GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA HUYỆN
- Giải pháp về chính sách: phát triển nguồn nhân lực là nhằm nâng cao thể lực và trí
lực cho con người để họ có một điều kiện sống tốt nhất. Muốn làm được điều đó
thì trước hết phải tạo việc làm cho người lao động. Huyện phải có những chính
sách phát triển đô thị phù hợp với xu hướng chung của tỉnh và phù hợp với tình
hình thực tế của huyện. Tạo điều kiện cho nông thôn phát triển, thu dần khoảng
cách giữa giàu và nghèo. Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng theo định
hướng phát triển kinh tế chung của tỉnh và của cả nước.
- Giải pháp về dân số: thực hiện chính sách dân số, cân đối tỉ lệ gia tăng tự nhiên
với sự phát triển nguồn nhân lực của huyện sao cho phù hợp với nhu cầu lao động.
đồng thời cần có sự kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng cơ học của nguồn lao động.
- Giải pháp phát triển các thành phần kinh tế: tăng cường các thành phần kinh tế
ngoài nhà nước, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là thành
phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đây là thành phần thu hút nhiều lao động
đồng thời còn là môi trường giúp người lao động thể hiện khả năng của bản thân.
- Giải pháp về giáo dục và đào tạo: Chú trọng đào tạo từ mầm non đến trung học,
nhất là lao động có tay nghề. Trong đó, cần chú ý đào tạo lao động có trình độ
chuyên môn trong các ngành mà huyện còn thiếu như chế biến nông sản, sản xuất
gạch ngói, sản xuất bột ngọt, giao thông vận tải. Hình thức đào tạo: có thể tập trung
trong các trường trung cấp tại địa phương hoặc liên kết với các trường tại thành phố
Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu của huyện. [5]
- Giải pháp về tổ chức quản lí: cần có biện pháp quản lí nguồn lao động chặt chẽ, có
những chính sách ưu đãi nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao trong huyện
và những nơi khác di cư tới. Có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư của tư nhân,
nước ngoài nhằm tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Các giải pháp khác: việc làm là nhu cầu tất yếu của con người, đó là một nhu cầu
không thể thiếu, do đó huyện cần có chủ trương để tạo việc làm cho người lao
động trong toàn huyện, cả vùng thành thị và nông thôn. Bên cạnh đó, cũng cần
chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân.
5. KẾT LUẬN
Phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội và là đòn bẩy giúp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng.
Thời gian qua, Long Thành đã có những thành công trong việc đào tạo và sử dụng
nguồn nhân lực. Trong thời gian tới, Huyện cần phải thực hiện một số giải pháp nhằm
phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - Bùi Thu Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 105-112
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
Ở HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI
BÙI THU HẰNG
Trường THPT Tam Phước, Biên Hòa
NGUYỄN TƯỞNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang diễn ra
mạnh mẽ trên cả nước nói chung và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nói
riêng. Điều này đã làm nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu của huyện. Vì vậy, việc phát triển
nguồn nhân lực được đặt ra như là một trong những chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội vừa cấp bách, vừa lâu dài. Bài viết tìm hiểu về thực trạng
nguồn nhân lực của huyện, từ đó đưa ra những giải pháp cho sự phát triển
nguồn nhân lực một cách phù hợp với đặc điểm tình hình chung của huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
1. MỞ ĐẦU
Long Thành là một huyện của tỉnh Đồng Nai, nằm trong vùng Đông Nam Bộ - vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam. Với sự phát triển kinh tế năng động của vùng cùng với
quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ
thuật, đòi hỏi Long Thành phải có một nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để
đáp ứng nhu cầu. Có thể nói, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự phát triển
kinh tế xã hội và là nhân tố quan trọng đẩy nhanh, mạnh quá trình công nghiệp hóa -
hiện đại hóa của huyện.
