1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể
- Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực, trí lực và các hoạt động đa dạng của nó luôn vươn tới Chân-Thiện-Mỹ.
- Hồ Chí Minh cũng xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện - ác, hay - dở, tốt và xấu, hiền và dữ, bao gồm cả mặt xã hội và mặt sinh vật. Tuy nhiên, “dù là tốt hay xấu, văn minh hay dã man đều có tình”.
b. Con người cụ thể, lịch sử
Ngoài việc xem xét con người theo nghĩa rộng (“phẩm giá con người”, “giải phóng con người”, “người ta”, “con người”, “ai”, ), phần lớn Người xem xét con người trong các mối quan hệ cụ thể: quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp; theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp; trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc và trong quan hệ quốc tế.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là con người lịch sử - cụ thể: Những năm 20 của thế kỷ XX, đó là con người bản xứ, nô lệ, bị áp bức, vô sản; sau cách mạng tháng Tám, người thường viết nhân dân, dân, đồng bào, quần chúng nhân dân; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là những người lao động chân tay, lao động trí óc, công nhân, nông dân, người chủ,
4 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể
- Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực, trí lực và các hoạt động đa dạng của nó luôn vươn tới Chân-Thiện-Mỹ.
- Hồ Chí Minh cũng xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện - ác, hay - dở, tốt và xấu, hiền và dữ,bao gồm cả mặt xã hội và mặt sinh vật. Tuy nhiên, “dù là tốt hay xấu, văn minh hay dã man đều có tình”.
b. Con người cụ thể, lịch sử
Ngoài việc xem xét con người theo nghĩa rộng (“phẩm giá con người”, “giải phóng con người”, “người ta”, “con người”, “ai”,), phần lớn Người xem xét con người trong các mối quan hệ cụ thể: quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp; theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp; trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc và trong quan hệ quốc tế.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là con người lịch sử - cụ thể: Những năm 20 của thế kỷ XX, đó là con người bản xứ, nô lệ, bị áp bức, vô sản; sau cách mạng tháng Tám, người thường viết nhân dân, dân, đồng bào, quần chúng nhân dân; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là những người lao động chân tay, lao động trí óc, công nhân, nông dân, người chủ,
c. Bản chất con người mang tính xã hội
- Hồ Chí Minh đưa ra một định nghĩa độc đáo về con người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”.
- Người luôn đặt con người, mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ ba chiều: quan hệ với một cộng đồng nhất định, trong đó mỗi người là một thành viên; quan hệ với một chế độ xã hội nhất định, trong đó con người được làm chủ hay bị áp bức, bóc lột; quan hệ với tự nhiên, mà con người là một bộ phận không tách rời, nhưng lại luôn luôn “người hoá” tự nhiên trong những cộng đồng xã hội nhất định và bị quy định bởi một chế độ xã hội nhất định.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”
a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.
+ Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị, cả vật chất và tinh thần, và mọi của cải. Người khẳng định: “Vô luận việc gì, đều do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”.
+ Không chỉ thấy rõ vai trò của con người, Hồ Chí Minh còn nhìn thấy sức mạnh của con người khi được tổ chức lại. Người viết: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” và “Dễ mấy lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”[1].
- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người
+ Hồ Chí Minh khẳng định, mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người. Suốt cuộc đời mình, Người đã luôn đấu tranh vì mục tiêu đó. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Trong Di chúc, Người cũng dành mối quan tâm “đầu tiên là công việc đối với con người”.
+ Trong khi khẳng định, mục tiêu của cách mạng, Hồ Chí Minh cũng đồng thời nhấn mạnh sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện. Nghĩa là con người là động lực của cách mạng. Điều này thể hiện niềm tin mãnh liệt của Hồ Chí Minh vào sức mạnh của nhân dân.
Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Công nông là gốc cách mạng.
