Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ 21 nhìn từ các kiểu tư duy hiện sinh - Trần Thái Học

Tư duy quá trình là phạm trù căn bản của triết lý hiện sinh. Hay nói đúng hơn, nó là một thao tác tư duy thường gặp của phương pháp hiện tượng luận hiện sinh. Sự vật định hình trong quá trình biến đổi những giá trị. Tự bản thân sự vật không làm nên giá trị. Giá trị chính là ý hướng của các chủ thể liên tục ban phát cho sự vật. Điều này đã được Lê Thành Trị viết: “Lịch sử triết học còn có thể chứng tỏ rằng những gì cho là chắc thực hôm nay, ngay sau đã được quan niệm ngược lại. Lịch sử là một cải chính và mâu thuẫn liên tục” [8, tr. 110]. Quan niệm về con người nhất quyết không thể tĩnh tại mà phải là một quá trình vận động liên tục. Tiểu thuyết giai đoạn này tỏ ra rất gần với tư duy đời sống. Trần trụi, thực tế, không lý tưởng như văn học giai đoạn tôn xưng điển hình hóa. Đúng như lời của Nhã trong Cơ hội của chúa: “Con người là thực thể phức diện, con người được phép sai lầm”; còn Nietzsche nói: “Con người, một con người đa diện, dối trá, giả tạo và bất minh” [6, tr. 298]. Mỗi trắc diện (profil) trong quá trình tư duy sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, có thể nhìn Tính trong Thoạt kỳ thủy là một nhân vật bệnh lý, là nạn nhân, là sản phẩm của một xã hội ô hợp, để mà thông cảm với hắn được không? Có thể nhìn người phụ nữ ngoại tình trong Mười lẻ một đêm bằng lòng cảm thông đối với con người khát khao tình yêu đích thực, đi tìm bản thể chân thật của mình mà tha thứ được không? Có thể tha thứ cho công việc tàn nhẫn của gánh hát trong Tấm ván phóng dao, vì sự cùng quẫn mưu sinh của họ được không? Tất cả có thể được. Vấn đề còn lại là cách nhìn và ý hướng tiếp cận vấn đề theo cách chúng ta muốn. Mỗi trắc diện vì thế là một vẫy gọi. KẾT LUẬN Có thể nói cuộc dịch chuyển vào nội giới con người đã làm nên đặc trưng tư duy trong tiểu thuyết đầu thế kỷ 21. Đó là kiểu tư duy hiện sinh. Các kiểu tư duy này góp phần chi phối các cấp độ nghệ thuật tiểu thuyết. Tiên khởi là tư duy về một thế giới đa trị, thứ đến là tư duy phản tỉnh và kết thúc chuỗi tư duy hiện sinh trong tiểu thuyết đầu thế kỷ là tư duy quá trình.

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ 21 nhìn từ các kiểu tư duy hiện sinh - Trần Thái Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 81-88 TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ 21 NHÌN TỪ CÁC KIỂU TƯ DUY HIỆN SINH TRẦN THÁI HỌC - NGUYỄN TIẾN DŨNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Có ai đó đã nói rằng khởi thủy là tư duy. Không có tư duy, nghĩa là không có gì hết, kể cả tồn tại. Tuy nhiên, có tư duy và cách tư duy là hoàn toàn khác nhau. Theo đó, tiểu thuyết Việt Nam đã đổi mới cách tư duy. Đây là cách tư duy thuộc nội giới, tư duy hướng ra từ chủ thể. Ta thường gặp trong tiểu thuyết đầu thế kỷ 21 các kiểu tư duy như: tư duy đa trị, tư duy phản tỉnh, tư duy quá trình. MỞ ĐẦU Gần đây giới học thuật lại bắt đầu quan tâm đến triết học hiện sinh và biểu hiện của nó trong văn học. Vấn đề ứng dụng triết lý hiện sinh vào nghiên cứu tác phẩm văn học vẫn gặp khó khăn. Trong ý hướng đó, chúng tôi muốn khai triển các cấp độ của phạm trù triết lý hiện sinh vào tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ 21. Trong giới hạn của bài nghiên cứu nhỏ, chúng tôi xin đề cập đôi nét về các kiểu tư duy hiện sinh trong tiểu thuyết giai đoạn này. 1. TƯ DUY ĐA TRỊ Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ 21 đã đặt định một cách căn bản về tư duy hiện sinh. Đó là thái độ nhận thức về thế giới và con người. Tư duy đa trị như là khởi đầu trong suy tư về thế giới hiện sinh. Tư duy đó được xuất phát từ nội giới và là sự phóng chiếu tinh thần ra bên ngoài của chủ thể. Nói theo triết gia Schopenhauer thì “vũ trụ là cái nhìn của tôi” (Le mode est ma représentation) [2, tr. 119]. Từ cái nhìn hướng ra từ bên trong ấy, ý nghĩa hiện thực của tác phẩm hiện hữu, vừa chủ quan lại vừa độc đáo. Cái gọi là triết lý về một thế giới độc trị đã được tiểu thuyết đầu thế kỷ phủ nhận quyết liệt. Sự khai tử thế giới quan độc quyền về chân lý đã đồng thời khai sinh kiểu suy tư đa trị trong tiểu thuyết. Suy tư đó bắt nguồn từ quan niệm cuộc đời như một dòng biến dịch không ngừng. Giá trị của vạn vật cũng vì thế mà không cố định hay neo giữ, bám víu vào một giá trị vĩnh hằng. Socrates đã minh định: “Mọi vật đang biến dịch và không có gì giữ nguyên cố định” [7, tr. 438]. Đi thẳng vào tư duy đa trị trong tiểu thuyết đầu thế kỷ, ta thấy triết lý hiện sinh được gửi gắm vào hữu tại thế (Dasein), mỗi hiện hữu mặc nhiên là một nhân vị độc đáo. Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương là một kiểu tư duy như vậy. Trong đó, mặc dù sống trong làng Linh Sơn sặc xú khí, tạp nham nhưng mỗi nhân vật đã thể hiện một quan niệm khác nhau về thế giới. Truyện không hề có sự phân giới cắm mốc của những giá trị mà tất cả như được ném vào một cách ngẫu nhiên. Tính chìm ngập trong thế giới vô thức thú tính, chỉ một nỗi ám ảnh là chọc tiết tất cả mọi sự sống. Sự cô lập trong suy nghĩ và hành động kỳ quái đã đẩy Tính nằm giữa ranh giới giữa con người và thú vật. TRẦN THÁI HỌC – NGUYỄN TIẾN DŨNG 82 Còn lão Phùng lại là một thế giới khác, thế giới của ước vọng và dục vọng. Một đằng lão khát khao sáng tác những tác phẩm lớn, đằng khác lại lăm le quan hệ bất minh với Hiền, một người đáng tuổi con cháu của mình. Ông Phước là thế giới của rượu, cái gì ông cũng quy vào rượu, ai cho rượu đều là “đức thánh Trần”. Hưng, thương binh chống Mỹ, sống bất mãn, ưa xúi dục kích động. Sung, xã đội trưởng, mẫu người rập khuôn những quy tắc giáo điều. Hiền, nhân vật của sự cam chịu đưa đẩy Tất cả vẽ lên một thế giới độc bản, không pha trộn. Hãy đơn cử một quan niệm của ông Thìn vai giám đốc trong Ngồi của Nguyễn Bình Phương: “Chỉ có thế hệ chống Mỹ mới đủ bản lĩnh cầm trịch mọi thứ” và so sánh với nhân vật khác của Tạ Duy Anh: “Chỗ này tôi là món chính. Chỗ khác tôi là gia vị. Chỗ khác nữa tôi chỉ còn là cốc nước xúc miệng, hoặc tệ hơn là một mẩu thịt dắt răng” (Đi tìm nhân vật). Rõ ràng tư duy khác nhau sẽ là những triết lý không giống nhau và cuối cùng tính đa trị xuất hiện, bởi “con người là cây sậy biết suy nghĩ”, bởi dòng sông đời không ngừng cuộn chảy. Chúng ta “không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” và vì vậy con người chỉ được định giá trong một chỉnh thể nào đó. Pascal, vị thủy tổ tổ triết hiện sinh, đã từng thốt lên: “Chân lý bên này rặng Pyrénes là ngộ nhận bên kia” [4, tr. 31]. Tiểu thuyết đầu thế kỷ không có sự quy tụ chân lý vào một đỉnh mà phân rẽ ra nhiều đỉnh. Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh là tư duy đa trị với mô hình cấu trúc chính sau: Thằng bé Cô gái điếm NV Bóng tối Làng Thổ Ô Thằng bé Người thanh niên Làng Thổ Ô Chính quyền Các nhà khoa học Mô hình thế giới quan đa trị trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh) Quan sát chúng ta thấy, thế giới đã được tổ chức theo mô hình đa trị. Mỗi đỉnh là một vận động nội tại riêng biệt, trong đó mỗi thành tố vận động từ mối quan hệ này sang quan hệ khác sẽ cho một giá trị khác. Thằng bé trong chỉnh thể A là nạn nhân trong cuộc đấu tranh một mất một còn với thế lực bóng tối mà dân làng Thổ Ô là phép thử. Nhưng thằng bé sang chỉnh thể B nó là kẻ chịu ơn cô gái điếm. Tương tự như thế làng Thổ Ô ở chỉnh thể A là nạn nhân của bóng tối, nhưng ở chỉnh thể C nó lại vừa là nạn nhân của bóng tối lại vừa là thực thể bị phán xét, món lợi cho chính quyền và các nhà khoa học. Nghĩa là thế giới luôn vận động thay đổi và không ngừng cấp nghĩa cho từng cá thể trong thế giới, hay nói cách khác thế giới được quan niệm như một quá trình. Ở A là phản ánh thứ chân lý thuộc về kẻ mạnh, B là chân lý dựa trên tình yêu thương, C là chân lý dựa trên sự dối trá và ngụy tín. Tất nhiên, có một chân lý tiềm ẩn cho cả ba cực A,B,C là chân lý thuộc về điều thiện. C A B Tư duy đa trị TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ 21 NHÌN TỪ CÁC KIỂU TƯ DUY HIỆN SINH 83 Sau khi thị phạm một mô hình về triết lý đa trị, xin dẫn ra đây lời của Heidegger: “Quan niệm thế giới sống là thế giới liên hệ đến sự sinh tồn của con người” [9, tr. 212] Tính đa trị của tư duy là đặc trưng của chủ nghĩa hiện sinh. Trong thế giới ấy không thể có sự độc trị về nhận thức thế giới và con người. Mỗi người bằng kinh nghiệm sống, vốn hiểu biết, mục đích chọn lựa hướng đi cho cuộc đời, đã phải xác quyết triết lý riêng cho mình. Triết lý ấy phải là triết lý trong tư duy, từ tư duy mà hướng vào thế giới, nhất quyết không thể sống bằng kinh nghiệm và vốn sống của người khác. Triết gia Mounier đã từng cảnh báo: “Cái nhìn của người khác ăn cắp vũ trụ của tôi. Nó làm tôi bị vong thân và chiếm trọn lấy tôi” [4, tr. 191]. Như vậy, mỗi người quan sát về thế giới, cảm nghiệm về thế giới sẽ thâu nhận những hình ảnh của thế giới khác nhau. Tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng đã xác tín như sau: “Những hạnh phúc của họ không hề quan trọng, chỉ có hình ảnh của hạnh phúc quan trọng. Thế giới không phải là thế giới mà chỉ là cảm nhận của ta về nó mà thôi” (Và khi tro bụi). Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX đã thay đổi với một lối tư duy mới. Các nhà tiểu thuyết đã làm một cuộc cách tân trong nhận thức về thế giới và con người. Tư duy phóng chiếu từ chủ thể, nói kiểu J.K. Melvil rằng: “Thế giới được đem đến cùng hiện hữu như phương thức tồn tại đầu tiên [5, tr. 110]. Và cuối cùng triết lý gì cũng phải nói cho tỏ về cuộc đấu tranh dai dẳng giữa cái thiện và cái ác, mà cho đến bây giờ sự phân giới giữa chúng tỏ ra mờ mịt lắm. Nói tóm lại, “cuộc đời không phải là một chuỗi cười thật sự vui, xâu chuỗi có nhiều hạt lớn hạt nhỏ, hạt xấu hạt tốt, hạt cười hạt khóc, hạt hạnh phúc và vô hạnh, nó là xâu chuỗi vô thường” (Tấm ván phóng dao). 