Tiếng cười trong văn xuôi vũ bão - Trương Công Hoài Phong

Trong Mùng một, hướng Bắc, giờ Thìn, nhà văn còn giễu nhại thói mừng tuổi ngày tết thật sâu cay: “Chú đến mừng tuổi bố mẹ cháu đây. Tiếng trẻ con: “Bố mẹ cháu đi mừng tuổi cô giáo của cháu rồi”. Mảy tặc lưỡi: “Cháu cho chú vào, chú ngồi chờ cũng được”. Tiếng trẻ con: “Thế chú phải mừng tuổi cho cháu cơ’. Mảy nghĩ thầm: “Mầm non tham nhũng đây rồi’ ”. Trong truyện ngắn Chạy, giọng giễu cợt trở thành giọng chủ đạo: “Không mở mắt ra nhìn phong trào chạy mặc độc chiếc quần đùi chạy nhông trên đường, không tờ báo nào dám phê là làm mất mỹ quan của hàng huyện, hàng tỉnh”. Vũ Bão thường đem những vấn đề tai nghe, mắt thấy diễn ra trong đời sống để luận giải, bàn bạc. Triết lí về cái vòng vèo trong cuộc sống. “Sự đời bây giờ cái chuyện đi lòng vòng là lẽ đương nhiên”(Mồng Một, hướng Bắc, giờ Thìn). Bất lực trước cảnh trái ngang, con người trở nên lạc thời, vô tích sự “Sống sót trở về hậu phương chỉ để làm cái thằng bù nhìn thì chán chết”(Cô bé nhuộm tóc vàng). Cuộc sống kim tiền đang phơi bày trước mắt như một qui luật tất yếu của xã hội. “Bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường rồi, cái gì cũng có giá, ngay cái ghế các ông ấy đang ngồi cũng có giá, chứ chẳng ai cho không ai cái gì”(Của đi thay người). Kết thúc truyện Ngoại giao tổ tôm bằng một câu mang đầy tính triết lí về cuộc đời: “Thì ra Trời có mắt, nếu không những người trung thực biết sống với ai”. Dẫu biết rằng cuộc sống hoàn toàn trong sạch như “bầu không khí vô trùng”, con người vẫn còn “cái phần nhân tính dư thừa chưa được thể hiện” là điều không thể có nhưng người đọc không khỏi xót xa, ngậm ngùi và bật cười khi đến với tác phẩm của Vũ Bão. Trong trang văn của Vũ Bão có quá nhiều điều để ta cười. Cười để chối bỏ cái lạc hậu, cái xấu xa, cái nghịch dị và phi lí qua giọng điệu trào phúng, giễu nhại nhưng không kém phần triết lí. 3. KẾT LUẬN Vũ Bão là nhà văn nhìn đời bằng tiếng cười. Là một người có “tâm” với nghề và yêu cuộc sống, luôn khát khao một cuộc sống tốt đẹp, Vũ Bão không hề mệt mỏi đi tìm chân lí cuộc sống qua tiếng cười. Dưới kinh nghiệm của một nhà báo, một nhà văn lõi tay nghề, ông đã gom hết cái đáng cười để rồi “Anh cười, tôi cười, ai cười” chúng ta cùng cười. Tiếng cười của Vũ Bão là tiếng cười phản ánh cuộc sống, mang hơi thở cuộc sống, có tính thời sự. Dù ông đã đi xa nhưng tiếng cười vẫn còn ở lại. Vũ Bão đã từng nói: “Tôi rất hay đùa, viết rất hài, đánh chết tôi cũng không chừa các thói hay đùa, hay nói thật viết thật”, đó là quan điểm nghệ thuật của ông.

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếng cười trong văn xuôi vũ bão - Trương Công Hoài Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(30)/2014: tr. 48-55 TIẾNG CƯỜI TRONG VĂN XUÔI VŨ BÃO TRƯƠNG CÔNG HOÀI PHONG Trường THCS Lê Thánh Tông, Tuy An, Phú Yên LÊ THỊ HƯỜNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Vũ Bão là nhà văn có hành trình sáng tác khá dài. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, phong phú về thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản điện ảnh, nhưng đặc sắc hơn cả là tiểu thuyết và truyện ngắn. Điều đáng chú ý là ở thể loại nào, trào lộng luôn là cảm hứng chủ đạo trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Tiếng cười của nhà văn đi vào các ngõ ngách của cuộc sống, các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, chính trị, kinh tế, giáo dục, ngoại giao Tiếng cười của Vũ Bão là tiếng cười phản ánh cuộc sống, mang hơi thở cuộc sống, có tính thời sự. Cảm hứng trào lộng trở thành một phong cách nghệ thuật của Vũ Bão. Từ khóa: tiếng cười, văn xuôi Vũ Bão, cảm hứng trào lộng, phong cách nghệ thuật 1. MỞ ĐẦU Vũ Bão là nhà văn có hành trình sáng tác khá dài. Từ cuốn tiểu thuyết đầu tay Sắp cưới (1957) đến cuốn tiểu thuyết cuối cùng Utopi-một miếng để đời (2007) – cùng với nhiều tập truyện ngắn và kịch bản phim, nửa thế kỉ cầm bút, hành trình sáng tác của Vũ Bão khá gập ghềnh, có cay đắng lẫn vinh quang. Điều đáng chú ý là ở giai đoạn nào, trào lộng luôn là cảm hứng chủ đạo trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Chú trọng sự chân thực, Vũ Bão quan niệm dùng tiếng cười để thẳng thắn vạch trần những điều khuất tối của xã hội cũng như của con người: “Người đời cười những chuyện vô lý mà có thật trong cuộc đời, cười những chuyện nhảm nhí, nhố nhăng của thiên hạ. Những chuyện đó diễn ra hàng ngày, nhưng quan trọng là có ai dám phê phán nó hay không, và tôi đã thẳng thắn viết ra những điều đó” [3]. 2. TIẾNG CƯỜI TRONG VĂN XUÔI VŨ BÃO - SỰ BIỂU HIỆN CỦA TƯ DUY NGHỆ THUẬT MỚI Cảm hứng trào lộng trở thành một phong cách nghệ thuật của Vũ Bão. Gần năm mươi năm cầm bút, Vũ Bão “vẫn đeo đẳng sự cười trong tác phẩm”. Từ tác phẩm đầu tay Sắp cưới đến những tập truyện ngắn và cuốn tiểu thuyết cuối cùng Utopi- một miếng để đời, tiếng cười không bao giờ vắng mặt trong thế giới nghệ thuật của Vũ Bão. Tiếng cười đã khơi nguồn cảm hứng - là vũ khí đấu tranh chống lại cái phi lí, nghịch lí, vênh lệch đang tồn tại trong mọi phương diện của cuộc sống khiến cho nhà văn không thể không “lên tiếng”. Vượt qua bao nhiêu thăng trầm trong cuộc đời cầm bút, tất cả cũng vì tiếng cười, Vũ Bão đã khẳng định phong cách của mình. Cuộc đời cần tiếng cười; văn học cần tiếng TIẾNG CƯỜI TRONG VĂN XUÔI VŨ BÃO 49 cười; tiếng cười đa sắc thái trong văn xuôi Vũ Bão có ý nghĩa thanh lọc, hướng về chân thiện mỹ. Phong cách Vũ Bão định hình ngay từ tác phẩm đầu tay. Năm 1957, tiểu thuyết Sắp cưới ra đời đem lại sóng gió cho đường văn của tác giả. Sắp cưới là những trang sách về số phận cay nghiệt của nông dân trong thời cải cách ruộng đất. Sử dụng tiếng cười để phơi lật những vấn đề xã hội đương thời, tác phẩm Sắp cưới không thuận chiều trong tầm đón nhận của người đọc. Tuy vậy, ngay sau đổi mới, cuốn tiểu thuyết được tái bản (1988) đánh dấu sự xuất hiện trở lại của Vũ Bão trên văn đàn. Từ đó, tên tuổi Vũ Bão thật sự gắn với tiếng cười. Bùi Ngọc Tấn nhận xét về Vũ Bão: “Vũ Bão là người sinh ra để cười. Và mỗi tế bào trong anh đều muốn được cười. Cười trong tác phẩm. Cười trong cuộc đời. Cười như một đứa trẻ. Và cười như một ông lão lõi đời giễu tất cả” [1, tr.6]. Sau đổi mới, ngòi bút trào lộng của Vũ Bão được thăng hoa. Tiếng cười đi vào các ngõ ngách của cuộc sống, các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, chính trị, kinh tế, giáo dục, ngoại giao nơi nào cũng có bước chân của Vũ Bão. Những năm sau chiến tranh, nhiều tác phẩm bắt đầu khai thác đề tài nông thôn với cái nhìn mới. Nhiều nhà văn đã mạnh dạn đề cập những tiêu cực trong đời sống, trong quản lí, trong nội bộ lãnh đạo ở nông thôn. Từ Cù Lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn) đến những tác phẩm viết sau đổi mới như Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Lão Khổ (Tạ Duy Anh), các nhà văn đã đi vào những nghịch lí đáng cười của đời sống. Nhưng có thể nói, Vũ Bão là người đầu tiên dùng tiếng cười để phê phán những cái bất cập, những việc làm trái khoáy của cán bộ làng xã làm cuộc sống của người nông dân “sống dở chết dở”. Những tập truyện ngắn Ông khóc tôi cũng khóc, Em đường em, anh đường anh, Hiệp sĩ bộc lộ rõ mặt mạnh và đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn. Cái cười trong tác phẩm Vũ Bão là cười ra nước mắt trước cái trớ trêu, sự thật bị đánh tráo. Trong tập truyện Em đường em, anh đường anh, tiếng cười Vũ Bão phát lộ từ sự bất cập trong cơ chế, bệnh tiêu cực, tham nhũng, sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo các cấp, việc chạy chức chạy quyền, tranh giành ngôi vị được phản ánh sâu sắc. Đồng tiền đã làm mờ mắt và suy thoái đạo đức cách mạng của những người có chức có quyền. Mối quan hệ, tình đồng chí trở nên lỏng lẻo, không còn “tình người”. Lối sống thực dụng ngụy trang trong cái vỏ văn hóa, lịch thiệp dần ăn mòn đạo đức con người. Lực hút của đồng tiền làm xáo trộn các giá trị của cuộc sống khiến ta ngạc nhiên. Ngòi bút nhà văn tả xung hữu đột, đề cập mọi vấn đề ngổn ngang của đời sống với tiếng cười dí dỏm, thân ái. “Nhà văn đã phát hiện ra những điều đáng cười, đáng phê phán ngay ở chung quanh ta mà nhiều khi ta cho qua. Ông nhặt những điều này ra, thổi cho chúng những sắc thái cười khác nhau, khiến chúng sống động trước mắt ta” (Lời nói đầu tập truyện Hiệp sĩ). Đúng là nhà văn đã nhặt và lảy ra nhiều vấn đề nho nhỏ nhưng tác hại khôn lường trong đời sống hàng ngày. Chuyện tiêu cực trong Ngoại giao tổ tôm; chuyện mê tín trong Mùng Một, hướng Bắc, giờ Thìn; chuyện lừa gạt xổ số, khuyến mãi trong truyện ngắn “Cái lộc” không dám khoe với ai; chuyện dịch vụ thuê người trong Kiếp chủ Mỗi truyện ngắn của Vũ Bão như một phóng sự nhỏ, từng chuyện nhỏ kết nối, xâu chuỗi hiện ra toàn cảnh xã hội từ những góc khuất đến phần sâu. Trong Nhà trẻ không có bô, tiếng cười Vũ Bão phát lộ hệ thống 50 TRƯƠNG CÔNG HOÀI PHONG – LÊ THỊ HƯỜNG nhà trẻ mà trẻ em là “cậu ấm cô chiêu”. Đó là cơ quan sinh ra để cán bộ gửi con cái mình vào hưởng lương nhà nước, còn công việc chính là ăn chơi nhảy múa. “Chẳng qua các ông ấy lập ra cái trung tâm thông tin ấy chỉ là để gửi con cháu trú chân chờ đi nước ngoài chuyến nữa hoặc nhảy sang chỗ khác lắm mầu hơn”. Đây cũng là vấn đề được nhiều nhà văn quan tâm. Trong Cơ hội của chúa, Nguyễn Việt Hà cũng châm biếm, giễu nhại khi nói về “kiểu nhà trẻ này”: “Một thứ vườn trẻ để gửi con ông cháu cha. Hơn nửa là thanh niên. Những tiểu thư và công tử trang trí đường diềm cuộc đời bằng cách đi làm Nhà Nước (Cơ hội của chúa, tr 89). Đặc biệt trong tiểu thuyết cuối cùng của đời mình Utopi- một miếng để đời, tiếng cười của Vũ Bão ngày càng thâm thuý của một kẻ cao tay, lõi tay nghề. Ở đó, mọi phương diện của cuộc sống, mọi quan hệ được tác giả phơi bày theo lối viết hoạt kê. Theo Phạm Xuân Nguyên: “Quả là Vũ Bão đã dồn cả tâm huyết đời văn của mình vào cuốn sách này. Một tác phẩm chất chứa nhiều điều, nói được nhiều điều. Nhưng vẫn là rất Vũ Bão: văn rất hoạt, đọc rất gây cười, rất lôi cuốn, chuyện như đùa, như giỡn, như chơi, để đọc xong rồi, cười rồi thì thấy thấm cùng nhà văn một nỗi buồn trầm lặng” [4]. Là nhà văn từng sống và viết trong giai đoạn đất nước có chiến tranh, ngòi bút Vũ Bão bộc lộ thế mạnh khi khai thác mảng đề tài này. Ở đó nhà văn vẫn có chỗ đứng riêng. Viết về đề tài chiến tranh, một thời gian dài văn học thiếu chỗ cho tiếng cười trào lộng. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, tưởng chừng tất cả mọi thứ đều chuẩn xác, tất cả đều cao cả. Thế nhưng Vũ Bão vẫn lôi ra những hài kịch thật cay đắng, xót xa vẫn còn lẩn khuất đâu đó trong và sau chiến tranh. Viết về hài kịch thời chiến, Vũ Bão quan tâm đến những người lính vô danh. Họ là ai, là Chình hy sinh vì tổ quốc, nhưng trên bằng tổ quốc ghi công lại là Trình. Sự nhầm lẫn cái tên của anh tân binh lúc đầu tưởng chừng như là sự sơ suất và điều chỉnh là xong. Anh đề nghị chữa lại nhiều lần. Vậy mà trong thời gian dài tham gia chiến đấu đến lúc hi sinh và báo tử về gia đình vẫn cái tên không phải của anh. Hỏi thử có còn là thiếu sót nào mà đau hơn nữa hay không? Hay là sự vô trách nhiệm, quan liêu của các cấp có thẩm quyền đến lúc chết vẫn còn (Người không có tên trong từ điển). Họ là ai, là những người chưa có chiến công, nhưng “nhờ họ chiến công mới được lập, tự điển mới có tên” (Người chưa có chiến công). “Tiếng cười hài hước của vũ Bão là tiếng cười rất đặc biệt, thậm chí không giống ai. Nó là tiếng cười “xả láng”” [2]. Cái bi chuyển hoá thành cái hài, tiếng cười hóm hỉnh của Vũ Bão khiến câu chuyện nhẹ nhàng mà sâu cay. Trong văn xuôi của Vũ Bão, hình tượng nhân vật tạo nên tiếng cười trào lộng giàu ý nghĩa phê phán. Nhân vật trào lộng là loại nhân vật mang tính hài. Xây dựng nhân vật trào lộng nhà văn phải làm sao cho người đọc bật lên tiếng cười về nhân vật. Trước hết đó là kiểu nhân vật “lạc thời” xuất hiện với tần suất cao tạo nên tiếng cười với nhiều sắc diện. Nhân vật lạc thời thể hiện ở hành vi, cách ứng xử không trùng khớp với hoàn cảnh, môi trường (Danh hài thượng thặng, Utop- một miếng để đời). Nhà văn cũng khắc họa thành công kiểu nhân vật nghịch dị. Đó là con người có hình thức bên ngoài bình thường nhưng bên trong tâm hồn méo mó, dị biệt, đôi khi mất hết nhân tính, lời nói và hành động không trùng khít với nhau: nói một đằng làm một nẻo. Đó là kiểu nhân vật có chức có quyền nhưng lại suy thoái về đạo đức, lạm quyền. Nhân vật ít hiểu biết TIẾNG CƯỜI TRONG VĂN XUÔI VŨ BÃO 51 nhưng làm ra vẻ là trí thức. Kiểu nhân vật mưu cầu hạnh phúc bằng những việc làm bất chính. Trong tiểu thuyết Sắp cưới là Độ - một cán bộ Đội cũng chỉ sự kém hiểu biết, không nhạy bén và linh hoạt, giáo điều, chủ quan, duy ý chí nên anh đã làm những việc ngớ ngẩn quy oan gia đình bà Khuyến. Hành vi, quan niệm máy móc của Độ khiến cho gia đình người nông dân dở khóc dở cười, sống trong chuỗi ngày buồn đau, lo lắng, bất an. Họ là những người góp phần làm nên lịch sử nhưng cũng chính họ đã nhào nặn lịch sử, làm cho lịch sử bị méo mó, biến dạng. Với phạm vi rộng hơn, trong tiểu thuyết Utopi - một miếng để đời, cái nghịch dị xuất hiện ngay từ những con người ở làng Chè, nhà văn dẫn dắt người đọc đến với không gian rộng lớn cả nước và nước ngoài là Balôđitxtan - đất nước trong tưởng tượng. Nhà văn không ngần ngại