Thực trạng và một số giải pháp khai thác các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Dương

4.2. Nhóm giải pháp cụ thể * Đối với nhóm di tích khảo cổ - Xây dựng phòng trưng bày, giới thiệu các hiện vật hoặc hình ảnh của hiện vật đã được khai quật tại các di tích khảo cổ Dốc Chùa và Cù Lao Rùa tạo điều kiện cho khách tham quan hiểu rõ hơn những giá trị nổi bật ở hai di tích này. Đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch học tập và nghiên cứu tại các di tích khảo cổ. - Hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở hai di tích khảo cổ Dốc Chùa và Cù Lao Rùa như mở rộng đường, bãi đậu xe, nhà vệ sinh * Đối với nhóm di tích lịch sử cách mạng - Rút ngắn thời gian tôn tạo, bảo tồn nhanh chóng đưa các di tích vào khai thác du lịch như Tam Giác Sắt, Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến khu Đ. - Lồng ghép nội dung giới thiệu các nhân vật - sự kiện lịch sử liên quan đến các DTLS, VH tiêu biểu của tỉnh Bình Dương vào chương trình giảng dạy trong nhà trường, nhất là phần Lịch sử địa phương. - Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Bình Dương phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức các cuộc vận động nhằm thu hút giới trẻ tham gia các phong trào “về nguồn”, tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về các nhân vật – sự kiện lịch sự tại các di tích trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Mở rộng, nâng cấp tuyến đường đi vào di tích chiến khu Đ. * Đối với nhóm di tích kiến trúc nghệ thuật - Hoàn thiện thêm cơ sở hạ tầng tại các nhà cổ của Trần Công Vàng, Trần Văn Hổ, Nguyễn Tri Quang như phòng ngủ, nhà vệ sinh, nhà ăn, hệ thống đèn chiếu sáng tạo điều kiện phát triển loại hình du lịch trải nghiệm. - Bố trí nhân viên bảo vệ tại các nhà cổ, hạn chế tình trạng mất cắp cổ vật. - Xây dựng bờ kè chống sạt lở ở đình Phú Long, mở rộng bãi đỗ xe ở đình Tân An. - Nghiêm cấm bán hàng hóa và dọc hai bên đường lối vào di tích nhà cổ Trần Công Vàng

pdf10 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số giải pháp khai thác các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 03(39)/2016: tr. 99-108 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG PHAN VĂN TRUNG - LÊ THỊ NGỌC ANH Trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chính là thực địa và điều tra xã hội học nhằm nghiên cứu thực trạng khai thác các di tích lịch sử, văn hóa (DTLS, VH) phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 11 DTLS, VH cấp quốc gia, chỉ có 7 di tích được đưa vào khai thác phát triển du lịch, nguồn khách du lịch chủ yếu là dân địa phương, nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế, doanh thu từ hoạt động khai thác các DTLS,VH còn thấp. Để khai thác có hiệu quả hệ thống DTLS, VH này, ngành du lịch tỉnh Bình Dương cần chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp về quảng bá, đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cơ chế chính sách phát triển du lịch của tỉnh. Từ khóa: thực trạng, giải pháp, khai thác, di tích lịch sử, văn hóa, du lịch, Bình Dương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên du lịch nhân văn trong đó có hệ thống DTLS, VH là tài sản quý giá thể hiện nền văn hóa và bề dày lịch sử dân tộc, trở thành nhân tố thu hút mạnh mẽ khách du lịch [11]. Nằm trong khu vực Đông Nam Bộ, với lịch sử phát triển lâu đời từ thời Tiền – Sơ sử [7], cùng truyền thống cách mạng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, Bình Dương có hệ thống DTLS, VH đa dạng và điển hình. Tính đến tháng 4 năm 2015, Bình Dương có 11 DTLS, VH được công nhận di tích cấp quốc gia, 38 di tích cấp tỉnh [1]. Ngoài ra, còn có gần 500 di tích phổ thông chưa được xếp hạng, đa số là đình, chùa, nhà cổ, [7]. Đây là tiền đề thuận lợi