Tích hợp các môn lịch sử, âm nhạc ngữ văn, địa lí, mỹ thuật vào giảng dạy bài: “bảo vệ hòa bình” (giáo dục công dân lớp 9)

Phương pháp: Động não, làm việc Nhóm, liên môn ngữ văn và mỹ thuật Khi hướng dẫn về nhà tôi đưa các câu hỏi sau lên màn hình: Đồng thời tôi phát câu hỏi trên cho mỗi nhóm: Nhóm 1: Hiện nay trên thế giới tình trạng chiến tranh xung đột vũ trang vẫn đang xảy ra ở nhiều khu vực. Ngòi nổ của chiến tranh đang âm ỉ, đặt nhân loại bên miệng hố của một cuộc chiến tranh. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Trách nhiệm của bản thân em đối với việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình? Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta? Nhận xét về cách ứng xử của Việt Nam? Trách nhiệm của bản thân em? Nhóm 3: Vẽ tranh theo chủ đề: “ Vì hòa bình”? Với 3 câu hỏi trên mỗi nhóm học sinh sẽ vận dụng kiến thức của bài học, kết hợp với kỹ năng làm văn nghị luận giải thích trong môn ngữ văn của lớp 7 và kiến thức vẽ theo chủ đề trong môn Mỹ thuật để giải quyết. Sau khi đưa câu hỏi cho các nhóm Tôi hướng dẫn các em sử dụng các kiến thức và kỹ năng đã học trong môn ngữ văn, địa lia, lịch sử và mỹ thuật để làm bài. * Như vậy tiến trình dạy bài học theo hướng tích hợp tôi đã thực hiện theo 7 hoạt động trên. Trong mỗi hoạt động tôi sử dụng các phương pháp khác nhau theo đặc trưng của môn học trong đó có phương pháp liên môn theo nhiều hình thức đã mô tả để phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

doc19 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 9574 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp các môn lịch sử, âm nhạc ngữ văn, địa lí, mỹ thuật vào giảng dạy bài: “bảo vệ hòa bình” (giáo dục công dân lớp 9), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN 1. Tên dự án dạy học: TÍCH HỢP CÁC MÔN LỊCH SỬ, ÂM NHẠC NGỮ VĂN, ĐỊA LÍ, MỸ THUẬT VÀO GIẢNG DẠY BÀI: “BẢO VỆ HÒA BÌNH” (GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9) 2. Mục tiêu: a. Mục tiêu chung: Do yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà còn thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội. Chương trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Vì vậy việc tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đối với môn giáo dục công dân mục tiêu giáo dục con người luôn được xác định là quan trọng nhất. Với đặc thù là một môn học mà tri thức vừa mang tính trừu tượng, vừa gắn với thực tiễn, g¾n liÒn víi c¸c mèi quan hÖ øng xö cña mçi con ng­êi trong cuéc sèng hiÖn t¹i. vì vậy cũng là một môn học hình thành chủ yếu kỹ năng sống cho học sinh. Kiến thức bộ môn cũng có liên quan đến kiến thức của nhiều môn học, vì vậy một trong những phương pháp giảng dạy bộ môn hiệu quả đó là tích hợp liên môn trong quá trình dạy học. Nhìn chung, các giáo viên đều đã được tiếp cận, tìm hiểu vấn đề, thấy rõ tác dụng, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức các môn trong giảng dạy bộ môn giáo dục công dân. Việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy đã bước đầu mang lại kết quả, các giờ giáo dục công dân trở nên sôi động hơn với những bài thơ, bài văn, những nhân vật lịch sử, nhân vật văn học, kiến thức địa lí, mĩ thuật những vấn đề về môi trường được đề cập đến. Vì thế các vấn đề lý thuyết trong giáo dục công dân được cụ thể hóa sinh động, trực quan với những bức tranh vẽ của học sinh Qua đó, học sinh đã được tiếp cận các kiến thức trong môn giáo dục công dân ở nhiều khía cạnh, nhiều giác