1. Kết luận
- Vùng biển ven bờ xã Nhơn Hải là ngư trường
thuận lợi cho các loài tôm hùm sinh sản và phát
triển. Nguồn lợi tôm hùm giống ở đây dồi dào tạo
điều kiện cho nghề khai thác tôm hùm giống phát
triển tự phát trong nhiều năm qua.
- Tuy nhiên nghề khai thác tôm hùm giống ở địa
phương đã đến lúc báo động: cường lực khai thác
tôm hùm giống là quá cao, vi phạm quy định về kích
cỡ khai thác tối thiểu, khai thác triệt để, tận thu kể
cả khai thác trong thời gian sinh sản của tôm hùm.
- Phương tiện khai thác tôm hùm giống tạ i xã
Nhơn Hả i là tàu thuyền có công suất nhỏ, khai thác
tập trung ở vùng nước ven bờ vớ i hình thức khai
thác chính là mành tôm nên năng suất và sản lượng
khai thác của từng đơn vị thuyền nghề trong nhữ ng
năm trở lạ i đây có xu hướng giảm dần.
2. Kiến nghị
- Cần có nghiên cứu sâu về nghề khai thác tôm
hùm giống tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định nói riêng và cả nước nói chung để có
định hướng cho nghề này phát triển bền vững.
- Cơ quan quản lý thủy sản địa phương cần có
biện pháp quản lý chặt chẽ nghề khai thác tôm hùm
giống từ khâu khai thác, vận chuyển đến nơi tiêu thụ
nhằm nâng cao hiệu quả của nghề này
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
112 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC TÔM HÙM GIỐNG
TẠI XÃ NHƠN HẢI, THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
RECENT SITUATION OF THE LOCAL JUVENILE LOBSTER FISHERIES
IN NHON HAI COMMUNE, QUY NHON CITY, BINH DINH PROVINCE
Nguyễn Phương Nam1, Phan Trọng Huyến2
Ngày nhận bài: 26/9/2012; N gày phản biện thông qua: 13/3/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
TÓM TẮT
Xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là một trong những địa phương khai thác tôm hùm giống phát
triển mạnh trong những năm gần đây. Lao động khai thác tôm hùm giống ở đây hầu hết là những ngư dân nghèo, trình độ
học vấn thấp (cấp 2 chiếm 58%), độ tuổi chủ yếu từ 24 - 32 (chiếm 39,71%). Tàu thuyền khai thác tôm hùm giống chủ yếu
là kích thước và công suất máy nhỏ (dưới 20 CV chiếm 80%) phù hợp với điều kiện khai thác ven bờ. Ngư cụ khai thác chủ
yếu là mành tôm, bẫy san hô, bẫy gỗ cây và lặn bắt bằng tay. Sản lượng khai thác tôm hùm giống trên đơn vị tàu thuyền
đang có xu hướng suy giảm theo thời gian, từ 580 con/tàu (năm 2004) xuống 181 con/tàu (năm 2010). Kích thước tôm hùm
giống đánh bắt được có kích thước từ 10 ÷ 15mm, nhỏ hơn quy định về bảo vệ nguồn lợi rất nhiều [1], [2].
Bài báo này muốn trình bày một thực trạng đang xảy ra hàng ngày tại vùng biển xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định về nghề khai thác tôm hùm non. Đây là một nghề tự phát của ngư dân địa phương nhằm cung cấp tôm hùm
giống cho nghề nuôi tôm hùm thương phẩm tại nhiều tỉnh trên cả nước. Nghề khai thác tôm hùm giống đã đem lại việc làm,
tăng nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống cho nhiều ngư dân ở xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tuy
nhiên, mặt trái của nghề này đem lại là một hậu quả có thể có hại không nhỏ cho nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn
lợi tôm hùm tự nhiên nói riêng. Các nhà quản lý nghề cá cần xem xét và có biện pháp cần thiết để định hướng cho nghề này
nhằm bảo vệ nguồn lợi tôm hùm cũng như lợi ích của người dân đang hoạt động nghề này.
