Thực trạng rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên năm thứ tư trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế - Thiều Thị Hường

4.5. Phát huy vai trò của các Câu lạc bộ trong nhà trường Hiện nay trường ĐHSP Huế đã hình thành một số câu lạc bộ và đã đi vào hoạt động. Nhưng các câu lạc bộ hoạt động độc lập, tự phát, do sinh viên phụ trách nên chưa có sự thống nhất và hiệu quả chưa cao. Nhà trường nên đề nghị Ban chấp hành Đoàn trường tập hợp hoặc hợp nhất tất cả các câu lạc bộ, cử Ban điều hành, nhờ giảng viên có uy tín làm cố vấn, thống nhất nội qui, chương trình, kế hoạch hoạt động để tránh sự chồng chéo, đảm bảo nội dung và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ. 4.6. Tạo điều kiện để Trung tâm Tư vấn Tâm lý và Giáo dục đặc biệt phát huy vai trò trong việc giáo dục các kỹ năng cần thiết cho sinh viên Trung tâm Tư vấn Tâm lý và Giáo dục đặc biệt đã mở một số lớp đào tạo kỹ năng sống cho sinh viên và được sinh viên đánh giá khá tốt. Tuy nhiên Trung tâm không có cán bộ chuyên trách, không được tự chủ trong việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng sống cho sinh viên mà phải phối hợp với Phòng Công tác Sinh viên nên công việc chồng chéo, gây khó khăn cho việc rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên. Nhà trường nên cho Trung tâm TVTL và GDĐB tuyển thư ký văn phòng, tạo điều kiện để Trung tâm chủ động hơn trong việc tuyên truyền, quảng cáo, chiêu sinh và tổ chức lớp học. Không thể tổ chức nhiều lớp dạy kỹ năng vào cùng một thời điểm vì sinh viên đăng ký học nhiều kỹ năng cùng một lúc. Vì vậy, các lớp dạy kỹ năng nên được tổ chức rải đều trong năm học. 4.7. Tăng cường công tác quảng bá cho sinh viên về các lớp dạy kỹ năng và tầm quan trọng của các kỹ năng trong hiện tại và tương lai Đầu năm học, trong tuần “Sinh hoạt công dân”, nhà trường nên dành một khoảng thời gian nhất định để trò chuyện, thông báo cho sinh viên về việc mở các lớp dạy kỹ năng trong nhà trường và quyền lợi của sinh viên khi học các lớp học này. Đồng thời đưa các thông tin quảng bá lên trang Website của trường. Phòng CTSV, Trung tâm TVTL và GDĐB cũng cần tăng cường công tác quảng bá thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Thông báo trên Bảng tin; Tờ rơi; Gửi công văn cho các khoa thông báo tới tận sinh viên. 5. KẾT LUẬN Việc rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên nói chung và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên. Nhưng muốn đảm bảo chất lượng và hiệu quả, không những cần có sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, sự thống nhất giữa các Khoa, Trung tâm với các Phòng chức năng mà còn cần có sự tự giác, chủ động, tích cực và sáng tạo của bản thân mỗi cá nhân sinh viên bởi sinh viên là chủ thể hoạt động. Vì vậy mỗi sinh viên cần tự giác, tích cực tham gia các lớp học kỹ năng, các hoạt động và tự rèn luyện bản thân để có những kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu của xã hội

pdf9 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên năm thứ tư trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế - Thiều Thị Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(35)/2015: tr. 61-69 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO SINH VIÊN NĂM THỨ TƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ THIỀU THỊ HƯỜNG Trường Đại học Sư phạm- Đại học Huế Tóm tắt: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, đặc biệt sinh viên năm thứ tư. Vì vậy, tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Kết quả khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho sinh viên năm thứ tư trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế (ĐHSP- ĐH Huế) được trình bày trong bài báo là cơ sở thực tiễn quan trọng không chỉ đối với sinh viên mà còn đối với nhà trường trong công tác đào tạo, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Từ khóa: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là các hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học chính khóa ở trên lớp, là con đường tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động ở người học [2], [3]. HĐGDNGLL có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên. Tham gia hoạt động, sinh viên có thể hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, lối sống lành mạnh, các phẩm chất đạo đức, phẩm chất xã hội, các hành vi, thói quen tốt, hình thành, rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng sống. Ngoài ra, sinh viên có thể học tập, trao đổi kinh nghiệm, tạo sân chơi lành mạnh, có ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên, sinh viên có điều kiện bộc lộ và phát triển năng khiếu, qua đó các em có thể tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của bản thân [5, tr. 7]. Kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL là khả năng tổ chức thành công các hoạt động ngoài giờ học chính khóa trên lớp trên cơ sở vận dụng lý luận vào việc tổ chức hoạt động [6,tr. 12]. Vì vậy việc rèn luyện cho sinh viên các kỹ này có vai trò rất quan trọng. Có được các kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL, sinh viên sẽ có khả năng thích ứng, hòa nhập với sự thay đổi của môi trường sống và làm việc. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phối kết hợp các phương pháp NCKH. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận. Các phương pháp: Điều tra bằng Anket; Phỏng vấn; Quan sát; Nghiên cứu sản phẩm hoạt 62 THIỀU THỊ HƯỜNG động; Toán thống kê được sử dụng để tìm hiểu thực trạng và xử lý kết quả điều tra. Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 180 sinh viên năm thứ tư của trường ĐHSP- ĐH Huế. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhận thức của sinh viên về khái niệm và tầm quan trọng của kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Bảng1. Quan niệm của sinh viên về kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL Bảng 1 cho thấy, hơn 83% sinh viên trong diện được hỏi đã khẳng định: “Kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL là khả năng triển khai tốt các hoạt động” và “Là khả năng kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động”. 90,6% sinh viên đã thừa nhận: “Đó là khả năng thiết kế và xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL”. Đặc biệt, có tới 95,5% sinh viên cho rằng, kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL là khả năng tổ chức thành công các HĐGDNGLL. Như vậy, đa số sinh viên năm thứ tư, trường ĐHSP Huế đã nhận thức đúng khái niệm kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL. Bảng 2. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL Mức độ quan trọng Số lượng sinh viên Tỷ lệ % Rất quan trọng 117 65 Quan trọng 63 35 Bình thường 0 0 Không quan trọng 0 0 Kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy, hầu hết sinh viên cho rằng, kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL có vai trò quan trọng (35%) và 65% sinh viên đã thừa nhận, kỹ năng này có vai trò rất quan trọng. Tương tự như vậy, 100 % sinh viên trong diện được trưng cầu ý kiến đều khẳng định, việc rèn luyện các kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho sinh viên là rất cần thiết. Lý giải điều này, đa số sinh viên đều cho rằng: có kỹ năngtổ chức HĐGDNGLL, sinh viên sẽ có nhiều lợi thế trong công tác tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể trong tương lai. Nếu trở thành giáo viên, các em sẽ có nhiều thuận lợi trong công tác chủ nhiệm lớp cũng như công tác Đoàn, Đội. Nếu không làm nghề dạy học, các em có thể công tác ở các lĩnh vực khác như: Hội đồng Đội, tỉnh Đoàn, thành ĐoànThực tế cho thấy, những Khái niệm Số lượng Tỷ lệ(%) Là khả năng triển khai tốt các hoạt động 150 83,4 Là khả năng phân công công việc phù hợp 125 69,5 Là khả năng tổ chức thành công các HĐGDNGLL 172 95,5 Là khả năng xác định mục tiêu của HĐGDNGLL 155 86,1 Là khả năng thiết kế và xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL 163 90,6 Là khả năng kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động 150 83,3 Ý kiến khác 59 32,8 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC... 63 sinh viên năng động, nhanh nhẹn, có kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng giao tiếpthường có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Điều này chứng tỏ, sinh viên năm thứ tư trường ĐHSP Huế đã nhận thức đúng tầm quan trọng của kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi, giúp việc rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho sinh viên đạt kết quả cao. 3.2. Các hình thức hoạt động sinh viên tham gia để hình thành kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL Bảng 3. Các hình thức hoạt động sinh viên thường tham gia để rèn luyện kỹ năng Hình thức tổ chức hoạt động Số ý kiến Tỷ lệ ( %) Thông qua các hoạt động tập thể do Lớp, Khoa tổ chức 110 61,1 Các hoạt động do Đoàn TNCSHCM, Hội LHTNSV Trường, Khoa tổ chức 146 81,1 Các loại hình hoạt động xã hội (hiến máu nhân đạo, thăm gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, hoạt động tình nguyện) 94 52,2 Thông qua các hoạt động vui chơi giải trí 123 68,3 Các hoat động chính trị, xã hội 133 73,9 Thông qua hoạt động thể dục thể thao 100 55,6 Các hoạt động do Câu lạc bộ, Trung tâm TVTL và GDĐB tổ chức 85 47,2 Thông qua hoạt động dạy học 42 23,3 Kết quả ở Bảng 3 cho thấy, sinh viên năm thứ tư được rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL nhiều nhất là thông qua các hoạt động do Đoàn TNCSHCM, Hội LHTNSV Trường, Khoa tổ chức (81,1%). Đây là thế mạnh của các tổ chức này. Chỉ có 47,2 % sinh viên thừa nhận, họ được rèn luyện các kỹ năng là do tham gia hoạt động của các Câu lạc bộ (CLB), Trung tâm Tư vấn Tâm lý và giáo dục đặc biệt (Trung tâm TVTL và GDĐB) tổ chức. Bởi trong trường, các Câu lạc bộ chưa nhiều, chỉ có Câu lạc bộ Hạt nhân; Giọt hồng và Câu lạc bộ Khoa Tiểu học (KTU) là hoạt động tương đối thường xuyên. Còn lại CLB Thiện nguyện và Trung tâm TVTL và GDĐB rất ít tổ chức hoạt động và các khóa học kỹ năng do mới thành lập. Đặc biệt, chỉ có 23,3 % sinh viên khẳng định, họ được rèn luyện kỹ năng thông qua hoạt động dạy học. Đa số họ là sinh viênkhoa Tâm lý- Giáo dục vì trong chương trình học của các sinh viên này có một số môn học liên quan tới việc rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. 3.3. Thái độ của sinh viên khi tham gia các hoạt động để hình thành và rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL Các số liệu ở bảng 4 cho thấy, hứng thú tham gia các loại hình hoạt động của sinh viên năm thứ tư rất khác nhau. Nếu xét theo mức độ hứng thú thì số sinh viên “Rất có hứng thú” tham gia các hoạt động do các Câu lạc bộ và Trung tâm TVTL và GD ĐB tổ chức chiếm tỷ lệ cao nhất, 49,4 %. Lý do là vì các hoạt động này do sinh viên hoàn toàn tự nguyện tham gia theo nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân, do những người có kinh nghiệm tổ chức, được thực hiện trong môi trường thuận lợi, phù hợp với những người 64 THIỀU THỊ HƯỜNG có cùng ý nguyện. Mặt khác, những hoạt động này có sự đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, kích thích hứng thú, tính tích cực của sinh viên. Tỷ lệ sinh viên có mức độ “hứng thú” cao nhất (55,6 % ) khi tham gia hoạt động do Lớp, Khoa tổ chức. Điều này cũng hợp lý vì mỗi khoa đều có những đặc thù riêng nên các hoạt động do Lớp, Khoa tổ chức sẽ thiết thực hơn đối với sinh viên. Điều đáng nói là mức độ hứng thú “Bình thường” cao nhất (49,4%) lại là các hoạt động do Đoàn TNCSHCM, Hội LHTNSV Trường, Khoa tổ chức. Khi được phỏng vấn, nhiều em cho rằng, các hoạt động do cấp trên tổ chức, số lượng sinh viên được trực tiếp tham gia không nhiều, chủ yếu là các cán bộ Đoàn, Hội, lớp, mặt khác phải tham gia để đánh giá, xếp loại đoàn viên, hoạt động lại mang nhiều màu sắc chính trị nên