, trong đó
“độ giống nhau” được đánh giá dựa trên xem xét Tóm tắt nội dung các môn học tương ứng
(tóm tắt các môn học tại NUS-SoC trong năm học 2011-2012 có tại trang
web: Về cơ bản
có sự tương đồng giữa khung chương trình HTTT tại Trường ĐHCN với khung chương
trình HTTT tại Đại học Quốc gia Singapore.
Tên môn học hoặc khối kiến thức MCs Khung chương trình tại tại trường ĐHCN
(đơn vị: tín chỉ)
Môn học tương ứng Số tín chỉ Độ giống
nhau %
UNIVERSITY LEVEL
REQUIREMENTS
20
PHI1003 Principles of Marxist-
Leninist
HIS1002 Revulotionary policies of
the Vietnam Communist Party
POL1001 Ho Chi Minh Ideology
FLF1105 Foreign Language 1
FLF1106 Foreign Language 2
FLF1107 Foreign Language for
Specific Purpose
24
5
3
2
4
5
5
PROGRAMME REQUIREMENTS 120 Chương trình bắt buộc
Core Modules 80 89
CS1010 Programming Methodology 4
INT1006 Fundamental Informatics 4
INT 2005 Object-Oriented
Programming
6
3
3
>90
CS1020 Data Structures and
Algorithms I
4 INT2203 Data Strutures and
Algorithms
3 >90
CS1231 Discrete Structures 4 INT1050 Discrete Mathematics 4 >90
CS1105 Computing and Society 4 INT1003 Fundamental Informatics 1 2 >80
IS1105 Strategic IT Applications 4 INT3207 Data warehouse 3 >85
CTĐT- ĐH - HTTT-70
Tên môn học hoặc khối kiến thức MCs Khung chương trình tại tại trường ĐHCN
(đơn vị: tín chỉ)
Môn học tương ứng Số tín chỉ Độ giống
nhau %
CS2100 Computer Organisation 4 INT 2023 Computer Architecture 3 >90
CS2102 Database Systems 4 INT2207 Database Systems 3 >95
CS2105 Introduction to Computer
Networks
4 INT2209 Introduction to Computer
Networks
3 >90
IS2102 Requirements Analysis and
Design
4 INT2020 Information System
Analysis and Design
3 >95
IS2103 Enterprise Systems
Development Concepts
4 MNS 1052 Enterprise Adminatration 3 >80
IS2104 Software Team Dynamics 4 INT2208 Introduction to Software
Engineering
3 >80
IS3101 Management of Information
Systems
4 INT3201 Foundation of Information
Systems
4 >95
IS3102 Enterprise Systems
Development Project
8 INT2040 Practice of Enterprise IS
Project Management
5 >80
IS4100 IT Project Management 4 INT2038 IS Project Management 3 >95
MA1301 Introductory Mathematics+ 4
MAT1093 Algebra
MAT1094 Math. Analysis 1
MAT1095 Math. Analysis 2
14
4
5
5
>95
ST2334 Probability and Statistics 4 MAT1001 Probability and Statistics 3 >95
INT2206 Principles of Operating
Systems
3
INT3306 Web application
development
3
INT3213 Introduction to information
security
3
INT2039 Practice on analysis,
design on Information systems
3
INT3211 System Integration 3
INT3209 Data Mining 3
INT3220 Advanced topics in
Information Systems
3
Physic (Mechan-Thermodynamics) 3
Physic (Electro-Optics) 3
ACC1002X Financial Accounting 4 Accounting – Finance (elective) 3 >80
IS2101 Business and Technical
Communication*
4 MNS20xx Principles of Marketing
(elective)
3 >80
CTĐT- ĐH - HTTT-71
Tên môn học hoặc khối kiến thức MCs Khung chương trình tại tại trường ĐHCN
(đơn vị: tín chỉ)
Môn học tương ứng Số tín chỉ Độ giống
nhau %
MA1312 Calculus with Applications
or
MA1521 Calculus for Computing #
4 MAT 1099 Calculus for Computing
(elective)
3 >85
Programme Electives 28 Các môn lựa chọn 10
Chọn 7 trong số danh sách môn học
dưới đây (mỗi môn 4 MC) và 3/7 môn
cần ở mức 4 (4xxx)
CS2106 Introduction to Operating
Systems
CS3235 Introduction to Computer
Security
CS3240 Human Computer Interaction
IS3220 Service Science
IS3221 Enterprise Resource Planning
Systems
IS3222 IT and Customer Relationship
Management
IS3223 IT and Supply Chain
Management
IS3230 Principles of Information
Security
IS3240 Economics of E-Business
IS3241 Enterprise Social Systems
IS3242 Software Quality
Management
IS3243 Technology Strategy and
Management
CS4880 Digital Entrepreneurship
IS4202 Global Virtual Project
IS4203 IT Adoption and Change
Management
IS4224 Service Systems
IS4225 Strategic IS Planning
IS4226 IT Outsourcing and
Offshoring Management
IS4227 Enterprise Service-Oriented
Architecture
IS4231 Information Security
Management
IS4232 Topics in Information
Security Management
IS4233 Legal Aspects of Information
Technology
IS4234 Control and Audit of
Information Systems
Chọn 4-5 môn học trong danh sách
môn học dưới đây (mỗi môn học có
thời lượng 3 tín chỉ))
INT2034 Computer system
performance analysis and
evaluation
INT3212 Statistical data processing
INT3212 Semantic Web
