Thượng Tân Thị và Khuê phụ thán

Thượng Tân Thị, tên thật: Phan Quốc Quang [1] (1878 [2]-1966), tự Hương Thanh, biệt hiệu: Hoài Nam Tử, Thượng Tân Thị; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ông là tác giả mười bài thơ nổi tiếng có tên chung là Khuê Phụ thán. I. Tác giả-tác phẩm: Thượng Tân Thị, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1879 tại làng Lại Nông, thuộc phủ Thừa Thiên (Huế). Cha, không rõ họ tên, chỉ biết mẹ ông là Tôn nữ Nguyễn Thị Xuân. Sớm giỏi thi phú, nhưng ông đi thi Hương mấy lần đều bị hỏng. Khoảng năm 1916, buồn vì công danh lận đận, vì nạn nước (hai vua: Thành Thái, Duy Tân đều bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion), thêm buồn vì mẹ mất và gia đình ly tán, ông bỏ xứ theo ghe bầu vào Nam. Nhớ lời mẹ căn dặn trước khi mất, Thượng Tân Thị tìm gặp được người dì thứ sáu, đang định cư tại Cái Muối (nay thuộc xã cù lao Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) và được người dì này lo cho việc hôn nhân cho ông.

doc8 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thượng Tân Thị và Khuê phụ thán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thượng Tân Thị và Khuê phụ thán Thượng Tân Thị, tên thật: Phan Quốc Quang [1] (1878 [2]-1966), tự Hương Thanh, biệt hiệu: Hoài Nam Tử, Thượng Tân Thị; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ông là tác giả mười bài thơ nổi tiếng có tên chung là Khuê Phụ thán. I. Tác giả-tác phẩm: Thượng Tân Thị, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1879 tại làng Lại Nông, thuộc phủ Thừa Thiên (Huế). Cha, không rõ họ tên, chỉ biết mẹ ông là Tôn nữ Nguyễn Thị Xuân. Sớm giỏi thi phú, nhưng ông đi thi Hương mấy lần đều bị hỏng. Khoảng năm 1916, buồn vì công danh lận đận, vì nạn nước (hai vua: Thành Thái, Duy Tân đều bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion), thêm buồn vì mẹ mất và gia đình ly tán, ông bỏ xứ theo ghe bầu vào Nam. Nhớ lời mẹ căn dặn trước khi mất, Thượng Tân Thị tìm gặp được người dì thứ sáu, đang định cư tại Cái Muối (nay thuộc xã cù lao Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) và được người dì này lo cho việc hôn nhân cho ông. Vợ ông là bà Trương Thị Phòng (1882-1955), vừa hiền lại vừa có học (bà từng chịu khó lên tận Sài Gòn trọ học). Hai ông bà có tất cả 7 người con. Sống ở Vĩnh Long, Thượng Tân Thị được Đốc học Lê Minh Thiệp mến tài tiến dẫn dạy chữ Nho ở các trường thuộc Chợ Lách, Nhơn Phú rồi trường ở Ba Kè (nay là huyện Cầu Kè, thuộc tỉnh Trà Vinh), là nơi vợ chồng ông có ý định sẽ cư trú lâu dài. Ông cũng có dịp dạy tại trường trung học tư thục Nam Hưng (còn gọi là Bassac) ở Cần Thơ một thời gian ngắn. Ông dạy học rất tận tụy và thương trẻ, nên được nhiều học trò mến phục, trong số ấy có những người đã nổi danh như: GS. Trần Văn Khê (học với ông tại Tam Bình), thi sĩ Khổng Dương, nhà văn Sơn Nam (cả hai đều học với ông tại Cần Thơ)... Bên cạnh nghề dạy học, ông còn sáng tác thơ văn. Nhưng mãi đến năm ông 41 tuổi, ông mới bắt đầu có tiếng trên thi đàn nhờ mười bài thơ Nôm luật Đường, làm theo lối liên hoàn, có tên chung là Khuê phụ thán, đăng lần đầu trên Nam Phong tạp chí số 21 (tháng 3, năm 1919). Gia nhập làng văn, ông vừa là bạn, vừa là cây bút đồng thời với: Diệp Văn Kỳ, Hồ Biểu Chánh, Đặng Thúc Liêng, Trần Chánh Chiếu... Năm 71 tuổi (1949), Thượng Tân Thị rời Tam Bình đến ở nhà người con gái đầu lòng (Phan Thị