1. Những điều kiện thuận lợi để phát triển thương nghiệp
1.1.Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
Theo Lương thư ghi chép: “Nước Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam, trong vịnh lớn, phía Tây của biển, cách Nhật Nam có đến 7000 lý, cách lâm ấp ở phía Tây Nam đến hơn 3000 lý. Thành cách biển 500 lý (khoảng 250 km), có sông rộng 10 lý, từ Tây – Bắc chảy sang Đông nhập vào biển. Nước rộng hơn 3000 lý, đất trũng ẩm thấp, nhưng bằng phẳng rộng rãi”.
Như vậy, vị trí đầu tiên của quốc gia cổ Phù Nam chỉ là hạ lưu và châu thổ đồng bằng sông Cửu Long ngày nay hay chính xác hơn là khu vực phía Tây sông Hậu ngày nay. Phía Đông, Nam giáp biển, phía Bắc giáp Chiêm Thành và phía Tây giáp Khơ Me. Đây là vị trí vô cùng thuận lợi, bởi nó nằm trên điểm trung chuyển đường biển thế giới qua Đông Nam Á, từ Trung Hoa qua Ấn Độ tới Địa Trung Hải và ngược lại.
Hơn nữa, Phù Nam cổ có đường bờ biển khá rộng (cả phía Đông và Nam cùng giáp biển) và giáp với vịnh Thái Lan. Đây là vùng vịnh lớn, kín gió, lánh sâu vào đất liền, nhiều nơi tập kết, tạo địa hình vô cùng thuận lợi cho các tàu bè tránh bão, trú ẩn và neo đậu nghỉ chân khi qua vùng biển này. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển thương nghiệp của quốc gia này.
27 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4941 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thương nghiệp phù nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƯƠNG NGHIỆP PHÙ NAM
1. Những điều kiện thuận lợi để phát triển thương nghiệp
1.1.Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
Theo Lương thư ghi chép: “Nước Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam, trong vịnh lớn, phía Tây của biển, cách Nhật Nam có đến 7000 lý, cách lâm ấp ở phía Tây Nam đến hơn 3000 lý. Thành cách biển 500 lý (khoảng 250 km), có sông rộng 10 lý, từ Tây – Bắc chảy sang Đông nhập vào biển. Nước rộng hơn 3000 lý, đất trũng ẩm thấp, nhưng bằng phẳng rộng rãi”.
Như vậy, vị trí đầu tiên của quốc gia cổ Phù Nam chỉ là hạ lưu và châu thổ đồng bằng sông Cửu Long ngày nay hay chính xác hơn là khu vực phía Tây sông Hậu ngày nay. Phía Đông, Nam giáp biển, phía Bắc giáp Chiêm Thành và phía Tây giáp Khơ Me. Đây là vị trí vô cùng thuận lợi, bởi nó nằm trên điểm trung chuyển đường biển thế giới qua Đông Nam Á, từ Trung Hoa qua Ấn Độ tới Địa Trung Hải và ngược lại.
Hơn nữa, Phù Nam cổ có đường bờ biển khá rộng (cả phía Đông và Nam cùng giáp biển) và giáp với vịnh Thái Lan. Đây là vùng vịnh lớn, kín gió, lánh sâu vào đất liền, nhiều nơi tập kết, tạo địa hình vô cùng thuận lợi cho các tàu bè tránh bão, trú ẩn và neo đậu nghỉ chân khi qua vùng biển này. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển thương nghiệp của quốc gia này.
Nằm tại vị trí là hạ lưu sông Mê Kông, Phù Nam được bồi đắp bởi những đồng bằng rộng, lượng phù sa bồi đắp hàng năm vô cùng lớn và phong phú, cùng nguồn nước tưới thuận lợi và điều hòa... Đây là yếu tố thuận lợi lớn trong việc phát triển nông nghiệp ở quốc gia này, nông nghiệp có điều kiện phát triển đúng mực là điều kiện lý tưởng tạo ra những nguồn hàng phong phú – cung cấp sản phẩm nông nghiệp để đem ra trao đổi, buôn bán với bên ngoài, chủ yếu là các loại như: các cây gia vị, lương thực…
Trong khoảng thời gian khoảng những thế kỷ đầu Công nguyên, sự phát triển và lớn mạnh của nền thương mại thế giới làm nảy sinh và dẫn tới việc hình thành 2 tuyến đường thương mại lớn đó là: con đường tơ lụa – trên đất liền và con đường hương liệu – trên biển. Con đường mậu dịch trên biển nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương men theo ven biển từ Trung Quốc qua ven biển Cham pa, Phù Nam, bán đảo Mã Lai rồi chuyển bộ qua eo Kra gọi là Tokola và tiếp tục con đường ven biển qua các nước Nam Á đến Tây Á và từ đó nối với thế giới Địa Trung Hải. Chính do nhu cầu phát triển thương mại thế giới và sự gắn kết các tuyến đường biển ngắn lại với nhau mà Phù Nam được biết đến như một điểm nghỉ chân lý tưởng (nằm giữa cuộc hành trình, gần eo Kra, có thể thực hiện trao đổi hoặc nghỉ chân, sửa chữa tàu thuyền, mua nước ngọt và lương thực đi đường…). Có thể nói rằng, người ta biết đến quốc gia này cũng bởi lý do cần tìm con đường biển từ Trung Quốc để đến Ấn Độ… Trong thời kỳ từ thế kỷ thứ III đến nửa đầu thế kỷ thứ VI, Phù Nam vươn lên giữ vai trò kiểm soát toàn bộ tuyến đường thương mại trên biển của thế giới qua khu vực Đông Nam Á...
Mạng lưới kênh rạch chằng chịt bao gồm cả những sông thiên tạo bởi hệ thống sông Mê Kông và những kênh, rạch ngắn được người dân mở ra do nhu cầu đi lại giữa các vùng hoặc các tiểu quốc là điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại thủy nội địa, đặc biệt là cơ hội cho thuyền buôn nước ngoài cập sâu được vào bên trong các cảng ven sông để thực hiện trao đổi.
So với Champa và Đại Việt, Phù Nam nằm ở vị trí cách xa Trung Hoa nên ít chịu ảnh hưởng từ những cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng lãnh thổ của người Trung Hoa trong thời gian này. Thay vì phải mải mê chiến đấu hay lo chống giặc ngoại xâm như hai quốc gia trên, Phù Nam có điều kiện tập trung củng cố sức mạnh bên trong, chủ động mở quan hệ thương mại và ngoại giao, phát triển và tạo tiềm lực cho đất nước, đặc biệt là kinh tế.
1.2. Những điều kiện khác
Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển thương nghiệp, đặc biệt là thuận lợi phát triển thượng mại biển, Phù Nam cổ còn có những điều kiện thuận lợi khác như:
Giai đoạn từ thế kỷ III đến nửa đầu thế kỷ VI, Phù Nam phát triển với vai trò như một đế quốc hùng cường, các nước phía Tây, phía Nam Phù Nam mà chủ yếu các nước nằm gọn trên bán đảo Mã Lai đều bị chinh phục. Phù Nam chiếm được con đường huyết mạch của mậu dịch Ấn Độ Dương với biển Đông, chốn gặp gỡ Đông – Tây, kiểm soát được tuyến mậu dịch hàng hải, được ưu tiên mua bán, vận chuyển hàng hóa…
Nông nghiệp vốn là ngành kinh tế phát triển khá sớm và có vai trò trọng yếu với toàn bộ xã hội Phù Nam cổ. Không những hoàn thành nhiệm vụ là cung cấp đủ cái ăn cho toàn xã hội, nguồn sản phẩm nông nghiệp dư thừa còn được tận dụng để trở thành những mặt hàng trao đổi chính và chủ yếu của Phù Nam lúc bấy giờ, chủ yếu là nông sản hoặc đặc sản của các vùng miền.
