Thực trạng lao động và việc làm trong các hộ nông dân huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách để giải quyết việc làm cho người lao động, tạo ra việc làm cho hàng nghìn người lao động. Hệ số sử dụng thời gian lao động trong nông hộ tăng lên, chất lượng nguồn lao động bước đầu có tiến bộ, từng bước đáp được yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh. Vấn đề giải quyết việc làm được triển khai bước đầu đã có chuyển biến tích cực, song chưa cơ bản. Để giải quyết việc làm cho lao động trong nông hộ, trong thời gian tới huyện cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng diện tích gieo trồng; phát triển chăn nuôi; phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp; củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng; ổn định đất đai; tăng cương đầu tư vốn; tăng cường khoa học kỹ thuật; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đẩy mạnh xuất khẩu lao động và đưa lao động ra địa bàn ngoài huyện.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng lao động và việc làm trong các hộ nông dân huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58 51 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRONG CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN PHÖ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN Ngô Xuân Hoàng* Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật, ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Huyện Phú Lƣơng có 66.132 lao động, trong đó lao động nông thôn có khoảng hơn 56.635 ngƣời chiếm 85,64% lực lƣợng lao động trong huyện. 95% lao động nông thôn là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Hệ số sử dụng thời gian lao động trong nông hộ thấp, năm 2009 là 74,7%. Tỷ suất sử dụng lao động của các hộ nông dân trong các xã điều tra dao động từ 72,51 đến 82,34%. Giá trị lao động và thu nhập thấp, phần lớn không có tích lũy đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo ở khu vực nông thôn trong huyện. Trong những năm gần đây, Huyện đã triển khai nhiều chủ trƣơng, chính sách để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong nông hộ và bƣớc đầu đã có chuyển biến tích cực, song chƣa cơ bản. Để giải quyết việc làm cho lao động trong nông hộ, trong thời gian tới huyện cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng diện tích gieo trồng; phát triển chăn nuôi; phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp; củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng; ổn định đất đai; tăng cƣờng đầu tƣ vốn; tăng cƣờng khoa học kỹ thuật; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đƣa lao động ra địa bàn ngoài huyện. Từ khóa: Thực trạng, lao động, việc làm, hộ nông dân, Phú Lương ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp huyện Phú Lƣơng đã dần đi vào ổn định và phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phƣơng trong huyện đã bắt đầu chuyển sang hƣớng sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại phát triển hầu hết ở các xã trong huyện. Xuất hiện nhiều gia đình có quy mô chăn nuôi lớn: hàng ngàn con gà, hàng chục con lợn theo phƣơng pháp công nghiệp mang lại thu nhập cao. Chăn nuôi cá theo phƣơng pháp thâm canh với các giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt và chăn nuôi các loài đặc sản đã dần dần thay thế thả cá theo kiểu quảng canh. