Phát triển thương mại nông thôn tỉnh Thái
Nguyên sẽ góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
Phát triển thị trường thương mại nông thôn sẽ
khắc phục được những khó khăn của nền kinh
tế trong nước nói chung và của tỉnh Thái
Nguyên nói riêng trong thời kỳ khủng hoảng
kinh tế như hiện nay. Tuy nhiên, để thị trường
nông thôn tỉnh Thái Nguyên có thể phát huy
hết hiệu quả của nó đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh thì cần phải thực hiện
đồng bộ các giải pháp từ phát triển mạng lưới
kinh doanh theo ngành hàng những mặt hàng
chủ lực, mở rộng và nâng cao hiệu quả liên
kết kinh tế giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh với nông dân thông, cho đến
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
quản lý thị trường trên địa bàn nông thôn tỉnh
Thái Nguyên.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Thị Hương Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 169 - 174
169
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
THÝÕNG MẠI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÁI NGUYÊN
Ngô Thị Hýõng Giang, Nguyễn Vân Anh*
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Phát triển thương mại ở nông thôn có vị trí và vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế xã hội ở nước ta và của các địa phương. Thái Nguyên - một tỉnh miền núi phía Bắc với 74,05%
dân số sống ở khu vực nông thôn do đó thị trường nông thôn miền núi vùng cao của Thái Nguyên
rất rộng lớn và đa dạng. Thị trường khu vực nông thôn được đánh giá có tốc độ phát triển khá, tuy
nhiên sức mua và nhu cầu có khả năng thanh toán của khu vực này đạt thấp, có sự chênh lệch lớn
với khu vực thành phố Hiểu rõ thế mạnh cũng như những tồn tại khó khăn của thị trường
thương mại nông thôn trên địa bàn Tỉnh để đề xuất các giải pháp thực hiện phù hợp nhằm phát
triển thương mại nông thôn tỉnh Thái Nguyên ngày càng vững mạnh, theo hướng văn minh, hiện
đại với sự tham gia của các thành phần kinh tế, đa dạng của các loại hình tổ chức phân phối, các
loại hoạt động dịch vụ và phương thức kinh doanh; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn, để đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh càng trở nên cần thiết.
Từ khóa: Thương mại nông thôn; thương mại nông thôn Thái Nguyên; thị trường thương mại
nông thô;, kinh tế nông thôn; hàng hóa nông nghiệp.
PHÁT TRIỂN THÝÕNG MẠI NÔNG
THÔN – MỘT VẤN ĐỀ CẤP THIẾT
TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG, SUY
THOÁI KINH TẾ HIỆN NAY*
Trong những năm qua khi toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế trở nên mạnh mẽ thì
thành tích xuất khẩu trở thành mục tiêu quan
trọng của Việt Nam nói chung và các địa
phýõng nói riêng thì việc phát triển thị trýờng
trong nýớc chỉ là động cõ thứ yếu. Nhýng
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm
cho nền kinh tế thế giới suy giảm, tổng cầu
trên thị trýờng thế giới, thị trường xuất khẩu
bị thu hẹp, trong khi nền kinh tế Việt Nam đã
không thể vượt qua được các hàng rào kỹ
thuật xuất hiện ngày càng nhiều, hàng hóa của
nhiều nước lân cận cũng đổ vào nước ta với
mật độ dày đặc thì các doanh nghiệp Việt
Nam mới kịp nhận ra được vai trò quan trọng
của thýõng mại trong nước nói chung và
thýõng mại ở nông thôn nói riêng. Đây không
đơn thuần chỉ là căn cứ an toàn cho doanh
nghiệp Việt Nam tránh cơn bão, mà còn là
điểm tựa để các doanh nghiệp Việt Nam nâng
*
ÐT: 0916427916; Email: vananhqtkdtn@gmail.com
cao năng lực cạnh tranh khi tham gia vào thị
trường quốc tế.