Thủ công nghiệp phát triển sớm, đặc biệt là sự phát triển của kỹ thuật làm gốm, đồ trang sức, thủy tinh, muối… vốn là những mặt hàng rất được ưa chuộng không chỉ với người phương Tây mà còn cả với thương nhân Châu Á. Theo những nhận xét từ những di chỉ khảo cổ học thì gốm Phù Nam khác hẳn với các vùng xung quanh, nó có những nét độc đáo, rất riêng biệt, dễ nhận biết là gốm Phù Nam. Mặt khác, các vùng xung quanh còn chưa có, “còn xa mới tới gần được trình độ sản xuất gốm như Phù Nam”… Không chỉ dừng lại ở đó, các đồ trang sức, nhất là trang sức bằng vàng, bạc được chế tác với kỹ thuật vô cùng tinh xảo, hoa văn đặc biệt vừa thể hiện trình độ chế tác, vừa thể hiện sự khéo léo trên đôi tay của những nghệ nhân. Đây cũng chính là mặt hàng rất được các thương nhân nước ngoài chú ý và quan tâm.
Kỹ thuật đóng tàu đã được quan tâm phát triển cả về quy mô và chất lượng từ rất sớm, nó ra đời do yêu cầu từ hoạt động buôn bán, giao lưu giữa các tiểu quốc và việc mở rộng lãnh thổ của cư dân Phù Nam. Ban đầu chỉ đóng những loại thuyền nhỏ, càng về sau càng phát triển hơn với những loại thuyền lớn hơn, có khả năng đi những hải trình xa hơn và chuyên trở khổi lượng hàng hóa lớn hơn... Đây là điều kiện để người Phù Nam tự vươn mình ra biển, chủ động đến giao lưu với những thuyền buôn bên ngoài, khiến cho việc giao thương được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn hẳn các nước trong khu vực…
Người dân Phù Nam cần cù, chịu khó, khéo léo trong kỹ nghệ chế tác và sản xuất hàng hóa nên sản phẩm buôn bán được đánh giá cao và nhiều nơi quan tâm đến…Hơn nữa, bộ phận người Nam Đảo giỏi buôn bán, thông thạo thị trường là yếu tố tích cực giúp thương mại càng ngày càng phát triển.
2. Hoạt động thương nghiệp chủ yếu
2.1. Nội thương
Hoạt động nội thương lúc này đã xuất hiện trên lãnh thổ Phù Nam-hạ lưu sông Mê Kông, song chưa có những đặc điểm thực sự nổi bật và phát triển, nội thương vẫn là ngành có vai trò bổ trợ cho sự phát triển của ngoại thương.
Quan hệ thương mại mới chỉ dừng lại ở những địa bàn nhỏ, phạm vi không lớn lắm, chủ yếu là giao lưu giữa các tiểu quốc hoặc các vùng trong từng tiểu quốc với nhau.
Hình thức trao đổi chủ yếu là bằng đường sông, trên những kênh, rạch vốn rất phổ biến, số lượng được áng chừng chung chung bằng cụm từ “chằng chịt”. Những sông ấy vốn có sẵn hoặc do nhu cầu mà cư dân tự đào lên để có thể đi lại thuận tiện và dễ dàng hơn hơn trong vùng.
Các sản vật địa phương là mặt hàng được đem ra trao đổi. Hầu hết trao đổi vẫn ở mức độ đơn giản, với hình thức vật đổi vật. Tính thị trường trong trao đổi chưa cao.
Trao đổi chưa mang tính rộng lớn, ví dụ như nhiều khu vực cùng họp lại với nhau làm công việc trao đổi mà gói gọn trong từng vùng. Có thể là giao lưu bằng đường thủy hoặc đường bộ nhưng chủ yếu là đường thủy. Hình thức giao lưu bằng đường thủy thì chủ yếu là đường sông.
2.2. Ngoại thương
Tề thư cho biết: “Người Phù Nam khôn quỷ, mưu lược nhưng tốt bụng và thật thà, họ chuyên nghề buôn bán”. “Hàng hóa buôn bán thường ngày là vàng, bạc, lụa, hàng”. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú, sản vật đa dạng của nội địa và nhờ vị trí trung gian trên con đường hàng hải Ấn Độ - Trung Quốc, Óc Eo trở thành thành phố cảng của Phù Nam, một thương cảng quốc tế, đưa Phù Nam lên vị trí của một đế quốc, kiểm soát toàn bộ tuyến đường thương mại trên biển của thế giới qua khu vực Đông Nam Á.
Vấn đề ngoại thương của Phù Nam được sử cũ chép lại, cũng như những dẫn chứng nói đến trong “Sử liệu Phù Nam”, cho ta biết phần nào về những mối quan hệ giao lưu, buôn bán của người Phù Nam với thế giới bên ngoài, cũng như biết được mối quan hệ ngoại giao, giao lưu của quốc gia cổ ấy trong những thế kỷ đầu Công nguyên đã vươn xa và rộng đến đâu.
* Đường bộ:
Ngoại thương đường bộ của Phù Nam chủ yếu là mối quan hệ với Lâm Ấp. Bởi nếu như theo những gì mà tờ biểu của vua Phù Nam nói về quan hệ Phù Nam – Lâm Ấp thì: “vốn cương giới liền nhau, thân, thiện…”. Nơi giáp ranh giữa hai quốc gia này là vùng sông Đồng Nai, nơi phát triển rực rỡ văn hóa Đồng Nai, nơi in đậm dấu tích văn hóa Đồng Nai cổ với văn hóa Phù Nam.
Tại Phan Thiết – Bình Thuận, người ta phát hiện trong tầng văn hóa khảo cổ học những mảnh gốm Chăm, gốm Trung Hoa thời Lục triều và Tùy (V-VI), một số mảnh gốm và một số pho tượng nhỏ… Điều này có thể đưa ta đến một giả thuyết rằng, cư dân ở hai vùng liền kề của Phù Nam và Chân Lạp trong thời kỳ này đã có những hoạt động giao lưu, trao đổi sản phẩm địa phương hết sức thân thiện với nhau. Tuy số lượng hiện vật không nhiều và chưa được ghi lại cụ thể trong một tài liệu cụ thể nào, nhưng những chứng cứ trên đây có thể cho phép ta phỏng đoán có cơ sở về vấn đề này.
* Đường biển:
Người Phù Nam luôn có tư tưởng hướng ra biển và chinh phục biển ngay từ những ngày lập quốc, với sự lớn mạnh của một đế quốc hùng cường từ ngay những thế kỷ đầu công nguyên, Phù Nam đã tạo cho mình những lợi thế nhất định cũng như những bạn hàng quen thuộc vốn hay dừng chân và buôn bán trên truyến đường biển bị quốc gia này kiểm soát.
Cảng thị Óc Eo là “bộ phận duyên hải của vương quốc cổ Ấn Độ hóa Phù Nam”, là cảng thị đại diện cho Phù Nam tiếp xúc với bên ngoài, là một đầu mối của đường hàng hải mậu dịch quốc tế, là một trung tâm thu phát hàng hóa, một trung tâm buôn bán, nên nó vừa lưu giữ vật phẩm Đông – Tây, vừa có các loại tiền bạc ở trên đất của nó và ở bên ngoài.
Óc Eo là cảng thị, mở cửa buôn bán với bên ngoài nhưng lại là bộ phận hữu cơ của hệ thống, của quốc gia. Theo dấu vết còn ít nhất 2 thành thị nữa là Nền Chùa (Kiên Giang) và Nền Vua (nơi giáp ranh Kiên Giang – Cà Mau). Việc phát hiện ra một thành thị cổ qua khai quật văn hóa Óc Eo được Malleret ví như một trung tâm thương mại quốc tế có trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và giao lưu hàng hóa vào hàng cao nhất thế giới trong 5-6 thế kỷ đầu Công nguyên.