2. TƯ DUY PHẢN TỈNH Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ đã cho thấy kiểu tư duy phản tỉnh rất đặc trưng hiện sinh. Chưa bao giờ ta thấy trong tiểu thuyết những trăn trở về con người lại da diết đến thế. Có lẽ con người đã phóng thể quá lâu. Trong văn học nửa thế kỷ trước đổi mới, con người xã hội lớn lao quá, che mờ những mảnh đời, những số phận, những tâm tư sâu thẳm của hiện hữu. Giờ đây, con người cá nhân xuất hiện và đồng thời suy ngẫm lại bản thể người một cách rốt ráo. Ta hãy cảm nghiệm lời nhân vật An Mi trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng: “Tôi phải đi tìm tôi ghi, chép mình ra trên giấy. Tôi phải nhìn thấy mình, đọc được mình. Tôi phải có thật để cái chết của tôi có thật” (Và khi tro bụi). Đó là khát khao được chứng nghiệm bản thể, và là cách xác tín sự tồn hữu của mình. Cuộc đời nhân vật An Mi là cuộc hành trình đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, được khởi điểm bằng cái chết của chồng. Cái chết của chồng như là cái cớ, là giọt nước làm tràn ly, khi sự bức bí truy tìm lẽ sống đã ứ đầy trong lòng cô. Nó cũng giống như những cái chết trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, chúng chỉ là thuốc thử mà tác giả ném vào cuộc đời thằng Thượng, để trong cuộc chiến sinh tử cho lẽ phải, nó phải lựa chọn: hoặc là bị xô đẩy, bị lăn đi bất lực trong bóng tối; hoặc là phản tỉnh làm kiếp người lương thiện. Trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái cũng có những cái chết có chủ đích như thế. Theo đó, nhân vật muốn làm người chỉ còn cách: đứng dậy khẳng định bản vị của mình mà thôi. TRẦN THÁI HỌC – NGUYỄN TIẾN DŨNG 84 Đề cập đến tư duy phản tỉnh, Lê Thành Trị cho rằng: “Người có năm đặc tính trọng yếu: kỹ thuật, truyền thống, tiến bộ, tài năng, và sau hết là phản tỉnh [8, tr. 170] và Heidegger trong Thư về nhân bản chủ nghĩa cũng nói: “Tư tưởng là quá trình của sự phản tỉnh”. Nghĩa là, người không những tự do hướng ngoại mà còn quay lại với chính mình, hướng vào nội tâm, tự mình suy tư trên suy tư của mình, động tác ấy gọi là suy tư phản tỉnh. Trong khi quảng diễn về triết lý hiện hữu, Karl Jasper nhấn mạnh một ý rất quan trọng: “Triết lý là muốn nhìn thấy sự hữu nguyên thủy, là lý muốn lý hội sự hữu ấy nhờ sự phản tỉnh của tôi với tôi mỗi khi tôi suy tư bằng phản tỉnh” [3, tr. 57]. Như vậy, để trở về với bản thể người một cách nghiêm xác và thấu hiểu về con người, thì không có con đường nào khác là phải biết hoài nghi, biết phản tỉnh. Mặt khác, tư duy phản tỉnh chỉ ra sự ưu trội trong nhận thức về thế giới và con người. Nó gạt bỏ những định kiến, chướng ngại để soi chiếu vào đối tượng một cách trực diện, chân xác nhất. Đó là con đường hiệu quả nhất nhằm tiếp cận chân lý. Đúng theo tinh thần của Descartes: “Muốn trở thành một người khôn ngoan thì ít nhất một lần trong đời bạn phải hoài nghi tất cả” [1]. Chẳng phải nhân vật Sophie trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng từng thao thiết: “Bể khổ nằm bên trong chúng ta. Hạnh phúc tự bên trong, đau khổ tự bên trong” (Và khi tro bụi). Từ cái bể khổ bên trong ấy, con người bừng tỉnh. Tỉnh ngộ để nhận ra vị trí tồn hữu của mình trong