phơi bày cho độc giả tất cả những cái quê mùa, thô kệch, sự kém hiểu biết, học đòi cũng tạo nên cái nghịch dị hài hước trong các nhân vật. Trong văn xuôi Vũ Bão còn xuất hiện phổ biến kiểu nhân vật “sắm vai”, diễn trò tạo ra tiếng cười trào lộng. Đó là những nhân vật đóng nhầm vai một cách xuất sắc. Cuộc chiến vừa kết thúc để lại nỗi đau lẫn vinh quang chiến thắng. Thế nhưng, ở thời bình vẫn còn có nhiều kẻ nhầm vai anh hùng. Đó là Vĩnh - người tham sống sợ chết, hèn nhát, bỏ mặc đồng đội trong trận công đồn bốt Chè đến khi dựng lại bộ phim về trận đánh vẫn ngang nhiên, báo cáo thành tích (Người vãi linh hồn); là ê-kíp Khai và Bế trong truyện Khi nhà quan“diễn”. Cặp bài trùng này dìu nhau dần dần bước lên từng bậc thang trong chốn quan trường bằng những vở diễn của mình. Ngòi bút nhà văn đầy châm biếm khi dẫn câu chuyện mào đầu: “Ngày trước, một nhà vật lí nổi tiếng nuôi một con mèo lớn và một con mèo con. Ông ta cẩn thận đến mức khoét một lỗ to cho con mèo to chui ra và một lỗ nhỏ cho con mèo nhỏ chui vào, chui ra. Ở huyện tôi, Khai chủ tịch và Bế - Trưởng phòng tổ chức cùng khoét hai lỗ, nhưng Khai cố tình chui bằng cái lỗ của Bế và Bế cũng quyết tâm chui lên bằng cái lỗ của Khai” (Khi nhà quan“diễn”). Trong tiểu thuyết Utopi- một miếng để đời, Phạm Thế Hệ là kiểu nhân vật sắm vai. Chàng thanh niên làm thịt chó làng Chè được mời sang Vương quốc Balôđitxtan trở thành “siêu đầu bếp”; từ một chàng thanh niên thất nghiệp trở thành người khách đặc biệt của Thái tử. Diễn viên không chuyên này diễn trên sân khấu đầy đủ không gian, âm thanh, ánh sáng và khán giả, với những hành động, cử chỉ, lời nói ngô ngố, quê mùa đối lập với cuộc sống hiện đại và con người văn minh. Trên sân khấu hài của Vũ Bão còn rất nhiều nhân vật đội mặt nạ để diễn trò, tạo ra tiếng cười trào tiếu, hả hê. Kẻ dốt nát vào vai nhà khoa học tài ba (Phó tiến sĩ không hữu nghị). Kẻ tham nhũng, tiêu cực nhưng hô cao khẩu hiệu chống tiêu cực. Kẻ vụng về luôn tỏ ra khéo léo. Kẻ thực dụng vào vai hào phóng. Kẻ lạc hậu vào vai văn minh Những chiếc mặt nạ méo mó, nhem nhuốc ấy khiến các thang giá trị cuộc đời bị đảo lộn. Con người được khám phá ở nhiều góc độ, khai thác nhiều chiều. Để làm rõ cái chiều nghịch dị, xấu xa của con người nhằm phê phán, thanh lọc, Vũ Bão thường đặt nhân vật trong những không gian méo mó, bị xô lệch. Trong không gian xô lệch đó cái phần khuất lấp có cơ hội đã xuất đầu lộ diện (Biển mơ, Giấc mơ tiên, Bồng lai, Tắm tiên, Tắm“ôm”). Để tạo ra tiếng cười, Vũ Bão còn đặt nhân vật vào thế giới mê cung, 52 TRƯƠNG CÔNG HOÀI PHONG – LÊ THỊ HƯỜNG Không gian mê cung trong Utopi được Vũ Bão sắp xếp khá công phu. Cuộc sống hiện lên thật ngổn ngang, phi lí, con người trong đó mất phương hướng, mất thăng bằng. “Tôi cảm thấy mình chỉ là người thừa ở giữa thủ đô Utopi này”. Văn Vũ Bão lôi cuốn ở cách kể chuyện “theo kiểu La Quán Trung trong Tam Quốc”(chữ dùng của Vũ Nho). Đó là cách kể vào ngay truyện không cần vòng vo, rồi thì chuyện này nối tiếp chuyện kia“chuyện này không nói nữa. Lại nói về”. Cứ thế tình tiết này, chuyện nọ dắt chuyện kia. Nhà văn sử dụng nhiều câu văn dài, nhưng thanh thoát không vấp váp, khó đọc và kể một mạch là xong chuyện. Trong lời kể, để làm bật ra tiếng cười trào lộng, Vũ Bão kết hợp giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ đời thường “thu lượm” trong dân gian. Có những từ ngữ vốn là của đường phố được nhà văn sử dụng trở nên mới mẻ. Sự kết hợp ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ dân gian, các câu thành ngữ, tục ngữ kết hợp đúng lúc đúng chỗ tạo nên một ngôn ngữ độc đáo của Vũ Bão: “Bố tôi thường bảo: “Số mày là nước lòng đò”, “lè nhè như chè thiu”, “vui duyên mới không quên nhiệm vụ” Đôi khi nhà văn kết hợp ngôn ngữ chuyên ngành, ngôn ngữ báo chí, của công chức văn phòng, của biên bản, ngôn ngữ nghị quyết, ngôn ngữ sân cỏ dung hòa tạo nên ngôn ngữ kể chuyện độc đáo của Vũ Bão (trong Người vãi linh hồn, Bố con là đàn bà, Bút bi hết mực, Ông khóc tôi cũng khóc). Với lối hoạt kê, ngôn ngữ kể chuyện trong văn xuôi Vũ Bão rất gần gũi với ngôn ngữ đời sống. Có lúc nghiêm túc, chiêm nghiệm, có lúc bỡn cợt suồng sã, nhưng đó là ngôn ngữ không cầu kì, không lên gân, không đao to búa lớn, càng không xô bồ, thô lỗ, thiếu văn hóa. Dù khi bực dọc khi miêu tả những trò nhảm nhí, nghịch dị, nhà văn cũng không chửi rủa; trái lại giễu cợt, pha trò, bình luận một cách dí dỏm, hài hước. Trong văn xuôi của Vũ Bão lời bình chiếm tần suất cao. Cảm hứng trào lộng cũng thể hiện rõ qua lời bình của người kể chuyện. Lời bình trong truyện của Vũ Bão đan xen với lời kể, lời tả nhưng thường xuất hiện cuối văn bản. Ở vị trí này, lời bình của người kể chuyện có ý nghĩa làm bung phá tiếng cười. Tôi – nhà văn trong truyện Khi nhà quan“diễn” kết thúc truyện xuất hiện và lời bình đầy hài hước:“Còn tôi từ nay không viết được truyện cười nữa, vì các quan đầu huyện tôi đã diễn vở kịch cười hay đến thế”. Đó là lời văn của tác giả nghi ngờ, không đáng tin của nhân vật, kẻ không đáng tin lại nói được những điều hay ho tử tế, con người đáng tin lại làm nhiều trò nhảm nhí “Hỡi ơi! rượu Napoléon! Tây hơn Ta là cái chắc” (Chai rượu “ông” Napolé); “Đã trót đem thân làm Bao Công thì đừng bao giờ đi buôn lậu thuốc lá Jet. Trong đời mỗi lần thằng người chỉ đi được một cửa và chỉ có một mà thôi” (Đã trót làm Bao Công). Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Vũ Bão cũng mang tính chất trào phúng và giễu cợt. Ngôn ngữ nhân vật được thể hiện qua đối thoại, qua lời nói và tính cách của mỗi nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là một trong những yếu tố cơ bản để cá biệt hóa nhân vật. Nhiều truyện ngắn Vũ Bão chủ yếu được triển khai bằng đối thoại. Trong nhiều mẩu đối thoại của nhân vật, rất nhiều lời thoại trật khớp được nhà văn đặt vào lời nhân vật để gây cười. Khi giao tiếp, người tham gia đối thoại cùng hướng vào nội dung, một đề tài nhất định nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Lời thoại trật khớp là lời thoại mà nhà văn cố tình vi phạm phương châm quan hệ, kiểu “ông nói gà bà nói vịt”, sự vênh lệch giữa TIẾNG CƯỜI TRONG VĂN XUÔI VŨ BÃO 53 “lời” và “vật” để tạo ra tiếng cười. Trong văn xuôi Vũ Bão, việc khai thác lời thoại trật khớp tạo ra tiếng cười hài hước trở thành một mô típ, nhất là ở loại nhân vật “sắm vai”, diễn trò. Lời thoại giữa hai vợ chồng chủ tịch xã trong Ngoại giao tổ tôm: “Đêm hôm đó, chủ tịch cứ ngồi trên ghế, đặt từng lá bài xuống bàn rồi đọc: Cỗ bài 24 con yêu không được đánh: 4 con lang thang, 4 con ông cụ, 4 con chi chi, 4 con nhất vạn, 4 con nhất văn, 4 con nhất sách. Cô vợ trẻ nằm trong giường