Hình ảnh này của các chợ làng trung du Bắc
Bộ (qua trường hợp chợ làng ở Phú Bình) vẫn
cơ bản đúng với nhận định của GS Phan Đại
Doãn về chợ làng vùng châu thổ: "mạng lưới
chợ vừa là biểu hiện của sự bế tắc của kinh
tế tiểu nông, vừa là biện pháp giải quyết bế
tắc đó. Nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất
hàng hoá trong kinh tế tiểu nông, đồng thời
nó cũng góp phần bổ sung và duy trì kinh tế
tiểu nông". Hai mặt khác biệt này cùng tồn
tại, cùng phát huy tác dụng tạo nên tính ổn
định (hoặc thay đổi rất chậm) của cấu trúc
hàng hoá chợ. Chợ làng không những không
làm giải thể kinh tế tiểu nông làng xã mà còn
góp phần củng cố cấu trúc kinh tế truyền
thống lấy nông nghiệp làm cơ sở [1,69].
Như thế, tổng quan mà nói chợ nông thôn ở
Phú Bình nói riêng - chợ làng trung du Bắc
Bộ nói chung - khác biệt với chợ phiên miền
núi, và mang nhiều nét ảnh hưởng của chợ
phiên vùng đồng bằng Bắc Bộ hơn.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thương nghiệp nông thôn trung du Bắc Bộ qua trường hợp chợ làng ở huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 85 - 89
85
THƯƠNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRUNG DU BẮC BỘ QUA TRƯỜNG HỢP
CHỢ LÀNG Ở HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN
Đỗ Hằng Nga*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong lịch sử, chợ làng ra đời là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hóa và thủ công nghiệp. Ở
vùng đồng bằng, trung du, hay miền núi, chợ làng đều có vai trò thương nghiệp rất quan trọng. Với
vị trí cầu nối giữa vùng đồng bằng châu thổ với miền núi non hiểm trở phía Bắc, đến nay diện mạo
chợ làng ở huyện Phú Bình vẫn bảo lưu nhiều sắc thái của chợ truyền thống, thể hiện trên các khía
cạnh như cách thức họp chợ, địa điểm và thời gian họp chợ, thành phần thương nghiệp ở chợ,... Sự
tồn tại của mạng lưới chợ làng ở địa phương trung du này trong lịch sử và trong thời hiện đại
không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là sự kết hợp của nếp sống, tập quán văn hóa giữa cư
dân miền trung du với cư dân đồng bằng và cư dân miền núi.
Từ khóa: Thương nghiệp, trung du, chợ, làng xã, Phú Bình.
Theo "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam"
định nghĩa: “chợ là nơi gặp nhau giữa cung và
cầu các hàng hoá, dịch vụ, vốn, là nơi tập
trung hoạt động mua bán hàng hoá giữa người
sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng.
Quy mô tính chất của chợ phụ thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế. Chợ có vai trò chủ yếu
là nơi tiêu thụ hàng hoá, đồng thời cũng có
ảnh hưởng kích thích ngược lại đối với sản
xuất. Ở nhiều vùng miền núi, chợ còn là nơi
sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc.
Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua
bán vào những ngày, những buổi nhất định,
tức là đã hình thành nên các chợ phiên. Quy
mô và tính chất của chợ rất đa dạng: có loại
chợ nông thôn tự sản, tự tiêu; có loại chợ
mang tính chất khu vực hay một vùng rộng
lớn... Có thể xem chợ là sự phản ánh trình độ
phát triển kinh tế, xã hội của một địa
phương.*
Qua các bộ chính sử, chúng ta biết rằng từ
cuối thế kỷ XV, với thể lệ lập chợ của vua Lê
Thánh Tông, chợ làng đã hình thành ở hầu hết
các vùng nông thôn. Nhà nước định lệ “các
huyện, châu, xã ở các xứ trong nước, nhân
dân ngày một nhiều, nơi nào muốn chia mở
chợ mới để tiện mua bán thì quan phủ, huyện,
châu khám xét quả thực tiện lợi cho dân thì
làm bản tâu lên, cho theo tiện lợi mà họp
*
ĐT: 0923136980
chợ” (Đại Việt sử ký toàn thư, T.III,
tr.259). Chợ làng ra đời là kết quả của sự phát
triển quan hệ hàng hóa và thủ công nghiệp.
