Tiểu luận - CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Việt Nam

Cán cân thương mại là một bộ phận quan trọng trong cán cân vãng lai, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như chúng ta thì cán cân thương mại hàng hóa luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân vãng lai. Do đó, ta có thể thấy được tầm quan trọng của cán cân thương mại đối với nền kinh tế nói riêng và đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung. Để có cái nhìn tổng quan về cán cân thương mại Việt Nam, bài tiểu luận của chúng tôi sẽ trình bày về tình hình cán cân thương mại từ năm 1991 đến nay, đặc biệt chú ý phân tích sâu bối cảnh trong 10 tháng đầu năm 2009 sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn

doc35 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 13526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận - CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(năm 1998) và đặc biệt là WTO (năm 2006). Thị trường xuất - nhập khẩu của Việt Nam được mở rộng nhưng áp lực cạnh tranh cũng ngày càng lớn. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã từng bước đầu tư chiều sâu để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu chất lượng của những thị trường nhập khẩu khó tính nhất như EU, Nhật Bản, Mỹ. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ công nghệ và cung cấp vốn cho việc phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh xuất - nhập khẩu. Những sự kiện trên đây khẳng định rằng Việt Nam đang ngày càng hội nhập với kinh tế Thế giới. Cùng với việc xuất khẩu được cải thiện là nhập khẩu cũng tăng cao dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt. Nhập siêu là yếu tố cơ bản gây nên tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, ảnh hưởng xấu đến cán cân thanh toán và nợ quốc tế. Việc điều chỉnh cán cân thương mại, hạn chế nhập siêu có vai trò quan trọng để lành mạnh hoá cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, tính từ năm 1990 – 2008 , khoảng thời gian 19 năm này Việt Nam đã liên tục nhập siêu ( ngoại trừ trường hợp xuất siêu 1992 ), điều này vẫn chưa được cải thiện khi Việt Nam đã là thành viên của WTO được 2 năm. Trong giai đoạn 2001- 2008 đã diễn ra sự thâm hụt kép cả cán cân thương mại hữu hình và cán cân thương mại vô hình. Tổng mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai cộng dồn của cả giai đoạn sẽ vào khoảng 72,5 tỷ USD (bằng 17,6% GDP). Trong đó, thâm hụt cán cân thương mại hữu hình chiếm 78,6%, thâm hụt cán cân thương mại vô hình chiếm 21,4% (riêng thâm hụt cán cân dịch vụ chiếm 8,64%, thâm hụt cán cân thu nhập chiếm 12,68%). Để biết rõ hơn tình hình xuất nhập khẩu cũng như xem xét cụ thể việc thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2008. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày những con số cụ thể và đặc biệt chú trọng đến nguyên nhân xuất siêu năm 1992, tình hình xuất nhập khẩu năm đầu tiên Việt Nam là thành viên WTO – 2007, và năm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu – 2008. Năm Tổng số Cán cân thương mại Xuất khẩu Nhập khẩu Triệu đô la Mỹ 1990 5156,4 2404,0 2752,4 -348,4 1991 4425,2 2087,1 2338,1 -251,0 1992 5121,5 2580,7 2540,8 39,9 1993 6909,1 2985,2 3923,9 -938,7 1994 9880,1 4054,3 5825,8 -1771,5 1995 13604,3 5448,9 8155,4 -2706,5 1996 18399,4 7255,8 11143,6 -3887,8 1997 20777,3 9185,0 11592,3 -2407,3 1998 20859,9 9360,3 11499,6 -2139,3 1999 23283,5 11541,4 11742,1 -200,7 2000 30119,2 14482,7 15636,5 -1153,8 2001 31247,1 15029,2 16217,9 -1188,7 2002 36451,7 16706,1 19745,6 -3039,5 2003 45405,1 20149,3 25255,8 -5106,5 2004 58453,8 26485,0 31968,8 -5483,8 2005 69208,2 32447,1 36761,1 -4314,0 2006 84717,3 39826,2 44891,1 -5064,9 2007 111326,1 48561,4 62764,7 -14203,3 2008 143398,9 62685,1 80713,8 -18028,7 Năm 1992 Năm 1992 là năm xuất siêu duy nhất của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2008. Nguyên nhân xuất siêu của năm 1992: - Năm 1992, tổ chức hỗ trợ kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa SEV tan rã, Việt Nam nhanh chóng xúc tiến quá trình bình thường hóa quan hệ thương mại với khối các nước EU , ASEAN và nhiều nước khác trên thế giới, đồng thời tiến hành đàm phán gia nhập diễn đàn kinh tế các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. - Hiến pháp mới được ban hành, luật doanh nghiệp hình thành, mở ra một thời kỳ thông thoáng hơn cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. - Giá trị xuất khẩu gạo và một số nông sản khác như tiêu, điều, cà phê của Việt Nam năm 1992 tăng đột biến, Việt Nam từ nước vô danh trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong khi xuất khẩu trước đây chỉ chủ yếu trông cậy vào dầu thô. - Quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang diễn ra hết sức tốt đẹp, Hoa Kỳ đã nới lỏng hơn chính sách cấm vận đối với Việt Nam và đang cân nhắc quyết định xóa bỏ nó. Những lý do trên là một trong những nguyên nhân nhất định cho sự chuyển biến trong tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 1992 (Việt Nam xuất siêu). Năm 2007: Xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, thể hiện trên những mặt chủ yếu như sau: - Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu được duy trì ở mức cao, tỷ trọng hàng hóa chế biến, chế tạo, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao tăng dần, tỷ trọng hàng hóa chưa qua chế biến giảm dần. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 48,387 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 (kế hoạch Chính phủ đề ra là 46,7 tỷ USD, tăng 17,4%), trong đó hàng hóa công nghiệp chiếm 76,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2006 là 76,1%) tiếp tục là động lực cho hoạt động xuất khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu đạt 27,8 tỷ USD, chiếm 57,5% và tăng 21,0% so với năm 2006; khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 20,6 tỷ USD, chiếm 42,5% và tăng 22,2%. - Về mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch trên 1 tỷ USD (11 mặt hàng và nhóm hàng ) vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá (trừ dầu thô) là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, than đá, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí; trong đó có 4 mặt hàng là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch đạt trên 3 tỷ USD, 2 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ đạt trên 2 tỷ USD. Một số nhóm hàng mới mặc dù có kim ngạch chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh như dây điện và cáp điện tăng 25,6%; túi xách, vali, mũ, ô