Thực trạng quản lý và sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng Trên cơ sở phân tích thực trạng QLR và sự tham gia quản lý bảo vệ rừng của người dân, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao khả năng QLR tại RĐD Hữu Liên như sau: - Tiếp tục thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình quản lý, gắn trách nhiệm hơn nữa với các hộ và có chế tài mạnh hơn để xử lý các hộ vi phạm hợp đồng, nếu hộ nào vi phạm hợp đồng trong 2 năm liên lục thì không giao khoán bảo vệ trong năm tiếp theo; - Kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo ban quản lý RĐD, cử lần lượt cán bộ đi tập huấn nâng cao năng lực về công tác quản lý bảo vệ rừng; - Đổi mới cách thức hoạt động của đội 12 bằng cách phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền cho cộng đồng dân cư về luật bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản liên quan đến bảo vệ rừng.; - Ban quản lý RĐD cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền và các tổ chức trong xã, thôn để thực hiện công tác QLR, phối hợp với ngân hàng để hướng dẫn người dân vay vốn đầu tư vào sản xuất, nâng cao năng xuất, chất lượng các mặt hàng nông sản.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quản lý và sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hữu Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 43 – 48 43 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN, HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN Nguyễn Hữu Giang* Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nguyên nhân dẫn đến tình trạng diện tích và chất lƣợng rừng tại rừng đặc dụng Hữu Liên bị suy giảm liên tục là do công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng còn nhiều bất cập, việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng không những chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao mà còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Kết quả nghiên cứu thấy rằng hình thức quản lý rừng và đất rừng do hộ gia đình quản lý là có hiệu quả nhất, hiệu quả thấp nhất là do Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý. Tất cả ngƣời dân ở các thôn bản sống trong RĐD đã tham gia xây dựng “Quy ƣớc bảo vệ rừng” tuy nhiên hầu hết ngƣời dân chƣa quan tâm đến bản cam kết này. 80,07% số hộ không biết gì về chƣơng trình 661 và các chính sách liên quan đến cơ chế hƣởng lợi trong trồng rừng, việc chỉ thuê khoán lao động theo thời vụ giữa Ban quản lý QĐD với ngƣời dân đã không tạo ra sinh kế ổn định lâu dài cho hộ gia đình thông qua thực hiện chƣơng trình 661. Từ khóa: Quản lý rừng, rừng, cộng đồng, rừng đặc dụng, Hữu Liên; Lạng Sơn ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng đặc dụng (RĐD) Hữu Liên lần đầu tiên đƣợc Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng quyết định thành lập vào năm 1986 có diện tích 3.000ha. Năm 1992 đƣợc Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT) quy hoạch lại. Năm 2006 đƣợc UBND tỉnh Lạng Sơn tái thành lập với diện tích 10.640ha, Ban quản lý RĐD Hữu Liên là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Lạng sơn. Toàn bộ diện tích RĐD Hữu Liên nằm trên địa phận của 5 xã thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Sự bùng nổ dân số, sự phát triển không ngừng của xã hội đã dẫn đến nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân sống trong khu vực RĐD Hữu Liên ngày càng tăng đặc biệt là nhu cầu về gỗ làm nhà, đóng đồ, củi đun... Mặt khác nhu cầu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên thị trƣờng nhất là các loại gỗ quý hiếm rất cao nên ngƣời dân đã bị các đối tƣợng xúi giục lôi kéo, tiếp tay cho các hành vi khai thác, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép đã dẫn đến hậu quả là TNR tại RĐD Hữu Liên bị xâm hại. Từ yêu cầu thực tế trên, rất cần thực hiện nghiên cứu về thực trạng quản lý và sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong công tác quản lý rừng (QLR) tại RĐD Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn nhằm tìm ra hình thức QLR có hiệu quả nhất.  