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm tƣơng ứng. Tuy nhiên với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao, vấn đề lao động việc làm trong các nông hộ cần đƣợc tiếp tục xem xét và giải quyết, trong bài viết: "Thực trạng lao động và việc làm trong các hộ nông dân huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên" chúng tôi muốn đề cập tới vấn đề lao * Tel: 0912.140.868 động việc làm trong các hộ nông dân ở huyện Phú Lƣơng và đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động trong nông hộ trên địa bàn trong những năm trƣớc mắt và lâu dài. PHƢƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU * Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã chọn 240 hộ nông dân để điều tra. Các phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo, điều tra nhanh nông thôn, phân tích định lƣợng, thống kê kinh tếđã đƣợc sử dụng để thu thập, phân tích thông tin, số liệu trong quá trình nghiên cứu. Số liệu đƣợc kiểm tra, chỉnh lý và phản ánh trong bảng thống kê, đồ thị thống kê, bảng tính Exel. * Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các chỉ tiêu: Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn; Cơ cấu lao động theo ngành nghề; Số ngày lao động bình quân/lao động/năm; Thu nhập bình quân/hộ/năm; Thu nhập bình quân/lao động/năm; Thu nhập bình quân/lao động/ngày; Thu nhập bình quân/ ngày lao động phân theo ngành nghề; Tỷ suất sử dụng thời gian lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58 52 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thực trạng lao động và việc làm trong các hộ nông dân. a. Số lượng và chất lượng lao động. Số lượng lao động: Nhìn chung số nhân khẩu dƣới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao hơn số lƣợng trên độ tuổi lao động, nhƣ vậy cho thấy tiềm năng về lao động trẻ còn rất nhiều, lực lƣợng lao động tƣơng lai này cần phải đƣợc trang bị kiến thức về sản xuất để phục vụ cho nền nông nghiệp. Trong lực lƣợng lao động, có sự cân bằng về giới. Với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, lao động nam thƣờng có sức khỏe và trí óc hơn lao động nữ, do vậy sự cân bằng về giới trong độ tuổi lao động cần có sự phân công cho phù hợp với sức khỏe và trình độ lao động. Phân công công việc cho lao động nữ làm công việc nhẹ nhàng và đơn giản hơn lao động nam. Chất lượng lao động: Lao động nông thôn của các xã Yên Trạch, Động Đạt và Vô Tranh có những đặc điểm đƣợc thể hiện qua bảng 02. Số lao động ở trình độ văn hóa tốt nghiệp tiểu học chiếm tỷ lệ lên tới 69.89% tức là 130 ngƣời ở xã Yên Trạch, tiếp theo xã Động Đạt cơ cấu này thấp hơn một chút đó là 68,42%, thấp nhất là xã Vô Tranh là 66,82%. Nhƣ vậy có rất nhiều lao động trong vùng điều tra của cả 3 xã này đều có trình độ văn hóa thấp, mức tốt nghiệp THPT và THCS là rất thấp. Qua số liệu trên cho thấy trình độ văn hóa của cả 3 xã trong vùng điều tra có trình độ văn hóa thấp, chỉ phù hợp với trình độ lao động giản đơn, khó có thể tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện nay. b. Tình hình trang bị đất đai cho người lao động trong các hộ nông dân Quy mô, cơ cấu đất đai các hộ điều tra của 3 xã đƣợc thể hiện qua diện tích các loại cây trồng trong vùng điều tra đƣợc thể hiện qua bảng 03. Bảng số liệu cho thấy diện tích trồng lúa vùng điều tra trong 3 xã đều có tỷ lệ diện tích trồng lúa lớn nhất so với cây trồng khác, diện tích trồng cây sắn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, cây ngô là sản phẩm để làm thức ăn chính cho gia súc nhƣng cũng chỉ đạt tỷ lệ 4,56, 4,22 và 5,69 tƣơng ứng với các xã Yên Trạch, Động Đạt và Vô Tranh. Diện tích trồng chè chiếm một tỉ lệ khá cao, đặc biệt ở xã Động Đạt và Vô Tranh có chất đất rất tốt để phát triển cây chè. Bảng 01. Cơ cấu về độ tuổi của lao động tại xã điều tra Chỉ tiêu Yên Trạch Động Đạt Vô Tranh Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Tổng số 260 100 300 100 309 100 Dƣới độ tuổi lao động 59 22.69 63 21.00 61 19.74 Trong độ tuổi lao động 180 69.23 205 68.33 221 71.52 Trên độ tuổi lao động 21 8.08 32 10.67 