dù tăng 26,2%; sản phẩm nhựa tăng 52,0%; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 18,9% . Kim ngạch xuất khẩu tuy tăng khá 21,5%, trong đó có yếu tố giá xuất khẩu tăng cao, những vẫn chưa đạt yêu cầu và còn thấp hơn mức tăng của một số năm trước (Chi tiết xem Phụ lục 1e). Như vậy, so với năm 2006, qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao, các chỉ tiêu về tăng trưởng đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. - Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu có chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ... ,giảm dần xuất khẩu hàng thô (mặc dù xét về kim ngạch thì nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản vẫn tăng cao do được giá). - Tuy nhiên, qui mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các biến động bên ngoài như giá cả,các rào cản thương mại mới của nước ngoài...bởi sự phu thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu còn lớn. - Sức cạnh tranh của hàng hoá chưa được cải thiện rõ rệt, cơ cấu mặt hàng còn chưa hợp lý thể hiện ở chỗ chủng loại đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch đáng kể; giá trị gia tăng thấp. - Nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được những cơ hội để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu; chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác nhất là việc cắt giảm thuế quan để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc… - Thị trường xuất khẩu tăng không đều, trong khi thị trường ASEAN, EU, Mỹ tăng khá cao thì một số thị trường quan trọng khác tăng chậm hoặc giảm như Trung Quốc, Nhật Bản và Ôxtrâylia. Nhập khẩu và cán cân thương mại Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 60,78 tỷ USD, tăng 35,4% so với năm 2006, trong đó doanh nghiệp 100% vốn trong nước nhập khẩu 39,27 tỷ USD, chiếm 64,6%, tăng 38,3% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21,51 tỷ USD, chiếm 35,4%, tăng 30,5% so với năm 2006. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so với năm 2006 gồm: ô tô nguyên chiếc các loại tăng 145,5%; linh kiện ô tô tăng 82,2%; thép thành phẩm tăng 75,6%; phôi thép tăng 38,9%; phân bón các loại tăng 45,1%; sợi các loại tăng 36,8%; hóa chất nguyên liệu tăng 39,1%; máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 56,3%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 43,6%; vải tăng 33,6%.... Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu (không kể xăng dầu) và chiếm 58% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó có một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao như: sắt thép, kim loại và phôi thép 6,7 tỷ USD; phân bón các loại 997 triệu USD; máy móc, thiết bị, phụ tùng 10,3 tỷ USD; hoá chất, chất dẻo nguyên liệu 3,9 tỷ USD, điện tử máy tính linh kiện 2,9 tỷ USD; vải, sợi, bông và nguyên phụ liệu dệt may, da 7,2 tỷ USD, gỗ nguyên liệu 1,0 tỷ USD, thức ăn gia súc và nguyên liệu 1,1 tỷ USD, tân dược và nguyên liệu 861 triệu USD. Qua đó cho thấy nhập khẩu hàng hóa năm 2007 chủ yếu là máy móc, thiết bị, phụ tùng và nguyên, nhiên phụ liệu đã đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và sản xuất hàng hóa phục vụ trong nước và xuất khẩu, góp phần đổi mới công nghệ và hiện đại hóa sản xuất; đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nhiều mặt hàng thiết yếu, đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng trong nước; .Lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ (trên 3%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu (khoảng 2 tỷ USD). Tuy nhiên, nhập khẩu gia tăng nhanh chóng làm tăng nhập siêu không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Nhập siêu cả năm 2007 ước khoảng 12,3 tỷ USD tăng 144,7% so với năm 2006, bằng 25,6% kim ngạch xuất khẩu (năm 2006 là 12,7%). Đây là mức nhập siêu cao so với cùng kỳ nhiều năm qua do tác động của các nguyên nhân khách quan và chủ quan như: nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng, ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế theo cam kết và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao. Năm 2008 Hoạt động thương mại năm 2008 bên cạnh một số thuận lợi như một số mặt hàng trong một số tháng đầu năm được lợi về giá, về thị trường, nhưng cũng gặp không ít khó khăn do cạnh tranh thị trường, về chính sách giám sát hàng dệt may của Mỹ, việc áp thuế bán phá giá giày mũ da của EU, các quy định của Luật nông nghiệp Mỹ, đặc biệt việc khủng hoảng tài chính, tiền tệ của Mỹ và một số nền kinh tế lớn đã làm giảm sút sức mua, sức thanh tóan của các nhà nhập khẩu trong những tháng cuối năm đã làm cho nhu cầu và mức tiêu thụ giảm, kim ngạch xuất khẩu qua từng tháng cuối năm bị giảm dần, ảnh hưởng tới tổng kim ngạch cả năm. Trước tình hình kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào EU và Hoa Kỳ có xu hướng tăng không cao như năm 2007, chúng ta đã đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường, nhiều loại hàng hoá đã vào được các thị trường xuất khẩu mới, nhất là thị trường châu Phi đã tăng đột biến đồng thời giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian. Về nhập khẩu, khi mức nhập khẩu và nhập siêu những tháng đầu năm ở mức cao, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt kiềm chế nhập siêu, nên mức nhập siêu đã giảm dần và thực hiện vượt yêu cầu đề ra. Xuất khẩu Kim ngạch cả năm đạt xấp xỉ 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007. Kim ngạch của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,87 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 55,4%, tăng 25,5% so với năm 2007; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 28,02 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 44,6%, tăng 34,9%, so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giữ được ở mức cao do trong những tháng đầu năm dầu thô, than đá và nhiều mặt hàng nông sản gặp thuận lợi về giá và thị trường xuất khẩu. Những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao như gạo, nhân điều, khoáng sản. Ngoài 10 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD đã thực hiện được từ năm 2007 (chủ yếu thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến, nông sản) là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, dầu thô, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí, trong năm nay xuất hiện thêm 1 mặt hàng có khả năng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là dây điện và cáp điện. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng giảm nhưng do giá thế giới tăng mạnh nên về mặt trị giá tăng khá so với năm 2007 như: Dầu thô tăng 23,1% nhưng lượng giảm 7,7%, than đá tăng 44,3% nhưng lượng giảm 38,3%, cà phê tăng 5,8% nhưng lượng giảm 18,3%, cao su tăng 14,6% nhưng lượng giảm 9,8%, chè tăng 12,2% nhưng lượng giảm 8,8%. Sản phẩm tàu thuyền, sản phẩm từ gang thép, sản phẩm từ cao su có mức tăng trưởng cao so với năm 2007, là những mặt hàng có triển vọng tăng mạnh trong những năm tới. Cơ cấu thị trường hàng hoá có sự chuyển dịch, thị trường Châu Á chiếm 44,5% (năm 2007 là 41,9%), Châu Âu chiếm 18,3% (năm 2007 là 18,7%), Châu Mỹ 20,6% (năm 2007 là 21,9%), Châu Đại dương 6,7% (năm 2007 là 6,4%), Châu Phi 1,9% (năm 2007 là 1,27%). Đến nay, hàng hoá xuất khẩu nước ta đã vươn tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước ta vào EU và Hoa Kỳ khiến tốc độ tăng xuất khẩu vào hai thị trường này giảm so với năm 2007 nhưng năm qua chúng ta tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhiều chủng loại hàng hoá đã vào được các thị trường xuất khẩu mới, giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian, đặc biệt xuất khẩu vào thị trường châu Phi tăng đột biến. Nhận định chung về các kết quả đạt được Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu năm 2008, có thể rút ra một số nhận định cơ bản như sau: Những thành tựu: Năm 2008 do chịu ảnh hưởng của biến động của kinh tế thế giới nên xuất khẩu diễn biến không theo quy luật, những tháng đầu năm xuất khẩu gặp thuận lợi về giá, KNXK đạt mức cao trong 2 tháng 7 và 8 tuy nhiên đến tháng 9 xuất khẩu giảm mạnh và tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm. Nhìn chung cả năm 2008, xuất khẩu đã đạt được mức tăng trưởng cao, phát triển cả về quy mô, tốc độ, thị trường và thành phần tham gia xuất khẩu. Có thể nhìn nhận như sau: Thứ nhất, qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao. Thứ hai, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, nhất là các mặt hàng gạo, rau quả, hạt điều, than đá, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm nhựa, túi xách và li và ô dù... Xuất khẩu hàng hoá tăng còn có sự đóng góp của nhiều mặt hàng mới ví dụ như sản phẩm từ cao su, sản phẩm chế tạo từ gang, thép, máy biến thế, động cơ điện, tàu thuyền các loại... Thứ ba, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vẫn tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô. Những hàng hoá có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và giá trị xuất khẩu lớn là nhóm hàng công nghiệp và chế biến như: thuỷ sản, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, túi xách va li, mũ và ô dù... Thứ tư, bên cạnh việc tập trung khai thác tối đa các thị trường trọng điểm, năm qua chúng ta tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhiều chủng loại hàng hoá xuất khẩu đã vào được các thị trường mới, điển hình là các thị trườn tại khu vực Châu Phi-Tây Nam Á, Châu Á, và Châu Đại Dương . Những hạn chế : Thứ nhất, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn do phải đối mặt với những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn. Việc tăng giá trị xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào giá thế giới và những thị trường xuất khẩu lớn, khi những thị trường này có biến động thì KNXK bị ảnh hưởng. Thứ hai, nhu cầu của thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu dệt may, đồ gỗ, một số nông sản vào Mỹ và EU đều giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; Trong khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn thì các chi phí đầu vào không giảm, thậm chí còn tăng cao như lương công nhân, lãi suất ngân hàng, do lạm phát khiến nhiều doanh nghiệp dệt may phải chuyển từ sản xuất mua nguyên liệu bán thành phẩm sang gia công để bảo toàn vốn, vì vậy giá trị gia tăng trên sản phẩm dệt may ngày càng thấp là lợi nhuận giảm. Thứ ba, xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản; các mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn mang tính chất gia công; Các mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, phong phú, số lượng các mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh chưa nhiều. Xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn. Thứ tư, vẫn chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc. Thứ năm, việc tiếp cận nguồn vốn vay bằng VNĐ cho sản xuất kinh doanh vẫn còn bất cập, nhất là đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, trong khi đó lãi suất cho vay mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao , điều này đã làm chi phí tăng cao ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Nhập khẩu và cán cân thương mại Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đạt 79,90 tỷ USD, tăng 27,5% so với năm 2007, trong đó doanh nghiệp có vốn trong nước nhập khẩu khoảng 51,5 tỷ USD, tăng 25,6% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu khoảng 28,5 tỷ USD, tăng 31% . Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so với năm 2007 gồm: ôtô nguyên chiếc các loại tăng 78,9% (so với cuối năm 2007 và đầu năm 2008 thì đã giảm rất nhiều), linh kiện ôtô tăng 52,6%, thép tăng 22%, phôi thép tăng 42,9%, phân bón tăng 47%, xăng dầu tăng 41,2%, bông tăng 75%, đá quý và kim loại tăng200,9%, thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 47,2%... Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm thiết bị máy móc, nguyên nhiên, vật liệu, phụ liệu (không kể xăng dầu). Trong đó có một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao như: thép thành phẩm chiếm 6,1 %, máy móc thiết bị chiếm 17%, vải chiếm 5,5%, điện tử linh kiện, máy tính chiếm 4,6%, nguyên phụ liệu dệt, may, da chiếm 2,9 %... Về thị trường nhập khẩu, KNNK từ Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 75,6% và ngày càng tăng (năm 2007 chiếm 72,2%) trong đó chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN, trong khi đó nhập khẩu từ thị trường Châu Âu vẫn ở mức khiêm tốn chiếm 10,3% Nhập siêu cả năm 2008 là 17 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 27%, giảm so với năm 2007 (năm 2007 là 29,1%). So với mục tiêu ban đầu là 20 tỷ USD đã phấn đấu giảm được 3 tỷ USD nhập siêu. Ngoài các nước ASEAN, Việt Nam cũng nhập siêu lớn từ các nước Châu Á khác. Các mặt hàng nhập siêu như nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, xăng dầu, hoá chất, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng đều là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của ta sang các thị trường khác. Trên đây là tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1990 – 2008. Từ đó chúng ta có thể thấy được nguyên nhân cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt. Hệ quả của việc mở cửa là chúng ta xuất khẩu nhiều hơn nhưng bên cạnh đó nhập khẩu cũng tăng cao. Tình trạng nhập siêu hay thâm hụt cán cân thương mại vẫn tiếp tục diễn ra. Cán cân thương mại 10 tháng đầu năm 2009 Tình hình xuất nhập khẩu quý I/ 2009 “Xuất siêu – yếu tố bất ngờ” Kết thúc năm 2008 với một nền kinh tế đầy bất ổn tổng giá trị nhập siêu năm 2008 khoảng 17,5 tỉ USD, tăng 24,1% so với năm 2007. Tuy có giảm hơn so với dự báo (30%), và giảm so với năm 2007 (29,1%), nhưng mức nhập siêu cả năm 2008 còn rất cao, bằng 27,8% so với tổng kim ngạch xuất khẩu (62,7 tỉ usd). Chưa có nước nào hiện có mức nhập siêu lớn như vậy đó là một điều đáng lo ngại cho cán cân thương mại Việt Nam. (Trích trong một bảng kế hoạch Bộ công thương công bố 31/12/2008). Tuy nhiên, bước vào năm 2009, cũng trong bản kế hoạch của Bộ Công thương được công bố ngày 31/12, dự kiến kim ngạch nhập khẩu cả nước năm nay ở mức 90,3 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2008. Như vậy, nhập siêu ở mức 19,2 tỉ USD, bằng 27% kim ngạch xuất khẩu. Tình hình tháng 1: Trải qua một năm đầy biến động bước sang tháng 1/2009 kim ngạch xuất nhập khẩu cũng ít nhiều bị ảnh hưởng và theo ươc tính của bộ kế hoạch đâu tư thì có khả năng trong tháng 1 năm nay kim ngạch xuất khẩu của ta là 3,8 tỉ USD và kim ngạch nhập khẩu sẽ là 4,1 tỉ USD và dự tính ta sẽ nhập siêu khoảng 300 tỉ.Nhưng tình hình thực tế tháng 1 vừa qua lại không hoàn toàn đúng với dự đoán của Bộ kế hoạch và đầu tư. Trong tháng 1 kim ngạch xuất khẩu thực hiện của nước ta là 3,719 tỉ USD giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,36% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi kim ngạch nhập khẩu thực hiện chỉ đạt 3,329 tỉ USD thấp hơn khoảng 771 triệu USD so với ước tính của bộ kế hoach đầu tư và giảm 55,21% so với cùng kì thay vì dự đoán chỉ giảm khoảng 45%.Điềm nổi bật trong tháng này là cán cân thương mại của ta xuất siêu khoảng 0,39 tỉ USD. Bảng thống kê một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu tháng 1/2009 Các mặt hàng xuất khẩu Trị giá tháng 1/2009 (triệu USD) So với cùng kì 1/2008 (%) dệt, may 550 -33,2 dầu thô 424 -52,4 giày dép 350 -26 thủy sản 250 -18,6 cà phê 217 -30,2 gỗ và sản phẩm gỗ 200 -31,8 Bảng thống kê một số mặt hàng nhập khẩu tháng 1/2009 Các mặt hàng nhập khẩu Trị giá tháng 1/2009 (triệu USD) So với cùng kì 1/2008 (%) máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 1000 -19,5 Xăng dầu 244 -75,2 vải 230 -20,6 hàng điện tử, máy tính và linh kiện 200 -45,1 sắt thép 155 -82,3 chất dẻo 130 -53 nguyên phụ liệu dệt, may, da đạt 110 35,9 Qua những con số trên ta dễ dàng nhận thấy nguyên nhân tháng 1 ta xuất siêu là do kim ngạch nhập khẩu có sự giảm mạnh so với sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu. Tình hình tháng 2: Cùng với đà xuất siêu của tháng 1/2009 sang tháng 2 tình hình cán cân thương mại nước ta tiếp tục xuất siêu đầy bất ngờ trái với dự tính sẽ nhập siêu là 100 triệu USD.Cụ thể trong tháng 2 kim ngạch xuất khẩu thực hiện là 5,028 tỉ USD chênh lệch khá lớn với con số dự tính của Bộ kế hoạch đầu tư đưa ra chỉ là 4300 trong khi kim ngach nhập khẩu chỉ là 4,188 tỉ USD lệch gần 200 triệu USD so với con số dự tính là 4,4 tỉ USD.Như vậy tính riêng tháng 2 ta đã xuất siêu 840 triệu USD và tính chung 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu thực hiện là 8,747 tỉ USD tăng 2,48% so với cùng kì,kim ngạch nhập khẩu thực hiện 2 tháng là 7,517 tỉ USD giảm 5,54% so với cùng kì.Con số xuất siêu đã lên đến 1,23 tỉ USD đây thật sự là con số kỉ lục của nước ta. Yếu tố chính tác động đến 2 tháng đầu năm ta xuất siêu với một giá trị lớn không chỉ đơn giản là do sự sụt giảm của kim ngạch nhập khẩu giảm, mà là có sự tăng đột biến 3.152,6% trong xuất khẩu 939 triệu USD của nhóm hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm trong hai tháng qua so với cùng kỳ năm 2008, cho nên nếu loại trừ phần 939 triệu USD tăng khó có thể lặp lại này, thì tổng kim ngạch xuất khẩu hai tháng đầu năm nay chỉ còn là 7,808 tỷ USD và xuất siêu chỉ còn là 291 triệu USD. Bảng số liêu một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu 2 tháng đầu năm 2009 Các mặt hàng xuất khẩu Trị giá xuất khẩu (triệu USD) So với cùng kì năm 2008 (%) Dầu thô 958 57,6 Cao su 101 49,5 Gỗ và sản phẩm gỗ 327 73,7 Giày dép 658 92,7 Dây điện và cáp điện 83 55,4 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 939 3152,6 Tình hình tháng 3 và đánh giá chung quí I/2009: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2009 đạt 26,8 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 14,14 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2008 và nhập khẩu là 12,63 tỷ USD, giảm 42,1% so với cùng kì năm 2008. Cán cân thương mại tháng 3 của Việt Nam xuất siêu 269 triệu USD và quý I/2009 thặng dư là 1,5 tỷ USD. Yếu tố chính hỗ trợ trong tháng 3 này vẫn là việc xuất Đá quý, kim loại quý & sản phẩm Kim ngạch mặt hàng này trong tháng đạt 1,09 tỷ USD, tuy có giảm 16,4% so với tháng 2 nhưng hết tháng 3, nhóm hàng này đã vượt hàng dệt may, dầu thô trở thành nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch với 2,53 tỷ USD (do tái xuất vàng), tăng mạnh 3457% so với quí I/2008. Thị trường chủ yếu nhập khẩu mặt hàng này là  Thụy Sĩ: 2,24 tỷ USD, Nam Phi: 190 triệu USD, Ôxtrâylia: 38,3 triệu USD, Nhật Bản: 18,7 triệu USD,… Như vậy đánh giá chung 3 tháng đầu năm cán cân thương mại của ta đã xuất siêu 1,5 tỉ USD để có được thành tựu xuất siêu này chủ yếu là do tác động của một vài yếu tố nhưng nhìn chung là nó chỉ là những yếu tố đột biến không thể lặp lại để có thể duy trì tình trạng xuất siêu lâu dài cho cán cân thương mại Việt Nam. Có thể nói cụ thể các yếu tố đột biến đó là: Thứ nhất, việc kim ngạch nhập khẩu giảm trong 3 tháng qua chủ yếu là do tác động khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến nhiều doanh nghiệp vẫn còn thu hẹp sản xuất và cũng do tình trạng “lỡ ôm vào” do doanh nghiệp đã nhập nhiều hàng hóa trong năm trước nên đã làm kim ngạch nhập khẩu có sự giảm đáng kể trong 3 tháng đầu năm. Thứ hai, việc kim ngạch nhập khẩu có sự gia tăng trong 3 tháng đầu cũng là do sự tăng đột biến của việc xuất mặt hàng đá quý ,kim loại quý và sản phẩm (chủ yếu là vàng) sang các thị trường lớn. Qua đây ta có thể nhận thấy một điều đáng lo ngại cho cán cân thương mại tuy đã có 3 tháng xuất siêu kỉ lục nhưng đó xuất phát từ những yếu tố đột biến khó có thể lặp lại được.Có thể nói cán cân thương mại của ta đang