không chịu được nữa bèn gọi: - Anh ơi, vào em bảo cái này, hay lắm cơ. Chủ tịch cứ nhặt từng con bài lên: - Hoa đào là con nhị vạn, thằng đi cà kheo là con bát văn, dựng cột đèn là thằng lục văn, xe bò kéo là thằng tứ vạn. Gọi chồng mãi không được, vợ chủ tịch từ trong buồng chạy ra vừa kéo tay chủ tịch xềnh xệch vừa nói: - Cái này còn thích hơn lục văn, tứ văn của anh. Chủ tịch cố giằng tay ra: - Để yên cho người ta học. Vợ chủ tịch cứ kéo chồng vào trong buồng: - Không học hành gì cả. Lối đâu cứ bắt người ta nằm một mình, rét rét là” Ở Utopi- một miếng để đời, nhà văn đã xây dựng tình huống vênh lệch giữa “lời” và “vật”, giữa Tây và ta, do rào cản ngôn ngữ tạo ra tràng cười hả hê, sảng khoái. Chàng thanh niên làng Chè “nói tiếng Anh bằng tay, bằng mắt, bằng cử chỉ, điệu bộ” làm cho nhân viên phục vụ không “đọc” được ý của người nói.“Thèm ăn ớt quá nhưng tiếng nước ngoài chẳng hiểu mô tê răng rứa, ông đành vẽ trái ớt lên giấy. Nhân viên phục vụ mang ra quả chuối. Tôi đưa quả chuối lên miệng, xuýt xoa như ăn phải cái gì cay cay. Nhân viên phục vụ mang ra cây sáo và một nhạc công. Tưởng tôi thích vừa ăn, vừa thưởng thức nhạc nên có cả dàn nhạc tân tiến nữa”. Đó là lời thoại trật khớp giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, giữa hành động và lời nói làm bật ra tiếng cười. Với cái cười trào phúng sâu cay, Vũ Bão đã bóc trần tất cả những thói hư tật xấu của con người trong xã hội từ những người dân quê đến những người có chức, có quyền, có địa vị trong xã hội; từ những việc trong chiến tranh, lịch sử đến những việc văn hoá ẩm thực để tạo nên tiếng cười trào phúng, dí dỏm nhưng đằng sau tiếng cười ấy là tâm sự thầm kín, lòng yêu thương cuộc đời muốn chia sẻ cùng ai. Nếu bảo rằng “giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật” (Khravchenko) thì yếu tố cơ bản làm nên phong cách Vũ Bão là giọng trào phúng, giễu nhại, giọng triết lí. Kết hợp ba giọng điệu này tạo thành một hợp âm của tiếng cười. Cười hả hê, trào tiếu, cười mỉa mai, chế giễu, cười triết luận. Tiếng cười có sức công phá ghê gớm, như con dao cắt bỏ phần dư thừa, không cần thiết, u nhọt đang hoành 54 TRƯƠNG CÔNG HOÀI PHONG – LÊ THỊ HƯỜNG hành trong cơ thể. Có thể nói giọng giễu cợt là giọng chủ đạo trong những trang viết của ông. Trong sáng tác của nhà văn, giọng giễu nhại ngay tên nhan đề tác phẩm, Khi nhà quan “diễn”, Chạy, Chung voi với đức ông, Ông khóc tôi cũng khóc, Đã trót làm Bao Công, “Mồng Một, hướng Bắc, giờ Thìn”, Chai rượu “ông” Napôlê Cách đặt tên nhân vật: Ngô Đình Chấu, Kênh, Bế - Khai, nghệ sĩ điêu khắc Đỉnh Hoàng Liên Sơn Trong Mùng một, hướng Bắc, giờ Thìn, nhà văn còn giễu nhại thói mừng tuổi ngày tết thật sâu cay: “Chú đến mừng tuổi bố mẹ cháu đây. Tiếng trẻ con: “Bố mẹ cháu đi mừng tuổi cô giáo của cháu rồi”. Mảy tặc lưỡi: “Cháu cho chú vào, chú ngồi chờ cũng được”. Tiếng trẻ con: “Thế chú phải mừng tuổi cho cháu cơ’. Mảy nghĩ thầm: “Mầm non tham nhũng đây rồi’”. Trong truyện ngắn Chạy, giọng giễu cợt trở thành giọng chủ đạo: “Không mở mắt ra nhìn phong trào chạy mặc độc chiếc quần đùi chạy nhông trên đường, không tờ báo nào dám phê là làm mất mỹ quan của hàng huyện, hàng tỉnh”. Vũ Bão thường đem những vấn đề tai nghe, mắt thấy diễn ra trong đời sống để luận giải, bàn bạc. Triết lí về cái vòng vèo trong cuộc sống. “Sự đời