Tel: 0982688286; Email: huugiangkn@gmail.com MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng QLR và sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở đi sâu tìm hiểu các hoạt động bảo vệ, sử dụng rừng, từ đó xác định đƣợc khó khăn, bất cập và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLR. Nội dung nghiên cứu - Thực trạng quản lý rừng đặc dụng; - Sự tham gia quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLR. Phƣơng pháp nghiên cứu - Kế thừa tài liệu từ một số báo cáo tổng kết, đánh giá về tình hình quản lý rừng do Ban quản lý rừng đặc dụng, UBND các xã cung cấp (trong 5 năm gần đây); - Phƣơng pháp RRA để phỏng vấn có định hƣớng với tổng số 25 lãnh đạo của cơ quan quản lý trực tiếp (Sở Nông nghiệp và PTNT, huyện Hữu Lũng, Ban quản lý rừng và 5 xã có rừng); - Sử dụng một số công cụ PRA: Đi lát cắt, Sơ đồ tài nguyên, Sơ đồ venn, phƣơng pháp phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức (SWOT) và điều tra phỏng vấn trực tiếp 120 hộ gia đình tiêu biểu trong khu vực; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Hữu Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 43 - 48 44 - Phƣơng pháp xử lý số liệu: Sử dụng thống kê toán học dƣới dạng các bảng biểu để tổng hợp các thông tin thu đƣợc. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thực trạng quản lý rừng đặc dụng Rừng đặc dụng Hữu Liên hiện đang có 4 hình thức QLR chủ yếu đó là: (i) Rừng và đất rừng do cộng đồng quản lý (Gọi là tổ giữ rừng): Mỗi thôn bản tùy theo diện tích rừng đƣợc quản lý nhiều hay ít mà lập ra từ 1 - 4 tổ giữ rừng, mỗi tổ có từ 3-7 thành viên. Hoạt động của tổ giữ rừng là phối hợp với kiểm lâm và đội 12 của xã để thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát và đôn đốc ngƣời dân trong thôn thực hiện tốt việc bảo vệ diện tích rừng đã ký hợp đồng bảo vệ. Tổ giữ rừng đƣợc hƣởng thù lao hàng tháng trích từ nguồn quỹ của thôn, mức hƣởng do hội nghị toàn thôn quyết định. Trong đó kiểm lâm hỗ trợ 200.000đ/tháng cho công tác quản lý bảo vệ, phần quỹ còn lại do bà con đóng góp hoặc lấy từ tiền xử phạt các vụ vi phạm TNR hay thu tiền của những ngƣời không tham gia lao động công ích (Mức thu từ 15.000 - 30.000 đồng tùy theo thực trạng kinh tế của từng thôn); (ii) Rừng do ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên quản lý, tổng số 3.308 ha; (iii) Đội 12 của các xã (Đội 12 đƣợc thành lập theo Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ). Hoạt động của Đội 12 là tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về rừng tới cộng đồng dân cƣ trong các thôn bản thông qua hệ thống loa thông tin đại chúng và tăng cƣờng phối hợp với kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng, kiểm tra trên khâu lƣu thông, vận chuyển lâm sản trái phép, bắt giữ và xử lý các đối tƣợng vi phạm và (iv) Rừng do hộ gia đình quản lý: Kết quả ký hợp đồng bảo vệ rừng với hộ gia đình năm 2009 đƣợc thể hiện qua bảng 1. Theo khoản 8, Quyết định số 02/CP, ngày 15/1/1994, quá trình ký kết hợp đồng bảo vệ rừng với các hộ gia đình trong RĐD Hữu Liên bắt đầu từ năm 1994. Đến hết năm 2009, Ban quản lý RĐD đã giao 7.332ha rừng cho 427 hộ sống tại 23 thôn của 5 xã quản lý. Các hợp đồng bảo vệ rừng đƣợc ký đối với các trƣờng hợp mà các điều kiện không phù hợp để di dời dân cƣ sống trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, cho phép các hộ sống hài hòa trong sự bảo vệ quản lý. Trong khuôn khổ các hợp đồng này, các hộ gia đình đƣợc phép thu lƣợm củi đun và