không phải sinh viên nào cũng thực sự tâm huyết. Bảng 4. Mức độ hứng thú của sinh viên khi tham gia các HĐGDNGLL để rèn luyện kỹ năng Mức độ hứng thú Hình thức HĐ Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú SL % SL % SL % SL % Hoạt động văn hóa, văn nghệ 57 31,7 77 42,8 45 25 2 0,5 Hoạt động thể dục, thể thao 18 10 76 42,2 76 42,2 10 5,6 Hoạt động chính trị, xã hội 40 22,2 73 40,6 57 31,7 10 5,5 Hoạt động ngoại khóa theo môn học 47 26,1 87 48,3 41 22,8 5 2,8 Các hoạt động do Đoàn TNCSHCM, Hội LHTNSVTrường, Khoa tổ chức 227 15 43 23,9 89 49,4 21 11,7 Hoạt động do Lớp, Khoa tổ chức 40 22,2 100 55,6 30 16,7 10 5,5 Hoạt động do CLB, Trung tâm TVTL và GD ĐB tổ chức 89 49,4 57 31,7 27 15 7 3,5 3.4. Hệ thống các kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường đã rèn luyện cho sinh viên Bảng 5 cho thấy, các kỹ năng nhà trường đã tổ chức rèn luyện cho sinh viên rất phong phú, tuy nhiên mức độ hiểu biết về kỹ năng và mức độ thành thạo của sinh viên lại chưa nhiều. Khi phỏng vấn sinh viên, nhiều em không phân biệt được các kỹ năng cụ thể, các em chỉ “Đoán” “vì các em chỉ được học cách tổ chức hoạt động và tham gia các hoạt động.” Các kỹ năng “phân công công việc” (55,5 %), “Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động” (52,8 %) là những kỹ năng dễ nhận thấy nên đa số sinh viên đã nhận biết được. Các kỹ năng còn lại như: Kỹ năng “đặt tên cho hoạt động” (31,7 %), “lựa chọn phương pháp, phương tiện tổ chức hoạt động” (22,2 %), đặc biệt “Kỹ năng lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động” (5,6 %) là những kỹ năng không kém phần quan trọng nhưng sinh viên không phân biệt được. Lý giải điều này, đa số sinh viên cho rằng, vì tham gia các câu lạc bộ hoặc hoạt động do sinh viên tự tổ chức nên người tổ chức không thể giúp sinh viên xác định hệ thống kỹ năng, họ không được dạy cách phân định rạch ròi các kỹ năng. Họ chỉ tổ chức hoạt động theo kinh nghiệm. Mặt khác, khi tham THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC... 65 gia hoạt động, các em không phải là những người trực tiếp tổ chức nên việc có được những kỹ năng này là rất khó; điều này chỉ làm được khi các em được dạy thông qua các hoạt động chính thống. Bảng 5.Hệ thống các kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL nhà trường đã rèn luyện cho sinh viên 3.5. Đánh giá của sinh viên về việc rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL Bảng 6. Đánh giá của sinh viên về hiệu quả rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động cho sinh viên của nhà trường và của bản thân Mức độ hiệu quả Đánh giá về hiệu quả rèn luyện kỹ năng cho sinh viên của nhà trường Tự đánh giá của sinh về hiệu quả RLKN của bản thân SL ý kiến Tỷ lệ SL ý kiến Tỷ lệ( %) Hiệu quả cao 54 30 50 27,8 Hiệu quả bình thường 90 50 102 56,7 Chưa đạt hiệu quả 28 15,6 13 7,2 Hiệu quả thấp 4 4,4 15 8,3 Tổng 180 100 180 100 Kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 30% sinh viên thừa nhận, việc rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho sinh viên đạt hiệu quả cao. 20% khẳng định, chưa đạt và không có hiệu quả. Khi cho sinh viên tự đánh giá hiệu quả rèn luyện các kỹ năng này của bản thân, kết quả thu được cũng tương tự như vậy.Sở dĩ sinh viên đánh giá như vậy là do các nguyên nhân chủ quan và khách quan sau: Hệ thống kỹ năng Số lượng sinh viên Tỷ lệ(%) Kỹ năng xác định mục tiêu hoạt động 85 47,2 Kỹ năng thiết kế nội dung, chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động 90 50 Kỹ năng lựa chọn chủ đề hoạt động 100 55,5 Kỹ năng đặt tên cho hoạt động 57 31,7 Kỹ năng lựa chọn phương pháp, phương tiện tổ chức hoạt động 40 22,2 Kỹ năng lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động 10 5,6 Kỹ năng thiết kế giáo án tổ chức hoạt động 86 48 Kỹ năng triển khai hoạt động 87 48,3 Kỹ năng huy động các thành viên tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động 60 33,3 Kỹ năng giải quyết vấn đề 75 41,7 Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động 95 52,8 Kỹ năng tìm hiểu đối tượng tổ chức hoạt động 83 46,1 Kỹ năng phân công công việc 100 55,5 Một số kỹ năng khác 30 16,7 66 THIỀU THỊ HƯỜNG Bảng 7 . Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL STT Nguyên nhân SL ý kiến Tỷ lệ % 1 Do bản thân rụt rè, nhút nhát 170 94,4 2 Ngôn ngữ không lưu loát, ngại nói trước đám đông 106 58,9 3 Chưa có tinh thần tự giác, tích cực 71 39,4 4 Không biết cách tự rèn luyện kỹ năng 60 33,3 5 Năng lực bản thân hạn chế 95 52,8 6 Chưa hiểu biết tầm quan trọng của kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL 75 41,7 7 Phương pháp tổ chức của giáo viên và thủ lĩnh chưa hợp lý 80 44,4 8 Không có môn học chuyên biệt giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng tổ chức HĐGD NGLL 124 68,9 9 Không được dạy nhiều về kỹ năng 125 69,4 10 Điều kiện kinh tế khó khăn, không được học 83 46,1 11 Không được tham gia nhiều hoạt động 127 70,6 12 Không có thời gian rèn luyện 90 50 13 Các nguyên nhân khác 85 47,2 Như vậy, qua đây ta thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả rèn luyện kỹ năng chưa cao là do sinh viên rụt rè, nhút nhát (94,4%). Đúng vậy, qua quan sát thực tế cho thấy, nhiều sinh viên, đặc biệt sinh viên năm thứ nhất, thứ hai còn rất nhút nhát, rụt rè. Nhiều em chưa có khả năng thích ứng, hòa nhập. Các em không có sự năng động, tự tin, nhiều em rất thụ động, các em tham gia hoạt động theo phong trào hoặc do bắt buộc. Tuy nhiên nếu biết cách lôi cuốn hoặc cho các em những quyền lợi thiết thực, một số em cũng có khả năng “Vượt qua chính mình”. 70,6% sinh viên thừa nhận “Không được tham gia nhiều hoạt động khác nhau”. Số sinh viên này cho rằng, các hoạt động chưa có sự phong phú về nội dung, đa dạng về phương pháp và hình thức tổ chức. Nội dung còn gò bó theo khuôn khổ do cấp trên ấn định và tham gia không thoải mái do có sự giám sát của thầy, cô. Một số em tâm sự “Nhiều khi muốn chơi hết mình nhưng sợ thầy cô la nên không dám”, “Đang vui bị cô bắt dừng lại vì trò chơi “không lịch sự”, làm mất cả hứng”. “Không được dạy nhiều về kỹ năng” (69,4 %). Phản ánh này của sinh viên có phần chưa hoàn toàn khách quan. Bởi Trường ĐHSP Huế rất quan tâm tới việc rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên. Mỗi năm nhà trường hỗ trợ 50.000.000 đ để dạy kỹ năng cho sinh viên. Phòng Công tác sinh viên phối hợp với Trung tâm Tư vấn Tâm lý và Giáo dục đặc biệt phụ trách. Học mỗi kỹ năng sinh viên chỉ đóng 50.000 đ nhưng thực tế cho thấy, số lượng sinh viên đăng ký học rất ít trên tổng số sinh viên toàn trường. Chủ yếu là sinh viên các Khoa: GD Tiểu học; GD Mầm non; Tâm lý- Giáo dục. Đây là những sinh viên rất tích cực trong học tập và rèn luyện nên các em thường đăng ký cùng một lúc học nhiều kỹ năng khác nhau. THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC... 67 68,9 % sinh viên phàn nàn “Không có môn học chuyên biệt giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL”. Thực tế cho thấy, rất ít khoa trong chương trình đào tạo có môn học liên quan tới việc rèn luyện kỹ năng cho sinh viên nói chung, kỹ năng tổ chức HĐGD nói riêng. Mặc dù trong học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên của tất cả các khoa đều có nội dung hướng dẫn tổ chức HĐGDNGLL nhưng không phải giảng viên nào cũng chú trọng nội dung này và không phải giảng viên nào cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đặc biệt các giảng viên lớn tuổi vì phần đông trong số họ không được tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL ở trường phổ thông. 4. BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho sinh viên ở Trường ĐHSP Huế, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sau: 4.