Thực trạng nghề lưới rê cố định tầng đáy khai thác cá tại gò nổi và vùng rạn đá dốc thềm lục địa biển miền Trung Việt Nam

- Tàu thuyền được ngư dân sử dụng để khai thác vùng gò nổi, rạn đá chưa nhiều, chỉ có khoảng 144 tàu của 4 tỉnh (Quảng Tri, Quảng Ngãi, Ninh Thuận và Tiền Giang) tham gia đánh bắt. Tàu thuyền sản xuất nghề này có dải công suất khá rộng, từ 33cv đến 450cv; trong đó số tàu lắp máy công suất dưới 50cv là 37 chiếc, chiếm 25,69%, không phù hợp với quy định về vùng hoạt động [2]. - Nghề lưới rê khai thác ở vùng gò nổi là nghề đánh bắt tự phát, hết sức mới mẻ do ngư dân tự mò mẫm về cả thiết kế, chế tạo cũng như kỹ thuật khai thác nên hiệu quả đánh bắt chưa được ổn định. [4] Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nghề lưới rê khai thác vùng gò nổi, rạn đá dốc lục địa miền Trung bước đầu đã đạt được hiệu quả trên các mặt như sau: - Về kinh tế tuy chưa ổn định nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với nghề lưới rê khai thác ở ngư trường truyền thống. - Nghề lưới rê cố định tầng đáy khai thác vùng gò nổi sẽ là cơ hội giúp cho việc chuyển đổi nghề nhằm giảm áp lực khai thác cho nguồn lợi vùng biển ven bờ.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nghề lưới rê cố định tầng đáy khai thác cá tại gò nổi và vùng rạn đá dốc thềm lục địa biển miền Trung Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 43 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC THỰC TRẠNG NGHỀ LƯỚI RÊ CỐ ĐỊNH TẦNG ĐÁY KHAI THÁC CÁ TẠI GÒ NỔI VÀ VÙNG RẠN ĐÁ DỐC THỀM LỤC ĐỊA BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM THE REALITY OF FIXED BOTTOM GILL NETS FISHING OF UNDERSEA HILLS AND THE CONTINENTAL SHELF- SLOPE IN THE CENTRAL COAST OF VIETNAM Nguyễn Văn Lung1, Phan Trọng Huyến2 Ngày nhận bài: 18/3/2015; Ngày phản biện thông qua: 20/4/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015 TÓM TẮT Các số liệu trong bài báo này, được tiến hành điều tra, thu mẫu và phỏng vấn trực tiếp 144 tàu thực tế làm nghề lưới rê khai thác cá đáy vùng gò nổi, rạn đá, dốc lục địa miền Trung. Nghề lưới rê khai thác vùng gò rạn miền Trung chủ yếu tập trung ở 4 tỉnh, trong đó Tiền Giang và Ninh Thuận có số tàu nhiều nhất (45 chiếc); tiếp theo là Quảng Ngãi (34 chiếc); ít nhất là Quảng Trị chỉ có 20 chiếc. Đội tàu này có dải công suất khá rộng, từ 33 ÷ 450cv, trong đó nhóm tàu lắp máy công suất nhỏ (33 ÷ 89cv) chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), chủ yếu tập trung ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi và Ninh Thuận. Tiếp theo là loại tàu thuộc nhóm công suất máy lớn (250 ÷ 450cv) chiếm (31,25%), chủ yếu tập trung ở tỉnh Tiền Giang. Ngư cụ khai thác ở đây gồm cả lưới rê đơn và rê 3 lớp, trong đó lưới rê đơn được sử dụng trên cả 4 tỉnh (Quảng Trị, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Tiền Giang); còn nghề lưới rê 3 lớp chỉ có ở hai tỉnh Ninh Thuận và Quảng Trị. Kết quả khảo sát cho thấy, 100 % mẫu lưới rê đều có kích mắt lưới phù hợp quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kích thước mắt lưới tối thiểu được phép sử dụng trong nghề lưới rê [1]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tính đến năm 2014, tổng số tàu nghề lưới rê khai thác cá đáy vùng gò nổi miền Trung chỉ có 144 chiếc là quá ít so với