các sản phẩm không thuộc gỗ khác nhƣng không đƣợc phép chặt cây. Đổi lại họ đƣợc nhận 90.000đ/ha/năm, các hợp đồng có giá trị trong 1 năm và có thể thay đổi. Cán bộ Ban quản lý RĐD kiểm tra hàng năm và có thể hủy bỏ hợp đồng đối với các hộ gia đình quản lý không tốt, năm 2009 vẫn có 103/427 hộ vi phạm hợp đồng. Để tìm hiểu hiệu quả quản lý rừng, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 120 hộ về vai trò của các bên trong việc quản lý rừng, kết quả thể hiện ở bảng 2. Bảng 1. Kết quả ký hợp đồng bảo vệ rừng với hộ gia đình năm 2009 TT Xã Số thôn tham gia QLR Số hộ tham gia (hộ) Diện tích (ha) Số hộ vi phạm hợp đồng (hộ) 1 Yên Thịnh 7 124 1.860 33 2 Hữu Liên 12 263 4.658 63 3 Hữu Lễ 1 17 253 5 4 Vạn Linh 2 10 211 1 5 Hòa Bình 1 13 350 1 Cộng 23 427 7.332 103 Bảng 2. Hiệu quả quản lý rừng của các bên tham gia Mức độ Các bên tham gia Rất hiệu quả Hiệu quả Trung bình Ít hiệu quả Không hiệu quả 1. Hộ gia đình 81.67 15 3.33 0 0 2. Tổ giữ rừng 0 0 39.17 60.83 0 3. Ban QLR đặc dụng 0 0 0 90.83 9.17 4. Đội 12 0 0 0 56.35 43.65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Hữu Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 43 – 48 45 Kết quả cho thấy: Hiệu quả quản lý rừng cao nhất là hộ gia đình (96,67% ý kiến đánh giá là rất hiệu quả và có hiệu quả 3,33% ý kiến ở mức trung bình). Ở cách quản lý này, mặc dù quyền sở hữu tài nguyên rừng không thuộc về ngƣời dân nhƣng quan hệ giữa ngƣời dân với Ban quản lý RĐD và các bên tham gia khác là chặt chẽ do các mối quan hệ xã hội, làng xã, gia đình tạo dựng nên. Mặt khác ngƣời dân phải tự chịu trách nhiệm với diện tích rừng đã ký kết do vậy hiện tƣợng vi phạm hợp đồng ít hơn. Tiếp theo là đến Tổ giữ rừng (39,17% đánh giá ở mức trung bình còn lại là ít hiệu quả). Với ban QLR và đội 12 thì 100% ý kiến đánh giá ở mức ít và không có hiệu quả. Đội 12 không quản lý trực tiếp rừng mà chỉ phối hợp với kiểm lâm, tổ giữ rừng để phổ biến, tuyên truyền, tuần tra kiểm soát. Nhƣ vậy, hiệu quả QLR trực tiếp kém nhất là rừng do Ban quản lý RĐD Hữu Liên quản lý. Phân tích thực trạng để tìm ra nguyên nhân sự kém hiệu quả trong công tác QLR của ban quản lý RĐD Hữu Liên nhƣ sau: - Tổ chức nhân sự: Từ 01/01/2008 Ban quản lý đƣợc kiện toàn lại gồm có 09 ngƣời, trong đó cán bộ có trình độ đại học 04 ngƣời, cán bộ có trình độ trung cấp 05 ngƣời. Ban quản lý phân làm 02 phòng là phòng hành chính tổng hợp 03 ngƣời (gồm 01 lãnh đạo, 01 kế toán, 01 văn thƣ thủ quỹ kiêm tạp vụ) và phòng kỹ thuật tuyên truyền kiêm địa bàn gồm 06 ngƣời; - Do công tác QLR chƣa đồng nhất từ Ban quản lý RĐD cũ thuộc Hạt Kiểm Lâm sang Ban quản lý RĐD mới thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn có khe hở nên bọn lâm tặc lợi dụng và một số cán bộ Ban quản lý RĐD mới là chủ rừng nhƣng thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức quyền thu tiền hối lộ lâm luật của bọn lâm tặc và cấu kết với một số tổ trƣởng tổ giữ rừng làm sai quy chế bảo vệ rừng; - Cán bộ lãnh đạo Ban quản lý RĐD là ngƣời mới, còn nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, chƣa có kinh nghiệm trong lãnh đạo điều hành đơn vị (Trƣởng Ban quản lý về nhận công tác từ 10/10/2007, hiện chƣa có Phó trƣởng ban); - Nhân viên trong Ban QLR cũng là ngƣời mới tham gia công tác nên còn bỡ ngỡ, chƣa có kinh nghiệm, chƣa ai đƣợc tham gia tập huấn về quản lý rừng; - Địa bàn hoạt động rộng, địa hình phức tạp, xa sự giám sát của lãnh đạo, phƣơng tiện đi lại không có. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác còn quá nghèo nàn nên cũng ảnh hƣởng lớn đến tâm lý của cán bộ và chất lƣợng công việc. Kết quả nghiên cứu về các hoạt động khai thác, sử dụng rừng của ngƣời dân cho thấy thu nhập từ lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng thu nhập của hộ. Với hộ nghèo thu nhập từ lâm nghiệp khoảng 2,5 triệu đồng chiếm 22,27%, hộ trung bình 3,5 triệu đồng chiếm 20,03% và hộ khá là gần 4 triệu đồng chiếm 14,89%. Hình 1. Thu nhập từ lâm nghiệp so với tổng thu Hình 2. Tỷ lệ % các loại lâm sản đƣợc thu hái từ rừng Thu nhập từ lâm nghiệp so với tổng thu nhập 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 Đ ồ n g /n ă m Tổng thu Lâm nghiệp Tổng thu 11,593,740 18,035,802 26,324,313 Lâm nghiệp 2,581,844 3,613,094 3,919,688 Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá Loại lâm sản được thu hái từ rừng 40 68 57 92 13 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Cây thuốc Thực phẩm Nguyên liệu thủ công Vật liệu xây dựng Khác T ỷ l ệ % s ố h ộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Hữu Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 43 - 48 46 Lâm sản ngƣời dân thu hái từ rừng rất đa dạng và đƣợc chia thành 5 loại đó là làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu thủ công, vật liệu xây dựng và một số công dụng khác. Trong số này nhiều sản phẩm đƣợc sử dụng ở địa phƣơng, phần còn lại nhƣ động vật rừng và cây thuốc đƣợc ngƣời dân địa phƣơng đem bán. Việc chặt cây để làm nhà, đóng đồ, làm hàng rào và củi đun là nhu cầu chính đáng của ngƣời dân, tuy nhiên trên thực tế việc lạm dụng khai thác những loài cây gỗ có giá trị ( Nghiến, Hoàng Đàn) đang diễn ra hết sức phức tạp và quyết liệt mặc dù ngƣời dân hiểu đƣợc rằng việc chặt cây lấy gỗ đƣợc coi là phạm pháp cho dù với bất cứ mục đích gì, ngoại trừ dùng cho việc làm nhà nhƣng phải đƣợc sự đồng ý của chính quyền địa phƣơng. Mùa cao điểm khai thác gỗ là vào những tháng cuối năm trong khoảng từ tháng 8-12 âm lịch. Lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng và đƣợc hầu hết các hộ gia đình thu hái để sử dụng và bán. Kết quả điều tra cho thấy: Có tổng số 81 loài thực vật lâm sản ngoài gỗ đƣợc ngƣời dân khai thác sử dụng, trong đó có tới 48 loài đƣợc ngƣời dân sử dụng làm dƣợc liệu, chiếm 59,3%; Nhóm loài làm rau ăn có 20 loài, chiếm 24,7%; Nhóm loài lấy bột có 5 loài, chiếm 6,2% và nhóm loài làm thủ công mỹ nghệ có 8 loài, chiếm 9,9%. Nhƣ vậy, ngƣời dân khai thác các loài lâm sản ngoài gỗ để làm dƣợc liệu chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là điểm cần lƣu ý trong quản lý tài nguyên cây thuốc và kiến thức bản địa về sử dụng thảo mộc làm thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số đặc biệt là trong cộng đồng ngƣời Dao. Sự tham gia quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng Tham gia xây dựng “Quy ƣớc bảo vệ rừng” ở cấp thôn bản: Tất cả các thôn bản đều đã xây dựng xong quy ƣớc bảo vệ rừng, bên cạnh đó việc ký cam kết bảo vệ rừng của ngƣời dân đã đƣợc triển khai đến tất cả các thôn bản có ngƣời dân sống trong RĐD, tuy nhiên hầu hết ngƣời dân chƣa quan tâm đến bản cam kết này do họ không nhận đƣợc sự hỗ trợ gì để cải thiện cuộc sống. Các bản cam kết này đƣợc lập bằng tiếng phổ thông trong khi trên địa bàn có 70% dân số là ngƣời dân tộc thiểu số, trong số đó khoảng 30% không biết tiếng phổ thông nên họ không hiểu. Vai trò của các già làng chƣa đƣợc phát huy trong các hoạt động văn hóa, xã hội và công tác bảo vệ rừng (do già làng không có phụ cấp gì). Sự tham gia của các hộ gia đình vào chƣơng trình 661: Qua phỏng vấn cho thấy 80,07% số hộ không biết gì về chƣơng trình 661 và các chính sách liên quan đến cơ chế hƣởng lợi trong trồng rừng. Ngƣời dân chỉ biết tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng theo thuê khoán của Ban quản lý. Điều này cho thấy chính sách chƣa đƣợc phổ biến đến dân, Ban quản lý nắm giữ chính sách và thực hiện theo kế hoạch riêng, ngƣời dân mất cơ hội chọn lựa các giải pháp thích hợp cho mình. Nghiên cứu cho thấy sự hƣởng lợi của