* Đề xuất với người nông dân huyện Mù
Cang Chải
- Người dân cần có ý thức tự vươn lên thoát
nghèo
- Chủ động tham gia, thực hiện các chương
trình khuyến nông
- Tiếp tục mở rộng diện tích ruộng bậc thang
- Tăng cường đầu tư cho phát triển trồng trọt
và chăn nuôi
Kết luận: An ninh lương thực là một vấn đề
không chỉ riêng của hộ nông dân mà còn là
nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp
chính quyền, các tổ chức đoàn thể. Với kết
quả nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ
đóng góp phần nào vào các chính sách, giải
pháp của địa phương nhằm tăng khả năng đáp
ứng an ninh lương thực tại chỗ cho huyện,
cũng như giúp các hộ nông dân đồng bào
Mông tự chủ được trong vấn đề an ninh lương
thực cho chính hộ gia đình mình.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp an ninh lương thực tại chỗ cho đồng bào dân tộc Mông huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Quang Hợp và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 16 - 21
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP AN NINH LƢƠNG THỰC TẠI CHỖ CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC MÔNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI TỈNH YÊN BÁI
Nguyễn Quang Hợp, Nguyễn Thị Gấm
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
An ninh lƣơng thực đã và đang là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của Việt Nam, mà của tất cả các
nƣớc trên thế giới. Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, hàng năm xuất khẩu trên 4 triệu tấn gạo và
đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lƣơng thực. Tuy nhiên, an ninh lƣơng thực cũng là một vấn
đề nan giải của Việt Nam, nhất là ở những khu vực vùng sâu, vùng xa nhƣ huyện Mù Cang Chải -
Tỉnh Yên Bái, một trong số những huyện nghèo nhất của Việt Nam. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng
sản xuất lƣơng thực và khả năng đảm bảo lƣơng thực của các hộ nông dân đồng bào Mông huyện Mù
Cang Chải; từ kết quả nghiên cứu đề tài đã đề ra một số đề xuất đối với UBND huyện Mù Cang Chải
cũng nhƣ những hộ đồng bào dân tộc Mông nhằm thực hiện an ninh lƣơng thực tại chỗ.
Key words: an ninh lương thực, Mù Cang Chải, đất dốc, ruộng bậc thang, vùng cao
*ĐẶT VẤN ĐỀ
An ninh lƣơng thực (ANLT) đã và đang là một
vấn đề nóng bỏng của không chỉ Việt Nam, mà
của tất cả các nƣớc trên thế giới. An ninh
lƣơng thực là một khái niệm động đƣợc định
nghĩa rất nhiều trong các nghiên cứu và chính
sách. Theo nghĩa hẹp ANLT là “sự sẵn có của
nguồn cung lƣơng thực thế giới ở mọi lúc
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong
điều kiện biến động về sản xuất và giá cả lúa
gạo” [Hội nghị lƣơng thực thế giới, 1974].
Trải qua nhiều thời gian, khái niệm về ANLT
cũng có nhiều những thay đổi cho phù hợp
hơn. Hội nghị Lƣơng thực thế giới năm 1996
đƣa ra khái niệm về an ninh lƣơng thực với
mức độ phức tạp hơn: “ANLT đạt đƣợc ở mỗi
cá nhân, mỗi hộ, mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ
và cấp độ toàn cầu khi tất cả mọi ngƣời, ở
mọi lúc, mọi nơi đều có đủ các chất dinh
dƣỡng cho cuộc sống”.
Định nghĩa này đã đƣợc định nghĩa lại vào
năm 2001 trong chƣơng trình ANLT năm
2001 “ANLT là một trạng thái mà không lúc
nào con ngƣời bị đói – nghĩa là họ có đủ các
chất dinh dƣỡng cho cuộc sống hiệu quả, hoạt
bát và khỏe mạnh”.