thế giới. Và để trả lời cho được câu hỏi: “Tôi là ai? Tôi hiện tồn chỉ là bản sao, vậy bản gốc của tôi có hình dạng ra sao?” (Đi tìm nhân vật). Đó là băn khoăn trước vận số của con người trong thế giới đời này. Con người phải tìm ra hướng đi cho mình. Bởi vì, “thức tỉnh không phải để dậm chân đứng lại” (Mười lẻ một đêm). Một trong những đặc tính của tư duy phản tỉnh là con người sẽ quyết liệt sống cho ra con người hơn. Phản tỉnh luôn gắn với sống hiện sinh. Tư duy phản tỉnh khiến con người nhận chân ra nhiều giá trị và lật mặt những phản giá trị. Con người không chỉ hoài nghi, trăn trở về kiếp hiện sinh mà còn đánh trực diện vào thế giới phi lý. Cái thế giới đã bào mòn con người, vật hóa con người, lôi cuốn con người đi đến ngày tận diệt mà không cho họ mảy may một cơ hội thức tỉnh nào. Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ 21 đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh con người. Lời gã lâm tặc trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh là một minh chứng: “Sự thật chưa chắc đã là điều đáng tin nhất” (Đi tìm nhân vật). Vụ giết ông gác rừng mà hắn là kẻ thủ ác được ngụy biện bởi bàn tay vô hình xúi đẩy. Chúng ta có thể tin hoặc không về ý đồ giết người được nhen nhóm bởi một sự mãnh lực bên ngoài, không thể cưỡng lại được. Tất nhiên, đó là lý luận của kẻ giết người. Ở đây chỉ dừng lại ở một ý, là có nhiều điều tưởng ra là thật mười mươi nhưng tất cả chỉ là ngụy tạo. Ngay cả “chiến tranh nhiều khi là một vụ đánh lừa vĩ đại” (Cõi người rung chuông tận thế). Đôi lúc cần một chút hoài nghi, để mình có dịp quan sát lại mình, ngắm nhìn lại thế giới và để chúng ta không lạc mất mình trong thế giới; bởi vì, những gì diễn ra đâu có chân xác: “Lịch sử luôn luôn không đáng tin, vì thế hắn mất đi một chỗ dựa và phải tìm cách trụ vững trên đôi chân của mình” (Đi tìm nhân vật). Tiểu thuyết đầu thế kỷ đã góp một tiếng nói trọng yếu của con người trước thế giới. Chưa lúc nào ta lại thấy nhiều tiếng nói đồng loạt để phản tỉnh như thế. Đó là lời kêu gọi con người nên hành động kịp thời, hãy đứng trên đôi chân của mình, hãy thức tỉnh. Nguyễn Việt Hà đã viết những dòng này: “Khi hiện hữu thì nên làm gì. Xin cứ đưa câu hỏi này tới Đạt ma Tổ sư khi Người đang chín năm quay mặt vào vách. TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ 21 NHÌN TỪ CÁC KIỂU TƯ DUY HIỆN SINH 85 Ông ta chẳng làm gì cả. Ông ta chỉ là đồ vô tích sự” (Cơ hội của chúa). Tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh là câu chuyện về sự phản tỉnh của một hài nhi đang ở trong bụng mẹ. Gạt qua yếu tố hoang đường kỳ ảo của truyện, mà hãy nhìn từ phương diện triết lý. Trong truyện, đứa bé đã chần chừ trong việc có nên ra đời hay không. Nó đã nghe thấy những câu chuyện bi đát về thế giới người. Đặc biệt là những câu chuyện liên quan đến trẻ em. Trẻ em bị âm mưu sát hại trong ý tưởng của người lớn. Nó quyết định không ra đời. Cho đến khi thấu hiểu rằng cuộc đời là bể khổ nhưng con người không thể tránh xa nó, và bên cạnh những người xấu thì còn vô vàn những người tốt. Vì thế, nó đã quyết định ra đời. Tác phẩm không chỉ là sự phản tỉnh của chính bào thai mà còn thức tỉnh lương tri người lớn. Mục đích là hướng tới một thế giới nhân bản hơn. Ý nghĩa phản tỉnh