Chính sách đất đai: khi chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tại địa
phương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh cần quan tâm chỉ đạo dành quỹ đất cho đầu tư phát
triển hạ tầng thương mại. Một mặt, bảo đảm nhu cầu hiện tại, mặt khác, phù hợp với sự
gia tăng của các dự án đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động của các loại hình hạ tầng
thương mại trong tương lai. Đồng thời, có giải pháp và chính sách tích cực, đồng bộ
trong việc giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư
khi xây dựng hạ tầng thương mại trên địa bàn. Từng địa phương cần công bố kịp thời và
công khai khung giá thuê đất cho từng khu vực tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa
chọn.
+ Chính sách tín dụng: khính sách tín dụng đầu tư cần tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp có dự án xây dựng hạ tầng thương mại được tiếp cận các nguồn tài chính một
cách bình đẳng, nhanh chóng, đảm bảo nguồn vốn để tiến hành dự án đầu tư được cấp
phép như những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác. Khuyến khích, tạo điều kiện
cho các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư giữa chủ thể đầu tư và tổ chức tín dụng
9 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp tục phát triển thị trường trong nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thoát ra khỏi suy thoái và lấy lại đà tăng trưởng trong thời kỳ mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH
KINH TẾ VĨ MÔ, THOÁT RA KHỎI SUY THOÁI VÀ LẤY LẠI ĐÀ TĂNG
TRƯỞNG TRONG THỜI KỲ MỚI
PGS.TS. Hoàng Thọ Xuân
Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ
Công Thương
Thị trường trong nước, nói hẹp hơn là các hệ thống phân phối hàng hoá ngày càng thể
hiện vị trí và vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Trước hết, thông qua việc cung cấp đầu vào (gồm cả tín hiệu của thị trường) và giải
phóng đầu ra của sản xuất, nó quyết định đối với chu trình tái sản xuất và tái sản xuất
mở rộng. Đồng thời, thông qua việc cung cấp đầu vào cho tiêu dùng, nó quyết định đến
sự phát triển của tiêu dùng và góp phần thực hiện an sinh xã hội. Nói cách khác, lưu
thông hàng hoá vừa là điều kiện bảo đảm vừa là động lực thúc đẩy cho tăng trưởng kinh
tế. Mặt khác, bản thân lưu thông hàng hoá cũng tạo ra một bộ phận giá trị gia tăng chiếm
khoảng 15% GDP của cả nền kinh tế.
Những năm gần đây, thị trường trong nước liên tục đạt được những bước phát triển rất
quan trọng và rất tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 2005-2009 tốc độ tăng bình quân hàng năm là
25,75% (năm 2005 đạt 480.300 tỷ đồng; năm 2006 đạt 596.207,1 tỷ đồng; năm 2007 đạt
731.809 tỷ đồng; năm 2008 đạt 983.803,4 tỷ đồng và năm 2009 ước đạt 1.200.000 tỷ
đồng). Số thương nhân tăng liên tục qua các năm: năm 1996 cả nước có 15.285 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại; năm 2000 là 19.278 doanh nghiệp; năm
2004 cả nước có khoảng 54.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên 1.000 doanh
nghiệp có cổ phần của nhà nước, trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình
(trong tổng số 2,9 triệu hộ kinh doanh của cả nước) hoạt động thương mại. Đến năm
2007, cả nước có 155.771 doanh nghiệp, trong đó có 61.525 doanh nghiệp thương mại,
chiếm 39,5%. Ngoài ra, còn có trên 50 chi nhánh và trên 5.000 văn phòng đại diện của
thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúc
tiến thương mại
Đặc biệt, trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, chính thị
trường trong nước đã làm “chỗ dựa” để duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, qua đó
duy trì và phục hồi tăng trưởng kinh tế. Năm 2009, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng xấp xỉ 1.200.000 tỷ đồng (tương đương trên 66 tỷ USD),
tiêu thụ đại bộ phận khối lượng hàng hoá sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và đáp
ứng thỏa đáng đòi hỏi của sản xuất và đời sống về các vật tư hàng hóa thiết yếu, kiềm
2
chế chỉ số giá tiêu dùng 6,52% là những cơ sở và tiền đề kinh tế bảo đảm chặn đà suy
giảm và tạo đà phục hồi tăng trưởng. Nói như các học giả kinh tế danh tiếng thế giới là
nhờ có thị trường nội địa, Việt Nam là một trong số ít các nước đã chữa trị được các tổn
thương do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đem đến mà không để lại các “vết sẹo” nào
đáng kể.