quan. Điều này đã thúc đẩy các em học tập tích cực hơn, có nhận thức rõ ràng và từ đó có thái độ đúng đắn, hành vi phù hợp. b. Mục tiêu cụ thể Môn Giáo dục công dân: Bài “ Bảo vệ hòa bình” được giảng dạy trong chương trình GDCD lớp 9. Với mục tiêu là giáo dục lòng yêu hòa bình và ý thức bảo vệ hòa bình cho học sinh. Theo đó giáo dục cho các em có kỹ năng sống hòa bình và thể hiện tình yêu hòa bình của bản thân, biết cách thực hiện những việc làm cụ thể để bảo vệ hòa bình. Trong tình hình thế giới hiện nay thì việc giáo dục những vấn đề này cho học sinh càng thực sự cần thiết hơn bao giờ hết. Để đạt được mục tiêu của bài học cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó phương pháp tích hợp kiến thức các bộ môn đóng vai trò quan trọng. Sau khi học xong bài học sinh cần nắm được: Kiến thức: Học sinh thấy được hậu quả tàn khốc, đau thương của chiến tranh. Hiểu được thế nào là hòa bình, hòa bình mang lại hạnh phúc, phát triển cho con người. Hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại. Trách nhiệm bảo vệ hòa bình. Kĩ năng : - Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. Biết sống hòa bình, thân thiện trong cuộc sống hàng ngày. Biết thể hiện tình yêu hòa bình mọi nơi, mọi lúc. - Có kỹ năng phân tích, đánh giá những quan niệm thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến vấn đề về hòa bình, chiến tranh. - Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhằm góp phần bảo vệ hòa bình. - Kỹ năng thuyết trình, vận dụng kiến thức liên môn để trả lời câu hỏi trong bài học, kỹ năng làm việc nhóm. Thái độ: - Ghét chiến tranh, yêu hòa bình. Ủng hộ, học tập nhưng việc làm yêu hòa bình. - Có thái độ tôn trọng, bảo vệ và việc làm giữ gìn hòa bình. - Biết phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu hòa bình trong cuộc sống, trân trọng và học tập những việc làm yêu hòa bình và những biểu hiện sống hòa bình. * Môn lịch sử: Giúp học sinh nhớ lại và vận dụng các kiến thức lịch sử về chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai, về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam đã học trong chương trình lịch sử lớp 8, lớp 9 để giải quyết các câu hỏi trong bài. Từ đó thấy được sự tàn khốc, hủy diệt của chiến tranh và giá trị của một nền hòa bình. Rèn cho học sinh kỹ năng biết vận dụng kiến thức vào thực tế biết phân tích đánh giá sự kiện lịch sử phục vụ bài học. Hình thành cho học sinh ý thức thái độ tích cực, yêu hoà bình, ghét chiến tranh. * Môn âm nhạc: Học sinh nhớ lại ca từ, giai điệu của bài hát “ “Chúng em cần bầu trời hòa bình” đã được học trong chương trình âm nhạc lớp 7, với nội dung thể hiện khát vọng hòa bình của bài hát. Từ đó thấy được một trong những việc làm bảo vệ hòa bình là yêu thích và hát bài hát về hòa bình. Giúp học sinh biết cách sống hòa bình và thể hiện lòng yêu hòa bình. * Môn Ngữ văn: Thông qua văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” bằng những luận cứ và luận chứng rõ ràng, thuyết phục mà nhà văn Mác Két đã đưa ra về nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới sẽ xảy ra và đó sẽ là một cuộc chiến tranh hạt nhân, chiến tranh hủy diệt. Từ đó giúp học sinh thấy được sự cần thiết của việc bảo vệ hòa bình và toàn nhân loại hãy chung tay nỗ lực bảo vệ hòa bình. Nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của bài học. * Môn địa lí: Bằng kiến thức địa lí các châu lục đã học ở kì II lớp 7 và kì I lớp 8, học sinh sẽ xác đinh được các điểm nóng về chiến tranh, xung đột