Tiết kiệm, chi tiêu đầu tư và hệ thống tài chính
Mất niềm tin và sự sụp đổ ngân hàng
• Tâm lý bi quan của những người gởi tiền và sự hoảng loạn
• Sự rút tiền ồ ạt của khách hàng
• Các tuyến phòng thủ bị vỡ: dự trữ và thị trường liên ngân hàng
• Các ngân hàng cắt giảm cho vay và bán tháo tài sản để thanh toán
Sự can kiệt tín dụng
• Nhiều ngân hàng đối diện với khó khăn, siết chặt các tiêu chuẩn cho vay
• Các nhà đầu tư gặp trở ngại trong việc vay tiền cho dù họ có cơ hội đầu tư
tốt
• Hệ thống tài chính gặp trục trặc trong việc thực hiện các chức năng phân bổ
tiết kiệm cho các cơ hội đầu tư
42 trang |
Chia sẻ: phuongdinh47 | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiết kiệm, chi tiêu đầu tư và hệ thống tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT KIỆM, CHI TIÊU ĐẦU TƯ
VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Trương Quang Hùng
Bộ môn Kinh tế học
Trường Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh
TRUONG QUANG HÙNG 1
MỤC TIÊU
Mối quan hệ giữa tiết kiệm và chi tiêu đầu tư
Vai trò của hệ thống tài chính trong chuyển quỹ tiết kiệm sang chi
tiêu đầu tư
Hệ thống tài chính và khủng hoảng tài chính
Vấn đề chính sách đối với khủng hoảng
TRUONG QUANG HÙNG 2
TIẾT KIỆM VÀ CHI TIÊU ĐẦU TƯ
TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG
GDP = C + I + G
Đây là một đồng nhất thức luôn luôn đúng
SP = GDP + TR − T − C
Tiết kiệm của tư nhân: phần còn lại của tổng thu nhập sau khi trừ đi thuế và chi tiêu tiêu
dùng
SG = T − TR − G
Tiết kiệm khu vực công: Sự chênh lệch giữa số thu thuế và chi tiêu chính phủ
GDS = SP + SG =
(GDP + TR − T − C) + (T − TR − G) = GDP − C − G
Tiết kiệm trong nước: Tổng tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm khu vực công
I = GDS
TỔNG CHI TIÊU ĐẦU TƯ = TỔNG TIẾT KIỆM TRONG NƯỚC
TRUONG QUANG HÙNG 3
TIẾT KIỆM VÀ CHI TIÊU ĐẦU TƯ
Đồng nhất thức tiết kiệm và chi tiêu đầu tư : Khi
xem xét nến kinh tế trên bình diện tổng thể, tiết kiệm
và chi tiêu đầu tư luôn bằng nhau.
Thặng dư ngân sách và tiết kiệm khu vực công:
Chính phủ chi tiêu ít hơn số thuế thu được trong một khoảng
thời gian.
Khi ngân sách thặng dư thì tiết kiệm khu vực công dương
Thâm hụt ngân sách : Chính phủ chi tiêu nhiều hơn
số thuế thu được trong một khoảng thời gian.
Khi ngân sách thâm hụt thì tiết kiệm khu vực công âm
TRUONG QUANG HÙNG 4
TIẾT KIỆM HAY CHI TIÊU
ĐẦU TƯ?