Cầu) tại thị xã Vĩnh Long (nay là thành phố Vĩnh Long), an hưởng tuổi già và tiếp tục sáng tác thơ, cho đến khi qua đời năm Bính Ngọ (1966) hưởng thọ 86 tuổi. Tác phẩm: Thơ Thượng Tân Thị không xếp thành tập, mà chỉ đăng rải rác trên các báo lúc bấy giờ, như: Nam Phong tạp chí, Đuốc nhà Nam, Nam Kỳ tuần báo, Đại Việt tạp chí, Phụ nữ tân văn... Hầu hết, thơ ông đều làm theo luật Đường, thể thất ngôn bát cú (chỉ một số ít là ngũ ngôn), trong số ấy, có ba bài được giới yêu thơ chú ý là: *Khuê phụ thán: xem chi tiết bên dưới. *Tục khuê phụ thán: Sau khi ''Khuê phụ thán'' được bạn đọc chú ý, ông tiếp tục làm thêm thi phẩm này. Về chủ đề và hình thức, nó cũng giống như ''Khuê phụ thán'', và cũng nhận được lời khen ngợi là: "có một giá trị không kém mười bài Khuê phụ thán". Tục khuê phụ thán được đăng lần đầu trên Nam Phong tạp chí số 169 (tháng 2, năm 1932). *Văn tế hai Bà (tức văn tế Hai Bà Trưng), chiếm giải nhất văn chương do báo Phụ nữ tân văn tổ chức năm 1934. Ngoài ra, ông còn có một số câu liễn đối và nhiều bài thơ khác, như: Thi rớt, Tự thán, Đi thi, Khóc chị Phan Vân Anh, Hòn vọng phu, Ngộ cố tri, Họa bốn bài thi đàn Bạc Liêu, Phá Tam Giang...(trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến [quyển trung] do Nguyễn Tấn Long- Nguyễn Hữu Trọng soạn, xuất bản năm 1968 tại Sài Gòn có trên 20 bài thơ của ông). Nhìn chung, chủ đề cảm tác của Thượng Tân Thị, không khác mấy với Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Tuy nhiên so lại, Ưng Bình Thúc Giạ Thị, người và thơ đều đạo mạo trầm ngâm; còn với Thượng Tân Thị, vần thơ có pha chút dí dõm và thanh niên tính hơn. Nếu Ưng Bình Thúc Giạ Thị, bước thang mây rộng mở, thì trái lại, Thượng Tân Thị vừa thi rớt vừa gặp nhiều chuyện không may...Cho nên nơi con người chịu lắm đắng cay, bị trôi giạt ấy, không khỏi có những lúc ê chề, chán nản, như câu: Chìm nổi tấm thân nơi biển khổ. Mịt mờ hồn phách chốn thành sâu. (Tự thán, bài 1) Dù vậy, vẫn thấy ở ông một tấm lòng yêu nước chứa chan, một nhân cách cứng cỏi: Thôi đừng than thở làm chi nữa Rồi cũng ra người có lẽ đâu... (Tự thán, bài 2) Hay: Đổi thay biết mấy đời dâu biển, Một tấm lòng trinh vững chẳng nao. (Hòn vọng phu, bài 1) Dằn lòng tiết giữ như tòng bá, Chung với trên đầu thăm thẳm xanh. (Tái ngộ cảm tác) II. Khuê phụ thán: Đây là một thi phẩm nổi tiếng do Thượng Tân Thị (1789-1966) sáng tác vào tháng 3 năm 1919 tại Cầu Kè, nay là huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Thi phẩm gồm mười bài thơ Nôm luật Đường, viết theo thể thất ngôn bát cú và theo lối "thập thủ liên hoàn" (3). Trong thi phẩm này, Thượng Tân Thị đã mượn tâm sự và thay lời bà Nguyễn Hoàng Phi, thứ phi của vua Thành Thái và là mẹ của vua Duy Tân, để nói lên tâm trạng thương nhà nhớ nước, đau xót niềm đau dân tộc, khi hai vị vua này bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion (Phi Châu) năm 1916. Bên cạnh đó, tác giả còn để gửi gắm nỗi niềm riêng của mình: -Buồn vì gia đình ly tán: Chồng hỡi chồng! Con hỡi con! Cùng nhau chia cách mấy năm tròn. Ven trời góc bể buồn chim cá, Dạn gió dày sương tủi nước non... (trích bài 1) -Lòng hận vì đất nước bị xâm chiếm: Hỡi chồng có thấu nỗi này chăng? Sóng gió khi không dậy đất bằng. Non nước chia hai trời lộng lộng, Cha con riêng một biển giăng giăng... (trích bài 6) -Tâm trạng xót xa khó xử của người thất thế: Cang thường gánh nặng cả hai