Thuyết trình phương pháp lãnh đạo thủ tướng GORDON BROWN

LỜI MỞ ĐẦU Chương I. Cơ sở lí luận về phong cách lãnh đạo 1. Các khái niệm về phong cách lãnh đạo 2. Các mô hình phong cách lãnh đạo 2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 2.3 Phong cách lãnh đạo tự do 3. Lãnh đạo theo tình huống 3.1 Quản lí theo kiểu định hướng 3.2 Quản lí kiểu tư vấn hay “ ông bầu “ 3.3 Quản lí kiểu hỗ trợ 3.4 Phong cách phân cấp hay ủy quyền 3.5 Các yêu cầu đạo theo tình huống Chương II. Phong cách lãnh đạo của thủ tướng GORDON BROWN 1. Tiểu sử về GORDON BROWN 2. Tài lãnh đạo và khả năng tư duy của GORDON BROWN 3. Tài ngoại giao 4. Tài diễn thuyết Chương III. Tham vọng và những sai lầm của GORDON BROWN 1. Tham vọng cháy bỏng 2. Thỏa thuận với Blair 3. Thách thức tài chính 4. Khủng hoảng lãnh đạo Chương IV. Bài học từ thủ tướng GORDON BROWN KẾT LUẬN

docx18 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2252 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết trình phương pháp lãnh đạo thủ tướng GORDON BROWN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo Trường đại học quốc tế hồng bàng Bộ môn phương pháp lãnh đạo Đề tài: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG GORDON BROWN GVHD: th.s NGUYỄN THÀNH TÍN SV: TRẦN DUY HOÀI MSSV: 07066013 Lớp: KT07_QT02 Mục lục LỜI MỞ ĐẦU Chương I. Cơ sở lí luận về phong cách lãnh đạo Các khái niệm về phong cách lãnh đạo Các mô hình phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo độc đoán Phong cách lãnh đạo dân chủ Phong cách lãnh đạo tự do Lãnh đạo theo tình huống Quản lí theo kiểu định hướng Quản lí kiểu tư vấn hay “ ông bầu “ Quản lí kiểu hỗ trợ Phong cách phân cấp hay ủy quyền Các yêu cầu đạo theo tình huống Chương II. Phong cách lãnh đạo của thủ tướng GORDON BROWN 1. Tiểu sử về GORDON BROWN 2. Tài lãnh đạo và khả năng tư duy của GORDON BROWN 3. Tài ngoại giao 4. Tài diễn thuyết Chương III. Tham vọng và những sai lầm của GORDON BROWN 1. Tham vọng cháy bỏng 2. Thỏa thuận với Blair 3. Thách thức tài chính 4. Khủng hoảng lãnh đạo Chương IV. Bài học từ thủ tướng GORDON BROWN KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Chương I. Cơ sở lí luận về phong cách lãnh đạo 1. Các khái niệm về phong cách lãnh đạo Phong chác lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạothường dùng để gây ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo. Lãnh đạo là tiến trình điều khiển, tác động đến người khác để họ góp phần làm tốt các công việc hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu đã định của tổ chức. Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác. Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của nhà lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. 2. Các mô hình phong cách lãnh đạo 2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán: ( lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền ) - Nhà quản trị áp đặt nhân viên, các nhân viên nhận và thi hành mệnh lệnh - Thông tin là một chiều từ trên xuống - Mệnh lệnh độc đoán - Tập trung mọi quyền lực vào tay người quản lý, người lãnh đạo – quản lý bằng ý chí của mình - Không kèm theo bất kỳ lới khuyên hay hướng dẫn nào. - Đặc điểm: Nhân viên ít thích lãnh đạo Hiệu quả làm việc cao khi có lãnh đạo, thấp khi không có lãnh đạo Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc định hướng cá nhân. 2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ - Nhà quản trị tham khảo, bàn bạc, lắng nghe ý kiến thuộc cấp trước khi ra quyết định - Người lãnh đạo có sự phân giao quyền lực cho cấp dưới (thông tin hai chiều) - Phân chia quyền lực quản lý - Tranh thủ ý kiến cấp dưới, tập thể được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch - Tạo ra bầu không khí tâm lí tích cực trong quá trình quản lý. - Đặc điểm: Nhân viên thích lãnh đạo hơn Không khí thân thiện, định hướng theo nhóm, định hướng theo nhiệm vụ, tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý Năng suất cao kể cả khi không có mặt lãnh đạo. 2.3 Phong cách lãnh đạo tự do - Nhà quản trị rất ít sử dụng quyền lực, cho cấp dưới được tự do - Nhà quản trị giúp đỡ tạo điều kiện cho cấp dưới thông qua việc cung cấp thông tin và các phương tiện khác (thông tin ngang) - Nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra - Đặc điểm: Nhân viên thích lãnh đạo hơn Không khí hoạt động nhóm thân thiện, định hướng theo nhóm, định hướng vui chơi Năng suất thấp, nhà lãnh đạo vắng mặt thường xuyên. 3. Lãnh đạo theo tình huống Bao gồm việc sử dụng bốn phong cách quản lý khác nhau: Quản lý kiểu định hướng Quản lý kiểu tư vấn hay kiểu “ông bầu” Quản lý kiểu hỗ trợ Phong cách phân cấp hay ủy quyền. 3.1 quản lí kiểu định hướng Nhà quản lý sẽ hướng dẫn nhân viên làm thế nào để hoàn thành công việc, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của nhân viên và tự mình đưa ra hết quyết định Đây là phong cách thích hợp nhất để quản lý nhân viên mới vào nghề hoặc những người làm việc không tốt Tuy nhiên, nếu nhà quản lý chỉ sử dụng cuy nhất phong cách này thì sẽ trở nên tiểu tiết, độc đoán. 3.2 quản lí kiểu tư vấn hay kiểu “ Ông bầu “ Liên tục đưa ra các tình huống buộc nhân viên cùng tham gia giải quyết vấn đề và tham gia vào quá trình ra quyết định Muốn vậy, cần lôi kéo ý kiến của nhân viên, trả lời các câu hỏi được đưa ra và thể hiện sự hứng thú bàn bạc công việc với từng cá nhân Phong cách này thích hợp khi nhân viên không còn là người mới đối với công việc nhưng cũng chưa đủ khả năng thực hiện tốt công việc của mình. 3.3 Quản lí kiểu hỗ trợ Áp dụng khi nhân viên đã có đủ khả năng thực hiện một công việc được giao nhưng còn thiếu tự tin Theo phong cách này, nhà lãnh đạo chính là nơi để nhân viên nêu ra những lo ngại và để bàn bạc về những khó khăn của mình Nhà quản lý không giải quyết hộ mà chỉ hỗ trợ họ nhằm tăng cường tính độc lập và tự tin của nhân viên. 3.4 Phong cách phân cấp hay ủy quyền Sử dụng phong cách này khi nhân viên đã có đủ khả năng lẫn sự tự tin trong việc xử lý công việc của mình Tuy nhiên, nếu sử dụng phong cách này trước khi nhân viên sẵn sàng đối với công việc sẽ khiến họ nghĩ rằng nhà lãnh đạo muốn bỏ rơi họ. 3.5 Các yêu cầu đối với lãnh đạo theo tình huống Liên tục thay đổi phong cách quản lý để phù hợp với sự phát triển về kỹ năng, kinh nghiệm và sự tự tin của nhân viên, nếu không sẽ khiến nhân viên không thể phát triển được Sẵn sàng áp dụng những phong cách khách nhau đối với cùng một người bởi trong khi anh ta có đủ khả năng và sự tự tin trong việc xử lý công việc này thì khi một công việc mới được giao cho anh ta sẽ đòi hỏi một phong cách quản lý khác. Chương II. Phong cách lãnh đạo của GORDON BROWN 1. Tiểu sử về GORDON BROWN James Gordon Brown sinh ngày 20 tháng 2, 1951 tại Govan, Glasgow, Scotland, mặc dù đôi khi các phương tiện truyền thông ghi nơi sinh của ông là Giffnock, Renfrewshire, là con của John Ebenezer Brown, một mục sư thuộc Giáo hội Tô Cách Lan (Trưởng Lão), John qua đời năm 1998, hưởng thọ 84 tuổi. Brown chịu ảnh hưởng sâu đậm từ cha. Mẹ của Brown, Elizabeth, qua đời năm 2004 ở tuổi 86.Gordon lớn lên cùng hai anh trai, John và Andrew Brown, ở Kirkcaldy. Gordon Brown đã theo học tại trường tiểu học Tây Kirkcaldy và trường trung học Kirkcaldy. Giống