Để đánh giá về an ninh lƣơng thực, ngƣời ta
xem xét các chỉ tiêu sau: Sự sẵn có và ổn định
của nguồn cung; khả năng tiếp cận.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
*
Tel:0912805980
* Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đƣợc thực
trạng ANLT của huyện Mù Cang Chải – Yên
Bái, qua đó đề xuất đƣợc một số giải pháp
nhằm nâng cao khả năng ANLT cho huyện.
* Nội dung nghiên cứu: các nhân tố ảnh
hƣởng đến sản xuất lƣơng thực của hộ và khả
năng đáp ứng lƣơng thực tại chỗ của hộ, qua
đó chỉ ra các giải pháp nâng cao sản xuất
lƣơng thực và ANLT cho hộ.
* Phương pháp nghiên cứu:
Để đánh giá thực trạng an ninh lƣơng thực
của các hộ gia đình dân tộc Mông huyện Mù
Cang Chải - tỉnh Yên Bái, chúng tôi sử dụng
phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham
gia của ngƣời dân.
Phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nghiên, số lƣợng
mẫu lựa chọn là 100 hộ gia đình tại hai xã Chế
Cu Nha và La Pán Tẩn đã đƣợc chọn ngẫu
nhiên làm mẫu để điều tra và nghiên cứu.
Để xử lý thông tin, chúng tôi sử dụng phƣơng
pháp phân tổ và phƣơng pháp phân tích hồi
quy (hàm sản xuất Cobb-Douglas) để phân
tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình an
ninh lƣơng thực của các hộ gia đình.
Hàm Cobb-Douglas có dạng tổng quát:
i
iXXXAY
...22
1
10
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc ; A là hệ số
Βi (i = 1-n) là các hệ số co dãn của các biến
độc lập
Xi: là các biến độc lập định lƣợng (
___
,1 ni )
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ THẢO LUẬN
Nguyễn Quang Hợp và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 16 - 21
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Thực trạng An ninh lƣơng thực của huyện
Mù Cang Chải
Đặc điểm huyện Mù Cang Chải
Huyện Mù Cang Chải là một huyện vùng cao,
nằm ở phía tây của tỉnh Yên Bái, cách trung
tâm thành phố Yên Bái gần 200 km. Huyện
có diện tích là 1199.3 km2, nằm dƣới chân
dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1000 m so
với mực nƣớc biển. Huyện có địa hình đồi núi
cao, xen lẫn các thung lũng xâm thực, có trên
95% diện tích là núi cao, độ dốc lớn và bị chia
cắt mạnh do đó gặp rất nhiều khó khăn về điều
kiện giao thông và trở ngại đối với phát triển
kinh tế, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.
Thành phần dân cƣ của huyện chủ yếu là
đồng bào Mông chiếm tới 91.5%, còn lại là
ngƣời Thái, ngƣời Kinh,Theo số liệu của
Phòng thống kê huyện thì dân số của huyện
năm 2006 là 44105 ngƣời, năm 2007 là 44950
ngƣời, năm 2008 là 46265 ngƣời.
Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện
* Diện tích sản xuất lƣơng thực của huyện
Mù Cang Chải
Bảng 01 : Diện tích các loại cây lƣơng thực của
huyện qua 3 năm (ĐVT: ha)
Chỉ tiêu
Năm Tốc độ
tăng
BQ 2006 2007 2008
Cây
lƣơng
thực
6576,40 6756,30 6948,70 102,79
Lúa 3943,00 4085,00 4267,30 104,03
Cây
màu
2633,40 2671,30 2681,40 100,90
Ngô 1886,00 1915,00 1920,30 100,90
Khoai
lang
65,00 66,00 66,50 101,14
Sắn 356,00 359,00 359,00 100,42
Rau,
đậu
326,40 331,30 335,60 101,40
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006- 2008)
Diện tích trồng các loại cây lƣơng thực của
huyện có xu hƣớng tăng lên. Diện tích cây
lƣơng thực qua 3 năm tăng 2,79%. Trong đó,
tăng nhiều nhất là cây lúa với 4,03%, từ 3.943
ha năm 2006 lên 4.267,3ha năm 2008. Diện
tích đất trồng lúa tăng lên là do huyện có chủ
trƣơng mở rộng diện tích đất ruộng bậc thang
để trồng cây lúa nƣớc. Tuy nhiên, qua bảng số
liệu ta cũng có thể nhận thấy diện tích đất
phục vụ sản xuất lƣơng thực rất thấp, điều đó
ảnh hƣởng tới khả năng đảm bảo an ninh
lƣơng thực tại chỗ của huyện.
