Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên

BÀN LUẬN Tại 4 xã người Dao nghiên cứu cho thấy chủ hộ chủ yếu là nam giới (84,0%), trung bình mỗi hộ có từ 4-6 người. Trình độ học vấn của người Dao nhìn chung còn thấp, tỷ lệ biết đọc biết viết chiếm 46,79%, trong khi đó người có trình độ học vấn cao rất thấp (0,5%). Tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao (67,4%), số hộ gia đình không có phương tiện truyền thông chiếm 25,1%, số hộ sống ở nhà tạm chiếm 5,7%. Số liệu này phù hợp với tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 [2]. Người Dao sử dụng nguồn nước chủ yếu là nước máng lần (44,5%) không đảm bảo vệ sinh và nước thải sinh hoạt hàng ngày phần lớn để chảy tự do ra ruộng vườn hoặc ao hồ, chỉ có 17,4% số hộ có hố chứa nước thải kèm theo rác thải vứt bừa bãi, không xử lý gì chiếm tỷ lệ cao (69,6%). Đặc biệt là rác thải của HCBVTV bị vứt bỏ ngay tại ruộng, vườn, sông suối (78,1%) và rửa dụng cụ phun thuốc ở mương, suối (69,0%) gây ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu cao (70,6%), người Dao chủ yếu phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh như: rừng, ruộng, vườn… chiếm 68,1%. Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt tỷ lệ 16,7%, trong đó có 5,0% sử dụng đúng cùng với phong tục, tập quán nuôi gia súc, gia cầm thả rông (27,3%), để chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm gần nhà (54,3%), chất thải của gia súc, gia cầm không được xử lý, để bữa bãi (56,3%) đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước và gây ra các bệnh vè đường tiêu hóa, bệnh ngoài da… Tóm lại hành vi đúng về VSMT của người Dao còn rất thấp, chỉ đạt 3,3%, thấp nhất là hành vi quản lý và sử dụng phân gia súc (0,1%) và phân người (4,0%) tất cả các yếu tố này gây ô nhiễm môi trường đây là những vấn đề cần phải giải quyết mới nâng cao được sức khỏe của cộng đồng người Dao. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn (2004), Thực trạng KAP về vệ sinh môi trường của người dân ở 2 xã vùng cao huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên [5] và Nguyễn Thị Khánh Linh (2007), Thực trạng các công trình vệ sinh của người dân xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong phong trào xây dựng làng văn hoá sức khoẻ [6]. Tại các xã nghiên cứu cho thấy kiến thức về vệ sinh môi trường của người Dao còn rất kém (Không đúng = 71,3%), hiểu biết về vệ sinh nhà ở của người Dao chưa đầy đủ chỉ có 20,0% trả lời cần đủ ánh sáng trong nhà, 39,0% người Dao cho rằng đun bếp trong nhà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt hiểu biết về các yếu tố gây ô nhiễm môi trường còn hạn chế. Người Dao cho rằng 30,7% phân người - động vật và 15,7% rác thải gây ô nhiễm không khí. 22,6% rác thải và 63,1% phân người - động vật gây ô nhiễm nguồn nước. Người Dao hiểu chưa đúng về nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt như: nước máng lần (40,5%) và nước suối (7,1%) đây là nguồn nước chưa hợp vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Kiến thức về nhà tiêu hạn chế vẫn còn 18,3% cho rằng dùng nhà tiêu cầu ao là hợp vệ sinh hoặc không biết. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và các bệnh đường tiêu hóa. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hương Nga, Đàm Khải Hoàn (2001), Bước đầu nhận xét một số phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sức khoẻ người Dao ở một số bản vùng III thuộc tỉnh Bắc Kạn [8] và Lê Thị Nguyệt, Đàm Khải Hoàn (2001), Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người Nùng, Dao ở 2 xã vùng cao vùng sâu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên [9]. Thái độ của người Dao đối với vệ sinh nhà ở và các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường ở mức trung bình (45,1% có thái độ đúng), cụ thể: 91,8% người Dao cho rằng vệ sinh nhà ở là cần thiết và 80,2% gia đình thấy cần thiết phải chuyển chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà. 78,9% người Dao thấy rằng cần thiết phải xử lý rác thải hàng ngày và 63,5% gia đình thấy cần thiết xử lý phân người, phân gia xúc, gia cầm trước khi sử dụng. Vẫn còn 46,5% cho rằng không cần thiết hoặc không biết phải xử lý phân trước khi sử dụng đây chính là nguồn gây ô nhiễm nước, môi trường và các dịch bệnh đường tiêu hóa trong cộng đồng. Kết quả này phù hơp với nghiên cứu Mai Đình Đức, Lê văn Tuấn, Nông thanh Sơn (2005), Ôn Lương, huyện Phú Lương [4] và Võ Thị Mai, Lê Văn Tuấn (2003), Thực trạng môi trường ở xã Ôn Lương huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên [7].

pdf8 trang | Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10 3 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DAO TẠI MỘT SỐ XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN Hoàng Anh Tuấn1*, Đàm Khải Hoàn2 , Nguyễn Văn Hiến3 1Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, 2Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên, 3Trường Đại học Y khoa Hà Nội TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện tại 4 xã đặc biệt khó khăn, nơi có đông người dân tộc Dao sinh sống của huyện Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên năm 2011 Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành hành (KAP) về vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 840 hộ gia đình người Dao (Tiêu chuẩn cả vợ và chồng đều là người Dao). Kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh môi trường (VSMT) của người Dao được đánh giá qua phỏng vấn và lượng hóa bằng cách cho điểm trên nguyên tắc trả lời đúng được 2 điểm, đúng nhưng không đầy đủ được 1 điểm, không biết hoặc trả lời sai được 0 điểm. Dựa trên cắt đoạn 50% của tổng số điểm chia kiến thức, thái độ, hành vi thành 2 mức: + Đúng: ≥ 50% tổng số điểm. + Chưa đúng: <50% tổng số điểm. Kết quả và kết luận: Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của người Dao ở các xã đặc biệt khó khăn là rất thấp, cụ thể: Tỷ lệ hộ nghèo còn cao (67,4%), trình độ học vấn thấp, tỷ lệ biết đọc biết viết (46,79%), người có trình độ học vấn cao (0,5%). Gia đình không có phương tiện truyền thông (25,1%), ở nhà tạm (5,7%). Những hành vi chưa đúng về vệ sinh môi trường của người Dao là rất cao (96,7%) cụ thể như sau: Sử dụng nguồn nước sạch chưa đúng (58,7%); quản lý và sử dụng phân người, phân gia súc chưa đúng (96% - 99,9%); Tỷ lệ hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu cao (70,6%) và chỉ có 5% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh sử dụng đúng. Người Dao chủ yếu phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh như: rừng, ruộng, vườn chiếm 68,1%, xử lý rác thải hàng ngày chưa đúng (69,6%). Kiến thức về vệ sinh môi trường của người Dao còn rất yếu (71,3%), hiểu biết về các yếu tố nguy cơ còn rất hạn chế: 39% cho rằng đun bếp trong nhà không ảnh hưởng đến sức khỏe; 20% cần đủ ánh sáng trong nhà, 45,6% xung quanh nhà phải sạch, 30,7% phân người - động vật và 15,7% rác thải gây ô nhiễm không khí. 22,6% rác thải và 63,1% phân người - động vật gây ô nhiễm nước. Thái độ đúng về vệ sinh môi trường của người Dao ở mức độ trung bình (45,1%) cụ thể: 80,2% người Dao cho rằng cần phải chuyển chuồng gia súc, gia cầm xa nhà ở, 78,9% cần phải xử lý rác thải hàng ngày, 63,5% cần phải xử lý phân người, phân gia súc, gia cầm, 91,8% cần phải vệ sinh nhà ở. Từ khóa: Kiến thức, Thái độ, Thực hành, Vệ sinh môi trường, Dân tộc Dao. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống đồng bào dân tộc miền núi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội tại khu vực này vẫn còn thấp kém hơn nhiều so với khu vực khác. Nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu, trình độ dân trí chưa được nâng cao, do đó tình * Tel: 0913 031627; Email: tuancdyttn@gmail.com trạng ô nhiễm môi trường do con người gây ra đang là vấn đề đáng lo ngại, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân [1], [2]. Người Dao ở Thái Nguyên đã được định cư lâu đời, họ sống chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại như phóng uế bừa bãi, dùng nước khe nước suối để ăn uống và sinh hoạt, nuôi gia súc thả rông vẫn còn khá phổ biến. Tất cả tập quán và hành vi này tạo nên môi trường sống của người Dao không hợp vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10 4 kinh tế, văn hoá và xã hội của cộng đồng người Dao [3], [4], [7]. Đây chính là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài:“ Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái nguyên" với các mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của người Dao tại 4 xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên. 2. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Chủ các hộ gia đình người Dao Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: xã Vũ Chấn, Liên Minh, Phương Giao (Võ Nhai) và Cây Thị (Đồng Hỷ). - Thời gian: tháng 6/2011 đến tháng 8/2011 Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang * Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả được tính theo công thức sau: 2 2 )2/1( ).( )1( p pp n Z     p: Tỷ lệ người Dao có hành vi sử dụng Nhà tiêu hợp vệ sinh theo kết quả nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn [4 ] là: 0,25. Z 1 - /2 : Hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin cậy 95%  Z 1 - /2 = 1,96 : độ chính xác tương đối, chọn  = 0,25 Thay vào công thức tính được n = 185 để tăng tính đại diện cộng 10% làm tròn là 210 hộ/1 xã. Như vậy tổng số mẫu cần phải điều tra ở 4 xã là 840 hộ gia đình. * Chọn mẫu nghiên cứu mô tả: chọn 4 xã chủ đích là các xã có nhiều người Dao sinh sống - Chọn hộ gia đình người Dao theo cách ngẫu nhiên đơn, mỗi hộ gia đình chọn một người lớn (chủ hộ trong gia đình) để nghiên cứu. Bảng 1. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của đối tượng nghiên cứu Thông tin về đối tượng nghiên cứu SL (n=840) Tỷ lệ % Tuổi < 25 37 4,4 25-59 740 88,1 ≥ 60 63 7,5 Giới Nam 706 84,0 Nữ 134 16,0 Trình độ học vấn Biết đọc biết viết 393 46,8 Tiểu học 294 35,0 THCS 133 15,8 THPT 16 1,9 THCN/ CĐ/ĐH 4 0,5 Kinh tế gia đình Hộ nghèo 566 67,4 Hộ không nghèo 274 32,6 Phương tiện truyền thông Đài 153 18,2 Vô tuyến 566 67,4 Báo, tạp chí 24 2,9 Không có 211 25,1 Nhà ở Nhà xây các loại 158 18,8 Nhà gỗ 622 74,0 Nhà trình đất 12 1,4 Nhà tạm 48 5,7 Số người sống cùng gia đình < 4 198 23,6 4-6 571 68,0 >6 71 8,5 Trung bình 4,42 ± 1,45 Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10 5 * Phương pháp thu thập thông tin - Phỏng vấn các chủ hộ gia đình bằng bộ câu hỏi và quan sát bằng bảng kiểm để đánh giá KAP về vệ sinh môi trường: Chỉ số nghiên cứu - Nhóm chỉ số về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của người Dao tại 4 xã nghiên cứu - Nhóm chỉ số về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành VSMT của người Dao tại 4 xã nghiên cứu. Phương pháp xử lý số liệu. Số liệu được phân tích trên chương trình SPSS 18.0 bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê phân tích, tính toán tần suất và tỷ lệ %. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thông tin chung các hộ gia đình người Dao tại 4 xã nghiên cứu Nhận xét bảng 1: Đối tượng phỏng vấn chủ yếu ở lứa tuổi trưởng thành 25-59 tuổi (88,1%), chủ hộ chủ yếu là nam giới (84,0%), trình độ học vấn nhìn chung còn thấp, tỷ lệ biết đọc biết viết chiếm 46,79%, trong khi đó người có trình độ học vấn cao rất thấp (0,5%). Tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao (67,4%), số hộ gia đình không có phương tiện truyền thông chiếm 25,1%, số hộ sống ở nhà tạm chiếm 5,7%, số người trong một hộ gia đình người Dao trung bình là 4,42 ± 1,45 người, tỷ lệ hộ gia đình có từ 4-6 người cao (68,0%). Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã nghiên cứu Bảng 2. Hành vi sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt của người Dao Sử dụng nước ăn uống sinh hoạt SL (n=840) Tỷ lệ % Số hộ sử dụng nước sạch 388 46,3 Số hộ sử dụng nước giếng đào 352 41,9 Số hộ sử dụng nước mưa 36 4,3 Số hộ sử dụng nước máng lần 374 44,5 Số hộ sử dụng nước suối 78 9,3 Số hộ có hố chứa nước thải 146 17,4 Số hộ cho nước thải chảy vào ao hồ 53 6,3 Số hộ cho nước thải chảy ra ruộng, vườn 561 66,8 Số hộ để nước thải đọng thành vũng 80 9,5 Nhận xét: Người Dao ở vùng sâu chủ yếu sử dụng nước máng lần (44,5%) và nước giếng đào (41,9%). Tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch đạt 46,3%. Nước thải sinh hoạt phần lớn chảy trực tiếp ra ruộng vườn hoặc ao hồ, chỉ có 17,4% số hộ có hố chứa nước thải. Bảng 3. Hành vi quản lý phân người của người Dao Hành vi quản lý phân người SL (n=840) Tỷ lệ % Số hộ có nhà tiêu 247 29,4 Số hộ không có nhà tiêu 593 70,6 Số hộ có nhà tiêu tự hoại 17 2,0 Số hộ có nhà tiêu thấm dội nước 5 0,6 Số hộ có nhà tiêu 1 ngăn 98 11,7 Số hộ có nhà tiêu 2 ngăn 96 11,4 Số hộ có nhà tiêu đào/chìm 22 2,6 Số hộ có nhà tiêu khác (thùng, cầu) 9 1,1 Số hộ phóng uế ra rừng, ruộng, vườn 572 68,1 Số hộ đi đại tiện nhờ hàng xóm 21 2,5 Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh 140 16,7 Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh sử dụng đúng 42 5,0 Nhận xét: Tỷ lệ hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu cao (70,6%), người Dao chủ yếu phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh như: rừng, ruộng, vườn chiếm 68,1%. Số hộ có nhà tiêu thì chủ yếu là nhà tiêu 1 ngăn hoặc 2 ngăn, (11,4%; 11,7%), số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt tỷ lệ 16,7%, đặc biệt số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh sử dụng đúng rất thấp đạt tỷ lệ 5,0%. Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10 6 Bảng 4. Hành vi quản lý phân gia súc gia cầm của người Dao Hành vi quản lý phân gia súc SL (n=840) Tỷ lệ % Số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm 781 93,0 Số hộ thả rông gia súc, gia cầm 229 27,3 Số hộ có chuồng gia súc, gia cầm cách nhà ở < 5m 203 24,2 Số hộ có chuồng gia súc, gia cầm cách nhà ở 5 - 10m 253 30,1 Số hộ có chuồng gia súc, gia cầm cách nhà ở > 10m 96 11,4 Số hộ để chất thải gia súc, gia cầm bừa bãi, không xử lý 473 56,3 Số hộ có hố chứa chất thải gia súc, gia cầm nhưng không có nắp đậy 295 35,1 Số hộ có hố ủ chất thải gia súc, gia cầm hợp vệ sinh 13 1,6 Nhận xét: Hầu hết hộ gia đình người Dao đều chăn nuôi gia súc, gia cầm (93,0%). Tuy nhiên vẫn còn 27,3% số hộ nuôi gia súc, gia cầm thả rông, chỉ có 11,4% hộ gia đình có chuồng chăn nuôi gia súc cách xa nguồn nước, nhà ở đảm bảo vệ sinh >10m. Chất thải của gia súc, gia cầm không được xử lý, để bữa bãi chiếm tỷ lệ cao 56,3%, tỷ lệ hộ gia đình có hố ủ phân gia súc, gia cầm thấp (1,6%). Bảng 5. Hành vi sử dụng phân bón ruộng và hoa mầu của người Dao Hành vi sử dụng phân bón SL (n=840) Tỷ lệ % Số hộ có sử dụng phân bón ruộng 758 90,2 Số hộ có sử dụng phân hóa học 517 61,5 Số hộ có sử dụng phân người 76 9,1 Số hộ có sử dụng phân gia súc 527 62,7 Số hộ sử dụng phân tươi 382 45,5 Số hộ sử dụng phân ủ 144 17,1 Số hộ ủ phân < 3 tháng 74 8,8 Số hộ ủ phân 3- 6 tháng 62 7,4 Số hộ ủ phân > 6 tháng 8 1,0 Nhận xét: 71,8% hộ gia đình người Dao sử dụng phân người hoặc phân gia súc làm phân bón ruộng và hoa màu, trong đó hành