Với khoảng 70% dân số Việt Nam sinh sống
ở khu vực nông thôn thì thýõng mại ở nông
thôn ngày càng thể hiện vị trí và vai trò cực
kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã
hội ở nước ta và của các địa phýõng. Trước
hết thông qua cung cấp đầu vào và giải phóng
đầu ra cho sản xuất, nó quyết định đối với chu
trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
Đồng thời, thông qua việc cung cấp đầu vào
cho tiêu dùng, nó quyết định đến sự phát triển
tiêu dùng và góp phần thực hiện an sinh xã
hội. Nói cách khác, lưu thông hàng hoá vừa là
điều kiện đảm bảo vừa là động lực thúc đẩy
cho tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, trong điều
kiện nền kinh tế thế giới vẫn chýa qua đýợc
cõn khủng hoảng và suy thoái thì thị trýờng
trong nýớc nói chung và thị trýờng nông thôn
nói riêng vẫn đã, đang và sẽ là chỗ dựa để duy
trì và phục hồi tăng trýởng kinh tế. Do đó,
Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định số
23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 về phê duyệt Đề
án “Phát triển thương mại nông thôn giai
đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm
2020” với mục tiêu lớn: xây dựng nền thương
Ngô Thị Hương Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 169 - 174
170
mại theo hướng vững mạnh và hiện đại đã đặt
thương mại nông thôn lên đúng vị trí quan
trọng của nó. Đây là lần đầu tiên thương mại
nông thôn được đặt vấn đề một cách cụ thể,
được tạo điều kiện để phát triển trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Thái Nguyên - một tỉnh miền núi phía Bắc với
74,05% dân số sống ở khu vực nông thôn do
đó thị trường nông thôn miền núi vùng cao
của Thái Nguyên rất rộng lớn và đa dạng.
Mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu
dịch vụ của khu vực nông thôn miền núi năm
2006 đạt 1.019,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
25,6%, dự ước năm 2010 đạt 2.230 tỷ đồng
có tỷ trọng 23,9% trong tổng mức lưu chuyển
hàng hóa bán lẻ toàn tỉnh, tốc độ tăng bình
quân cho cả giai đoạn 2006-2010 là 20,6%.
Mức lưu chuyển bình quân đầu người năm
2010 đạt khoảng 2 triệu đồng /năm.
Như vậy thị trường khu vực nông thôn miền
núi, vùng cao có tốc độ phát triển khá, tuy
nhiên sức mua và nhu cầu có khả năng thanh
toán của khu vực này đạt thấp, có sự chênh
lệch lớn với khu vực thành phố, hạ tầng
thýõng mại vừa thiếu vừa nghèo nàn, lạc hậu,
hàng không đảm bảo chất lýợng còn phổ
biến Do đó việc phát triển thýõng mại nông
thôn ở Thái Nguyên sao cho vững chắc lại
càng trở nên cần thiết.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THÝÕNG
MẠI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
Những thành tựu và kết quả
Những năm qua, mặc dù trong bối cảnh nền
kinh tế thế giới và của Việt Nam gặp nhiều
khó khăn tuy nhiên tỉnh Thái Nguyên đã nỗ
lực không ngừng để phát triển kinh tế của tỉnh
nhà. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên (GDP) theo giá thực tế: năm 2006 đạt
8.022.083 triệu đồng, bình quân đầu ngýời đạt
7,12 triệu đồng; năm 2009 GDP đạt
16.405.440 triệu đồng, năm 2010 GDP đạt
19.816.200 triệu đồng. Tốc độ tăng trýởng
năm 2010 là 11,36%, bình quân cho cả giai
đoạn năm 2006-2010 là 11,11%; GDP bình
quân đầu ngýời đến hết năm 2010 đạt 17,4
triệu đồng, tăng bình quân giai đoạn 2006-
2010 là 23,8%, tuy mới bằng 72,5% GDP
bình quân đầu ngýời của cả nýớc, nhýng có tốc
độ tăng nhanh hõn bình quân chung của cả
nýớc. Góp phần vào sự phát triển đó là thành
tựu và kết quả của nhiều lĩnh vực nhýng trong
đó không thể không nói đến sự đóng góp
không nhỏ của thýõng mại nông thông trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên. Vai trò, vị trí và sự phát
triển của thýõng mại nông thôn ở Thái Nguyên
đã đýợc thể hiện nhý sau:
Thýõng mại nông thôn ở Thái Nguyên đã đáp
ứng đầy đủ nhu cầu vật tý phục vụ sản xuất,
hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nông dân và
các đối týợng tiêu dùng khác ở địa bàn nông
thôn của tỉnh, từ đó góp phần tích cực vào
thúc đẩy sản xuất trên địa bàn tỉnh và nhất là
sản xuất ở khu vực nông thôn. Giá trị sản xuất
nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng hàng năm từ
1.964,39 tỷ đồng năm 2006 đã lên đến
2.453,69 tỷ đồng năm 2010, năm 2006-2010
tăng bình quân là 105,7%.
