- Đề xuất giải pháp xử lí: Tuyên truyền
khuyến cáo sinh viên phân loại rác từ nguồn,
sau đó dùng hỗn hợp vi sinh vật có ích (EM)
để chế biến lượng rác hữu cơ thành phân hữu
cơ sử dụng bón cho cây trồng cạn trong Trung
tâm Thực hành thực nghiệm; còn rác vô cơ sẽ
phân loại để bán cho tái chế và chôn lấp.
KẾT LUẬN
Sau một năm nghiên cứu, chúng tôi thấy thực
trạng và thành phần rác thải sinh hoạt tại khu
vực kí túc xá Trường Đại học Nông lâm – ĐH
Thái Nguyên như sau:
1- Hàng năm, Nhà trường phải chi khoảng 50
triệu đồng để thu gom, vận chuyển rác thải
đến nơi xử lí.
2- Các mùa thời tiết khác nhau thì khối lượng
và thành phần rác thải sinh hoạt khác nhau,
mùa Đông có khối lượng rác thải sinh hoạt ít
nhất, chỉ là 73,75 g/ngày/người; nhưng tỉ lệ
rác vô cơ lại cao nhất, chiếm 27,86%.
3- Các vị trí kí túc xá khác nhau thì khối
lượng và thành phần rác thải sinh hoạt cũng
khác nhau, kí túc xá C có lượng rác thải sinh
hoạt lớn nhất, tới 101,75 g/ngày/người; nhưng
kí túc xá A lại có tỉ lệ rác vô cơ cao nhất,
chiếm 28,14 %.
4- Giới tính sinh viên ảnh hưởng rõ rệt đến
khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt;
lượng rác thải sinh hoạt của một nam sinh là
33 g rác/ngày, tương ứng với 9,9 kg rác/năm
học, trong đó có 31,82 % rác vô cơ; lượng rác
thải sinh hoạt của một nữ sinh là 165,2 g
rác/ngày, tương ứng với 49,56 kg rác/năm
học, trong đó có 14,23 % rác vô cơ.
6 trang |
Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá trường Đại Học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 134
THỰC TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI KHU VỰC KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Nguyễn Khắc Thái Sơn1, Hà Anh Tuấn2, Đàm Thị Ngọc Huyền1,
Dương Thị Minh Hòa1, Hoàng Ngân Hải1, Nguyễn Đức Hùng2,
Trần Thị Thanh Hương1, Lê Anh Thắng1
1Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thực trạng rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên nhƣ sau:
1- Hàng năm, Nhà trƣờng phải chi khoảng 50 triệu đồng để thu gom, vận chuyển rác thải đến nơi
xử lí.
2- Các mùa thời tiết khác nhau thì khối lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt khác nhau, mùa
Đông có khối lƣợng rác thải sinh hoạt ít nhất, chỉ là 73,75 g/ngày/ngƣời; nhƣng tỉ lệ rác vô cơ lại
cao nhất, chiếm 27,86%.
3- Các vị trí kí túc xá khác nhau thì khối lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt cũng khác nhau, kí
túc xá C có lƣợng rác thải sinh hoạt lớn nhất, tới 101,75 g/ngày/ngƣời; nhƣng kí túc xá A lại có tỉ
lệ rác vô cơ cao nhất, chiếm 28,14 %.
4- Giới tính sinh viên ảnh hƣởng rõ rệt đến khối lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt; lƣợng rác
thải sinh hoạt của một nam sinh là 33 g rác/ngày, tƣơng ứng với 9,9 kg rác/năm học, trong đó có
31,82 % rác vô cơ; lƣợng rác thải sinh hoạt của một nữ sinh là 165,2 g rác/ngày, tƣơng ứng với
49,56 kg rác/năm học, trong đó có 14,23 % rác vô cơ.
Từ khóa: rác thải, kí túc xá, sinh hoạt, Trường Đại học Nông lâm, Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sinh hoạt hàng ngày, con ngƣời đã đƣa
vào môi trƣờng một lƣợng rác thải không
nhỏ, trung bình 190g rác thải/ngƣời/ngày [1],
[2]. Với hơn 85 triệu ngƣời thì lƣợng rác thải
sinh hoạt của dân cƣ trong cả nƣớc là khoảng
16.000 tấn/ngày. Vì vậy, nghiên cứu thực
trạng và xử lí lƣợng rác thải để đảm bảo an
toàn cho môi trƣờng sống hết sức cần thiết.