nhiều nhân vật nổi tiếng người Tô Cách Lan khác có xuất thân giống Brown, ông thường được nhắc đến như là “con mục sư”. Lúc 16 tuổi, Gordon vào Đại học Edinburg, theo học môn lịch sử. Do bị rách võng mạc trong một trận đấu bóng bầu dục (rugby), Brown bị mù mắt trái, và phải dùng mắt giả. Năm 1972, Brown tốt nghiệp Đại học Edinburg với bằng Thạc sĩ hạng tối ưu, rồi tiếp tục hoàn tất chương trình Tiến sĩ năm 1982, với luận án tựa đề Đảng Lao động và sự Thay đổi Chính trị tại Scotland 1918-1929. Năm 1972, khi đang là sinh viên, Brown đắc cử chức Ủy viên (Rector) Đại học Edinburg, tham dự các buổi họp của Hội đồng Quản trị (University Court). Brown phục vụ ở cương vị này cho đến năm 1975. Brown từng giảng dạy tại Edinburg, và là giảng viên môn chính trị học tại Đại học Glasgow Caledonian từ năm 1976 đến 1980. Ông cũng làm việc cho Đài Truyền hình Tô Cách Lan (Scottish Television) cho đến khi đắc cử vào Quốc hội năm 1983. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1979, Brown ra tranh cử tại hạt bầu cử Edinburg South, nhưng bị thất bại trước ứng cử viên Đảng Bảo thủ Michael Ancram Trong lần tranh cử thứ hai vào cuộc tổng tuyển cử năm 1983, Brown đắc cử vào Quốc hội với tư cách là Dân biểu Đảng Lao động đại diện trị gia Đảng Lao động Độc lập, tác phẩm này trước đây là luận án tiến sĩ của ông. Năm 1985, Brown được chọn làm phát ngôn nhân cho phe đối lập về Thương mại và Công nghiệp. Năm 1986, Brown cho xuất bản quyển tiểu sử James Maxton, một chính trị gia khu vực Dunfermline East. Từ năm 1987 đến 1989, Brown là Quốc vụ Khanh Tài chính, rồi Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp cho phe đối lập, trước khi trở thành Bộ trưởng Tài chính cho phe đối lập vào năm 1992. Ngày 27 tháng 6 năm 2007, với sự chuẩn thuận của Nữ hoàng Elizabeth II, Brown trở thành Thủ tướng Anh. Ngày 10/5/2009, ông Brown tuyên bố chính thức rút lui khỏi cương vị là người đứng đầu Công đảng và yêu cầu đảng này tìm ra một nhà lãnh đạo mới. 2.Tài lãnh đạo và khả năng tư duy của GORDON BROWN Khi là Bộ trưởng Tài chính Trong thời gian 10 năm 2 tháng đảm trách chức Bộ trưởng Tài chính, Brown đã thiết lập được vài kỷ lục. Ông là bộ trưởng thuộc Đảng Lao động ở chức vụ này lâu nhất từ trước tới nay, cũng là chính trị gia giữ ghế bộ trưởng tài chính lâu nhất trong một thời gian liên tục kể từ Nicholas Vansitart, ông này giữ chức bộ trưởng tài chính từ năm 1812 đến 1823. Tuy nhiên, William Glastone là người có thời gian đảm trách chức vụ bộ trưởng tài chính dài nhất, tổng cộng là 12 năm 4 tháng, nhưng trong bốn nhiệm kỳ riêng biệt trong quãng thời gian từ năm 1852 đến 1882. Trong thời gian làm Bộ trưởng Tài chính, ông Brown đã tiến hành một số cải cách quan trọng trong chính sách tiền tệ của Anh. Ông còn là tác giả của một số quyết định gây nhiều tranh cãi trong đó có việc bãi bỏ miễn giảm một số loại thuế. Trong tư cách Bộ trưởng Tài chính phe đối lập, Brown nỗ lực xây dựng hình ảnh một chuyên gia tài chính tài năng sẵn sàng cho nhiệm vụ chính thức hầu có thể tái khẳng định với giới doanh gia và tầng lớp trung lưu rằng Đảng Lao động xứng đáng với sự tin tưởng của họ để điều hành nền kinh tế trong nỗ lực kìm hãm lạm phát, hạ thấp số người thất nghiệp và cắt giảm chi tiêu – là những vấn nạn của nền kinh tế Anh trong thập niên 1970. Ông công khai thừa nhận đảng Lao động sẽ theo đuổi các kế hoạch chi tiêu của đảng Bảo thủ trong thời gian hai năm kể từ lúc nắm quyền. Sau lần tái tổ chức các đơn vị bầu cử ở Scotland, Brown đại điện cho hạt bầu cử Kircaldy và Cowdenbeath trong kỳ bầu cử năm 2005 Thành quả Theo website của Thủ tướng, có ba thành tựu đặc biệt trong suốt một thập niên đương chức của Brown: Brown đã dẫn dắt “thời kỳ tăng trưởng lâu dài nhất”, biến Ngân hàng Anh Quốc thành một định chế độc lập, và kiến tạo một thỏa ước về nạn nghèo đói và thay đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh G8 năm 2005.