* Sản lƣợng lƣơng thực của huyện
Mù Cang Chải
Bảng 02: Sản lƣợng lƣơng thực của huyện
qua 3 năm (ĐVT: Tấn)
Chỉ tiêu
Năm Tốc độ
tăng
BQ 2006 2007 2008
SL
thóc
10083,80 11179,00 11803,8 108,20
SL
ngô
3756,91 3757,23 3744,58 99,83
SL
khoai
265,00 265,00 267,53 100,47
SL
sắn
3383,06 3525,74 3526,81 102,10
SLlƣơng
thực có
hạt
13840,71 14936,23 15548,38 105,98
SLlƣơng
thực có
hạt BQ
(kg/ng/
năm
313,81 332,28 336,12 103,49
(Nguồn: Phòng thống kê huyện MCC)
Sản lƣợng lƣơng thực của huyện có sự tăng
trƣởng liên tục qua 3 năm. Tốc độ tăng năm
2007 so với năm 2006 tƣơng ứng là 10,86%,
năm 2008 so với năm 2007 là 5,59%. Đặc biệt
là sản lƣợng thóc với tốc độ tăng bình quân
8,2%, năm 2006 sản lƣợng thóc là 10083,8
tấn, năm 2008 tăng lên 11803,8 tấn.
Sản lƣợng lƣơng thực có hạt của huyện không
ngừng tăng lên qua 3 năm, tốc độ phát triển
bình quân đạt 103,49%. Tuy nhiên, vẫn thấp
hơn nhiều so với mức bình quân lƣơng thực
vùng núi phía Bắc (381,35 kg) và cả nƣớc
(469,50kg).
Mặc dù có sự tăng trƣởng về sản lƣợng lƣơng
thực có hạt nhƣng sự tăng trƣởng ấy vẫn chƣa
đáp ứng đủ nhu cầu lƣơng thực cho ngƣời
dân, cảnh thiếu đói vẫn diễn ra. Huyện Mù
Cang Chải cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể
tăng nhanh sản lƣợng lƣơng thực đáp ứng nhu
cầu của ngƣời dân.
Thực trạng an ninh lương thực của các hộ
nông dân huyện Mù Cang Chải
Nguyễn Quang Hợp và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 16 - 21
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Tình hình sử dụng đất của nhóm hộ
nghiên cứu
Bảng 03: Tình hình đất đai của nhóm hộ nghiên
cứu (ĐVT: Sào/hộ)
Chỉ tiêu Hộ
nghèo
Hộ
trung bình
1. Tổng diện tích đất 89,55 182,79
Đất trồng cây hàng năm 23,37 32,67
- Lúa 16,54 22,39
- Ngô 6,83 10,28
Đất lâm nghiệp 66,15 150,11
- Rừng trồng 22.55 19,70
- Rừng bảo vệ 43.60 130,41
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp của
các hộ là ít, nhất là ở nhóm hộ nghèo diện tích
đất nông nghiệp, bình quân 23,37 (sào/hộ),
nhóm hộ trung bình diện tích đất nông nghiệp
bình quân là 32,67 (sào/hộ). Diện tích đất
nông nghiệp ít, ảnh hƣởng nhiều đến kết quả
sản xuất lƣơng thực và đảm bảo ANLT của
ngƣời dân. Diện tích đất lâm nghiệp của các
hộ chiếm tỷ trọng lớn, nhƣng việc sử dụng
diện tích đất này vào sản xuất lại thấp, chủ
yếu là đất rừng khoanh nuôi bảo vệ.