Từ khóa: thực trạng, nghề khai thác, tôm hùm giống, mành tôm, Nhơn Hải
ABSTRACT
The industry of juvenile lobster catch has been rapidly increasing in Nhon Hai Commune (Quy Nhon City, Binh
Dinh Province) in recent years. Local labour force participating in the industry include mostly poor fi shermen with low
educational levels (58% of participants at junior high school level) who are at the age from 24 - 32 (39,71%). Vessels for
juvenile lobster catch are small-sized at low capacity (80% under 20 HP) which are suitable for coastal fi shing. Fishing
gears are mostly specifi c nets, traps made from dead coral pieces, bush traps. Diving to catch juvenile lobsters is also done
by fi shermen. The catch per vessel seems to decrease over time, from 580 juvenile lobsters/vessels (in 2004) to 181/vessels
(in 2010). The size of caught lobsters are varies from 10 to 15 mm which is a lot smaller than the allowable size as regulated
for fi sheries resource protection [1], [2].
This paper discusses the recent status of juvenile lobsters in Nhon Hai (Quy Nhon, Binh Dinh). This is a voluntary
livelihood carried out by local people to supply juvenile lobsters for the industry of commercial lobster aquaculture in
many provinces of Vietnam. The livelihood has created jobs and generated incomes to improve living standards for local
fi shermen in Nhon Hai. However, the negative aspect is observed as large impacts on fi sheries resources in general and the
resource of juvenile lobsters in particular. Fisheries managers are expected to consider and launch essential actions to better
develop this livelihood aiming at the protection of the lobster resource and promote benefi ts of participating fi shermen.
Key words: status, catch, juvenile lobsters, lobster nets, Nhon Hai
1 Nguyễn Phương Nam: Cao học Khai thác thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Phan Trọng Huyến: Trường Đại học Nha Trang
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 113
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhơn Hải là một xã, nằm ở phía Đông của bán
đảo Phương Mai, thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định. Trong những năm gần đây, nghề khai
thác tôm hùm giống tự nhiên tại xã Nhơn Hải đã
hình thành và phát triển khá mạnh, trở thành trung
tâm cung cấp giống cho các vùng nuôi tôm hùm
thương phẩm chính của cả nước Nhờ vậy, nghề
khai thác tôm hùm giống tự nhiên đã tạo công ăn
việc làm và thu nhập cho nhiều hộ gia đình ngư dân,
góp phần cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội của
cộng đồng dân cư địa phương [3].
Tuy nhiên, việc phát triển khai thác tôm hùm
giống tự phát mộ t cá ch ồ ạt, không theo qui hoạch và
chưa có định hướng củ a chí nh quyề n đị a phương,
đã phát sinh một số vấn đề bất cập trong lĩ nh vự c
khai thác tôm hùm giống [4]. Mặt khác, nhận thức của
cộng đồng ngư dân tại đây hầu hết hoạt động riêng
lẽ, chưa có sự hợp tác, liên kết nhằm quản lý, bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm đảm bảo khai
thác nguồn lợi tôm hùm bền vững, có hiệu quả và
lâu dài. Trong khi đó, công tác quản lý nguồn lợi nói
chung, bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm nói
riêng nhằm đảm bảo: vừa khai thác bền vững, hợp lý
vừa bảo vệ môi trường, nguồn lợi và các hệ sinh thái
liên quan còn tồn tại nhiều bất cập [5].
Những vấn đề nêu trên đã ảnh hưởng không
nhỏ đến sự tồn tại và phát triển bền vững của nghề
khai thác tôm hùm giống của xã Nhơn Hải. Mặt
khác, nếu không có những giải pháp có hiệu quả và
kịp thời, nguồn lợi tôm hùm tự nhiên có nguy cơ cạn
kiệt. Các tác động trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân
cư ven biển Bình Định.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Các nghề khai thác tôm hùm giống tại vùng biển
xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
2. Phạm vi nghiên cứu
Vùng biển ven bờ xã Nhơn Hải, thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định.
Hình 1. Vùng biển xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định
3. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực địa: Quan sát trực tiếp nhằm
thu thập được nhiều thông tin đa dạng về đối tượng
cần nghiên cứu, thực hiện thông qua việc đo, đếm
(quan sát bằng mắt vẻ bề ngoài), ghi chép và
tổng hợp.
- Sử dụng phương pháp chuyên khảo: Tham
khảo các tài liệu thứ cấp có liên quan đến hoạt động
thu thập từ Phò ng Quả n lý nghề cá thuộ c Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, Chi
cục Khai thá c và bả o vệ nguồ n lợ i thủ y sả n, UBND
thành phố Quy Nhơn, UBND xã Nhơn Hải để có
thông tin sản lượng khai thác hàng năm.