[12] Ngân hàng Anh Quốc: Sau khi đảm nhiệm chức trách Bộ trưởng Tài chính, Brow dành cho Ngân hàng Anh Quốc quyền điều hành độc lập chính sách tiền tệ, như thế định chế này được trao trách nhiệm ấn định các loại lãi suất. Thuế: Trong kỳ bầu cử năm 1997, Brown cam kết không tăng thuế lợi tức. Sau khi nhậm chức bộ trưởng tài chính, ông cắt giảm mức thuế khởi tính từ 20% xuống còn 10% trong năm 1999 trước khi hủy bỏ mức thuế khởi tính năm 2007, giảm mức thuế căn bản từ 23% xuống 20%. Thuế lợi tức đánh trên các công ty cũng giảm từ 33% xuống 28%, riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ từ 24% xuống còn 19%. Tăng trưởng: Một báo cáo của OECD cho thấy từ năm 1997 đến 2006, mức tăng trưởng trung bình của Anh là 2.7%, cao hơn mức trung bình 2.1% của khu vực đồng Euro. Tỷ lệ lao động thất nghiệp tại Anh là 5.5%, giảm từ 7% năm 1997 và thấp hơn mức trung bình 8.1% của khu vực đồng euro. Vàng: Từ năm 1999 đến 2002, Brown cho bán 60% lượng vàng dự trữ của Anh với giá 275 USD một ounce. Quyết định này của Brown bị nhiều người xem là "một thảm họa trong cung cách quản trị tài sản trong thương trường quốc tế" vì Brown tung số vàng ra bán vào thời gian cuối kết thúc giai đoạn kéo dài 20 năm giá vàng đứng ở mức thấp. Brown cũng cố thuyết phục IMF hành động tương tự[29] như bị từ chối. Thương vụ bán vàng này đã mang đến cho ông biệt danh "Brown vàng" nhái theo bài hát The Stranglers. Xóa nợ: Brown tin rằng quyết định xóa những khoản nợ không thể hoàn trả cho các nước thuộc thế giới thứ ba là cần thiết, nhưng không chủ trương xóa tất cả nợ. Ngày 20 tháng 4 năm 2006, trong một bài diễn văn đọc trước đại sứ các nước tại Liên Hiệp Quốc, Brown đã phác họa quan điểm “Xanh” về sự phát triển toàn cầu. Phân tích Chính sách Tăng trưởng: Brown tin rằng rằng nhiệm kỳ Bộ trưởng Tài chính của ông là giai đoạn củng cố sự tăng trưởng kinh tế dài nhất trong lịch sử nước Anh. Chống nghèo: Trung tâm Nghiên cứu Chính sách (Centre for Policy Studies) nhận ra rằng thành phần nghèo nhất chiếm một phần năm hộ gia đình toàn quốc chịu 6.8% tổng số thuế trong năm 1996-1997, và 6.9% tổng số thuế thu nộp trong năm 2004-2005 trong khi phần của họ được hưởng trong phúc lợi quốc gia bị cắt giảm từ 28.1% xuống 27.1%. Thuế: Theo OECD thuế của Anh Quốc tăng từ 39.9% tổng sản phẩm quốc nội năm 1997 lên đến 42.4% năm 2006, cao hơn của nước Đức. Nguyên nhân của sự gia tăng này được cho là do chính sách của chính phủ, không phải do tăng trưởng kinh tế. Khi Kế nhiệm Blair  Sau 10 năm chờ đợi, cuối cùng Thủ tướng Tony Blair cũng đã trao cương vị Thủ tướng cho ông Brown vào năm 2007. Tháng 10 năm 2004, Tony Blair tuyên bố rút lui khỏi vị trí lãnh đạo đảng trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ tư, nhưng sẽ tiếp tục phục vụ cho đến hết nhiệm kỳ thứ ba. Những tranh cãi về mối quan hệ giữa Brown và Blair tiếp tục kéo dài quá kỳ bầu cử năm 2005 khi Đảng Lao động vẫn duy trì thế đa số nhưng giảm số ghế trong quốc hội. Dù Brown và Blair hợp tác với nhau trong chiến dịch vận động nhưng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nước Anh những tin tức về mối bất hòa giữa hai người. Bị áp lực từ bên trong đảng, ngày 7 tháng 9 năm 2006, Blair tuyên bố sẽ rút lui trong vòng một năm. Như vậy, Brown là ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vụ thủ tướng, nhất là khi trong mắt của các đảng viên, ông là một chính khách có tầm nhìn trong cung cách lãnh đạo và có khả năng thích ứng với những biến đổi toàn cầu. Brown là thủ tướng đầu tiên đến từ một hạt bầu cử ở Tô Cách Lan kể từ Sir Alec Douglas-Home năm 1964. Ông cũng là một trong bốn thủ tướng không theo học tại Đại học Oxford và Đại học Cambridge, ba người kia là Bá tước đảo Bute (Đại học Leiden), Lord John Russell (Đại học Edinburgh), và Neville Chamberlain (Đại học Khoa học Mason, về sau là Đại học Birmingham). Trong khi đó, cũng có những thủ tướng chưa từng tốt nghiệp đại học như Công tước Wellington, Benjamin Disraeli, David Lloyd George, Winston Churchill, James Callaghan, và John Major. Từ tháng 1 năm 2007, báo chí tường thuật rằng Brown “không còn giữ kẽ về ý định muốn dời về ngôi nhà số 10 trong thời gian tới” - mặc dù rõ ràng ông và gia đình thích sống trong ngôi nhà rộng rãi hơn ở số 11 đường Downing (dành cho Bộ trưởng Tài chính). Trong tháng 1 năm 2007, khi nói chuyện ở Hội Fabian về chủ đề “Thập niên kế tiếp” Brown nhấn mạnh đến các vấn đề như giáo dục, phát triển quốc tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo (“bình đẳng trong cơ hội và minh bạch trong lợi tức”), chấn hưng tinh thần dân tộc, phục hồi lòng tin trong chính trường, và tìm kiếm sự ủng hộ của người dân cho cuộc chiến chống khủng bố như là những ưu tiên hàng đầu của ông Chính sách Tôi vừa chấp nhận lời yêu cầu của Nữ hoàng để thành lập chính phủ. Đó sẽ là một chính phủ mới với những ưu tiên mới. Thật vinh dự cho tôi khi được dành cho một cơ hội lớn để phụng sự đất nước. Tôi sẽ kiên trì theo đuổi mục đích, vững vàng trong ý chí, quyết tâm trong hành động nhằm phục vụ nhân dân Anh, giải quyết các khó khăn, và đáp ứng sự kỳ vọng của đất nước.Gordon Brown, Tuyên bố tại Downing Street, 27 tháng 6 năm 2007. Trong khi vận động tranh cử, Brown cam kết: Chấm dứt tham nhũng: Brown nhấn mạnh đến việc bài trừ tham nhũng. Nhiều người tin rằng ông sẽ giới thiệu một bộ luật mới với những qui định rõ ràng về tiêu chuẩn và tư cách của các bộ trưởng. Cải cách Hiến pháp: Trong một bài diễn văn, Brown nói rằng ông muốn có một “hiến pháp tốt hơn” qui định rõ “quyền và trách nhiệm của một công dân Anh hiện đại”. Ông dự định tổ chức một hội nghị nhằm tăng thêm quyền cho Quốc hội và thiết lập sự cân bằng quyền lực giữa trung ương và địa phương. Brown cho biết ông sẽ dành cho Quốc hội quyền quyết định tối hậu trong việc điều động quân cho các hoạt động quân sự. Gia cư: Các hạn chế về qui hoạch nhà ở chắc chắn sẽ được nới lỏng. Brown nói ông muốn tung thêm đất đai ra thị trường trong khuôn khổ của các đề án phân phối đất hợp lý. Ông ủng hộ kế hoạch xây dựng thêm năm thị trấn sinh thái, mỗi nơi cung cấp chỗ ở cho 10 000 đến 20 000 cư dân – con số tổng cộng sẽ là 100 000 người. 3. Tài ngoại giao Dù tiếp tục ủng hộ Chiến tranh Iraq, tháng 6 năm 2007 trong một bài diễn văn, Brown cho rằng nên “rút ra những bài học” từ những sai lầm ở Iraq. Trong một lần nói chuyện tại Israel vào tháng 4 năm 2007, Brown cho biết: Nhiều người trong số quý vị có mặt ở đây biết rằng mối quan tâm của tôi đối với Israel và cộng đồng Do Thái đã có từ lâu... Thân phụ của tôi là chủ tịch Ủy ban Israel của Giáo hội Tô Cách Lan...Quan điểm của tôi là rất rõ ràng... về lịch sử Israel, về những thử thách và khổ nạn mà dân tộc Do Thái đã gánh chịu, về những đau thương và những mất mát khủng khiếp trong vụ Holocaust, cũng như cuộc đấu tranh phi thường của một dân tộc đã tạo dựng cho mình quê hương kỳ diệu này. Bang giao với Hoa Kỳ  