vi sử dụng phân tươi khá phổ biến (45,5%). Số hộ gia đình sử dụng phân ủ thấp (17,1%), thời gian ủ phân < 3 tháng chưa đảm bảo vệ sinh chiếm 8,8%. Bảng 6. Hành vi xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải hóa chất BVTV của người Dao Hành vi xử lý rác thải và HCBVTV SL (n=840) Tỷ lệ % Số hộ vứt rác thải bừa bãi không xử lý 585 69,6 Số hộ tập trung rác thải vào hố để chôn 77 9,2 Số hộ tập trung rác thải vào để đốt 178 21,2 Số hộ chôn, đốt bao bì, chai lọ HCBVTV 171 20,4 Số hộ vứt bao bì, chai lọ HCBVTV ra ruộng, sông suối 656 78,1 Số hộ đem bao bì, chai lọ HCBVTV về sử dụng lại 13 1,5 Số hộ rửa dụng cụ phun HCBVTV tại mương, suối 580 69,0 Số hộ rửa dụng cụ phun HCBVTV tại ao, ruộng 183 21,8 Số hộ rửa dụng cụ phun HCBVTV tại nhà 41 4,9 Số hộ không rửa dụng cụ phun HCBVTV 36 4,3 Nhận xét: Tỷ lệ hộ người Dao vứt bừa bãi, không xử lý gì chiếm tỷ lệ cao (69,6%). Đặc biệt là rác thải của HCBVTV bị vứt bỏ ngay tại ruộng, vườn, sông suối (78,1%) và rửa dụng cụ phun thuốc ở mương, suối (69,0%). Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10 7 Bảng 7. Đánh giá hành vi vệ sinh môi trường của người Dao Hành vi VSMT Mức độ SL (n=840) Tỷ lệ % Hành vi sử dụng nguồn nước sạch Đúng 347 41,3 Không đúng 493 58,7 Hành vi quản lý và sử dụng phân người Đúng 34 4,0 Không đúng 806 96,0 Hành vi quản lý và sử dụng phân gia súc Đúng 1 0,1 Không đúng 839 99,9 Hành vi xử lý rác thải Đúng 255 30,4 Không đúng 585 69,6 Đánh giá chung về hành vi VSMT Đúng 28 3,3 Không đúng 812 96,7 Nhận xét: Hành vi đúng về VSMT của người Dao còn rất thấp, chỉ đạt 3,3%. Thấp nhất là hành vi quản lý và sử dụng phân gia súc (0,1%) và phân người (4,0%). Thực trạng kiến thức về vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã nghiên cứu Bảng 8. Kiến thức của người Dao về nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh Kiến thức Chỉ số SL (n=840) Tỷ lệ % Nguồn nước được hiểu là hợp vệ sinh Nước giếng 550 65,5 Bể nước mưa 209 24,9 Nước máng lần 340 40,5 Nước suối, không biết 60 7,1 Loại nhà tiêu được hiểu là hợp vệ sinh Nhà tiêu tự hoại - thấm 458 54,5 Nhà tiêu hai ngăn 426 50,7 Nhà tiêu một ngăn 151 18,0 Nhà tiêu đào 94 11,2 Nhà tiêu cầu ao 153 18,3 Nhận xét: Loại nguồn nước mà người Dao cho rằng hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ cao là nước giếng (65,5%), nước máng lần (40,5%), vẫn còn 7,1% không biết nguồn nước hợp vệ sinh hoặc cho rằng nước suối là hợp vệ sinh. Loại nhà tiêu hợp vệ sinh mà người Dao biết là nhà tiêu tự hoại (54,5%), nhà tiêu 2 ngăn (50,7%%), vẫn còn 18,3% cho rằng nhà tiêu cầu ao là hợp vệ sinh. Bảng 9. Kiến thức của người Dao về yếu tố ô nhiễm môi trường và nhà ở Kiến thức Chỉ số SL (n=840) Tỷ lệ % Yếu tố gây ô nhiễm không khí Khói bụi 342 40,7 Rác thải 132 15,7 Phân gia súc, gia cầm, phân người 258 30,7 Yếu tố gây ô nhiễm nước Khói bụi 17 2,0 Rác thải 190 22,6 Phân gia súc, gia cầm, phân người 530 63,1 Yếu tố vệ sinh nhà ở Giữ gìn nhà ở sạch sẽ 691 82,3 Đồ đặc ngọn gàng ngăn nắp 456 54,3 Nhà đủ ánh sáng 168 20,0 Xung quanh nhà sạch sẽ 383 45,6 Đun bếp trong nhà không ảnh hưởng sức khỏe 328 39,0 Nhận xét: 40,7% người Dao biết yếu tố gây ô nhiễm không khí là do khói bụi, 63,1% biết yếu tố gây ô nhiễm nước là do phân gia súc, gia cầm và phân người, nhưng vẫn còn 39% người Dao cho rằng đun bếp trong nhà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10 8 Bảng 10. Đánh giá kiến thức chung về vệ sinh môi trường của người Dao Kiến thức SL (n=840) Tỷ lệ % Đúng 241 28,7 Không đúng 599 71,3 Nhận xét: Hầu hết người Dao có kiến thức chưa đúng về VSMT (71,3%), chỉ có 28,7% người Dao có kiến thức đúng về VSMT. Thực trạng thái độ về vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã nghiên cứu Bảng 11. Thái độ của người Dao về vệ sinh môi