1. Kết luận
Tảo được nuôi ở mật độ 15, 20 và 25 vạn
tb/ml cho sinh trưởng, mật độ cực đại cao hơn
(81,77 – 82,27 so với 71,53 vạn tb/ml) và thời
gian đạt pha cân bằng sớm hơn (4 hoặc 5 so
với 6 ngày) so với mật độ thấp 10 vạn tb/ml
(P < 0,05).
Tảo được nuôi pH 7,0 – 8,0 cho sinh
trưởng, mật độ cực đại cao hơn và thời gian
đạt pha cân bằng tốt hơn so với pH 8,5 và 9,0
(67,87 – 78,83 so với 45,53 và 56,33 và ngày
thứ 5 so với ngày thứ 6) (P < 0,05).
Mật độ nuôi 15 vạn tb/ml và pH từ 7,5 – 8,0
nên được sử dụng trong thực tiễn sản xuất để
tiết kiệm nguồn tảo giống, hóa chất điều chỉnh
pH mang lại hiệu quả kinh tế cao.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của mật độ nuôi ban đầu và ph đến sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian pha cân bằng của tảo Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal, 1970) nuôi sinh khối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 121
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI BAN ĐẦU VÀ pH ĐẾN SINH
TRƯỞNG, MẬT ĐỘ CỰC ĐẠI VÀ THỜI GIAN PHA CÂN BẰNG
CỦA TẢO Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal, 1970)
NUÔI SINH KHỐI
EFFECT OF DENSITYAND pH ON GROWTH, MAXIMUM DENSITY
AND THE TIME OBTAINED STATIONARY PHASE
OF Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal, 1970) MASS PRODUCTION
Trần Thị Lê Trang1, Lục Minh Diệp1
Ngày nhận bài: 15/8/2016; Ngày phản biện thông qua: 21/12/2016, Ngày duyệt đăng: 15/6/2017
TÓM TẮT
Mật độ nuôi và pH là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian đạt
pha cân bằng của vi tảo nói chung và tảo T. pseudonana nói riêng. Nghiên cứu được thực hiện với 4 mật độ
(10, 15, 20 và 25 vạn tb/ml) và 5 mức pH (7,0; 7,5; 8,0; 8,5 và 9,0) trong nuôi sinh khối tảo T. pseudonana ở
thể tích 60 lít. Kết quả cho thấy: Tảo được nuôi ở mật độ cao hơn (15, 20 và 25 vạn tb/ml) cho sinh trưởng,
mật độ cực đại cao hơn và thời gian pha cân bằng sớm hơn so với mật độ thấp 10 vạn tb/ml (81,77 – 82,27 so
với 71,53 vạn tb/ml; 4 hoặc 5 so với 6 ngày) (P < 0,05). Kết quả tương tự cũng được ghi nhận đối với các mức
pH trong đó pH thấp từ 7,0 – 8,0 cho sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian đạt pha cân bằng tốt hơn so với
mức pH cao 8,5 và 9,0 (67,87 – 78,83 so với 45,53 và 56,33; ngày thứ 5 so với ngày thứ 6) (P < 0,05). Như vậy,
nên nuôi tảo T. pseudonana ở mật độ 15 vạn tb/ml và pH từ 7,5 đến 8,0.
Từ khóa: Mật độ cực đại, pH, sinh trưởng, pha cân bằng, Thalassiosira pseudonana
ABSTRACT
Density and pH are two factors having signifi cant effects on growth, maximum density and the time obtained
in the stationary phase of microalgae in general and T. pseudonana in particular. The research was carried
out with 4 different density levels (10, 15, 20 and 25 x 104cells/ml) and pH levels (7.0, 7.5, 8.0, 8.5 and 9.0)
in T. pseudonana mass production in volume of 60 liters. The results showed that: T. pseudonana cultured at the
density of 15, 20 and 25 x 104cells/ml gave higher growth, maximum density (81.77 – 82.27 compared to 71.53
104cells/ml) and earlier time of stationary phase (4 or 5 as opposed to 6 days) in comparison with those of
10 x 104cells/ml (P < 0.05). The similar results were also found with pH, in which, lower pH (7.0 – 8.0) showed
higher maximum density and earlier time of stationary phase compared with the higher pH (8.5 and 9.0)
(67.87 – 78.83 as opposed to 45.53 and 56.33; day 5 compared to day 6) (P < 0.05). From this study, it can be
suggested that T. pseudonana should be cultured at the density of 15 x 104cells/ml and pH between 7.5 and 8.0.