Những dẫn chứng trên đây chứng tỏ rằng, ngoại thương Phù Nam rất phát triển và đã đạt những thành tự lớn. Quan hệ giao lưu với các nước bên ngoài bằng đường biển chủ yếu gồm các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Myanma, Đại Việt và các khu vực hải đảo khác…
Biểu hiện của mối giao lưu này là người ta tìm thấy rất nhiều tiền Phù Nam ở những nước lân cận:
- Ở Óc Eo phát hiện được 4 đồng tiền lớn (đường kính) D= 3cm, 5 đồng tiền nhỏ, D=1,5 cm.
- Ở Nam Thái Lan, phát hiện 4 đồng tiền lớn, trong một hố khai quật khảo cổ học.
- Ở Hmawza (Myanma) tìm thấy 4 đồng tiền lớn.
Tất cả 14 đồng tiền này đều bằng bạc, có những hình trang trí căn bản giống nhau (trừ ở Myanma có kiểu thức hơi khác), những hình đó thay đổi giữa các đồng tiền, có các hình đúc nổi: ốc tù và, mặt trời và tia nắng hình cung, hình lâu đài hay đền thờ, thể hiện bằng hình chóp nhọn có 2 bờ mái uốn cong, trông giống… Các đồng tiền nhỏ có ưu thế đa số giống hình con gà, hay một loại chim chân cao, cánh cụp hay hình con cú…
Hơn nữa, các nhà khảo cổ học Thái Lan gần đây còn phát hiện được ở địa điểm khai quật gần U Thong, hạ lưu sông Mê Nam 1 cái bình hương kiểu “bình hương Phù Nam” đổ nghiêng, trong xếp thứ tự đầy chặt các đồng tiền cổ. Theo những gì mà các nhà nghiên cứu tìm hiểu được, họ đưa ra kết luận rằng hoàn toàn có cơ sở cho đây là những đồng tiền Phù Nam.
Sau năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện thêm 12 đồng tiền nữa, chúng đúc hình voi, búa tầm sét (vajra), hoa 8 cánh, một hình mặt người mũi cao (người Âu), tất cả đều bằng chì. Không thể không coi những đồng tiền này cũng là tiền Phù Nam, nhưng chất lượng thấp, có lẽ dùng trong buôn bán nội địa. Tất cả những đồng tiền này đều có kiểu cách Địa Trung Hải, có sự phong phú về số lượng, hình dáng và phạm vi phân bố. Ở thời gian này, nó vượt xa hơn hẳn tất cả các nơi khác trên thế giới ngoài Địa Trung Hải, phản ánh trình độ cao của mậu dịch quốc tế Phù Nam và vị trí quốc tế của Phù Nam…
Sử cũ đã ghi lại những quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Phù Nam với Trung Hoa và Ấn Độ. Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học cũng chứng minh những giao lưu kinh tế giữa Phù Nam và hai nước nói trên, cũng như với Đông Nam Á và thậm chí xa hơn nữa, với Địa Trung Hải và Trung Á.
Trung Hoa là nước có quan hệ thương mại sớm nhất với Phù Nam. Một phần do không chịu ảnh hưởng của chiến tranh, nên nền kinh tế, đặc biệt là thương mại ít bị ảnh hưởng hoặc gián đoạn.
Thông qua việc xuất hiện và có mặt của những đồng “tiền Phù Nam” ở những lãnh thổ khác nhau trên thế giới, chúng ta có thể mường tượng ra được con đường hương liệu – con đường thương mại trên biển của thế giới qua khu vực Đông Nam Á hoạt động như thế nào, cũng như việc nhận diện được những bạn hàng, những nước có quan hệ buôn bán với Phù Nam cổ. Chắc chắn, phải có hoạt động thương mại rõ rệt thì những đồng tiền Phù Nam mới được tìm thấy rất nhiều trong các di chỉ khảo cổ học của các quốc gia như: Trung Quốc, Ấn Độ, Myanma, các nước hải đảo… Cũng qua những chứng cớ khảo cổ học ấy ta có thể khẳng định rằng, đến thời điểm này, quan hệ thương mại trên biển của Phù Nam đang rất phát triển.
Sản phẩm của hoạt động ngoại thương có quy mô lớn. Dọc duyên hải và trong nội địa đất nước, những sản phẩm đồ nhập hoặc phỏng theo đồ ngoại được phát hiện gồm: Trống đồng – loại cổ vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn. Những sản phẩm được nhìn nhận, được nhập hoặc được phỏng chế sản phẩm có nguồn gốc từ Ấn Độ hầu hết là đồ trang sức.
Không chỉ dừng lại ở những mối quan hệ thương mại nội địa, thương mại trong khu vực mà Phù Nam còn vươn mình ra rộng hơn và xâm nhập vào thế giới phương Tây. Những quan hệ buôn bán với những người da trắng đã tạo cho họ những hiểu biết về kinh tế hàng hóa, củng cố thêm tiềm lực thương mại vốn có và nhanh chóng vươn lên thành một đế quốc, một nước có thế mạnh không cùng có thể kiểm soát toàn bộ tuyến đường biển thế giới qua khu vực này.
2.3. Hình thức trao đổi, mặt hàng chính
Phù Nam được ví như “nơi họp chợ của thế giới”, chứng minh cho sự phát triển của thương mại Phù Nam phải kể đến sự xuất hiện sớm của các thị trấn, thị tứ lớn như: Óc Eo, Ba Thê, Trà Keo… nằm ở các vị trí tương đối gần gũi nhau, gần biển hoặc bên bờ kênh… Trên thực tế, cảng thị Óc Eo không những đóng vai trò là cảng trung tâm của Phù Nam mà còn nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại phía Đông của thế giới. Điều này chứng tỏ, từ rất sớm thương mại Phù Nam đã phát triển và được nhà nước chú trọng.
Theo các nguồn sử liệu ghi chép lại thì: hải cảng Óc eo không chỉ đón tiếp những thuyền của các quốc gia được ví như những bạn hàng quen mà còn đón tiếp cả những Kolandia là những chiến hạm hạng lớn chở hàng hóa của những thương gia trong các tỉnh của Mã Lai. Ngoài ra còn ghi chép rằng: người Trung Hoa có thể ngồi thuyền qua đất Phù Nam đến bán đảo Mã Lai. Hoặc dưới thời Phạm Chiêu (225-245) có ghi chép rằng: năm 244, theo sử ký Trung Hoa đời Tam Quốc nhà Đông Ngô thì năm 240 Phạm Chiêu tiếp 2 sứ thần của vua Tôn Quyền. Năm 243, một văn phòng thương mại Phù Nam thành lập ở gần thủ phủ Nam Kinh gọi là Phù Nam quán, vua Phù Nam giao thương với Ấn Độ, Trung Hoa năm 245 bị ám sát.
