Là Ví điện tử và Cổng Thanh toán Trực tuyến (TTTT) chuyên dùng cho Thương mại
Điện tử (TMĐT) tiên phong và hàng đầu tại Việt Nam, cả về sản phẩm dịch vụ, độ phủ thị trường
và lưu lượng thanh toán. Phát huy kinh nghiệm về TMĐT từ liên doanh ChợĐiệnTử-eBay, nó cho
phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi và nhận tiền thanh toán trên Internet NGAY TỨC THÌ một
cách AN TOÀN, TIỆN LỢI, PHỔ BIẾN và ĐƯỢC BẢO VỆ
12 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 5111 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Về ví điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Ví điện tử
Bài tiểu luận môn
Mạng thông tin quốc tế - Thương mại điện tử. GVHD: Th.s Trương Minh Hòa
Nhóm 9 1
Môn: Mạng thông tin quốc tế - thương mại điện tử
Lớp: KT5H+KT5G Nhóm: 9
Nhóm trưởng: Ngô Thị Tâm
Đề tài thuyết trình: Ví Điện Tử
GVHD: Th.s Trương Minh Hòa
Danh sách nhóm:
STT HỌ VÀ TÊN LỚP CÔNG VIỆC
1 Ngô Thị Tâm KT5H
2 Nguyễn Thị Hồng KT5H
3 Nguyễn Thị Anh KT5H
4 Trần Kiều Mộng Trinh KT5G
5 Lê Thị Nhuận KT5G
6 Roãn Thị Hán KT5G
7 Nguyễn Kiều Pãn KT5G
8 Võ Thị Sáng KT5G
Bài tiểu luận môn
Mạng thông tin quốc tế - Thương mại điện tử. GVHD: Th.s Trương Minh Hòa
Nhóm 9 2
LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông, ngày nay hầu hết các sự kiện
xảy ra trên thế giới sẽ không còn xa lạ mấy với công chúng, cho dù họ đâu trên trái đất này một khi
muốn tiếp cận nó đều rất dễ dàng. Mọi thông tin, hình ảnh của một sự kiện nào đó ngay lập tức
được các nhà báo chuyên nghiệp, nghiệp dư và cả công chúng bình thường đều có thể truyền tải lên
mạng internet, truyền hình, phát thanh, trên mạng di động toàn cầu.
Trong thế giới đương đại, các phương tiện truyền thông đã tăng tốc để đáp ứng nhu cầu
thông tin của công chúng ngày càng lớn.Vì vậy “Ví điện tử”cũng ra đời để phục vụ cho nhu cầu của
con người, cho nên nhóm em quyết định chọn đề tài này.
Bài tiểu luận môn
Mạng thông tin quốc tế - Thương mại điện tử. GVHD: Th.s Trương Minh Hòa
Nhóm 9 3
Ví điên tử
Ví điện tử là một tài khoản điện tử. Nó giống như "ví tiền" của bạn trên Internet và đóng vai
trò như 1 chiếc Ví tiền mặt trong thanh toán trực tuyến, giúp bạn thực hiện công việc thanh toán các
khoản phí trên internet, gửi và tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm cả về thời gian và
tiền bạc.
1. Các công ty cung cấp ví điện tử
a. Ví điện tử trong nước:
Ngân lượng: một sản phẩm của PeaceSoft Solutions Corporation
VnMart: Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay)
Payoo: Công ty cổ phần DV Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion)
MobiVí: Công ty cổ phần Hỗ trợ DV Thanh toán Việt Phú
MoMo: ví tiền điện tử trên điện thoại di động của VinaPhone
VinaPay: Công ty cổ phần Công nghệ Thanh toán Việt Nam
Netcash: Công ty PayNet
Smartlink: Công ty cổ phần DV Thẻ Smartlink
M_Service: Công ty cổ phần DV Di động Trực tuyến
b. Ví điện tử quốc tế:
PayPal: Hướng dẫn đăng ký PayPal, giới thiệu về PayPal.
AlertPay: Hướng dẫn đăng ký AlertPay.