Lúa và ngô là hai cây trồng chính mà nhân
dân đồng bào vùng cao huyện Mù Cang Chải
trồng nhiều để đảm bảo tình hình an toàn
lƣơng thực tại chỗ và xoá đói khi giáp hạt.
Trong đó, lúa trồng trên ruộng bậc thang là
cây trồng chủ yếu của ngƣời dân. Thu nhập từ
cây trồng này chiếm phần lớn trong thu nhập
từ trồng trọt của hộ.
Bảng 04: Thu nhập từ một số cây trồng chính
của nhóm hộ
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ
nghèo
Nhóm hộ
trung bình
Tổng thu nhập
từ trồng trọt
Đồng 8.082.227 14.143.088
- Lúa nƣơng Đồng 268.787 341.764
- Lúa ruộng
bậc thang
Đồng 6.118.939 11.044.854
- Ngô Đồng 1.520.681 2.756.470
-Lúa thấp Đồng 173.863 0
TN BQ/ tháng Đồng 116.414 298.289
SL lƣơng thực
có hạt bình
kg 232,07 409,53
quân/ngƣời/năm
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )
Bảng số liệu cũng cho thấy, mức độ an ninh
lƣơng thực trong vùng có sự khác biệt rất rõ rệt
giữa hai nhóm hộ. Nhóm hộ nghèo có thu nhập
bình quân đạt 116.414 đồng/ngƣời, sản lƣợng
lƣơng thực có hạt bình quân 232,07 kg/ngƣời,
thấp hơn nhiều so với nhóm hộ không nghèo.
Điều đó cho thấy huyện Mù Cang Chải còn
nhiều việc phải làm để thực hiện đƣợc an ninh
lƣơng thực tại chỗ cho ngƣời dân.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng an ninh lương thực của các hộ dân
Để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả
năng an ninh lƣơng thực cho các hộ đồng bào
dân tộc Mông, chúng tôi sử dụng hàm sản
xuất Cobb-Douglas để phân tích.
Trong đó:
Biến phụ thuộc (Y) là: sản lƣợng lƣơng thực
có hạt BQ/ngƣời/năm
Các biến độc lập gồm: Nhân khẩu của hộ
(X1); Tổng sản lƣợng thóc (X2); Tổng sản
lƣợng ngô (X3); Tổng nguồn vốn (X4); Trình
độ học vấn chủ hộ (X5).
Kết quả phân tích hồi quy như sau:
Hàm hồi quy có dạng:
Ln(Y) = 0,6504 – 1,0202Ln(X1)*** +
0,7594Ln(X2)*** + 0,2393Ln(X3)*** +
0,0002Ln(X4)* - 0,0072Ln(X5)
(Ghi chú: *: Độ tin cậy đạt 90%; **: Độ tin cậy
đạt 95%; ***: độ tin cậy đạt 99%)
Nhận xét bài toán:
Trong các biến độc lập đƣa vào mô hình, chỉ
có các biến: nhân khẩu của hộ, sản lƣợng
lƣơng thóc; sản lƣợng ngô là đủ độ tin cậy về
mặt thống kê để kết luận có sự biến động của
các biến này có tác động tới sản lƣợng lƣơng
thực có hạt bình quân đầu ngƣời. Biến trình
độ học vấn của chủ hộ và vốn của hộ phản
ánh không rõ ràng.