là ở chỗ đó. Trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái cũng chứa đựng kiểu tư duy phản tỉnh. Nhưng không dừng ở phản tỉnh về bản thể người mà phản tỉnh ở ngoại vi bản thể, phản tỉnh về một thế giới kỹ trị đã làm hao mòn hóa con người: “Ngớ ngẩn cái phát minh vĩ đại của người Nhật. Kawabata chết rồi, Akira Kurosawa coi như chết rồi, Kitaro coi như chết rồi, nền văn hóa của họ rốt cục còn lại những thứ như Karaoke này, một ngôi nhà văn hóa bị lún móng vì xây nhầm trên đầm lầy. Kỹ thuật điện tử, kỹ thuật vi tính, kỹ nghệ thương mại, văn hóa đầm lầy và nền giáo dục trọc phú cùng lúc xúm vào cưỡng dâm nghệ thuật âm nhạc”. Tất nhiên, mọi sự phản tỉnh đều phải trả giá, nhưng là cần thiết cho kiếp người. Đó là sự cao cả trong lựa chọn cách thái sống tốt đẹp. Nói như Camus: “Sự cao cả của con người là ở tại thái độ nổi loạn chống lại phi lý tính của vũ trụ” [4, tr. 224]. Bố của Khánh trong Người sông mê đã xác tín: “Khánh à, phải mất biết bao công phu bố mới định nghĩa thế nào là phản kháng. Không dễ đâu Khánh à”. Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái đã xây dựng một tình huống truyện oái oăm. Hai người trong một lần ngoại tình đã bị khóa trái cửa, người chủ (tay này là họa sĩ và là bạn của hai người, hay đãng trí) đã đi mất. Chính trong sự cầm tù bất đắc dĩ đó họ đã nhận ra chân lý: “Ngày thứ năm ngày thứ sáu thì bắt đầu ngộ. Ta có thể vắng. Ta có thể chết hẳn. Và mọi việc hệ trọng đến đâu cũng có thể được làm mà không có ta. Cái cõi trần quay cuồng toàn việc là việc này cũng có lúc ta phải dứt ra”, “ta nghĩ về cái thân ta. Thụ hưởng cái thân ta”. Rõ ràng con người trong Mười lẻ một đêm đang chìm ngập trong cơ man ràng buộc, không dễ gì thoát ra. Chỉ còn cách lắng mình lại để cảm nhận cuộc đời và sự kiện bị nhốt trong căn hộ người bạn đã là cơ may để hai người tỉnh ngộ. Thanh âm phản tỉnh đó đã vượt thoát ra ngoại vi tác phẩm lay tỉnh mỗi chúng ta. Tư duy phản tỉnh trong tiểu thuyết đầu thế kỷ không phải là sự bừng tỉnh về giá trị cuộc sống để rồi sống bất cần, lao vào hưởng thụ, trụy lạc. Làm như thế con người cũng không thể vươn lên hiện sinh, vẫn nằm ngay ngắn ở hàng sự vật. Hiện sinh trong tiểu thuyết đầu thế kỷ đã trình diễn kiểu tư duy phản tỉnh mới mẻ. Đó là phản tỉnh để hướng tới một cuộc sống bình thường, giản dị. Niềm khát khao đó đã được Mạc Can thể hiện trong Tấm ván phóng dao: “Tại sao tôi không được sống bình thường như những người xung quanh tôi, tại sao tôi dốt nát mê muội, tôi có quyền được sống làm người, được học hành, yêu thương và có hạnh phúc chứ”. Cùng cảm trạng ấy, An Mi trong Và khi tro bụi nhận ra giá trị đích thực là cuộc sống rất mực bình dị của con người, vì con TRẦN THÁI HỌC – NGUYỄN TIẾN DŨNG 86 người. Lẽ tất nhiên muốn hiểu sâu sắc phải cũng đồng hành với quá trình sống của từng hiện hữu, và như thế tư duy quá trình xuất hiện. 3. TƯ DUY QUÁ TRÌNH Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ 21 đã thể hiện một quan niệm về con người khác hẳn. Con người không đông cứng ở một khuôn giá trị mà con người là quá trình thay đổi không ngừng. Trong quá trình sống ấy con người sẽ biến đổi, có thể bị tha hóa hoặc thiện hóa. Ta có thể nhìn con người ở hai phương trục chính. Trục dọc đặt con người trên