Moneybookers: Hướng dẫn đăng ký Moneybookers, giới thiệu về
Moneybookers.
WebMoney: Hướng dẫn đăng ký WebMoney.
Liqpay: Hướng dẫn đăng ký Liqpay.
Liberty Reserve: Hướng dẫn đăng ký Liberty Reserve.
Perfect Money: Hướng dẫn đăng ký Perfect Money.
2. Các cửa hàng, công ty chấp nhận thanh toán qua ví
Bài tiểu luận môn
Mạng thông tin quốc tế - Thương mại điện tử. GVHD: Th.s Trương Minh Hòa
Nhóm 9 4
3. Vai trò của ngân hàng đối với ví
Ngân Hàng có trách nhiệm đảm bảo cho hoạt động thông suốt và sự an toàn của các hệ
thống thanh toán trong khuôn khổ nhiệm vụ của hệ thống các Ngân hàng liên quan đến hoạt động
của các hệ thống thanh toán. Ngân Hàng đảm bảo sự an toàn của các phương tiện thanh toán, đồng
thời đảm bảo sự thích hợp về các chuẩn mực được áp dụng trong hoạt động thanh toán.
4. Hệ thống ngân hàng hỗ trợ ví điện tử
Với việc ứng dụng ngày càng cao về công nghệ thông tin, việc phi vật chất hoá các trung
gian thanh toán ngày càng được thực hiện tốt hơn điều đó cho phép cắt giảm chi phí, rút ngắn quá
trình xử lý, đồng thời tăng độ tin cậy của quá trình thanh toán. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một
NHTW, NHTW đã xem xét đến sự an toàn của các phương tiện thanh toán dựa vào ba yếu tố. Cụ
thể: Sự lành mạnh của nhà phát hành và cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán, nơi phải đối mặt
với những rủi ro có thể đe dọa đến sự ổn định của chính các phương tiện thanh toán và khả năng
dẫn đến những ảnh hưởng hệ thống, đồng thời tác động tiêu cực tới lòng tin của công chứng đối với
các phương tiện thanh toán; Sự rõ ràng và chắc chắn trong những thỏa thuận giữa tất cả các bên liên
quan trong các mối quan hệ thanh toán. Những thỏa thuận này là để bảo vệ những người sử dụng
dịch vụ chống lại những loại rủi ro khác nhau, chẳng hạn như mất mát về tài chính hoặc bị gian lận;
Sự an toàn về kỹ thuật và vận hành để bảo vệ của các phương tiện thanh toán, giúp phòng tránh rủi
ro. Đối với mỗi phương tiện thanh toán, NHTW phân tích những đe dọa tiền ẩn đối với sự an toàn,
xác định những mục tiêu an toàn tối thiểu mà phương tiện đó phải đáp ứng, đồng thời bảo đảm rằng
các nguồn lực phải được sử dụng để đáp ứng những mục tiêu tối thiểu đó.
Ví dụ như trong lĩnh vực thẻ ví tiền điện tử, sự an toàn là một vấn đề quan trọng, đặt ra yêu
cầu cho NHTW Pháp phải khuyến khích những người sử dụng dịch vụ trên thị trường hình thành
nên những yêu cầu an toàn hoạt động tối thiểu đối với các sản phẩm này. Thực hiện nhiệm vụ này là
các chuyên gia IT từ ngành Ngân hàng và trong lĩnh vực thẻ thông minh. Tất cả các nhà cung ứng
dịch vụ ví tiền điện tử tại Pháp phải tham gia vào việc đánh giá xem xét tương ứng với những yêu
cầu an toàn tối thiểu nói trên trong các giai đoạn thử nghiệm hoặc giới thiệu tiềm năng.
Xu hướng phát triển của các phương tiện thanh toán tại Pháp
Luật NHTW Pháp đã đưa ra một định nghĩa rộng về các phương tiện thanh toán, chỉ ra “tất
cả các công cụ mà bất kể vật trung gian hoặc quy trình kỹ thuật áp dụng, cho phép bất kể một người
nào chuyển tiền” việc phát hành và quản lý các phương tiện thanh toán này được định nghĩa như
một hoạt động ngân hàng.