2. MỘT SỐ NÉT VỀ HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI
Vị trí địa lý của huyện Long Thành được xác định từ 010 '33 đến '05010 vĩ độ Bắc và từ
'045106 đến '010107 kinh độ Đông. Ranh giới của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom
- Phía Nam giáp huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch
- Phía Tây giáp quận 9 thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch
- Phía Đông giáp huyện Thống Nhất và huyện Cẩm Mỹ
Huyện có thị trấn Long Thành và 18 xã gồm: Lộc An, Long An, Long Phước, Tân Hiệp,
Phước Thái, Phước Bình, An Phước, Tam An, Tam Phước, Phước Tân, An Hòa, Long
Hưng, Long Đức, Bình Sơn, Bình An, Suối Trầu, Cẩm Đường và Bàu Cạn. Thị trấn Long
Thành là trung tâm của huyện, cách thành phố Biên Hòa 33km nằm trên trục quốc lộ 51
nối liền thành phố Biên Hòa, thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [1].
BÙI THU HẰNG - NGUYỄN TƯỞNG
106
3. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC
3.1. Quy mô
Năm 2009, dân số trung bình của huyện Long Thành là 285.540 người, chiếm 11,46%
và đứng thứ hai về dân số toàn tỉnh sau thành phố Biên Hòa là 701.709 người. Số lao
động trung bình của huyện Long Thành là 143.537 người chiếm 50,27% dân số toàn
huyện. [6]
Bảng 1. Dân số - lao động trung bình huyện Long Thành
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Dân số (người) 209.178 249.958 261.125 272.741 285.540
Số lao động (người) 121.508 127.719 132.583 137.432 143.537
Tỷ lệ lao động (%) 58,08 51,09 50,77 50,39 50,27
Nguồn: [2], [3]
Qua bảng1 ta thấy, dân số của huyện tăng qua các năm. Đây là một thuận lợi trong việc
bổ sung nguồn lao động, thu hút sự đầu tư của nước ngoài trong những ngành nghề cần
nhiều lao động. Đồng thời cũng là một khó khăn, thử thách trong quá trình giải quyết
việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
3.2. Chất lượng
3.2.1. Cơ cấu giới tính
Hình 1. Nguồn lao động Long Thành chia theo giới tính
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành)
Cơ cấu giới tính của Long Thành có sự thay đổi giữa tỷ lệ nam và nữ qua các năm. Năm
2005 tỷ lệ nam và nữ chênh lệch không đáng kể và tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ. Năm
2009, số lao động nữ cao hơn lao động nam là 10,8%. Điều này có thể thấy, giai đoạn
2007-2009 nhu cầu về lao động trong các khu công nghiệp lớn, nhất là nhu cầu về lao
động nữ do các ngành công nghiệp tập trung ở huyện chủ yếu là những ngành công
nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nông sản Tuy nhiên, số lao động nữ trên tổng số
lao động của huyện chiếm tỷ lệ cao lại là một bài toán nan giải. Sự mất cân đối giữa số
Năm 2009
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC...
107
lao động nam và nữ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần quan tâm giải quyết như vấn đề
ổn định đời sống, an cư lập nghiệp, các nhu cầu vui chơi giải trí, nhà ở, y tế...[4]
3.2.2. Cơ cấu về độ tuổi
Nguồn [3]
Hình 2. Dân số theo nhóm tuổi của huyện Long Thành
Hình 2 cho thấy, cơ cấu theo nhóm tuổi của huyện Long Thành mang đặc điểm chung
của lao động Việt Nam là dân số trẻ, với đặc điểm nguồn nhân lực dồi dào, nguồn lao
động thay thế trong tương lai lớn. Có thể nói, huyện có một lực lượng lao động đông
đảo phục vụ cho quá trình CNH - HĐH. Tuy nhiên, việc giải quyết việc làm cho nguồn
lao động và tình trạng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn đang là vấn
đề cấp bách mà huyện cần quan tâm.