tiềm năng nguồn lợi của ngư trường này. Bước đầu cho thấy nghề lưới rê khai thác vùng gò nổi đã thu được kết quả cao hơn so với lưới rê ở ngư trường truyền thống, trong đó nghề lưới rê đơn, kích thước mắt lưới 2a=200mm của tỉnh Tiền Giang có năng suất và chất lượng sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu cao nhất (70%) [3]. Từ khóa: thực trạng, lưới rê cố định, gò nổi, rạn đá, dốc thềm lục địa, biển miền Trung ABSTRACT The data in this paper was collected by surveying and interview directly with fi shermen of 144 fi shing boats at (who are exploiting fi sh gill nets at the undersea hill, reef) continental slope in the Central Coast of Vietnam. Fishery work is most located at four provinces include Tien Giang and Ninh Thuan with the largest numbers (45 ships), and Quang Ngai (34 ships) and Quang Tri (20 ships). This vessels have large capacity range from 33 to 450cv with the low capacity ships (33-89cv). Accounting the highest rate of 50% focused mainly in Quang Tri, Quang Ngai and Ninh Thuan. The next group is large capacity (250-450cv) (31,25%), concentrated mostly in Tien Giang province. The fi shing gear are the gill net and three – layer gill net. The single gill net has been used in all four provinces (Quang Tri, Quang Ngai, Ninh Thuan, Tien Giang) and three-layer gill net has been used at two provinces only (Ninh Thuan, Quang Tri). The results of a survey show that 100 % of fi shing gear sample reaches the regulation of Ministry of Agricultthoonand rural development in minimum size meshes The results of research also show, up to 2014, the total number of 144 fi shing vessels at the bottom of undersea hill, reef in the Central Coast is still too small in compare with the potential resource of the fi shery sector. The initial result show that fi shing gear in undersea hill, reef have the higher profi t in compare with the traditional fi shing method (ground fi shing). The using gill net of mesh size (2a=200mm) in the Tien Giang province reached productivity and quality which meets the highest export standard (70%) Keywords: Reality,bottom gill nets, undersea hill, continental slope, the Central Coast 1 ThS. Nguyễn Văn Lung: Nghiên cứu sinh ngành Công nghệ Khai thác thủy sản 2010 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Phan Trọng Huyến: Trường Đại học Nha Trang Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 44 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung (chủ yếu là các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Ninh Thuận) và tỉnh Tiền Giang đã đưa tàu ra khai thác vùng gò nổi, rạn đá dốc thềm lục địa (trong bài báo gọi là vùng gò nổi) bằng lưới rê cố định tầng đáy. Những thông tin khảo sát ban đầu về nghề lưới rê tầng đáy đang khai thác tại vùng gò nổi miền Trung đã mang lại những kết quả bước đầu đáng quan tâm. Trước hết, do sản phẩm đánh bắt của nghề này là những loài thủy đặc sản quý hiếm, có giá trị xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao cho ngư dân. Thứ hai, nghề lưới rê cố định khai thác cá đáy phù hợp với ngư trường là vùng gò nổi mà các nghề khác (lưới kéo, lưới vây,...) không thể khai thác được. Thứ ba, đây là nghề cá xa bờ có hiệu quả đã và đang thu hút ngư dân tự phát đưa tàu ra khai thác vùng khơi góp