Bài tiểu luận môn
Mạng thông tin quốc tế - Thương mại điện tử. GVHD: Th.s Trương Minh Hòa
Nhóm 9 5
Về thanh toán bằng tiền mặt:
Tiền mặt trong lưu thông hiện chiếm khoảng 8% của tổng lượng tiền cung ứng M1 và chiếm
2,4% GDP. Việc thanh toán bằng tiền mặt cũng được pháp luật hạn chế trong bộ Luật Tiền tệ và Tài
chính. Theo đó, có một Chương quy định về việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, quy định hạn
mức phải thanh toán bằng chuyển khoản đối với một số loại giao dịch nhất định.
Thanh toán không dùng tiền mặt:
Chuyển có (lệnh chi)
Với trên 1,6 tỷ giao dịch được thực hiện qua các hệ thống thanh toán của Pháp hàng năm,
bình quân giá trị mỗi giao dịch là 59.200 EUR, các chuyển có bán lẻ nằm ở hàng thứ ba sau thanh
toán séc và thẻ xét về mặt số lượng giao dịch. Công cụ này được sử dụng cho các khoản thanh toán
của các công ty, các cơ quan thuộc chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương thực hiện,
nhưng đôi khi cũng được các cá nhân sử dụng.
Các giao dịch liên ngân hàng của tất cả các khoản chuyển có được tiến hành dưới hình thức
phi chứng từ. Các chuyển có thông thường được quyết toán vào ngày xuất trình.
Séc
Mặc dù, các hình thức thanh toán hiện đại ra đời và chiếm tỷ trọng lớn nhưng séc vẫn là một
công cụ thanh toán được sử dụng tại Pháp. Tuy nhiên, tỷ trọng tương đối của séc trong các khoản
thanh toán không dùng tiền mặt đã liên tục giảm từ năm 1993 đến nay.
Chuyển nợ trực tiếp (Ủy nhiệm thu)
Từ khi được giới thiệu vào năm 1967, các chuyển nợ trực tiếp đã rất thành công, hiện trên
1,37 tỷ giao dịch như vậy đã được thực hiện trong các hệ thống thanh toán tại Pháp hàng năm, với
giá trị bình quân mỗi giao dịch 238 EUR.
Thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng được sử dụng phổ biến tại Pháp, năm 2005, thẻ chiếm tới 40% trong tổng
lượng giao dịch thanh toán bằng các phương tiện thanh toán, với số lượng thẻ trong lưu thông trên
50 triệu. Thanh toán bằng thẻ liên tục tăng về mặt tỷ trọng cũng như giá trị tuyệt đối trong các giao
dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại Pháp. Hiện nay có trên 40.000 ATM và 850.000 điểm giao
dịch POS. Cả ATM và POS đều được tích hợp.
NHTW Pháp rất quan tâm đến vấn đề an toàn trong các giao dịch thẻ, do đây là phương tiện
thanh toán rất phổ biến tại Pháp và phụ thuộc rất lớn vào công nghệ thông tin. Liên quan đến lĩnh
vực này, NHTW Pháp thực hiện vai trò giám sát chặt chẽ theo các điều khoản do Luật định, cụ thể:
NHTW Pháp phân tích những rủi ro liên quan đến các tổ chức phát hành, đưa ra khuyến nghị và
trong trường hợp không tuân thủ có thể đưa ra thông báo phản đối tại Công báo (Official Journal).
Để tăng tính an toàn đối với hoạt động thanh toán thẻ, nhiều biện pháp đã được áp dụng. Từ
năm 2003, các thống kê về gian lận thẻ được công bố đối với tất cả các chương trình thẻ đang vận
hành tại Pháp; Từ năm 2005, các thống kê này được đưa trực tuyến. Có ba đánh giá: (i)đánh giá về
tính an toàn của các cấu phần thẻ tại SEPA (một hệ thống thanh toán thẻ); (ii) tính an toàn về các
thiết bị đầu cuối thanh toán; và (iii) Thực hiện chuyển đổi sang chuẩn EMV (chuẩn mực kỹ thuật áp
dụng bộ vi xử lý chip trên thẻ do các tổ chức thẻ quốc tế lớn đặt ra).