Tuy nhiên, không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ, bản lĩnh chính trị, đạo đức, văn hoá và được lãnh đạo, dẫn đường. Vì vậy, phải tăng cường giáo dục nhân dân, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cách mạng.
+ Giữa con người - mục tiêu và con người - động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau. Càng chăm lo cho con người - mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người - động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường sức mạnh của con người - động lực sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng.
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”
- “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng.
Xuất phát từ quan niệm coi con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định đối với sự thành bại của cách mạng, là mục tiêu và động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh hết sức coi trọng chiến lược con người.
Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, nhằm phát huy cao nhất mọi tiềm năng của con người.
Chiến lược “trồng người” vừa mang tính thường xuyên, cấp bách, vừa mang tính cơ bản lâu dài, phải làm công phu, tỉ mĩ như người làm vườn vậy.
- “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”
+ Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, những con người xã hội chủ nghĩa lại là chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Không phải chờ cho kinh tế, văn hoá phát triển cao rồi mới xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, cũng không phải xây dựng xong con người xã hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng con người phải đặt ra từ đầu và quan tâm suốt quá trình.
+ “Trước hết, cần có những con người xã hội chủ nghĩa”, có nghĩa là không phải tất cả mọi người phải và có thể trở thành người xã hội chủ nghĩa thật đầy đủ, thật hoàn chỉnh ngay một lúc, mà chỉ có nghĩa là, trước hết cần có những con người tiên tiến, có được những nét tiêu biểu của người xã hội chủ nghĩa để có thể làm gương và lôi cuốn người khác cũng như toàn xã hội xây dựng con người mới; đồng thời, họ cũng không ngừng được hoàn thiện, được nâng cao.
+ Xây dựng con người mới là đào tạo, xây dựng con người phát triển toàn diện: Đức, Trí, Thể, Mỹ.
+ Tiêu chuẩn của con người xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh:
Có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: có ý thức làm chủ, có tinh thần tập thể, có tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết chí vươn lên, có tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Có đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có tinh thần quốc tế trong sáng, lối sống lành mạnh.
Có tác phong xã hội chủ nghĩa: làm việc có kế hoạch, biện pháp, có quyết tâm, tổ chức, kỷ luật, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, lao động hăng say, không sợ khó, sợ khổ, làm việc vì lưọi ích của xã hội, tập thể và của bản thân.
Có năng lực làm chủ: làm chủ bản than, gia đình và công việc mình đảm nhiệm, đủ sức khoẻ và tư cách tham gia làm chủ nhà nước và xã hội, thực hiện tốt quyền công dân; không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ để làm chủ.
Ngoài những tiêu chuẩn chung trên, Hồ Chí Minh còn nêu những tiêu chuẩn cụ thể cho từng giới, từng ngành.
- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo, phát triển quan điểm của Quản Trọng: “Thập niên chi kế mạc nhi thụ mộc, bách niên chi kế mạc nhi thụ nhân” mà khẳng định: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
+ “Trồng người”, xây dựng con người mới phải được thường xuyên đẩy mạnh trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội và phải đạt được kết quả cụ thể qua từng chặng đường của thời kỳ quá độ. Bởi vì, nếu sao nhãng việc trồng người, nhất định sẽ dẫn đến những bất cập, hơn nữa còn là những suy thoái về con người có thể gây những hậu quả khôn lường. R.Tagore nói: “một ngày mà quên giáo hoá, ta lùi gần về thú tính hơn”.
+ “Trồng người”, xây dựng con người mới phải được đặt ra trong suốt cuộc đời mỗi người. Đây là quyền lợi, cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người với sự nghiệp xây dựng đất nước. Đồng thời nó cũng thể hiện sự trưởng thành, vươn lên của mỗi cá nhân.
+ Những người có trách nhiệm trồng người cũng phải được vun trồng bởi quần chúng nhân dân, bởi tập thể những người đi trồng và được trồng, bởi cuộc sống thực tiễn và sự tự vun trồng trong suốt cuộc đời của chính họ.