Tuy thế, thị trường trong nước vẫn chưa khắc phục được một số yếu kém và hạn chế rất
cơ bản như:
- Quá ít những doanh nghiệp và những hệ thống phân phối đủ mạnh, có khả năng tài
chính, có mạng lưới kinh doanh, có lực lượng con người, có công nghệ quản lý và điều
hành phù hợp với xu thế hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa, tương xứng với các đối tác
quốc tế trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường trong nước với bên ngoài. Nói
cách khác, trên thị trường thiếu những doanh nghiệp và hệ thống phân phối rường cột và
nòng cốt, bảo đảm kiểm soát và chi phối được thị trường xã hội, nhất là trong những tình
huống căng thẳng, gay gắt... Hầu hết các doanh nghiệp thương mại đều chưa có một cấu
trúc phân phối được tổ chức mang tính hệ thống, bám sát quy trình vận động của hàng
hóa từ thượng nguồn đến hạ nguồn, trải rộng trên các địa bàn, trong đó quan trọng nhất
là hệ thống phân phối chuyên nghiệp, bao gồm hệ thống phân phối trực thuộc doanh
nghiệp và hệ thống đại lý do doanh nghiệp lập ra và quản lý, kiểm soát hoạt động.
- Quá nhiều loại hình tổ chức mua bán và thương nhân nhỏ lẻ (chợ, cửa hàng độc lập, hộ
kinh doanh cá thể) không được định hình phát triển, không được tổ chức thành đối tượng
của quản lý nhà nước, hoạt động tự do và độc lập “ngoài vòng kiểm soát”; làm cho thị
trường trở nên manh mún, tản mạn, lộn xộn và rối loạn, pháp luật của Nhà nước và lợi
ích của người tiêu dùng không được tôn trọng. Bên trên các cửa hàng độc lập và các hộ
cá thể không có một đơn vị hoặc chủ thể nào làm đầu mối tổ chức và kinh doanh.
Về nguyên nhân của những tồn tại trên, có thể thấy rất rõ là:
- Nhận thức, quan điểm về lưu thông hàng hóa và thị trường chưa đầy đủ, chưa rõ ràng
và thiếu nhất quán. Lâu nay, trong nhận thức và quan điểm luôn coi sản xuất là gốc, mọi
vấn đề đều quy về sản xuất và đều xuất phát từ sản xuất. Lẽ ra, trong thời đại hiện nay,
lưu thông hàng hóa và thị trường phải là khâu năng động và linh hoạt nhất của chu trình
tái sản xuất, là điểm nút xung yếu và có tác động chi phối sự vận hành trôi chảy của đời
sống kinh tế-xã hội.
Do nhận thức và quan điểm như vậy nên thị trường và thương mại trong nước ít được
quan tâm đầu tư phát triển. Nhà nước chưa phát huy được chức năng tổ chức thị trường
cũng như quy hoạch, thiết kế chính sách, định hướng phát triển và quản lý thị trường.
Suốt quá trình đổi mới nền kinh tế, không xây dựng kịch bản đổi mới về lưu thông hàng
3
hóa, cả trong tư duy kinh tế cũng như trong hành động thực tiễn đều có khuynh hướng
để cho thị trường và thương mại phát triển tự do và thông thoáng một cách thái quá, từ
chỗ trên thị trường và trong lưu thông hàng hóa cái gì cũng được tổ chức và quản lý sang
chỗ không tổ chức và quản lý cái gì cả. Cũng vì thế mà dẫn đến tình trạng là Nhà nước
không có công cụ và địa chỉ để tổ chức triển khai và kiểm tra, kiểm soát quá trình thực
thi pháp luật, cơ chế và chính sách.
- Thị trường trong nước rộng lớn đòi hỏi phải có một thể chế phù hợp. Trong khi đó các
văn bản quy phạm pháp luật hiện nay mới chỉ điều chỉnh những khía cạnh riêng lẻ, chưa
có căn cứ, thiếu đồng bộ và không có tính hệ thống, ý nghĩa và giá trị pháp lý thấp làm
cho vai trò về quản lý nhà nước về tổ chức phát triển hệ thống phân phối trên thị trường
bán lẻ còn mờ nhạt.