Trong xã hội nông thôn Việt Nam nói chung
và nông thôn trung du Bắc Bộ nói riêng, gia
đình tiểu nông vừa là đơn vị sản xuất, vừa là
đơn vị tiêu thụ các sản phẩm do chính các hộ
gia đình làm ra. Một phần sản phẩm dư thừa
được đem mua bán, trao đổi ở chợ. Chợ làng -
chợ nông thôn, vì thế có vai trò thương
nghiệp rất quan trọng. Chợ làng truyền thống
ở Phú Bình có từ bao giờ không ai nhớ nổi và
không có sách vở nào của các làng xã ghi
chép lại. Nhưng sự tồn tại của mạng lưới chợ
làng quê miền trung du ở địa phương này
trong lịch sử và cả ở thời hiện đại, chắc chắn
không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là
sự kết hợp đẹp đẽ của nếp sống, tập quán văn
hóa giữa cư dân miền trung du với cư dân
miền núi và miền xuôi.
DIỆN MẠO CHỢ LÀNG - CHỢ NÔNG
THÔN Ở HUYỆN PHÚ BÌNH
Mật độ các chợ
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của một số
nhà chuyên môn như giáo sư Nguyễn Đức
Nghinh và Nguyễn Thị Hòa thì không phải
bất cứ làng Việt nào cũng có chợ. Ở một số
tỉnh đồng bằng có dân cư đông đúc như Thái
Bình và Hà Nam thì cứ khoảng 7 km2 có 1
chợ, và từ 3 đến 6 làng có 1 chợ [4]. Là một
địa phương trung du Bắc Bộ - "đệm" giữa
Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 85 - 89
86
miền núi và châu thổ, mật độ chợ nông thôn ở
Phú Bình có phần thưa thớt hơn. Toàn huyện
có tất cả 21 xã với 315 thôn làng nhưng chỉ có
12 chợ (tỉ lệ là 1,8 xã thì có một chợ, hay 26
thôn làng thì có một chợ; bài viết này tác giả
chỉ đề cập đến chợ truyền thống). Mật độ chợ
trên số đơn vị tụ cư cơ sở thấp hơn so với một
vài địa phương khác trong tỉnh như huyện Đại
Từ (25 chợ/31 xã), huyện Định Hóa
(18chợ/24 xã), hay huyện Đồng Hỷ (14chợ/18
xã). Số lượng ít và sự phân bố khá thưa thớt
của chợ nông thôn ở Phú Bình càng khẳng
định vai trò của chợ đối với đời sống của cư
dân trong vùng. Người dân đến chợ để mua
các vật dụng, nhu yếu phẩm cần thiết cho
cuộc sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp,
đồng thời đem bán các sản phẩm của trồng
trọt và chăn nuôi gia đình.
Cách thức họp chợ
Trừ các chợ huyện, chợ thị trấn (không mang
tính chất thương nghiệp nông thôn thuần túy),
thì hầu hết các chợ làng ở Phú Bình cũng như
ở các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên đều
là dạng chợ phiên, họp theo những chu kỳ
nhất định. Do đó, phiên nào cũng nhộn nhịp,
tấp nập kẻ mua người bán.