trục biến thiên của thời gian. Trục ngang là nhìn con người ở thế đa diện. Dù ở góc độ nào con người cũng là trung tâm quá trình soi chiếu. Mặt khác, trí tuệ ta không thể một chốc lát thấu đạt tất cả. Trí tuệ có thể đi từ điểm này đến điểm kia, căn cứ vào những điều đã biết để đi đến những gì chưa biết. Sự di chuyển theo hướng cái mới, quá trình khám phá ấy đã làm nên suy tư vậy. Điều này đã được Lê Thành Trị minh xác: “Sống chưa phải triết lý. Tìm hiểu cuộc sống mới bắt đầu triết lý. Điều đó có nghĩa là triết lý đến sau cuộc sống và dựa trên cuộc sống” [8, tr. 5], Camus lại nói: “Bắt đầu suy nghĩ là bắt đầu hao mòn” [1]. Và nhiều lúc ta cần sự hao mòn để tìm ra chân lý. Trong sự biến thiên của thời gian, con người trong tiểu thuyết đầu thế kỷ đã dần lộ diện những giá trị. Con người đã không ngừng vươn lên mãi. Nhân vật họa sĩ Đông xuất hiện đầu tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế khiến người đọc không khỏi thất vọng. Một dạng người sống không có bản lĩnh, theo đóm ăn tàn, hùa theo những cuộc chơi trác táng của mấy đứa cháu. Nhưng chính sự vứt ném ngẫu nhiên vào những biến cố, lăn lộn trong cõi người tha hóa đã làm cho anh nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Cuộc sống đã dạy cho anh cách cho đi lòng nhân ái, để đón về lòng nhân ái. Cuộc sống cũng dạy anh, cái gì không phải của mình thì không thể cưỡng đoạt. Cái chết của đứa con gái và ba đứa cháu là một lời cảnh tỉnh. Người đọc không thể tiên định nhân cách của nhân vật, mà chỉ có kinh nghiệm sống và sự diễn tiến của câu chuyện sẽ gỡ bỏ dần những lớp ý nghĩa. Điều đó phần lớn “trông chờ vào kinh nghiệm sống, vào hiểu biết. Nhiều khi trông vào linh cảm và sự nhạy cảm” (Mười lẻ một đêm) trong từng thời điểm trong cuộc đời nhân vật. Ta cảm nhận tiểu thuyết đầu thế kỷ đã xa rời lối phản ánh hiện thực mà thiên về nghiền ngẫm hiện thực. Tác phẩm là một quá trình chiêm nghiệm. Con người trong tác phẩm là một chuỗi dài của quá trình suy tư. Tiểu thuyết đầu thế kỷ không còn nghiêng về miêu tả, phản ảnh theo mô thức điển hình hóa mà khơi sâu vào bên trong con người. Phải nói đó là cuộc chuyển dịch vào bề sâu đáng kinh ngạc: “Bởi xét cho cùng thì các vị không phải là tôi nên làm sao biết rằng tôi không hề và không thể bịa đặt” (Thiên thần sám hối). Đó cũng là cội nguồn sâu xa của tư duy về con người như là quá trình. Tư duy quá trình là phạm trù căn bản của triết lý hiện sinh. Hay nói đúng hơn, nó là một thao tác tư duy thường gặp của phương pháp hiện tượng luận hiện sinh. Sự vật định hình trong quá trình biến đổi những giá trị. Tự bản thân sự vật không làm nên giá trị. Giá trị chính là ý hướng của các chủ thể liên tục ban phát cho sự vật. Điều này đã được Lê Thành Trị viết: “Lịch sử triết học còn có thể chứng tỏ rằng những gì cho là chắc thực hôm nay, ngay sau đã được quan niệm ngược lại. Lịch sử là một cải chính và mâu TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ 21 NHÌN TỪ CÁC KIỂU TƯ DUY HIỆN SINH 87 thuẫn liên tục” [8, tr. 110]. Quan niệm về con người nhất quyết không thể tĩnh tại mà phải là một quá trình vận động liên tục. Tiểu thuyết giai đoạn này tỏ ra rất gần với tư duy đời sống. Trần trụi, thực tế, không lý tưởng như văn học giai đoạn tôn xưng điển hình hóa. Đúng