Như đã kể trên, các thuyền buôn của thương nhân Trung Quốc đến Ấn Độ và ngược lại, khi đi men qua vùng biển Trung Quốc đến Champa, Phù Nam đều dừng lại nghỉ chân tại đây để mua nước ngọt, sửa chữa tàu bè và thực hiện trao đổi các mặt hàng cần thiết… Người Trung Quốc thường mang đến đây lụa là, gấm vóc để trao đổi lấy các vật phẩm khác của người Phù Nam như: đồ gốm, đồ trang sức làm từ vàng và bạc, các loại hương liệu và gia vị… Hoặc như Nam Tề thư viết thì: “buôn bán trao đổi lấy vàng bạc, tơ lụa trắng”. Có khi còn có những mặt hàng quý hiếm chỉ giành cho những người quyền quý, giàu sang như: gương đồng, tiền vàng, nhẫn ngọc…
Trầm hương là mặt hàng khá nổi tiếng được Phù Nam đem ra trao đổi với bên ngoài. Trầm hương có mặt chủ yếu trên đất liền, trên cao nguyên Trường Sơn. Nó được quý trọng đến mức được thể hiện trên đồng tiền bạc. Loại A nhưng nhỏ Dm 12m/m, cân nặng 0.9 gr. Được biết là có nguồn gốc từ Sumatra mang sang bán đảo Malaixia 1 số đồng tiền tròn có họa tiết hoa trầm hương, mặt trái có chữ đọc là Mas (vàng). Còn ở Java lại xác định được mấy đồng tiền bạc, không xác định được hình dáng, 1 đồng cỡ 23x18m/m, 11,58 gr, mặt trái là họa tiết hoa trầm hương, còn mặt phải là một cái hình gọi tên là wicks cho là lọ cắm hoa
Nơi tập trung nhiều hiện vật có nguồn gốc bên ngoài và niên đại chính xác của Phù Nam như: huy chương Rôma, gương đồng hậu Hán, đèn đồng Ba tư, hàng chục chữ Brahmi…
Chưa tìm thấy những chứng cứ khảo cổ học nói về việc giao lưu giữa người Phù Nam với Rôma, Ba tư… nhưng theo phỏng đoán thì những sản phẩm của họ tìm thấy ở đây là do việc những thương nhân Địa Trung Hải đến và mang các sản phẩm khác nhau đến để trao đổi với người Phù Nam.
Những sản phẩm Ấn Độ có thể đã được vận chuyển từ biển, xuất phát từ Nam Ấn tại thương cảng Arikamedu – đây là một trung tâm sản xuất và xuất khẩu các loại chuỗi hạt. Những thuyền này đi ngang qua vịnh Bengan, dừng lại ở Kra từ đây vượt qua bán đảo Mã Lai bằng đường bộ, sau đó xuống thuyền đi men theo vịnh Thái Lan vào biển Đông.
Theo di chỉ khảo cổ học tìm thấy được từ văn hóa Óc Eo, những đồ vật như: nhẫn, đồ gốm, thiếc, đồng…xuất hiện với số lượng lớn, chứng tỏ, từ thời xa xưa rất có thể đây là những mặt hàng buôn bán chính và chủ yếu của cư dân nơi đây.
Sự khác biệt lớn nhất và thể hiện sự phát triển hơn hẳn của thương mại Phù Nam so với thương mại Champa đó là sự xuất hiện của tiền làm phương tiện trao đổi. Nếu như thương mại Champa mới chỉ dừng lại ở việc trao đổi hàng hóa theo hình thức vật đổi vật thì đến thương mại Phù Nam, nhiều loại tiền khác nhau được tìm thấy thông qua các khai quật khảo cổ học tại văn hóa Óc Eo. Các loại tiền như: tiền cổ Mã Lai, Phù Nam, Nam Ấn tìm thấy chứng tỏ, cho đến thời điểm này, so với các quốc gia trong khu vực, thương mại biển Phù Nam đã phát triển đến một trình độ nhất định, nền kinh tế mang xu hướng kinh tế thị trường nhiều hơn và sâu sắc hơn các nước lân cận.
3. Vai trò của thương mại đối với kinh tế và sự thịnh suy của
Phù Nam
Thương mại là một hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Ở những quốc gia có điều kiện thuận lợi cũng như hình thành và phát triển nền thương nghiệp từ sớm sẽ tạo những thận lợi nhất định cho sự phát triển kinh tế sau này, các mối quan hệ buôn bán cũng được mở rộng theo hướng đa phương và đa dạng hóa.
Đây là ngành kinh tế quan trọng nhất và đóng vai trò quyết định trong toàn bộ nền kinh tế Phù Nam ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên. Thương mại Phù Nam vốn phát triển sớm và được nhà nước chú trọng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đưa Phù Nam trở thành đế quốc nhưng lại là nguyên nhân trọng yếu dẫn đến sự suy vong của vương quốc này.
Nguyên nhân suy yếu của thương mại Phù Nam:
Như đã nói ở trên, từ đầu công nguyên đến thế kỷ V, con đường mậu dịch trên biển nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương men theo ven biển từ Trung Quốc qua ven biển Cham pa, Phù Nam, bán đảo Mã Lai rồi chuyển bộ qua eo Kra gọi là Tokola và tiếp tục con đường ven biển qua các nước Nam Á đến Tây Á và từ đó nối với thế giới Địa Trung Hải. Phù Nam nằm trên vị trí cực kỳ thuận lợi của hải trình Đông – Tây này. Đế chế Phù Nam lại khống chế và kiểm soát toàn bộ con đường buôn bán ven biển qua bán đảo Mã Lai, bao gồm lưu vực sông Mê Kông, sông Mê Nam và bán đảo Mã Lai. Đô thị cảng Ba Thê, Óc eo sớm trở thành trung tâm mậu dịch quốc tế của Phù Nam và cả vùng Đông Nam Á lục địa. Trung tâm này không những là nơi giao dịch, mua bán giữa Phù Nam với nước ngoài mà còn là địa điểm dừng chân để lấy nước và mua sắm lương thực, thực phẩm của các con thuyền trên hải trình thương mại quốc tế.
Chính lộ trình trên biển thay đổi là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với một quốc gia lấy kinh tế thương nghiệp làm ngành kinh tế chính như Phù Nam. Khoảng thế kỷ VI, VII, cùng với kỹ thuật đi biển phát triển, người ta đã tìm được con đường đi lại trên biển không phải men theo bờ vịnh nữa. Cũng chính từ đây, Phù Nam mất đi vị trí là nơi dừng chân thường xuyên của các thương nhân. Có thể đánh giá đây là nguyên nhân chính và quyết định dẫn đến sự suy giảm của kinh tế thương nghiệp Phù Nam trong các giai đoạn tiếp theo.
Nguyên nhân khác được các nhà địa chất phỏng đoán là sự thay đổi địa chất, vào khoảng năm 650, một đợt nước biển dâng cao có thể làm ngập một vùng lớn, hải lộ băng qua đồng bằng bị bồi lấp dẫn đến sự suy thoái các thành thị…
Nói tóm lại, chính kinh tế thương nghiệp mà chủ yếu là thương mại biển là nguyên nhân chính và quan trọng nhất đối với sự phát triển của kinh tế Phù Nam, đưa Phù Nam thành đế quốc và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn nhanh chóng và sự biến mất đột ngột của Phù Nam cổ.
Khu vực Đông Nam Á thời cổ đại
Họ và tên: Nguyễn Thị Phấn
THƯƠNG NGHIỆP PHÙ NAM
Nền kinh tế của Phù Nam là nền kinh tế đan xen hài hòa gữa các nghành kinh tế. Có một nền nông nghiệp khá phát triển giữ vai trò quan trọng cung cấp lương thực cho cộng đồng dân cư và một nền kinh tế Thủ công nghiệp phát triển hơn hẳn so với các nước khác cùng khu vực. Nhưng Phù Nam trở lên giàu mạnh lại là từ kinh tế biển và thương mại. Phù Nam đã từng được biết đến như là một “Đế quốc trên biển”. Nền kinh tế Phù Nam trong một chừng mực nào đó đã mang tính chất của một nền kinh tế hàng hóa. Có được sự phát triển của thương mại đó là do Phù Nam có tập hợp những yếu tố thuận lợi để thúc đẩy thương mại phát triển.
1. Điều kiện phát triển.
1.1: Vị trí địa lý_ Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý.
Phù Nam nằm ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Cửu Long. Có 2 mặt Đông Nam đều giáp biển, là vị trí trung chuyển cho các tuyến đường biển.