3.3. Trình độ học vấn
Bảng 2. Lực lượng lao động Long Thành chia theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn 2005 2009 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
TỔNG SỐ 121.508 100 143.537 100
Không biết chữ 1.991 1,64 1.689 1,18
Tiểu học 18.672 15,37 16.484 11,48
Trung học cơ sở 34.716 28,57 35.869 24,99
Trung học phổ thông 29.557 24,32 33.116 23,07
Sơ cấp, công nhân kt 23.305 19,18 26.238 18,28
Trung cấp 7.096 5,84 18.516 12,90
Cao đẳng 4.811 3,96 5.224 3,64
Đại học trở lên 1.360 1,12 6.401 4,46
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành, 2009
Trong những năm qua, huyện luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ học vấn cho
người lao động. Có thể thấy những thành tựu đạt được về trình độ học vấn của người lao
động qua bảng 2. Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục luôn được quan tâm, năm
2009 tỷ lệ này đạt 97,12%. Quan trọng hơn hết là người lao động đã có ý thức cao trong
việc trang bị kiến thức cho mình nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc trong thời kỳ
công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Nhóm dưới tuổi lao động Nhóm tuổi lao động Nhóm ngoài tuổi lao động
BÙI THU HẰNG - NGUYỄN TƯỞNG
108
3.4. Trình độ chuyên môn - kỹ thuật
Bảng 3. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động Long Thành, thành phố Biên Hòa và tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2005-2009
Đơn vị tính: %
Năm 2005 2009
TỈNH ĐỒNG NAI 100 100
Chưa qua đào tạo và không có bằng\chứng chỉ chuyên môn.
Sơ cấp, công nhân kỹ thuật.
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học trở lên
73,48
18,18
4,43
2,24
1,67
64,48
18,78
10,62
2,98
3,14
TP BIÊN HÒA 100 100
Chưa qua đào tạo và không có bằng\chứng chỉ chuyên môn.
Sơ cấp, công nhân kỹ thuật.
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học trở lên
66,0
21,06
7,02
4,07
1,85
58,0
19,3
12,7
3,98
5,12
LONG THÀNH 100 100
Chưa qua đào tạo và không có bằng\chứng chỉ chuyên môn.
Sơ cấp, công nhân kỹ thuật.
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học trở lên
69,9
19,18
5,84
3,96
1,12
60,72
17,28
12,9
3,64
4,46
Nguồn: [2],[3]
Bên cạnh việc nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động, huyện cũng rất chú trọng
đến việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Qua bảng 3 có thể thấy được trình độ
chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động huyện Long Thành cao hơn so với mặt
bằng của tỉnh, thấp hơn trình độ chuyên môn của người lao động thành phố Biên Hòa.
Nhìn chung trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trên toàn tỉnh đã có sự
chuyển biến rõ rệt. Số lao động có trình độ đại học trở lên ngày càng tăng từ 1,67% năm
2005 lên 3,14% năm 2009; số lao động có trình độ trung cấp tăng nhanh, năm 2005 có
4,43% thì đến năm 2009 đã là 10,62%, tăng gấp gần 2,4 lần.
3.5. Thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực
3.5.1. Sử dụng lao động theo khu vực kinh tế
Cùng với xu hướng chung của cả nước trong sự chuyển dịch nền kinh tế, việc sử dụng
nguồn nhân lực của huyện Long Thành cũng có sự chuyển dịch. Lao động trong các
ngành nông – lâm nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.
Trong bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự thay đổi: lao động trong ngành trồng trọt
giảm, lao động trong ngành chăn nuôi tăng. [6]
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC...
