Người cao tuổi và sự sắp xếp cuộc sống gia đình hiện nay - Tác động của những yếu tố kinh tế - xã hội, văn hóa

Mô hình “sống chung, ăn chung” với con gái (có thể có hay không có gia đình) là một mô hình ít được người cao tuổi lựa chọn, và thường nằm ngoài sự mong đợi của người cao tuổi. Bởi những hoàn cảnh rất đáng thương của người con gái (bị bệnh tật, ốm đau, quá tuổi, không lấy chồng, hay ly dị chồng rồi mang con về ở với cha mẹ già) đã mang lại cho cha mẹ già. Trong trường hợp này, vì tấm lòng quá thương con gái, nên cha mẹ già phải chấp nhận lựa chọn mô hình “sống cùng với con gái” để họ có thể giúp đỡ và hy sinh nhiều hơn cho con gái mình đang gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người cao tuổi và sự sắp xếp cuộc sống gia đình hiện nay - Tác động của những yếu tố kinh tế - xã hội, văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 1 (73), 2001 54 Ng−ời cao tuổi và sự sắp xếp cuộc sống gia đình hiện nay- tác động của những yếu tố kinh tế-xã hội, văn hóa D−ơng Chí Thiện I. Vấn đề và các mô hình sắp xếp đời sống gia đình cơ bản : Hiện nay, ng−ời cao tuổi lựa chọn mô hình sắp xếp cuộc sống cho gia đình và cho bản thân nh− thế nào, để thích ứng và phù hợp với hoàn cảnh kinh tế-xã hội hiện tại, là một vấn đề luôn mang tính thời sự? Vấn đề này không đơn giản chỉ là những mong muốn chủ quan, mà ng−ợc lại, nó còn chịu sự tác động và chi phối của nhiều yếu tố khách quan, nh− các điều kiện về: kinh tế, xã hội, văn hóa, tâm lý, tình cảm, v.v... Kết quả của dự án nghiên cứu định l−ợng về “Ng−ời cao tuổi ở đồng bằng sông Hồng, năm 1996”, (do PGS.TS Bùi Thế C−ờng chủ trì), cho thấy: có tới 19,4% ng−ời cao tuổi trả lời đang sống một mình hoặc chỉ sống riêng hai vợ chồng già với nhau; 73,6% ng−ời cao tuổi trả lời đang sống chung với con hoặc cháu. Trong đó, tỷ lệ ng−ời già sống chung với con trai đã kết hôn lớn gấp 8 lần tỷ lệ ng−ời cao tuổi sống chung với con gái đã kết hôn (50,5% so với 6,2%). T−ơng tự, kết quả nghiên cứu về “Ng−ời cao tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh và 6 tỉnh xung quanh năm 1997”, (do Tr−ơng Sỹ ánh chủ trì) cho thấy: trong số những ng−ời cao tuổi có con, thì có 46,2% ng−ời cao tuổi trả lời đang sống với con trai đã kết hôn, so với 26,7% ng−ời cao tuổi trả lời đang sống với con gái đã kết hôn. Tỷ lệ ng−ời cao tuổi sống chung với con gái đã kết hôn ở thành phố Hồ Chí Minh và 6 tỉnh xung quanh cao gấp 4,3 lần so với vùng đồng bằng sông Hồng. (Bùi Thế C−ờng và Tr−ơng Sỹ ánh. 1999). Nh− vậy, trên thực tế hiện đang tồn tại các mô hình sắp xếp đời sống gia đình cơ bản ở ng−ời cao tuổi nh− sau: 1/ Sống chung với gia đình một ng−ời con trai 2/ Sống riêng hai ông bà già, thậm chí sống riêng một mình 3/ Sống chung với gia đình một ng−ời con trai, nh−ng ăn riêng 4/ Sống chung với con gái có hoặc ch−a có gia đình. Đi tìm câu trả lời sâu sắc hơn cho sự lựa chọn các mô hình sắp xếp cuộc sống gia đình cơ bản ở ng−ời cao tuổi hiện nay, một dự án “Nghiên cứu định tính về ng−ời cao tuổi ở Việt Nam” đã đ−ợc thực hiện bởi một nhóm cán