Bảng 1. Đóng góp của ngành nông lâm, thuỷ sản vào GDP của tỉnh Thái Nguyên theo giá so sánh
năm 1994 giai đoạn 2006 -2010
Năm Tổng số GDP (tỷ đồng)
Nông lâm, thuỷ sản
(tỷ đồng)
Chỉ số phát triển
(%)
2006 4.193,5 1.146,2 104,03
2007 4716,2 1.198,8 104,59
2008 5.258,8 1.252,8 104,5
2009 5.748,4 1.291,3 103,08
2010 6.381,0 1.353,0 104,77
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên [1]
Ngô Thị Hương Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 169 - 174
171
Bảng 2. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo giá so sánh năm 1994
Đơn vị tính:tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 So sánh (%) 06/07 07/08 08/09 09/10
Tổng giá trị 1.964,39 2.115,48 2.226,37 2.320,37 2.453,69 107,7 105,2 104,2 105,7
-Nông nghiệp 1.859,63 2.005,05 2.110 2.197,45 2.313,67 107,8 105,2 104,1 105,3
-Lâm nghiệp 73 76,24 81,15 82,57 92,2 104,4 106,4 101,7 111,7
-Thuỷ sản 31,75 34,19 35,22 40,35 47,82 107,7 103,0 114,6 118,5
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên [1]
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn điều đó được thể hiện qua:
Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng theo
hướng sản xuất hàng hoá, đã hình thành phát
triển vùng lúa bao thai Định Hoá, hàng năm
sản xuất từ 5.000-6.000 tấn, diện tích lúa bao
thai hàng hoá có chất lượng cao, ổn định đến
năm 2010 có 1.500 ha. Trong 4 năm 2006-
2009 đã trồng mới và trồng lại được 2.845 ha
chè giống mới. Năm 2006 diện tích chè tổng
số 16.366 ha trong đó diện tích cho thu hoạch
là 14.688 ha, sản lượng 129.913 tấn; đến năm
2009 diện tích chè toàn tỉnh đạt 17.308 ha,
trong đó diện tích cho sản phẩm đạt 16.053
ha, sản lượng chè búp tươi 158.702 tấn, tăng
43,44% so với năm 2005. Năm 2007 sản
phẩm gạo bao thai Định Hoá đã được cấp
bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể; chè Thái
Nguyên đã được Bộ Khoa học và Công nghệ
cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng
hoá; Chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng
sản xuất hàng hoá, tập trung với quy mô lớn
với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi của tỉnh trong những
năm qua tăng nhanh, bình quân 2006 - 2010
tăng 9,46%/năm. Khôi phục các làng nghề
truyền thống, tạo việc làm, tại Thái Nguyên
hiện nay đang duy trì phát triển 37 làng nghề
ở nông thôn, đến nay, tổng số hộ chuyên sản
xuất ngành nghề 2.151 hộ có nguồn thu nhập
chính từ nghề thủ công, thu hút 5.814 lao
động trong đó lao động chuyên nghiệp là
4.331 người, tổng số vốn để sản xuất 2.337 tỷ
đồng.. Từ đó xoá đói giảm nghèo và đảm bảo
an sinh xã hội thúc đẩy nhanh quá trình xây
dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên.
Thương mại nông thôn ở Thái Nguyên ngày
càng phát triển và được mở rộng với khối
lượng hàng hoá dồi dào, mẫu mã dần được cải
tiến, chất lượng dần được nâng cao ngày càng
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Một
số mặt hàng của tỉnh như chè, gạo, đã
chiếm được vị thế quan trọng và tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường nội, ngoại tỉnh
và thậm chí là thị trường nước ngoài. Bên
cạnh đó, đội ngũ thương nhân đã tăng nhanh
về số lượng và đa dạng hình thức tổ chức.
Công tác quản lý nhà nước về thương mại ở
địa bàn nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã được
quan tâm hơn. Cùng với hành lang pháp lý
chung của Nhà nước cho lưu thông hàng hoá
và hoạt động của thương nhân đã được từng
bước bổ sung và hoàn thiện, tỉnh Thái
Nguyên cũng đã xây dựng các đề án, quy
hoạch, chương trình cho phát triển thương
mại nói chung và thương mại nông thôn nói
riêng như: Quy hoạch phát triển thương mại
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2020;
Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2011 – 2015; Đề án phát
trỉên hệ thống chợ nông thôn tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2011-2015,.