Bây giờ, vấn đề đặt ra là, để tiếp tục ổn định và tăng trưởng nhanh và bền vững nền kinh
tế nước nhà trong điều kiện vẫn tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, lại đang trong
thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, thì phát triển thị trường trong nước theo chiến
lược nào, nội dung kịch bản ra sao?
1. Về quan điểm và mục tiêu phát triển
a) Quan điểm:
- Hài hoà và đa dạng hoá các kênh phân phối, các loại hình tổ chức và phương thức hoạt
động, các thành phần kinh tế, các chế độ sở hữu, các địa bàn thị trường và các nguồn lực
tham gia đầu tư phát triển.
- Kết hợp thương mại truyền thống với thương mại hiện đại. Xây dựng và củng cố các hệ
thống phân phối lớn trên phạm vi cả nước đi đôi với tổ chức và phát triển mạng lưới
phân phối nhỏ của địa phương.
- Thúc đẩy phát triển đồng thời tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân
phối, bảo đảm hài hoà giữa các lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người
tiêu dùng. Phát triển phải trong quản lý và kiểm soát, quản lý và kiểm soát để phát triển
đúng mục tiêu.
b) Mục tiêu:
- Thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân, tích
cực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước.
- Góp phần bảo đảm thị trường phát triển trong sự ổn định, cân bằng và hài hoà, vận
hành có tổ chức và phù hợp với quy luật khách quan, hoạt động trong môi trường cạnh
tranh lành mạnh dưới sự quản lý và điều hành vĩ mô của Nhà nước.
4
- Góp phần tạo tiền đề tổ chức và cơ sở kinh tế cho quá trình chủ động thực hiện thành
công các cam kết gia nhập WTO về mở cửa lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hoá.
2. Về định hướng chiến lược phát triển các hệ thống phân phối tạo “cốt vật chất”
cho thị trường trong nước
a) Phát triển các hệ thống phân phối, gắn hệ thống phân phối với hệ thống sản xuất về
một số vật tư hàng hóa chiến lược
- Phát triển mạnh đồng thời hai mạng lưới cửa hàng bán lẻ trực thuộc hệ thống phân
phối của Tập đoàn, Tổng công ty và cửa hàng của hệ thống tổng đại lý, đại lý bán lẻ đối
với một số vật tư hàng hóa chiến lược như xăng dầu, xi măng, sắt thép, lương thực, phân
bón và dược phẩm trở thành mạng lưới phân phối chủ lực, nòng cốt và có thể chi phối,
chủ đạo được trên thị trường.
Gắn kết sự phát triển các cửa hàng trực thuộc và cửa hàng của các đại lý, tổng đại lý
trong hệ thống phân phối của mình với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh các
mặt hàng chiến lược trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đặc biệt
chú trọng đến các khu vực, vùng, miền trọng điểm, như: khu sản xuất hàng hóa tập
trung, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu đô thị, các
tuyến giao thông huyết mạch và các hành lang kinh tế.
b) Phát triển một số hệ thống phân phối chủ lực về hàng tiêu dùng, hướng tới mô hình
các tập đoàn phân phối mạnh
Các doanh nghiệp phân phối lớn về tổng hợp hàng tiêu dùng như Tổng công ty Thương
mại Hà Nội, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại
thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái, Công ty CP Intimex tiếp
tục phát triển rộng rãi hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ của mình, trước hết và chủ
yếu tập trung vào các loại hình tổ chức và phương thức phân phối bán lẻ tiên tiến, hiện
đại và chuyên nghiệp, hoạt động trên thị trường cả nước, như:
+ Phát triển các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị quy mô lớn (ở các đô
thị hạng I và hạng II) và quy mô vừa, quy mô nhỏ (ở các đô thị hạng III trở xuống); kết
nối lại thành các chuỗi trung tâm mua sắm, chuỗi siêu thị từ các đô thị hạng cao kéo dài
và mở rộng xuống tới các đô thị hạng thấp hơn.
+ Phát triển các công ty bán lẻ hiện đại và chuyên nghiệp trên cơ sở thu hút và hội tụ
đông đảo các cửa hàng bán lẻ truyền thống, các hộ bán lẻ độc lập; hướng dẫn, hỗ trợ và
cải biến dần thành các cửa hàng tiện lợi (Convenience Store) bố trí rộng rãi trên các
đường phố và trong các khu chung cư, khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung... để
làm mạng lưới chân rết bán lẻ hàng hoá cho công ty.
