Thuyết trình lịch sử học thuyết kinh tế

Phái TCĐ, mà đại diện là Marshall đã nói rằng ruộng đất là yếu tố SX đặc thù, có cung biến đổi. Do đó địa tô chỉ chịu ảnh hưởng của cầu, và do năng suất giới hạn của ruộng đất quyết định. Khác với phái TCĐ, năng suất giới hạn của ruộng đất quyết định địa tô, thì trong học thuyết của Mac năng suất giới hạn của ruộng đất chỉ tác động tới địa tô chênh lệch, còn với địa tô tuyệt đối tất cả các nhà TB kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ, ko phụ thuộc vào NS giới hạn của ruộng đất.

ppt26 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết trình lịch sử học thuyết kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuyết trình lịch sử học thuyết kinh tế Nhóm 7 Thành viên: 1. Dương Thị Thu Hương 6. Bùi Hồng Hạnh Lê 2. Đỗ Thị Thu Huyền 7. Ng~.T. D. Phương Thảo 3. Phí Thị Thu Hằng 8. Trần Đình Trang Nhung 4. Hoàng Thị Mậu 9. Trịnh Thị Lan Hương 5. Hoàng Thị Vân 10. lêThị Bình Đề bài Chứng minh rằng nhờ hoàn thiện lý luận giá trị - lao động của Marx, ông đã kế thừa, phát triển hoàn thiện lý luận địa tô và lợi nhuận của trường phái kinh tế chính trị Tư sản cổ điển Anh. Hãy phân biệt sự khác biệt về địa tô, lợi nhuận của Marx so với trường phái tân cổ điển. Chứng minh rằng nhờ hoàn thiện lý luận giá trị - lao động, Marx đã kế thừa, phát triển hoàn thiện lý luận địa tô và lợi nhuận của trường phái kinh tế chính trị Tư sản cổ điển Anh. 1.Thành công và hạn chế của KTCTTSCĐ Anh về lý luận lợi nhuận Thành công: ADAM SMITH Lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ 2 vào sản phẩm LĐ. Xây dựng lý thuyết lợi nhuận trên cơ sở lý thuyết giá trị lđ Coi LN chỉ là 1 trong những hình thái của giá trị thặng dư DAVID RICARDO Lợi nhuận chính là LĐ không được trả cho người CN Có những nhận xét tiến dần đến lợi nhuận bình quân Thấy được xu hướng giảm sút tỉ suất lợi nhuận Hạn chế Không thấy được sự khác nhau giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận. Không phân biệt được lĩnh vực sản xuất và lưu thông nên quan niệm lợi nhuận là như nhau trong 2 lĩnh vực này. Coi lợi nhuận là 1 trong những nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao đổi. Cho rằng: “ trên thực tế chỉ có giá trị chứ không có giá cả sản xuất ”. 2. Sự kế thừa, phát triển và hoàn thiện của Marx về lý luận lợi nhuận: Học thuyết giá trị lao động của Marx cho rằng: -Hàng hoá là sự thống nhất biện chứng giữa: giá trị sử dụng và giá trị. -Đưa ra lý luận về tính 2 mặt của lao động SX -Nghiên cứu hàng hoá sức lao động, và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư mà biểu hiện cụ thể là: lợi nhuận và địa tô TBCN -Nhờ lao động cụ thể của người công nhân, TLSX được bảo tồn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ (c), còn lao động trừu tượng của người CN tạo ra giá trị mới (v + m) Điều đó chứng tỏ giá trị thặng dư được sinh ra từ quá trình sản xuất hàng hoá đúng như quan điểm của A. Smith. Các nhà tư bản sẽ chiếm không phần giá trị thặng dư này dưới danh nghĩa là lợi nhuận và làm giàu cho chính mình. Marx đưa ra khái niệm chính xác về lợi nhuận, điều mà trước đây các nhà KTCT TSCĐ Anh chưa làm được: “ Lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, nếu coi nó là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước. Hay lợi nhuận là số tiền mà nhà tư bản thu được do chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất TBCN ” Công