Những yếu kém, tồn tại
Mặc dù đã đạt được những thành tựu và kết
quả đáng kể, đóng góp không nhỏ vào phát
triển thương mại và phát triển kinh tế của tỉnh
nhưng hiện nay thương mại nông thôn ở Thái
Nguyên vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém
và tồn tại như sau:
Thị trường nông thôn và nền sản xuất nông
nghiệp ở Thái Nguyên vẫn còn manh mún,
Ngô Thị Hương Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 169 - 174
172
chưa gắn chặt với sản xuất khiến việc tiêu thụ
nông sản gặp nhiều khó khăn. Có những thời
điểm giá bán nông sản quá thấp, không đủ bù
đắp chi phí cho người sản xuất, làm giảm thu
nhấp và tác động tiêu cực đến sản xuất và đời
sống của nông dân. Điều này được thể hiện
qua mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng
hoá xã hội, giữa khu vực thành phố và khu
vực nông thôn như bảng 3.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, kinh tế
nông thôn vẫn nặng về nông nghiệp. Năm
2010 nông nghiệp chiếm 94,3% giá trị sản
xuất ở nông thôn, và 100% giá trị hàng xuất
khẩu thuộc về hàng nông sản. Hàng hóa yếu
thế cạnh tranh, cơ cấu mặt hàng chưa phong
phú, nhiều mặt hàng nông sản chất lượng còn
thấp, năng suất thấp và chi phí cao. Trình độ
công nghệ của dây chuyền thiết bị ở mức
trung bình. Bên cạnh đó, nạn kinh doanh
hàng giả, hàng kém chất lượng và hành vi
gian lận thương mại còn phổ biến nhất là mặt
hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống
cây trồng, hàng công nghiệp tiêu dùng,
Vai trò của thương nhân ở địa bàn nông thôn
Thái Nguyên mới chủ yếu phát huy được ở
khâu tiêu thụ nông sản và mở đầu kênh phân
phối, vai trò thương mại Nhà nước và hợp tác
xã khá mờ nhạt, các cơ sở kinh doanh vừa
thiếu vừa nghèo nàn, lạc hậu. Việc chấp hành
pháp luật về đăng ký kinh doanh, thuế, sổ
sách kế toán thống kê, báo cáo tài chính, nhãn
mác hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ
sinh môi trường còn lỏng lẻo và tùy tiện.
Cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn nói
chung, hạ tầng thương mại nói riêng còn rất
thiếu và yếu kém, lại phân bố không đồng đều
đặc biệt là hệ thống chợ. Trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên hiện nay có 135 chợ (chợ loại 1
là 02 chợ, chợ loại 2 là 07 chợ, còn lại là chợ
loại 3). Trong đó, chỉ có 36 chợ ở địa bàn
thành phố, thị xã, thị trấn là hoạt động thường
xuyên, thu hút được đông đảo người dân tham
gia, còn lại 99 chợ chiếm 73,3% ở các địa bàn
nông thôn , miền núi do dân cư thưa thớt, đời
sống thấp nên chỉ họp chợ theo phiên (mỗi
tháng từ 4-6 phiên), chưa thu hút được đông
người tham gia. Trong tổng số chợ trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên chỉ có 15 chợ được xây mới,
15 chợ mới được cải tạo. Với hệ thống chợ như
vậy chưa phát huy được tác dụng của nó đối với
kích thích tiêu dùng và tăng nhanh sức tiêu thụ
hàng hoá của địa phương và trong nước vì theo
Bộ Công Thương, hiện có đến 45% hàng hoá
được lưu chuyển qua chợ dân sinh.
Hoạt động quản lý nhà nước về thương mại
trên thị trường nông thôn của Nhà nước nói
chung và của tỉnh nói riêng còn nhiều bất cập
và chưa kịp thời. Trình độ và năng lực cán bộ
quản lý nhà nước về thương mại ở địa bàn cấp
huyện nhìn chung chưa đáp ứng được yêu
cầu. Công tác phân tích, dự báo thị trường để
định hướng sản xuất kinh doanh, chuyến dịch
cơ cấu kinh tế còn yếu.