Hiện nay, toàn quốc có khoảng 1,6 triệu sinh
viên, trong số đó có khoảng 30% sống trong
các kí túc xá. Nhƣ vậy, với gần nửa triệu sinh
viên thì lƣợng chất thải ở khu vực kí túc xá là
rất lớn, ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng
sống và học tập của sinh viên. Tuy nhiên,
đến nay chƣa có những nghiên cứu đầy đủ
và toàn diện về chất thải sinh hoạt ở kí túc
xá sinh viên.
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
thƣờng xuyên có khoảng 5.000 sinh viên
tham gia sinh hoạt trong khu kí túc xá của
Nhà trƣờng, lƣợng rác thải của sinh viên là rất
nhiều nên đã ảnh hƣởng không nhỏ tới môi
Tel: 0988.717.622; Email:nkthaison@yahoo.com
trƣờng sống trong Trƣờng [3]. Để có hiểu biết
đầy đủ về thực trạng khối lƣợng, thành phần
rác thải sinh hoạt của sinh viên ở các kí túc xá
trong Nhà trƣờng, làm cơ sở cho việc nghiên
cứu các biện pháp xử lí rác thải tại chỗ, chúng
tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng
rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá Trường
Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên”.
Nghiên cứu nhằm đánh giá đƣợc thực trạng rác
thải sinh hoạt tại kí túc xá Trƣờng Đại học
Nông lâm Thái Nguyên về khối lƣợng và thành
phần, cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến nó,
làm cơ sở đề xuất hƣớng và biện pháp xử lí
nhằm nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống sinh
viên trong kí túc xá có ý nghĩa thực tiễn.
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung
vào số lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt
tại kí túc xá sinh viên Trƣờng Đại học Nông
lâm – ĐH Thái Nguyên.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu gồm 4 nội dung sau:
Nguyễn Khắc Thái Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 134 - 139
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 135
1- Đánh giá sơ bộ tình hình thu gom và xử lí
rác thải sinh hoạt trong khu vực kí túc xá
Trƣờng Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên.
2- Nghiên cứu ảnh hƣởng của các mùa thời
tiết trong năm đến khối lƣợng và thành phần
rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá.
3- Nghiên cứu ảnh hƣởng của vị trí kí túc xá
đến khối lƣợng và thành phần rác thải sinh
hoạt của sinh viên.
4- Nghiên cứu ảnh hƣởng của giới tính sinh
viên đến khối lƣợng và thành phần rác thải
sinh hoạt tại khu vực kí túc xá.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp điều tra
mẫu điển hình, cụ thể nhƣ sau:
- Chọn ở mỗi khu vực kí túc (A, B, C) 2
phòng nam và 2 phòng nữ để làm mẫu theo
dõi trong suốt 1 năm, tính riêng theo 4 mùa.
Các phòng chọn làm mẫu theo dõi phải đảm
bảo yêu cầu là có số ngƣời ở ổn định trong
suốt thời gian theo dõi.
- Đặt ở mỗi phòng mẫu theo dõi 2 thùng đựng
rác sinh hoạt: 1 thùng đựng rác vô cơ, 1 thùng
đựng rác hữu cơ; yêu cầu sinh viên của phòng
phân loại rác khi bỏ vào 2 thùng.
- Phƣơng pháp theo dõi rác hữu cơ: mùa hè
cân định kì 3 ngày/lần, mùa đông cân định kì
5 ngày/lần
- Phƣơng pháp theo dõi rác vô cơ: cân định kì
10 ngày/lần.
- Tổng hợp số liệu, phân tích kết quả
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng về thu gom và xử lí rác thải
sinh hoạt trong khu kí túc xá Trường Đại
học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên
Hiện nay, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái
Nguyên có khoảng 5.000 sinh viên cƣ trú tại 3
khu kí túc xá (kí túc A, kí túc B ở trong
Trƣờng và kí túc C là khu ngoài cổng Trƣờng).
Rác thải của sinh viên ở kí túc xá A đƣợc tập
kết tại một bãi rác với diện tích khoảng 30 m2.
Rác thải sinh hoạt của sinh viên ở kí túc xá B
đƣợc gom lại tại 7 bể rác nhỏ đƣợc đặt rải rác
tại đầu các dãy nhà [3]. Trong Trƣờng, ngoài
rác thải của 2 khu kí túc xá còn 7 thùng rác
công cộng đặt để gom rác tại Khu Hiệu bộ và
nhà làm việc của các khoa.