Tóm lại, giám sát sự an toàn của hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán là một
Bài tiểu luận môn
Mạng thông tin quốc tế - Thương mại điện tử. GVHD: Th.s Trương Minh Hòa
Nhóm 9 6
trong những chức năng quan trọng của Ngân hàng Trung ương các nước, đặc biệt tại Pháp. Mục tiêu
quản lý và giám sát nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của hệ thống thanh toán, ngăn ngừa rủi ro
hệ thống. Để thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng này, Ngân hàng Trung ương Pháp đã xây dựng nên
những yêu cầu về kỹ thuật mà các nhà cung ứng phương tiện thanh toán phải đáp ứng, thực hiện
việc đánh giá định kỳ đối với các phương tiện thanh toán, có quyền đưa ra các khuyến nghị để yêu
cầu thay đổi. Những bài học kinh nghiệm về quản lý hoạt động thanh toán của NHTW Pháp là hết
sức có ý nghĩa đối với việc quản lý hoạt động thanh toán tại Việt Nam, nhất là việc thực hiện thành
công Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2010 - 2020.
5. Tính an toàn, bảo mật
Tập đoàn Viễn thông Quân đội hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động an toàn và bảo mật
trong các hoạt động giao dịch điện tử nói chung và với sản phẩm Ví điện tử nói riêng. Khi sử dụng
ví điện tử để thực hiện các giao dịch được phép, khách hàng bắt buộc phải nhớ 2 lớp mật khẩu.
Mật khẩu đăng nhập vào chức năng Ví điện tử PayPlus trên SIM: Đây là mật khẩu thiết lập
từ đầu có độ dài 6 số, sau khi có SIM PayPlus, khách hàng cần thực hiện đổi mật khẩu đăng nhập
vào SIM để tránh các trường hợp khách hàng để quên điện thoại hoặc bị mất điện thoại thì người
khác sẽ không thể đăng nhập vào chức năng Ví điện tử để thực hiện giao dịch.
Mã PIN: sau khi đăng nhập vào Ví điện tử, để thực hiện được giao dịch, khách hàng cần một
mã PIN, đây là mã giao dịch thực sự của Ví điện tử. Mã PIN này là mã PIN khách hàng có được khi
thực hiện việc kích hoạt Ví điện tử lần đầu. Mã PIN này giống như mã PIN giao dịch trên các thẻ
ATM hiện nay. Mã PIN này khách hàng cần tuyệt đối giữ bí mật vì nó là mật mã xác thực cho cả
giao dịch trên điện thoại cũng như là các giao dịch thẻ PayPlus trên các máy ATM của ngân hàng.
Bài tiểu luận môn
Mạng thông tin quốc tế - Thương mại điện tử. GVHD: Th.s Trương Minh Hòa
Nhóm 9 7
Việc duy trì 2 lớp mật khẩu trên điện thoại sẽ mang lại sự an toàn và kiểm soát rủi ro cho
khách hàng, ngoài ra việc kiểm soát số dư và hạn mức giao dịch cũng giúp tránh rủi ro cho khách
hàng. Với mỗi giao dịch thành công, hệ thống sẽ gửi về máy điện thoại của khách hàng về kết quả
giao dịch đó bằng tin nhắn SMS.
6. Cách đăng ký, mua hàng, thanh toán, nạp tiền trên ví.
a. Cách đăng ký ví
Quý khách truy cập website www.vnmart.vn, và chọn ở góc trên bên trái
màn hình.
- Điền các thông tin chi tiết theo mẫu đăng ký, và kết thúc bằng phím Enter hoặc ấn chuột
vào nút .
- Mã kích hoạt được gửi về số di động của Quý khách ngay sau khi đăng ký. Quý khách
tiếp tục nhập mã kích hoạt để hoàn tất đăng ký Ví.