Thủ tướng Brown đón tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại một cuộc họp báo ở thủ đô London tháng 4/2009. Những phát biểu của Douglas Alexander, một phụ tá thân cận của Brown, tại Washington, D. C. được xem là chỉ dấu cho sự thay đổi trong chính sách, cũng là một lời nhắn gởi cho Hoa Kỳ: “Trong thế kỷ 21, khi sử dụng sức mạnh chúng ta cần cân nhắc xem sẽ xây dựng được điều gì... cần phải thể hiện trong lời nói và hành động rằng chúng ta là những người ủng hộ tinh thần quốc tế, không phải là những kẻ chủ trương hành động đơn độc, là những người hợp tác đa phương, không phải hành động đơn phương, tích cực chứ không thụ động, và được thúc đẩy bởi những giá trị nền tảng, chứ không phải vì những ích lợi nhất thời.” Tuy nhiên, phát ngôn nhân phủ thủ tướng bác bỏ những suy diễn cho rằng Alexander muốn nước Anh xa lánh Hoa Kỳ, nhưng nhấn mạnh rằng Anh Quốc không nhất thiết phải, theo cách nói của Tony Blair, “chung vai sát cánh” với George W. Bush trong những vụ can thiệp quân sự. Brown cũng từng làm rõ quan điểm của mình: “Không ai được phép phân rẽ chúng tôi với Hoa Kỳ trong những vấn đề liên quan đến các thách thức chung mà hai bên cùng đối đầu trên khắp thế giới. Tôi nghĩ mọi người cần nhớ rằng mối quan hệ giữa nước Anh và nước Mỹ, giữa thủ tướng Anh và tổng thống Mỹ được xây dựng trên những điều hai bên cùng chia sẻ, đó là những giá trị lâu dài về tầm quan trọng của sự tự do, cơ hội, và nhân phẩm. Tôi sẽ tiếp tục làm việc cận kề, như Tony Blair từng làm, với chính phủ Mỹ.” 4. Tài diễn thuyết Tạp chí The Spectator đưa tin, ông Brown đang yêu cầu các nhà xuất bản sách trả 100 nghìn USD cho một buổi diễn thuyết của ông. Cựu thủ tướng Anh cũng đã liên hệ với các hãng tổ chức sự kiện để tiến tới thỏa thuận cho các buổi thuyết trình của ông tại các nước Trung Đông và Châu Á. Tạp chí này còn cho biết, các công ty còn phải sắp xếp cho vị cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown ở những khách sạn 5 sao, xếp lịch bay VIP và vé máy bay hạng thương gia. Bà Sarah, vợ ông Brown rất có thể sẽ đồng hành cùng ông đến những buổi diễn thuyết ở mọi nơi trên khắp thế giới. Đương nhiên, chi phí phát sinh cho một suất "đi kèm" đặc biệt của bà Sarah cũng phải ngót nghét 20 nghìn USD. Như vậy, tổng chi phí để được ông Brown thuyết trình sẽ vào khoảng 120 nghìn USD/lần. Gordon Brown, người vẫn luôn bận bịu với những cuộc diễn thuyết ở khắp nơi kể từ khi nghỉ hưu từ lâu, vẫn luôn nhấn mạnh rằng mình quan tâm tới ý nghĩa của công việc và làm việc có ích nhiều hơn là những lợi ích về mặt tài chính hay tiền bạc. Thế nhưng, nếu những thỏa thuận giữa ông Brown và các công ty tổ chức các sự kiện diễn thuyết, thuyết trình hoàn tất, ông Brown rất có thể sẽ phải đối mặt với những chỉ trích từ dư luận bởi ông đã "đòi hỏi quá cao". Yêu cầu của ông Brown hiện đang bị giới phân tích Anh "đàm tiếu" rất nhiều. Một giám đốc điều hành tại một cơ quan chuyên tổ chức các buổi thuyết trình ở London phát biểu với Telegraph: "Tất cả chúng tôi đều rất hoan nghênh những đòi hỏi của mỗi người. Nhưng tôi thì rất bất ngờ nếu có ai muốn trả cho ông ấy (Gordon Brown - PV) số tiền nhiều như vậy cho một buổi diễn thuyết". Trong khi đó, người đại diện cho ông Brown tối 18.8 vẫn một mực khẳng định: "Đương nhiên là ông Brown luôn có rất nhiều lời đề nghị thuyết trình ở khắp nơi trên thế giới ở mọi lĩnh vực khác nhau. Nhưng hiện tại, ông ấy đang muốn tập trung hoàn thành cuốn sách về khủng hoảng tài chính của mình". Chương III. Tham vọng và những sai lầm của GORDON BROWN 1. Tham vọng cháy bỏng Gordon Brown muốn làm Thủ tướng thêm nhiều năm nữa. Tham vọng của ông cháy bỏng tới nỗi nó làm lu mờ quan hệ giữa ông và Tony Blair. Ông và đội ngũ của ông đã tập luyện, thiết kế, lên kế hoạch trong suốt một thập niên để đảm bảo chiếc ghế thủ tướng vững chắc, để đánh bật mọi đối thủ với Công đảng để được bổ nhiệm mà không cần bầu cử. "Tôi sẽ làm hết sức mình", ông nói với báo chí khi đi qua cánh cửa Số 10 phố Downing khi lần đầu tiên bước lên ghế thủ tướng vào tháng 6/2007. Nhưng cuối cùng, nỗ lực hết sức của ông vẫn chưa đủ.