27 8.74 Nguồn:Số liệu điều tra năm 2009 Bảng 02. Trình độ văn hóa của lao động tại xã điều tra Chỉ tiêu Yên Trạch Động Đạt Vô Tranh Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Tổng 186 100 209 100 211 100 Chƣa học hết tiểu học 14 7,53 17 8,13 19 9,00 Tốt nghiệp tiểu học 130 69,89 143 68,42 141 66,82 Tốt nghiệp THCS 18 9,68 19 9,09 18 8,53 Tốt nghiệp THPT 24 12,90 30 14,35 33 15,64 Nguồn: Số liệu điều tra 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58 53 Bảng 03. Trang bị đất trồng trọt cho lao động tại xã điều tra Chỉ tiêu Yên Trạch Động Đạt Vô Tranh Số lƣợng (m 2 ) Cơ cấu (%) Số lƣợng (m 2 ) Cơ cấu (%) Số lƣợng (m 2 ) Cơ cấu (%) 1.Tổng diện tích 512.495 100 676.143 100 682.995 100 Diện tích trồng lúa 211.590 41,29 248.553 36,76 258.525 37,85 Diện tích trồng cây ngô 23.346 4,56 28.548 4,22 38.840 5,69 Diện tích trồng cây sắn 4.440 0,87 9.180 1,36 6.200 0,91 Diện tích trồng cây chè 123.687 24,13 145.637 21,54 160.793 23,54 Diện tích trồng các cây trồng khác 149.432 29,16 244.225 36,12 218.637 32,01 2. Diện tích BQ/hộ 1.552 1.894 1.855 3. Diện tích BQ/L. động 520,5 578,7 598,9 Nguồn: Số liệu điều tra 2009 c. Kết quả sử dụng lao động của các ngành trong hộ nông dân. * Ngành trồng trọt: Thực trạng về sử dụng lao động và giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đƣợc thể hiện qua những cây trồng cụ thể nhƣ cây lúa, cây sắn, cây ngô, cây chè, và một số cây trồng khác. Để tính đƣợc ra giá trị sản xuất của các loại cây trồng trên công lao động phải tính toán đƣợc giá trị sản xuất của cây trồng và số lao động đƣợc sử dụng cho loại cây đó của vùng điều tra trong các xã đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 04. Qua bảng số liệu về kết quả ngành trồng trọt của vùng điều tra cho thấy giá trị sản xuất bình quân/lao động/năm 2009 của các loại cây trồng chính nhƣ sau: Bảng 04. Kết quả sử dụng lao động ngành trồng trọt tại xã điều tra Chỉ tiêu ĐVT Yên Trạch Động Đạt Vô Tranh Tổng diện tích m2 512.495 676.143 682.995 1. Sản xuất lúa m2 211.059 248.553 258.525 Diện tích BQ/hộ m2 3.518 3.551 3.693 Lao động bình quân/hộ ngƣời 2 2 3 Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 1.597,58 1.607,02 1.514,80 2. Sản xuất ngô m2 23.346 28.548 38.840 Diện tích BQ/hộ m2 389 408 555 Lao động bình quân/hộ ngƣời 1 1 1 Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 1.956,78 1.762,21 1.845,35 3. Sản xuất sắn m2 4.440 9.180 6.200 Diện tích BQ/hộ m2 74 131 89 Lao động bình quân/hộ ngƣời 0,25 0,24 0,26 Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 455,67 551,35 688,89 4. Sản xuất cây trồng khác m2 149.432 244.225 218.637 Diện tích BQ/hộ m2 2.490,53 3.488,93 3.123,39 Lao động bình quân/hộ ngƣời 0,67 0,67 0,64 Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 698,70 673,89 754,06 5. Trồng rừng Tổng số công lao động công 1.420 1.706 1.680 Tổng số lao động công 50 62 67 Lao động bình quân/hộ ngƣời 0,83 0,89 0,96 Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 1.477,10 2.603,55 1.501,19 Nguồn: Số liệu điều tra 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58 54 Cây lúa ở xã Động Đạt có giá trị cao nhất là 1.607.020đ và thấp nhất là xã Vô Tranh là 1.514.800đ. Đối với cây ngô xã Yên Trạch lại đạt giá trị bình quân trên một lao động trên một năm cao nhất với mức 1.956.780đ và xã Động Đạt đạt giá trị thấp nhất là 1.762.210đ. Cây sắn ở xã Vô Tranh đạt mức 688.890đ và là mức cao nhất và xã Yên Trạch chỉ đạt mức 455.670đ. Đối với các cây trồng khác, tổng hợp giá trị của các laọi cây trồng khác cho thấy giá trị đạt ở mức rất thấp nhƣ ở xã Động Đạt chỉ đạt 673.890đ và xã Vô Tranh đạt giá trị cao nhất là 754.060đ. Nhƣ vậy trong trồng trọt vẫn cần phải