bộ khoa học của Viện Xã hội học, do PGS.TS Bùi Thế C−ờng chủ trì, và UNFPA tại Hà Nội tài trợ. Dựa trên những kết quả nghiên cứu của dự án, bài viết này đi sâu phân tích các yếu tố kinh Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn D−ơng Chí Thiện 55 tế-xã hội, văn hóa ... đã tác động đến sự lựa chọn các mô hình sắp xếp cuộc sống gia đình của ng−ời cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. II. Tác động của kinh tế - xã hội, văn hóa ...đến sự lựa chọn các mô hình sắp xếp cuộc sống gia đình chủ yếu ở ng−ời cao tuổi: 1. Mô hình "cha mẹ già sống chung và ăn chung với gia đình một ng−ời con trai": • Kinh tế: Trên thực tế, đa số ng−ời cao tuổi n−ớc ta ở trong hoàn cảnh kinh tế bản thân khó khăn. Các nguồn thu nhập của ng−ời cao tuổi th−ờng không đủ để chi phí cho những nhu cầu cơ bản của bản thân họ trong cuộc sống. Phần lớn ng−ời cao tuổi rất cần sự giúp đỡ và bảo đảm về các điều kiện kinh tế t−ơng đối ổn định từ phía các con. Vì vậy, giải pháp tối −u nhất là ng−ời cao tuổi lựa chọn mô hình “sống cùng và ăn chung với một gia đình ng−ời con trai” nào đó, mà các cụ cho là khả dĩ có thể đáp ứng tốt nhất những nhu cầu kinh tế và tinh thần của mình. Ông N.Đ.T nói: "... trong điều kiện ở nông thôn này, hoàn cảnh kinh tế nó thấp, còn ch−a đáp ứng đ−ợc, cho nên hầu hết là họ vẫn dựa vào con trai". (PV. Nhóm cán bộ thôn Cát T−ờng, xã An Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). • Sức khỏe: ở độ tuổi càng cao, sức khỏe của ng−ời cao tuổi sẽ ngày càng yếu và giảm dần khả năng tự chăm sóc trong những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đó là một quá trình tự nhiên. Song ở Việt Nam, khi hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe và trợ giúp cho ng−ời cao tuổi ch−a phát triển, đa số ng−ời cao tuổi phải nhờ cậy th−ờng xuyên hơn vào sự giúp đỡ, chăm sóc của con cháu. Vì thế, phần lớn ng−ời cao tuổi có độ tuổi khá cao (từ 70 tuổi trở lên), lựa chọn mô hình “sống chung và ăn chung với gia đình ng−ời con trai”. Bởi ở độ tuổi này, sức khỏe của ng−ời già có sự suy giảm nhanh và xuất hiện nhiều bệnh tật hơn, thậm chí khi đã ở tuổi quá già yếu, các cụ còn thể hiện sự bất lực tr−ớc cuộc sống và buông trôi để mặc cho con cái sắp xếp cuộc sống cho mình. Ông N.V.P nói: "Tôi bây giờ không thể sắp xếp đ−ợc nữa rồi, một là nếu nh− sức còn khỏe thì mới sắp xếp đ−ợc, còn không thì cũng an phận thôi". (PV. Cá nhân ông N.V.P thôn Cát T−ờng, xã An Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). • Văn hóa truyền thống: Đa số ng−ời cao tuổi, khi đã sống với con, họ th−ờng lựa chọn sống chung với gia đình ng−ời con trai, nhất là sống chung với gia đình ng−ời con trai tr−ởng, đây là một nét đặc tr−ng của văn hóa truyền thống. Hiện nay, quan niệm này vẫn còn, song đã có phần biến đổi: trong sự lựa chọn sắp xếp cuộc sống gia đình, cha mẹ già không nhất thiết phải sống chung với ng−ời con trai tr−ởng, mà có thể sống chung với gia đình của một ng−ời con trai bất kỳ nào đó, có thể là gia đình ng−ời con trai thứ, hay gia đình ng−ời con trai út. Điều này, ông N.V.P nói “Nếu mà còn phụ thuộc, sống chung với con cái thì đặc điểm là phải sống với con trai, nh−ng không nhất thiết phải sống với con trai tr−ởng, mà có thể sống chung với con trai thứ, con trai út cũng đ−ợc”. (PV. Nhóm cán bộ xã Song Giang, huyện Gia Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Ng−ời cao tuổi và sự sắp xếp cuộc sống gia đình hiện nay ... 