Theo GS Phan Đại Doãn, sự phát triển của
chợ làng sẽ tạo ra một “vùng liên làng” theo
chu kỳ phiên họp trong từng tháng. Một số
làng gần nhau được phân chia họp chợ trước
sau theo thời gian tuần tự tạo ra sự lưu thông
hàng hoá trong "một vòng khép". Cứ như vậy,
lần lượt suốt tháng quanh năm, ngày nào
người nông dân cũng có điều kiện trao đổi
hàng hoá ở các chợ làng [1,69]. Hiện tượng
“vùng liên làng” có ở nhiều nơi trên đất nước
ta. Trung du Bắc Bộ cũng không ngoại lệ. 12
chợ nông thôn ở Phú Bình tạo thành nhiều
chu kỳ chợ luân phiên kế tiếp họp vào những
ngày nhất định trong tháng. Để tiện theo dõi,
tác giả đã nhóm các chợ cùng khu vực địa lý
trong huyện Phú Bình thành nhóm như sau:
Nhóm chợ I: Chợ Tân Khánh (xã Tân
Khánh) họp vào các ngày 1, 3, 6, 8, 11, 13,
16, 18, 21, 23, 26, 28; chợ Lũ Yên (xã Đào
Xá) họp vào các ngày 2, 5, 7, 12, 15, 17, 22,
25, 27 âm lịch; chợ Bảo Lý (xã Bảo Lý) họp
vào các ngày 4,9,14,19,24,29 âm lịch. Nhóm
chợ này đáp ứng nhu cầu mua bán cho 8 xã
vùng tả ngạn sông Máng, gồm Đồng Liên,
Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân
Thành, Tân Hòa và Bảo Lý.
Nhóm chợ II: Chợ Đình (xã Xuân Phương)
họp vào các ngày 4,9,14,19,24,29 âm lịch;
chợ Đồn (xã Kha Sơn) họp vào các ngày 1, 3,
6, 8, 11, 13, 16, 18, 21, 23, 26, 28; chợ Tân
Đức (xã Tân Đức) họp vào các ngày 2, 5, 7,
10, 12, 15, 17, 20, 22, 25, 27, 30 âm lịch.
Nhóm chợ này đáp ứng nhu cầu mua bán cho
7 xã vùng có địa hình trung bình gồm Xuân
Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh
Ninh, Lương Phú, Tân Đức, Hương Sơn.
Nhóm chợ III: Chợ Quán Chè (xã Nga My)
họp vào các ngày 4, 14, 24 âm lịch; chợ Hanh
(xã Thượng Đình) họp vào các ngày 1, 3, 6, 8,
11, 13, 16, 18, 21, 23, 26, 28; chợ Cầu (xã
Nhã Lộng) họp vào các ngày 2, 5, 7, 12, 15,
17, 22, 25, 27 âm lịch. Nhóm chợ này đáp
ứng nhu cầu mua bán cho 6 xã vùng nước
kênh núi Cốc gồm Hà Châu, Nga My, Điềm
Thụy, Thượng Đình, Nhã Lộng, Úc Kỳ.
Qua cách nhóm các chợ như trên cho thấy các
phiên chợ phân bố theo địa giới khu vực phủ
kín các ngày trong tháng (âm lịch). Các chợ
cách nhau từ 2 đến 6 km họp thành một nhóm
với sự xen kẽ phiên họp, nhờ vậy mà khâu
cung cầu mua bán các sản phẩm nông nghiệp,
hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng của nông dân
trong huyện được điều hòa.
Địa điểm họp chợ
Theo truyền thống, các chợ nông thôn Việt
Nam nói chung và ở Phú Bình nói riêng đều
được nhóm họp trên một khu đất rộng khá
bằng phẳng, có vị trí giao thông đường bộ
hoặc đường thủy thuận tiện, nơi tập trung
đông dân cư. Chợ Đồn ở trung tâm xã Kha
Sơn hay chợ Cầu ở trung tâm xã Nhã Lộng
đều nằm sát Quốc lộ 37, con đường bộ quan
trọng dẫn nối tất cả các đường liên làng liên
thôn trong xã lên thị trấn. Chợ Đình của làng
Phương Độ (gọi là chợ Đình vì chợ họp trên
một khu đất rộng ngay phía sau đình làng) thì
nằm cạnh lối lên xuống của bến sông, có vai
trò thương nghiệp quan trọng không chỉ với
Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 85 - 89
87
dân làng Phương Độ (xã Xuân Phương) mà
còn đối với dân của một số làng lân cận khác
như Xuân La, Úc Kỳ (một xã nằm bên kia
sông Cầu - đối diện với Phương Độ), Nhã
Lộng, Tân Kim, Bảo Lý... Chợ Tân Đức của
xã Tân Đức nằm ven con sông Đào đã có từ
thời Pháp thuộc.