- Phương pháp chuyên gia: điều tra, phỏng vấn
trực tiếp cán bộ lãnh đạo, quản lý, các hộ ngư dân...
nhằm thu thập các thông tin sơ cấp về tàu thuyền,
nghề nghiệp, ngư cụ, ngư loại, vùng hoạt động...
- Sử dụng phương pháp xử lý số liệu trong khai
thác thuỷ sản và phần mềm Microsoft Offi ce Excel
2003 để xử lý và tính toán các chỉ số mong đợi phục
vụ thực hiện nội dung của đề tài.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Lao độ ng nghề khai thác tôm hùm giống tại
xã Nhơn Hải
Kết quả điều tra các thông tin về độ tuổi, trình
độ học vấn và chuyên môn đã qua đào tạo của 340
lao động làm nghề khai thác tôm hùm giống tại xã
Nhơn Hải được trình bày ở bảng 1.
Bả ng 1. Đặ c điể m lao động khai thá c tôm hù m giố ng tạ i xã Nhơn Hả i
TT Độ tuổ i Số lượ ng(người)
Tỷ lệ %
nam giới
Tỷ lệ % theo
độ tuổ i
Trì nh độ học vấn (Tỷ lệ %) Chuyên môn
được đào tạoCấ p 1 Cấ p 2 Cấ p 3
1 Từ 15÷18 41 12,06 12,06 23,29 11,11 2,90 Chưa
2 Từ 18÷24 85 25 25 9,59 28,28 31,88 Chưa
3 Từ 24÷32 135 39,70 39,71 21,92 43,43 47,83 Chưa
4 > 32 79 23,24 23,24 45,21 17,17 17,39 Chưa
Tổ ng: 340 100 100 21,47 58,24 20,29
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
114 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Từ bảng 1 cho thấy:
- Lự c lượ ng lao độ ng nghề khai thá c tôm hù m
giố ng tạ i xã Nhơn Hả i là nam giới (với tỷ lệ % theo
độ tuổi khác nhau). Tuy nhiên tập trung ở độ tuổ i từ
24 đế n 32 (chiế m 39,71%), có sức khỏe tốt phù hợp
với nghề đánh bắt tôm hùm giống.
- Mặt bằng dân trí của người lao động ở đây
thấp, chủ yế u tậ p trung ở trì nh độ cấ p 2 (chiế m
58,24%).
- 100% người lao động chưa được học qua lớp
đà o tạ o nào về kỹ thuậ t đá nh bắ t tôm hù m giố ng.
2. Thự c trạ ng tàu thuyền:
Theo tài liệu thống kê của UBND xã Nhơn Hải,
tàu thuyền làm nghề khai thác tôm hùm giống, chia
theo 2 nhóm lớn hơn và nhỏ hơn 20 CV, số lượng
biến thiên trong các năm từ 2004 đến 2010 như
bảng 2.
Bảng 2. Cơ cấu tà u thuyề n khai thác tôm hùm giố ng ở xã Nhơn Hải theo công suất và năm
TT Thông tin 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1 Tàu thuyền gắn máy <20CV 89 159 277 294 285 273 231
2 Tàu thuyền gắn máy >20CV 23 39 113 150 145 149 139
3 Tổng số tàu thuyền (chiế c) 112 198 390 412 430 422 370
4 Tổng công suất (CV) 2344 4104 7822 9204 8910 8838 7850
(Nguồn: UBND xã Nhơn Hải, 2010)
Từ bảng 2 cho thấy:
- Số lượng tàu thuyền khai thác tôm hùm giống ở xã Nhơn Hải liên tục tăng từ năm 2004 đến 2007, sau đó
giảm dần đến năm 2010.
- Do hoạt động ven bờ, nên tàu thuyền ở đây chủ yếu là lắp máy công suất nhỏ, số tàu thuyền lắp máy
dưới 20 CV chiếm 80%.