thức: W = c + v + m = k + m = k + p k: chi phí sản xuất. p: lợi nhuận. Marx còn so sánh p và m Về mặt chất: Lợi nhuận chẳng qua là 1 hình thức biểu hiện cụ thể của giá trị thặng dư Về mặt lượng: - Nếu nhà tư bản bán với giá cả = giá trị thì p = m. - Nếu nhà tư bản bán với giá cả giá trị thì p > m Trong khi đó các nhà KTCTTSCĐ Anh chưa phát hiện ra vì họ chưa thấy được giá cả sản xuất (“ trên thực tế chỉ có giá trị chứ không có giá cả sx ”). Nếu như A. Smith cho rằng: Lợi nhuận là như nhau trong 2 lĩnh vực sản xuất và lưu thông thì Marx lại cho rằng chúng hoàn toàn khác nhau. Từ quan điểm của D.Ricardo, Mác kế thừa và phát triển và đưa ra khái niệm tỷ suất lợi nhuận bình quân ( ) và lợi nhuận bình quân ( ) = ∑ m / ∑(c+v) * 100% = * k Nếu như A. Smith cho rằng: Lợi nhuận là như nhau trong 2 lĩnh vực sản xuất và lưu thông thì Marx lại cho rằng chúng hoàn toàn khác nhau. Từ quan điểm của D.Ricardo, Mác kế thừa và phát triển và đưa ra khái niệm tỷ suất lợi nhuận bình quân ( ) và lợi nhuận bình quân ( ) = ∑ m / ∑(c+v) * 100% = * k 3. Thành công và hạn chế của các nhà KTCTTSCĐ Anh về lý luận địa tô: Thành công: W. Petty: Giải thích về địa tô trên cơ sở lý luận giá trị lao động. Theo ông, địa tô là giá trị nông sản phẩm sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất, có tính đến vị trí và độ màu mỡ của ruộng đất. Đưa ra lập luận: “Hầu như lúc nào cũng chỉ có 3 thế hệ tiếp nối sống đồng thời. Vì vậy, tôi cho rằng, tổng địa tô trong năm hợp thành giá của mảnh đất nào đó, bằng với khoảng thời gian sống của những người thuộc 3 thế hệ đó”. Khi nghiên cứu về địa tô, ông thừa nhận có sự bóc lột trong đó và dự đoán đúng bản chất của giá trị thặng dư. A. Smith: Khi ruộng đất trở thành sở hữu tư nhân thì địa tô chỉ là khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động. Coi địa tô như là tiền trả cho việc sử dụng đất đai >> độc quyền tư hữu ruộng đất là điều kiện chiếm lấy địa tô. Phân biệt được địa tô chênh lệch do màu mỡ đất đai và vị trí đất đai đưa lại (địa tô chênh lệch I). D. Ricardo: Dựa vào quy luật giá trị để giải thích địa tô. Ông lập luận: do đất đai canh tác hạn chế, độ màu mỡ giảm sút, năng suất đầu tư bất tương xứng, trong khi đó dân số tăng nhanh làm khan hiếm tư liệu sinh hoạt là phổ biến trong mọi xã hội >> Phải canh tác trên cả những ruộng đất xấu nhất. Do đó, nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung bình thu được lợi nhuận siêu ngạch và khoản này phải nộp cho địa chủ. >> Đây là lý luận đúng đắn mà sau này Marx đã kế thừa. b. Hạn chế: Coi địa tô là phạm trù vĩnh viễn, Chưa hiểu được địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối, Cho rằng năng suất lao động Nông nghiệp cao hơn năng suất lao động Công nghiệp. 4. Sự kế thừa, phát triển, hoàn thiện của Marx về lý luận địa tô: Marx kết luận: chính giá trị thặng dư đã tạo nên địa tô cho giai cấp địa chủ. Trên cơ sở kế thừa những luận điểm của các nhà KTCTTSCĐ Anh, Marx đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về địa tô : “Địa tô TBCN là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ”. Hay nói cách khác “địa tô TBCN chính là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân”. KTCTTSCĐ Anh chỉ phát hiện ra địa tô chênh lệch I, chưa hiểu được địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối Marx kết luận: có nhiều hình thức địa tô TBCN đó là: địa tô chênh lệch ( I và II ), địa tô tuyệt đối, địa tô xây dựng, địa tô hầm mỏ và địa tô độc quyền II. Sự khác biệt về lý luận lợi nhuận và lý luận địa tô của Marx và trường phái tân cổ điển. 1. Khái quát về phái tân cổ điển: Cuối thế kỉ IX đầu thế kỉ XX Những mâu thuẫn trong xã hội TBCN bộc lộ CNTB tự do cạnh tranh chuyển hướng sang CNTB độc quyền. CN Marx ra đời >> Trường phái Tân cổ điển ra đời. -Phái TCĐ ủng hộ lý thuyết giá trị chủ quan -TCĐ còn được mang tên là trường phái “giới hạn” 2. Sự khác biệt về lý luận lợi nhuận của Marx và trường phái tân cổ điển. Sự khác biệt này thể hiện trước nhất ở quan điểm đối với lợi nhuận. 1. Phái tân cổ điển J.B.Clark: coi lợi nhuận là tiền lương trả cho nhà TB kinh doanh Marshall: Lợi nhuận là tiền thù lao thuần tuý trả cho tài kinh doanh của nhà TB 2. K.Marx : lợi nhuận là một hình thái cụ thể của giá trị thặng dư, tức là về bản chất nó là phần lao động không được trả công cho của người CN mà nhà tư bản chiếm đoạt. Marx giải thích Thứ nhất, sự hình thành CPSX TBCN đã xoá nhoà sự khác biệt giữa TBBB (c) và TBKB (v) nên việc lợi nhuận (p) được sinh ra trong quá trình SX nhờ bộ phận v được thay thế bằng SLĐ, bây giờ lại trở thành con đẻ của toàn bộ TB ứng trước. Thứ 2, do CPSX TBCN (k) luôn nhỏ hơn CPSX thực tế, cho nên nhà TB chỉ cần bán hàng hoá cao hơn CPSX TBCN và có thể thấp hơn giá trị hàng hoá (w) là có lợi nhuận rồi. => Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ SX giữa nhà TB và lao động làm thuê, làm người ta lầm tưởng lợi nhuận là do tài kinh doanh của nhà TB, do mua bán hay lưu thông tạo ra. => Phái tân cổ điển sai lầm. Marx: Do cạnh tranh, các nhà TB di chuyển từ nơi có tỷ suất LN thấp đến nơi có tỷ suất lợi nhuận cao và sự di chuyển này chỉ tạm dừng khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành xấp xỉ bằng nhau, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Cũng như Mac, các nhà kinh tế học phái TCĐ nhìn thấy được xu hướng bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, song họ lại cho rằng tỷ suất lợi nhuận bình quân hàng năm trong các ngành công nghiệp khác nhau là khác nhau và họ giải thích là do các tỷ lệ khác nhau về số lượng TB, số lượng tiền công, chi phí vật liệu và giá cả SX. Xét về các hình thái biểu hiện của lợi nhuận Học thuyết của trường phái TCĐ chỉ thấy được lợi nhuận công nghiệp và địa tô Học thuyết của Mac chỉ ra một cách đầy đủ các hình thái biểu hiện của lợi nhuận gồm LN công nghiệp, LN thương nghiệp, lợi tức cho vay, địa tô TBCN. 3. Sự khác biệt về lý luận địa tô của Marx và trường phái tân cổ điển. Phái TCĐ, mà đại diện là Marshall đã nói rằng ruộng đất là yếu tố SX đặc thù, có cung biến đổi. Do đó địa tô chỉ chịu ảnh hưởng của cầu, và do năng suất giới hạn của ruộng đất quyết định. Khác với phái TCĐ, năng suất giới hạn của ruộng đất quyết định địa tô, thì trong học thuyết của Mac năng suất giới hạn của ruộng đất chỉ tác động tới địa tô chênh lệch, còn với địa tô tuyệt đối tất cả các nhà TB kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ, ko phụ thuộc vào NS giới hạn của ruộng đất. Bên cạnh địa tô đất nông nghiệp lý luận của Mac cũng đề cập đến các hình thức khác của địa tô là địa tô xây dựng, địa tô hầm mỏ và địa tô độc quyền. Điều này kinh tế học trường phái TCĐ chưa thấy được. GROUP 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptThuyết trình lịch sử học thuyết kinh tế.ppt
Tài liệu liên quan