để Bình Dương khai thác và phát triển nhiều loại hình du lịch. Tuy nhiên, hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường từ việc khai thác các DTLS, VH mang lại vẫn chưa cao. Có 7 trong 11 DTLS, VH cấp quốc gia, được đưa vào khai thác phục vụ du lịch, lượng du khách đến với các di tích không lớn (chỉ chiếm 4,1% tổng lượt khách du lịch đến Bình Dương), cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa đồng bộ, nhân lực còn thiếu, hạn chế về chuyên môn, nguồn vốn đầu tư bảo tồn, tôn tạo chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, thiếu liên kết với các công ty, doanh nghiệp trong khai thác du lịch. Việc đề xuất hệ thống giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hệ thống các DTLS, VH trên địa bàn có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết, góp phần thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong Quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [10]. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp khảo sát thực địa Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 11 di tích cấp quốc gia và 38 di tích cấp tỉnh nhằm 100 PHAN VĂN TRUNG – LÊ THỊ NGỌC ANH xác định vị trí phân bố các điểm DTLS,VH, thu thập thông tin làm cơ sở đánh giá hiện trạng khai thác DTLS, VH ở Bình Dương. 2.2. Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin phản hồi của các bên liên quan về hoạt động du lịch diễn ra tại các điểm DTLS, VH. Hai hình thức thu thập thông tin được sử dụng là phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. - Phỏng vấn bằng bảng hỏi + Đối tượng khảo sát: Khách du lịch tại các địa điểm DTLS, VH tỉnh Bình Dương. + Nội dung phiếu khảo sát: Gồm 16 câu hỏi, tập trung vào khai thác thông tin: Người tham gia khảo sát; hoạt động du lịch ở Bình Dương; hoạt động du lịch tại điểm DTLS, VH. + Cơ sở chọn điểm khảo sát: Căn cứ vào 4 yếu tố sau: tần suất xuất hiện trong chương trình tham quan; cấp phân loại (cấp quốc gia, cấp địa phương); khu vực phân bố; kết quả khảo sát sơ bộ của nhóm nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014, chúng tôi đã xác định 11 điểm DTLS, VH khảo sát gồm: nhà tù Phú Lợi; chùa Hội Khánh; chiến khu Đ; Tam Giác Sắt; Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh; nhà cổ Trần Văn Hổ; nhà cổ Trần Công Vàng; khảo cổ học Dốc Chùa; khảo cổ học Cù Lao Rùa; đình Phú Long; đình Tân An. + Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: Các đối tượng tham gia khảo sát được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Tổng số phiếu phát ra là 221 phiếu. Số phiếu thu về hợp lệ là 155 phiếu. + Xử lý kết quả nghiên cứu: Thông tin thu thập từ phiếu điều tra được nhóm tác giả nhập liệu và phân tích thống kê mô tả (xác định tần suất) trên phần mềm Excel. - Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu 11 cán bộ, nhân viên ở 11 điểm di tích. Nội dung phỏng vấn: thuận lợi và khó khăn trong quản lí, khai thác di tích phục vụ phát triển du lịch; Các đề xuất về giải pháp bảo tồn, khai thác di tích hiệu quả hơn. Thông tin thu được từ phỏng vấn được nhóm nghiên cứu chọn lọc, phân tích, tổng hợp, so sánh và sắp xếp theo các đề mục phục vụ mục tiêu nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát tiềm năng di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Dương Bình Dương có hệ thống DTLS, VH đa dạng và phong phú, tạo thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA 101 Bảng 1. Phân loại di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh của Bình Dương năm 2015 [1] Loại di tích Xếp hạng Cấp quốc gia Cấp tỉnh Khảo cổ 2 0 Lịch sử 4 16 Kiến trúc nghệ thuật 5 22 Tổng số 11 38 Bình Dương có hệ thống di tích khảo cổ với những đặc trưng riêng biệt, có niên đại cách nay 2.500 – 3.000 năm [7, tr. 21]; Có 4 