trường Thái độ Chỉ số SL (n=840) Tỷ lệ % Cần phải chuyển chuồng gia súc, gia cầm xa nhà ở Cần thiết 674 80,2 Không rõ 89 10,6 Không cần thiết 77 9,2 Cần phải xử lý rác thải hàng ngày Cần thiết 663 78,9 Không rõ 144 17,1 Không cần thiết 33 3,9 Cần phải xử lý phân người, phân gia súc, gia cầm Cần thiết 533 63,5 Không rõ 227 27,0 Không cần thiết 80 9,5 Cần phải vệ sinh nhà ở Cần thiết 771 91,8 Không rõ 63 7,5 Không cần thiết 6 0,7 Nhận xét: 80,2% người Dao cho rằng cần phải chuyển chuồng gia súc, gia cầm xa nhà ở, 78,9% cần phải xử lý rác thải hàng ngày, 63,5% cần phải xử lý phân người, phân gia súc, gia cầm, 91,8% cần phải vệ sinh nhà ở. Bảng 12. Đánh giá thái độ chung của người Dao về vệ sinh môi trường Thái độ SL (n=840) Tỷ lệ % Đúng 379 45,1 Không đúng 461 54,9 Nhận xét: Thái độ đúng về vệ sinh môi trường của người Dao đạt 45,1%, thái độ không đúng vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn là 54,9%. BÀN LUẬN Tại 4 xã người Dao nghiên cứu cho thấy chủ hộ chủ yếu là nam giới (84,0%), trung bình mỗi hộ có từ 4-6 người. Trình độ học vấn của người Dao nhìn chung còn thấp, tỷ lệ biết đọc biết viết chiếm 46,79%, trong khi đó người có trình độ học vấn cao rất thấp (0,5%). Tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao (67,4%), số hộ gia đình không có phương tiện truyền thông chiếm 25,1%, số hộ sống ở nhà tạm chiếm 5,7%. Số liệu này phù hợp với tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 [2]. Người Dao sử dụng nguồn nước chủ yếu là nước máng lần (44,5%) không đảm bảo vệ sinh và nước thải sinh hoạt hàng ngày phần lớn để chảy tự do ra ruộng vườn hoặc ao hồ, chỉ có 17,4% số hộ có hố chứa nước thải kèm theo rác thải vứt bừa bãi, không xử lý gì chiếm tỷ lệ cao (69,6%). Đặc biệt là rác thải của HCBVTV bị vứt bỏ ngay tại ruộng, vườn, sông suối (78,1%) và rửa dụng cụ phun thuốc ở mương, suối (69,0%) gây ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu cao (70,6%), người Dao chủ yếu phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh như: rừng, ruộng, vườn chiếm 68,1%. Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt tỷ lệ 16,7%, trong đó có 5,0% sử dụng đúng cùng với phong tục, tập quán nuôi gia súc, gia cầm thả rông (27,3%), để chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm gần nhà (54,3%), chất thải của gia súc, gia cầm không được xử lý, để bữa bãi (56,3%) đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước và gây ra các bệnh vè đường tiêu hóa, bệnh ngoài da Tóm lại hành vi đúng về VSMT của người Dao còn Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10 9 rất thấp, chỉ đạt 3,3%, thấp nhất là hành vi quản lý và sử dụng phân gia súc (0,1%) và phân người (4,0%) tất cả các yếu tố này gây ô nhiễm môi trường đây là những vấn đề cần phải giải quyết mới nâng cao được sức khỏe của cộng đồng người Dao. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn (2004), Thực trạng KAP về vệ sinh môi trường của người dân ở 2 xã vùng cao huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên [5] và Nguyễn Thị Khánh Linh (2007), Thực trạng các công trình vệ sinh của người dân xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong phong trào xây dựng làng văn hoá sức khoẻ [6]. Tại các xã nghiên cứu cho thấy kiến thức về vệ sinh môi trường của người Dao còn rất kém (Không đúng = 71,3%), hiểu biết về vệ sinh nhà ở của người Dao chưa đầy đủ chỉ có 20,0% trả lời cần đủ ánh sáng trong nhà, 39,0% người Dao cho rằng đun bếp trong nhà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt hiểu biết về các yếu tố gây ô nhiễm môi trường còn hạn chế. Người Dao cho rằng 30,7% phân người - động vật và 15,7% rác thải gây ô nhiễm không khí. 22,6% rác thải và 63,1% phân người - động vật gây ô nhiễm nguồn nước. Người Dao hiểu chưa đúng về nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt như: nước máng lần (40,5%) và nước suối (7,1%) đây là nguồn nước chưa hợp vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Kiến thức về nhà tiêu hạn chế vẫn còn 18,3% cho rằng dùng nhà tiêu cầu ao là hợp vệ sinh hoặc không biết. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và các bệnh đường tiêu hóa. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hương Nga, Đàm Khải Hoàn (2001), Bước đầu nhận xét một số phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sức khoẻ người Dao ở một số bản vùng III thuộc tỉnh Bắc Kạn [8] và Lê Thị Nguyệt, Đàm Khải Hoàn (2001), Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người Nùng, Dao ở 2 xã vùng cao vùng sâu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên [9]. Thái độ của người Dao đối với vệ sinh nhà ở và các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường ở mức trung bình (45,1% có thái độ đúng), cụ thể: 91,8% người Dao cho rằng vệ sinh nhà ở là cần thiết và 80,2% gia đình thấy cần thiết phải chuyển chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà. 78,9% người Dao thấy rằng cần thiết phải xử lý rác thải hàng ngày và 63,5% gia đình thấy cần thiết xử lý phân người, phân gia xúc, gia cầm trước khi sử dụng. Vẫn còn 46,5% cho rằng không cần thiết hoặc không biết phải xử lý phân trước khi sử dụng đây chính là nguồn gây ô nhiễm nước, môi trường và các dịch bệnh đường tiêu hóa trong cộng đồng. Kết quả này phù hơp với nghiên cứu Mai Đình Đức, Lê văn Tuấn, Nông thanh Sơn (2005), Ôn Lương, huyện Phú Lương [4] và Võ Thị Mai, Lê Văn Tuấn (2003), Thực trạng môi trường ở xã Ôn Lương huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên [7]. KẾT LUẬN 1) Tại 4 xã người Dao nghiên cứu cho thấy chủ hộ chủ yếu là nam giới (84,0%), trung bình có từ 4-6 người/ hộ, trình độ học vấn của người Dao thấp, tỷ lệ biết đọc biết viết/ mù chữ (46,79%), trình độ học vấn cao (0,5%). Tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao (67,4%), hộ phải ở nhà tạm (5,7%) và hộ không có phương tiện truyền thông là 25,1%. 2) Kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên là rất kém cụ thể: kiến thức về vệ sinh môi trường không đúng là 71,3%, thái độ của người Dao đối với vệ sinh nhà ở và các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường không đúng là 54,9% và thực hành về vệ sinh môi trường của người Dao không đúng là 96,7%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội. 2. Bộ kế hoạch và đầu tư, t.c.t.k., Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Phân tích các chỉ số chủ yếu,. Hà Nội, 2011: p. 19-21. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010, Hà Nội- 2005. 4. Mai Đình Đức, Lê văn Tuấn, Nông thanh Sơn (2005), Nghiên cứu giải pháp giáo dục thích hợp về môi trường và sức khoẻ cho đồng bào dân tộc xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên, Tạp chí y học thực hành số 531/2005. 5. Đàm Khải Hoàn (2004), Thực trạng KAP về vệ sinh môi trường của người dân ở 2 xã vùng cao huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí thông tin Y dược học, Số 04/2004, Hà Nội Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10 10 6. Nguyễn Thị Khánh Linh (2007), Thực trạng các công trình vệ sinh của người dân xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong phong trào xây dựng làng văn hoá sức khoẻ, Khoá luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Thái Nguyên. 