trong tình trạng “xuất siêu hôm nay ,nỗi lo ngày mai”. Tình hình xuất khẩu quý II: “Nhập siêu trở lại” Không nằm ngoài dự đoán như trên ta đã đưa ra một khi các yếu tố đột biến đã hết duy trì thì cán cân thương mại của ta nhâp siêu trở lại chỉ là “chuyện thường ngày” không có gì là bất ngờ. Tình hình tháng 4: Trong tháng 4 kim ngạch xuất khẩu thực hiện là 4,279 tỉ USD thấp hơn so với con số của bộ kế hoạch đầu tư dự tính là 4,5 tỉ USD so với cùng kì kim ngạch xuất khẩu đã giảm 18,54 % so với cùng kì. Tính chung, kim ngạch xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2009 đạt 18,4 tỉ USD, gần bằng mức thực hiện cùng kỳ năm ngoái và bằng 26,3% kế hoạch năm (70,83 tỉ USD). Giá cả hàng hóa xuất khẩu giảm sút liên tục mấy tháng qua không những đã làm suy giảm kim ngạch xuất khẩu, mà còn triệt tiêu luôn mức tăng trưởng về khối lượng của các mặt hàng chủ lực. Tính sơ bộ, giá cả hàng hóa xuất khẩu bình quân bốn tháng đầu năm đã giảm tới 26,48% so với cùng kỳ năm 2008 làm cho kim ngạch xuất khẩu chung giảm tới 6,4 tỉ USD. Theo tình hình này trong những tháng tới kim ngạch xuất khẩu ít có khả năng tăng nhanh, dù theo thông lệ hàng năm thì những tháng cuối quí 2 và đầu quí 3 là thời điểm kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất trong năm. Về nhập khẩu, kim ngạch tháng 4 ước đạt 5,2 tỉ USD thấp hơn so với con số thực hiện là 5,456 tỉ USD, tuy vẫn giảm 35,15% so với cùng kỳ năm trước nhưng đây là tháng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong 4 tháng đầu năm nay. Tính chung, kim ngạch nhập khẩu bốn tháng năm 2009 đạt hơn 18,086 tỉ USD, giảm 40,05% so với cùng kỳ năm 2008 và bằng 19,9% kế hoạch năm.Cán cân thương mại đã có thay đổi so với những tháng vừa qua. Sau ba tháng xuất siêu đạt tổng cộng 1,5 tỉ USD, đến tháng 4 nhập siêu đã quay trở lại, lên đến 1,177 tỉ USD. Như vậy, tính chung bốn tháng đầu năm 2009 tổng mức xuất siêu chỉ còn 323 triệu USD. Lí do của việc 4 tháng nhập siêu chỉ còn lại 323 triệu USD là do các yếu tố bất ngờ đã qua đi việc xuất vàng trong tháng 4 đã giảm.Cụ thể, trong tháng 3 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đá quý, vàng và đồ trang sức bằng vàng lên tới 1,089 tỉ USD, nhưng sang tháng này lại không xuất khẩu thêm vàng nguyên liệu, xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng chỉ đạt khoảng 15 triệu USD, chủ yếu từ gia công đá quý và đồ trang sức. Thêm vào đó đã có sự chững lại của kim ngạch xuất khẩu trong khi kim ngạch nhập khẩu đã tăng trở lại do các doanh nghiệp đã giải quyết xong lượng hàng tồn đã lỡ nhập vào thời gian trước và có sự mở rộng sản xuất.Điều này làm cho kim ngạch nhập khẩu tháng 4 cao nhất trong 4 tháng đầu năm đồng thời cho thấy tín hiệu nhập siêu đã trở lại. Tình hình tháng 5: Theo Cục thống kê tháng 5 cán cân thương mại đã nhập siêu 1,254 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu thực hiện tháng 5 là 4,415 tỉ USD và kim ngạch nhập khẩu thực hiện là 5,669 tỉ USD. Nhập siêu tháng 5 tăng mạnh là do xuất khẩu giảm mạnh trong khi nhập khẩu lại có xu hướng gia tăng nhiều hơn trước. Bảng thống kê sự tăng trưởng của một số mặt hàng xuất khẩu 5 tháng 2009 so với cùng kì 2008 Một số mặt hàng xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng so với 5 tháng 2008 (%) Chè 13 Gạo 20 Sắn 129 Đá quí, kim loại quí 3318,7 Cao su -49 Dấu thô -44 Dây điện, cáp điện -41 Gốm sứ -24 Qua bảng thống kê ta thấy đạt mức tăng trưởng xuất khẩu dương trong 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 4 nhóm hàng là chè tăng 13%, gạo tăng 20%, sắn tăng 129%, đặc biệt là đá quí, kim loại quí tăng tới 3318,7%. Tháng 5, việc tái xuất vàng đã tăng mạnh trở lại, với trị giá xuất khẩu tăng gấp 4 lần so với tháng 4. Còn lại, hầu hết kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng đều ở mức âm, suy giảm mạnh nhất là cao su giảm 49%, dầu thô giảm 44%, dây điện, cáp điện giảm 41%, gốm sứ giảm 24%... Nguyên nhân nhập siêu trở lại là do 2 tháng của quý II, hiện tượng suy giảm nhập khẩu đã bắt đầu chững lại, còn xuất khẩu vẫn càng ngày càng đi xuống cụ thể hầu hết kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng đều ở mức âm, suy giảm mạnh nhất là cao su giảm 49%, dầu thô giảm 44%, dây điện, cáp điện giảm 41%, gốm sứ giảm 24% trong khi đó nhập khẩu chỉ có 4 nhóm phân bón, xăng dầu, lúa mì và thức ăn gia súc là có kim ngạch nhập khẩu giảm so với tháng 4, còn lại đều tăng. Tình hình tháng 6 và đánh giá chung 2 Quý đầu năm: Đánh giá tình hình tháng 6 và 2 quý đầu năm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước trong 2 quí đầu năm đạt 57,228 tỷ USD, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu là 27,571 tỷ USD, giảm 10,29% và nhập khẩu là 29,657 tỷ USD, giảm 34,22%. Trong tháng, nhập siêu 1,16 tỷ USD, giảm 7,1% so với tháng trước, nâng tổng mức thâm hụt cán cân thương mại 6 tháng đầu năm lên 2,086 tỷ USD, bằng 7,7% kim ngạch xuất khẩu (nếu loại trừ yếu tố vàng tái xuất, mức thâm hụt sẽ là 4,74 tỷ USD bằng 19% kim ngạch xuất khẩu ). Biểu đồ 1 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại từ tháng 1/2009 đến hết 6/2009 Tình hình xuất khẩu quý III: “Báo động nhập siêu” Tình hình tháng 7: Kết thúc quý II trong tình trạng nhập siêu trở lại cán cân thương mại thâm hụt 2,086 tỉ USD đây thật sự là một gánh nặng tác động rất lớn lên tài khoản vãng lai nói chung và cán cân thương mại nói riêng. Đúng như lo ngại tình hình xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa sáng sủa hơn khi 7 tháng đầu năm, Nhập siêu 7 tháng đầu năm đã là 3,603 tỷ USD.Trong khi đó, theo Tổng cục thống kê thì kim ngạch xuất khẩu âm 13,4% so với cùng kỳ năm trước kim ngạch xuất khẩu của cả nước chỉ bằng 86,6% so với cùng kỳ năm 2008(32,347 tỷ USD). Chỉ có 4 nhóm hàng là chè, sắn, gạo và nhóm kim loại quí và đá quí là có tăng trưởng dương về xuất khẩu. Còn lại, hầu hết các mặt hàng kim ngạch xuất khẩu đều suy giảm mạnh như thuỷ sản giảm 8,9%, hạt điều giảm 17,7%, cà phê giảm 15,7%, dầu thô giảm 44,8%, cao su giảm 43%. Riêng tháng 7/2009, xuất khẩu gần như chững lại, đạt 4,806 tỷ USD. Kết quả này chỉ nhỉnh hơn có 69 triệu USD so với con số kim ngạch đạt được của tháng 6. Với chiều hướng này, Bộ Công Thương nhận định, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đạt 3% cho cả năm nay là khó thực hiện. Nếu kim ngạch xuất khẩu tiếp tục âm thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng GDP của cả nước, vì xuất khẩu chiếm tới 65% GDP. Cùng với nỗi lo về suy giảm xuất khẩu, thương mại của Việt Nam còn phải đối mặt với tình trạng nhập siêu ở