Thuật ngữ tiết kiệm và đầu tư đôi khi được sử dụng nhầm
lẫn
Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi chi tiêu
tiêu dùng
Tiết kiệm có thể được ký gởi vào ngân hàng, sử dụng nó để mua
cổ phiếu hoặc trái phiếu hoặc giữ tiền mặt
Như vậy hành vi mua cổ phiếu hay trái phiếu của hộ gia đình là
tiết kiệm chứ không phải đầu tư
Chi tiêu đầu tư biểu thị cho việc mua sắm làm tăng khối
lượng vốn trong nền kinh tế
Mua sắm máy móc mới, xây nhà mới
Công ty bán cổ phiếu và sử dụng tiền thu được để xây dựng nhà
xưởng mới
TRUONG QUANG HÙNG 5
TIẾT KIỆM VÀ CHI TIÊU ĐẦU TƯ
TRUONG QUANG HÙNG 6
Tiết kiệm
tư nhân
Thặng dư
ngân sách
Chi tiêu
đầu tư
Tiết kiệm
trong nước
TIẾT KIỆM VÀ CHI TIÊU ĐẦU TƯ
TRUONG QUANG HÙNG 7
Tiết kiệm
tư nhân
Chi tiêu
đầu tư
Tiết kiệm
trong nước
Thâm hụt
Ngân sách
TIẾT KIỆM VÀ CHI TIÊU ĐẦU TƯ
NỀN KINH TẾ MỞ
GDP = C + I + G + (X-M)
Đồng nhất thức giữa sản lượng và chi tiêu
BOP = (X-M)+NFI
Cán cân thanh toán
Luồng vốn vào ròng NFI = -(X-M) = (M − X)
I = SP + SG + (M − X) = GDS + NFI
I = GDS + NFI
Chi tiêu đầu tư = Tổng tiết kiệm trong nước + luồng vốn vào ròng
trong nền kinh tế mở
TRUONG QUANG HÙNG 8
TIẾT KIỆM VÀ CHI TIÊU ĐẦU TƯ
NỀN KINH TẾ MỞ-HOA KỲ
TRUONG QUANG HÙNG 9
Tiết kiệm
tư nhân
Luồng
vốn vào
Thâm hụt
Ngân sách
Chi tiêu
Đầu tư
Tiết kiệm
TIẾT KIỆM VÀ CHI TIÊU ĐẦU
TƯ NỀN KINH TẾ MỞ-NHẬT
TRUONG QUANG HÙNG 10
Tiết kiệm
tư nhân
Luồng vốn ra
Thâm hụt
Ngân sách
Tiết kiệm
trong nước
Chi tiêu
đầu tư
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Chức năng của hệ thống tài chính
Cung cấp thanh khoản cho các hoạt động đầu tư
Giảm chi phí giao dịch
Giảm rủi ro
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
TRUONG QUANG HÙNG 11
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Hệ thống tài chính bao gồm các thể chế trong nền kinh tế mà nó nối
kết giữa các cá nhân tiết kiệm và các nhà đầu tư
Hệ thống tài chính thường bao gồm 2 bộ phận
Thị trường tài chính là những định chế mà thông qua nó các cá
nhân tiết kiệm có thể cung ứng trực tiếp quỹ tiết kiệm của họ đến
các nhà đầu tư
Thị trường trái phiếu
Thị trường cổ phiếu
Thị trường chứng khoán phái sinh
Trung gian tài chính là những định chế mà thông qua nó các cá
nhân tiết kiệm có thể gián tiếp cung ứng quỹ tiết kiệm đến các nhà
đầu tư
Các ngân hàng thương mại
Các quỹ hỗ tương
TRUONG QUANG HÙNG 12
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Thị trường trái phiếu
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho
người sở hữu trái phiếu
Chủ thể phát hành trái phiếu là Công ty, Chính phủ Trung ương và Chính
quyền địa phương.
Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền.
Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi không phụ thuộc vào kết quả sản xuất
kinh doanh của công ty.
Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản
thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Chủ trái phiếu
trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông.
TRUONG QUANG HÙNG 13
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Thị trường cổ phiếu
• Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát
hành.
• Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của
công ty phát hành.
• Cổ phiếu không có kỳ hạn và không hoàn vốn
• Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty
• Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại
• Giá cổ phiếu trên thị trường thứ cấp thường dao động mạnh và rủi ro cao
TRUONG QUANG HÙNG 14
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Thị trường chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán mà giá trị của nó
bắt nguồn từ giá trị của một loại tài sản nào đó
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng tương lai
Hợp đồng quyền chọn
TRUONG QUANG HÙNG 15
CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
Quỹ hỗ tương là trung gian tài chính tạo ra danh mục đầu tư và bán
lại cho các nhà đầu tư cá nhân.