phần giảm áp lực đánh bắt cho vùng biển ven bờ. Do đặc điểm địa hình và đặc điểm hải dương khí tượng của ngư trường này rất phức tạp nên hoạt động sản xuất có sự khác biệt so với nghề lưới rê ở ngư trường truyền thống. Mặt khác, do quá trình hình thành nghề đánh bắt này mang tính tự phát nên ngư dân phải tự mò mẫm từ khâu chế tạo ngư cụ đến trang bị kỹ thuật cũng như việc tìm kiếm ngư trường và tổ chức sản xuất. Từ những đặc điểm này dẫn đến kỹ thuật và công nghệ khai thác của nghề lưới rê cố định khai thác cá tầng đáy ở vùng gò nổi miền Trung Việt Nam còn nhiều hạn chế, hiệu quả đánh bắt cũng chưa thật ổn định. Để có cơ sở khoa học nhằm khuyến cáo cho ngư dân nên đầu tư vào nghề này hay không thì việc tiến hành những nghiên cứu sâu, đánh giá được mức độ hiệu quả đánh bắt của nghề lưới rê tầng đáy khai thác cá vùng gò nổi là rất cần thiết. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phi thực nghiệm, trong đó các số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu về quản lý và quy hoạch nghề cá của tỉnh miền Trung và Tiền Giang. Các số liệu sơ cấp được khảo sát trực tiếp bằng phiếu điều tra gồm những thông tin tàu thuyền, trang thiết bị, ngư cụ, thuyền viên, ngư trường, mùa vụ và sản lượng khai thác. Mẫu phiếu được điều tra theo phương pháp điều tra mẫu ngẫu nhiên và đại diện. Xử lý số liệu điều tra: Theo phương pháp thống kê mô tả trên phần mềm SPSS 14.0 và MS. Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả điều tra thực trạng nghề lưới rê khai thác cá vùng gò nổi miền Trung 1.1. Thực trạng về tàu thuyền nghề lưới rê khai thác cá vùng gò nổi Tàu thuyền làm nghề lưới rê khai thác cá đáy vùng gò nổi miền Trung Việt Nam chỉ có 144 chiếc tập trung ở 4 tỉnh Tiền Giang; Ninh Thuận; Quảng Ngãi; Quảng Trị, được phân bố theo địa phương và nhóm công suất, như trong bảng 1. Bảng 1. Cơ cấu tàu thuyền nghề lưới rê tầng đáy khai thác cá rạn theo công suất và địa phương Công suất 33-49cv 50-89cv 90-149cv 150-249cv 250-450cv Tổng (chiếc) Quảng Trị 16 4 0 0 0 20 Quảng Ngãi 9 15 6 3 1 34 Ninh Thuận 12 16 12 4 1 45 Tiền Giang 0 0 0 2 43 45 Tổng (chiếc) 37 35 18 9 45 144 Từ bảng 1, cho thấy tàu thuyền nghề lưới rê cố định khai thác tầng đáy vùng gò nổi, có công suất từ 33cv đến 450cv. Loại tàu lắp máy công suất nhỏ (33÷89cv) chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), chủ yếu tập trung ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi và Ninh Thuận. Tiếp theo là loại tàu thuộc nhóm công suất máy lớn (250÷450cv) chiếm (31,25%), chủ yếu tập trung ở tỉnh Tiền Giang. Loại tàu lắp máy công suất trung bình (90÷149cv) chỉ chiếm 18,75%, chủ yếu là các tỉnh Quảng Ngãi và Ninh Thuận. 1.2. Thực trạng về ngư cụ nghề lưới rê cố định tầng đáy tại vùng gò nổi miền Trung Việt Nam Ngư cụ nghề lưới rê khai thác cá đáy vùng gò nổi, rạn đá ở biển miền Trung gồm 2 loại chính là lưới rê đơn và lưới rê 3 lớp. Kết quả khảo sát thực trạng ngư cụ nghề lưới rê khai thác cá đáy vùng gò nổi, rạn đá có các đặc điểm chính được thể hiện trong bảng 2 và bảng 3. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 45 Từ bảng 2 và bảng 3 cho có nhận xét như sau: - Lưới rê đơn được sử dụng trên cả 4 tỉnh (Quảng Trị, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Tiền Giang); còn nghề lưới rê 3 lớp chỉ có ở hai tỉnh Ninh Thuận và Quảng Trị. Lưới rê đơn của 4 tỉnh có thông số cấu tạo khác nhau: Chiều dài cheo lưới thay đổi từ 50 đến 70m; nhỏ nhất là lưới của Quảng Ngãi (50m) và dài nhất là Ninh Thuận, Tiền Giang (70m). Chiều cao cheo lưới của các tỉnh sai khác nhau không đáng kể, riêng lưới rê đơn Tiền Giang có chiều cao 5m; các tỉnh còn lại chỉ có 4m. - Lưới rê 3 lớp của tỉnh Ninh Thuận có độ chênh chiều cao kéo căng lớp trong và lớp ngoài (1,49 lần) nhỏ hơn độ chênh chiều cao lưới rê Quảng Trị (1,57 lần) nên khi lắp ráp xong, cheo lưới rê Quảng Trị sẽ tạo độ chùng lớn hơn cheo lưới rê Ninh Thuận. 1.3. Thực trạng thuyền viên nghề lưới rê cố định tầng đáy hoạt động tại gò nổi miền Trung Việt Nam Kết quả phỏng vấn 200 thuyền viên thu được những thông tin về lao động của nghề lưới rê cố định tầng đáy hoạt động tại gò nổi và vùng rạn như bảng 4. Bảng 2. Thông số kỹ thuật các mẫu lưới rê đơn khai thác cá vùng gò nổi TT Thông số Quảng Trị Quảng Ngãi Ninh Thuận Tiền Giang 1 Chiều dài cheo lưới (m) 60 50 70 70 2 Chiều cao cheo lưới(m) 4 4 4 5 3 Vật liệu chỉ lưới PA mono PA mono PA mono PA mono 4 Kích thước 2a (mm) 200 100 80÷140 185 ÷ 200 5 Độ thô chỉ d (mm) 0,8 0,35 0,35 1÷1,05 6 Hệ số rút gọn trên 0,5 0,38 0,47 0,44 7 Hệ số rút gọn dưới 0,6 0,4 0,6 Không có 8 Vật liệu-Ф giềng phao PA-Ф3 PE-Ф6 PA-Ф3 PP-Ф8 9 Vật liệu-Ф giềng chì PE Ф4 PE-Ф2 PA-Ф1,2 Không có Bảng 3. Thông số kỹ thuật các mẫu lưới rê 3 lớp khai thác cá vùng gò nổi, rạn đá Vị trí Thông số Đơn vị Quảng Trị Ninh Thuận Tấm lưới trong Chiều dài cheo lưới mắt 925 2700 Chiều cao cheo lưới mắt 24 24 Kích thước mắt lưới (2a) mm 120 130 Đường kính chỉ lưới (d) mm 0,3 0,5 Vật liệu chỉ lưới PA mono PA mono Hệ số rút gọn ngang trên 0,54 0,45 Hệ số rút gọn ngang dưới 0,56 0,55 Tấm lưới ngoài Chiều dài cheo lưới mắt 204 600 Chiều cao cheo lưới mắt 4 3,5 Kích thước mắt lưới (2a) mm 460 540 Đường kính chỉ lưới (d) mm 0,5 0,8 Vật liệu chỉ lưới PA mono PA mono Hệ số rút gọn trên 0,64 0,55 Hệ số rút gọn dưới 0,64 0,66 Bảng 4. Kết quả điều tra về thuyền viên nghề lưới rê cố định tầng đáy hoạt động tại vùng gò nổi Chỉ số đánh giá Các mức đánh giá Tỷ lệ % Trình độ học vấn Cấp tiểu học 65 Cấp Trung học cơ sở 29 Cấp Trung học phổ thông 06 Chuyên môn nghề nghiệp của thuyền viên Đã qua đào tạo 0 Chỉ học theo kinh nghiệm thực tế 100 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 46 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Từ bảng 4 cho thấy thuyền viên nghề lưới rê cố định khai thác cá tầng đáy khu vực gò nổi hầu hết có học vấn thấp. Theo kết quả thống kê có khoảng 65% trong tổng số người được hỏi có học vấn ở bậc tiểu học, thực tế tỷ lệ này cao hơn nhiều, thậm chí trong số đó còn có nhiều người mù chữ hoặc tái mù chữ. Về chuyên môn nghiệp vụ thì 100% thuyền viên đều chưa được đào tạo, bồi dưỡng qua trường lớp nào, ngoại trừ các chức danh thuyền trưởng, máy trưởng buộc phải có để đủ điều kiện đưa tàu đi sản xuất. 1.4. Thực trạng về sản phẩm đánh bắt của nghề lưới rê cố định tầng đáy tại gò nổi miền Trung Trực tiếp khảo sát 285 mẫu sản phẩm đánh bắt được của nghề lưới rê cố định khai thác tại gò nổi cho thấy có 30 loài chính, trong đó 8 loài có tần suất bắt gặp chiếm tỷ lệ trên 5% được trình bày như ở bảng 5. Bảng 5. Thống kê tần suất và tỷ lệ cá