- X1( Tổng nhân khẩu) có P-value = 1,93.10-
74<0,01 có nghĩa là hệ số của biến này có ý
nghĩa ở mức α=1%. Hệ số của X1=-1,02 có
nghĩa là trong điều kiện trung bình và các yếu
tố khác không đổi thì khi tăng nhân khẩu lên
1% sẽ làm cho sản lƣợng lƣơng thực có hạt
BQ giảm đi 1,02%.
Nguyễn Quang Hợp và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 16 - 21
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- X2 (Tổng SL thóc ) có P-value =2,69.10-
78<0,01 có nghĩa là hệ số của biến này có ý
nghĩa ở mức α=1%. Hệ số của X2=0,7594 có
nghĩa là trong điều kiên trung bình và các yếu
tố khác không đổi khi tăng sản lƣợng thóc lên
1% thì làm cho sản lƣợng lƣơng thực có hạt
BQ/ngƣời tăng 0,7594%.
- X3 (Tổng SL ngô ) có P-value =8,85.10-
47<0,01 có nghĩa là hệ số của biến này có ý
nghĩa ở mức α=1%. Hệ số của X3=0,2393 có
nghĩa là trong điều kiên trung bình và các yếu
tố khác không đổi khi tăng sản lƣợng ngô lên
1% thì làm cho sản lƣợng lƣơng thực có hạt
BQ/ngƣời tăng 0,2393%.
Từ kết quả phân tích thực trạng và các nhân
tố ảnh hƣởng đến an ninh lƣơng thực của các
hộ, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, tình hình đảm bảo ANLT tại chỗ của
huyện Mù Cang Chải là rất thấp, chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của ngƣời dân.
Thứ hai, nguồn để đáp ứng ANLT của huyện
Mù Cang Chải chủ yếu phụ thuộc vào SX nông
nghiệp, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp
và kết quả sản xuất nông nghiệp lại thấp.
Thứ ba, tình trạng đông con, thiếu lao động là
một nhân tố ảnh hƣởng quan trọng đến đảm
bảo ANLT của ngƣời dân trong huyện.
Thứ tư, sản lƣợng lúa và ngô là hai yếu tố
quan trọng góp phần giải quyết an ninh lƣơng
thực cho đồng bào dân tộc Mông của huyện
Mù Cang Chải.
Một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh
lƣơng thực cho huyện Mù Cang Chải
Nhu cầu về an ninh lương thực của người dân
Để đánh giá nhu cầu lƣơng thực nhằm đảm
bảo an ninh lƣơng thực cho ngƣời dân, tác giả
dựa trên một chỉ tiêu chính là năng lƣợng cần
thiết cho một ngƣời trƣởng thành trong một
ngày tồn tại và làm việc bình thƣờng theo tổ
chức Nông lƣơng thế giới ( FAO, 1998) đƣa
ra. Cách tính dựa theo giả thiết rằng tất cả
năng lƣợng đƣợc quy đổi ra gạo và tất cả thu
nhập của hộ trƣớc tiên dung để mua lƣơng
thực. Kết quả nhƣ sau:
Bảng 05: Thu nhập cần thiết để đảm bảo ANLT
của nhóm hộ nghiên cứu
Chỉ tiêu ĐVT
Hộ
nghèo
Hộ
trung bình
Nhân khẩu
quy ng 6,92 6,38
Lƣợng gạo
cần cả năm Kg 2435,59 2245,53
Lƣợng gạo
quy tiền đ 19.484.720 17.964.240
Thu nhập
thực của hộ đ 11.982.569 26.056.241
Thặng dƣ
thu nhập
ANLT đ -7.502.151 8.092.001
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Ghi chú: Năng lượng cần thiết một
người/ngày là 2700 kcal (FAO,1998)
Năng lượng trao đổi của 1 kg gạo là 2800 kcal
(FAO,1998)
Một năm = 365 ngày, Giá gạo trung bình tại
thời điểm nghiên cứu ở MCC là 8000đ/kg
(2) = (1)*(2700/2800)*365; (3) = (2) * 8000; (5)
= (4) – (3)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy đƣợc nếu
toàn bộ thu nhập của hộ đƣợc dùng mua
lƣơng thực thì chỉ có nhóm hộ trung bình đảm
bảo đƣợc vấn đề lƣơng thực của mình và còn
một phần thặng dƣ thu nhập dành cho chi tiêu
dùng thiết yếu. Trong khi đó, nhóm hộ nghèo
thì không thể đảm bảo đƣợc vấn đề lƣơng
thực của chính gia đình mình, phần thu nhập
thực tế của nhóm hộ này không đủ để đảm
bảo vấn đề ANLT. Chính vì vậy, mà hàng
năm tình trạng thiếu ăn thƣờng xuyên xảy ra
đối với nhóm hộ này.