Trong những năm vừa qua, Trƣờng Đại học
Nông lâm Thái Nguyên đã kí hợp đồng với
Công ti Quản lí đô thị Thái Nguyên về việc thu
gom, vận chuyển và xử lí rác thải của Nhà
trƣờng. Theo đó, Công ti sẽ vào thu gom rác 2
lần/tuần, sau đó vận chuyển đến bãi rác Tân
Cƣơng, ngoại ô TP Thái Nguyên để chôn lấp.
Số liệu bảng 1 cho thấy: số tiền mà Nhà
trƣờng phải bỏ ra để chuyển lƣợng rác thải
sinh hoạt của sinh viên là khá lớn, khoảng gần
50 triệu đồng/năm.
Khối lƣợng, thành phần rác thải sinh hoạt tại
khu vực kí túc xá sinh viên chịu sự chi phối
của các mùa thời tiết, của vị trí kí túc xá và
của giới tính sinh viên. Nói cách khác, các
mùa thời tiết khác nhau, các vị trí kí túc xá
khác nhau, phòng ở của nam sinh và nữ sinh
có thể dẫn đến khối lƣợng và thành phần rác
thải sinh hoạt khác nhau. Chính vì vậy,
nghiên cứu đã bố trí các mẫu theo dõi (nhƣ
phần phƣơng pháp nghiên cứu đã mô tả) sự
ảnh hƣởng của cả 3 yếu tố này đến khối lƣợng
và thành phần rác thải sinh hoạt của sinh viên.
Ảnh hưởng của các mùa thời tiết trong
năm đến khối lượng và thành phần rác thải
sinh hoạt tại khu vực kí túc xá
Số liệu bảng 2 cho thấy khối lƣợng và thành
phần rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá
sinh viên ở các mùa thời tiết khác nhau trong
năm là khác nhau.
Về khối lượng rác thải: Tổng khối lƣợng rác
thải sinh hoạt trung bình của 1 sinh viên tại kí
túc xá là 83,44 g/ngày. Trong đó, rác thải sinh
hoạt ở mùa Thu là cao nhất, đạt tới 89,30
g/ngày; thấp nhất trong năm là lƣợng rác thải
sinh hoạt ở mùa Đông, chỉ đạt 73,75 g/ngày.
Điều này là do trong 3 tháng mùa Thu có
nhiều ngày lễ, ví dụ: ngày Tết Trung thu (15
tháng 8 âm lịch), ngày Phụ nữ Việt Nam (20
tháng 10) và ngày 09 tháng 09 - ngày mà thế
hệ trẻ coi là “ngày Đàn ông”. Những ngày lễ
này, sinh viên thƣờng tổ chức liên hoan
“ngọt” tại phòng. Mặt khác, hàng năm vào
mùa Thu là mùa đón tân sinh viên nên gia
tăng lƣợng tiêu dùng trong sinh hoạt, nó cũng
góp phần tăng thêm lƣợng rác thải sinh hoạt.
Đây là những nguyên nhân chính làm gia tăng
lƣợng rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá
trong mùa Thu. Ngƣợc lại, trong 3 tháng mùa
Nguyễn Khắc Thái Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 134 - 139
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 136
Đông, không có nhiều ngày lễ mà sinh viên tổ
chức liên hoan tại phòng, ngoài ra do thời tiết
lạnh nên nhu cầu ăn các loại hoa quả giảm;
đây là nguyên nhân làm giảm khối lƣợng rác
thải sinh hoạt trong mùa Đông.
Về thành phần rác thải: Thành phần rác thải
sinh hoạt của sinh viên tại khu vực kí túc xá
trung bình cả năm là 79,57 % rác hữu cơ và
20,43 % rác vô cơ. Trong đó, thành phần này
ở thời tiết mùa Xuân, thời tiết mùa Hè và thời
tiết mùa Thu khác nhau không nhiều, chúng
dao động từ hơn 80 đến gần 83 % rác hữu cơ
và từ hơn 17 đến gần 20 % rác vô cơ. Riêng ở
thời tiết mùa Đông, tỉ lệ rác hữu cơ giảm
xuống chỉ còn hơn 72 % và tỉ lệ rác vô cơ
tăng lên đến gần 28 %. Điều này là do ở thời
tiết mùa Đông, nhu cầu về quả tƣơi của sinh
viên giảm, thay vào đó là nhu cầu về đồ khô
gia tăng, nhƣ: bánh kẹo, mì tôm nên tỉ lệ
rác thải hữu cơ giảm, rác thải vô cơ tăng.