Từ đầu công nguyên do nhu cầu trao đổi và buôn bán con đường mậu dịch trên biển nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương men theo ven biển Trung Hoa qua biển Chăm Pa, Phù Nam, bán đảo Mã Lai rồi đổ bộ qua eo Kra hay còn gọi là Takola và con đường ven biển qua các nước Nam Á đến Tây Á và từ đó nối với Địa Trung Hải đã được hình thành và Phù Nam nằm trên vị trí cực kỳ thuận lợi trên hải trình Đông – Tây này. Người Trung Hoa biết đến Phù Nam lần đầu là do xuất phát từ con đường hương liệu. Theo sử Trung Hoa chép lại “Qua thế kỷ thứ II Vua nước tàu cử một phái đoàn sứ giả đầu tiên do Ô Trương Khiên hướng dẫn đi đường bộ sang giao hảo chánh thức với các quốc gia ở tây phương. Người tàu biết đến Phù Nam trên con đường vượt Đại Dương dừng chân tại thị trấn Bac Triane. Ô Trương Khiên thấy có nhiều cây tre và hàng lụa từ các vùng hiện thời là từ các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên mang xuống. Người địa phương cho biết họ mua các món ấy ở một quốc gia rất thịnh vượng tên là Trầm Đô. Vị sứ giả nghĩ đến nỗi gian truân của con đường hướng bắc thường bị các bộ lạc du mục miền Trung Á cướp phá nên nhất định dùng thuyền biển xuống phía Nam mở cuộc bang giao với Ấn Độ. Do đó họ biết tới Phù Nam” [11;6].
Phù Nam ở phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan là một vịnh lớn, kín gió rất thuận lợi cho tàu bè neo đậu, tránh bão, là nơi dừng chân cho một chuyến hành trình dài để mua lương thực, nước ngọt và trao đổi các vật phẩm khác... Đây là điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho kinh tế thương mại trên biển của Phù Nam phát triển mạnh.
Phù Nam nằm ở vị trí là con đường trung chuyển bắt buộc từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương nằm trên con đường hương liệu phương Đông. Tạo điều kiện thuận lợi cho Phù Nam giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới trong thời gian này.
Phù Nam có vị trí địa lý nằm cách xa Trung Hoa nên không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự cai trị và bị Trung Hoa gây chiến tranh liên tục. Đây là điều kiện thuận lợi để Phù Nam có được hòa bình và phát triển kinh tế thương mại trên biển.
* Về điều kiện tự nhiên.
Phù Nam nằm ở khu lực hạ lưu của Sông Mê Kông hàng năm đồng bằng ở đây được bồi đắp bởi một lượng phù sa màu mỡ. Tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, không những đảm bảo cung cấp lương thực cho cư dân Phù Nam mà còn làm hàng hóa trao đổi với thương nhân nước ngoài khi đến buôn bán tại Phù Nam. Phù Nam có nhiều kênh rạch tự nhiên chảy đan xen với nhau, lại là nơi có dòng hạ lưu chảy qua nên trữ lượng cá ở đây rất nhiều. Các loại cá tập trung và bơi thành từng đoàn. Đây là điều kiện thuận lợi cho cư dân Phù Nam buôn bán trên sông. Thư tịch cổ Trung quốc gọi đây là “ Vương quốc ngàn sông” [13;6].
Phù Nam nằm trên vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất đai tươi tốt nên các loại động thực vật cũng rất phong phú đa dạng và quý hiếm có các loại hương liệu: Trầm hương, mộc hương, chim ngũ sắc, ngà voi…Các loại sản vật nhiều và phong phú như vậy đã là một động lực thu hút, hấp dẫn các thương nhân nước ngoài đến để trao đổi và buôn bán với Phù Nam.
Ngoài ra Phù Nam còn có rất nhiều các loại khoáng sản quý tạo điều kiện thúc đẩy ngành thủ công nghiệp phát triển. Phù Nam rất phát triển nghề gốm do có nguồn đất sét sẵn có trong nước, có các loại khoáng sản như vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc… tạo điều kiện cho nghề luyện kim và làm đồ trang sức phát triển. Với kỹ thuật chế tác tinh sảo, các loại hàng hóa đa dạng, phong phú đã trở thành những mặt hàng quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển.
1.2. Điều kiện về kinh tế.
Sự phát triển về kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp của Phù Nam cũng là một nhân tố quan trọng đưa nền kinh tế thương mại của Phù Nam phát triển mạnh mẽ.
Nhờ Phù Nam nằm trên vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai được phù sa bồi đắp quanh năm nên nông nghiệp trồng lúa nước đặc biệt phát triển. Đây không những là nguồn lương thực dồi dào cung cấp cho người dân Phù Nam mà còn là một mặt hàng quan trọng để giao lưu buôn bán, cung cấp lương thực cho các thuyền thương nhân qua Phù Nam.
Ở Phù Nam nền kinh tế thủ công nghiệp đã khá phát triển như: Kỹ nghệ sản xuất đồ gốm, nghề luyện kim, kim hoàn và chế tác các đồ trang sức đều rất tinh vi. Tạo ra các loại hàng hóa phong phú để trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài.
Đặc biệt, ở Phù Nam nghề đóng tàu ra đời sớm do nhu cầu mở rộng buôn bán, mở rộng lãnh thổ của cư dân Phù Nam và kỹ thuật này ngày càng phát triển “ Thời kỳ này Phù Nam đã đóng được những con tàu lớn, có thể vượt biển đi xa”[82;1]. Kỹ thuật đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền phát triển tạo điều kiện cho cư dân Phù Nam có thể buôn bán xa bờ và thương nhân nước ngoài yên tâm khi đến buôn bán tại đây.
1.3. Yếu tố con người.
* Yếu tố cá nhân: Do chính sách cai trị của nhà Vua người đứng đầu vương quốc. Trong kinh tế thương nghiệp nếu như ChamPa lấy chính sách cướp làm chủ đạo, người dân có một bộ phận chuyên làm nghề cướp biển thì ở đây những người đứng đầu vương quốc Phù Nam lấy sự phát triển thương nghiệp bền vững làm mục tiêu để phát triển đất nước. Họ đề ra những chính sách hợp lý để thu hút các thương nhân và mở rộng giao lưu buôn bán “Theo sử ký Trung Hoa thời Tam Quốc nhà Đông Ngô ( 222- 265) ghi chép thì dưới thời Vua Phạm Chiêu (Fan. T Chan 225 – 245) thì vào năm 244 một văn phòng thương mại Phù Nam thành lập gần thủ Phủ Nam Kinh gọi là Phù Nam quán. Vua Phù Nam giao thương với Trung Hoa, Ấn Độ năm 245 bị ám sát” [57;6]. Không những lập thương quán để thuạn lợi cho việc giao thương mà Vua Phù Nam còn chủ động phái người đi trao đổi buôn bán với các nước khác “Trong “sử ký Nam triều nhà Tề ( 479 – 501) dưới triều vua Võ Đế ( 483 – 494) do Tú Tử Triển biên soạn vào đầu thế kỷ VI đã nhắc tới nhà vua của Phù Nam là Kiều Trân (Jayava rman) ngài đã nhiều lần phái nhiều thương gia sang buôn bán ở Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông” 75;6]. Với những chính sách đó các vị Vua Phù Nam đã khiến thương mại Phù Nam phát triển mạnh mẽ hơn.
* Yếu tố cư dân: Cư dân của Phù Nam là sự kết hợp giữa hai bộ phận người Môn Cổ và người Nam Đảo. Trong khi người Môn Cổ giỏi chinh chiến và tổ chức xã hội thì người Nam Đảo lại giỏi buôn bán và cư dân Phù Nam có một bộ phận chuyên làm nghề buôn bán. Tề Thư viết “ Người Phù Nam khôn quỷ, mưu lược, nhưng tốt bụng và thật thà, họ chuyên nghề buôn bán” [83;1]. Cư dân Nam Đảo giỏi đi biển họ thông thạo đường thủy ngồi thuyền đi buôn bán xa.. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế thương mại của Phù Nam.
1.4: Yếu tố thời đại.