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, các tổ chức Đoàn TNCSHCM, Hội LHTNSV về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL BCN khoa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức các hoạt động thông qua các cuộc họp, giao ban hoặc làm việc với Ban chấp hành liên chi đoàn, Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn, tập thể sinh viên. Yêu cầu các cán bộ, giáo viên tham gia hoạt động cùng sinh viên để động viên, khích lệ và giúp đỡ sinh viên tổ chức tốt các hoạt động. 4.2. Giao nhiệm vụ cho Liên chi Đoàn, Liên chi Hội, trợ lý công tác sinh viên và các cố vấn học tập tổ chức hoặc tạo điều kiện cho sinh viên tự tổ chức các HĐGDNGLL Nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ, tạo điều kiện để sinh viên tổ chức các hoạt động tập thể. Thông qua các hoạt động không những có thể nâng cao nhận thức cho sinh viên mà còn rèn luyện cho sinh viên nhiều kỹ năng cần thiết. Sau khi kết thúc hoạt động nên tổng kết, đánh giá, kịp thời biểu dương những sinh viên có nhiều đóng góp cho sự thành công của hoạt động để động viên tinh thần và khích lệ sự nỗ lực của sinh viên. 4.3. Phát huy vai trò sáng tạo của sinh viên trong việc tổ chức các hoạt động tập thể Sinh viên là chủ thể hoạt động vì vậy cần động viên, khích lệ hoặc yêu cầu tất cả sinh viên tham gia hoạt động. Phát huy vai trò tự quản, sáng tạo của sinh viên khi tham gia hoạt động, cán bộ, giáo viên chỉ định hướng, cố vấn cho họ khi cần thiết. Qua đó phát huy tính độc lập, tinh thần tự chủ, khả năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, lãnh đạo nhómcho sinh viên. Tổ chức tập huấn cho các cán bộ lớp, cán bộ đoàn và những sinh viên có nhu cầu về qui trình và kỹ năng tổ chức các HĐGDNGLL. Phát động phong trào thi đua tổ chức các HĐGDNGLL nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ giữa các lớp trong khoa. Khen thưởng những sinh viên có nhiều thành tích trong việc tổ chức hoạt động để nhân rộng điển hình, đồng thời khuyến khích sinh viên rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL. 68 THIỀU THỊ HƯỜNG 4.4. Bổ sung các môn học hoặc những nội dung có khả năng giúp sinh viên hình thành và rèn luyện các kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL Hiện nay trong chương trình đào tạo của nhà trường, rất ít nội dung liên quan tới việc rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cần thiết, bao gồm cả kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL. Trong khi đó xã hội đặt ra các yêu cầu ngày càng cao cho sinh viên về các kỹ năng. Vì vậy, trong chương trình đào tạo mới, nhà trường nên bổ sung thêm một số học phần có thể rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cần thiết.Học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên với thời lượng lên lớp không nhiều, sinh viên chỉ được rèn luyện chủ yếu kỹ năng như: thiết kế giáo án điện tử, kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm. Trong quá trình dạy học học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cũng như các học phần có liên quan, giảng viên cần có sự cân đối giữa các nội dung trong học phần. Dành một số thời lượng nhất định hướng dẫn sinh viên qui trình và cách thức tổ chức các HĐGDNGLL. Tổ chức cho sinh viên thực hành thiết kế giáo án và tổ chức hoạt động để rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng xác định mục tiêu; kỹ năng lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động; kỹ năng đánh giá hiệu quả tổ chức hoạt động. 4.5. Phát huy vai trò của các Câu lạc bộ trong nhà trường Hiện nay trường ĐHSP Huế đã hình thành một số câu lạc bộ và đã đi vào hoạt động. Nhưng các câu lạc bộ hoạt động độc lập, tự phát, do sinh viên phụ trách nên chưa có sự thống nhất và hiệu quả chưa cao. Nhà trường nên đề nghị Ban chấp hành Đoàn trường tập hợp hoặc hợp nhất tất cả các câu lạc bộ, cử Ban điều hành, nhờ giảng viên có uy tín làm cố vấn, thống nhất nội qui, chương trình, kế hoạch hoạt động để tránh sự chồng chéo, đảm bảo nội dung và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ. 