56 Bình, tỉnh Bắc Ninh). Mặc dù vậy, khi cảm thấy sức khỏe đã yếu, sắp gần đến ngày “nhắm mắt, xuôi tay”, cha mẹ già th−ờng muốn đ−ợc quay về sống chung với gia đình ng−ời con trai tr−ởng. Sự lựa chọn này không phải là do ng−ời con trai út hay ng−ời con trai thứ không có đủ điều kiện tiếp tục chăm sóc, nuôi d−ỡng cha mẹ già, mà yếu tố ảnh h−ởng mạnh hơn cả là từ một quan niệm văn hóa truyền thống: khi ng−ời già chết, thì ng−ời con trai tr−ởng sẽ đ−ơng nhiên kế tiếp cha là trụ cột của gia đình và họ tộc, ng−ời già đ−ợc con trai tr−ởng lo đám tang và lo cúng giỗ sau khi qua đời. Ông Đ.N.T cho biết: "Th−ờng th−ờng, các cụ có tâm lý là "giàu con út, khó con út", cho nên ở đây các cụ sống cũng tựa tựa nh− thế. Thế còn khi nào mà sắp chết thì mới về ở với con trai tr−ởng. ... Đúng là lúc thấy yếu quá rồi thì bảo con tr−ởng nó đón về ở với nó. Trong thôn này chiếm tới 90% các cụ là không ở với con trai tr−ởng, nh−ng lúc sắp chết là lại về với con trai tr−ởng". (PV. cá nhân ông Đ.N.T thôn Tri Nhị, xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Đối với các cụ ở vùng đồng bằng sông Hồng thì khi chết, nhất thiết ng−ời già phải trở về sống với gia đình ng−ời con trai tr−ởng. Nh−ng ở vùng đồng bằng Nam Bộ thì không nhất thiết phải nh− vậy, ng−ời già sống chung với con nào thì con đó th−ờng lo cúng giỗ sau khi chết. • Trách nhiệm của các con đối với cha mẹ già: Các con đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc và phụng d−ỡng đối với cha mẹ già, đây là một chuẩn mực đạo đức xã hội mang đậm nét đặc tr−ng của nền văn hóa truyền thống. Khi còn nhỏ, tất cả các ng−ời con đều đ−ợc cha mẹ nuôi dạy từ lúc mới sinh ra cho đến lúc tr−ởng thành, lo lấy vợ và tạo dựng cuộc sống gia đình riêng. Đến khi các con lớn lên và tr−ởng thành, cũng là lúc cha mẹ dần dần già yếu, các con đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc, phụng d−ỡng, trong đó vai trò của ng−ời con trai tr−ởng đ−ợc đặc biệt chú ý, bởi họ có trách nhiệm lo tổ chức cúng giỗ cho ông bà và tổ tiên, sau khi cha mẹ già qua đời. Đây là một yếu tố quan trọng để những ng−ời cao tuổi có sự lựa chọn mô hình sống chung với một gia đình ng−ời con trai tr−ởng hoặc gia đình của một ng−ời con trai nào đó. Bà T.T.C nói: “Chúng tôi thì con nào cũng là con, con nào cũng là do mình đẻ ra..., thì nó cũng phải trông nom chúng tôi. Nh−ng mà riêng tôi là tôi vẫn ở với thằng tr−ởng". (PV. Nhóm các cụ 60-69 tuổi, thôn Tri Nhị, xã Song Giang, tỉnh Bắc Ninh). • Trách nhiệm của cha mẹ già đối với con cái: Ng−ời cao tuổi th−ờng coi trọng trách nhiệm của cha mẹ già đối với các con, nhất là khi gia đình con cháu rơi vào hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế (nghèo túng, thất nghiệp), sức khỏe kém, bệnh tật kéo dài, tai nạn, rủi ro hay nghiện ngập ... Trong tr−ờng hợp đó, cha mẹ già không thể khoanh tay đứng nhìn con cháu mình đói khổ. Vì ý thức đ−ợc trách nhiệm cao và tấm lòng quá th−ơng con cháu, một bộ phận ng−ời cao tuổi phải chấp nhận sự lựa chọn sống chung với gia đình ng−ời con đó, để có thể giúp đỡ th−ờng xuyên cho gia đình ng−ời con đó. Ông H.C.S đã nêu: "...tr−ờng hợp của một bà mẹ có một cậu con trai, nó cũng cứ cờ bạc, chơi bời, vợ nọ con kia, nó có tới hai vợ kia và Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn D−ơng Chí Thiện 57 có 4-5 đứa con. Thế mà cứ về nhà mẹ, ăn uống không có, nó cứ lần tiền, rồi lấy cả gạo thóc của mẹ đem đi bán để trả nợ. ...Nhà bây giờ tan nát hết, chẳng còn cái gì cả ". (PV. Nhóm cán bộ xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). 2. Mô hình "sống riêng và ăn riêng chỉ có hai vợ chồng già, hoặc thậm chí chỉ có một mình (khi ng−ời vợ/chồng của cụ đã mất)": • Kinh tế: Sự lựa chọn mô hình “sống riêng, ăn riêng một mình” ở ng−ời cao tuổi có đ−ợc chỉ khi họ có điều kiện kinh tế khá cao và ổn định, các nguồn thu nhập có thể tự đáp ứng t−ơng đối đầy đủ những nhu cầu vật chất cơ bản cho cuộc sống của bản thân. Vì vậy, phần lớn những ng−ời cao tuổi có nguồn thu nhập khá cao và ổn định, th−ờng là những cụ già có l−ơng h−u cao, hoặc họ có nguồn thu nhập cao và ổn định lựa chọn mô hình này. Ông H.V.D cho biết: “... hàng tháng ông ấy có l−ơng, bà ấy thì trồng rau, đi chợ bán các thứ, thì ông bà ấy ở riêng và ăn riêng, rõ ràng rồi". (PV. Nhóm các cụ 60-69 thôn Tri Nhị, xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). • Sức khỏe: Phần nhiều ng−ời cao tuổi chọn mô hình này đang ở nhóm tuổi 60-65, khi đó các cụ còn đang khỏe mạnh và minh mẫn, còn tự làm đ−ợc những công việc hàng ngày cho bản thân, không phải th−ờng xuyên nhờ cậy vào sự giúp đỡ của các con cháu trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Ông N.K.B nói: “Các cụ ta nói chung là không thích ở với con nào cả, nếu còn khỏe mạnh là thích đ−ợc sống độc lập". (PV. Nhóm cán bộ xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Sự lựa chọn mô hình này th−ờng thấy ở những ng−ời cao tuổi còn đầy đủ cả hai vợ chồng hoặc còn đang khỏe mạnh, nếu một trong hai cụ mất đi, thì ng−ời còn lại th−ờng trở về sống chung với gia đình một ng−ời con trai nào đó. • Vì sự tr−ởng thành của các con: Việc tách ra “ở riêng, ăn riêng” của cha mẹ già còn nhằm định h−ớng và tạo điều kiện cho các con đang tr−ởng thành phải tự v−ơn lên làm chủ cuộc sống, không thể dựa dẫm và ỷ lại vào cha mẹ. Cha mẹ già không muốn làm ảnh h−ởng đến những quyết định làm ăn của các con. Ông N.