5
+ Phát triển một số trung tâm logistics (hậu cần phân phối) để thực hiện đồng bộ các
dịch vụ chuẩn bị hàng hoá (theo chế độ đơn hàng) cho toàn bộ hệ thống phân phối bán
lẻ; trên cơ sở đó, từng bước xây dựng và phát triển mô hình chuỗi phân phối và ứng
dụng rộng rãi phương thức nhượng quyền thương mại
c) Phát triển các mô hình phân phối văn minh, hiện đại và chất lượng tại các thị trường
đô thị
+ Trung tâm thương mại, siêu thị: phát triển mạnh các loại hình này tại các khu vực
thành thị, trước hết là tại các thành phố, thị xã lớn với qui mô khác nhau tùy thuộc vào
hạng đô thị. Ngoài ra, phát triển loại hình này tại các khu công nghiệp tập trung, khu
kinh tế lớn, khu đô thị mới, khu du lịch, khu dân cư tập trung, các cửa khẩu và các thị
trấn, thị tứ. Trong mỗi loại hình, từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng
văn minh và hiện đại, liên kết thành các hệ thống, các chuỗi phân phối.
+ Khu thương mại-dịch vụ tập trung: tại vùng ngoại thành của các đô thị lớn, hình thành
và phát triển các khu mua sắm, khu thương mại-dịch vụ tập trung trên cơ sở liên kết và
hội tụ các trung tâm thương mại lớn, các đại siêu thị, các trung tâm cung ứng dịch vụ,
trung tâm hội chợ triển lãm cùng với các công trình văn hoá, thể thao vui chơi giải trí tạo
ra một không gian rộng lớn phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo cư dân
đô thị và khách du lịch, nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần và dịp Lễ, Tết.
+ Phát triển các Trung tâm hội chợ triển lãm theo qui hoạch ở ba cấp độ: cấp quốc gia,
cấp vùng và cấp tỉnh; đồng thời khuyến khích phát triển các hội chợ chuyên ngành nhằm
hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh
tranh cả ở thị trường trong và ngoài nước.
d) Phát triển hệ thống phân phối kết hợp hiện đại với truyền thống gắn cung cấp vật tư
và hàng tiêu dùng với thu mua nông sản thực phẩm trên thị trường nông thôn
- Hình thành các kênh tiêu thụ cấp độ lớn đối với vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập
trung với sự tham gia của các doanh nghiệp nòng cốt (doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa), doanh nghiệp khác thuộc các thành phần
kinh tế, liên hiệp HTX thương mại, hộ kinh doanh, hệ thống đại lý, chợ đầu mối nông
sản cấp vùng và cấp tỉnh. Gắn với kênh này là việc xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ
một số nông sản chủ yếu (thóc gạo, rau quả xuất khẩu, muối....) thông qua HTX với
phương thức ký hợp đồng ngay từ đầu vụ sản xuất.
- Tại những vùng sản xuất nông nông sản hàng hóa chưa phát triển, phân tán, tạo lập các
kênh lưu thông ở cấp độ vừa và nhỏ, phù hợp với cung cầu thị trường, với sự tham gia
của doanh nghiệp, HTX thương mại, hộ kinh doanh,... tiêu thụ hàng hóa nông sản thông
qua mạng lưới chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại các thị trấn, thị tứ; chợ dân sinh và cửa
6
hàng tạp hóa ở địa bàn xã. Gắn với kênh này là việc xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ
một số nông sản chủ yếu thông qua các hộ kinh doanh với phương thức ký hợp đồng
kinh tế vào thời điểm thu hoạch.
- Tại các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xây dựng mối liên kết kinh tế bền
vững giữa hộ nông dân HTX thương mại với cơ sở sản xuất – chế biến, giữa cơ sở sản
xuất – chế biến với doanh nghiệp thương mại.
- Phát triển mạng lưới kinh doanh vật tư nông nghiệp theo hướng củng cố, hoàn thiện
mạng lưới chợ tư liệu sản xuất, hệ thống phân phối, đại lý của các chủ thể sản xuất kinh
doanh. Triển khai xây dựng mô hình thí điểm cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông
nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống, tư liệu sản xuất khác,...) theo hướng gắn
với các mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản.