Bảng 3. Mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng hoá xã hội tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2010 Tăng bình
quân giai đoạn
2006-2010 (%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
1. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch
vụ hàng hoá xã hội tỉnh Thái Nguyên
(tỷ đồng)
3.980,2 100 9.310 100 21,2
-Mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng
hoá xã hội khu vực TPTN (tỷ đồng) 2.960,9 74,4 7.080 76,1 22,1
-Mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng
hoá xã hội khu vực nông thôn (tỷ đồng) 1.019,3 25,6 2.230 23,9 18,7
2. Sức mua bình quân đầu ngýời trên
địa bàn tỉnh (triệuđồng/người) 3,6 8,2 20,4
-Sức mua bình quân đầu ngýời trên địa
bàn TPTN (triệu đồng/người) 10,9 24,9
-Sức mua bình quân đầu ngýời khu vực
nông thôn (triệu đồng/người) 1,22 2,66
Nguồn: Công báo/ 08+09/20-02-2011[3]
Ngô Thị Hương Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 169 - 174
173
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt
được thương mại nông thôn Thái Nguyên vẫn
còn nhiều vấn đề tồn tại và yếu kém. Để phát
triển thương mại nông thôn ngày càng vững
mạnh, theo hướng văn minh, hiện đại với sự
tham gia của các thành phần kinh tế, đa dạng
của các loại hình tổ chức phân phối, các loại
hoạt động dịch vụ và phương thức kinh
doanh; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, tạo tiền đề để
đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới
của tỉnh, theo chúng tôi cần phải thực hiện
một số giải pháp như sau:
3.1. Phát triển mạng lưới kinh doanh theo
ngành hàng những mặt hàng chủ lực của tỉnh
như: chè, gạo, ngô, chăn nuôi gia súc Đối
với những vùng sản xuất tập trung, hình thành
các kênh tiêu thụ chủ lực, cấp độ lớn với sự
tham gia chủ yếu của các doanh nghiệp có
nguồn lực mạnh về vốn, Bên cạnh đó là các
hộ kinh doanh , hệ thống đầu đại lý, hình
thành được các chợ đầu mối cấp vùng và cấp
tỉnh. Các chợ đầu mối với chức năng tập
trung hàng hoá, cung cấp thông tin và hình
thành giá cả, đảm bảo cung ứng hàng nông
sản đạt tiêu chuẩn chất lượng cho tiêu dùng
nội tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Đối với
những vùng sản xuất chưa phát triển, phân tán
chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh
cần tạo lập kênh lưu thông ở cấp độ vừa và
nhỏ với sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp
nhỏ, các hợp tác xã thương mại, hộ kinh
doanh,
3.2. Mở rộng và nâng cao hiệu quả liên kết
kinh tế giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh với nông dân thông qua các hợp
đồng tiêu thụ sản phẩm, mua theo đơn đặt
hàng hoặc qua đại lý, Để làm được điều
này các cơ quan chức năng phải thường
xuyên cung cấp cho người sản xuất và doanh
nghiệp thông tin về thị trường, giá cả hàng
nông sản thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng. Bên cạnh đó, cần có các cơ chế,
chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm ,
cho các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ
nông sản có điều kiện củng cố và mở rộng cơ
sở kinh doanh. Ngoài ra, các cơ quan chức
năng và doanh nghiệp thu mua nông sản cần
quan tâm giúp người nông dân định hướng
sản xuất, kỹ thuật sản xuất, chăm sóc, bảo
quản và chế biến sau thu hoạch.
3.3. Phát triển và phát huy cao hơn nữa vai
trò của thương nhân ở địa bàn nông thôn
Thái Nguyên. Khuyến khích phát triển các
Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp, chú trọng mô
hình Hợp tác xã nông nghiệp – Thương mại -
Dịch vụ hoạt động chủ yếu là dịch vụ phục vụ
sản xuất nông nghiệp. Đối với những khu vực
sản xuất hàng hoá tương đối tập trung hoặc ở
những địa bàn có kinh tế hộ và kinh tế trang
trại đã phát triển thì có thể thành lập các Hợp
tác xã kinh doanh tổng hợp, Hợp tác xã
thương mại với quy mô lớn. Bên cạnh đó,
cũng khuyến khích các thể nhân (thương lái,
hộ kinh doanh,) tham gia vào các hợp đồng
mua bán nông sản.