Đ.T cho biết: “... cho các con ra ở riêng..., nh−ng muốn là để cho chúng nó tự vận động, chứ không có sự ràng buộc với bố mẹ trong gia đình, để cho con tự lập nghiệp, tự ph−ơng tr−ởng... Bởi vậy cho nên là các cụ muốn đ−ợc độc lập một thời gian nhất định” (PV. Nhóm cán bộ thôn Cát T−ờng, xã An Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). • Nhu cầu cao về các hoạt động giao tiếp xã hội: Nhu cầu đ−ợc tham gia trực tiếp vào các hoạt động giao tiếp xã hội và nhiều hoạt động xã hội khác ... là một đòi hỏi khá cao ở ng−ời cao tuổi. Vì thế, có nhiều ng−ời cao tuổi lựa chọn mô hình “sống riêng và ăn riêng một mình” là để họ tự do và dễ dàng hơn khi tham gia trực tiếp vào các hoạt động giao tiếp xã hội nh−: du lịch, giải trí (đi lễ chùa, tham quan, hội hè), sinh hoạt câu lạc bộ, v.v ... Ng−ời cao tuổi sẽ gặp khá nhiều hạn chế tham gia vào các hoạt động giao tiếp xã Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Ng−ời cao tuổi và sự sắp xếp cuộc sống gia đình hiện nay ... 58 hội, nếu họ đang “sống cùng và ăn cùng với gia đình con cháu”. Bà N.T.N nói: “... nay chúng tôi muốn đi lễ chùa, đi lễ hội, chúng tôi ở riêng có hai ông bà thì tự do hơn. ở với con, với cháu, cháu nó còn bé, con nó đi làm, để cháu đấy, chẳng nhẽ vứt cháu đấy mà đi đ−ợc à". (PV. Nhóm các cụ 60-69 tuổi, thôn Cát T−ờng, xã An Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). • Sự độc lập t−ơng đối giữa cha mẹ già và con cái: Khá nhiều ng−ời cao tuổi có ý kiến: “thích đ−ợc sống riêng, ăn riêng một mình, hoặc chỉ hai vợ chồng già với nhau”, với một lý do “các cụ muốn đ−ợc độc lập, tự do”. Ông N.V.P đã tâm sự: “ Tâm lý chung của các cụ cao tuổi ở đây là thích sống độc lập, tự do". (PV. Nhóm cán bộ xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Quan niệm này th−ờng đ−ợc các cụ cho biết: ng−ời già muốn đ−ợc độc lập t−ơng đối về kinh tế, không phải phụ thuộc quá nhiều vào các con, ng−ợc lại, các con đã tr−ởng thành cũng không đ−ợc ỷ lại quá nhiều vào cha mẹ già. Nhóm ng−ời cao tuổi và con cháu luôn có những nhu cầu và sở thích khác nhau trong cuộc sống, nếu quá lệ thuộc vào nhau sẽ có nhiều trở ngại và khó khăn cho mỗi nhóm ng−ời để thỏa mãn những nhu cầu riêng của mình. Ông N.K.B nói: “Tính các cụ là không muốn phụ thuộc vào con cái, mà muốn đ−ợc sống độc lập về kinh tế. Ví dụ nh− các cụ muốn đi lên chùa, hay đi hội hè, thì không phải phụ thuộc vào con nào cả, cũng không phải chìa tay ra xin con cái...". (PV. Nhóm cán bộ xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). • Những mâu thuẫn gay gắt trong gia đình: Trên thực tế, không phải mọi mâu thuẫn giữa cha mẹ già và con cái đều có thể giải quyết ổn thỏa đ−ợc, có những mâu thuẫn ngày càng gay gắt thêm, nếu nh− cha mẹ già và con cái đều sống chung và ăn chung với nhau. Đã có một số ít tr−ờng hợp: cha mẹ già đang khó khăn về đời sống kinh tế, tình trạng sức khỏe không đ−ợc tốt, nh−ng vì không thể giải quyết đ−ợc những mâu thuẫn quá gay gắt với con, nhất là mâu thuẫn với con trai và con dâu. Nên các cụ già này buộc phải lựa chọn giải pháp “sống riêng và ăn riêng một mình”, và điều đó th−ờng nằm ngoài mong muốn của đa số ng−ời cao tuổi. Ông N.K.B. cho biết: “... những tr−ờng hợp mà các cụ thích ở riêng hoàn toàn, đó là những tr−ờng hợp mà con cái đối xử không tốt với cụ, nhất là con dâu đối xử không tốt, con trai cũng đối xử không tốt với cụ. ... những tr−ờng hợp nh− thế này là rất hiếm, chỉ chiếm tỷ lệ rất là ít thôi". (PV. Nhóm cán bộ xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). 