Ngân hàng là một trung gian tài chính mà nó cung cấp tài sản thanh
khoản dưới hình thức tiến gởi ngân hàng đến những người cho vay
và sử dụng quỹ này để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu đầu tư
Công ty bảo hiểm nhân thọ bán những chính sách mà nó bảo đảm
chi trả theo hợp đồng cho những người thu hưởng khi những người
nắm giữ chính sách này chết
Quỹ hưu bỗng là một loại quỹ hỗ tương mà nó giữ tài sản để trả
những khoản thu nhập hưu cho các thành viên
TRUONG QUANG HÙNG 16
CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
Tại sao tồn tại các trung gian tài chính?
Bằng cách gom tiền tiết kiệm từ cá nhân và định chể để
cho các doanh nghiệp và cá nhân vay giảm chi phí
đàm phán và hành chính
Tập trung được đội ngũ chuyên gia trong việc đánh giá
và giám sát đầu tư giảm chi phí sàng lọc và giám sát
Giảm được rủi ro thông qua đa dạng hóa
Chuyển hóa thời hạn
TRUONG QUANG HÙNG 17
CÁC LOẠI TÀI SẢN TÀI CHÍNH
Hợp đồng cho vay:
Hợp đồng cho vay giữa một bên cho vay với một bên vay.
Tiền gởi ngân hàng :
Một chứng từ cam kết ngân hàng phải trả tiền mặt khi người gởi tiền yêu cầu
Trái phiếu :
Giấy nợ được phát hành bởi người vay
Người bán trái phiếu hứa trả tiền lãi hàng năm và vốn gốc cho người cho vay theo
kỳ hẹn
Chứng khoán hóa cho vay:
Tài sản được tạo ra bằng cách gom các khoản cho vay và bán chứng khoán cho các
nhà đầu tư
Cổ phiếu:
Chứng nhân quyền sở hữu một công ty được thể hiện bằng cổ phần
Quyền đòi chi trả trên lợi nhuận và tài sản của công ty
TRUONG QUANG HÙNG 18
THỊ TRƯỜNG VỐN VAY
Thị trường vốn vay: Mô hình giả định xem xét kết
quả thị trường từ cầu của quỹ được tạo ra từ người
vay và cung của quỹ được tạo ra từ người cho vay.
Lãi suất là giá, được tính toán bằng phần trăm của
lượng tiền vay, được định bởi người cho vay đối với
người vay cho việc sử dụng tiền tiết kiệm của họ
trong một thời đoạn
TRUONG QUANG HÙNG 19
THỊ TRƯỜNG VỐN VAY
Thị trường cho vay
Cầu cho vay đến từ những hãng muốn mua máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu dự trữ (chi tiêu đầu tư) người vay
Khi ROR > r chi tiêu đầu tư tăng và ngược lại.
Lượng cầu cho vay có quan hệ ngược chiều lãi suất
Cung cho vay đến từ những người muốn tiết kiệm người cho
vay
Tiết kiệm có quan hệ cùng chiều với r
Lượng cung quỹ cho vay tăng khi r tăng
TRUONG QUANG HÙNG 20
ĐẦU TƯ HAY KHÔNG ĐẦU TƯ
Công ty chế biến cà phê Diễm Hương đang xem xét
một dây chuyền chế biến cà phê:
Lãi suất trên thị trường quỹ cho vay= 7%
Dự kiến doanh thu từ dự án = $100,500
Ươc lượng chi phí dự án = $93,000
Tỷ suất sinh lợi của một dự án là lợi nhuận kiếm được
từ dự án biểu thị phần trăm của chi phí cho dự án .