- Căn cứ nhu cầu, thị hiếu và mức thu nhập của cư dân nông thôn, thiết lập mạng lưới
kinh doanh hàng tiêu dùng với quy mô và phương thức hoạt động phù hợp từng địa bàn;
phát triển các chợ kinh doanh tổng hợp, hệ thống đại lý, cửa hàng tại các trung tâm cụm
xã, HTX thương mại, hộ kinh doanh. Từng bước phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu
thị, trung tâm thương mại trong quá trình cải tạo mạng lưới chợ truyền thống ở nông
thôn, trước hết là tại các chợ ở thị trấn, thị tứ.
e) Xây dựng mô hình trung tâm logistics, kho bán buôn tạo tiền đề để xây dựng cơ chế
chủ động điều tiết cung cầu bằng dự trữ lưu thông
Xây dựng một số trung tâm logistics, trung tâm (kho) bán buôn (gồm cả hàng hoá
chuyên ngành và hàng hoá tổng hợp) dưới 2 dạng: trung tâm như một đơn vị thuộc cơ
cấu tổ chức kinh doanh của tập đoàn, công ty mẹ - con và trung tâm hoạt động độc lập
tại một số địa bàn thị trường lớn (đô thị, vùng sản xuất hàng hoá tập trung). Thông qua
phương thức hợp đồng và đơn hàng, các trung tâm này đảm nhận các khâu và các công
đoạn trong quá trình đưa hàng từ nhà cung ứng (nhà sản xuất, nhà nhập khẩu) đến nhà
bán lẻ cũng như quá trình đưa hàng từ nhà sản xuất đến nhà xuất khẩu. Trên cơ sở đó,
hình thành cơ chế sử dụng các trung tâm logistics, các kho bán buôn nay như những cái
“van” để điều tiết lưu thông hàng hóa theo qui luật cung cầu.
3. Về một số chủ trương, biện pháp lớn
a) Chính sách phát triển hạ tầng thương mại
- Chính sách chung: để phát triển hạ tầng thương mại, bên cạnh sự nỗ lực của từng doanh
nghiệp, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, khai thác, sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn tự có và các nguồn vốn khác để phát triển hạ tầng thương mại tại các địa
phương. Đồng thời, để phát triển nhanh, đồng bộ hạ tầng thương mại nhằm phát huy vai trò
7
quan trọng của hệ thống phân phối trong nước đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam và nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các tập đoàn, hãng phân phối của nước ngoài
cần sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách ưu đãi hiện hành theo hướng bổ sung các dự án đầu
tư hạ tầng thương mại (bao gồm chợ các loại, kho bán buôn, trung tâm logistics, trung tâm
triển lãm giới thiệu sản phẩm, Factory Outlet, Shopping Center...) vào danh mục lĩnh vực
được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo qui định của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày
22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Đầu tư, được vay vốn tín dụng ưu đãi theo qui định của Nghị định số
151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 (và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung Nghị định số 151 nói trên) của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất
khẩu...
- Một số chính sách cụ thể:
+ Chính sách đất đai: khi chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tại địa
phương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh cần quan tâm chỉ đạo dành quỹ đất cho đầu tư phát
triển hạ tầng thương mại. Một mặt, bảo đảm nhu cầu hiện tại, mặt khác, phù hợp với sự
gia tăng của các dự án đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động của các loại hình hạ tầng
thương mại trong tương lai. Đồng thời, có giải pháp và chính sách tích cực, đồng bộ
trong việc giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư
khi xây dựng hạ tầng thương mại trên địa bàn. Từng địa phương cần công bố kịp thời và
công khai khung giá thuê đất cho từng khu vực tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa
chọn.
+ Chính sách tín dụng: khính sách tín dụng đầu tư cần tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp có dự án xây dựng hạ tầng thương mại được tiếp cận các nguồn tài chính một
cách bình đẳng, nhanh chóng, đảm bảo nguồn vốn để tiến hành dự án đầu tư được cấp
phép như những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác. Khuyến khích, tạo điều kiện
cho các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư giữa chủ thể đầu tư và tổ chức tín dụng.
+ Chính sách thuế: sử dụng công cụ thuế, phí một cách linh hoạt, phù hợp với các cam
kết hội nhập kinh tế quốc tế để khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, đồng thời bảo hộ
hợp lý cho các nhà đầu tư trong nước tham gia đầu tư vào phát triển hạ tầng thương mại.