- Tàu thuyền khai thác tôm hùm giống tạ i xã Nhơn Hả i là loại tàu được làm từ vật liệu gỗ và được đóng
theo mẫu dân gian truyền thống củ a địa phương. Các thông số cơ bản của tàu thuyền được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Các thông số kỹ thuậ t cơ bản tàu thuyền khai thá c tôm hù m giố ng
TT Đặ c điể m kỹ thuậ t Đơn vị Thông số Vậ t liệ u đó ng tà u
1 Chiều dài (Lmax) m 5,00 ÷ 13,50 Vỏ gỗ
2 Chiều rộng (Bmax) m 1,20 ÷ 3,40 Vỏ gỗ
3 Chiều cao (D) m 0,40 ÷ 1,70 Vỏ gỗ
4 Công suất CV 5,0 ÷ 45,0 Vỏ gỗ
5 Tố c độ tà u hả i lý /giờ 4,0 ÷ 6,0 Vỏ gỗ
3. Ngư cụ khai thác tôm hùm giống
- Khai thác tôm hùm giống bằng Lưới mành:
Ngư cụ chủ lực để khai thác tôm hùm giống hiện
nay tại xã Nhơn Hải là lưới mành (mành tôm) kết
hợp với ánh sáng (chiế m 100%). Các hình thức
khác như lặn có bình hơi và bẫy chà hiếm khi ngư
dân ở đây sử dụng. Nguyên nhân do nghề mành
tôm có sản lượng cao (vào mùa vụ chính khai thác
từ 100 - 200 con/đêm), trong khi năng suất bẫy chà
đạt tối đa khoảng 10 con/bẫy chà/đêm. Mặt khác,
mành tôm không chỉ đánh bắt tôm hùm giống mà
còn nhiều sản phẩm khác như cá cơm, cá nục, ruốc
trong mùa vụ khai thác.
Mành tôm là một tấm lưới có diện tích khoảng
20m2, có hình chữ V (ngư dân gọi là “đáy tôm”)
được kết cấu bằng màn nylon dệt sẵn có kích thước
mắt lưới 2a = 1,0 ÷ 1,5mm. Nguyên lý đánh bắt dựa
vào dòng chảy của thủy triều. Khi thủy triều xuống
những con tôm hùm con sẽ bị đáy lưới giữ lại.
Hình 2. Lưới tôm bắt tôm hùm giống
- Khai thác tôm hùm giống bằng Bẫy san hô:
Những khối san hô có hình dạng khác nhau và có
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 115
trọng lượng từ 2 - 5kg. Trên bề mặt các khối san
hô được khoan các lỗ (15 - 20 lỗ); kích thước: sâu
5 - 7cm, đường kính 2 - 2,5cm. Khoảng cách giữa
các lỗ khoan từ 10 - 15cm. Ngư dân dựng các dàn
cây trên biển, sau đó sử dụng dây để treo các khối
san hô xuống biển. Khoảng cách giữa các dây san
hô là 40 - 60cm. Hàng ngày kéo san hô lên và tìm
bắt những con tôm con trú ngụ trong hang.
- Khai thác tôm hùm giống bằng Bẫy gỗ cây:
Phương pháp này hoàn toàn giống như khi sử dụng
bẫy bằng san hô. Chỉ khác là số lượng lỗ khoan
nhiều hơn. Gỗ cây có kích thước: dài 1 - 1,5m,
đường kính 8 - 12cm. Những cây gỗ này được
treo lơ lững trong nước ở khu vực ven bờ nhờ vào
những chiếc phao xốp hoặc chai nhựa và phía dưới
có đá neo.
Hình 3. Bẫy tôm hùm giống bằng gỗ cây
- Khai thác tôm hùm giống bằ ng lặn bắt: Lặn bắt tôm hùm giống là phương pháp khai thác truyền thống
của ngư dân các tỉnh miền Trung. Những năm của thập kỷ 90, số lượng tôm hùm giống cung cấp cho các lồng
nuôi hoàn toàn thông qua lặn bắt. Người lặn đeo kính rồi lặn xuống nước để mò bắt tôm hùm giống bằng tay.
Hình 4. Lặn bắt tôm hùm giống
Nhậ n xé t: Trong ba hì nh thứ c đá nh bắ t (lặ n,
bẫ y, lướ i) thì hì nh thứ c lặn bắt là hình thức khai thác
chủ động, có tính chọn lọc. Tuy nhiên hình thức khai
thác này chủ yếu lùng sục khu vực rạn ngầm, rạn
san hô cỏ biển. Các tác động vật lý, thậm chí kể cả
hóa học khi lặn kết hợp với chất độc như cyanua
đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển và khả
năng sống sót khi đưa vào ươm nuôi không cao. Về
mặt xã hội, đây là nghề nguy hiểm đến tính mạng
của ngư dân do thiết bị quá đơn giản, không đảm
bảo an toàn.