Thành phần buôn bán
Không khác nhiều chợ làng truyền thống ở
đồng bằng Bắc Bộ, thương nghiệp chợ làng ở
Phú Bình bao gồm: Một số người buôn bán
chuyên nghiệp, có lều quán như hàng xén,
hàng vải, hàng thịt, hàng cá, hàng lương thực,
hàng thực phẩm chế biến... số lượng không
nhiều lắm; Một số nông dân chạy chợ “đòn
gánh đè vai, lấy công làm lãi” thường xuất
hiện vào dịp nông nhàn, hoặc từ những nhà
đông người “thừa nhân lực”; và những người
tiểu nông đem các sản phẩm trồng trọt, chăn
nuôi, thủ công ra trao đổi [1,68].
Hàng hóa trao đổi ở chợ
Như ở hầu hết các chợ quê khác, cơ cấu hàng
hóa được buôn bán trao đổi ở các chợ nông
thôn Phú Bình chủ yếu là các sản phẩm của
nông nghiệp và các mặt hàng phục vụ cho đời
sống và hoạt động sản xuất của cư dân thuần
nông. Bởi vậy, dễ thấy khi thóc, gạo, ngô,
khoai, sắn, rau quả là hàng hóa được bày bán
chủ yếu ở chợ.
Theo nguồn tư liệu điền dã từ lời kể của các
cụ cao niên thì trước kia một số chợ phiên ở
nông thôn Phú Bình cũng có bán những mặt
hàng nông sản chuyên biệt. Chẳng hạn, chợ
Đình (xã Xuân Phương) trước đây hàng hóa
đem trao đổi chủ yếu là thóc. Người nhiều
thóc thì đem ra bán bớt, người ít thóc nhưng
cần tiền cũng đành mang thóc đi bán. Thóc
Phương Độ đủ nắng, đủ nước nên hạt mẩy lại
ngon gạo thu hút được nhiều lái buôn xa gần
miền xuôi cũng như miền ngược. Ngoài ra,
đến mùa thì ở chợ Đình lại xuất hiện thêm
một mặt hàng đặc sản của địa phương là cam,
quýt. Cũng theo lời các cụ cao tuổi ở làng thì
trước đây cả bãi soi rộng lớn ven sông Cầu
chỉ để trồng loại quả này. Đến mùa quả chín,
đỏ rực cả một vùng bãi sông. Cam quýt của
làng hợp đất hợp nước Phương Độ, lại thêm
sự chăm sóc khéo léo và chuyên cần của con
người nên cho quả vừa ngọt vừa thơm được
coi là đặc sản của huyện Tư Nông xưa [2,49].
Sách "Đại Nam nhất thống chí" có ghi ở trang
156 rằng: "Cam vàng quýt đỏ huyện Tư
Nông" là vật cống tiến, dâng lễ trong các dịp
hội làng xưa kia. Cuốn Tiểu chí Thái Nguyên
của Công sứ Echinar thì viết "Đặc sản của
Phú Bình là quýt, trên suốt dọc sông Cầu
những vườn quýt nối tiếp nhau. Quýt ở đây
rất nổi tiếng, nhất là vùng Phương Độ"
(tr.153). Nhưng từ ngày hợp tác hóa nông
nghiệp, cả vùng bãi soi của làng bị chia nhỏ
cho từng đội sản xuất. Mô hình hợp tác xã
nông nghiệp không có tác dụng kích thích sức
sản xuất của từng cá nhân. Thiếu sự đầu tư
chăm sóc nên vùng bãi soi trồng quýt bị tàn
lụi dần. Cho đến nay, câu chuyện về làng ven
sông trồng quýt chỉ còn lại trong tâm trí của
những người cao tuổi.