Bài tiểu luận môn
Mạng thông tin quốc tế - Thương mại điện tử. GVHD: Th.s Trương Minh Hòa
Nhóm 9 8
b. Cách mua hàng và thanh toán
Bước 1: Lựa chọn hàng hóa/ dịch vụ và quyết định mua giỏ hàng
- Tại www.vnmart.vn đã có sẵn các link kết nối đến website của các doanh nghiệp kết nối
VnMart.
- Quý khách xem, lựa chọn hàng hóa trên website và quyết định mua giỏ hàng đã chọn.
- Lựa chọn hình thức thanh toán bằng ví điện tử VnMart.
Bước 2: Thanh toán bằng Ví điện tử VnMart
- Xác thực lần 1: Quý khách nhập số điện thoại di động và mật khẩu thanh toán của Ví
điện tử
- Xác thực lần 2: Chờ khi tin có nhắn chứa mật khẩu OTP gửi về điện thoại, quý khách
nhập mã OTP này vào màn hình tiếp theo:
Bài tiểu luận môn
Mạng thông tin quốc tế - Thương mại điện tử. GVHD: Th.s Trương Minh Hòa
Nhóm 9 9
Bước 3: Nhận hàng
- Sau 2 bước xác thực thành công ở trên, Quý khách đã hoàn thành việc thanh toán cho
giỏ hàng của mình.
- Doanh nghiệp bán hàng có trách nhiệm giao hàng cho Quý khách đến địa chỉ được yêu
cầu đúng theo chính sách bán và giao hàng của doanh nghiệp.
c. Cách nạp tiền vào ví.
Sau khi Quý khách đăng ký Ví điện tử tại website Quý khách có thể
nạp tiền vào ví VnMart, theo một trong 3 cách sau:
1. Nạp tiền vào ví bằng SMS:
- Quý khách đến quầy giao dịch ngân hàng BIDV đăng ký dịch vụ VnTopup.
- Sau khi đăng ký thành công, tổng đài 8049 sẽ gửi về điện thoại của khách hàng một tin
nhắn với nội dung như sau: “QK da dang ky dich vu VnTopup - nap tien dien thoai va mua the game
thanh cong. Vui long soan: OK gui 8049 de kich hoat dich vu. DT ho tro 1900555577”
- Để kích hoạt dịch vụ Quý khách soạn tin nhắn theo cú pháp: OK gửi tới 8049
- Sau khi kích hoạt dịch vụ thành công khách hàng có thể nạp tiền cho Ví điện tử VnMart
như sau:
Quý khách soạn tin: NAP MệnhGiá SốĐiệnThoại MậtKhẩu gửi tới 8049
Trong đó:
§ NAP: là từ khoá của dịch vụ
§ MệnhGiá: là mệnh giá nạp tiền
§ Số ĐiệnThoại: là số điện thoại kết nối đến Ví điện tử được nạp tiền.
MậtKhẩu: là mật khẩu khách hàng đặt khi kích hoạt dịch vụ VnTopup.
Các loại mệnh giá được quy định như sau:
Mệnh giá Số tiền được nạp Mệnh giá Số tiền được nạp
VM50 50,000 đồng VM500 500,000 đồng
Bài tiểu luận môn
Mạng thông tin quốc tế - Thương mại điện tử. GVHD: Th.s Trương Minh Hòa
Nhóm 9 10
VM100 100,000 đồng VM1000 1,000,000 đồng
VM200 200,000 đồng VM2000 2,000,000 đồng
VM300 300,000 đồng
Lưu ý:
§ Quý khách không cần nhập SôĐiệnThoại khi nạp tiền cho chính Ví điện tử của mình.
§ Nếu Quý khách không đặt mật khẩu khi kích hoạt dịch vụ VnTopup thì không phải nhập
mật khẩu.
§ Nếu Quý khách kích hoạt dịch vụ VnTopup trước ngày 26/02/2009 thì Mật khẩu là mật
khẩu nạp tiền cho thuê bao khác.