INT3208 Online Analytical
Processing
INT3073 Pattern recognition
INT3210 Domain Oriented Data
Mining
INT3075 Statistical Machine
Learning
INT3214 Information Security/Safety
systems
INT3215 Mass storage systems
INT3505 Service-oriented
architectures
INT3079 E-business
INT3206 Distributed Databases
INT3205 Spatio-temporal databases
INT3222 Multimedia databases
INT2041 Human-Computer
Interaction
INT3510 Fundamental Information
Technology Engineers Skills
Standards)
MNS1052 Basic of Management
Introduction to Service Science
MAT1100 Optimization
Adminitation
CTĐT- ĐH - HTTT-72
Tên môn học hoặc khối kiến thức MCs Khung chương trình tại tại trường ĐHCN
(đơn vị: tín chỉ)
Môn học tương ứng Số tín chỉ Độ giống
nhau %
IS4240 Business Intelligence Systems
IS4243 Information Systems
Consulting
Specialisations
To be awarded the Information
Security Specialisation, students
have to complete six modules from
the following list of modules:
IS3230 Principles of Information
Security
CS3235 Introduction to Computer
Security
IS3242 Software Quality
Management
IS4231 Information Security
Management
IS4232 Topics in Information
Security Management
IS4233 Legal Aspects of Information
Technology
IS4234 Control and Audit of
Information Systems
To be awarded the Services Science,
Management and Engineering
Specialisation, students have to
satisfy the following:
Compulsory modules:
IS3220 Service Science
IS4224 Service Systems
Choose four from the following list of
modules:
IS3221 Enterprise Resource Planning
Systems
IS3222 IT and Customer Relationship
Management
IS3223 IT and Supply Chain
Management
IS4225 Strategic IS Planning
IS4226 IT Outsourcing and
Offshoring Management
IS4227 Enterprise Service-Oriented
Architecture
24
CTĐT- ĐH - HTTT-73
Tên môn học hoặc khối kiến thức MCs Khung chương trình tại tại trường ĐHCN
(đơn vị: tín chỉ)
Môn học tương ứng Số tín chỉ Độ giống
nhau %
Either
CP4101 BComp Dissertation
or
Three modules from IS4XXX
modules from the above
Programme Elective list
12 Hoặc làm luận văn hoặc chọn 3-4
môn học trong danh sách các môn
lựa chọn có mã số INT3XXX ở
trên.
7
UNRESTRICTED ELECTIVES 20
Grand Total (MCs) 160 Grand Total (Credits) 130
Một số nhận định thông qua bảng đối sánh trên đây:
- Tất cả các môn học cốt lõi trong chương trình đào tạo ĐH HTTT tại NUS-SoC đều
tồn tại môn học bắt buộc tương ứng trong chương trình đào tạo ĐH HTTT tại VNU-
UET. Độ giống nhau của mỗi cặp môn học này đạt khoảng từ 80% tới 95%.
- Chương trình đào tạo tại VNU-UET dành tỷ lệ lớn hơn cho khối kiến thức chung và
khối kiến thức khoa học cơ bản. Khi trao đổi với đoàn cán bộ Trường ĐHCN,
ĐHQGHN trong Hội thảo khoa học và đào tạo tại Trường Tính toán, ĐHQG
Singapore (NUS-SoC) vào tháng 3/2009, lãnh đạo NUS-SoC đưa ra nhận định rằng,
khối môn học chung và khối môn học khoa học (Toán học và các khoa học cơ bản)
trong các chương trình đào tạo cử nhân tại NUS-SoC có một hạn chế là chưa đáp
ứng đủ thời lượng phù hợp với chuNn đánh giá ABET cho hai khối môn học này
(khoảng 25% thời lượng cho mỗi khối môn học nói trên) và NUS-SoC sẽ định
hướng khắc phục hạn chế nói trên. Có thể nhận thấy rằng, với 29 tín chỉ cho khối
kiến thức chung trong ĐHQGHN và 31 (20+11) tín chỉ cho hai khối kiến thức lĩnh
vực và khối ngành, chương trình đào tạo HTTT tại Trường ĐHCN, ĐHQGHN có tỷ
lệ phù hợp với chuNn ABET hơn. Vì vậy, tỷ lệ thời lượng dành cho các môn học
nghề nghiệp HTTT trong chương trình đào tạo HTTT tại VNU-UET lại thấp hơn so
với chương trình đào tạo HTTT tại NUS-SoC và điều đó tạo ra cảm nhận tính
chuyên môn HTTT của chương trình HTTT tại VNU-UET thấp hơn so với tại NUS-
SoC.
- Tỷ lệ dành cho các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo HTTT tại VNU-
UET cao hơn khi so sánh với NUS-SoC, vì vậy có một tỷ lệ đáng kế các môn học
này thuộc vào danh sách môn học lựa chọn tại NUS-SoC. Danh sách các môn học
lựa chọn tại NUS-SoC là phong phú hơn so với danh sách các môn học lựa chọn tại
VNU-UET. Một mặt, danh sách môn học lựa chọn tại VNU-UET là phù hợp với
CTĐT- ĐH - HTTT-74
điều kiện tài nguyên sẵn có còn hạn chế của VNU-UET, mặt khác, danh sách này
cũng phù hợp với định hướng cho chương trình đào tạo có hai nhóm chủ đề là Tích
hợp hệ thống và Phát hiện tri thức từ dữ liệu.
*/*
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ctdt_dh_httt_280912_finall_1449.pdf