duy trì việc trồng lúa và kết hợp với việc xen canh gối vụ với các cây trồng khác đặc biệt là cây ngô vì cây này cho giá trị kinh tế cao. Diện tích trồng ngô xen canh gối vụ mới chỉ sử dụng hết khoảng 12% của diện tích trồng lúa, ngƣời dân nên thay thế các cây trồng khác bằng cây ngô thì sẽ thu đƣợc nhiều giá trị kinh tế hơn. Đối với ngành trồng rừng, theo kết quả của vùng điều tra năm 2009 thì xã Động Đạt có giá trị sản xuất bình quân/lao động/năm 2008 cao nhất là 2.603.550đ, và thấp nhất là xã Yên Trạch là 1.477.100đ. * Ngành chăn nuôi Qua kết quả điều tra của các hộ điều tra trong 3 xã cho thấy giá trị sản xuất bình quân /lao động /năm 2009 nhƣ bảng 05. - Chăn nuôi trâu bò đạt giá trị sản xuất cao nhất nhƣ xã Yên Trạch có vùng chăn thả rộng lớn nên thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi loại đại gia súc này, cụ thể đã đạt 9.111.110đ. Xã Vô tranh là xã đạt giá trị sản xuất thấp nhất là 7.644.440đ - Chăn nuôi lợn: Xã Yên trạch có giá trị sản xuất 4.711.760đ và đạt mức cao nhất, xã Động Đạt chỉ có 3.763.93đ và ở mức thấp nhất. - Chăn nuôi gà: Xã Vô Tranh chỉ đạt 1.922.510đ, nhƣng xã Yên trạch đạt kết quả sản xuất bình quân cao lên tới 2.4449.280đ. - Chăn nuôi các loại gia cầm khác: Xã Yên Trạch đạt mức cao nhất là 555.000đ, xã Vô Tranh đạt mức thấp nhất là 201.360đ và Vô Tranh là 358.750đ. - Nuôi trồng thuỷ sản: Xã Vô Tranh là 527.500đ trên lao động trên năm 2007, xã Yên Trạch là 407.310đ và xã Động Đạt là 480.670đ. Bảng 05. Kết quả sử dụng lao động ngành chăn nuôi tại xã điều tra Chỉ tiêu ĐVT Yên Trạch Động Đạt Vô Tranh 1. Chăn nuôi trâu, bò Tổng số con con 82 95 86 Lao động bình quân/hộ Ngƣời 1,20 1,21 1,29 Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 9.111,11 8.941,18 7.644,44 Giá trị sản xuất BQ/hộ đ 10.933,33 10.857,14 9.828,57 2. Chăn nuôi lợn Tổng số con con 180 164 185 Lao động bình quân/hộ ngƣời 1,70 1,74 1,83 Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 4.711,76 3.763,93 4.046,88 Giá trị sản xuất BQ/hộ đ 8.010,00 7.653,33 7.400,00 3. Chăn nuôi gà Tổng số con con 1.722 1.843 1.701 Lao động bình quân/hộ ngƣời 1 1 1 Giá trị sản xuất 1000đ 142.058 152.034 140.343 Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 2.449,28 2.171,91 1.922,51 Giá trị sản xuất BQ/hộ đ 2.367,63 2.171,91 2.004,90 4. Chăn nuôi gia cầm khác Tổng số con con 173 149 92 Lao động bình quân/hộ ngƣời 0,25 0,29 0,31 Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 555,00 358,75 201,36 Giá trị sản xuất BQ/hộ đ 138,75 102,50 63,29 5. Nuôi trồng thủy sản Lao động bình quân/hộ ngƣời 0,65 0,83 0,80 Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 407,31 480,67 527,50 Giá trị sản xuất BQ/hộ đ 264,75 398,27 422,00 Nguồn: Số liệu điều tra 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58 55 d. Tình hình sử dụng thời gian lao động của nông hộ Hệ số sử dụng thời gian lao động của nông hộ ở nông thôn mới chỉ đạt 74,7% (năm 2009). Cơ hội việc làm trong địa bàn huyện chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu của lao động trong vùng. Tỷ suất sử dụng lao động vùng điều tra của 3 xã dao động từ 72,51 đến 82,34%. Trong đó xã Động Đạt có tỷ xuất sử dụng lao động cao nhất và tỷ suất lao động chƣa đƣợc sử dụng là 17,66%, xã Yên trạch còn dƣ thừa là 27,49% và xã Vô Tranh còn dƣ thừa là 24,68%. Kết quả một số chƣơng trình giải quyết việc làm cho lao động của nông hộ. a. Chương trình dạy nghề ngắn hạn Đƣợc sự chỉ đạo của Sở Lao động TBXH và Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện trung tâm Dạy nghề, trung tâm Giới thiệu việc làm của huyện đã triển khai đƣợc một số chƣơng trình. Đặc biệt về đào tạo nghề năm 2007 mới chỉ có 900 ngƣời nhƣng đến năm 2009 