Từ đầu công nguyên do nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hóa và tìm thêm những nguồn hương liệu quý hiếm của các thương nhân nên con đường mậu dịch trên biển đã được hình thành. Nối liền từ Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, từ Trung Quốc sang Ấn Độ nên Phù Nam đã nằm trong vị trí vô cùng quan trọng trong hải trình dài đó. Hơn nữa, trong những thế kỷ đầu công nguyên đến thế kỷ VI kỹ thuật đóng tàu lớn chưa phát triển. Các thương nhân chủ yếu vẫn đi bằng thuyền nhỏ kinh nghiệm đi biển chưa nhiều nên họ buộc phải đi men theo bờ biển từ Trung Hoa qua biển Champa, Phù Nam, bán đảo Mã Lai rồi mới đổ bộ qua eo Kra và con đường ven biển qua các nước Nam Á đến Tây Á và nối với Địa Trung Hải. Chính vì vậy mà Phù Nam trở thành vị trí trung chuyển bắt buộc của các hải trình biển. Đây là điều kiện khách quan vô cùng thuận lợi khiến thương mại Phù Nam phát triển rực rỡ và Phù Nam trở thành một đế quốc hùng mạnh từ thế kỷ III đến giữa thế kỷ VI.
2. Sự phát triển của kinh tế thương mại Phù Nam.
2.1: Hoạt động nội thương.
Vương quốc Phù Nam bao gồm các tiểu quốc nhỏ, lại bị chia cắt bởi kênh rạch chằng chịt nên cư dân của Phù Nam quan hệ buôn bán, trao đổi với nhau chủ yếu bằng đường thủy “ Họ ngồi thuyền đi buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhau” [86.1].
Cư dân ở đây chủ yếu trao đổi bằng hình thức vật đổi vật, hàng hóa lấy hàng hóa còn quan hệ thương mại sử dụng tiền tệ thường dùng để trao đổi, mua bán với người nước ngoài.
Các thuộc quốc của Phù Nam cũng có những yếu tố rất thuận lợi để trao đổi buôn bán với cư dân các thuộc quốc khác của Phù Nam và quan hệ với bên ngoài. Ví dụ như Đốn Tốn là thuộc quốc của Phù Nam cách Phù Nam hơn 3000 lý về phía Nam, ở một bờ biển cao lởm chởm, đất không rộng quá 1000 lý, nằm trên hạ lưu Chao Praya và phần bắc bán đảo Malaya. Đây là nơi chắn ngang đường biển từ Ấn Độ tới biển Đông được gọi là “ nơi họp chợ của thế giới” [52;6]. nơi đây tập trung rất nhiều thương nhân nước ngoài đến giao thương, buôn bán. Chợ nơi đó là nơi Đông – Tây gặp gỡ, hội họp, hàng ngày có hơn vạn người, sản vật quý hiếm không gì không có. Thương nhân từ biển Đông và Phù Nam cũng đến đây, quá cảng eo Kra đến cảng Sa nhân ( Takkola) để từ đây đi thẳng đến Ấn Độ” [52;6]. Đốn Tốn là thuộc quốc của Phù Nam nên hoạt động thương mại và trao đổi hàng hóa đều do Phù Nam đảm nhiệm rồi chia lợi tức cho.
2.2: Hoạt động ngoại thương.
* Quan hệ ngoại thương và mặt hàng buôn bán.
Xuất hiện những cảng thị lớn như: Óc eo, Ba thê, Trà keo…
Nhờ những tài nguyên phong phú về nội địa và nhờ ở vị trí trung gian trên con đường hàng hải Ấn Độ - Trung Quốc Phù Nam đã có quan hệ giao lưu, buôn bán khá sớm với các nước trong khu vực và mở rộng giao lưu với bên ngoài. Sử cũ đã ghi lại những quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Phù Nam với Trung Hoa, Ấn Độ, các nhà khảo cổ học đã chứng minh mối giao lưu kinh tế với hai nước nói trên, cũng như với Đông Nam Á, với Địa Trung Hải và Trung Á.
Đế chế Phù Nam khi đã phát triển mạnh đã khống chế và kiểm soát toàn bộ con đường buôn bán qua bán đảo Mã Lai, bao gồm lưu vực sông Mê kong, sông Mé Nam và bán đảo Mã Lai. Đô thị cảng Ba Thê và Óc Eo sớm trở thành trung tâm mậu dịch quốc tế của Phù Nam và cả vùng Đông Nam Á lục địa. Trung tâm này không những là nơi giao dịch, mua bán giữa Phù Nam với nước ngoài mà còn là địa điểm dừng chân lý tưởng để lấy nước và mua sắm lương thực. Những hiện vật khảo cổ phát hiện được ở Óc eo chứng tỏ nền kinh tế Phù Nam đã rất phát triển. Thị trấn Óc Eo là một trung tâm công nghệ rất phong phú. Sản phẩm trao đổi không chỉ là hương liệu mà còn là các hiện vật bằng đồng, thiếc cũng như nữ trang bằng vàng, vàng nạm ngọc thạch đạt đến một kỹ thuật tinh vi. Riêng nghề nấu thủy tinh, nghề chạm ngọc thạch, mã lão cũng rất điêu luyện. Trong thư tịch cổ Trung Quốc Tề Thư có viết “ Hàng hóa buôn bán thường ngày là vàng, bạc, lụa, hàng” [34;15].
Căn cứ vào kỹ thuật chế tác các cổ vật và đối chiếu các bản văn bia khắc trên đá, người ta cho rằng vào thời gian này nền kinh tế Phù Nam đã khá phát triển , tạo nên sức mạnh của nước Phù Nam. Cảng thị Óc eo đã trở thành đầu mối quan hệ thương mại Đông – Tây, sản vật Đông – Tây đã có mặt ở đây cả những mặt hàng quý hiếm chỉ giành cho người quyền quý như: Gương đồng, tiền vàng, nhẫn ngọc...trong các di chỉ khảo cổ học được tìm thấy ngoài sản phẩm bản địa còn tìm thấy được sản phẩm ngoại nhập gồm các nguồn khác nhau, trong đó có 3 loại chính là La Mã, Trung Quốc và Ấn Độ. Những hiện vật được tìm thấy này chứng minh và xác định thời kỳ thịnh vượng của nền thương mại Phù Nam và sự giao thương của Phù Nam với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, La mã, Trung Đông.
Quan hệ thương mại với Trung Quốc. Người Trung Quốc đến Phù Nam trên con đường buôn bán với Ấn Độ. Họ dừng chân ở Phù Nam để mua lương thực, nước ngọt và trao đổi buôn bán. Nam Tề Thư có nói “Người Trung quốc chủ yếu buôn bán trao đổi lấy vàng bạc, tơ lụa trắng và mầu” [ 69;7] mua về các loại mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, đồ trang sức và đặc biệt là hương liệu, trong đó trầm hương là mặt hàng quý được ưa chuộng. Ngoài ra các thương nhân Trung Hoa còn mua các loại mộc hương, ngà voi, chim công lông biếc, anh vũ 5 sắc. Các loại gia vị khác của vương quốc Phù Nam.
Theo sử ký Trung Hoa thời Tam Quốc nhà Đông Ngô ( 222- 265) ghi chép thì dưới thời Vua Phạm Chiêu (Fan. T Chan 225 – 245) thì vào năm 244 một văn phòng thương mại Phù Nam thành lập gần thủ Phủ Nam Kinh gọi là Phù Nam quán. Vua Phù Nam giao thương với Trung Hoa, Ấn Độ năm 245 bị ám sát”. Và theo hai sứ giả người Hoa là Châu Ứng và Khang Thái tường thuật lại rằng “ Vương quốc Phù Nam bề ngang rộng 399 hải lý, có rất nhiều đô thị, có tường cao bao quanh và bên trong có nhà ở...”[68’6] việc Phù Nam lập Phù Nam Quán tại Phủ Nam Kinh Trung Hoa chứng mối quan hệ rất thân thiết và hữu hỏa trong quan hệ giao lưu, buôn bán với Trung Hoa thời kỳ này. Trong thực tế một phòng giành cho âm nhạc Phù Nam đã được xây dựng vào năm 224 bởi người Trung Hoa cách kinh đô hai dặm, và sau này âm nhạc và nhạc sĩ Phù Nam được tán thưởng và lời ca được viết ra về vương quốc vĩ đại này.