bây giờ cái chuyện đi lòng vòng là lẽ đương nhiên”(Mồng Một, hướng Bắc, giờ Thìn). Bất lực trước cảnh trái ngang, con người trở nên lạc thời, vô tích sự “Sống sót trở về hậu phương chỉ để làm cái thằng bù nhìn thì chán chết”(Cô bé nhuộm tóc vàng). Cuộc sống kim tiền đang phơi bày trước mắt như một qui luật tất yếu của xã hội. “Bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường rồi, cái gì cũng có giá, ngay cái ghế các ông ấy đang ngồi cũng có giá, chứ chẳng ai cho không ai cái gì”(Của đi thay người). Kết thúc truyện Ngoại giao tổ tôm bằng một câu mang đầy tính triết lí về cuộc đời: “Thì ra Trời có mắt, nếu không những người trung thực biết sống với ai”. Dẫu biết rằng cuộc sống hoàn toàn trong sạch như “bầu không khí vô trùng”, con người vẫn còn “cái phần nhân tính dư thừa chưa được thể hiện” là điều không thể có nhưng người đọc không khỏi xót xa, ngậm ngùi và bật cười khi đến với tác phẩm của Vũ Bão. Trong trang văn của Vũ Bão có quá nhiều điều để ta cười. Cười để chối bỏ cái lạc hậu, cái xấu xa, cái nghịch dị và phi lí qua giọng điệu trào phúng, giễu nhại nhưng không kém phần triết lí. 3. KẾT LUẬN Vũ Bão là nhà văn nhìn đời bằng tiếng cười. Là một người có “tâm” với nghề và yêu cuộc sống, luôn khát khao một cuộc sống tốt đẹp, Vũ Bão không hề mệt mỏi đi tìm chân lí cuộc sống qua tiếng cười. Dưới kinh nghiệm của một nhà báo, một nhà văn lõi tay nghề, ông đã gom hết cái đáng cười để rồi “Anh cười, tôi cười, ai cười” chúng ta cùng cười. Tiếng cười của Vũ Bão là tiếng cười phản ánh cuộc sống, mang hơi thở cuộc sống, có tính thời sự. Dù ông đã đi xa nhưng tiếng cười vẫn còn ở lại. Vũ Bão đã từng nói: “Tôi rất hay đùa, viết rất hài, đánh chết tôi cũng không chừa các thói hay đùa, hay nói thật viết thật”, đó là quan điểm nghệ thuật của ông. TIẾNG CƯỜI TRONG VĂN XUÔI VŨ BÃO 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Bão (2007), Utopi- một miếng để đời, Tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội [2] Hoài Nam (2011), Nhà văn Vũ Bão và tiếng cười triết luận, Tạp chí Sông Hương, số 274, tháng 12. [3] “Nhà văn Vũ Bão nói về “sự cười” trong văn chương”(2003), nguồn: giaitri. vnexpress.net- (Theo báo Văn nghệ Trẻ) [4] Phạm Xuân Nguyên (2007), Tâm huyết đời văn của một người thích đùa, truy cập 30/ 4/ 2014, www.tuoitre.com.vn Title: LAUGHTER IN VU BAO’S PROSE Abstract: Vu Bao is the writer having long composing itinerary. In his writing career, he composed many valued works and rich category such as novel, short story, memoirs, film script. Among many genres of works, his prominences in writing are novel and short story. The remarkable thing, satire is always a key inspiration in his world of arts. Laughter in his prose impacts on many aspects of life, for example, culture, moral, politic, economic, education, diplomacy, etc. Moreover, it reflects reality, keeps breath of life, and has topical themes. Satiric inspiration is the writing style of Vu Bao. Keywords: laughter, Vu Bao's prose, satiric inspiration, writing style TRƯƠNG CÔNG HOÀI PHONG Trường THCS Lê Thánh Tông, Tuy An, Phú Yên ĐT: 01697 161 118, Email: truongconghoaiphong@gmail.com TS. LÊ THỊ HƯỜNG Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23_371_truongconghoaiphong_lethihuong_09_truong_cong_hoai_phong_1721_2020433.pdf
Tài liệu liên quan