Ông tuyên bố rời nhiệm sở sớm hơn ba năm - thời gian chỉ vừa hơn James Callaghan, thủ tướng cuối cùng của Công đảng được bổ nhiệm mà không chiến thắng trong một cuộc tổng tuyển cử. Ít người biết lần đần đầu tiên ông Brown đặt cả tâm trí vào công việc này là khi nào. Nhưng kể khi ông trúng cử vào quốc hội năm 1983, nhiều người đã lờ mờ nhận thấy rằng, Số 10 chính là đích đến của ông.Ông thăng tiến một cách nhanh chóng, cùng với người bạn là Tony Blair gia sức thúc đẩy bộ máy nội các lập sẵn bởi Neil Kinnock. Tuy nhiên, khi Kinnock thay thế vị trí của John Smith (do qua đời đột ngột) năm 1994, không phải ông mà là Blair lại đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Công đảng. 2. Thỏa thuận với Blair  Trong những năm đầu tại quốc hội, ông Brown có mối quan hệ rất thân mật với Thủ tướng Tony Blair. Ông Brown chấp thuận đứng sang bên nhưng chi tiết một bản thỏa thuận đầy ám ảnh vẫn được nhiều người nhắc tới. Trong nội các chính phủ, ở cương vị Bộ trưởng Tài chính, ông Brown đem lại cho Ngân hàng Anh sự độc lập nhất định và ban đầu đã giành được sự yêu mến của người dân khi duy trì tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ lạm phát thấp. Ông nắm giữ quyền kiểm soát những lĩnh vực lớn hơn trong chính sách nội địa, làm các đồng minh của Tony Blair phải vỡ mộng.Ông tái tạo lại hệ thống thuế và phúc lợi. Sau 10 năm chờ đợi, Brown sung sướng rời Bộ Tài chính để tới phố Downing mùa hè năm 2007 với cam kết thay đổi và phục hồi lòng tin trong chính phủ. Trong những tuần đầu tiên làm thủ tướng, ông đối mặt với nhiều thách thức như khủng bố, dịch lở mồm long móng và nạn lũ lụt khắp đất nước. Được cổ vũ bởi tỉ lệ ủng hộ cao, sự lạc quan của các cộng sự, ông còn thích "tiêu khiển" với quyết định đột ngột kêu gọi tổ chức bầu cử mùa hè 2007, tuy nhiên sau đó ông ngập ngừng và cuối cùng thì hủy bỏ. Những người đối lập chỉ trích ông dao động và tỉ lệ ủng hộ ông bắt đầu sụt giảm. Đảng do ông dẫn đầu mất dần vị trí trong các cuộc bầu cử - từ thị trưởng London, đến các thành phố lớn ở Anh, xứ Wales, và các cuộc bầu cử phụ tại Crewe và Glasgow. Ông đưa ra một quyết định về thuế và nhận lại sự phản đối mạnh mẽ khiến chính ông sau này phải thừa nhận đó là sai lầm. 3. Thách thức tài chính Rồi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra.Nói một cách khác, những điều tiếng của ông trong năng lực kihn tế bắt đầu khiến người ta hoài nghi.Northern Rock là một ngân hàng lớn của Anh trải qua cú sốc đầu tiên.Có nhiều câu hỏi về sự điều chỉnh trong tài chính, về việc ông cho phép mức độ thiếu hụt tài chính ngày một lớn. Những cũng có những tán dương về cách mà ông và Bộ trưởng Tài chính Alistair Darling đối phó với cuộc khủng hoảng như tái sắp xếp cơ cấu vốn ngân hàng, nhất trí gói kích thích kinh tế theo con đường của nhiều nước.  