con số lớn. Kim ngạch nhập khẩu tháng sau luôn tăng mạnh hơn so với tháng trước. Cũng trong tháng 7/2009, cả nước đã nhập khẩu 6,323 tỷ USD, cao hơn gần 421 triệu USD so với tháng 6. Nhập siêu trong tháng 7/2009 ở mức 1,517 tỷ USD. Việc nhập khẩu chủ yếu ở các mặt hàng tiêu dùng quan trọng như ôtô, sữa, các nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất như máy móc, thiết bị, phụ tùng, chất dẻo… Tình hình tháng 8: “Âm toàn thị trưòng” là cụm từ có thể dành cho tháng 8/2009. Bức tranh xuất khẩu 8 tháng đầu năm không tươi sáng. Chỉ số âm có mặt ở hầu hết thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Bảng thống kê một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam: Thị trường Chỉ số xuất khẩu (%) Nhật Bản -34,8 Hoa Kỳ -5,8 Anh -20 Pháp -22,6 Đức -10,4 ASEAN -21,7 Trung quốc -9,8 Australia -45,8 Qua bảng số liệu ta có thể biết được nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh đó chính là do việc xuất khẩu sang các thị trường lớn của ta đều giảm mạnh. Việc kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường đều giảm xuất phát từ viêc giá cả của các mặt hàng trên thế giới giảm mạnh nên mặt bằng giá chung giá hàng xuất khẩu nước ta cũng chịu ảnh hưởng mặc dù có tăng về lượng xuất khẩu như : dầu thô tăng 8% ,gạo tăng 43%,hạt tiêu tăng 47%... nhưng do giá giảm đã kéo theo kim ngạch xuất khẩu giảm. Trong khi xuất khẩu khá bi quan thì những tháng gần đây, nhập khẩu đã lấy lại ”đà tăng trưởng”. 8 tháng, nhập siêu bằng 13,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và đang có xu hướng tăng mạnh do nhập khẩu bông, sợi dệt, vải, ôtô, máy móc, thiết bị, phụ tùng... tăng trở lại. Bằng chứng là tháng 8 vừa qua,kim ngạch xuất khẩu thực hiện chỉ là 4,523 tỉ USD trong khi kim ngach nhập khẩu thực hiện là 5,848 tỉ USD, nhập siêu đã lên đến 1,325 tỷ USD. Và tám tháng đã qua của năm 2009, Việt Nam đã nhập siêu 4,928 tỷ USD. Nếu không tính tái xuất vàng, con số này là 7,75 tỷ USD Tình hình tháng 9 và đánh giá 3 quí 2009: Với tình trạng bi quan của 8 tháng và 2 tháng của quý II nói riêng tình trạng nhập siêu của cán cân thương mại không ngừng gia tăng và tình hình này cũng sẽ chẳng thể nào tránh khỏi trong tháng cuối của quý III này điều quan trọng chỉ là con số này cụ thể sẽ là bao nhiêu?. Câu trả lời đã được bộ kế hoạch-đầu tư đưa ra thông qua việc đánh giá tình hình chung trong quý III nhập siêu cả nước 9 tháng qua đã lên tới con số 6,76 tỷ USD chiếm 16,22% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước 9 tháng đầu năm đạt 41,444 tỷ USD giảm 14,83% so cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu vào khoảng 48,2 tỷ USD giảm 25,3% so cùng kỳ năm ngoái. Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 9 tháng/2009 Như vậy, nhập siêu đang nhích dần qua từng tháng vào cuối năm. 8 tháng, con số này là 4,928 tỷ USD. Riêng tháng 9, cả nước đã nhập siêu tới 1,832 tỷ USD. Suốt quí III, nhập khẩu mỗi tháng đều chênh lên so với xuất khẩu từ 1,2- 1,6 tỷ USD. Một số mặt hàng công nghiệp nhập khẩu chủ yếu tăng lên là  phân bón đạt 3,2 triệu tấn (trong đó phân urê 1 triệu tấn) tăng 21%; thép các loại đạt 7,3 triệu tấn (trong đó phôi thép 1,9 triệu tấn) tăng 1%; bông các loại đạt 221 nghìn tấn tăng 0,45%; sợi các loại đạt 362 nghìn tấn tăng 15,6%; ôtô nguyên chiếc đạt 46,9 nghìn chiếc tăng 3,5%; chất dẻo nguyên liệu đạt 1,64 triệu tấn tăng 25%. Bộ KH-ĐT đánh giá, việc kim ngạch nhập khẩu gia tăng trở lại ở nhóm mặt hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất cho thấy nền kinh tế đang có sự dịch chuyển theo chiều hướng tốt. Tình hình xuất nhập khẩu tháng 10 và những dự tính cho cán cân trong 2 tháng cuối năm 2009: 10 tháng, Việt Nam đã nhập siêu 8,7 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cả nước khoảng 46,336 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2008, nhập khẩu đạt 55,119 tỷ USD, bằng 78,3% so với cùng kỳ năm 2008.Trong đó, tháng 10 xuất khẩu ước đạt 4,75 tỷ USD, nhập khẩu khoảng 6,65 tỷ USD. Như vậy, riêng trong tháng này, nhập siêu đã ở mức 1,9 tỷ USD. Cuối năm, các chuyên gia bộ KH-ĐT cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 10 tỷ USD trong năm nay là khó đạt được. Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cả nước khoảng 46,336 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2008, trong khi đó nhập khẩu đạt 55,119 tỷ USD, bằng 78,3% so với cùng kỳ năm 2008. Để hoàn thành mục tiêu kiềm chế nhập siêu ở ngưỡng 10 tỷ USD trong năm nay thì 2 tháng cuối năm, mỗi tháng, VN sẽ chỉ được phép nhập siêu 608 triệu USD. Điều này dường như là khó khả thi vì từ quý 3 trở lại đây, trung bình mỗi tháng, VN đều nhập siêu trên 1,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, cuối năm, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng cao, lượng hàng sẽ vào VN dồn dập, vừa phục vụ nhu cầu thị trường Tết, vừa để dự trữ hàng hoá, nguyên vật liệu cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh đầu năm sau. Một số mặt hàng đã gia tăng mạnh về lượng như khí đốt hoá lỏng, phân bón tăng 30%, chất dẻo tăng 26,5%, giấy tăng 9,9%, sợi dệt tăng 16,5%, bông tăng 4,8%, sắt thép tăng 8,2%, ôtô nguyên chiếc tăng 20,7% Trong khi đó, dự kiến kim ngạch nhập khẩu vẫn giữ tốc độ tăng cao và cả năm sẽ đạt khoảng 68 - 69 tỷ USD. Như vậy, nhập siêu sẽ vào khoảng từ 11,5 tỷ USD đến 12,5 tỷ USD, tức là bằng 20 - 22% kim ngạch xuất khẩu. Nếu không có biện pháp kịp thời nhiều khả năng nhập siêu năm nay sẽ vượt chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành Công Thương là 20%. Không những vậy, ngày 11/11/2009 Ngân hàng Nhà nước ra quyết định cho phép nhập khẩu vàng 5 hoặc 6 doanh nghiệp với số lượng không hạn chế để hạ nhiệt thị trường vàng gần đây có thể đè nặng thêm lên cán cân thương mại vốn đã thâm hụt của nước ta hiện nay. Bảng thống kê chung tình hình xuất ,nhập khẩu 10 tháng năm 2009 và tình trạng cán cân thương mại . Kim ngạch xuất khẩu (tỉ USD) Kim ngạch nhập khẩu (tỉ USD) Tình trạng cán cân thương mại (tỉ USD) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ 2008 (%) Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu so với cùng kỳ 2008(%) Tháng 1 3,719 3,329 0,39 -24,36 -55,21 Tháng 2 5,028 4,188 0,84 2,48 -5,54 Tháng 3 5,312 5,043 0,269 5,5 -42,1 Tháng 4 4,279 5,456 -1,177 -26,48 -40,05 Tháng 5 4,415 5,669 -1,254 -6,8 -37,8 Tháng 6 4,737 5,902 -1.165 -10,29 -34,44 Tháng 7 4,806 6,323 -1,517 -13,4 -32 Tháng 8 4,523 5,848 -1,325 -14,2 -28,2 Tháng 9 4,544 6,376 -1,832 -14,83 -25,3 Tháng 10 4,750 6,650 -1,900 -13,8 -21,7 Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình cán cân thương mại của nước ta hiện nay Qua việc phân tích tình hình của cán cân thương mại giai đoạn 10 tháng đầu năm 2009, ta thấy đầu năm 2009 nước ta xuất siêu là do những yếu tố đột biến như xuất khẩu kim loại quý; tuy nhiên, đến những tháng sau đó thì tình hình nhập siêu chiếm ưu thế trở lại. Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu cũng như ảnh hưởng đến cán cân thương mại nước ta hiện nay: Giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh Thứ nhất, giá giảm làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm dù cho lượng có tăng 9 tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam đã mất 7 tỷ USD vì sụt giá và cả năm có thể thiệt hại tới 10-11 tỷ USD, Bộ Công Thương cho biết hôm 4/10. Thị trường thu hẹp và giá giảm là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu 9 tháng đầu năm của Việt Nam chỉ đạt 41,74 tỷ USD, âm tới 14,3% so với cùng kỳ năm 2008. Điều đáng lo ngại nhất là tình trạng rớt giá rơi vào hầu hết các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Mặc dù, nhiều mặt hàng đã xuất khẩu tăng khá về lượng, nhưng vẫn không đủ bù đắp lại sự giảm sâu về giá này. Điển hình cho rủi ro này là nhóm hàng nông lâm thuỷ sản và nhóm khoáng sản. Trên thực tế, 9 mặt hàng của 2 nhóm trên đều tăng mạnh về lượng, nhưng không may mắn vì đơn giá bị sụt thê thảm, dẫn tới nông sản chịu thiệt mất 2,7 tỷ USD và khoáng sản thì bị giảm hơn 5 tỷ USD. Ví dụ, 9 tháng qua, sắn và sản phẩm của sắn tăng 193,8% về lượng, song giá trị kim ngạch bị thiệt mất 353,6 triệu USD do đơn giá hiện giảm tới 42% so với năm ngoái. Giá xuất khẩu cao su cũng bị sụt mất 44%. Trước đây, 1 tấn cao su xuất khẩu có thể bán với giá 2.715USD thì nay, chỉ còn có 1.496 USD/tấn. Do vậy, dù tăng về lượng nhưng mặt hàng này đã bị thiệt hại 597,6 triệu USD. Tương tự tình trạng này là gạo. Nếu cùng kỳ năm trước, gạo Việt Nam có thể bán với giá 655 USD/tấn nhưng đến nay, chỉ còn 450 USD/tấn. Mặc dù tăng 34% về lượng, 4,9 triệu tấn gạo đã xuất khẩu 9 tháng đã bị giảm mất  1,018 tỷ USD. Nếu đẩy mạnh về lượng cũng không đủ bù lại phần giá giảm. Lượng dầu thô để xuất khẩu chỉ còn khoảng 1,8 triệu tấn nên không thể đóng góp nhiều cho kim ngạch xuất khẩu dầu thô 3 tháng tới. Các mặt hàng nông sản cũng đã huy động tối đa về sản lượng để xuất khẩu trong 2 quí đầu năm, đến quí III, quí IV, khó mà tăng được hơn. Mặt khác, giá hàng hóa trên thế giới giảm dẫn đến làm tăng nhu cầu nhập khẩu. Do giá thế giới giảm mạnh, nhiều mặt hàng sản xuất trong nước đã dần thay thế được hàng nhập khẩu,các loại hàng hóa sản xuất trong nước có thể thua lỗ hoăc không lợi nhuận không cao so với nhập hàng hóa nước ngoài về. Tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, thị trường hàng hóa xuất khẩu bị hạn chế nên bất cứ nước nào cũng phải tìm các giải pháp cho hàng hóa xuất khẩu của mình. Ngoài ra, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu khiến giá hàng hoá, vật tư, máy móc, thiết bị giảm mạnh. Vì vậy, các doanh nghiệp ở trong nước sẽ tranh thủ cơ hội này để gia tăng lượng hàng nhập về với giá rẻ. Điều này sẽ khiến khối lượng nhập khẩu ở một số mặt hàng tăng cao, nhất là ở nhóm hàng máy móc, thiết bị. Tuy nhiên không phải bất cứ hàng hóa nào mà Việt Nam nhập vào điều có giá rẻ,một số mặt hàng như dụng cụ y tế, phân bón, thuốc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Rào cản thương mại Nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta là do các nước sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có xu hướng bảo vệ thị trường trong nước, gia tăng những rào cản thương mại như hàng rào kỹ thuật, áp đặt thuế bán phá giá cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta ở những thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta: +) Khó khăn hàng rào kỹ thuật: Nhật Bản vừa siết chặt hơn các điều kiện về tiêu chuẩn, kỹ thuật với sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu; Hoa Kỳ và Pháp ra quy định cao hơn giảm tỷ lệ hàm lượng chì, keo trong gỗ nhập khẩu của Việt Nam xuống rất thấp; Hoa Kỳ thông qua dự luật PBNS yêu cầu giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc… Hoa Kỳ cũng mới thực hiện Luật Điều chỉnh bổ sung các mặt hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Những mặt hàng mà cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm của Hoa Kỳ đặc biệt lưu ý là: Sách vở, dụng cụ học tập, sản phẩm dùng để vệ sinh răng miệng và đồ gỗ. Có những quy định rất nhỏ như nếu lớp sơn trên dây kéo quần dành cho trẻ em có hàm lượng chì thì sản phẩm đó sẽ vĩnh viễn bị cấm nhập vào Hoa Kỳ. Ngành xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Đạo luật Nông nghiệp 2008 - bắt đầu có hiệu lực từ năm 2009. Thương vụ Việt Nam tại Canada cũng khuyến cáo các DN xuất khẩu sang thị trường này cần lưu ý tuân thủ những qui định Luật về Dán nhãn và quảng cáo hàng dệt may và Luật Thuế hải quan. Ngoài ra, chất liệu sợi dùng trong quần áo trẻ em cần tuân thủ quy định về độ cháy. Thương vụ Việt Nam tại Canada cũng cho biết, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thường giao dịch dựa trên cơ sở mẫu hàng, do vậy các mẫu hàng cần phải tuân thủ đúng quy định và tiêu chuẩn của Canada về an toàn, độ bền, trọng lượng, chất liệu, chất lượng. Về hàng rào kỹ thuât, ta có thể lấy ví dụ về việc ta mất hoàn toàn thị trường gạo Nhật Bản. Nguồn tin từ Hiệp Hôi Lương Thực Việt Nam xác nhận từ đầu năm 2009 đến nay, Việt Nam không còn xuất khẩu gạo qua thị trường Nhật Bản do nước này kiểm soát gắt gao chất lượng, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc bảo vệ thực còn tồn dư trong hạt gạo) +) Khó khăn trong các vụ kiện bán phá giá và trợ cấp: bước sang 2009 với những khó khăn vẫn còn do cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 để lại Việt Nam tiếp tục đối mặt với những vụ kiện tụng nhưng điều bất lợi nhất ở đây chính là vụ kiện đều xuất phát từ những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như EU,Mỹ , Úc ,Canada, Ấn độ… Có thể lấy 3 vụ kiện điển hình gần đây nhất là Canada kiện chống bán phá giá giày và đế giày không thấm nước của Viêt Nam, Ấn độ kiện Việt Nam bán phá giá thép và đặc biệt là Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá túi PE đựng hàng hoá ,đồng thời cũng kiện Việt Nam chống trợ cấp túi PE, bên cạnh đó ngày 27/02/2009, Bộ Thương mại Hoa K ỳ (DOC) quyết định gia hạn việc áp mức thuế đối với cá tra ,cá basa Việt Nam thêm 5 năm nữa với lí do cá xuất khẩu của Việt Nam có thể gây thiệt hại cho sản xuất cá da trơn (catfish) bên