100.500 93.000
100 100
93.000
8,6%
TR TC
ROR
TC
TRUONG QUANG HÙNG 21
THỊ TRƯỜNG VỐN VAY
Lãi suất thực cân bằng
TRUONG QUANG HÙNG 22
S
D
Q
r
0
r0
Q0
THỊ TRƯỜNG VỐN VAY
Sự dịch chuyển đường cầu quỹ cho vay
Sự thay đổi cơ hội kinh doanh của các hãng
Sự thay đổi trong cầu tín dụng của chính phủ
Sự dịch chuyển cung quỹ cho vay
Sự thay đổi hành vi tiết kiệm tư nhân
Chính sách thuế
Lạm phát và lãi suất thực
r = i –π
r = i –πe
TRUONG QUANG HÙNG 23
THỊ TRƯỜNG VỐN VAY
Tóm tắt
Phân tích thị trường cho vay cũng giống như các loại thị trường khác
trường khác trong nền kinh tế
Cân bằng giữa lượng cung và cầu vốn cho vay sẽ quyết định lãi suất cân
bằng
Lãi suất cân bằng là lãi suất thực
Sự dao động của cung và cầu vốn cho vay sẽ làm thay đổi lãi suất cân
bằng
Lãi suất thực có khuynh hướng tiến về lãi suất cân bằng
Có hiệu ứng lấn át hoàn toàn Chi đầu tư hoặc chi tiêu của chính phủ
được tài trợ bằng nợ không ảnh hưởng đến sản lượng trong ngắn hạn
Nền kinh tế luôn toàn dụng
Tiền không ảnh hưởng đến các biến số thực (lãi suất thực sản lượng, tiết
kiệm, đầu tư)
TRUONG QUANG HÙNG 24
THỊ TRƯỜNG VỐN VAY
VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG
Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư
Gia tăng tiết kiệm sẽ gia tăng đầu tư
Gia tăng đầu tư làm gia tăng khối lượng vốn
Gia tăng vốn sẽ gia tăng năng suất
Năng suất tăng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Chính sách nào khuyến khích tiết kiệm?
Chính sách nào khuyến khích đầu tư?
Chính sách ngân sách cân bằng
Khi chính phủ làm giảm tiết kiệm do thâm hụt ngân sách,
Cung vốn vay giảm kéo theo lãi suất tăng và đầu tư giảm
Tích lũy vốn giảm và kéo theo tốc độ tăng trưởng giảm
TRUONG QUANG HÙNG 25
THỊ TRƯỜNG VỐN VAY
Kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính
Trong kinh tế vĩ mô các nhà kinh tế cho rằng hệ thống tài chính chỉ
là “cầu nối” giữa những người tiết kiệm và nhà đầu tư trong khu
vực tài chính
Bỏ qua “Hệ thống tài chính” trong các mô hình kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô ngày nay không có câu trả lời tại sao các nền kinh tế
lâu hồi phục? Tại sao có Đại suy thoái?
TRUONG QUANG HÙNG 26
TỪ LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG
VỐN VAY ĐẾN LÝ THUYẾT ƯA
THÍCH THANH KHOẢN
Sự không hoàn hảo của lý thuyết thị trường cho vay
Điều gì xảy ra khi mà nền kinh tế suy thoái và mức lãi suất bằng
không như hiện nay?
Liệu có một cơ chế tự điều chỉnh để thị trường quỹ cho vay trở về
trạng thái cân bằng và nền kinh tế quay về trạng thái toàn dụng?
Tại sao chính sách nới lỏng số lượng tiền không ảnh hưởng lớn đến
sản lượng và việc làm?
Lý thuyết “ưa thích thanh khoản” và sự phục hồi nền kinh
tế
Khi lãi suất bằng không người ta có động cơ giữ tiền-> Nghịch lý tiết kiệm
Nới lỏng số lương tiền không làm tăng đầu tư và tăng tổng cầu
Chi tiêu chính phủ tăng không lấn át chi tiêu khu vực tư nhân và làm tăng
tổng cầu
TRUONG QUANG HÙNG 27
TỪ LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG
VỐN VAY ĐẾN LÝ THUYẾT ƯA
THÍCH THANH KHOẢN
TRUONG QUANG HÙNG 28
Luồng
r
Luồng
S
Luồng
I
Luồng
S, I
Luồng
0
TỪ LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG
VỐN VAY ĐẾN LÝ THUYẾT ƯA
THÍCH THANH KHOẢN
TRUONG QUANG HÙNG 29
r
Y
LM
YP
0
IS
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
Có 6 yếu tố chính của khủng hoảng tài chính
Hiện tượng bùng và vở của giá tài sản trên thị trường tài chính
Mất khả năng thanh toán của ngân hàng
Suy giảm niềm tin
Khủng hoảng tín dụng
Suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế tiếp tục làm giảm giá tài sản
TRUONG QUANG HÙNG 30
QUẢN LÝ RỦI RO
Lựa chọn danh mục đầu tư
Đánh đổi giữa rủi ro và sinh lợi
Ghét rủi ro và đa dạng hóa
Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống
Đa dạng hóa có thể loại bỏ được rủi ro phi hệ thống nhưng không
loại bỏ được rủi ro thị trường
TRUONG QUANG HÙNG 31
VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Sự dao động giá tài sản
Cầu, cung:
Giá cổ phiếu được quyết định bởi cung và cầu cũng như sự kỳ
vọng từ các tài sản cạnh tranh như trái phiếu
• Khi lãi suất tăng, giá chứng khoán nói chung giảm và ngược lai.