Keywords: Growth, maximum density, pH, stationary phase, Thalassiosira pseudonana
1 Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang
122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi tảo (Microalgae) là nguồn thức ăn tự
nhiên, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất
giống các đối tượng thủy sản bao gồm các loài
cá, giáp xác và động vật thân mềm. Kỹ thuật
lưu giữ, nuôi và thu sinh khối tảo là một trong
những khâu then chốt, quyết định đến sự thành
công trong ương nuôi ấu trùng [9, 11]. Cho đến
nay, các trại sản xuất giống ở nước ta chỉ tập
trung sử dụng một vài loại giống tảo bản địa:
Chaetoceros, Nannochloropsis, Isochrysis với
năng suất và chất lượng luôn biến động đặc
biệt là vào mùa mưa, đã ảnh hưởng lớn đến tỷ
lệ sống, khả năng biến thái và chuyển giai đoạn
của ấu trùng, từ đó gián tiếp làm giảm hiệu quả
sản xuất. Đa dạng hóa số loài vi tảo ngoài các
loài bản địa bằng cách di nhập từ nước ngoài
về là một trong những hướng đi đang được
quan tâm, nhằm cải thiện chất lượng và nâng
cao tỷ lệ sống của con giống.
Thalassiosira là loài tảo khuê đơn bào mới
được nhập về nước ta trong những năm gần
đây, có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt
là các axit béo không no đa nối đôi với hàm
lượng DHA và EPA đạt 7,2 mg/ml [14, 15].
Trong điều kiện nuôi nhân tạo, Thalassiosira
có tốc độ sinh trưởng nhanh, có khả năng thích
ứng với những thay đổi môi trường như: pH,
ánh sáng và nhiệt độ [7]. Với những ưu điểm
trên cộng với kích thước tế bào nhỏ 4-6 µm,
Thalassiosira là một trong những loài tảo được
ưu tiên lựa chọn trong các trại sản xuất giống
cá biển (làm thức ăn cho copepoda), các trại
sản xuất nhuyễn thể (giai đoạn nhuyễn thể có
kích thước 200 µm trở lên) và các trại sản xuất
tôm giống (giai đoạn mysis đến post-larvae)
[11, 12].
pH và mật độ nuôi được xem là hai yếu tố
quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến
tốc độ sinh trưởng, mật độ cực đại, thời gian
đạt pha cân bằng và thời gian duy trì của quần
thể tảo nói chung và Thalassiosira nói riêng
[2, 3, 4]. Việc xác định pH và mật độ nuôi thích
hợp không những cho năng suất cao mà còn
tiết kiệm được lượng hóa chất sử dụng và
nguồn tảo giống ban đầu nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế khi nuôi ở quy mô công nghiệp.
Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu về
pH và mật độ nuôi trong nuôi sinh khối tảo
Thalassiosira còn hạn chế do nhiều nguyên
nhân như thiếu nguồn giống, kinh phí triển
khai,. Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm
xác định pH và mật độ nuôi tối ưu cho nuôi
tảo Thalassiosira ở quy mô sinh khối, cung cấp
các dữ liệu quan trọng cho việc thiết lập quy
trình nuôi thu sinh khối loài tảo này phù hợp với
điều kiện khí hậu ở nước ta.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giống tảo
Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal,
1970) được nhập từ Đan Mạch từ năm 2012
và đang được lưu giữ tại phòng Tảo giống
thuộc Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại
học Nha Trang. Nghiên cứu được thực hiện từ
tháng 9 đến tháng 12 năm 2015.