trên thế giới hiện nay ở nước nào? tập chung chủ yếu ở châu lục nào trên thế giới? Từ đó thấy được tình hình chiến tranh xung đột vẫn đang xảy ra và ngày càng lan rộng, ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ khắp toàn cầu. Vì vậy cần ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình một cách bền vững. * Môn mỹ thuật: Bằng những kiến thức Mỹ thuật vẽ theo đề tài đã học trong môn mỹ thuật lớp 6, 7, 8 học sinh có thể vận dụng để thực hiện bài tập vẽ cây hòa bình và những bức tranh tuyên truyền bảo vệ hòa bình theo sự sáng tạo và năng khiếu của bản thân thể hiện được nội dung bài học. Tổng hợp kiến thức của bài học, đồng thời biết vận dụng kiến thức và kỹ năng mỹ thuật của mình để tham gia vào hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với lứa tuổi. * Vấn đề bảo vệ môi trường cũng được sử dụng trong quá trình giảng dạy bài học. Qua việc chỉ ra cho học sinh thấy chiến tranh còn gây hậu quả hủy diệt, ô nhiễm môi trường. Từ đó thêm hình thành ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho các em. 3. Đối tượng dạy học của dự án: - Số lượng: 30 học sinh - Số lớp thực hiện: 1 lớp. - Học sinh khối 9 4. Ý nghĩa của dự án: Ý nghĩa chung: - Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. - Qua quá trình dạy học tôi thấy việc thực hiện dạy học tích hợp các môn học không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn giúp học sinh phát triển năng lực, kiến thức, kỹ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề phức tạp của cuộc sống hiện đại. - Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở nhà trường. Bên cạnh đó giáo viên có thể trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Kết hợp các kiến thức liên môn trong môn Giáo dục công dân làm cho học sinh hứng thú khi học tập bộ môn, vận dụng được nhiều mảng kiến thức khác nhau, kết hợp hài hòa kiến thức các môn học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. * Cụ thể với bài học - Trong tình hình thế giới còn xảy ra chiến tranh xung đột trên khắp các châu lục như hiện nay. Nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó trong khi tình hình chủ quyền biển đảo của nước ta đang bị đe dọa và vấn đề hòa bình của đất nước là vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay thì việc giáo dục lòng yêu hòa bình và những việc làm bảo vệ hòa bình cho học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước là rất cần thiết. Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh mâu thuẫn, kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học hiện nay đáng báo động. Việc giáo dục lòng yêu hòa bình, kỹ năng sống hòa bình, đoàn kết và thân ái cho học sinh càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Từ đó cho ta thấy vai trò quan trọng của bài học. Với bài “ Bảo vệ hòa bình” việc dạy học theo hướng tích hợp các bộ môn lịch sử, âm nhạc, ngữ văn, địa lí, mỹ thuật giúp học sinh tích cực chủ động, trở thành chủ thể của hoạt động học tâp. Các em sẽ phấn khởi, hào hứng nắm bài một cách hiệu quả, giờ học trở nên nhẹ nhàng hấp dẫn. Rèn được các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập và trong thực tiễn, nâng cao khả năng tổng hợp phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề cho học sinh. Đồng thời, hình thành thái độ rõ ràng, tích cực. Từ đó có sự chuyển biến tốt trong hoạt động học tập và rèn luyện của các em, học sinh biết xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện, nhân ái, vị tha. 5. Chuẩn bị + Giáo