Ngoài các sản phẩm của trồng trọt như thóc,
gạo, hoa quả, rau đậu các loại, hàng hóa ở chợ
còn có các sản phẩm của đánh bắt và chăn
nuôi như các loại cá, trứng, gà, vịt, lợn giống,
thịt lợn,... Mỗi phiên thường có từ 10 đến 15
phản thịt, nếu trùng với ngày Sóc vọng hoặc
hội làng thì con số này có thể lớn hơn, tùy
theo mức độ tiêu thụ thịt của ngày hôm đó mà
các lái thịt nhanh chóng điều hòa, hoặc lấy
thêm hoặc mang bớt thịt sang bán ở chợ khác
[2,49].
Mặc dù trên địa bàn huyện Phú Bình có 2 con
sông chảy qua là sông Cầu và sông Đào (sông
Máng), nhưng đáng chú ý là lượng tôm cá
được bán ở các chợ không nhiều. Mỗi phiên
chỉ có vài ba hàng cá, trong số đó có những
hàng buôn chuyên nghiệp mang cá từ nơi
khác đến bán. Điều này được lý giải là do
thực tế những năm gần đây nước sông Cầu bị
ô nhiễm do chất thải của một số nhà máy, xí
nghiệp, cộng thêm các hoạt động khai thác cát
sỏi bừa bãi trên sông khiến cho môi trường
sinh thái của sông bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Đây không còn là điều kiện sinh trưởng
thuận lợi cho các đàn cá lớn, khiến cho nguồn
thủy sản vốn đã nghèo nay lại càng trở nên
khan hiếm hơn [2,50]. Để bù đắp cho sự thiếu
hụt lượng tôm, cá tươi mà ở các chợ còn có
Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 85 - 89
88
nhiều hàng bán các loại cá khô được đưa từ
miền biển lên để làm thức ăn cho người.
Ngoài ra, các chế phẩm như đầu cá, tôm
tép, cá tạp nhỏ đã được sơ chế phục vụ cho
chăn nuôi.
Bên cạnh chức năng cung cấp thực phẩm
nhằm đáp ứng cho nhu cầu ăn uống của nhân
dân, chợ nông thôn ở Phú Bình còn là nơi mà
người dân các làng xã có thể mua bán các vật
dụng cho sinh hoạt gia đình và phục vụ sản
xuất nông nghiệp. Đó là các sản phẩm của
đan lát mây tre và rèn thủ công do chính tay
người nông dân làm ra, từ rổ, rá, nong, nia,
chổi rơm cho đến cày bừa, cuốc xẻng... Số
lượng các hàng bán những đồ này không
nhiều và thường người bán là cố định. Tuy
nhiên, đây cũng chưa phải là hoạt động kinh
tế chính của họ (như ở các làng nghề vùng
đồng bằng), mặc dù sản phẩm là do chính tay
họ làm ra. Người dân chỉ kết hợp làm thêm
vào dịp nông nhàn hoặc khi có người đặt
hàng. Thu nhập chính vẫn là từ nông nghiệp
trồng lúa và hoa màu.
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
CHỢ LÀNG Ở PHÚ BÌNH VỚI CÁC CHỢ
VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ MIỀN NÚI
Qua thực tế tìm hiểu đặc điểm của mạng lưới
chợ nông thôn ở Phú Bình, tác giả đi đến một
số nhận định sau:
Chợ làng vùng trung du Bắc Bộ (qua trường
hợp chợ làng ở Phú Bình) không giống hoàn
toàn với các chợ làng ở vùng đồng bằng.