Đồ ng thờ i, tôm hù m giố ng khai thác bằng lưới
mành đa số ở giai đoạn hậu ấu trùng (Puerulus) và
bắt đầu chuyển sang tôm non (tôm “trắng hồng”) rất
dễ bị tác động, xây xát mạnh do va chạm với lưới
trong quá trình thao tác như đã phân tích ở trên. Vì
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
116 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
vậy, tôm thường có sức đề kháng kém, dễ bị tác
động bởi sự thay đổi của yếu tố môi trường khi đem
về thả nuôi nên tỉ lệ sống và khả năng chống chịu
bệnh tật không cao.
Mặ t khá c, người nuôi tôm hùm cũng hạn chế
thu mua những tôm hùm có nguồn gốc khai thác
từ lưới mành. Lý do chính là vì tôm giống có nguồn
gốc khai thác bằng mành tôm có số lượng tôm chết
nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn tháng nuôi đầu tiên
tỉ lệ sống khoảng 76% sau 30 ngày nuôi. Tuy nhiên,
số lượng giống khai thác bằng bẫy chà và lặn bắt
không đủ cung cấp cho thị trường. Vì vậy, tôm hùm
giống từ khai thác bằng mành tôm vẫn chiếm số
lượng lớn trong ương nuôi tôm hùm.
4. Sản lượng và sản phẩm nghề khai thá c tôm
hù m giống tạ i xã Nhơn Hải
Sản phẩm nghề khai thác tôm hùm giống tại xã
Nhơn Hải gồm có 4 loài: tôm hùm bông, tôm hùm
xanh, tôm hùm tre, tôm hùm sỏi. Đặc điểm chính
của sản phẩm tôm hùm giống ở đây được trình bày
trong bảng 4.
Bảng 4. Đặ c điể m đối tượng tôm hùm giố ng đánh bắt được tại xã Nhơn Hải
TT Thành phần loài khai thác
Chiều dài
(mm)
Mùa vụ khai thác Đặc điểm đặc trưng khi ở giai đoạn
con giống “trắng” Ngư cụMùa chính Mùa phụ
1 Tôm hùm bông 10 ÷ 15 Tháng11 ÷ 4
Tháng
5 ÷12
Mắt màu nâu như màu cà phê sữa; râu
trắng đục như nước vo gạo; râu có hai
đốt đen, khoảng cách giữa các đốt dài.
Mành
tôm
2 Tôm hùm tre (Tôm tề thiên) 10 ÷ 15
Tháng
11 ÷ 4
Tháng
5 ÷12 Mắt đen, nhỏ, râu dài, nhiều đốt đỏ cam.
Mành
tôm
3 Tôm hùm xanh 10 ÷ 15 Tháng11 ÷ 4
Tháng
5 ÷12
Mắt màu đen, to, có viền trắng xung qua-
nh mắt; râu có màu trong suốt, mảnh.
Mành
tôm
4 Tôm hùm sỏi 10 ÷ 15 Tháng11 ÷ 4
Tháng
5 ÷ 12
Râu có màu trắng, ngắn và có các đốt
trên râu màu đỏ cam.
Mành
tôm
Từ bảng 4 cho thấy:
- Thời gian khai thác tôm hùm giống ở xã Nhơn
Hải hầu như tiến hành quanh năm, kể cả thời gian
sinh sản của tôm hùm bố mẹ.
- Kích thước tôm hùm giống khai thác được ở
địa phương chỉ từ 10 ÷ 15mm, nhỏ hơn quy định về
bảo vệ nguồn lợi rất nhiều [1], [2].
Kết quả điều tra sản lượng tôm hùm giống xã
Nhơn Hải khai thác từ năm 2004 - 2010 được trình
bày ở bảng 5.
Bảng 5. Thông tin về sả n lượ ng khai thác tôm hùm tại xã Nhơn Hải (2004 - 2010)
TT Thông tin Đơn vị
Năm
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1 Sản lượng khai thác Nghì n con 65 89,4 165 166,8 172,2 145 67
2 Số tàu Chiếc 112 198 390 412 430 422 370
3 Sản lượng/đơn vị tàu Con/chiếc 580 451 423 404 400 344 181
(Nguồn: Chi cục Khai thác và BVNL thủy sản Bình Định, 2010)
Từ bảng 5 cho thấy:
- Sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt đỉnh cao
nhất là năm 2008 (172,2 nghìn con), sau đó giảm
xuống 67.000 con vào năm 2010.