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện
ANLT cho huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
* Đề xuất với UBND huyện Mù Cang Chải
- Về vấn đề kế hoạch hóa gia đình: chính
quyền cần làm tốt công tác tuyên truyền sâu
rộng tới từng hộ gia đình, phải sát với thực tế
và nội dung tuyên truyền cần phong phú hơn.
Phối kết hợp giữa việc vận động thực hiện kế
hoạch hoá gia đình với vận động và phát triển
kinh tế hộ, vì chỉ khi nào gắn đƣợc với những
lợi ích thiết thực trong phát triển kinh tế với vận
động thì khi đó cuộc vận động mới thành công.
- Về vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
nông thôn: cần chú trọng phát triển chăn nuôi,
nhất là chăn nuôi đại gia súc nhƣ trâu, bò, dê;
cần xây dựng các chính sách cho phát triển
Nguyễn Quang Hợp và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 16 - 21
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nghề rừng; cần xây dựng chính sách hỗ trợ
ngƣời dân phát triển ruộng bậc thang, tăng
cƣờng công tác khuyến nông để nâng cao
năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
- Về vấn đề cơ sở hạ tầng: từng bƣớc mở
rộng và kiên cố các trục đƣờng liên xã liên
thôn, tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt
của các hộ đồng bào; đáp ứng nhu cầu về điện
cho sản xuất và đời sống của ngƣời dân; phát
triển hệ thống điện thoại đến 100% các xã
trong huyện, tăng cƣờng số đầu cáp, có chính
sách hỗ trợ nông dân lắp đặt điện thoại.
- Về vấn đề vốn: tăng cường công tác cho
vay, hỗ trợ vốn cho các hộ dân phát triển sản
xuất. Chính quyền địa phƣơng nên thành lập
các mô hình hợp tác xã tín dụng ngay ở địa
phƣơng để huy động cũng nhƣ hỗ trợ vốn kịp
thời cho ngƣời cần vốn; huyện cũng cần phải
xây dựng quỹ xóa đói giảm nghèo riêng để
hỗ trợ nhiều mặt cho các hộ nghèo ở nông
thôn, đặc biệt là nông thôn vùng sau vùng xa.
- Về vấn đề đất đai: tiếp tục giao quyền sử
dụng đất lâu dài cho ngƣời dân để họ yên
tâm sản xuất; cần có chính sách hỗ trợ khai
phá (nhất là ruộng bậc thang), đảm bảo
ngƣời có công khi phá đƣợc khai thác mảnh
đất đó trong một thời gian nhất định hoặc
đƣợc cấp sổ đỏ;
* Đề xuất với người nông dân huyện Mù
Cang Chải
- Người dân cần có ý thức tự vươn lên thoát
nghèo
- Chủ động tham gia, thực hiện các chương
trình khuyến nông
- Tiếp tục mở rộng diện tích ruộng bậc thang
- Tăng cường đầu tư cho phát triển trồng trọt
và chăn nuôi
Kết luận: An ninh lƣơng thực là một vấn đề
không chỉ riêng của hộ nông dân mà còn là
nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp
chính quyền, các tổ chức đoàn thể. Với kết
quả nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ
đóng góp phần nào vào các chính sách, giải
pháp của địa phƣơng nhằm tăng khả năng đáp
ứng an ninh lƣơng thực tại chỗ cho huyện,
cũng nhƣ giúp các hộ nông dân đồng bào
Mông tự chủ đƣợc trong vấn đề an ninh lƣơng
thực cho chính hộ gia đình mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ngô Quang Huy: “ Đánh giá ảnh hưởng
của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ
gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của
hộ nông dân huyện Định Hóa – Tỉnh Thái
Nguyên”, đề tài thạc sĩ năm 2007.