Kỳ vọng thị trường chứng khoán:
Kỳ vọng ảnh hưởng cung và cầu tài sản
•Kỳ vọng giá trong tương lai cao hơn sẽ đẩy giá tài sản ngày hôm
nay cao hơn .
TRUONG QUANG HÙNG 32
VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Giả thuyết thị trường hiệu quả (Fama, 1970)
Giá tài sản phản ánh toàn bộ thông tin có thể về giá trị nền tảng
Thông tin nền tảng (lợi nhuận, kỳ vọng tương lai) về công ty được niêm
yết trên thị trường
Hành vi của nhà đầu tư là duy lý
Nắm bắt thông tin thị trường và tiến hành các phân tích cơ bản để định giá
tài sản
Mua tài sản khi giá trị thấp hơn giá trị cơ bản và bán khi giá cao hơn giá cơ
bản
Không có trường hợp giá được định cao quá và thấp quá so với
giá trị nền tảng không có cơ hội cho việc mua rẻ bán đắt
Sự thay đổi trong giá tài sản được định hướng hoàn toàn bởi thông tin mới
Thị trường tài sản thể hiện hiệu quả của thông tin
TRUONG QUANG HÙNG 33
VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Thuyết bước đi ngẫu nhiên (Kendall, 1953)
Bước đi ngẫu nhiên là một quá trình trong đó người ta
không thể dựa vào các hoạt động trong quá khứ để dự
đoán những bước đi trong tương lai
Biến động giá cổ phiếu là chuỗi hoàn toàn độc lập, ngẫu nhiên
không thể dự đoán được
Giá cổ phiếu dao động giống như bước đi ngẫu nhiên
Không thể dự đoán giá cổ phiếu chỉ dựa vào thông tin được công
bố ở quá khứ
Các phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản không hữu ích cho
việc tiên liệu
Giá cổ phiếu hôm nay=giá cổ phiếu hôm qua +sốc ngẫu nhiên
TRUONG QUANG HÙNG 34
HIỆN TƯỢNG BÙNG -VỠ
CỦA GIÁ TÀI SẢN
Thị trường phi lý
Giá thị trường thường không phản ánh đúng giá trị thật do hành vi
phi lý của nhà đầu tư. Tăng trưởng phi lý (irrational exuberance)
trên thị trường là do 2 yếu tố
Nhà đầu tư có khuynh hướng thổi phồng kỹ năng của họ và chối
bỏ tính may rủi
Tự đánh giá quá cao về kiến thức bản thân tin vào khả năng kiểm soát
mọi hoàn cảnh
Ký ức thường nghiêng nhớ về thành công, gắn kế`t quả tốt đẹp là do khả
năng của họ.
Sự tự tin vượt quá những tính toán duy lý khi đánh giá về tương lai của các
nhà đầu tư
TRUONG QUANG HÙNG 35
HIỆN TƯỢNG BÙNG -VỠ
CỦA GIÁ TÀI SẢN
Cảm xúc và tâm lý đám đông
Đám đông không phải lúc nào cũng đưa ra quyết định
chính xác
Hành động điên rồ của thị trường vào thời kỳ bong bóng củ hoa tu líp
thế kỷ XVII tới thời kỳ bong bóng cổ phiếu Internet XXI
Con người có tâm lý hành động theo đám đông một cách phi lý
Cảm xúc đã vượt quá tính toán thông minh
Khi giá ban đầu tăng khuyến khích thêm người mua lợi nhuận
tăng mạnh hơn lôi kéo nhiều người khác tham gia giá tăng
không thể ngừng
Không có gì khuấy động sự bình yêu và khả năng đánh giá của một
người bằng việc một người khác giàu lên (C. Kindleberger)
TRUONG QUANG HÙNG 36
HIỆN TƯỢNG BÙNG -VỠ
CỦA GIÁ TÀI SẢN
• Dựa vào bằng chứng thực tế nhiều người tham gia
thị trường và các nhà kinh tế tin rằng thị trường tài
chính không duy lý như giả thuyết thị trường hiệu
quả.