đã lên tới 1.505 ngƣời, hơn nữa năm 2009 trung tâm đã kết hợp với trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên mở lớp đào tạo về quản lý kinh tế hộ gia đình cho 194 cán bộ cấp xã và nông dân. Về xuất khẩu lao động 3 năm qua trung tâm đã tƣ vấn giới thiệu việc làm cho 212 lao động đi xuất khẩu lao động ở các nƣớc: Đài loan, Inonexia, Hàn Quốc... có mức lƣơng bình quân khoảng 8 triệu đồng/tháng. b. Về tín dụng nông thôn + Chƣơng trình cho vay đối với hộ nghèo: Theo thống kê thì toàn huyện có 7.943 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 3,5% số hộ trên toàn huyện, để đẩy nhanh chƣơng trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện, nghị quyết Đảng bộ, Hội đồng nhân dân huyện Phú Lƣơng đã đề ra mỗi năm phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống từ 2,5 đến 3%. + Chƣơng trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, đƣợc triển khai thực hiện trong năm 2007, NHCSXH huyện đã triển khai cho vay thí điểm 3 xã: Phú Đô, Tức Tranh, Động Đạt. + Chƣơng trình tín dụng cho vay đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh, kinh doanh vùng khó khăn, đƣợc thực hiện với mức lãi xuất thấp hơn ngân hàng thƣơng mại, thủ tục đơn giản, đối tƣợng vay vốn rộng, mức vay vốn hộ sản xuất 30 triệu đồng trên hộ không phải làm thủ tục thế chấp tài sản, phƣơng thức cho vay theo tổ lập trong thôn, bản, thông qua các tổ chức hội. + Thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo Đảng, nhà nƣớc đã có chính sách cho vay vốn đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, chƣơng trình thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nƣớc, đối với đồng bào nghèo dân tộc thiểu số, đƣợc vay vốn để định canh định cƣ; ổn định cuộc sống từng bƣớc phát triển kinh tế gia đình, vƣơn lên thoát khỏi nghèo đói cùng hòa nhập với cộng đồng. + Chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm: Đây là chƣơng trình quốc gia nhằm mục đích giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Năm 2003, NHCS nhận bàn giao 2.997 triệu đồng nguồn vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm từ kho bạc huyện chuyển sang NHCS huyện quản lý, với 23 dự án. Sau 5 năm hoạt động NHCS huyện Phú Lƣơng đã phối hợp với phòng Nội vụ huyện, các ngành chức năng, đoàn thể xã hội thẩm định giải quyết cho 116 dự án kết quả thực hiện. Doanh số cho vay trong 5 năm là 9.250 triệu đồng, doanh số thu nợ trong 5 năm là 1.312 triệu đồng, dƣ nợ đến 31/12/2007 là 4.601 triệu đồng, bao gồm 116 dự án,. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động của nông hộ huyện Phú Lƣơng a. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng diện tích gieo trồng Xã Vô Tranh và xã Động Đạt là 2 xã có nhiều đồi núi với độ dốc thoai thoải, hơn nữa chất đất ở đây rất thích hợp với cây chè. Trong các loại cây trồng đã đƣợc phân tích ở phần thực trạng cho thấy giá trị sản xuất của cây chè là khá cao và sử dụng không nhiều công lao động. 1 sào trồng chè có thể đem lại giá trị sản xuất 3 triệu đồng/công lao động/năm trong đó các cây trồng khác không có đƣợc. Vùng trồng lúa nƣớc 2 xã Động Đạt và Yên Trạch có địa hình bằng phẳng nên sử dụng phƣơng pháp luân canh, trồng xen canh gối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58 56 vụ. Khuyến khích các hộ trồng rau sạch vì thị trƣờng hiện nay rất khan hiếm nguồn rau sạch và củ, quả có giá trị dinh dƣỡng cao. Xã Yên Trạch là xã vùng cao có địa hình phức tạp, có nhiều núi cao thích hợp cho trồng rừng, vừa chống xói mòn vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao cụ thể nhƣ trồng cây Keo, Mỡ, Bạch đàn ... Vùng trồng lúa nƣớc có quy mô manh mún nên dùng phƣơng thức dồn điền đổi thửa để thuận lợi cho