3. Mô hình "sống chung trong một mái nhà, nh−ng ăn riêng": Mô hình này thực chất là sự đan xen giữa hai mô hình: ng−ời già “sống chung, ăn chung” và “sống riêng, ăn riêng” với gia đình con cháu. Trên thực tế, có khá nhiều ng−ời cao tuổi đang lựa chọn mô hình sắp xếp cuộc sống gia đình theo mô hình này. • Kinh tế và nhà ở: Yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự lựa chọn mô hình quá độ này là: cả gia đình con và cha mẹ già ch−a đủ điều kiện kinh tế và nhà ở để có thể hoàn toàn ăn Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn D−ơng Chí Thiện 59 riêng và ở riêng. Họ ch−a đủ điều kiện để hoàn toàn tự lập về nguồn thu nhập, về nhà ở, về sự tự chăm sóc sức khỏe,v.v... Đứng tr−ớc những thách thức về kinh tế và nhà ở, phần nhiều ng−ời già lựa chọn giải pháp là: chia bớt một phần diện tích ngôi nhà đang ở cho gia đình con, và họ vẫn sống chung trong một ngôi nhà, song ng−ời già “ăn riêng” để có đ−ợc sự “tự do, độc lập” t−ơng đối nhất định. Ông N.T.C tâm sự: “...Trong hoàn cảnh chúng tôi ở nông thôn, điều kiện về nhà ở mà có đ−ợc một phòng riêng hay có một ngôi nhà dành riêng cho các cụ là hơi khó, cho nên vẫn phải sống chung trong một ngôi nhà. Chỉ có cái là các cụ tự chủ về sinh hoạt kinh tế thôi". (PV. Nhóm cán bộ thôn Cát T−ờng, xã An Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). • Giao tiếp tình cảm giữa cha mẹ già và con cháu: Những quan hệ giao tiếp trực tiếp và th−ờng xuyên giữa ng−ời già và con cháu là một nhu cầu hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần và tình cảm của ng−ời cao tuổi hiện nay. Nếu phải sống riêng và hoàn toàn biệt lập với con cháu, không đ−ợc con cháu th−ờng xuyên thăm hỏi, chuyện trò thì các cụ già này sẽ rất buồn chán, và th−ờng rơi vào tâm trạng rất cô đơn. Vì vậy, cho dù mong muốn có sự độc lập hơn về kinh tế, tự do hơn trong hoạt động tham gia xã hội, song điều quan trọng hơn ở ng−ời già là phải giữ đ−ợc mối quan hệ giao tiếp tình cảm và tinh thần một cách th−ờng xuyên và trực tiếp với con cháu. Mô hình “sống chung với con cháu trong một mái nhà, nh−ng ăn riêng” đã đáp ứng đ−ợc nhu cầu cơ bản trên trong đời sống tinh thần, tình cảm, tâm lý của ng−ời cao tuổi. Ông N.V.T đã nói: “... đến khi tuổi già thì các cụ ấy ... cũng muốn đi chơi, đi bời, nh−ng mà vẫn muốn quấn quít với các cháu. ... nó đến thì bí bực, nh−ng mà nó không đến thì tôi buồn". (PV. Nhóm cán bộ thôn Cát T−ờng, xã An Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Sự lựa chọn mô hình “sống chung trong một ngôi nhà, nh−ng ăn riêng” là một giải pháp khá hữu hiệu để tạo ra “một khoảng tự do t−ơng đối" giữa các thành viên trong gia đình, góp phần làm giảm sự khác biệt thế hệ, giảm những mâu thuẫn gia đình và giảm tình trạng quá phụ thuộc lẫn nhau giữa ng−ời cao tuổi và con cái. Đồng thời, nó vẫn đáp ứng đ−ợc những nhu cầu cơ bản trong đời sống của ng−ời cao tuổi nh−: sự trợ giúp lẫn nhau về kinh tế, chăm sóc sức khỏe, tham