Nguồn nước biển được lấy từ khu vực
Hòn Đỏ thuộc vịnh Nha Trang, cấp vào bể
chứa 10m3, qua hệ thống lọc cát, sau đó để
lắng từ 2 – 3 ngày nhằm loại bỏ cặn, chất hữu
cơ lơ lửng...Nước biển sau khi lọc và lắng
được cấp vào các túi nylon 60 lít và được
xử lý bằng Chlorine 25 ppm trong 1 ngày với
sục khí mạnh để diệt khuẩn, sau đó trung hòa
bằng Natrithiosulfat với tỉ lệ 1:1. Môi trường
dinh dưỡng được sử dụng trong nghiên cứu
này là f/2.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ được
bố trí với 4 nghiệm thức lần lượt là: 10, 15, 20
và 25 vạn tế bào/ml trong nuôi sinh khối tảo
T. pseudonana trong túi nylon 60 lít. Mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần cùng thời điểm.
Ảnh hưởng của pH lên sinh trưởng, mật
độ cực đại và thời gian đạt pha cân bằng
của tảo được bố trí với 5 mức khác nhau:
pH 7,0; 7,5; 8,0; 8,5 và 9,0. Các mức pH được
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 123
điều chỉnh bằng cách sử dụng các hóa chất
HCl và NaOH. Mật độ ban đầu là kết quả tốt
nhất ở thí nghiệm 1. Mỗi nghiệm thức được lặp
lại 3 lần cùng thời điểm.
Trong suốt quá trình thí nghiệm, các thông
số kĩ thuật được đảm bảo phù hợp với sự sinh
trưởng và phát triển của tảo T. pseudonana
gồm: nhiệt độ từ 25 – 350C, độ mặn 30 –
35‰, cường độ ánh sáng dưới 20 klux (nhờ
hệ thống mái che), sục khí liên tục với tốc độ
300 lít/phút.
3. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
3.1. Phương pháp lấy mẫu tảo
Mẫu tảo được lấy một lần trong ngày vào 8
giờ sáng để xác định mật độ tế bào. Lượng mẫu
tảo được lấy mỗi lần là 5 ml. Mẫu sau khi thu
được cố định bằng dung dịch Neutral Lugols
(20g Potasium Iodin (KI) + 10g I2 + 200 mL
nước cất).
3.2. Phương pháp xác định mật độ tế bào tảo
Việc xác định mật độ tế bào được tiến
hành bằng buồng đếm hồng cầu (Neubaeur’s
Hemacytometer); buồng đếm có 25 ô vuông
lớn, mỗi ô có 16 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông nhỏ
có diện tích 0,0025 mm2, độ sâu buồng đếm
0,1 mm.
Lắc đều mẫu tảo, dùng micropipet hút
mẫu tảo cho vào buồng đếm đã được đậy sẵn
lamen, để lắng một lúc rồi đưa vào thị trường
kính để đếm ở vật kính 40. Mật độ tế bào được
xác định theo 2 trường hợp:
- Trường hợp mật độ tảo thưa (dưới 5´106
TB/mL): Mật độ tế bào (TB/mL) = Số tế bào
đếm được trong 25 ô lớn ´ 104.
- Trường hợp mật độ tảo dày (trên 5´106
TB/mL): Mật độ tế bào (TB/mL) = (Số tế bào ở
5 ô lớn/5) ´ 25 ´ 104.
3.3. Quản lý các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường được xác định hàng
ngày. Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế rượu (độ chính
xác 10C). pH được đo bằng máy đo pH (Hanna
pH Meter, độ chính xác 0,1). Độ mặn được đo
bằng khúc xạ kế (Refractometer, độ chính xác
0,5‰). Cường độ ánh sáng được đo bằng máy
đo cầm tay Hanna Digital Illuminometer – Đài
Loan (độ chính xác ±6% giá trị đọc được).
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0. Sử dụng phương pháp phân tích
phương sai một yếu tố (Oneway - ANOVA) và
phép kiểm định Duncan để so sánh sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) về mật độ
tảo giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Toàn bộ
số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung
bình (TB) ± sai số chuẩn (SE).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của mật độ nuôi
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ có
ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, mật độ cực
đại và thời gian đạt pha cân bằng của quần
thể tảo T. pseudonana với xu hướng chung là
mật độ nuôi càng cao thì khả năng sinh trưởng
của tảo càng nhanh, mật độ cực đại đạt được
càng lớn và thời gian đạt pha cân bằng càng
sớm (Hình 1).
Ở nghiệm thức có mật độ thấp 10 vạn tb/ml,
tảo sinh trưởng chậm, mật độ cực đại đạt được
thấp (71,53 ± 1,99) và thời gian đạt pha cân
bằng muộn hơn (ngày nuôi thứ 6) so với các
nghiệm thức có mật độ cao hơn (P < 0,05).
Khi gia tăng mật độ từ 15 đến 25 vạn tb/ml,
sinh trưởng của tảo tăng nhanh, mật độ cực
đại đạt từ 81,77 – 82,27 vạn tb/ml, thời gian
đạt pha cân bằng sớm ở ngày nuôi thứ 4 và 5.