di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia và 16 di tích xếp hạng cấp tỉnh là tiền đề phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là tham quan, nghiên cứu khoa học tạo nên sự hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Bình Dương. Các di tích kiến trúc nghệ thuật ở Bình Dương đa dạng về loại hình gồm chùa, đình, nhà cổ với những giá trị điển hình, đặc sắc Đây là những tài nguyên du lịch hấp dẫn, độc đáo, góp phần đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm và các loại hình du lịch đặc thù như du lịch tham quan, du lịch tín ngưỡng, du lịch nghiên cứu, học tập Số lượng các DTLS, VH lớn và mang nhiều giá trị độc đáo, đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh, sự đa dạng các di tích ở nhiều thể loại. Đây là thuận lợi lớn để Bình Dương phát triển du lịch. 3.2. Thực trạng khai thác di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Dương 3.2.1. Về khách du lịch và doanh thu * Khách du lịch Số lượng khách đến tham quan các DTLS, VH trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng qua các năm (hình 2). Từ năm 2000 đến năm 2014 tăng từ 62 nghìn lượt người lên 174 nghìn lượt. Lượt khách tham quan tăng góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, lượng khách thăm quan đến các DTLS, VH tăng chậm, từ năm 2000 đến năm 2014 chỉ tăng 2,8 lần, cùng thời gian này lượng khách đến Hình 1. Lược đồ phân bố di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, tỉnh Bình Dương năm 2015 102 PHAN VĂN TRUNG – LÊ THỊ NGỌC ANH Bình Dương tăng 21,7 lần. Sự gia tăng này chưa tương xứng với tiềm năng, vai trò các DTLS, VH trong phát triển ngành du lịch của tỉnh. Hình 2. Lượt khách du lịch đến tỉnh Bình Dương và DTLS, VH giai đoạn 2000 – 2014 [2], [3], [4], [5], [6] Tuy số lượng khách có tăng nhưng thời gian lưu trú của du khách ngắn, 94% khách tham quan được khảo sát có thời gian lưu lại dưới một ngày, chỉ có 6% khách lưu trú trên một ngày (tập trung vào nhóm khách du lịch tôn giáo, tín ngưỡng ở các chùa). Nguồn khách du lịch chủ yếu tại các điểm di tích là người trong tỉnh, chiếm 68,2%, khách ngoài tỉnh chủ yếu đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước và một số tỉnh ở Tây Nam Bộ. Hình 3 cho thấy: Nguồn thông tin khách du lịch tiếp cận với điểm di tích chủ yếu do bạn bè đồng nghiệp giới thiệu chiếm đến 71%, tỷ lệ có thông tin qua báo chí, truyền hình và công ty du lịch còn thấp. Mục đích khách du lịch khá đa dạng và có sự phân hóa. Mục đích tham quan chiếm tỉ lệ lớn nhất 56%, đây là nhóm có thời gian ngắn và cần người thuyết minh để giúp khách hiểu về giá trị di tích. Nhóm tôn giáo tín ngưỡng giữ vị trí thứ hai 36% phù hợp với lợi thế hệ thống chùa, đình nổi tiếng của tỉnh. Nhóm có mục đích nghiên cứu chiếm tỷ lệ thấp (9%). * Doanh thu: Hình 3. Nguồn thông tin du khách tiếp cận di tích Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA 103 Hệ thống DTLS, VH Bình Dương chưa thu vé khách tham quan nên vấn đề lượng hóa doanh thu khó khăn. Các khảo sát thực tế cho thấy: Nguồn thu trực tiếp từ khách du lịch ở các DTLS, VH hầu như không có nên tính chủ động trong bảo tồn, khai thác các di tích gặp nhiều bất lợi do thiếu kinh phí để hoạt động. Riêng nhóm di tích có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng (chùa Hội Khánh, đình Tân An, đình Phú Long), nguồn thu chủ yếu từ sự đóng góp ủng hộ của người dân địa phương và khách thập phương song không ổn định. Hoạt động khai thác du lịch tại một số điểm DTLS, VH ở vùng trung tâm (chùa Hội Khánh, nhà tù Phú Lợi, nhà cổ Trần Công Vàng) đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương, kéo theo các dịch vụ đi kèm phát triển. Phần lớn các điểm di tích khác lượng khách tham quan rất ít, vì vậy hiệu quả kinh tế từ việc khai