việc canh tác sẽ giảm thiểu đƣợc công lao động, chuyển lao động này sang công việc khác. Những vùng đất đồi thoải hơn nên trồng chè có năng suất cao nhƣ chè cành, chè Bát tiên ... b. Giải pháp về phát triển chăn nuôi Cụ thể về chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa nhƣ nuôi gà sạch, đặc biệt là giống gà lai chọi hình thức nuôi nhƣ giống gà truyền thống vừa nhanh lớn lại vừa có giá trị sử dụng cao. Nhu cầu của thị trƣờng sử dụng sản phẩm hƣớng nạc và sản phẩm thịt lợn quay bằng lợn siêu nạc đang đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng, do vậy phát triển mô hình nuôi lợn siêu nạc với quy mô lớn, tiếp cận học tập kinh nghiệm ở một số trang trại nuôi loại siêu nạc ở huyện Phổ Yên. Với địa hình và không gian rộng và có nhiều đồi núi để chăn thả nhƣ huyện Phú Lƣơng nên mở những trang trại nuôi thả trâu bò để lấy thịt, bên cạnh đó mở những cơ sở chế biến thịt xô và thịt lọc cung cấp cho thị trƣờng trong và ngoài huyện, sẽ thu hút đƣợc một số lao động dƣ thừa trong lao động nông thôn. c. Giải pháp về phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đa dạng hóa ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng của ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thƣơng mại là biện pháp cơ bản, lâu dài để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động nông thôn. Phát triển ngành nghề mây tre đan để tạo điều kiện cho những lao động có sự khéo léo và sức khỏe kém đặc biệt là lao động nữ không đủ điều kiện làm những việc nặng nhọc, những lao động này thƣờng không có cơ hội để tìm đƣợc việc làm ngoài xã hội hoặc chỉ làm đƣợc những công việc có thu nhập thấp. d. Giải pháp về củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động huyện Phú Lƣơng. Những khó khăn về cơ sở hạ tầng nhƣ hiện nay đã cản trở rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đến khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm của ngƣời lao động trong huyện. Muốn phát triển nghề trồng rừng cần phải làm mới, làm kiên cố những con đƣờng để phƣơng tiện vận tải vào đƣợc tận vùng khai thác. e. Giải pháp về đất đai Hiện nay, đất canh tác của huyện vừa ít, vừa manh mún lại vừa chƣa đƣợc sử dụng hợp lý. Vì vậy, huyện cần phải có chính sách khuyến khích ngƣời dân khai hoang phục hóa đƣa diện tích đất chƣa sử dụng vào sản xuất. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời dân tiến hành dồn điền đổi thửa cho nhau để có diện tích canh tác trên mảnh lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển sản xuất hàng hóa. Những khu đất ở ven quốc lộ 3, ven các đƣờng trục chính và khu trung tâm nên quy hoạch chuyển vào đất thổ cƣ để phát triển ngành nghề và dịch vụ. Cần có những chính sách về đất đai hợp lý nhƣ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tiền thuê đất,để khuyến khích các nhà đầu tƣ vào sản xuất trên địa bàn nhằm tạo ra nhiều việc làm cho lao động trong huyện. f. Giải pháp về vốn Nhà nƣớc cần mở rộng hơn nữa các chƣơng trình cho vay vốn đến tận tay ngƣời dân thông qua các tổ chức tín dụng, các ngân hàng, các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng nhƣ hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên việc cho vay vốn phải xác định đúng đối tƣợng đƣợc vay, số lƣợng vốn vay phải đảm bảo cho ngƣời đi vay có đủ khả năng tái sản xuất mở rộng, các phƣơng thức thu hồi vốn phải phù hợp với đặc điểm và chu kỳ của sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh việc cho vay vốn cần làm tốt công tác khuyến nông, hƣớng dẫn và tƣ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58 57 vấn cho ngƣời dân cách thức đầu tƣ và sử dụng vốn vay để việc đầu tƣ mang lại hiệu quả cao và phải giám sát việc sử dụng vốn vay thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng. Tránh tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích và không có khả năng hoàn trả. Ngoài ra có thể cho ngƣời nông dân vay vốn bằng hiện vật thông qua hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nhƣ các tƣ liệu sản xuất trong nông nghiệp. Ngƣời lao động, trƣớc hết phải biết huy động vốn từ nguồn vốn tự có của bản thân, của gia đình và quan trọng là xác định đƣợc kế hoạch sử dụng và phân bổ số vốn vay đó cho từng khâu của quá trình sản xuất sao cho hợp lý và đem lại hiệu quả đồng vốn cao nhất. g. Giải pháp về khoa học kỹ thuật Đối với ngƣời lao động nông nghiệp cần tập trung nâng cao kỹ năng sản xuất của họ, từ khâu chọn giống, làm đất canh tác, chăm sóc và thu hoạch. Để thực hiện tốt điều này cần tăng cƣờng công tác khuyến nông, cần trợ giúp cho họ khâu kỹ thuật trong quy trình sản xuất thử nghiệm, xây dựng mô hình điển hình để chuyển giao khoa học kỹ thuật có hiệu quả. Động viên và khuyến khích các hộ sản xuất giỏi tham gia vào công tác khuyến nông để việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đạt kết quả cao và sẽ dễ thuyết phục hơn. Đối với lao động có tham gia hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cần khuyến khích họ mở rộng quy mô đầu tƣ theo chiều sâu, lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp với một số khâu để có điều kiện nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Thông qua các tổ chức đoàn thể giới thiệu những ngành nghề mới phù hợp với địa phƣơng để ngƣời dân áp dụng vào sản xuất nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời lao động và tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. h. Giải pháp về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển mạng lƣới đào tạo nghề đến năm 2020. Tiếp tục nâng cấp trung tâm dạy nghề của huyện, dự kiến đến năm 2010 huyện thành lập trƣờng dạy nghề thuộc tỉnh quản lý. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tƣợng là lao động thuộc diện chính sách ngƣời có công, chính sách xã hội và mở rộng thêm đối tƣợng là lao động trẻ em, nông dân không còn đất sản xuất. Thực hiện tốt chƣơng trình đào tạo nghề cho nông dân của huyện, nhằm tạo ra lực lƣợng lao động có trình độ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức kết nối tuyển sinh dạy nghề giữa các cơ sở đào tạo nghề, trƣờng nghề với các doanh nghiệp, phát triển mô hình đào tạo nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng. i. Giải pháp về đẩy mạnh xuất khẩu lao động và đưa lao động ra ngoài địa bàn làm việc Chính quyền địa phƣơng cần hợp tác tốt với các cơ quan chức năng trong việc tƣ vấn, đào tạo, hỗ trợ để ngƣời lao động đƣợc tham gia xuất khẩu, đƣa xuất khẩu lao động thành giải pháp hiệu quả trong công tác tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Bên cạnh công tác xuất khẩu lao động ra nƣớc ngoài thì việc hợp tác với các công ty, các tổ chức trong nƣớc để tìm và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động địa phƣơng cũng là một giải pháp tốt và có hiệu quả cao. KẾT LUẬN Huyện Phú Lƣơng có 66.132 lao động, trong đó lao động nông thôn có hơn 56.635 ngƣời chiếm khoảng 85,64% lực lƣợng lao động trong huyện. Khoảng 95% lao động nông thôn là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Hệ số sử dụng thời gian lao động trong nông hộ thấp, năm 2009 bình quân là 74,7%. Tỷ suất sử dụng lao động trong nông hộ tại các xã điều tra dao động từ 72,51 đến 82,34%. Trong đó xã Động Đạt có tỷ xuất sử dụng lao động cao nhất và tỷ suất lao động chƣa đƣợc sử dụng là 17,66%, xã Yên trạch còn dƣ thừa là 27,49% và xã Vô Tranh còn dƣ thừa là 24,68%. Giá trị lao động và thu nhập thấp, phần lớn không