109
Hình 3. Cơ cấu lao động Long Thành chia theo nhóm ngành kinh tế (Nguồn:[6])
3.5.2. Sử dụng lao động theo thành phần kinh tế
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ
chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, các thành phần kinh tế mới bắt đầu xuất
hiện và ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng tăng có tác động đến sự phát triển của các thành phần kinh tế và làm cho
cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch. Số lao động trong
thành phần kinh tế nhà nước giảm trong khi đó số lao động trong thành phần kinh tế
ngoài nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Bảng 4, cho chúng ta thấy sự
thay đổi trong việc sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế. So với toàn tỉnh, số
lao động của Long Thành hoạt động trong thành phần kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư
nước ngoài cao hơn. Số lao động ngoài nhà nước của huyện có sự biến động, từ năm
2005 đến 2008 lao động trong thành phần này có chiều hướng giảm nhưng đến năm
2009 lại tăng nhẹ. Lao động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài của
huyện nhìn chung tăng qua các năm. Điều này phản ánh thực trạng kinh tế của huyện
Long Thành với cơ cấu kinh tế phát triển công nghiệp là chính. Huyện cũng đã có
những ưu thế để thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Trong tương lai với những
ưu thế của mình Long Thành cũng sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước
ngoài hơn nữa để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và giải
quyết việc làm cho người lao động. [4]
Bảng 4. Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai
qua các năm
Đơn vị (%)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Tỉnh Đồng Nai
Tổng số 100 100 100 100 100
Nhà nước 9,26 8,73 8,14 7,49 7,32
Ngoài nhà nước 63,70 61,98 61,71 61,96 62,10
Có vốn đầu tư nước ngoài 27,04 29,29 30,15 30,55 30,58
Năm 1999 Năm 2009
Nông, Lâm, Thủy sản Công nghiệp, Xây dựng Dịch vụ
BÙI THU HẰNG - NGUYỄN TƯỞNG
110
Long Thành
Tổng số 100 100 100 100 100
Nhà nước 6,69 7,33 7,93 9,07 9,25
Ngoài nhà nước 62,20 61,03 57,60 52,0 52,67
Có vốn đầu tư nước ngoài 31,11 31,64 34,47 38,93 38,08
Nguồn: [3]
3.5.3. Sử dụng lao động và giải quyết việc làm
Năm 2009, tổng số lao động của huyện Long Thành là 143.537 người trong tổng số dân
là 285.540 người chiếm 50,27% dân số. Số lao động đang làm việc chiếm 90,33% trong
tổng số lao động.
Bảng 5. Số lao động có việc làm thường xuyên chia theo số ngày làm việc năm 2009
Tổng số
lao động
Chia theo số ngày làm việc trong 12 tháng
Từ 183 đến
dưới 200 ngày
Từ 200 đến
dưới 240 ngày
Từ 240 đến
dưới 280 ngày
Từ 280 đến
dưới 320 ngày
Từ trên
320 ngày
143.537 14.066 17.942 41.195 38.467 31.867
Tỷ lệ 9,8 12,5 28,7 26,8 22,2
Nguồn: Cục thống kê Đồng Nai, 2009
Bảng 5, thống kê số ngày làm việc trong năm của lao động huyện Long Thành cho thấy,
chủ yếu lao động của huyện làm việc từ 10 tháng trở lên chiếm 77,7%. Số lao động làm
việc dưới 6 tháng trong năm chiếm tỉ lệ nhỏ 9,8%.
Sự phân chia lao động theo số ngày làm việc trong năm phần nào phản ánh thực trạng
kinh tế - xã hội của huyện. Số lao động của huyện tập trung chủ yếu trong ngành công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ, các hoạt động kinh tế này thường ít chịu ảnh hưởng của
tự nhiên do đó có thời gian lao động nhiều hơn. Số lao động làm việc trong nông nghiệp
của huyện ít, hoạt động nông nghiệp mang tính chất thời vụ, phụ thuộc vào thiên nhiên,
do đó còn thời gian nông nhàn.
Thời gian lao động của người dân cũng phần nào phản ánh trình độ phát triển kinh tế -
xã hội của huyện, phản ánh chất lượng đời sống nhân dân. [4]
4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA HUYỆN
- Giải pháp về chính sách: phát triển nguồn nhân lực là nhằm nâng cao thể lực và trí
lực cho con người để họ có một điều kiện sống tốt nhất. Muốn làm được điều đó
thì trước hết phải tạo việc làm cho người lao động. Huyện phải có những chính
sách phát triển đô thị phù hợp với xu hướng chung của tỉnh và phù hợp với tình
hình thực tế của huyện. Tạo điều kiện cho nông thôn phát triển, thu dần khoảng
cách giữa giàu và nghèo. Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng theo định
hướng phát triển kinh tế chung của tỉnh và của cả nước.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC...