- Mặt khác, năng suất bình quân trên đơn vị
tàu thuyền có xu hướng giảm dần hàng năm từ 580
con/tàu (năm 2004) xuống 181 con/tàu (năm 2010)
5. Ý kiến đề xuấ t nhằm nâng cao hiệu quả nghề
khai thác tôm hùm giống tại xã Nhơn Hải.
- Để nâng cao chất lượng tôm hùm giống thì
nên sử dụng hình thức khai thác bằng bẫy, lặn bắt
(không sử dụng cyanua trong quá trình đánh bắt).
Việc khai thác tôm hùm giống có liên quan mật thiết
với việc phát triển ương nuôi và sinh kế của ngư
dân. Do vậy, để vừa đảm bảo sinh kế vừa thực hiện
quy định khai thác tôm hùm giống đúng kích cỡ, đề
xuất biện pháp quản lý nguồn lợi tôm hùm, hạn chế
khai thác bằng Giấy phép khai thác tôm hùm giống.
Mặt khác, cũng nên có quy định về kích cỡ khai thác
tôm hùm giống, tránh tình trạng khai thác tràn lan,
đủ loại kích cỡ như hiện nay.
- Cần có biện pháp nâng cao nhận thức cộng
đồng khai thác; cải thiện ý thức người dân sử dụng
nguồn lợi tôm hùm giống thông qua tuyên truyền,
giáo dục; khuyến khích người dân tham gia bảo vệ
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 117
nguồn lợi; xây dựng cơ chế quản lý hợp lý; có chính
sách hỗ trợ ngư dân.
- Về mùa vụ khai thác: Cần có biện pháp đủ
mạnh để cấm khai thác tôm hùm giống thời gian từ
1/4 - 31/7 là mùa sinh sản của tôm hùm.
- Cần có quy hoạch phân vùng khai thác, phân
vùng chức năng, phân vùng bảo vệ nhằm hoạt
động khai thác không ảnh hưởng, xâm hại đến môi
trường và nguồn lợi.
- Tiến hành công tác thống kê và dự báo nguồn
lợi; Quản lý chặt chẽ sản phẩm tôm hùm giống
từ khâu khai thác đến vận chuyển tận tay người
tiêu thụ.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Vùng biển ven bờ xã Nhơn Hải là ngư trường
thuận lợi cho các loài tôm hùm sinh sản và phát
triển. Nguồn lợi tôm hùm giống ở đây dồi dào tạo
điều kiện cho nghề khai thác tôm hùm giống phát
triển tự phát trong nhiều năm qua.
- Tuy nhiên nghề khai thác tôm hùm giống ở địa
phương đã đến lúc báo động: cường lực khai thác
tôm hùm giống là quá cao, vi phạm quy định về kích
cỡ khai thác tối thiểu, khai thác triệt để, tận thu kể
cả khai thác trong thời gian sinh sản của tôm hùm.
- Phương tiện khai thác tôm hùm giống tạ i xã
Nhơn Hả i là tàu thuyền có công suất nhỏ, khai thác
tập trung ở vùng nước ven bờ vớ i hình thức khai
thác chính là mành tôm nên năng suất và sản lượng
khai thác của từng đơn vị thuyền nghề trong nhữ ng
năm trở lạ i đây có xu hướng giảm dần.
2. Kiến nghị
- Cần có nghiên cứu sâu về nghề khai thác tôm
hùm giống tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định nói riêng và cả nước nói chung để có
định hướng cho nghề này phát triển bền vững.
- Cơ quan quản lý thủy sản địa phương cần có
biện pháp quản lý chặt chẽ nghề khai thác tôm hùm
giống từ khâu khai thác, vận chuyển đến nơi tiêu thụ
nhằm nâng cao hiệu quả của nghề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thủy sản, 2006. Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày
04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 25/5/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản, Hà Nội.
3. DANIDA/FSPS II, 2008. Báo cáo nghiên cứu xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định.
4. UBND xã Nhơn Hải, 2007. Quyết định số 70/QĐ - UBND ngày 11/4/2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và họat động
của Tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải và Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Ban hành
kèm theo Quyết định số 70/QĐ - UBND ngày 11/4/2007 của UBND xã Nhơn Hải về việc ban hành Quy chế tổ chức và họat
động của Tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
5. Trần Văn Vinh, 2007. Đề cương đồng quản lý NLTS tỉnh Bình Định, khu vực Nhơn Hải, Quy Nhơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_nghe_khai_thac_tom_hum_giong_tai_xa_nhon_hai_than.pdf