Mỹ. Qua đó ta thấy tình trạng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gặp nhiều khó khăn. Điều này gây ra bất lợi không nhỏ cho việc xuất khẩu việt nam và nó tác động mạnh đến kim ngạch xuất khẩu nước ta giảm mạnh trong các tháng qua đăc biệt là trong năm 2009. Tỷ giá hối đoái USD giảm mạnh so với các đồng tiền khác như EU hay GBP… dẫn đến việc doanh nghiệp xuất khẩu mua hàng bằng VND trong nước giá cao nhưng xuất khẩu ra thị trường các nước bên ngoài thì lại thu được USD với giá thấp nhưng vấn đề này doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm sâu sắc dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu bị thất thu do giao động tỉ giá gây nên (PSG.TS Phạm Tất Thắng - Nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công thương cho biết.). Việc cho phép tỉ giá dao động 5% của chính phủ cũng tác động lên xuất khẩu theo đó VND trong những năm gần đây được coi là định giá cao so với USD khuyến khích nhập khẩu gây bất lợi cho xuất khẩu. Trong báo cáo mới đây về triển vọng xuất khẩu năm 2009, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bằng cách nới biên độ dao động ngoại tệ lên 6% rồi 7%. Nhưng chính sách tỉ giá không chỉ là vấn đề của xuất khẩu mà là của toàn nền kinh tế do đó việc kim ngạch xuất khẩu giảm do ảnh hưởng của tỉ giá là điều không mới nhưng để giải quyết nó đang còn là câu hỏi lớn vì theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, nếu VND mất giá 5% thì mỗi năm ngân sách nhà nước phải trả nợ nước ngoài thêm 26.000 tỷ đồng, doanh nghiệp phải trả thêm 13.000 tỷ đồng. Trong điều kiện Việt Nam còn nhập siêu thì việc giảm giá VND tạo sức ép lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Nếu tỷ giá tăng 1% và với mức nhập khẩu 8 tháng đầu năm là 42,4 tỷ USD thì chi phí mà nền kinh tế phải bỏ ra có thể tới trên 7.000 tỷ đồng. CHƯƠNG III: KHUYẾN NGHỊ Theo chúng tôi, tình trạng cán cân thương mại thâm hụt không thể giải quyết trong ngắn hạn mà là dài hạn. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thể chần chừ vì việc thâm hụt cán cân thương mại lâu dài như đã nói ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước như giảm tăng trưởng kinh tế, nợ nước ngoài, vấn đề việc làm, mức sống,… Đây là những vấn đề rất quan trọng đối với một nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung, trong khi đó cán cân thương mại nước ta có thể nói là hầu như liên tục thâm hụt. Do đó, ta có thể thấy tính cấp bách cố gắng cải thiện cán cân thương mại. Sau đây, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị trong việc cải thiện cán cân thương mại Việt Nam Xuất khẩu Tăng cường đẩy mạnh mặt hàng có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuât khẩu thô, không vì cố gắng để thay đổi con số cũng như chạy theo chỉ tiêu mà xuất khẩu mặt hàng thô một cách tối đa vì như chúng ta biết thì đây là một giải pháp không khôn ngoan. Nếu cố gắng cải thiện cán cân thương mại bằng cách tăng xuất khẩu thô thì làm cho giá của nó trên thị trường thế giới giảm, hơn nữa, tình trạng này khiến đất nước cạn kiệt tài nguyên. Chúng ta nên chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để giúp làm tăng thêm giá trị gia tăng của các mặt hàng, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến và có hàm lượng công nghệ, chất xám cao. Cải thiện chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu, tái cơ cấu nền kinh tế tăng tính cạnh tranh cho mặt hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. Tránh bị kiện chống bán phá giá bằng nhiều cách trong đó có đa dạng thị trường, mặt hàng xuất khẩu, rút kinh nghiệm từ các vụ kiện trước,… Tăng cường vai trò và năng lực của các Hiệp hội ngành nghề trong việc ký hợp đồng xuất khẩu, giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc cung cấp những thông tin ngành nghề, những thống kê thị trường, ngoài ra còn kiểm soát lượng hàng xuất khẩu đảm bảo không vượt quá biên độ chống bán phá giá mà các nước đạt ra cũng như mức giá hợp lý để các doanh nghiệp có được mức giá thống nhất, không cạnh tranh nhau về giá để rồi lại tự vướng vào cái bẫy bán phá giá. Nhập khẩu Hiện nay nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng như mở cửa nền kinh tếm hội nhập thế giới, chúng ta khó có thể thực hiện biện pháp hạn chế nhập khẩu vì sẽ vấp phải sự trả đũa của các nước khác. Ngược lại, chúng ta còn tranh thủ hội nhập để nhập khẩu được công nghệ, máy móc, thiết bị để thực hiện quá trình làm giàu đất nước. Tuy nhiên, nói vậy nhưng cũng có nhiều vấn đề về nhập khẩu cần chú ý. Thứ nhất, chúng ta vẫn nhập khẩu nhiều mặt hàng mà theo nhóm chúng tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng tự sản xuất thay thế nhập khẩu như các mặt hàng tiêu dùng, phân bón, thức ăn gia súc,… Ngoài ra, việc nhập khẩu nhiều các mặt hàng xa xỉ và có giá trị lớn như ô tô nguyên chiếc càng làm tăng gánh nặng cho cán cân thương mại Tỷ giá hối đoái: Bên cạnh những khuyến nghị liên quan trực tiếp đến xuất nhập khẩu hàng hóa, những chính sách của chính phủ cũng góp phần tác động lên cán cân thương mại , đặc biệt là chính sách tỷ giá. Do đó, chúng tôi cũng có một số khuyến nghị cho chính sách tỷ giá: Cần kết hợp dự đoán và sử dụng đồng bộ cả chính sách thương mại và chính sách tỉ giá và các chính sách khác để tao thuận lợi cho nền kinh tế và có một chính sách tỉ giá thích hợp tao điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và hạn chế tình trang nhập khẩu. qua đó cải thiện cán cân thương mại. Lựa chọn thời điểm hợp lí phá giá đồng nội tệ và có mức độ điều chỉnh hợp lí nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gia tăng cải thiện cán cân thương mại đồng thời không gây bất ổn cho nền kinh tế nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. LỜI KẾT Tổng kết lại chúng ta có thể thấy nước ta thâm hụt cán cân thương mại liên tục trong nhiều năm từ năm 1990 đến năm 2008 và nhìn chung tình hình năm 2009 vẫn sẽ tiếp tục nhập siêu. Trong đó có những nguyên nhân khách quan như cạnh tranh trong thời buổi hòa nhập kinh tế thế giới dẫn đến bị ảnh hưởng của giá thế giới, và nguyên nhân chủ quan Việt Nam là một nước đang phát triển, chuyển đổi, đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhu cầu của nền kinh tế lớn, ngoài ra còn có chính sách của chính phủ như chính sách tỷ giá,.... Với những khuyến nghị trên đây, chúng tôi hy vọng tình hình cán cân thương mại của nước ta sẽ cải thiện góp phần giúp kinh tế phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận - CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.doc
Tài liệu liên quan