đánh bắt được TT Tên địa phương Tên khoa học Tần suất bắt gặp Tỷ lệ % 1 Cá bò da giấy Aluterus monoceros 21 7,4 2 Cá bè Scomberroides lysan 22 7,7 3 Cá dấm Dentex maroccanus Valencienes 29 10,2 4 Cá đổng sộp Pristipomoides fi lamentosules 16 5,6 5 Cá gáy mõm dài (cá hè) Lethrinusminiatus 20 7,0 6 Cá kẽm xám Plectorhynchus schotaf 48 16,5 7 Cá mập trắng Carcharhinus dussumieri 15 5,3 8 Cá mú chấm to Plectropomus leopardus 18 6,3 Từ bảng 5 cho thấy tần suất bắt gặp nhiều nhất là cá kẽm chiếm 16,5%; thứ 2 là cá dấm; chiếm 10,2%; tiếp đến là các loài cá Gáy, cá Bò da, cá Bè chiếm trên 7%. 2. Phân tích, đánh giá về thực trạng nghề lưới rê khai thác cá đáy ở vùng gò nổi 2.1. Phân tích, đánh giá thực trạng về tàu thuyền Về số lượng tàu thực tế hoạt động đánh bắt nghề lưới rê khai thác cá đáy ở vùng gò nổi chỉ có 144 chiếc là quá ít so với tiềm năng nguồn lợi cũng như phạm vi ngư trường. Về công suất, đội tàu này sử dụng dải công suất khá rộng, từ 33cv đến 450cv, trong đó số tàu lắp máy công suất dưới 50cv là 37 chiếc, chiếm 25,69%, không phù hợp với quy định về vùng hoạt động [2]. 2.2. Đánh giá thực trạng về ngư cụ Để đánh giá đúng thực trạng lưới rê khai thác cá tầng đáy ở gò nổi, rạn đá dốc thềm lục địa miền Trung có thể dựa vào số liệu so sánh ở bảng 8. Bảng 8. So sánh thông số kỹ thuật lưới rê khai thác cá đáy gò nổi và lưới rê đáy truyền thống TT Thông số Truyền thống Các tỉnh miền trung Tiền Giang 1 Chiều dài cheo lưới (m) 50 50-70 70 2 Chiều cao cheo lưới(m) 7 4 5 3 Kích thước 2a (mm) 40÷180 80 ÷ 140 185 ÷ 200 4 Độ thô chỉ d (mm) 0,06÷0,85 0,35÷0,80 1÷1,05 5 Hệ số rút gọn trên 0,5 0,38÷0,5 0,44 7 Vật liệu PA mono PA mono PA mono Từ bảng 8 cho thấy lưới rê tầng đáy khai thác cá rạn có cấu tạo chiều cao nhỏ hơn so với lưới rê đáy truyền thống. Đặc điểm này phù hợp với chiều cao gò nổi, vừa tiết kiệm được vật liệu mà vẫn đủ chiều cao lưới để chặn cá. Chỉ lưới được sử dụng cùng loại vật liệu PA mono nhưng lưới rê khai thác vùng rạn có độ thô và kích thước 2a lớn hơn lưới rê truyền thống là phù hợp với đánh bắt loại cá lớn thường cư trú vùng rạn. Nhìn từ khía cạnh khác, bảng 3-3 cho thấy, lưới lớp giữa cao 3,12m, nhưng khi lắp vào lớp màn bao thì chiều cao thực tế chỉ còn là 1,32m, hệ số độ chùng đứng là 0,4. Do lưới PA nặng nên chìm xuống và tạo thành một lớp lưới bùng nhùng sát giềng chì, phần lưới này không có tác dụng mắc cá nhưng lại dễ gây vướng vào rạn đá. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 47 2.3. Đánh giá thực trạng về thuyền viên Phần lớn thuyền viên làm việc trên tàu lưới rê khai thác cá đáy vùng gò nổi miền Trung có trình độ học vấn thấp chủ yếu là trình độ tiểu học (chiếm tỉ lệ 50,06%). Thực trạng này dẫn đến việc đào tạo để cấp các chứng chỉ chuyên môn theo quy định cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nghề cá biển, đưa pháp luật vào cuộc sống của ngư dân... gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động rất lớn tới nhận thức của người dân đối với các hoạt động khai thác thủy sản gây hại đối với môi trường, nguồn lợi thủy sản. 2.4. Phân tích, đánh giá về sản phẩm khai thác Bảng 9. Số liệu đánh giá chất lượng sản phẩm khai thác nghề lưới rê của các địa phương Thông số khảo sát Đơn vị tính Lưới rê đơn Lưới rê 3 lớp Q.Ngãi N.Thuận T.Giang