gia hoạt động giao tiếp xã hội, văn hóa, đời sống tinh thần và tình cảm. 4. Mô hình "sống với con gái ch−a có gia đình hoặc đã có gia đình": Trên thực tế hiện nay, sự lựa chọn mô hình này ở ng−ời cao tuổi chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, bởi nó th−ờng xuất phát từ những hoàn cảnh rất đặc biệt của ng−ời con gái mang lại cho cha mẹ già, nó th−ờng nằm ngoài mong muốn của những ng−ời cao tuổi. • Tình trạng sức khỏe quá kém của con gái: Trong hoàn cảnh ng−ời con gái bị ốm đau, bệnh tật nặng, kéo dài và vì lý do đó mà không thể đi lấy chồng, nay ở vậy cùng với cha mẹ già. Gặp hoàn cảnh đáng th−ơng này, cha mẹ già không thể bỏ mặc con gái mình phải sống cùng bệnh tật nặng mà thiếu sự chăm sóc và hỗ trợ trực tiếp của họ đ−ợc. Ông N.T.C cho biết: “...trong điều kiện cô em gái tôi bị ốm đau luôn, ch−a xây dựng gia đình ... Đấy là Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Ng−ời cao tuổi và sự sắp xếp cuộc sống gia đình hiện nay ... 60 tr−ờng hợp các cụ già sống với con gái là nó nh− thế". (PV. Nhóm cán bộ thôn Cát T−ờng, xã An Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà). • Tấm lòng quá th−ơng con gái: Ng−ời con gái vì một lý do nào đó (quá xấu, quá lớn tuổi, lầm lỡ lúc còn trẻ ...) mà không đi lấy chồng, ở nhà cùng với cha mẹ già cho đến lúc cha mẹ già mất đi, có thể không có con, hay nuôi con nuôi, hoặc “xin con” về tự nuôi. Tr−ờng hợp này có khá nhiều ở n−ớc ta, nhất là ở vùng nông thôn nghèo. Vì tấm lòng quá th−ơng con gái nên cha mẹ già phải chấp nhận để con gái sống chung với họ. Con gái bà B.T.D kể: “Rạng mà ảnh về ở thì ảnh cũng không ở, lo cũng không lo, về là ảnh đánh đập hoài. Thôi thì em về má em, em ở, ở bên ảnh thì ảnh đánh hoài". (PV cá nhân bà B.T.D 75 tuổi, ấp Phú Ninh, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). • Sinh con gái một bề hoặc chỉ còn lại ng−ời con gái duy nhất: Với những ng−ời cao tuổi chỉ sinh con gái một bề, hay chỉ còn có một ng−ời con gái duy nhất, hoặc chỉ còn ng−ời con gái duy nhất ở tại địa ph−ơng cùng cha mẹ già, thì đa số cha mẹ già không mong muốn, song phải chấp nhận “sống chung với gia đình con gái” nh− một sự lựa chọn tốt nhất có thể đ−ợc. Một tr−ờng hợp khá điển hình là gia đình ông T.Q.M một ng−ời cao tuổi chỉ có 4 con gái, không có con trai, ông bà chấp nhận chia nhà, chia đất, chia tài sản của mình cho các con gái. Để đổi lại, ông bà đ−ợc sống chung và sống gần kề với các gia đình con gái, với lý do rất đơn giản là khi bị ốm đau gì thì có con cháu chạy tới ngay để giúp đỡ, chăm sóc. Tuy nhiên, tỷ lệ ng−ời cao tuổi “sống chung với con gái đã có gia đình” ở vùng đồng bằng Nam Bộ cao hơn nhiều so với vùng đồng bằng sông Hồng (4,3 lần). Phải chăng có sự khác biệt này là do: quan niệm truyền thống “coi trọng định h−ớng đằng nội” ở ng−ời cao tuổi vùng đồng bằng Nam Bộ có phần ít nặng nề hơn so với vùng đồng bằng Bắc Bộ. • Sự quá chênh lệch giàu - nghèo giữa gia đình bên ngoại và bên nội: Đây là một lý do kinh tế - xã hội quan trọng tác động đến sự lựa chọn mô hình “sống với con gái” ở