4.6. Tạo điều kiện để Trung tâm Tư vấn Tâm lý và Giáo dục đặc biệt phát huy vai trò trong việc giáo dục các kỹ năng cần thiết cho sinh viên Trung tâm Tư vấn Tâm lý và Giáo dục đặc biệt đã mở một số lớp đào tạo kỹ năng sống cho sinh viên và được sinh viên đánh giá khá tốt. Tuy nhiên Trung tâm không có cán bộ chuyên trách, không được tự chủ trong việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng sống cho sinh viên mà phải phối hợp với Phòng Công tác Sinh viên nên công việc chồng chéo, gây khó khăn cho việc rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên. Nhà trường nên cho Trung tâm TVTL và GDĐB tuyển thư ký văn phòng, tạo điều kiện để Trung tâm chủ động hơn trong việc tuyên truyền, quảng cáo, chiêu sinh và tổ chức lớp học. Không thể tổ chức nhiều lớp dạy kỹ năng vào cùng một thời điểm vì sinh viên đăng ký học nhiều kỹ năng cùng một lúc. Vì vậy, các lớp dạy kỹ năng nên được tổ chức rải đều trong năm học. 4.7. Tăng cường công tác quảng bá cho sinh viên về các lớp dạy kỹ năng và tầm quan trọng của các kỹ năng trong hiện tại và tương lai Đầu năm học, trong tuần “Sinh hoạt công dân”, nhà trường nên dành một khoảng thời gian nhất định để trò chuyện, thông báo cho sinh viên về việc mở các lớp dạy kỹ năng trong nhà trường và quyền lợi của sinh viên khi học các lớp học này. Đồng thời đưa các thông tin quảng bá lên trang Website của trường. Phòng CTSV, Trung tâm TVTL và THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC... 69 GDĐB cũng cần tăng cường công tác quảng bá thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Thông báo trên Bảng tin; Tờ rơi; Gửi công văn cho các khoa thông báo tới tận sinh viên. 5. KẾT LUẬN Việc rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên nói chung và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên. Nhưng muốn đảm bảo chất lượng và hiệu quả, không những cần có sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, sự thống nhất giữa các Khoa, Trung tâm với các Phòng chức năng mà còn cần có sự tự giác, chủ động, tích cực và sáng tạo của bản thân mỗi cá nhân sinh viên bởi sinh viên là chủ thể hoạt động. Vì vậy mỗi sinh viên cần tự giác, tích cực tham gia các lớp học kỹ năng, các hoạt động và tự rèn luyện bản thân để có những kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu của xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thị Mỹ Duyên (2014). Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Huế. [2] Phạm Thị Minh Hạnh (2010).Tổ chức dạy học môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Cao đẳng sư phạm, NXB Đại học Sư phạm. [3] Trần Văn Hiếu (2007). Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục THPT- Trường ĐHSP Huế. [4] Trần Văn Hiếu - Thiều Thị Hường(2008).Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT, Trường Đại học Sư phạm Huế. [5] Thiều Thị Hường (2009), Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT, Trường Đại học Sư phạm Huế. [6] Hà Nhật Thăng (1998).Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục. Title: THE STATUS OF PRACTICING SKILLS FOR ORGANISING XTRACURRICULAR EDUCATIONAL ACTIVITIES FOR LAST YEAR STUDENTS OF HUE UNIVERSITY’S COLLEGE OF EDUCATION Abstract: Extracurricular educational activities have played a critical role in practicing skills for fourth-year students. Hence, exploring the status of practicing skills for organizing extracurricular educational activities for fourth-year students has theoretical and practical meanings. Results of the study are practical foundation for not only students but also for Hue University’s College of Education in educational training, thereby contributing to improving the quality of comprehensive education of the University. Keywords: Extracurricular educational activities, skills for organizing extracurricular educational activities ThS. THIỀU THỊ HƯỜNG Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf29_455_thieuthihuong_10_thieu_thi_huong_6733_2020392_043923 - Copy.pdf
Tài liệu liên quan