vai Biết tỏ cùng ai, ai hỡi ai! Để bụng chỉ e tằm đứt ruột, Hở môi thì sợ vách nghiêng tai... (trích bài 6) Thi phẩm này đăng lần đầu trên Nam Phong tạp chí số 21 (tháng 3, 1919), được Sở Cuồng (Lê Dư) khen là "lâm ly, uyển chuyển, đáng cho là tuyệt diệu"” , và sau này được nhiều sách hợp tuyển thơ văn in lại (4). Trong Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, ở mục ''Khuê phụ thán'', viết: “Tác phẩm mượn lời vợ vua Thành Thái thương nhớ chồng con sau khi các vua Thành Thái và Duy Tân bị Pháp bắt đày sang Châu Phi. Lời thơ nhuần nhuỵ, giọng thơ lâm li, ý thơ lại đượm lòng yêu nước, do đó trước đây, "Khuê phụ thán" được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Việt Nam''. Tính đến nay, có ít nhất ba người đã họa lại Khuê phụ thán, đó là vua Thành Thái (5), nữ sĩ Vân Đài và thi sĩ Tố Phang. Nhầm lẫn: Buổi đầu, khi gửi đăng báo Nam Phong, Thượng Tân Thị ghi là: "Nguyễn Thị Phi làm, nữ sinh Phan Sơn Đại sao lục" (Phan Sơn Đại là tên con gái ông) đề ở cuối bài, nên không ít người trong số đó có Lê Dư, Phan Khôi...đã nhận lầm tác giả bài Khuê Phụ Thán là một bà Phi họ Nguyễn (vợ vua Thành Thái, mẹ vua Duy Tân)... Mãi đến 13 năm sau, nhờ bà Phan Sơn Đại gửi bài nói rõ, đồng thời còn kèm theo mười bài Tục Khuê phụ thán (cũng được đăng trên báo Nam Phong số 169, tháng 2 năm 1932), mà việc lầm lẫn trên được mới chấm dứt. Trích Hồi ký Sơn Nam, đoạn liên quan đến tác giả & tác phẩm Khuê phụ thán: …Rốt lại, gần mãn năm học ở trường Bassac, tôi thuộc vào hạng khá, nhờ... nhớ dai, giỏi về Việt văn và Pháp ngữ. Bây giờ, Việt văn không được chú ý, nhưng tôi mải mê vì ông thầy Phan Quốc Quang (biệt hiệu Thượng Tân Thị) quả là giàu tâm huyết. Dạy bực trung học, trong khi các giáo sư mặc Âu phục, mang giày, thắt cà vạt thì ông thủ phận khăn đen áo dài, nói ròng tiếng Việt, không xen tiếng Pháp nào hết (vì ông không rành). Riêng về Hán học, dường như ông chẳng đậu tú tài, cử nhân gì cả...Người thích văn chương, ngoài đời, mến mộ ông qua 10 bài Khuê phụ thán. Dạo ấy vài người viết bài cho rằng Thượng Tân Thị là kẻ đạo văn, chẳng bao giờ ông đủ tài năng để làm 10 bài ấy. Khuê phụ thán là tâm sự của bà hoàng hậu, vợ vua Thành Thái, qua lời thơ đã than thở "Chồng hỡi chồng,con hỡi con", chồng và con đều bị đày. Có vài câu tuyệt diệu như: Con ơi, ruột mẹ ngướu như tương, Bảy nổi ba chìm rất thảm thương. Khô héo lá gan, cây đỉnh Ngự, Ðầy vơi giọt lệ,nước sông Hương. Quê người đành gởi thân trăm tuổi, Cuộc thế mong gì nợ bốn phương... Thượng Tân Thị đã can đảm ca ngợi hai vị vua nhà Nguyễn. Về sau có người bênh vực Thượng Tân Thị, cho rằng ông không đạo văn của ai hết, bằng cớ là trong bài Thập thủ liên hoàn Khuê phụ thán ấy có vài câu trùng ý...Thượng Tân Thị không buồn, ung dung dạy chữ Việt... (Hồi ký Sơn Nam, Từ U Minh đến Cần Thơ. Nxb Trẻ, 2001, tr. 60-61). Toàn văn Khuê phụ thán: I. Chồng hỡi chồng ơi! Con hỡi con! Cùng nhau chia cách mấy thu tròn. Ven trời góc bể buồn chim cá, Dạn gió dày sương tủi nước non. Mộng điệp khéo vì ai lẽo đẽo, Hồn quyên luống để thiếp thon von. Ngày qua tháng lại trông đăm đẳm, Muôn vạn xa xuôi mắt đã mòn. II Đã mòn con mắt ở Phi Châu, Có thấy chồng đâu con ở đâụ Dẫu đặng non xinh cùng bể tốt, Khó ngăn gió thảm với mưa sầụ Trách ai dắt nẻo khôn lừa lọc, Khiến thiếp ra thân chịu dãi dầụ Bớ bớ xanh kia sao chẳng đoái, Xui lòng oằn oại trót canh thâụ III Canh thâu chưa nghỉ hãy còn ngồi, Gan ruột như dầu sục sục sôị Nghĩ a gá ấp yêu đành lỡ dở, Công cho bú mớm chắc thôi rồị Quyết gìn giữ dạ tròn sau trước, Biết cậy nhờ ai tỏ khúc nôi! Dâu bể xanh xanh trời một góc, Hỡi chồng ơi! Với hỡi con ôi! IV Con ôi! Ruột mẹ ngướu như tương, Bảy nổi ba chìm xiết thảm thương. Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự, Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương. Quê người đành gởi thân trăm tuổi, Đất tổ mong vì nợ bốn phương. Mẹ cũng trông mau rồi một kiếp, Để cho vẹn vẽ mối cang thường. V Cang thường gánh nặng cả hai vai, Biết cậy cùng ai tỏ với ai. Để bụng chỉ e tằm đứt ruột, Hở môi thì sợ vách nghiêng taị Trăng khuya nương bóng chinh chinh một, Kiếng bể soi hình tẻ tẻ hai. Nhắm thử từ đây qua đến đó, Đường đi non nước độ bao dài? VI Bao dài non nước chẳng hay cùng, Xin gởi hồn ta đến ở chung. Sống thác miễn cho tròn một tiết, Trước sau khỏi thẹn với ba tùng. Quê nhà đã có người săn sóc, Đất khách nương nhau khỏi lạ lùng. Mảng tính chưa xong vừa chớp mắt, Trống lầu đâu đã đổ lung tung. VII Đã đổ lung tung tiếng thành, Giựt mình tỉnh dậy mới tàn canh. Sương sa lác đác dằn tàu lá, Gió thổi lai rai lạc bức mành. Cảnh ấy tình này thôi hết muốn, Trời kia đất nọ nỡ bao đành. Thương nhau chẳng đặng cùng nhau trọn, Xin hẹn chung cùng kiếp tái sanh. VIII Kiếp tái sanh may có gặp không, Kiếp này đành thẹn với non sông. Chiêm bao lẩn thẩn theo chơn bướm, Tin tức bơ vơ lạc cánh hồng. Tính tới tính lui thân cá chậu, Lo quanh lo quẩn phận chim lồng. Đã không chung hưởng thôi thì chớ, Sao lỡ xa nhau chồng hỡi chồng! IX Hỡi chồng! Có thấu nỗi nầy chăng? Sóng gió khi không dậy đất bằng. Non nước chia hai trời lồng lộng, Cha con riêng một biển giăng giăng. Mối sầu kia gỡ khoanh chưa hết, Giọt thảm này tuôn bửng khó ngăn. Ngán bấy cuộc đời khôn gượng gạo, Canh chầy còn ở dưới cung trăng. X Ở dưới cung trăng luống nỉ non, Đắng cay như ngậm trái bồ hòn. Khói mây giọng quốc nghe hơi mỏn, Sương tuyết mình ve nhắm đã mòn. Lằn mõ làng xa canh lốc cốc, Tiếng chua chùa cũ dộng bon bon. Nỗi riêng ai biết ta thương nhớ, Chồng hỡi chồng ơi! Con hỡi con! (Viết ở Ba Kè, tháng 3 năm 1919) Bùi Thụy Đào Nguyên, sưu tầm &biên soạn. Chú thích: 1. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (bản điện tử) ghi ông tên Cang. Rất có thể đây là lỗi đánh máy, vì nhiều tài liệu đều ghi ông tên Quang. 2. Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển trung, tr. 187) ghi Thượng Tân Thị sinh năm 1888. Ở đây ghi theo lời kể của chị Duy Châu Nguyễn Thị Trinh, cháu ngoại của thi sĩ. 3. Lối liên hoàn (hay hườn theo cách nói của người miền Nam. Liên: liền, hoàn: vòng), tức là lối thơ có nhiều bài mà câu cuối (hoặc mấy chữ cuối) trong bài thơ trước, dùng làm câu (hoặc mấy chữ) khởi đầu cho bài thơ sau. 4. Sở Cuồng, Nữ lưu văn học sử. Đông phương thư xã xuất bản, Hà Nội, 1929. Trong số đó, có quyển xuất bản tại Hoa Kỳ (Thượng Tân Thị với 10 bài Khuê phụ thán, Phan Đình Liễu biên soạn, Nxb Văn Mới, Hoa Kỳ). 5. Theo thông tin trên báo Tri tân (số 190, ra ngày 1 tháng 6 năm 1945), thì: “Sau khi mười bài Khuê phụ thán và Tục khuê phụ thán của Thượng Tân Thị (Phan Quốc Quang) tiên sinh ra đời. Vua Thành Thái đang sống trong vòng lao lý ở Réunion (Châu Phi) đọc được hai bài trên bèn họa lại”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThượng Tân Thị và Khuê phụ thán.doc