Ảnh hưởng của vị trí kí túc xá đến khối
lượng và thành phần rác thải sinh hoạt của
sinh viên
Số liệu bảng 3 cho thầy ở các khu vực kí túc
xá khác nhau trong trƣờng cũng ảnh hƣởng
đến khối lƣợng và thành phần rác thải sinh
hoạt của sinh viên.
- Về khối lượng rác: Khối lƣợng rác thải sinh
hoạt trung bình của 1 sinh viên (cả nam và
nữ) ở cả 3 khu vực kí túc xá là 88,63 g/năm.
Bảng 1. Tình hình thu gom, vận chuyển rác thải của Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên
trong năm 2005 và 2006
Năm 2005 Năm 2006
Tháng Số chuyến Chi phí 1 chuyến (đ) Số chuyến Chi phí 1 chuyến (đ)
Tháng 1 9 450.870 8 500.000
Tháng 2 8 450.870 5 500.000
Tháng 3 9 450.870 9 500.000
Tháng 4 8 450.870 8 500.000
Tháng 5 9 450.870 9 500.000
Tháng 6 9 450.870 9 500.000
Tháng 7 4 472.348 4 550.000
Tháng 8 8 472.348 7 550.000
Tháng 9 9 472.348 6 550.000
Tháng 10 9 519.574 9 550.000
Tháng 11 8 519.574 9 550.000
Tháng 12 9 519.574 8 550.000
Tổng 99 46.748.304 91 47.775.000
(Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 2007)
Bảng 2. Ảnh hƣởng của các mùa thời tiết trong năm đến khối lƣợng và thành phần
rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá
Lƣợng rác
Mùa
Rác hữu cơ Rác vô cơ
Tổng lượng rác
(g/người/ngày) Khối lƣợng
(g/ngƣời/ngày)
Tỉ lệ
(%)
Khối lƣợng
(g/ngƣời/ngày)
Tỉ lệ
(%)
Xuân 69,19 80,17 17,11 19,83 86,30
Hè 69,80 82,70 14,60 17,30 84,40
Thu 73,35 82,14 15,95 17,86 89,30
Đông 53,20 72,14 20,55 27,86 73,75
Trung bình 65,39 79,57 17,05 20,43 83,44
Bảng 3. Ảnh hƣởng của vị trí kí túc xá đến khối lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt của sinh viên
Lƣợng rác
Rác hữu cơ Rác vô cơ Tổng lƣợng rác
(g/ngƣời/ngày) Khối lƣợng Tỉ lệ (%) Khối lƣợng Tỉ lệ (%)
Nguyễn Khắc Thái Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 134 - 139
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 137
Địa điểm (g/ngƣời/ngày) (g/ngƣời/ngày)
Kí túc xá A 58,35 71,86 22,85 28,14 81,20
Kí túc xá B 64,75 78,06 18,20 21,94 82,95
Kí túc xá C 80,10 78,72 21,65 21,28 101,75
Trung bình 67,73 76,42 20,90 23,58 88,63
Trong đó, ở kí túc xá A và kí túc xá B gần
nhƣ không khác nhau, tƣơng ứng là 81,2 và
82,95 g/ngày. Riêng khối lƣợng rác ở kí túc
xá C lớn hơn hẳn, tới 101,75/ngày. Điều này
là do kí túc xá A và kí túc xá B ở trong khuôn
viên của trƣờng, không thuận tiện cho sinh
viên mua đồ mang về phòng ăn, còn kí túc C
ở gần khu vực chợ nên sinh viên hay mua
nhiều thứ mang về phòng ăn.
- Về thành phần rác: Tỉ lệ rác thải vô cơ trung
bình của 1 sinh viên ở cả 3 khu vực kí túc xá
là 23,58 %. Khác với khối lƣợng rác thải, tỉ lệ
rác thải vô cơ ở kí túc xá B và kí túc xá C lại
gần nhƣ không khác nhau, tƣơng ứng là 21,94
% và 21,28 %, trong khi đó ở kí túc xá A tỉ lệ
này lại cao hơn hẳn, tới 28,14 %. Điều này là
do sinh viên ở kí túc xá A không đƣợc phép
nấu ăn nên hay mua đồ ăn sẵn về phòng, vì
vậy thải ra nhiều rác vô cơ (túi nilon và vỏ
hộp kim loại).
Ảnh hưởng của giới tính sinh viên đến khối
lượng và thành phần rác thải sinh hoạt tại
khu vực kí túc xá
Số liệu bảng 4 cho thấy giới tính của sinh
viên ảnh hƣởng rõ rệt đến khối lƣợng và
thành phần rác thải sinh hoạt tại khu vực kí
túc xá.