viên: Thiết bị, phương tiện dạy học: - Máy chiếu. - Giấy khổ to, bút dạ, tranh vẽ Nguồn tư liệu, học liệu: - Sách giáo khoa, sách giáo viên môn giáo dục công dân lớp 9 - Giáo án. - Tranh ảnh, băng hình, clip, tư liệu, sự kiện về vấn đề chiến tranh và bảo vệ hòa bình được cập nhật từ chương trình thời sự, phim tài liệu. - Bài tập trắc nghiệm. Phiếu học tập của học sinh. - Tài liệu sách báo, tạp chí nói về chiến tranh và bảo vệ hòa bình. - Sách giáo khoa lịch sử lớp 8 và 9 -Sách giáo khoa âm nhạc lớp 7. - Sách giáo khoa ngữ văn 9 - Sách giáo khoa địa lí lớp 7, và 8 -Sách giáo khoa môn mỹ thuật các lớp 6,7,8. + Học sinh: - Học bài cũ - Đọc và nghiên cứu trước bài mới - Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa - Chuẩn bị màu vẽ, giấy khổ lớn. - Phiếu học tập. 6. Mô tả ứng dụng công nghệ thông tin: Slide 1: Giới thiệu bài học và tên giáo viên thực hiện. Slide 2: tư liệu, hình ảnh trong chiến tranh thế giới thứ nất và thứ hai. Slid 3, 4 thông tin về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, hình ảnh một góc nước Nga bị tàn phá sau chiến tranh. Slide 8, 9 Hình ảnh về nỗi bất hạnh của trẻ em trên thế giới do chiến tranh gây ra. Slide 10,11,12 Hình ảnh về hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam. Slide 13, 14: Tìm hiểu “ Hòa bình là gì” hình ảnh về cuộc sống bình yên do hòa bình đem lại. Slide 15: Hình ảnh về kí hiệp định Pa ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Slide 16,17: Hình ảnh về những hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình của nhân dân thế giới và nhân dân Việt Nam. Slide 18, 19: Hình ảnh về hợp tác ASEAN và các nhà hoạt động hòa bình thăm thành phố Hồ chí Minh. Slide 20: Hình ảnh bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với bộ trưởng Trung Quốc về vấn đề biển đảo. Slide 21: Clip “ Tôi yêu hòa bình” Slide 22: Hình ảnh nhà văn Mác Két và tác phẩm “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”. Slide 23, 24 Câu hỏi thảo luận nhóm và đáp án. Slide 25: Bài tập trắc nghiệm. Slide 26: Mười một điểm nóng về chiến trang xung đột trên thế giới hiện nay. Slide 27: Lược đồ khu vực Trung Đông. Slide 28: Hình ảnh chiến tranh ở Syria gây li tán, bất hạnh cho trẻ em. Slide 29: Clip chuyện Đông - Tây, vũ khí hóa học. Slide 30: Tìm hiểu về trách nhiệm của công dân và công dân học sinh đối với việc bảo vệ hòa bình. Slai 31- 38 Trò chơi “ Hái hoa” Slai 39: Hình ảnh “cây hòa bình” củng cố bài. Slide: 40: Hướng dẫn về nhà. * Bài dạy được thực hiện vào tuần thứ 4 ( ngày 13/9/2014) của năm học, vì vậy các số liệu, tư liệu hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học có sử dụng trong bài được cập nhật từ trước cho đến thời điểm đó. Trong quá trình sử dụng dự án sau này giáo viên cần cập nhật tư liệu, hình ảnh một cách kịp thời, có tính thời sự cho phù hợp với thực tế và đạt hiệu quả giáo dục. 7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: Bài giảng gồm 7 hoạt động Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Cách tiến hành: Để giới thiệu đưa học sinh vào bài học bằng cách đưa 2 hình ảnh của cuộc chiến tranh thế giới sau: Tôi yêu cầu học sinh quan sát và đọc chú thích. Sau khi học sinh đọc chú thích tôi đưa câu hỏi sau: Những hình ảnh trên gợi cho em nhớ đến những cuộc chiến tranh lớn nào của nhân loại mà em đã học ở chương trình lịch sử 8? Vì đã được học nên học sinh sẽ nhớ lại và trả lời cho tôi đó là hai hình ảnh trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Tôi ghi