thác DTLS, VH không biểu hiện rõ. 3.2.2. Nguồn nhân lực và tổ chức quản lý khai thác di tích phục vụ du lịch Bảng 2. Một số đặc điểm nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch ở các DTLS, VH tỉnh Bình Dương năm 2015 [1] Cơ quan Tổng số Số lượng Chuyên ngành đào tạo Trình độ Ban Quản lí Di tích và Danh thắng 11 1 Lịch sử Tiến sĩ 1 Quản lý văn hóa Thạc sĩ 6 Bảo tàng học Cử nhân 1 Kế toán Cử nhân 1 Văn hóa học Cử nhân 1 Hành chính Cử nhân Các huyện, thị xã 9 3 Quản lí văn hóa Cử nhân 2 Du lịch Cử nhân 2 Công nghệ thông tin Cử nhân 1 Bảo tàng Cử nhân 1 Bảo tàng TCCN Nguồn nhân lực trực tiếp tại Ban Quản lí Di tích và Danh thắng (BQLDT&DT) tỉnh Bình Dương chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển du lịch về số lượng và chất lượng. Bảng 2 cho thấy, số lượng nhân sự quản lý còn ít so với quy mô các điểm di tích, có 20 cán bộ chuyên trách từ cấp tỉnh đến huyện thị. Nguồn nhân lực thiếu dẫn đến việc huy động nhiều thành phần khác cùng tham gia vào quản lý di tích, điều này dễ dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý, hoạch định chương trình khai thác, bảo tồn. Ví dụ: nhóm các di tích lịch sử cách mạng và nhà cổ Trần Văn Hổ thuộc quản lý của BQLDT&DT; nhóm các chùa, đình do chùa và ban quý tế đình trực tiếp trông coi; nhà cổ do người trong gia đình quản lý. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn để phát triển du lịch tại các di tích. Nguồn nhân sự chuyên trách từ nhiều chuyên ngành khác nhau, chỉ có 2/20 nhân sự thuộc chuyên ngành du lịch. Các thành phần khác được huy động để quản lý di tích ở địa phương được bồi dưỡng chuyên môn quản lý di tích chủ yếu bằng các lớp tập huấn 104 PHAN VĂN TRUNG – LÊ THỊ NGỌC ANH ngắn hạn. Đội ngũ hoạt động trực tiếp tại các DTLS, VH hầu như chưa được trang bị nghiệp vụ phát triển du lịch ở các di tích. Do đó, tính chuyên nghiệp trong tổ chức các hoạt động phục vụ du lịch ở các điểm chưa cao. Có 10/11 điểm di tích cấp quốc gia không có hướng dẫn viên thường xuyên hoặc người quản lý kiêm luôn việc hướng dẫn. Có 68% khách du lịch được khảo sát cho biết không được thuyết minh, hướng dẫn ở các điểm tham quan. Việc cảm nhận các giá trị di tích không trọn vẹn, làm giảm tính hấp dẫn và sức thu hút của di tích. 3.2.3. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Giao thông của tỉnh Bình Dương khá hoàn thiện, các tuyến quốc lộ 13, 14 xuyên suốt tỉnh, nhiều đường liên tỉnh nối liền các vùng. Hiện nay tỉnh có 9 tuyến xe buýt lưu thông trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, cơ sở hạ tầng của tỉnh không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Trong thời gian tới sẽ tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ Đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, Đồng Xoài, Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn. Bên cạnh đó, Bình Dương còn có hệ thống đường thủy với 4 tuyến sông, tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cảng sông đón khách du lịch. Mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn thiện đáp ứng nhu cầu di chuyển của khách du lịch. Có 92% khách tham quan thấy thuận tiện trong việc đi lại. Chất lượng các tuyến đường khá tốt rút ngắn thời gian di chuyển của khách tham quan, từ trung tâm thành phố đến các điểm xa nhất (di tích Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh – huyện Dầu Tiếng) khoảng 55 km. Tuy nhiên, hệ thống đường bộ ở các di tích do xa trung tâm (chiến khu Đ) nên tính thuận lợi chưa cao. Sự lựa chọn các loại hình giao thông của du khách bị giới hạn ở đường bộ, các loại hình khác không phát triển trên địa bàn tỉnh. Việc tiếp nhận nguồn khách tham quan chủ yếu phải phụ thuộc các công ty du lịch lớn ở những địa phương lân cận. Hệ thống cơ sở lưu trú của Bình Dương ngày