“Mối quan hệ này được củng cố hơn thời đầu nhà Tấn bởi có ba phái bộ được phái sang giao thương với Phù Nam trong các năm 285, 286, 287. Nhưng trong thế kỷ thứ tư, mậu dịch của Phù Nam với Trung Hoa bị ảnh hưởng rất lớn bởi có sự bất ổn ở các bờ biển Quảng Đông lẫn tại chính Phù Nam. Trong 150 năm sau 287, đã chỉ có một phái đoàn bộ từ Phù Nam sang trung Hoa vào năm 357 nhưng không thành công” [73;6].
Trong “sử ký Nam triều nhà Tề ( 479 – 501) dưới triều vua Võ Đế ( 483 – 494) do Tú Tử Triển biên soạn vào đầu thế kỷ VI đã nhắc tới nhà vua của Phù Nam là Kiều Trần (Jayava rman) ngài đã nhiều lần phái nhiều thương gia sang buôn bán ở Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông” 75;6].
Sau này, các sách có liên đại muộn hơn vào các thế kỷ VI-VII như Trần thư, quốc Phù Nam. Như vậy, qua các nguồn sử liệu của Trung Hoa và các hiện vật trong di chỉ khảo cổ vật khai quật được đã chứng tỏ mối quan hệ rộng và rất thường xuyên của hoạt động thương mại Phù Nam với các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Quan hệ với Ấn Độ và các nước khác trong khu vực. Sản phẩm hoạt động ngoại thương của Phù Nam có quy mô lớn dọc vùng Duyên hải và trong nội địa Đông Nam Á. Những sản phẩm đồ nhập hoặc phỏng theo đồ ngoại được phát hiện thấy như : trống đồng loại cổ vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn, qua những dấu tích vật chất ta biết họ còn có mối quan hệ giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài như Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Trống đồng Đông Sơn được tìm thấy, những sản phẩm được nhập hoặc được phỏng chế sản phẩm có nguồn gốc từ Ấn Độ chủ yếu là đồ trang sức. Người ta cho rằng: những sản phẩm Ấn Độ có thể đã được vận chuyển từ biển, nơi khởi phát là Nam Ấn tại thương cảng Ari kamedu - một trung tâm sản xuất và xuất khẩu các loại chuỗi hạt, đi thuyền ngang qua vịnh Bengan, vượt qua bán đảo Malay bằng đường bộ, xuống thuyền đi ven vịnh Thái Lan rồi vào đến Phù Nam.
Quan hệ thương mại với Chăm pa: Phù Nam và Chăm Pa là hai nước láng giềng đều có nền thương mại rất phát triển. Trong tờ biểu của sứ thần Trung Hoa có ghi chép lại về quan hệ của hai nước này “ Sự thực đúng như tờ biểu của Vua Phù Nam về Lâm Ấp, vốn cương giới liền kề nhau, có quan hệ thân thiết gần gũi”[50;7] cư dân hai nước đã có những trao đổi, buôn bán với nhau bằng hiện vật là chủ yếu. Ở khu vực giáp gianh là sông Đồng Nai, nơi in đậm dấu tích văn hóa Đồng Nai cổ và văn hóa Phù Nam gắn với Phù Nam, liền kề vungd Phan Thiết – Bình Thuận đã phát hiện được trong tầng văn hóa khảo cổ những mảnh gốm Chăm, gốm Trung Hoa thời Lục Triều và Tùy ( thế kỷ V – thế kỷ VI), trong các di chỉ khảo cổ của Chăm Pa cũng tìm thấy một số mảnh gốm và vòi Óc Eo, một số pho tượng đồng nhỏ của văn hóa Phù Nam. Điều này chứng tỏ 2 nước Phù Nam và Chăm Pa có mối giao lưu văn hóa thân thiết.
* Phương tiện buôn bán.
Phương tiện dùng để trao đổi chủ yếu bằng thuyền. Theo sử Trung Hoa chép lại “ dân Phù Nam thông thạo đường thủy, thường ngồi thuyền đi buôn bán xa. Người ngoại quốc tới lui trao đổi hàng hóa như Ấn Độ, Trung Hoa, Ba Tư, La Mã theo các con sông, kênh rạch vào Óc eo, thị trấn trăm đường và thành AngKor Borei. Trong sử Trung Hoa có ghi chép, mưu tả về thuyền của cư dân Phù Nam như sau “ Chúng dài 8 bộ và rộng 6 bộ với mũi và đuôi thuyền giống như các con cá... và các thuyền lớn chuyên chở cả trăm người, mỗi người cẩm một mái chèo dài hay ngắn hoặc dùng sào để đẩy thuyền” [34;15]. Các thương nhân Trung Hoa, Ấn Độ dùng thuyền có buồm, lợi dụng hướng gió để đến giao thương với Phù Nam.
* Sử dụng tiền tệ trong quan hệ buôn bán.
Kinh tế thương mại của Phù Nam đã phát triển hơn hẳn so với kinh tế thương mại của Chăm Pa. Nếu như thương mại Chăm Pa chỉ dùng hình thức vật đổi vật, trao đổi hàng hóa với các nước ngoài đều không có dấu ấn của tiền thì đến thương mại Phù Nam đã có dùng tiền riêng của mình để trao đổi buôn bán. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều tiền của Phù Nam ở Óc eo, Nam Thái Lan và Hmawza (Myanma). Ngoài ra các nhà khảo cổ còn tìm được tiền ở Kiên Giang và An Giang các đồng tiền mang dấu ấn Địa Trung Hải. Sự xuất hiện của những đồng tiền này ở cương vực Phù Nam phản ánh trình độ phát triển cao của mậu dịch quốc tế của Phù Nam trong thời kỳ này. Trên cơ sở đó người ta đoán định rằng, Phù Nam không chỉ mở rộng quan hệ với các nước láng giềng lân cận mà còn mở cửa buôn bán sang tận vùng Địa Trung Hải, Trung Á. Phù Nam được biết đến trong lịch sử như một cường quốc thương nghiệp từ giữa thế kỷ thứ III đến đầu thế kỷ thứ VI.
3. Nguyên nhân khiến thương nghiệp Phù Nam suy vong.
Như phân tích các điều kiện để thương mại Phù Nam phát triển thì yếu tố vị trí địa lý của Phù Nam là yếu tố quan trọng nhất đưa nền kinh tế thương mại của Phù Nam phát triển đến đỉnh cao và đưa Phù Nam trở thành một đế quốc trong khu vực Đông Nam Á. Phù Nam phía bắc giáp Chăm Pa, Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan là vịnh lớn, kín gió thuận lợi cho tàu bè neo đậu, có hai mặt Đông – Nam đều giáp biển. Yếu tố vị trí địa lý thuận lợi kết hợp với yếu tố thời đại khi trong giai đoạn đầu công nguyên các nước trên thế giới đều có nhu cầu mở rộng phạm vi buôn bán và tìm những nguồn nguyên liệu mới nên đã hình thành con đường tơ lụa và con đường hương liệu đi qua Phù Nam. Nên Phù Nam trở thành nơi trung chuyển hàng hóa từ Trung Hoa sang Ấn Độ, từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương và là nơi duy nhất cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết cho một chuyến hải trình dài trên biển. Tất cả những điều kiện trên tạo thành sức bật cho nền kinh tế thương mại của Phù Nam. Có thể nói lộ trình giao thông trên biển có ý nghĩa sống còn với vương quốc Phù Nam.