Đối với các doanh nghiệp phát triển hạ tầng thương mại với mô hình tổ chức và áp dụng
phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ quản lý tiên tiến được hưởng chính sách ưu
đãi về thuế thu nhập để hỗ trợ doanh nghiệp tích tụ vốn phục vụ cho quá trình phát triển
kinh doanh theo quy định của Chính phủ.
Đối với thuế nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của các công trình hạ
tầng thương mại được miễn thuế như nhà đầu tư nước ngoài cùng lĩnh vực hoặc như các
8
doanh nghiệp sản xuất có dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư để hỗ trợ doanh nghiệp
kiến tạo tài sản cố định ban đầu.
+ Chính sách hỗ trợ phát triển nhân lực: tranh thủ các nguồn vốn trong và ngoài nước để
hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp, trong đó phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại về đào tạo,
đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý
trung tâm logistics...và đào tạo các nhân viên có kỹ năng hiện đại, chuyên nghiệp trong
nghiệp vụ kinh doanh thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp và
hội nhập kinh tế quốc tế thông qua hệ thống các trường thuộc Bộ Công Thương và các
trường đại học, cao đẳng liên kết với các trường này.
+ Chính sách khoa học công nghệ: củng cố và hình thành một số trung tâm nghiên cứu
về thương mại, có đủ khả năng tiếp cận và khai thác thông tin nhanh nhạy và chính xác.
Đồng thời, có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí từ Trung ương hoặc địa phương để
đổi mới, chuyển giao công nghệ, mua thiết kế, đào tạo nhân lực, tìm ra các giải pháp hữu
ích để phát triển hạ tầng thương mại... Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần nhanh chóng
thiết lập mạng lưới thanh toán bằng thẻ điện tử nhằm tạo điều kiện cho hoạt động mua
bán, giao dịch nói chung và tại các siêu thị nói riêng diễn ra một cách thuận tiện...
b) Trên cơ sở lấy Chương trình Xúc tiến thương mại nội địa làm nòng cốt, tiếp tục
triển khai thực hiện cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Trước đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao là nhờ vào xuất khẩu bởi trong bối
cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển ổn định thì thị trường xuất khẩu ít có đột biến nên
luôn duy trì đà tăng trưởng. Vì vậy, Nhà nước và doanh nghiệp đều tập trung nhiều
nguồn lực cho tìm kiếm thị trường nước ngoài mà chưa đầu tư thỏa đáng phát triển thị
trường nội địa. Đến nay, khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp vì suy giảm, Chính phủ đã
đưa ra nhiều chính sách để giúp doanh nghiệp khai thác thị trường nội địa. Hiệu quả và
cơ hội của các chương trình kích cầu đầu tư, tiêu dùng đã tạo ra môi trường thuận lợi
cho doanh nghiệp củng cố và phát triển các kênh phân phối, mở rộng thị phần, vươn tới
mọi miền đất nước.
Trên cơ sở lấy Chương trình Xúc tiến thương mại nội địa làm nòng cốt, tiếp tục thực
hiện cuộc vận động của Bộ Chính trị về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
theo hướng thúc đẩy thị trường nội địa phát triển trên 3 phương diện:
a) Sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và
giá cả cạnh tranh.
b) Dịch vụ phân phối thuận tiện, chu đáo, văn minh và từng bước hiện đại, chuyên
nghiệp.
9
c) Người tiêu dùng khôn ngoan và sáng suốt, biết tự hào và luôn tin cậy hàng Việt, ưu ái
và ưa chuộng sử dụng hàng Việt.
Để có được một thị trường đồng bộ và phát triển tương thích với một nền kinh tế của
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, rõ ràng không phải là một cuộc “cách mạng
qua đêm”, mà phải là một chặng đường dài, một quá trình “cháy chậm” với nhiều bước
đi vững chắc. Nhưng đi như thế nào thì cuối cùng “mọi con đường đều dẫn tới La Mã”,
thị trường phải được dựa trên các hệ thống phân phối chủ lực và trọng yếu – “cốt vật
chất” của một thị trường khỏe mạnh, sống động và hiệu quả./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 924162751_tiep_tuc_phat_trien_thi_truong_trong_nuoc_gop_phan_on_dinh_ktvm_8205.pdf