càng được đầu tư phát triển, có 23 khách sạn – nhà nghỉ từ 2 đến 5 sao, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam của tỉnh gồm thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An. Khu vực phía Bắc Bình Dương hệ thống cơ sở lưu trú ít và có quy mô nhỏ [8]. Ở các di tích xa trung tâm như chiến khu Đ, Tam Giác Sắt, Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh, các dịch vụ nhà hàng, trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí còn ít. 3.2.4. Vốn đầu tư cho các di tích Hệ thống DTLS, VH của tỉnh nhận được nguồn vốn đầu tư khá lớn từ ngân sách Nhà nước. Các DTLS, VH cấp quốc gia được cấp vốn trùng tu, tôn tạo gồm: chùa Hội Khánh, nhà cổ Trần Văn Hổ, nhà cổ Trần Công Vàng, đình Phú Long; nhà tù Phú Lợi, địa đạo Tam Giác Sắt; Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến khu Đ với tổng số vốn 424.700.000 đồng. Ngoài ra, một số DTLS, VH cấp tỉnh cũng được đầu tư sửa chữa gồm đình Phú Cường, nhà cổ Nguyễn Tri Quang, miếu Mộc Tổ, lò lu Đại Hưng, rừng Kiến An, vườn cao su thời thuộc Pháp, trường mỹ thuật Bình Dương, dinh THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA 105 tỉnh trưởng tỉnh Phước Thành, địa điểm đầu tiên Mỹ rải bom B52, tháp canh cầu Bà Kiên, chiến khu Thuận An Hòa với tổng số vốn 4.400.000 đồng [9]. Tuy nhiên, ngoài nguồn vốn Nhà nước cấp, các DTLS, VH trên địa bàn tỉnh chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Đây là khó khăn lớn trong quá trình đầu tư nâng cấp các các di tích vào mục đích khai thác du lịch. 3.2.5. Các điểm di tích lịch sử, văn hóa đã đưa vào khai thác du lịch Trong hệ thống 11 DTLS, VH cấp quốc gia, 38 DTLS, VH cấp tỉnh và gần 500 di tích chưa được xếp hạng, số lượng di tích được đưa vào khai thác phục vụ du lịch còn hạn chế so với tiềm năng. Thống kê BQLDT&DT tỉnh Bình Dương cho thấy có 7/11 điểm DTLS, VH cấp quốc gia đã đón khách tham quan, 33/38 DTLS, VH cấp tỉnh có khả năng khai thác du lịch. Các di tích khác chưa được khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Trong 7 điểm di tích cấp quốc gia đang mở cửa chỉ có 3 di tích là nhà tù Phú Lợi và chùa Hội Khánh, nhà cổ Trần Công Vàng có lượng khách tham quan khá thường xuyên, 4 điểm di tích còn lại khách tham quan chỉ tập trung vào những ngày lễ hội, lễ kỷ niệm các sự kiện. 3.2.6. Đánh giá chung * Những mặt mạnh Bình Dương có hệ thống DTLS, VH rất đa dạng và độc đáo. Trong đó có nhiều di tích có giá trị đặc biệt đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh. Đây là tiềm năng lớn, tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn. Các di tích có thể khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau từ giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đến giá trị khảo cổ học, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phương. Bên cạnh đó, với số lượng các DTLS, VH được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh lớn và hầu hết các điểm đều có khả năng đón tiếp khách du lịch, là cơ sở đẩy mạnh phát triển du lịch ở Bình Dương trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của Bình Dương ngày càng hoàn thiện, phục vụ hiệu quả cho phát triển du lịch. Phần lớn hệ thống giao thông đến các điểm di tích thuận lợi, cơ sở lưu trú, các dịch vụ về nhà hàng, trung tâm mua sắm, giải trí đang được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Khai thác các DTLS, VH nhằm phát triển du lịch có điều kiện phát huy tốt nhờ chiến lược phát triển kinh tế của chính quyền địa phương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương thông qua Quy hoạch phát triển du lịch, Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị DTLS, VH đã được phê duyệt. * Các thách thức trong khai thác các DTLS, VH ở Bình Dương Số lượng khách du lịch đến các điểm DTLS, VH chưa tương xứng với các giá trị của di tích. Nguồn khách tham quan không thường xuyên, chủ yếu tập trung vào dịp lễ hội. Đối tượng tham quan giới hạn ở phạm vi địa phương. 