nhận và giới thiệu: Các em ạ! Nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc gây bao đau thương bất hạnh và mất mát. Vì vậy mỗi chúng ta càng thấu hiểu giá trị của hòa bình. Để có được một nền hòa bình và hạnh phúc, toàn nhân loại cần có ý thức chống chiến tranh, kiên quyết bảo vệ hòa bình. Đây chính là nội dung của bài học hôm nay. Với việc sử dụng phương pháp liên môn kiến thức lịch sử để giới thiệu bài tôi đã mở ra cho học sinh việc chuẩn bị tìm hiểu bài học và đi vào mục đặt vấn đề. Hoạt động 2: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề * Yêu cầu: + Kiến thức: Học sinh hiểu được chiến tranh là gì? Hậu quả hủy diệt và đau thương của chiến tranh đối với nhân loại và trẻ em trên thế giới. Từ đó nhận thức cần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. + Kỹ năng: Phân tích, đánh giá vấn đề. + Thái độ: Ghét chiến tranh, yêu hòa bình. * Phương pháp: - Động não, trực quan, - Giải quyết vấn đề, tích hợp liên môn lịch sử. Trong hoạt động tìm hiểu mục đặt vấn đề tôi tích hợp kiến thức bộ môn lịch sử với cách tiến hành như sau: Sau khi yêu cầu học sinh đọc xong mục 1, tôi hỏi học sinh: Em cho biết hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai nổ ra năm nào? Bằng kiến thức lịch sử đã học ở kì II lớp 8 các em sẽ nhớ lại và trả lời đúng được năm nổ ra 2 cuộc chiến tranh thế giới đó là: Chiến tranh thế giới I( 1914- 1918) Chiến tranh thế giới II ( 1939 - 19145)Sau đó tôi hỏi tiếp: Em cho biết hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai? Bằng kiến thức lịch sử đã học các em sẽ trả lời được hậu quả của 2 cuộc chiến tranh này. Từ đó tôi chốt số liệu ở mục 1. Tôi tiếp tục hỏi: Em có nhận xét gì về hậu quả trên? Học sinh nhận xét. Tôi ghi nhận và chuẩn hóa kiến thức về hậu quả của chiến tranh và chuyển ý để đưa hình ảnh. Tôi đưa hình ảnh không có chú thích sau: Học sinh quan sát. Sau đó tôi hỏi: Em có biết đây là hình ảnh gì không? Bằng kiến thức lịch sử 8 đã học các em có thể nhận diện được và trả lời. đây là “Một góc của nước nga bị tàn phá sau chiến tranh” tôi ghi nhận và đưa chú thích cho hình ảnh. Nhằm mục đích cho học sinh thấy chiến tranh không chỉ gây ra cái chết đau thương cho hàng chục triệu người mà còn tàn phá cơ sở vật chất, của cải của nhân loại. Để học sinh thấy được sự hủy diệt của chiến tranh tôi tiếp tục sử dụng phương pháp liên môn lịch sử lớp 8 với câu hỏi: Em hãy kể một sự kiện tàn phá nước Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai? Với câu hỏi này học sinh sẽ nhớ lại và trả lời được đó là sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki của Nhật bản tháng 8 năm 1945. Tôi ghi nhận và đưa các hình ảnh về sự tàn phá, hủy diệt của bom nguyên tử đối với 2 thành phố của nước Nhật, và hình ảnh những nạn nhân của bom nguyên tử ở Nhật để học sinh quan sát: Với câu hỏi : Em biết gì về chiến tranh ở Việt Nam? Câu hỏi này học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học ở cuối kì II lớp 8 và những hiểu biết của bản thân kể tên 2 cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở Việt nam. Tôi ghi nhận và giới thiệu một số hình ảnh về chiến tranh, hậu quả của chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ gây ra đối với nhân dân Việt Nam: hình ảnh và số liệu nạn nhân chất độc da cam, hình ảnh bé Phan Kim Phúc bị bom Na pan gây bỏng. Học sinh quan sát: Sau khi học sinh quan sát và tham khảo số liệu tôi tiếp tục hỏi: Em có nhận xét gì về hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam? về cuộc sống của trẻ em trong chiến tranh? Bằng sự phân tích học sinh đưa ra nhận xét của mình, đó là sự đau thương tang tóc và tàn khốc. Bất hạnh cho trẻ em. Tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm hiểu và rút ra kết luận cần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, để kết thúc hoạt động 1. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học Yêu cầu: Học sinh hiểu được hòa bình là gì? Thế nào là bảo vệ hòa bình? Ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình. Phân biệt được những biểu hiện sống hòa bình và thiếu hòa bình trong học sinh hiện nay. Phân tích và đánh giá và giải quyết được một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến hòa bình và bảo vệ hòa bình Phương pháp: Vấn đáp, động não, trực quan, làm việc nhóm, liên môn lịch sử, ngữ văn. Để đạt được yêu cầu của phần này ngoài sử dụng các phương pháp vấn đáp, trực quan, làm việc nhóm động não, giúp học sinh tìm hiểu đơn vị kiến thức về khái niệm Hòa bình Sau đó tôi tiếp tục làm rõ để học sinh nhận thức kiến thức tiếp theo đó là: Thế nào là bảo vệ hòa bình? Ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình. Để giúp học sinh nắm được kiến thức này Tôi sử dụng phương pháp liên môn môn lịch sử như sau : Tôi đưa hình ảnh về lễ kí kết hiệp định Pa ri để học sinh quan sát và chỉ ra ý nghĩa quan trọng của hội nghị đàm phán kí kết hiệp định pa ri 27/1/1973 là cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tôi tiếp tục đưa một bức ảnh về cuộc biểu tình phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam của nhân dân Liên Xô và nhân dân Mỹ để học sinh quan sát từ đó thấy được lòng yêu hòa bình của nhân dân trên toàn thế giới những việc làm của lòng yêu chuộng hòa bình đó đã giúp đẩy lùi chiến tranh Những kiến thức lịch sử này học sinh sẽ được học ở lớp 9 vì vậy tôi giới thiệu để các em có thể tìm hiểu và có ý thức học tập tốt. Để tiếp tục dẫn dắt học sinh tìm hiểu khái niệm thế nào là bảo vệ hòa bình và thấy được ý nghĩa của những việc làm bảo vệ hòa bình tôi sử dụng kiến thức môn âm nhạc bằng cách đưa các câu hỏi: Ở bộ môn âm nhạc lớp 7 các em đã học bài hát nào về khát vọng hòa bình ? Học sinh đã học môn âm nhạc lớp 7 nên sẽ trả lời - Bài hát: “ Chúng em cần bầu trời hòa bình của Nhạc sĩ Hoàng Lân, Hoàng Long. Nội dung bài hát là gì? Học sinh trả lời nội dung của bài hát: Thể hiện khát vọng hòa bình của thanh thiếu niên Việt nam Tôi ghi nhận và nhắc lại: Với giai điệu vui tươi khỏe khoắn nhạc sĩ đã truyền tải khát vọng hòa bình của thanh thiếu niên Việt Nam đến với mọi người và toàn thế giới. Đây cũng chính là một việc làm bảo vệ hòa bình... Để làm rõ kiến thức trên tôi tiếp tục thực hiện phương pháp liên môn Ngữ văn với câu hỏi: Trong chương trình ngữ văn lớp 9 các em đã được học tác phẩm nào nói về hòa bình? Vì đây là kiến thức mà các em vừa được học ở tuần thứ 2 của lớp 9 nên các em sẽ nhớ nhanh và kể tên được văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của nhà văn Mácket. Tôi đưa hình ảnh nhà văn để học sinh quan sát: Qua văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình em cho biết nhà văn Mác két viết văn bản này với mục đích gì? Học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học về văn bản trên trong môn ngữ văn lớp 9 để trả lời được về mục đích của văn bản mà nhà văn Mác két đã viết là kêu gọi toàn nhân loại phải chống chiến tranh, kiên quyết bảo vệ hòa bình. Sau khi học sinh quan sát và hiểu được ý nghĩa của các việc làm bảo vệ hòa bình trên tôi đưa câu hỏi: Em hiểu thế nào là bảo vệ hòa bình? Bằng việc tìm hiểu trên học sinh sẽ đưa ra được khái niệm về thế nào là bảo vệ hòa bình. Tôi ghi nhận và giảng giải thêm một vài biểu hiện và lưu ý trong khái niệm. Hoạt động 4: Tìm hiểu tại sao phải bảo vệ hòa bình. Yêu cầu: Học sinh thấy được tình trạng chiến tranh, xung đột vẫn đang xảy ra ở khắp các khu vực trên thế giới. Ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ trên toàn thế giới. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh hạt nhân đang đe dọa loài người- đó là lý do cần chống chiến tranh, kiên quyết bảo vệ hòa bình. Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề, trực quan, liên môn( môn địa lí, ngữ văn.) Để làm rõ các vấn đề kiến thức trên cùng với việc sử dụng các phương pháp dạy học khác để chỉ ra sự bất ổn hiện nay trên thế giới Tôi sử dụng phương pháp liên môn của môn địa lý như sau: Tôi đưa câu hỏi : Em hãy kể tên một số quốc gia hay khu vực hiện đang xảy ra chiến tranh, xung đột hiện nay mà em biết? Với câu hỏi này học sinh sẽ vận dụng kiến thức địa lý các châu lục học ở lớp 7 và sự hiểu biết của bản thân để kể được tên một số quốc gia và khu vực trrên thế giới đang xảy ra tình trạng chiến tranh xung đột. Sau đó tôi đưa bảng hệ thống 11 điểm nóng về chiến tranh, xung đột trên thế giới hiện nay để học sinh quan sát, theo dõi: Học sinh quan sát, tôi tiếp tục dùng câu hỏi: Qua bảng hệ thống trên em cho biết tình trạng chiến tranh xung đột xảy ra chủ yếu ở khu vực nào trên thế giới? Bằng việc học địa lý các châu ở học kỳ II lớp 7 và kì I lớp 8 các em sẽ xác định được khu vực nổ ra chiến tranh xung đột nhiều nhất đó là Châu Á. Theo đó tôi tiếp tục đưa lược đồ khu vực Trung Đông để học sinh quan sát và nhận diện tên các nước xảy ra xung đột và chiến tranh kéo dài suốt từ năm 1999 đến hiện nay như I Rắc; I Ran; Apganixitan; Pakixitan. Để chỉ ra sự nguy hiểm và nguy cơ hủy diệt của chiến tranh bằng vũ khí hóa học, chiến tranh hạt nhân tôi sử dụng tiếp câu hỏi có liên quan đến kiến thức môn ngữ văn: Theo nhà văn Mác két thì tại sao phải chống chiến tranh, kiên quyết bảo vệ hòa bình? Bằng kiến thức đã học học sinh sẽ trả lời đúng được câu hỏi trên đó là nhà văn đã chỉ ra nếu xảy ra chiến tranh thì sẽ là một cuộc chiến tranh hủy diệt toàn nhân loại bằng sự hiện đại của quân sự và vũ khí hóa học. Chiến tranh hạt nhân. Từ câu trả lời trên của học sinh tôi đưa clip “ Chuyện Đông Tây” để minh họa về việc sử dụng vũ khí hóa học trong xung đột chiến tranh ở Syria. Học sinh theo dõi. Từ đó khẳng định rõ hơn vấn đề tại sao phải bảo vệ hòa bình. Hoạt động 5: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân Yêu cầu kiến thức: Học sinh thấy được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc bảo vệ hòa bình. Biết được những việc làm cụ thể để góp phần bảo vệ hòa bình. Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, liên hệ thực tế, liên môn mỹ thuật Cách tiến hành: Tôi đưa câu hỏi: Bằng suy nghĩ của mình em cho biết công dân cần phải có trách nhiệm gì đối với việc bảo về hòa bình? Học sinh suy nghĩ kết hợp với tham khảo sách giáo khoa để trả lời được trách nhiệm của công dân. Tôi tích hợp kiến thức môn Mỹ thuật bằng câu hỏi: Kể một số việc mà học sinh có thể làm để bảo vệ hòa bình? Học sinh sẽ liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi. Vì các em đã học môn mỹ thuật lớp 6 vẽ tranh theo chủ đề trong đó có vẽ về chủ đề về hòa bình vì