- Về khối lượng rác: Khối lƣợng rác thải sinh
hoạt trung bình của cả nam sinh và nữ sinh là
99 g/ngƣời/ngày. Trong khi, khối lƣợng rác
thải sinh hoạt trung bình của phòng nam sinh
chỉ là 33 g/ngƣời/ngày thì ở phòng nữ sinh
lên tới 165,2 g/ngƣời/ngày. Nhƣ vậy, khối
lƣợng rác thải sinh hoạt của phòng nữ sinh
gấp 5 lần so với phòng nam sinh. Điều này là
do nữ sinh có thói quen hay ăn vặt, hay mang
theo đồ ăn mỗi khi từ quê nhà đến trƣờng, hay
nhận đƣợc quà là đồ ăn khi có khách đến chơi
và có sở thích hay nấu nƣớng hơn nam sinh.
Đồng thời, nữ sinh hay mua cơm về mang về
phòng ở để ăn nên có thêm một lƣợng rác
gồm cơm, thức ăn thừa và túi nilon. Ngoài ra,
hàng tháng nữ sinh còn có thêm một lƣợng
nhỏ rác thải sinh hoạt do đáp ứng nhu cầu vệ
sinh cá nhân.
- Về thành phần rác: Số liệu bảng 4 cho thấy
cả lƣợng rác sinh hoạt hữu cơ và vô cơ của
phòng nam sinh đều ít hơn phòng nữ sinh,
nhƣng xét về tỉ lệ thì phòng nam sinh có tỉ lệ
rác vô cơ cao và tỉ lệ rác hữu cơ thấp hơn. Cụ
thể trong khi phòng nam sinh có 31,82 % rác
vô cơ và 68,18 % rác hữu cơ thì phòng nữ
sinh chỉ có 14,23 % rác vô cơ và 85,77 % rác
hữu cơ. Điều này là do nam sinh ít ăn uống tại
phòng ở và nếu có mang gì về phòng ở để ăn
thì chủ yếu là đồ đã chế biến nên hay thải ra
túi nilon và vỏ hộp kim loại.
- Tổng lượng rác trong 1 năm: Một năm học,
sinh viên ở tại kí túc xá 10 tháng, tƣơng ứng
với 300 ngày. Nhƣ vậy, lƣợng rác thải sinh
hoạt của một nam sinh là 33g x 300 ngày =
9,9 kg/năm học, gồm 7,75kg rác hữu cơ và
3,15 kg rác vô cơ; lƣợng rác thải sinh hoạt
của một nữ sinh thải ra 165,2g x 300 ngày =
49,56 kg/năm học, gồm 42,51 kg rác hữu cơ
và 7,05 kg rác vô cơ.
Hiện nay, toàn Trƣờng Đại học Nông lâm
Thái Nguyên thƣờng xuyên có khoảng 5.000
sinh viên cƣ trú tại 2 khu vực kí túc xá của
Nhà trƣờng và khu kí túc xá tự phát ngoài
cổng trƣờng. Trong đó, 60 % là nam, tƣơng
ứng với 3.000 sinh viên, sẽ có lƣợng rác thải
sinh hoạt là gần 30 tấn/năm học; 40 % là nữ,
tƣơng ứng với 2.000 sinh viên, sẽ có lƣợng
rác thải sinh hoạt là gần 100 tấn/năm học.
Nhƣ vậy, 5.000 sinh viên của Nhà trƣờng sẽ
có lƣợng rác thải sinh hoạt 130 tấn/năm học;
trong đó, có hơn 105 tấn là rác hữu cơ và gần
24 tấn rác vô cơ.
Với cách diễn giải nhƣ vậy, trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên hiện nay có khoảng 100.000
sinh viên của Đại học Thái Nguyên và hơn 20
trƣờng cao đẳng, trung cấp. Nhƣ vậy, số sinh
viên này sẽ có khoảng 2.600 tấn rác thải sinh
hoạt/năm học.