Giữa tất cả những điều ấy, ông Brown đã mang Peter Mandelson ra để tăng cường cho đội ngũ của mình, một đội ngũ bị chao đảo vì vụ bê bối mà nhân vật trung tâm chính là cố vấn thân cận nhất Damian McBride của ông. Quan chức cao cấp tại phố Downing này đã buộc phải từ chức sau khi bị tiết lộ nhiều dữ liệu do chính ông ta "sưu tầm" về cuộc sống riêng tư của các thủ lĩnh đảng Bảo thủ, mục đích chính là để bôi nhọ đảng phái đối lập hàng đầu này tại Anh. Việc Damian McBride sử dụng những "công nghệ PR bẩn" lần này lại bất ngờ trở thành đòn "gậy ông đập lưng ông" giáng vào uy tín của Công đảng cầm quyền mà giới phân tích từng đánh giá có khả năng sẽ thất bại trước đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử Quốc hội 2010. Và mùa hè năm ngoái, khi dân Anh tức giận với bê bối chi tiêu của các nghị sĩ Anh, phản ứng của ông Brown lại chậm chạp hơn nhiều so với các đối thủ. 4. Khủng hoảng lãnh đạo Ông Brown luôn luôn bị chỉ trích ngay trong Công đảng và vào mùa hè 2008, thậm chí đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về khả năng lãnh đạo đầu tiên khi một số bộ trưởng và nghị sĩ công khai đề nghị ông từ chức. Mùa hè 2009, ông trải qua sự xáo trộn cực lớn khi hàng loạt thành viên nội các từ chức - Hazel Blears, Jacqui Smith và cả James Purnell ra đi vào đúng lúc một cuộc bỏ phiếu kết thúc tại các điểm bầu cử địa phương châu Âu và Công đảng chỉ đứng thứ ba với 16% phiếu bầu. Sau tất cả, ông vẫn trụ lại. Vào tháng 1 năm nay, hai cựu bộ trưởng Nội các là Patricia Hewitt và Geoff Hoon - đã kêu gọi một cuộc bầu cử lãnh đạo mới để giải quyết vị thế của Brown theo cách "một lần cho tất cả". Cuộc vận động tranh cử đang diễn ra, thì ông gặp người phụ nữ có tên là Gillian Duffy, đã nghỉ hưu đến từ Rochdale.Lãnh đạo Công đảng khi đó đã có cuộc thảo luận với bà Duffy về khoản nợ của Anh, về thuế và chính sách nhập cư. Sau đó, ông Brown lên xe và rời đi. Nhưng không may lúc đó ông vẫn đeo radio micro, khiến phát thanh viên có thể nghe trọn đoạn hội thoại của ông với một trợ lý. “Thật kinh khủng”, ông Brown nói về cuộc gặp gỡ. “Đừng bao giờ để tôi gặp người phụ nữ đó – Đấy là ý tưởng của ai thế?”, ông hỏi. “Bà ta là kiểu phụ nữ mù quáng”. "Mù quáng" đã được ghi lại, và phát lại cho ông trong một cuộc phỏng vấn. Mặt ông cắt không còn giọt máu, ông giơ tay ôm đầu. Brown đã tới tận nhà của người phụ nữ về hưu để xin lỗi, nhưng tổn thất hình ảnh không bao giờ lấy lại được. Ông bước vào cuộc bầu cử với niềm tin rằng, sự vững vàng và kinh nghiệm của mình sẽ đánh bại mọi mong muốn, kêu gọi đổi mới. Ở thời khắc cuối cùng, niềm tin ấy, sự vững vàng ấy, đã không đủ...  Trong cuộc tổng tuyển cử gần đây nhất, ông Brown đã thất bại trong nỗ lực nhằm đưa Công đảng tiếp tục nắm quyền liên tiếp trong 4 nhiệm kỳ. Sau thời gian đầu nhận được sự ủng hộ của đông đảo dân chúng Anh trên cương vị thủ tướng, uy tín của Thủ tướng Brown bắt đầu suy giảm tại các cuộc bầu cử ở Anh và châu Âu vào năm 2009.Trong kỳ tổng tuyển cử vừa qua, Công đảng chỉ giành được vị trí thứ 2 sau Đảng Bảo thủ.   Ngày 10/5, ông Brown tuyên bố chính thức rút lui khỏi cương vị là người đứng đầu Công đảng và yêu cầu đảng này tìm ra một nhà lãnh đạo mới.  Vài ngày sau khi đảng của ông giành ít phiếu bầu hơn Đảng Bảo thủ, ông Brown tuyên bố rút lui khỏi chức vụ người đứng đầu Công đảng. Trước đây, các quyền truyền thống được ủy nhiệm cho thủ tướng như tuyên chiến và phê chuẩn việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng vẫn được xem những đặc quyền của hoàng gia, nay Brown muốn chuyển các quyền này cho Quốc hội.Ông muốn Quốc hội giành quyền phê chuẩn hiệp ước và thêm quyền giám sát các cơ quan tình báo. Brown cũng muốn chuyển giao một số quyền của Quốc hội cho công dân. Chương IV. Những bài học từ GORDON BROWN KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThuyết trình phương pháp lãnh đạo thủ tướng GORDON BROWN.docx