• Bằng chứng thực tế như vậy bao gồm sự kiện về
sự dao động giá chứng khoán trên thị trường quá
lớn so với sự biến động của các yếu tố nền tảng.
TRUONG QUANG HÙNG 37
BIẾN ĐỘNG GIÁ TÀI SẢN
TRUONG QUANG HÙNG 38
“TĂNG TRƯỞNG PHI LÝ”
CHỈ SỐ S&P 500 1982 - 2005
TRUONG QUANG HÙNG 39
TẠI SAO CÁC NGÂN HÀNG
THẤT BẠI?
• Khi giá tài sản đầu tư tăng gia tăng sự lạc quan của nhà đầu tư
đầu tư gia tăng chỉ số P/E tăng sử dụng đòn bẩy tài chính
Ngân hàng có động cơ cung cấp tín dụng nhiều hơn và dành
những ưu đãi sai lầm : Giảm điều kiện cho vay
Vấn đề lựa chọn bất lợi (adverse selection) rủi ro tín dụng
những đầu tư rủi ro cao có thể tiếp cận được tín dụng
Khả năng trả lãi và vốn gốc giảm
Vấn đề tâm lý ỷ lại (moral hazard) của ngân hàng tư nhân hóa
lợi nhuận và xã hội hóa tổn thất
Ngân hàng có động cơ tăng tỷ lệ nợ và cho vay bất cẩn hơn
Khi giá tài sản giảmnhà đầu tư mất khả năng trả lãi và vốn
ngân hàng không thu hối được vốn Bảng cân đối kế toán bị xói
mòn, tài sản ròng âm
Ngân hàng mất khả năng thanh toán
TRUONG QUANG HÙNG 40
TẠI SAO CÁC NGÂN HÀNG
THẤT BẠI?
Mất niềm tin và sự sụp đổ ngân hàng
• Tâm lý bi quan của những người gởi tiền và sự hoảng loạn
• Sự rút tiền ồ ạt của khách hàng
• Các tuyến phòng thủ bị vỡ: dự trữ và thị trường liên ngân hàng
• Các ngân hàng cắt giảm cho vay và bán tháo tài sản để thanh toán
Sự can kiệt tín dụng
• Nhiều ngân hàng đối diện với khó khăn, siết chặt các tiêu chuẩn cho vay
• Các nhà đầu tư gặp trở ngại trong việc vay tiền cho dù họ có cơ hội đầu tư
tốt
• Hệ thống tài chính gặp trục trặc trong việc thực hiện các chức năng phân bổ
tiết kiệm cho các cơ hội đầu tư
TRUONG QUANG HÙNG 41
ĐIỀU GÌ XẢY RA
VỚI KINH TẾ VĨ MÔ
Suy thoái kinh tế
Hiệu ứng của cải đối với chi tiêu tiêu dùng
Giá tài sản đầu tư giảm của cải cá nhân giảm Động cơ chi cho tiêu dùng
cá nhân giảm
Hiệu ứng q-Tobin đối với đầu tư
Giá tài sản đầu tư giảm (Giá thị trường/giá trị sổ sách giảm chi đầu tư
giảm
Giới hạn tín dụng
Khó khăn trong tiếp cận tín dụng khả năng vay để chi tiêu giảm
Giá tài sản giảm tổng cầu giảm CPI giảm
Giá tài sản giảm tổng cầu giảm GDP giảm tỷ lệ thất nghiệp tăng
TRUONG QUANG HÙNG 42
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet_kiem_chi_tieu_dau_tu_va_he_thong_tai_chinh_9275.pdf