111
- Giải pháp về dân số: thực hiện chính sách dân số, cân đối tỉ lệ gia tăng tự nhiên
với sự phát triển nguồn nhân lực của huyện sao cho phù hợp với nhu cầu lao động.
đồng thời cần có sự kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng cơ học của nguồn lao động.
- Giải pháp phát triển các thành phần kinh tế: tăng cường các thành phần kinh tế
ngoài nhà nước, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là thành
phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đây là thành phần thu hút nhiều lao động
đồng thời còn là môi trường giúp người lao động thể hiện khả năng của bản thân.
- Giải pháp về giáo dục và đào tạo: Chú trọng đào tạo từ mầm non đến trung học,
nhất là lao động có tay nghề. Trong đó, cần chú ý đào tạo lao động có trình độ
chuyên môn trong các ngành mà huyện còn thiếu như chế biến nông sản, sản xuất
gạch ngói, sản xuất bột ngọt, giao thông vận tải. Hình thức đào tạo: có thể tập trung
trong các trường trung cấp tại địa phương hoặc liên kết với các trường tại thành phố
Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu của huyện. [5]
- Giải pháp về tổ chức quản lí: cần có biện pháp quản lí nguồn lao động chặt chẽ, có
những chính sách ưu đãi nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao trong huyện
và những nơi khác di cư tới. Có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư của tư nhân,
nước ngoài nhằm tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Các giải pháp khác: việc làm là nhu cầu tất yếu của con người, đó là một nhu cầu
không thể thiếu, do đó huyện cần có chủ trương để tạo việc làm cho người lao
động trong toàn huyện, cả vùng thành thị và nông thôn. Bên cạnh đó, cũng cần
chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân.
5. KẾT LUẬN
Phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội và là đòn bẩy giúp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng.
Thời gian qua, Long Thành đã có những thành công trong việc đào tạo và sử dụng
nguồn nhân lực. Trong thời gian tới, Huyện cần phải thực hiện một số giải pháp nhằm
phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chấp hành Đảng bộ huyện Long Thành (2005). Lịch sử Đảng bộ huyện Long
Thành 1975-2000. Đồng Nai.
[2] Cục thống kê Đồng Nai (2008). Niên giám thống kê 2008. Đồng Nai.
[3] Cục thống kê Đồng Nai (2009). Niên giám thống kê 2009. Đồng Nai.
[4] Nguyễn Văn Nam (2004). Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa ở huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc sĩ,
ĐHSP Huế.
[5] Vũ Thị Mai (2004). Vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lực con người. Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, số 80, tr. 53-54.
[6] Ủy ban Nhân dân huyện Long Thành (2006). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội huyện Long Thành đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đồng Nai.
BÙI THU HẰNG - NGUYỄN TƯỞNG
112
Title: THE REAL SITUATION AND THE SOLUTION IN THE DEVELOPMENT OF
HUMAN RESOURCES TO SERVE THE PROCESS OF INDUSTRIALIZATION -
MODERNIZATION IN LONG THANH DISTRICT, DONG NAI PROVINCE
Abstract: Currently, the process of industrialization - modernization is being carried out rapidly
in the whole country in general and Long Thanh district, Dong Nai province in particular. This
has raised many issues in the development of human resources to meet the needs of the district.
Therefore, the development of human resources is considered as the strategy of social and
economic growth both urgently and long. The article is written to learn about the real situation
of human resources of the district from which we can find solutions for the development of
human resources appropriate to the characteristics of the overall situation of Long Thanh
district, Dong Nai province.
ThS. BÙI THU HẰNG
Trường THPT Tam Phước - TP Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
ĐT: 0902.374.638. Email: thuhangbin06@gmail.com
TS. NGUYỄN TƯỞNG
Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17_258_buithuhng_nguyentuong_17_bui_thu_hang_154_2021043.pdf