Q.Trị N.Thuận Tỷ lệ cá xuất khẩu % 15 20 70 50 55 Giá trị sản phẩm 1000 đồng/1kg 36 35 49 45 47 Kích cỡ sản phẩm kg/con 0,5 0,5 2 1 1 Từ bảng 9 cho thấy lưới rê đơn Tiền Giang khai thác vùng rạn SK1 nên sản phẩm có kích thước lớn (2kg/ con) hơn các địa phương khác, theo đó tỷ lệ cá xuất khẩu cũng cao nhất (70%). Theo một khía cạnh khác thì, hiệu quả đánh bắt của lưới rê cố định tầng đáy khai thác cá rạn, gò nổi miền Trung còn phụ thuộc vào kích thước mắt lưới. Kết quả thống kê kích thước cá đánh bắt phụ thuộc vào kích thước mắt lưới được thể hiện ở bảng 10. Bảng 10. Thống kê kích cơ cá đánh bắt được theo kích thước mắt lưới (2a) TT Loại lưới 2a (mm) Cỡ cá đánh bắt Chất lượng 1 Lưới Rê đơn 100 0,4 kg/con Không xuất khẩu 2 Loại lưới rê đơn 140÷200 1÷ 2,5 kg/con Xuất khẩu 3 Lớp giữa lưới rê 3 lớp 130÷150 0,5 ÷1,2 kg/con Xuất khẩu Từ bảng 10 cho thấy muốn mang lại hiệu quả cao phải sử dụng lưới có kích thước 2a từ 130mm trở lên để bắt được loại cá có kích thước đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. 2.5. Phân tích, đánh giá về kết quả sản xuất Khảo sát thực tế chuyến biển của tàu lưới rê tầng đáy khai thác tại gò nổi miền Trung, của các tỉnh, có số ngày rất khác nhau. Một chuyến biển của ngư dân Quảng Trị chỉ có 3 đến 4 ngày; Ninh Thuận là 7 đến 10 ngày; Quảng Ngãi 28 ngày và dài nhất là Tiền Giang 60 ngày. Để tiện so sánh kết quả khai thác giữa các tàu chúng tôi lấy số ngày của chuyến biển chung cho các địa phương là 60 ngày/chuyến, sử dụng hệ số quy đổi và kết quả tính toán như ở bảng 11. Bảng 11. Số liệu tổng hợp kết quả khai thác nghề lưới rê của các địa phương quy đổi Chỉ số thống kê Đơn vị Lưới rê đơn Lưới rê 3 lớp Q.Ngãi N.Thuận T.Giang Q.Trị N.Thuận Hê số quy đổi 60 ngày/chuyến 2,14 8,57 1 17,14 7,06 Độ dài thực tế chuyến biẻn Ngày/chuyến 28 7 60 3÷4 7÷10 Năng suất đánh bắt kg/1000m lưới 10 8 15 5,5 9 Sản lượng khai thác Kg/tàu/chuyến 6400 2996 15000 3428 6354 Doanh thu Tr.đồng/tàu/chuyến 364 214 525 343 445 Chi phí Tr.đồng/tàu/chuyến 107 86 155 86 106 Lãi ròng Tr.đồng/tàu/chuyến 103 128 182 154 198 Từ bảng 11 cho thấy lưới rê tầng đáy khai thác vùng gò nổi miền Trung của Tiền Giang cho năng suất và sản lượng cao nhất, dẫn đến kết quả là doanh thu chuyến biển cũng cao nhất. Tuy vậy, chi phí chuyến biển của Tiền Giang lại cao nhất, gấp hai lần chi phí của Ninh Thuận, dẫn đến kết quả là lãi ròng chuyến biển của lưới rê Tiền Giang thấp hơn Ninh Thuận. Mặc dù tàu Tiền Giang có chuyến biển dài ngày nhất để tránh chi phí đi lại Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 48 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG nhưng do ngư trường xa nên vẫn không khắc phục được tổn thất này. Trong khi đó do ngư trường gần nên tàu Ninh Thuận có độ dài chuyến biển ngắn (chỉ bằng 1/8 của Tiền Giang) nhưng chi phí vẫn thấp hơn 2 lần. Từ sự phân tích trên cho thấy yếu tố ngư trường ảnh hưởng rất lớn đến kết quả khai thác của nghề rê tầng đáy tại gò nổi miền Trung. 