Nếu như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, chợ làng
khá dầy đặc và họp thường xuyên, đó là biểu
hiện của nền kinh tế hàng hoá mở rộng, thì ở
trung du Bắc Bộ mật độ các chợ làng thưa
thớt hơn. Điều này là thực tiễn để chứng minh
cho nhận định "chợ là sự phản ánh trình độ
phát triển kinh tế, xã hội của một địa phương"
mà tác giả đã nêu ở phần đầu bài viết.
Như chúng ta đều biết, chợ ở các làng xã
vùng đồng bằng Bắc Bộ - nơi có các ngành
nghề thủ công truyền thống phát triển đưa đến
sự tập trung nhiều làng nghề - thì cơ cấu mặt
hàng được trao đổi có sự khác biệt rõ rệt, thể
hiện qua sự phong phú về chủng loại và số
lượng của các loại lương thực, thực phẩm,
hàng tạp hóa. Đặc biệt là sự hiện diện của các
gian hàng đầy ắp các sản phẩm của tiểu thủ
công nghiệp truyền thống ở địa phương... có
sức lôi cuốn hấp dẫn khách buôn và khách du
lịch gần xa như chợ Đại Bái bán đồ đồng; chợ
Thổ Hà, chợ Bát Tràng chuyên bán hàng sành
gốm; chợ Vân Chàng, chợ Nho Lâm chuyên
bán hàng rèn sắt, v.v; thì các chợ nông thôn
ở Phú Bình đơn thuần chỉ là một chợ quê với
những mặt hàng trao đổi tương đối đơn giản.
Các sử sách thời phong kiến cũng chỉ nhắc
đến vùng đất này như một địa phương thuần
nông "Dân phần nhiều làm ruộng, đánh cá,
đốn củi, ..." (Đồng Khánh địa dư chí), chứ
không thấy nhắc đến sự phổ biến của các làng
nghề thủ công như miền xuôi. Ở đây, nền
kinh tế tiểu nông còn mang tính tự sản tự tiêu,
tự cấp tự túc nên một điều dễ hiểu là lưu
lượng tiền tệ được trao đổi ở chợ không lớn.
Các chợ làng vùng trung du Bắc Bộ (qua
trường hợp chợ làng ở Phú Bình) càng khác
biệt với các chợ phiên miền núi.
Đối với vùng cao, chợ là đầu mối, là điểm nút
của hầu hết những sinh hoạt văn hóa cộng
đồng. Ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng
hóa, chợ phiên miền núi còn là nơi giao lưu
văn hóa của đồng bào các dân tộc địa phương,
là nơi gặp gỡ trò chuyện tâm tình của người
thân và nam nữ thanh niên. Không gian phiên
chợ không chỉ là không gian mua sắm mà còn
là không gian của ngày hội. Trong khi đó, chợ
phiên miền trung du như Phú Bình chỉ thực
hiện một chức năng duy nhất là đầu mối trao
đổi hàng hóa của dân làng sở tại và một số
làng lân cận. Chức năng văn hóa như chợ
phiên miền núi không có ở chợ nông thôn Phú
Bình. Có sự khác biệt này là do địa hình trung
du Bắc Bộ nói chung và Phú Bình nói riêng
không quá khó khăn cho việc đi lại như miền
núi. Vì thế, cư dân ở đây có nhiều cơ hội tiếp
xúc cộng đồng hàng ngày. Chức năng văn hoá
của phiên chợ mờ nhạt, và hầu như không còn
trong xã hội hiện đại.
Chợ làng vùng trung du Bắc Bộ (qua trường
hợp chợ làng ở Phú Bình) là hình ảnh của
kinh tế thương nghiệp mang tính tự sản tự
tiêu ở các làng xã thuần nông.
Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 85 - 89
89
Mạng lưới chợ nông thôn ở Phú Bình là sản
phẩm của quá trình mở rộng nền kinh tế hàng
hoá nhỏ đã tồn tại lâu đời. Cơ cấu mặt hàng
mang trao đổi ở chợ chủ yếu vẫn là nông sản
mà phần nhiều là sự tự sản tự tiêu trong vòng
của kinh tế tự túc tự cấp. Địa phương trung du
này không nằm trong vùng làng nghề phát
triển, nên chợ làng chỉ giải quyết được nhu
cầu mua bán một số nhu yếu phẩm phục vụ
cho sinh họat và sản xuất nông nghiệp của
dân làng mà không có điều kiện để tạo ra mối
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một mặt
hàng thủ công nào. Chợ làng là nơi người tiểu
nông bán những sản phẩm chưa dùng đến, và
mua những mặt hàng gia đình đang thiếu hụt.
Hình thức trao đổi ở chợ, xét cho cùng cũng
là vật đổi vật, bán vật này để mua vật kia, vai
trò của tiền tệ không lớn lắm.
Hình ảnh này của các chợ làng trung du Bắc
Bộ (qua trường hợp chợ làng ở Phú Bình) vẫn
cơ bản đúng với nhận định của GS Phan Đại
Doãn về chợ làng vùng châu thổ: "mạng lưới
chợ vừa là biểu hiện của sự bế tắc của kinh
tế tiểu nông, vừa là biện pháp giải quyết bế
tắc đó. Nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất
hàng hoá trong kinh tế tiểu nông, đồng thời
nó cũng góp phần bổ sung và duy trì kinh tế
tiểu nông". Hai mặt khác biệt này cùng tồn
tại, cùng phát huy tác dụng tạo nên tính ổn
định (hoặc thay đổi rất chậm) của cấu trúc
hàng hoá chợ. Chợ làng không những không
làm giải thể kinh tế tiểu nông làng xã mà còn
góp phần củng cố cấu trúc kinh tế truyền
thống lấy nông nghiệp làm cơ sở [1,69].
Như thế, tổng quan mà nói chợ nông thôn ở
Phú Bình nói riêng - chợ làng trung du Bắc
Bộ nói chung - khác biệt với chợ phiên miền
núi, và mang nhiều nét ảnh hưởng của chợ
phiên vùng đồng bằng Bắc Bộ hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam đa nguyên và
chặt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2006.
[2]. Trần Thị Thái Hà, Yếu tố kinh tế - văn hóa cổ
truyền của một làng Việt trung du Bắc Bộ,
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử bảo vệ tại Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà
Nội.
[3]. Nguyễn Quang Ngọc, Một số vấn đề làng xã
Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội,
2009.
[4]. Nguyễn Đức Nghinh, Trần Thị Hòa, Chợ
làng trước cách mạng Tháng Tám, Tạp chí
Dân tộc học, số 2/1981.
[5]. Tư liệu điền dã.
SUMMARY
COMMERCIAL IN THE NORTH MIDLANDS IN CASE OF THE
VILLAGE MARKETS IN PHU BINH - THAI NGUYEN PROVINCE
Do Hang Nga*
College of Sciences – TNU
In the past, the village market was born as a result of the development of relations and handicraft
goods. In the plains, midland and mountainous, commercial roles of village markets is very
important. Connecting the plains and the mountains, here and now, the village markets in Phu
Binh are preserving many characteristics of traditional market, example the ways of organizing
markets, place and time to make the market, composition of traders... The existence of market in
Phu Binh is not only makes economic sense but also cultural significance, it is a combination
selective of delta and northern mountains.
Key words: Commercial, midland, markets, villages, Phu Binh.
Phản biện khoa học: TS. Lương Thị Hạnh – Trường Đại học Khoa học - ĐHTN
*
ĐT: 0923136980
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuong_nghiep_nong_thon_trung_du_bac_bo_qua_truong_hop_cho_l.pdf