§ Tin nhắn nạp tiền đến tổng đài 8049 miến phí đối với các mạng Vinaphone, S-Fone,
Vietnamobile, Beeline Và có phí 500 VND đối với các mạng di động khác.
Ví dụ:
§ Nạp tiền cho Ví điện tử của chính mình, soạn tin: NAP VM100 gửi 8049
§ Nạp tiền cho Ví điện tử của người khác, soạn tin: NAP VM100 0989734997 gửi 8049 để
nạp tiền 100.000VND từ tài khoản thẻ của quý khách vào tài khoản ví điện tử VnMart ứng với số
điện thoại 0989734997.
2. Nạp tiền vào ví bằng ATM: Quý khách đến máy ATM BIDV, dùng thẻ và số PIN đăng
nhập sử dụng và làm theo hướng dẫn để nạp tiền vào ví VnMart
3. Nạp tiền vào ví tại quầy giao dịch ngân hàng BIDV: Quý khách đến quầy giao dịch BIDV
nộp tiền vào ví điện tử VnMart.
8. Các lợi ích của ví.
Thanh toán trực tuyến.
Nhận và chuyển tiền.
Lưu giữ tiền trên mạng Internet.
Mức độ bảo mật cao, tránh bị mất cắp thông tin tài khoản người dùng.
Hỗ trợ an toàn
Giao dịch cho cả người mua và người bán.
Thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.
Đặc biệt chống lừa đảo trực tuyến tốt.
Một vài ví dụ nho nhỏ về tiện ích của ví điện tử:
Bạn có thể dùng nó để chi trả khi mua sắm, sử dụng dịch vụ hay thanh toán các hóa đơn điện
nước, nạp tiền điện thoại, mua hàng trên mạng, chuyển tiền cho người thân hay trả các hoá đơn
ADSL...
Bạn muốn mua 1 món hàng của 1 người bán không uy tín lắm (có thể họ chưa tham gia mua
Bài tiểu luận môn
Mạng thông tin quốc tế - Thương mại điện tử. GVHD: Th.s Trương Minh Hòa
Nhóm 9 11
bán nhiều), bạn vẫn có thể mua được món hàng đó bằng dịch vụ giao dịch đảm bảo. Nếu có vấn đề
gì đó về món hàng, bạn vẫn hoàn toàn có khả năng lấy lại món tiền của mình.
Khi online và gặp 1 món hàng mà bạn thích, thay vì phải ra ngân hàng chuyển tiền hoặc đến
trực tiếp cửa hàng để thanh toán, chỉ với vài thao tác từ máy tính hoặc điện thoại di động, người bán
đã nhận được tiền và sẵn sàng giao hàng cho bạn.
Ngoài ra, do giảm bớt 1 vài chi phí phát sinh khi mua hàng trực tuyến nên bạn thường được
giảm giá so với mua hàng trực tiếp từ của hàng.
7. Các loại ví điện tử
Ví điện tử VnMart:
– Ví điện tử cá nhân: Dùng để mua hàng hóa/ dịch vụ trực tuyến trên website của các
doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng Ví điện tử VnMart.
– Ví điện tử doanh nghiệp: Dùng để quản lý việc bán hàng hóa/ dịch vụ cho các khách
hàng sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến bằng Ví điện tử VnMart.
Ngân Lượng.vn :
Là Ví điện tử và Cổng Thanh toán Trực tuyến (TTTT) chuyên dùng cho Thương mại
Điện tử (TMĐT) tiên phong và hàng đầu tại Việt Nam, cả về sản phẩm dịch vụ, độ phủ thị trường
và lưu lượng thanh toán. Phát huy kinh nghiệm về TMĐT từ liên doanh ChợĐiệnTử-eBay, nó cho
phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi và nhận tiền thanh toán trên Internet NGAY TỨC THÌ một
cách AN TOÀN, TIỆN LỢI, PHỔ BIẾN và ĐƯỢC BẢO VỆ!
Ví điện tử PAYOO
Ví điện tử MOBIVI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuong_mai_9937.pdf