[2]. Phòng thống kê huyện Mù Cang Chải –
Yên Bái, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện
Mù Cang Chải năm 2007.
[3]. Phòng NN và PTNT tỉnh Yên Bái, Báo
cáo tổng kết năm 2008.
[4]. PGS. TS Trần Chí Thiện, TS Đỗ Anh Tài,
TS Patricia Sneesby (2007), “Cơ sở cho phát triển
nông thôn theo vùng ở Việt Nam khu vực miền núi
phía Bắc”, Nxb Nông nghiệp 2007.
[5]. Phòng thống kê huyện Mù Cang Chải,
Niên giám thống kê năm 2007.
[6]. Tôn Tích Lan Giao “Nghiên cứu thực
trạng và định hƣớng sử dụng đất trồng lúa nƣớc
với nhiệm vụ an ninh lƣơng thực trên địa bàn Sơn
La”, luận văn thạc sĩ năm 2004.
[7]. Trang website:
www.tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn, :
www.gso.gov.vn, www.giadinh.net, www.
hoinongdan.org.vn, www.agroviet.gov.vn
Phụ lục 1: Kết quả hàm Cobb – Douglas
Regression
Statistics
Multiple R 0.995
R Square 0.989
Adjusted R
Square
0.989
Standard
Error
0.058
Observations 100.000
ANOVA
df SS MS F Significance F
Nguyễn Thị Quốc Dung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 40 - 45
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Regression 5 29.483 5.897 1757.562 0.000
Residual 94 0.315 0.003
Total 99 29.799
Coefficients Standard
Error
t Stat P-value Lower 95% Upper 95%
Intercept 0.650 0.063 10.2823v 0.000 0.525 0.776
Tổng nhân
khẩu
-1.020 0.018 -
56.6224v
0.000 -1.056 -0.984
Tổng SL thóc 0.760 0.012 62.5058v 0.000 0.735 0.784
Tổng SL Ngô 0.239 0.009 27.5304v 0.000 0.222 0.257
Vốn vay 0.000 0.001 0.226 0.822 -0.002 0.002
Trình độ
học vấn
-0.007 0.007 -1.031 0.305 -0.021 0.007
REAL SITUATION AND SOLUTION ON THE LOCAL FOOD SECURITY FOR
MONG ETHNIC PEOPLE IN MU CANG CHAI DISTRICT, YEN BAI
PROVINCE
Nguyen Quang Hop, Nguyen Thị Gam2
Economics and Business Administration, Thai Nguyen University
SUMMARY
Food security has been a burning issue not only for Vietnam, but for all over the world. Vietnam
is an agricultural country, and exports more than 4 million tones of rice, a second rice exporter in
the world. However, food security is a difficult issue for the country, especially for the
mountainous and remote areas like Mu Cang Chai, one of the poor districts of Vietnam. This
paper examines the current circumstance of food production and ability to ensure food of Mong
households in Mu Cang Chai District. Based on research findings, some recommendations are
proposed for the Mu Cang Chai People Committee and Mong households in the study area to
consider in order to implement food security locally.
Key words: food security, Mu Cang Chai, sloping land, terraced field, uplands
2
Tel:0912805980
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_giai_phap_an_ninh_luong_thuc_tai_cho_cho_dong.pdf