có tích lũy đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo ở khu vực nông thôn hiện nay. Trong những năm qua huyện đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, tạo ra việc làm cho hàng nghìn ngƣời lao động. Hệ số sử dụng thời gian lao động trong nông hộ tăng lên, chất lƣợng nguồn lao động bƣớc đầu có tiến bộ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58 58 từng bƣớc đáp đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động trong và ngoài tỉnh. Vấn đề giải quyết việc làm đƣợc triển khai bƣớc đầu đã có chuyển biến tích cực, song chƣa cơ bản. Để giải quyết việc làm cho lao động trong nông hộ, trong thời gian tới huyện cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng diện tích gieo trồng; phát triển chăn nuôi; phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp; củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng; ổn định đất đai; tăng cƣơng đầu tƣ vốn; tăng cƣờng khoa học kỹ thuật; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đẩy mạnh xuất khẩu lao động và đƣa lao động ra địa bàn ngoài huyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phan Sĩ Mẫn, “Giải quyết việc làm ở nông thôn trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 225 - 2/1997. [2]. Phòng Thống kê huyện Phú Lƣơng, Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2007 -2009. [3]. Vũ Văn Phúc (2005), "Giải quyết việc làm và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực lao động nông thôn Việt Nam hiện nay", Tạp chí Kinh tế châu Á-Thái Bình Dƣơng. [4]. Trung tâm giới thiệu việc làm huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo cuối năm 2005, 2006, 2007. [5]. Nguyễn Quốc Tuấn, Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn xã Thạch Xá – Thạch Thất – Hà Tây, ĐHKT&QTKD [6]. Tạ Đình Tứ (2007 ), Thực trạng và một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động xã Lương Sơn – TP. Thái Nguyên. [7]. Ngô Xuân Hoàng (2009), “Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên” Báo cáo kết quả đề tài NCKH cấp Bộ.. [8]. UBND huyện Phú Lƣơng (2007): Báo cáo thực hiện kế hoạch KT-XH năm 2007. SUMMARY THE CURRENT STATUS ON LABORS AND WORKING IN FARMER’S HOUSEHOLD OF PHU LUONG DICSTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Ngo Xuan Hoang * College of Economic and Technology – TNU Phu Luong district has 66,132 employees, of which the rural labor force has more than 56,635 accounts for 85.64% of the workforce in the district. About 95% of rural workers are unskilled workers, with no technical expertise. Score labor time used in the household low as 74.7% in 2009. Ratio of the employers surveyed areas of the three communes ranged from 72.51 to 82.34%. Value and low-income workers, the majority does not accumulate the basic causes that lead to poverty in rural areas in the district. In recent years many districts have policies to create jobs for workers, creating jobs for thousands of workers. The issue of jobs initially deployed has changed, but not fundamental. To create jobs for workers in the household, the district needs time to focus on the following issues: restructuring and reasonable increase crop sown area, livestock development, developing non-agricultural sectors, consolidate and build infrastructure, land stability, boost investment and enhance scientific and technical vocational training for rural workers and boost the export of labor and sending laborers into the area outside the district. Key word: The carrent status, Labors, working, farmers, Phu Luong Dicstrict * Tel: 0912.140.868 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_lao_dong_va_viec_lam_trong_cac_ho_nong_dan_huyen.pdf
Tài liệu liên quan