ng−ời cao tuổi. Khi một ng−ời con trai nhà nghèo, lấy vợ con nhà giàu có, sẽ dễ bị lôi cuốn về ở rể, nên bố mẹ già phải sống cùng với con gái. Ông H, nói: “... mình khá giả thì nó muốn ở gần mình, mà mình không khá thì nó thích về bên vợ. Bên vợ nó khá hơn bên mình đó. Cái đó mình cũng không biết nói sao bây giờ” (PV nhóm Ng−ời cao tuổi 50-59, ấp Phú Ninh, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). III. Kết luận: • Mô hình sắp xếp cuộc sống gia đình “sống chung, ăn chung với gia đình một ng−ời con trai” vẫn đ−ợc ng−ời cao tuổi lựa chọn, bởi vì nó đã đáp ứng đ−ợc nhiều hơn cả những nhu cầu cơ bản trong đời sống vật chất và tinh thần của phần nhiều ng−ời cao tuổi. Trong mô hình “sống chung, ăn chung” giữa cha mẹ già với gia đình một ng−ời con trai, thì cha mẹ già và con cái đều có những quan hệ hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế và tinh thần, tình cảm ... trong cuộc sống hàng ngày. Nó còn phù hợp với nhiều đặc điểm về văn hóa và đạo đức xã hội Việt Nam trong Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn D−ơng Chí Thiện 61 truyền thống. • Sự lựa chọn mô hình “sống riêng, ăn riêng” ở ng−ời cao tuổi đã tạo ra những tiền đề để cho con cái có thể tự tr−ởng thành, không ỷ lại, dựa dẫm và lệ thuộc quá nhiều vào cha mẹ già, và đảm bảo cho từng gia đình tự phát triển. Ng−ợc lại, cha mẹ già cũng không quá bị lệ thuộc vào con, bảo đảm cho ng−ời cao tuổi có đ−ợc sự “tự do, độc lập” t−ơng đối nhiều hơn trong việc thoả mãn những nhu cầu cơ bản của họ. Mô hình này th−ờng thấy ở phần lớn những ng−ời cao tuổi có nguồn thu nhập khá cao và ổn định, còn khỏe mạnh, ở nhóm tuổi còn trẻ, và nhất là còn đủ cả hai vợ chồng già. • Mô hình “sống chung trong một mái nhà, nh−ng ăn riêng” giữa cha mẹ già và gia đình con trai th−ờng có nhiều −u điểm phù hợp với: mức sống chung còn thấp, hệ thống các dịch vụ xã hội ch−a phát triển, nhà ở còn chật chội và khó khăn, ... Song, mô hình này đảm bảo ở mức độ nhất định các quan hệ trong gia đình, nó làm giảm đi mức độ quá phụ thuộc lẫn nhau giữa cha mẹ già và con cái, tạo ra những khoảng cách nhất định để cho ng−ời cao tuổi có đ−ợc sự “tự do, độc lập” t−ơng đối, đồng thời nó đáp ứng đ−ợc những nhu cầu trong đời sống tình cảm và tinh thần của ng−ời cao tuổi, và đảm bảo những quan hệ trực tiếp hỗ trợ lẫn nhau giữa cha mẹ già và con cháu khi cần thiết. • Mô hình “sống chung, ăn chung” với con gái (có thể có hay không có gia đình) là một mô hình ít đ−ợc ng−ời cao tuổi lựa chọn, và th−ờng nằm ngoài sự mong đợi của ng−ời cao tuổi. Bởi những hoàn cảnh rất đáng th−ơng của ng−ời con gái (bị bệnh tật, ốm đau, quá tuổi, không lấy chồng, hay ly dị chồng rồi mang con về ở với cha mẹ già) đã mang lại cho cha mẹ già. Trong tr−ờng hợp này, vì tấm lòng quá th−ơng con gái, nên cha mẹ già phải chấp nhận lựa chọn mô hình “sống cùng với con gái” để họ có thể giúp đỡ và hy sinh nhiều hơn cho con gái mình đang gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguoi_cao_tuoi_va_su_sap_xep_cuoc_song_gia_dinh_hien_nay_tac.pdf
Tài liệu liên quan