như lời của Nhã trong Cơ hội của chúa: “Con người là thực thể phức diện, con người được phép sai lầm”; còn Nietzsche nói: “Con người, một con người đa diện, dối trá, giả tạo và bất minh” [6, tr. 298]. Mỗi trắc diện (profil) trong quá trình tư duy sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, có thể nhìn Tính trong Thoạt kỳ thủy là một nhân vật bệnh lý, là nạn nhân, là sản phẩm của một xã hội ô hợp, để mà thông cảm với hắn được không? Có thể nhìn người phụ nữ ngoại tình trong Mười lẻ một đêm bằng lòng cảm thông đối với con người khát khao tình yêu đích thực, đi tìm bản thể chân thật của mình mà tha thứ được không? Có thể tha thứ cho công việc tàn nhẫn của gánh hát trong Tấm ván phóng dao, vì sự cùng quẫn mưu sinh của họ được không? Tất cả có thể được. Vấn đề còn lại là cách nhìn và ý hướng tiếp cận vấn đề theo cách chúng ta muốn. Mỗi trắc diện vì thế là một vẫy gọi. KẾT LUẬN Có thể nói cuộc dịch chuyển vào nội giới con người đã làm nên đặc trưng tư duy trong tiểu thuyết đầu thế kỷ 21. Đó là kiểu tư duy hiện sinh. Các kiểu tư duy này góp phần chi phối các cấp độ nghệ thuật tiểu thuyết. Tiên khởi là tư duy về một thế giới đa trị, thứ đến là tư duy phản tỉnh và kết thúc chuỗi tư duy hiện sinh trong tiểu thuyết đầu thế kỷ là tư duy quá trình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] A. Camus (1942). Le mythe de Sisyphe. Ed. Gallimard, Paris. [2] Trần Thái Đỉnh (2008). Triết học hiện sinh, NXB Văn học, Hà Nội. [3] Karl Jasper (2004) (Lê Tôn Nghiêm dịch). Triết học nhập môn. NXB Thuận Hóa. [4] Phạm Minh Lăng (1986). Mấy trào lưu triết học phương Tây, NXBb Đại học và THCN, Hà Nội. [5] J. K. Melvil (1997). Các con đường của triết học phương Tây hiện đại, NXB Giáo Dục, Hà Nội. [6] F. Nietzsche (2008) (Nguyễn Tường Văn dịch). Bên kia thiện ác. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. [7] Lê Mạnh Thát (2005). Triết học thế thân. NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. [8] Lê Thành Trị (1971). Đường vào triết học. Tủ sách triết học, Sài Gòn. [9] Lê Thành Trị (1974). Hiện tượng luận về hiện sinh. NXB Trung tâm học liệu, Sài Gòn. TRẦN THÁI HỌC – NGUYỄN TIẾN DŨNG 88 Title: VIETNAMESE NOVELS OF THE EARLY 21st CENTURY FROM VIEWS OF EXISTENTIAL THINKING Abstract: Someone has said that originally thought, without thinking, that is, none at all, even exist. However, thinking and way of thinking is completely different. Accordingly, Vietnam has a novel new way of thinking changed. The escape in the way of thinking about the world and people has put off the old ways of thinking about the past and also presents an entirely new way of thinking: thinking is existential. This is the inner world of thinking, from thinking toward the subject. We often met in the early twenty-first century novel, the kind of thinking, such as multivalent thinking, reflective thinking and thinking process. PGS. TS. TRẦN THÁI HỌC Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế NGUYỄN TIẾN DŨNG Học viên cao học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Email: nguyentienzung@gmail.com. ĐT: 0976.219.006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_203_tranthaihoc_nguyentiendung_13_nguyen_tien_dung_8829_2020986.pdf
Tài liệu liên quan