Bảng 4. Ảnh hƣởng của giới tính sinh viên đến khối lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt
tại khu vực kí túc xá
Lƣợng rác Rác hữu cơ Rác vô cơ Tổng lượng rác
Nguyễn Khắc Thái Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 134 - 139
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 138
Giới tính
Khối lƣợng
(g/ngƣời/ngày)
Tỉ lệ (%)
Khối lƣợng
(g/ngƣời/ngày)
Tỉ lệ (%)
(g/người/ngày)
Nam 22,50 68,18 10,50 31,82 33,00
Nữ 141,70 85,77 23,50 14,23 165,20
Trung bình 82,10 82,85 17,00 17,15 99,10
- Đề xuất giải pháp xử lí: Tuyên truyền
khuyến cáo sinh viên phân loại rác từ nguồn,
sau đó dùng hỗn hợp vi sinh vật có ích (EM)
để chế biến lƣợng rác hữu cơ thành phân hữu
cơ sử dụng bón cho cây trồng cạn trong Trung
tâm Thực hành thực nghiệm; còn rác vô cơ sẽ
phân loại để bán cho tái chế và chôn lấp.
KẾT LUẬN
Sau một năm nghiên cứu, chúng tôi thấy thực
trạng và thành phần rác thải sinh hoạt tại khu
vực kí túc xá Trƣờng Đại học Nông lâm – ĐH
Thái Nguyên nhƣ sau:
1- Hàng năm, Nhà trƣờng phải chi khoảng 50
triệu đồng để thu gom, vận chuyển rác thải
đến nơi xử lí.
2- Các mùa thời tiết khác nhau thì khối lƣợng
và thành phần rác thải sinh hoạt khác nhau,
mùa Đông có khối lƣợng rác thải sinh hoạt ít
nhất, chỉ là 73,75 g/ngày/ngƣời; nhƣng tỉ lệ
rác vô cơ lại cao nhất, chiếm 27,86%.
3- Các vị trí kí túc xá khác nhau thì khối
lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt cũng
khác nhau, kí túc xá C có lƣợng rác thải sinh
hoạt lớn nhất, tới 101,75 g/ngày/ngƣời; nhƣng
kí túc xá A lại có tỉ lệ rác vô cơ cao nhất,
chiếm 28,14 %.
4- Giới tính sinh viên ảnh hƣởng rõ rệt đến
khối lƣợng và thành phần rác thải sinh hoạt;
lƣợng rác thải sinh hoạt của một nam sinh là
33 g rác/ngày, tƣơng ứng với 9,9 kg rác/năm
học, trong đó có 31,82 % rác vô cơ; lƣợng rác
thải sinh hoạt của một nữ sinh là 165,2 g
rác/ngày, tƣơng ứng với 49,56 kg rác/năm
học, trong đó có 14,23 % rác vô cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn
(2003), Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải
bảo vệ môi trường, Nxb Nông nghiệp.
[2]. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Công nghệ
xử lý rác thải và chất thải rắn, Nxb Khoa học
và Kỹ thuật.
[3]. Trƣờng Đại học Nông lâm – ĐH Thái
Nguyên (2007), Báo cáo tổng kết công tác vệ
sinh môi trƣờng.
Nguyễn Khắc Thái Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 134 - 139
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 139
SUMMARY
ACTUAL WASTE AT THE HOSTEL AREA IN THAI NGUYEN UNIVERSITY OF
AGRICULTURE AND FORESTRY
Nguyen Khac Thai Son
11
, Ha Anh Tuan
2
, Dam Thi Ngoc Huyen
1
, Duong Thi Minh Hoa
1
, Hoang Ngan Hai
1
,
Nguyen Duc Hung
2
, Tran Thi Thanh Huong
1
, Le Anh Thang
1
1
College of Agriculture and Forestry - TNU,
2
Thai nguyen University
After a year of monitoring, we have the real situation and composition of waste at the hostel area in Thai Nguyen
University of Agriculture and Forestry, as follows:
1. Every year, the school must spend about 50 millions to collect and transport the waste to the place of treatment.
2. Different seasons, the volume and composition of wastes are different, garbage volume in winter at least, is
73.75 g/day/person, but the ratio of inorganic garbage again the highest, accounting for 27,86 %.
3. Different dormitory area, volumes and composition of waste are also different, C hostel has the largest amount
of garbage, to 101.75 g/day/person, but A hostel has rate of the highest inorganic waste, accounting for 28.14 %.
4. Student affected significantly of the volume and composition of waste; a male student discharges 33 g
wastes/day, equivalent to 9.9 kg of wastes/year, of which 31.82 % rubbishes Inorganic; a girls student discharges
165.2 g wastes/day, equivalent to 49.56 kg of wastes/year, of which 14.23 % of inorganic wastes.
Key word:waste, dormitory, living, University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32806_36642_2382012152238134139_9202_2051947.pdf