3.4. Xây dựng hạ tầng nông nghiệp và nông
thôn nói chung, hạ tầng thương mại nói riêng
một cách hợp lý, phân bố đồng đều đặc biệt
là hệ thống chợ. Xây dựng chợ theo đúng quy
hoạch, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của từng vùng và nhu cầu trao đổi
hàng hoá của nhân dân. Ưu tiên xây dựng chợ
đầu mối tại miền núi vùng cao. Hình thành và
phát triển các phố buôn bán và các hoạt động
dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm
xã, gắn liền với sự điều chỉnh dân cư, ngành
nghề, hoạt động buôn bán giao lưu Các
hoạt động thương mại ở trung tâm thị xã, thị
tứ là vệ tinh của các hoạt động Thương mại
tại các thị trấn huyện lỵ và các đô thị khác,
đảm bảo cho kênh lưu thông phát triển ổn
định và vững chắc.
3.5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công
tác quản lý thị trường trên địa bàn nông thôn
tỉnh Thái Nguyên. Nâng cao chất lượng và
hiệu quả của công tác chống buôn lậu, sản
xuất và lưu thông hàng giả và các hành vi vi
phạm pháp luật về thương mại khác trên thị
trưởng nông thôn tỉnh Thái Nguyên, nhất là
hàng vật tư sản xuất nông nghiệp, thực phẩm
công nghệ, hàng tiêu dùng thiết yếu. Tăng
Ngô Thị Hương Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 169 - 174
174
cường kiểm tra tình hình thực hiện qui định
của pháp luật về : an toàn vệ sinh thực phẩm,
niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết,
nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản
xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Xây
dựng lực lượng Quản lý thị trường mạnh thực
hiện tốt công tác quản lý thị trường xã hội,
thực hiện các chức năng kiểm tra, kiểm soát
thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn
bán hàng nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương
mại, chống sản xuất - buôn bán hàng giả.
KẾT LUẬN
Phát triển thương mại nông thôn tỉnh Thái
Nguyên sẽ góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
Phát triển thị trường thương mại nông thôn sẽ
khắc phục được những khó khăn của nền kinh
tế trong nước nói chung và của tỉnh Thái
Nguyên nói riêng trong thời kỳ khủng hoảng
kinh tế như hiện nay. Tuy nhiên, để thị trường
nông thôn tỉnh Thái Nguyên có thể phát huy
hết hiệu quả của nó đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh thì cần phải thực hiện
đồng bộ các giải pháp từ phát triển mạng lưới
kinh doanh theo ngành hàng những mặt hàng
chủ lực, mở rộng và nâng cao hiệu quả liên
kết kinh tế giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh với nông dân thông, cho đến
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
quản lý thị trường trên địa bàn nông thôn tỉnh
Thái Nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên
[2]. Cục thống kê Thái Nguyên (2010). Niêm
giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010.
[3]. UBND tỉnh Thái Nguyên. Đề án phát triển hệ
thống chợ nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2011- 2015.
[4]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái
Nguyên. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
giai đoạn 2006 -2010
[5]. Viện Nghiên cứu thương mại. Chiến lược
phát triển thương mại trong nước.
SUMMARY
CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS
TO DEVELOP RURAL TRADE IN THAI NGUYEN AREA
Ngo Thi Huong Giang, Nguyen Van Anh*
College of Economics and Business Administration – TNU
Commercial development in rural plays an important role in the economic and social development
in our country and locals. Thai Nguyen - a northern mountainous province with 74.05% of the
population live in rural areas so the mountainous rural market of Thai Nguyen is very vast and
diverse, it is the place where consumes agricultural material goods, industrial good consumption,
supplies agricultural products to urban consumers and major materials for industrial production.
Rural markets are evaluated with rather high growth rate, however, purchase power and the
solvency of this area is low, it has a big difference to the city area ... We have to understand
strengths as well as the existence of the difficulties of rural trade markets in the province so that
we can propose appropriate solutions to make commercial development of rural in Thai Nguyen
province stronger, it is developed towards civilization and modern with the participation of all
economic sectors, the diversity of organizational forms of distribution, the service and business
activities, they contribute to the transfering of the rural economy, to accelerate the process
Construction of new rural provinces and make it become necessary.
Key words: Rural commercial; rural commercial Thai Nguyen; rural commercial market; rural
economy; agricultural commodities.
Phản biện khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Bắc – Trường Đại học Kinh tế & QTKD - ĐHTN
*
ÐT: 0916427916; Email: vananhqtkdtn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_giai_phap_nham_phat_trien_thuong_mai_nong_thon.pdf