các hộ chủ yếu là (i) Đƣợc thuê và trả công trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng tuy nhiên số hộ tham gia cũng không nhiều, tối đa là 15%. Sự thuê khoán lao động theo thời vụ giữa Ban quản lý RĐD với ngƣời dân đã không tạo ra sinh kế ổn định lâu dài cho hộ gia đình thông qua thực hiện chƣơng trình 661 và (ii) Ký hợp đồng bảo vệ rừng tự nhiên: Việc ký hợp đồng bảo vệ rừng giữa hộ gia đình với ban quản lý RĐD đƣợc thực hiện hàng năm, tuy nhiên vẫn còn một số hộ vi phạm hợp đồng mà nguyên nhân chính là thiếu tiền để chi trả cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Khi thiếu tiền, ngƣời dân có thể chặt cây lấy gỗ bán mặc dù họ biết làm nhƣ vậy là vi phạm. Rõ ràng là trách nhiệm của một số ngƣời dân chƣa cao, ngƣời dân không có chuyên môn nên ngoài việc sử dụng các sản phẩm từ rừng thì họ không có tác động nào để xây dựng và phát triển rừng. Công tác bảo vệ rừng có ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống nông hộ nhƣ giảm thu nhập và giảm sản lƣợng khai thác các sản phẩm khác từ rừng, bên cạnh đó cũng có những ảnh hƣởng tích cực từ công tác này. Kết quả điều tra 120 ngƣời về sự ảnh hƣởng của hoạt động bảo vệ rừng đến đời sống hộ, cho thấy. (i) Có 5 vấn đề đƣợc ngƣời dân đánh giá về sự ảnh hƣởng tiêu cực của hoạt động bảo vệ rừng đến đời sống hộ đƣợc xếp theo thứ tự từ cao đến thấp nhƣ sau: Giảm sản lƣợng khai thác các sản phầm từ rừng (có 82% ý kiến); Giảm thu nhập (67% ý kiến); Giảm diện tích chăn thả gia súc (48% ý kiến); Giảm diện tích đất sản xuất (46% ý kiến); Các ý kiến khác (21% ý kiến). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Hữu Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 43 – 48 47 Rõ ràng là khi rừng đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt hơn thì ngƣời dân không thể tự do khai thác các sản phẩm từ rừng, họ không thể phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp và không thể tự do chăn thả gia súc. Tất cả các yếu tố này đều làm giảm thu nhập của hộ. (ii) Có 6 vấn đề đƣợc ngƣời dân đánh giá về những tác động tích cực của bảo vệ rừng đến đời sống hộ đó là: Môi trƣờng tốt hơn (69% ý kiến); Nguồn nƣớc ổn định cho sinh hoạt, sản xuất (68% ý kiến); Giảm lũ vào mùa mƣa (51% ý kiến); Tăng thu nhập từ công bảo vệ rừng (36% ý kiến); Cải thiện cơ sở hạ tầng (21% ý kiến); Các ý kiến khác (16% ý kiến). Nhƣ vậy ngƣời dân cũng đã nhận thấy đƣợc vai trò to lớn của rừng với môi trƣờng và trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của họ. * Những hạn chế trong việc cuốn hút cộng đồng tham gia vào quản lý rừng: - Ngƣời dân sống trong và xung quanh RĐD chƣa thấy đƣợc lợi ích do việc thành lập RĐD mang lại. Họ chỉ thấy việc thành lập RĐD là gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống của họ; - Ranh giới của RĐD, ranh giới của vùng đệm đƣợc xác định rõ ràng trên bản đồ tuy nhiên trên thực địa thì rất khó khăn để xác định nên nhiều khi ngƣời dân không biết mình có xâm phạm vào ranh giới khu bảo tồn không; - Thiếu sự phối hợp với các chƣơng trình quốc gia hay các dự án trong lĩnh vực quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển rừng (Giao đất, giao rừng, khoán khoanh nuôi bảo vệ, trồng rừng...); - Ngƣời dân thiếu vốn để đầu tƣ sản xuất, thiếu kiến thức kỹ thuật về trồng, gieo ƣơm và các kỹ thuật trong sản xuất lâm nông nghiệp. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng Trên cơ sở phân tích thực trạng QLR và sự tham gia quản lý bảo vệ rừng của ngƣời dân, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao khả năng QLR tại RĐD Hữu Liên nhƣ sau: - Tiếp tục thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình quản lý, gắn trách nhiệm hơn nữa với các hộ và có chế tài mạnh hơn để xử lý các hộ vi phạm hợp đồng, nếu hộ nào vi phạm hợp đồng trong 2 năm liên lục thì không giao khoán bảo vệ trong năm tiếp theo; - Kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo ban quản lý RĐD, cử lần lƣợt cán bộ đi tập huấn nâng cao năng lực về công tác quản lý bảo vệ rừng; - Đổi mới cách thức hoạt động của đội 12 bằng cách phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền cho cộng đồng dân cƣ về luật bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản liên quan đến bảo vệ rừng...; - Ban quản lý RĐD cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền và các tổ chức trong xã, thôn để thực hiện công tác QLR, phối hợp với ngân hàng để hƣớng dẫn ngƣời dân vay vốn đầu tƣ vào sản xuất, nâng cao năng xuất, chất lƣợng các mặt hàng nông sản. Bảo vệ rừng làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nông hộ 46 82 48 67 21 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Giảm diện tích đất sản xuất Giảm sản lượng khai thác các sản phẩm khác từ rừng Giảm diện tích chăn thả gia súc Giảm thu nhập Khác % s ố h ộ Bảo vệ rừng có tác động tích cực đến đời sống nông hộ 68 51 36 21 69 16 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nguồn nước ổn định cho sản xuất và sinh hoạt Giảm lũ vào mùa mưa Tăng thêm thu nhập từ công khoán BVR Cải thiện cơ sở hạ tầng Môi trường tốt hơn Khác % s ố h ộ Hình 4. Ảnh hƣởng của hoạt động bảo vệ rừng đến đời sống nông hộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Hữu Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 43 - 48 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bảo Huy và cộng sự (2005), “Báo cáo nghiên cứu tham vấn hiện trường khu vực tây nguyên về Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt nam”, Chƣơng trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác, Hà Nội. [2]. Nguyễn Ngọc Lung (1998), “Forest management system and forestry policies in Vietnam. Proceeding of the national seminar on sustainable forest management and forest certification” (Ho Chi Minh City 1-12 February 1998) [3]. Furey, N., L.X.Cảnh và Fanning, E (2000) “Khảo sát đa dạng sinh học và đánh giá công tác bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên”, Chƣơng trình nghiên cứu rừng Frontier-Việt Nam do Tổ chức khám phá môi trƣờng LONDON và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Hà Nội SUMMARY THE CURRENT SITUATION OF FOREST MANAGEMENT AND THE PARTICIPATORY OF LOCAL COMMUNITY IN FOREST PROTECTION AT HUU LIEN SPECIAL-USE FOREST, HUU LUNG DISTRICT, LANG SON Nguyen Huu Giang  College of Agriculture and Forestry – TNU Inappropriate management of forest resources is a reason leads to continuous degradation of area and quality of forest in Huu Lien special use forests. The low efficiency of forest resource management doest not meet the needs of sustainable development in economic, social and environment. The result of study shows that household management of forest and forest land is the most effective management and Special used forest management board is the most low effective management. All people living in villages of the special-used forest have participated in the construction "Protecting forest convention" but most people have not interested in this pledge. 80,07% of households have not known anything about 661 programs and policies related to the mechanism of benefit in the reforestation, the only hire seasonal labor exchange between the special used-forest management with the people has not created the long-term stability of livelihoods to households through the program 661 Keywords: Forest management, forest, community, special use forests, Huu Lien - Lang Son  Tel: 0982688286; Email: huugiangkn@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_quan_ly_va_su_tham_gia_cua_cong_dong_dia_phuong_t.pdf