106 PHAN VĂN TRUNG – LÊ THỊ NGỌC ANH Các điểm di tích chưa tự tạo ra nguồn thu nhập, hiệu quả kinh tế - xã hội đối với địa phương thấp. Nguồn nhân lực ở các di tích chưa đảm bảo yêu cầu về số lượng và tính chuyên nghiệp trong quá trình quản lý và khai thác du lịch. Hiện trạng này gây khó khăn cho việc quản lý di tích, cổ vật. Khả năng phát triển du lịch ở các điểm di tích bị hạn chế. Công tác truyền thông, quảng bá các điểm di tích đến khách du lịch, sự liên kết giữa các di tích với các công ty du lịch chưa hiệu quả. Nhiều điểm di tích các dịch vụ nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, công viên chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Chưa tạo được sự liên kết giữa các điểm di tích với các dịch vụ khác, cản trở lớn đến khả năng thu hút và giữ chân du khách. Các công trình phục vụ nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm phân bố không đều gây khó khăn cho việc nghỉ dưỡng du khách ở khu vực phía Bắc. Thời gian tôn tạo, trùng tu kéo dài, một số công trình đã bắt đầu xuống cấp, đặc biệt là hệ thống nhà cổ. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG 4.1. Nhóm giải pháp chung - Xây dựng các chương trình, dự án, sản xuất các mẫu hàng lưu niệm nhằm quảng bá hình ảnh các DTLS, VH tiêu biểu của tỉnh Bình Dương đến với du khách. - Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước nhằm bảo tồn, tôn tạo các DTLS, VH theo các đề án đã được tỉnh Bình Dương phê duyệt. Cho phép thu vé tham quan tại các điểm DTLS, VH có nhiều giá trị nổi bật, hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch như nhà tù Phú Lợi, nhà cổ Trần Công Vàng tạo nguồn thu cho các di tích. Ngoài ra, cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút vốn đầu tư ngoài nguồn ngân sách Nhà nước ở các di tích có nhiều lợi thế khai thác du lịch. - Nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ quản lí và nhân viên theo hướng khai thác du lịch tại các DTLS, VH. Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn nâng cao nghiệp vụ du lịch cho chủ sở hữu các di tích nhà cổ, ban nghi lễ đình, chùa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Phối hợp với các ngành liên quan trong quy hoạch, xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông, hệ thống bến bãi tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi đến các điểm DTLS, VH có tiềm năng phát triển du lịch. - Xây dựng, nâng cấp, hoàn chỉnh các phòng truyền thống, phòng trưng bày hiện vật, tư liệu, phòng chiếu phim, tạo cảnh quan xung quanh tại các điểm di tích. - Hiện đại hóa cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng, các trung tâm vui chơi giải trí, nhà hát, công viên nhằm thỏa mãn các nhu cầu và tăng thời gian lưu trú của khách du lịch, nhất là ở khu vực phía Bắc tỉnh Bình Dương. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA 107 4.2. Nhóm giải pháp cụ thể * Đối với nhóm di tích khảo cổ - Xây dựng phòng trưng bày, giới thiệu các hiện vật hoặc hình ảnh của hiện vật đã được khai quật tại các di tích khảo cổ Dốc Chùa và Cù Lao Rùa tạo điều kiện cho khách tham quan hiểu rõ hơn những giá trị nổi bật ở hai di tích này. Đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch học tập và nghiên cứu tại các di tích khảo cổ. - Hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở hai di tích khảo cổ Dốc Chùa và Cù Lao Rùa như mở rộng đường, bãi đậu xe, nhà vệ sinh * Đối với nhóm di tích lịch sử cách mạng - Rút ngắn thời gian tôn tạo, bảo tồn nhanh chóng đưa các di tích vào khai thác du lịch như Tam Giác Sắt, Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến khu Đ. - Lồng ghép nội dung giới thiệu các nhân vật - sự kiện lịch sử liên quan đến các DTLS, VH tiêu biểu của tỉnh Bình Dương vào chương trình giảng dạy trong nhà trường, nhất là phần Lịch sử địa phương. - Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Bình Dương phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức các cuộc vận động nhằm thu hút giới trẻ tham gia các phong trào “về nguồn”, tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về các nhân vật – sự kiện lịch sự tại các di tích trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Mở rộng, nâng cấp tuyến đường đi vào di tích chiến khu Đ. * Đối với nhóm di tích kiến trúc nghệ thuật - Hoàn thiện thêm cơ sở hạ tầng tại các nhà cổ của Trần Công Vàng, Trần Văn Hổ, Nguyễn Tri Quang như phòng ngủ, nhà vệ sinh, nhà ăn, hệ thống đèn chiếu sáng tạo điều kiện phát triển loại hình du lịch trải nghiệm. - Bố trí nhân viên bảo vệ tại các nhà cổ, hạn chế tình trạng mất cắp cổ vật. - Xây dựng bờ kè chống sạt lở ở đình Phú Long, mở rộng bãi đỗ xe ở đình Tân An. - Nghiêm cấm bán hàng hóa và dọc hai bên đường lối vào di tích nhà cổ Trần Công Vàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Quản lí Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương (2015). Danh sách các di tích và danh thắng tỉnh Bình Dương. [2] Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2007). Niên giám thống kê 2006, Bình Dương. [3] Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2011). Niên giám thống kê 2010, Bình Dương. [4] Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2013). Niên giám thống kê 2012, Bình Dương. [5] Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2015). Niên giám thống kê 2014, Bình Dương. [6] Sở VHTT&DL Bình Dương (2014). Công tác quản lý nhà nước về du lịch năm 2012 - Phương hướng nhiệm vụ năm 2015, Bình Dương. 108 PHAN VĂN TRUNG – LÊ THỊ NGỌC ANH [7] Sở Văn hóa – Thông tin Bình Dương, Ban Quản lí Di tích và Danh thắng (2008). Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương, Bình Dương. [8] Sở Văn hóa – Thông tin và Du lịch tỉnh Bình Dương (2013). Cẩm nang du lịch Bình Dương, NXB Thông tấn, TP Hồ Chí Minh. [9] Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2006). Đề án: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và định hướng đến 2020, Bình Dương. [10] Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2011). Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Dương. [11] Bùi Thị Hải Yến (2009). Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục. Title: REALITY AND SOLUTIONS OF EXPLOITING HISTORICAL-CULTURAL RELICS TO DEVELOP TOURISM IN BINH DUONG PROVINCE Abstract: Using main methods including field research and sociology research to survey the actual exploiting historic-cultural relics serving development of tourism. The research’s result showed that there’ve only 7 in the total 11 national historic-cultural relics exploited and developed for tourism, most of the tourist are local residents, and the revenue and the human resource are limited. In order to exploit effectively these historic-cultural relics, Binh Duong tourism have to focus on processing at the same time all the solutions like advertising, infrastructure and human resource investing as well as diversifying their tourism development policy. Keywords: reality, solutions, exploiting, historical-cultural relics, tourism, Binh Duong PHAN VĂN TRUNG LÊ THỊ NGỌC ANH Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương ĐT: 0983 076 385. Email: phantrung77@gmail.com (Ngày nhận bài: 10/01/2016; Hoàn thành phản biện: 21/01/2016; Ngày nhận đăng: 20/4/2016)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf31_488_phanvantrung_lethingocanh_14_phan_van_trung_4915_2020305.pdf