- Những biện pháp để xây dựng con người mới
Để thực hiện chiến lược “trồng người” có nhiều biện pháp, nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục đào tạo là quan trọng nhất. Người nói:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền.
Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
“Óc của trẻ trong sạch như tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên”.
Người cho rằng, để “trồng người” có hiệu quả, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
+ Trước hết, mọi người phải tự tu dưỡng, rèn luyện. Tu dưỡng hàng ngày, bền bỉ suốt đời, gắn với thực tiễn cách mạng. Trong khi xây dựng những đức tính tốt, phải có bản lĩnh chống lại mọi thói hư tật xấu như lối sống bàng quan, vị kỉ cá nhân, thiếu tinh thần trách nhiệm, chống tham nhũng, xa hoa, lãng phí,
+ Phải dựa vào sức mạnh tổ chức của cả hệ thống chính trị. Đó là vai trò của chi bộ Đảng, của các tổ chức chính trị - xã hội như công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội thanh niên, sinh viên Việt Nam,
+ Thông qua các phong trào cách mạng như phong trào “Thi đua yêu nước”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, phong trào “người tốt việc tốt”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá, làng, xã, phường văn hoá,
KẾT LUẬN
1. Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh
Năm 1990, Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO phong tặng hai danh hiệu cao quý: Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và Danh nhân văn hoá kiệt xuất. Những danh hiệu đó đã ghi nhận những đóng góp quý báu về lý luận và thực tiễn của Người.
- Trong lĩnh vực văn hoá, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hoá, đã sớm đưa văn hoá vào chiến lược phát triển của đất nước.
Ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng một nền văn hoá mới ở Việt Nam bằng việc phát động phong trào bình dân học vụ, diệt giặc dốt, nâng cao dân trí và xây dựng đời sống mới, xây dựng và phát triển các thuần phong mỹ tục, đưa những giá trị văn hoá đi sâu vào quần chúng, coi nó như một sức mạnh vật chất, một động lực, một mục tiêu, một hệ điều tiết xã hội trong quá trình phát triển. Đây là một quan điểm hoàn toàn mới mẻ, điều mà mãi đến những năm 80 của thế kỷ trước, UNESCO mới tổng kết và coi đó như một quy luật phát triển của xã hội.
Phát triển quan điểm của Mác: văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, Hồ Chí Minh bổ sung thêm: văn hoá cũng là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Đồng thời, Người cũng chỉ ra chức năng quan trọng của văn hoá là: Nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết (“văn hoá soi đường cho quốc dân đi”); bồi dưỡng tinh thần vì nước quên mình (“văn hoá phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”); Xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người (“văn hoá phải sửa đổi đựoc tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”). Thực tiễn đã chứng minh rằng, những luận điểm đó không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế sâu sắc.
- Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh cũng có những đóng góp lớn lao. Người đã phát triển, hoàn thiện đạo đức học Mácxít về vai trò của đạo đức về những chuẩn mực đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng một nền đạo đức mới phù hợp với Việt Nam . Nhờ đó đã tạo được một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức ở nước ta.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Hồ Chí Minh đã đề cao giá trị con người, chủ trương xây dựng con người mới với những chuẩn mực cụ thể.
Xét đến cùng, đó là tư tưởng phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của con người, của dân tộc và của nhân loại. Nói cách khác, tất cả vì con người, do con người.
2. Ý nghĩa của việc học tập
- Thấy rõ những cống hiến kiệt xuất của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới.
- Xác định được phương hướng, biện pháp học tập tư tưởng văn hoá, đạo đức và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Thấy được những biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh xuyên suốt tư tưởng cũng như cuộc đời Người, đặc biệt là sự quan tâm đến con người, lòng yêu thương, tôn trọng con người, tất cả vì con người. Từ đó, xác định con đường phấn đấu để trở thành con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_6636_1803857.docx