Nhưng cũng chính yếu tố thời đại đã lại là nguyên nhân chính quan trọng khiến cho nền kinh tế thương mại của Phù Nam suy vong. Bối cảnh mậu dịch khu vực đã có những chuyển biến bất lợi cho Phù Nam. Nếu như trước kia, do hạn chế của kỹ thuật đóng thuyền và kinh nghiệm đi biển của thương nhân các nước còn hạn chế chưa phát triển thì đến giữa thế kỷ VI đầu thế kỷ VII cùng với sự phát triển kinh tế của các nước thì kỹ thuật đóng tàu lớn đã phát triển, kinh nghiệm đi biển của các thương nhân cũng dày dặn hơn, chính vì thế mà họ đã có thể có những chuyến hải trình trên biển đi xa mà không cần ghé lại Phù Nam.
Do sự phát triển của nghề hàng hải và kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á lục địa và hải đảo hải trình qua eo biển Kra chuyển dần xuống phía nam qua eo biển Malacca và Sunda. Từ giữa thế kỷ thứ VI hải trình mới này ngày càng giữ vai trò quan trọng chi phối con đường trên biển thừ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, từ Trung Quốc qua Đông Nam Á và đến Ấn Độ. Việc thay đổi lộ trình trên biển đã khiến Phù Nam mất đi vị trí trung chuyển hàng hóa và dừng chân của các thuyền buôn thương nhân nước ngoài. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy vong của nền Kinh tế thương mại Phù Nam.
Có một ý kiến cho rằng thương mại Phù Nam bị suy vong là do yếu tố thiên tai, việc thay đổi địa chất tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long gây ra. Có thể vào những năm 650 của thế kỷ VII đã có một đợt thủy triều khiến mực nước biển dâng lên cao đã làm chìm ngập cảng thị Óc Eo nơi đón tiếp và trung chuyển hàng hóa quan trọng của Phù Nam nên hoạt động mậu dịch bị suy giảm. Việc nước biển dâng cao đã chôn vùi vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu của Phù Nam, biến vùng đồng bằng thành những vùng đồng lầy hoang tàn không làm gì được. Điều này làm cho cả ngành nông nghiệp và thủ công nghiệp của Phù Nam bị ảnh hưởng và suy yếu dần, mất đi các nguồn hàng phong phú và đa dạng để cung cấp cho thương nhân nước ngoài, chính điều này đã khiến Phù Nam không còn hấp dẫn thương nhân nước ngoài nữa.
4. Vai trò của kinh tế thương nghiệp với vương quốc Phù Nam.
Mối quan hệ giữa kinh tế thương mại và đế quốc Phù Nam là mối quan hệ khăng khít và không thể tách rời nhau. Nói đến đế quốc Phù Nam là ta nghĩ ngay đến nền kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất của đế quốc đó chính là nền kinh tế thương mại cực thịnh của thế kỷ thứ III đến thế kỷ VI. Có thể nói, với vị trí địa lý thuận lợi trong bối cảnh giao thương với khu vực cùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế kết hợp với một bộ phận dân cư thành thạo sông nước, giỏi về buôn bán đã đưa Phù Nam phát triển thành một đế quốc cường thịnh ở Đông Nam Á từ thế kỷ III đến giữa thế kỷ VI. Kinh tế thương mại đóng vai trò quyết định và vô cùng quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế của Phù Nam. Nó đã đưa Phù Nam lên địa vị là một Đế quốc nhưng cũng là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy vong của vương quốc này.
Với nền kinh tế thương mại thì các thương nhân nước ngoài đã biết đến Phù Nam và cũng chính từ đó mà Phù Nam đã mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thương mại phát triển là điều kiện để thúc đấy các ngành kinh tế khác trong nước phát triển mạnh mẽ hơn. Các thương nhân đến Phù Nam mang theo hàng hóa tơ lụa và mua bán, trao đổi với Phù Nam nước ngọt, lương thực và đặc biệt là sản phẩm của ngành thủ công nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi cho nghề nông nghiệp trồng lúa nước được mở rộng và không chỉ phục vụ nhu cầu lương thực trong nước mà còn là một mặt hàng thiết yếu để trao đổi mua bán giữa Phù Nam và các nước khác khi đến đây.Đồng thời nó cũng khiến nghành thủ công nghiệp phát triển hơn không chỉ là số lượng sản vật mà kỹ thuật trong các nghề làm gốm, nghề luyện kim, làm đồ trang sức... cũng tinh xảo và phong phú hơn rất nhiều. Từ đây không những mặt hàng kinh tế nông nghiệp hay thủ công nghiệp phát triển mà sự giao lưu văn hóa giữa Phù Nam với các nước khác cũng phổ biến hơn.
Kinh tế thương mại cũng là nhân tố quan trọng giúp Phù Nam đi chinh phục các tiểu quốc khác trở thành thuộc quốc của mình và cũng nhờ thương mại mà lãnh thổ Phù Nam đã mở rộng ra rất nhiều. Các thương nhân của Phù Nam khi đến buôn bán với các nước láng giềng xung quanh chủ yếu bằng đưởng thủy, trên những chiếc thuyền của mình thì bên cạnh những mặt hàng buôn bán, trao đổi thì kèm theo đó là những đội quân xâm lược. Việc trao đổi buôn bán giữa Phù Nam và các tiểu quốc xung quanh khiến Phù Nam hiểu rõ hơn về phong tục tập quán cũng như phong thổ của từng nước nhỏ đó. Chính vì vậy mà khi Phù Nam đem quân đến xâm lược các nước này đã dễ dàng hơn rất nhiều. Trong thời kỳ phát triển thịnh đạt nhất của mình đế quốc Phù Nam đã có hơn 10 thuộc quốc, thuần phục và cống nạp. Lãnh thổ của nó mở rộng trải dài từ phía nam Ấn Độ, Miến Điện, Xiêm, Campuchia, và toàn bộ Nam Bộ của Việt Nam.
Kinh tế thương mại đã tạo nên tiềm lực kinh tế để Phù Nam trở thành đế quốc nhưng đồng thời sự suy vong của kinh tế thương mại cũng là nguyên nhân khiến đế quốc Phù Nam suy vong. Vì Phù Nam giàu mạnh được là nhờ vào việc giao thương trên biển, khi hải trình trên biển đổi hướng Phù Nam không còn vị trí thuận lợi như trước đây khiến kinh tế thương mại suy giảm dần từ đó vương quốc Phù Nam cũng mất đi tiềm lực kinh tế quan trọng nhất nên Phù Nam đã suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Công Bá: Lịch sử Việt Nam. NXB Thuận Hóa.
2.Nguyễn Cảnh Minh: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X, NXB Đại học sư phạm Hà Nội 2006.
3. Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, NXB Khoa học xã hội, Hà nội, 1991.
4. Hội khoa học lịch sử Việt Nam: Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, NXB thế giới,2008.
5. Lương Ninh: Nước Phù Nam, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2006.
6. Lê Hương: Sử liệu Phù Nam, XNB Sài Gòn, 1974.
7. Lương Ninh : Vương quốc Phù Nam, Đại học quốc gia, 2009.
8. Lương Ninh: Vương quốc Phù Nam những hiểu biết mới – nhận thức mới, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 8, 2004.
9. Phan Khoang; Việt sử xứ đàng trong, NXB văn học, Hà Nội,2001.
10. Phạm Đức Thành: Lịch sử Campuchia, NXB văn hóa thông tin Hà Nội,1995.
11.Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải: Văn hóa Óc eo những khám phá mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1995.
12. Sơn Nam: Lịch sử khẩn hoang Miền Nam, NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2009.
13. Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long, Sở văn hóa thông tin tỉnh An Giang,1984.
14. Nguyễn Văn Long: Di tích văn hóa Óc Eo miền Đông Nam Bộ.
15: Qua di tích văn hóa Óc eo và thư tịch cổ thử nhận diện nước Phù Nam. Tạp chí nghiên cứu lịch sử- số 11,2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thương nghiệp phù nam.doc