3. Một vài ý kiến đề xuất Từ kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng nghề lưới rê cố định khai thác cá đáy vùng gò nổi, rạn đá dốc lục địa biển miền Trung, xin đề xuất như sau: - Cần có những nghiên cứu sâu về nghề này và tiến hành khảo sát các đặc điểm về ngư trường, nguồn lợi, các yếu tố khí tượng hải dương để giúp cho ngư dân yên tâm đầu tư sản xuất. - Về tàu thuyền: Cần khuyến cáo ngư dân đầu tư tàu có công suất lớn, vỏ tàu vững chắc để an toàn trong điều kiện ngư trường xa bờ, sóng gió lớn, tàu có khả năng bám biển dài ngày để giảm chi phí đi lại. - Về tổ chức sản xuất: Cần tổ chức tàu mẹ thu mua tại ngư trường để đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu, giảm bớt chi phí đi lại do ngư trường xa bờ. - Về ngư cụ: Khuyến cáo ngư dân sử dụng lưới rê đơn, kích thước mắt lưới lớn (2a=200mm), độ thô chỉ lưới lớn để phù hợp với việc đánh bắt cá sống ở chân rạn. - Về thuyền viên: Cần lựa chọn những người có sức khoẻ tốt, có kinh nghiệm đi biển và có học vấn từ trung học cơ sở trở lên và phải tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện tay nghề, chuyên môn nghề lưới rê tại Trung tâm huấn luyện thuyền viên tàu cá Trường Đại học Nha Trang. IV. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng nghề lưới rê khai thác cá đáy vùng gò nổi miền Trung cho phép đưa ra một số kết luận sau: - Vùng gò nổi, rạn đá dốc lục địa miền Trung là một ngư trường còn mới mẻ, chứa đựng nhiều tiềm năng về nguồn lợi đặc hải sản, là điều kiện thuận lợi mở ra hướng mới để phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ. Tuy nhiên, ngư trường này chưa được nghiên cứu nhiều về các đặc điểm hải dương khí tượng cũng như địa hình đáy biển là một trong những trở ngại lớn cho ngư dân hoạt động khai thác hải sản ở vùng này. - Tàu thuyền được ngư dân sử dụng để khai thác vùng gò nổi, rạn đá chưa nhiều, chỉ có khoảng 144 tàu của 4 tỉnh (Quảng Tri, Quảng Ngãi, Ninh Thuận và Tiền Giang) tham gia đánh bắt. Tàu thuyền sản xuất nghề này có dải công suất khá rộng, từ 33cv đến 450cv; trong đó số tàu lắp máy công suất dưới 50cv là 37 chiếc, chiếm 25,69%, không phù hợp với quy định về vùng hoạt động [2]. - Nghề lưới rê khai thác ở vùng gò nổi là nghề đánh bắt tự phát, hết sức mới mẻ do ngư dân tự mò mẫm về cả thiết kế, chế tạo cũng như kỹ thuật khai thác nên hiệu quả đánh bắt chưa được ổn định. [4] Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nghề lưới rê khai thác vùng gò nổi, rạn đá dốc lục địa miền Trung bước đầu đã đạt được hiệu quả trên các mặt như sau: - Về kinh tế tuy chưa ổn định nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với nghề lưới rê khai thác ở ngư trường truyền thống. - Nghề lưới rê cố định tầng đáy khai thác vùng gò nổi sẽ là cơ hội giúp cho việc chuyển đổi nghề nhằm giảm áp lực khai thác cho nguồn lợi vùng biển ven bờ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thủy sản (2006), Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ - CP ngày 4 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, Hà Nội. 2. Chính phủ (2010), Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Lung (2014), Nghiên cứu ứng dụng nghề lưới rê tầng đáy khai thác cá vùng gò nổi, rạn đá ngoài khơi miền Trung Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. 4. Nguyễn Văn Lung (2014), Thực trạng nghề lưới rê cố định tầng đáy khai thác cá vùng gò nổi và vùng rạn đá dốc lục địa biển miền Trung Việt Nam. Báo cáo chuyên đề Tiến sĩ. Trường Đại học Nha Trang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_nghe_luoi_re_co_dinh_tang_day_khai_thac_ca_tai_go.pdf
Tài liệu liên quan