7. Võ Thị Mai, Lê Văn Tuấn (2003), Thực trạng môi trường ở xã Ôn Lương huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, Nội san Khoa học - Công nghệ Y Dược - Trường đại học y khoa Thái Nguyên, số 2/2003, Tr.14 - 18 8. Nguyễn Hương Nga, Đàm Khải Hoàn (2001), Bước đầu nhận xét một số phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sức khoẻ người Dao ở một số bản vùng III thuộc tỉnh Bắc Kạn, Nội san Khoa học - Công nghệ Y Dược - Trường đại học y khoa Thái Nguyên, Hội nghị khoa học tuổi trẻ số 3/2001, Tr.197 9. Lê Thị Nguyệt, Đàm Khải Hoàn (2001), Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người Nùng, Dao ở 2 xã vùng cao vùng sâu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Nội san Khoa học - Công nghệ Y Dược - Trường đại học y khoa Thái Nguyên, Hội nghị khoa học tuổi trẻ số 3/2001, Tr. 199 - 207 SUMMARY CURRENT STATUS OF KNOWLEDGE, ATTITUDES, PRACTICES ON ENVIRONMENTAL SANITATION OF THE DAO IN A NUMBER OF COMMUNES WITH SPECIAL DIFFICULTIES OF THAI NGUYEN PROVINCE Hoang Anh Tuan1*, Dam Khai Hoan2 , Nguyen Van Hien3 1Thai Nguyên college of Medical, 2College of Medical and Pharmacy - TNU, 3Hanoi University of Medical The study was conducted in four communes with special difficulties, where there are Dao ethnic of Vo Nhai district and Dong Hy district, Thai Nguyen province in 2011 Objective: Assessment of the status of knowledge, attitude and practice of (KAP) on environmental sanitation of the Dao in 4 communes with special difficulties of Thai Nguyên Subjects and Methods: cross-sectional description on 840 Dao households Knives (Standard both husband and wife are the Dao). Knowledge, attitudes and practices of environmental sanitation (WES) of the Dao is evaluated through interviews and quantified by scoring in principle correct answer is 2 points, but not fully correct 1 point, do not know or incorrect answer is 0 points. Based on cutting 50% of total segment score divided knowledge, attitude and behavior into two levels: + Right: ≥ 50% of the total points. + Not true: < 50% of the total points. Results and conclusions: economic conditions, culture and society of the Dao in especially difficult communes is very low, namely: The poverty rate is high (67.4%), education low rate of literacy/ illiteracy (46.79%), people with higher education (0.5%). The family does not have media (25.1%), in the tabernacle (5.7%). The improper behavior of environmental sanitation of the Dao is very high (96.7%) as follows: Use clean water is not correct (58.7%); management and use of human manure, cattle manure is not correct (96% - 99.9%); Percentage of households have no latrines Knives high (70.6%) and only 5% of households have hygienic latrines properly used. The predominantly defecate indiscriminately around the environment, such as forests, fields, gardens ... occupies 68.1 %, daily garbage disposal is not correct (69.6 %). Knowledge of environmental sanitation of the Dao is very weak (71.3%), knowledge of risk factors is very limited: 39% think that the cooking in the house does not affect health; 20% need enough light in the home, 45.6% said that around the house to clean, 30.7% understand human waste - and 15.7% understood that animal waste causes of air pollution; 22.6% said that waste and 63.1% said that human excrement - animal polluted water. The right attitude about environmental hygiene of the Dao in moderate (45.1%) specific: 80.2% of Dao think that it is necesary to move cattle sheds, poultry from houses, 78.9% need to handle waste daily, 63.5% need to handle human waste, animal manure, poultry, 91.8% have sanitary housing. Keywords: Knowledge, Attitudes, Practice, environment sanitation, Dao ethnic Ngày nhận bài:06/6/2014; Ngày phản biện:20/6/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014 Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn – Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên * Tel: 0913 031627; Email: tuancdyttn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_48450_52365_1092015831481_3206_2046564.pdf