vậy các em sẽ kể cả việc vẽ tranh. Nếu các em không kể thì tôi sẽ nhắc lại bổ sung cho các em nhớ, sau đó tôi đưa hình ảnh một số bức tranh vẽ về hòa bình, nội dung bảo vệ hòa bình để học sinh quan sát. Qua đây về nhà các em cũng sẽ tích cực vẽ tranh về đề tài hòa bình. Hoạt động 6: Củng cố bài. Yêu cầu: Học sinh nắm được kiến thức bài học một cách hệ thống. Ghi nhớ những kiến thức cơ bản. Phương pháp: Thuyết trình, thống kê, liên môn Mỹ thuật, làm việc nhóm. Để đạt được yêu cầu trên tôi đưa một bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức. Khi học sinh làm bài tập xong, tôi vận dụng phương pháp liên môn Mỹ thuật như sau: Tôi đưa lên màn hình câu hỏi: “Hãy vẽ một cây Hòa bình với các bộ phận rễ, thân, cành, lá, hoa, quả. Trên thân cây đó ghi chữ hòa bình, ở mỗi rễ cây ghi một hoạt động cần làm hoặc một hành vi giao tiếp, ứng xử hằng ngày cần thực hiện để bảo vệ hòa bình. Hoa và quả cây ghi những điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại cho cuộc sống con người”? Với câu hỏi trên, các nhóm học sinh sẽ vận dụng kiến thức của bộ môn Mỹ thuật để vẽ và nhanh chóng hoàn thành tranh của nhóm mình. - Từng nhóm lên giới thiệu cây của nhóm mình. Giáo viên đưa hình ảnh cây đã vẽ lên màn hình để học sinh theo dõi đối chiếu. - Cả lớp nhận xét bầu chọn ra nhóm vẽ cây hòa bình đúng, đầy đủ, đẹp và sáng tạo nhất. Tôi: Ghi nhận kết quả của các nhóm và rút kinh nghiệm cho học sinh. Tôi yêu cầu học sinh vẽ cây hòa bình cũng chính là hệ thống lại kiến thức bài học và ghi nhớ kiến thức chính cho học sinh. Cây hòa bình trong hoạt động này đóng vai trò như một bản đồ tư duy để các em dễ học, dễ nhớ và có tác động tốt đến kỹ năng, thái độ và ý thức của các em, nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao. Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà Yêu cầu: Học sinh tích cực học và nắm kiến thức tốt, rèn luyện được kỹ năng thực hành đó là vận dụng được kiến thức đã học và bằng hiểu biết thực tế để phân tích, đánh giá giải quyết được các vấn đề thực tiễn. Có ý thức thực hành rèn luyện sống hòa bình. Phương pháp: Động não, làm việc Nhóm, liên môn ngữ văn và mỹ thuật Khi hướng dẫn về nhà tôi đưa các câu hỏi sau lên màn hình: Đồng thời tôi phát câu hỏi trên cho mỗi nhóm: Nhóm 1: Hiện nay trên thế giới tình trạng chiến tranh xung đột vũ trang vẫn đang xảy ra ở nhiều khu vực. Ngòi nổ của chiến tranh đang âm ỉ, đặt nhân loại bên miệng hố của một cuộc chiến tranh. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Trách nhiệm của bản thân em đối với việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình? Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta? Nhận xét về cách ứng xử của Việt Nam? Trách nhiệm của bản thân em? Nhóm 3: Vẽ tranh theo chủ đề: “ Vì hòa bình”? Với 3 câu hỏi trên mỗi nhóm học sinh sẽ vận dụng kiến thức của bài học, kết hợp với kỹ năng làm văn nghị luận giải thích trong môn ngữ văn của lớp 7 và kiến thức vẽ theo chủ đề trong môn Mỹ thuật để giải quyết. Sau khi đưa câu hỏi cho các nhóm Tôi hướng dẫn các em sử dụng các kiến thức và kỹ năng đã học trong môn ngữ văn, địa lia, lịch sử và mỹ thuật để làm bài. * Như vậy tiến trình dạy bài học theo hướng tích hợp tôi đã thực hiện theo 7 hoạt động trên. Trong mỗi hoạt động tôi sử dụng các phương pháp khác nhau theo đặc trưng của môn học trong đó có phương pháp liên môn theo nhiều hình thức đã mô tả để phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphieu_mo_ta_cua_lan_anh_2903.doc