Không có sự khác biệt thống kê về mật độ cực
đại, giữa các mật độ 15, 20 và 25 vạn tb/ml
(82,27 ± 2,08; 81,93 ± 2,17 và 81,77 ± 1,79)
(P > 0,05). Tuy nhiên, ở mật độ ban đầu cao
25 vạn tb/ml có thời gian đạt pha cân bằng
rất sớm (ngày thứ 4) nhưng thời gian duy trì
của quần thể tảo T. pseudonana ngắn hơn 2
ngày so với các mật độ còn lại (8 ngày so với
10 ngày)
124 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
Mật độ nuôi là một trong những yếu tố có
liên quan mật thiết đến tốc độ sinh trưởng, mật
độ cực đại và thời gian tảo đạt pha cân bằng
[1], [2], [5]. Nhiều nghiên cứu cho thấy: các loài
tảo nói chung và tảo T. pseudonana nói riêng
đều phát triển theo quy luật chung: khi mật độ
nuôi cao thì tốc độ sinh trưởng của tảo nhanh,
mật độ cực đại lớn và thời gian đạt pha cân
bằng sớm hơn [3, 4, 6]. Mật độ nuôi cao làm số
lượng tế bào tham gia vào quá trình phân chia
càng lớn, kết quả là tốc độ sinh trưởng của
tảo càng nhanh, số lượng tế bào tạo ra càng
lớn và ngược lại [1, 3]. Điều này có ý nghĩa
rất lớn trong nuôi sinh khối các loài tảo nhằm
rút ngắn thời gian của pha 1 (pha thích nghi),
nhanh chóng đạt đến pha cân bằng nhằm thu
được lượng sinh khối lớn [10]. Do đó, trong
trường hợp cần thu sinh khối tảo lớn trong thời
gian ngắn nhất, bên cạnh các tác động về môi
trường, dinh dưỡng và hệ thống nuôi, gia tăng
mật độ nuôi là một trong những giải pháp phổ
biến và hiệu quả.
Tuy nhiên, việc gia tăng mật độ nuôi cũng
có những tác động tiêu cực đối với sự sinh
trưởng và phát triển của quần thể tảo. Sự
tăng nhanh mật độ tế bào kéo theo sự thay
đổi nhanh chóng của các yếu tố trong hệ thống
nuôi, gồm: cạn kiệt dinh dưỡng, pH tăng, thiếu
hụt CO2, hạn chế ánh sáng, tăng số lượng
tế bào chết và các sản phẩm thải, [1], [6].
Hậu quả là, quần thể tảo nhanh chóng đạt đến
pha cân bằng sau đó bước vào pha suy vong
và tàn lụi; do đó thời gian duy trì quần thể giảm
một cách đáng kể. Điều này giải thích tại sao ở
nghiệm thức có mật độ nuôi cao 25 vạn tb/ml,
sinh trưởng của tảo nhanh, thời gian đạt pha
cân bằng sớm nhưng thời gian tàn lụi cũng xảy
ra nhanh hơn.
Như vậy, mật độ nuôi thích hợp cho sinh
trưởng, mật độ cực đại và thời gian pha cân
bằng của tảo T. pseudonana nuôi sinh khối là
15 vạn tb/ml nhằm tiết kiệm nguồn tảo giống,
đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
2. Ảnh hưởng của pH
Tương tự, pH cũng có ảnh hưởng lớn đến
sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian đạt
pha cân bằng của tảo T. pseudonana với xu
hướng chung là pH ở mức thấp hơn (7,0 – 8,0)
cho kết quả sinh trưởng, mật độ cực đại và thời
gian pha cân bằng tốt hơn pH ở mức cao (8,5
và 9,0) (P < 0,05) (Hình 2).
Trong khoảng pH từ 7,0 – 8,0, khả năng sinh
trưởng và mật độ cực đại của tảo tăng nhanh
và đạt cao nhất ở pH 7,5 và 8,0 với mật độ
cực đại lần lượt là 76,9 ± 1,05 và 78,83 ± 1,01
(P > 0,05) so với tảo được nuôi ở pH 8,5 và
9,0. Trong đó, mật độ cực đại ở nhóm pH thấp
(7,0 – 8,0) cao hơn xấp xỉ 1,5 lần so với nhóm
Hình 1. Ảnh hưởng của mật độ
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 125
pH cao (67,87 – 78,83 so với 45,53 và 56,33
vạn tb/ml) (P < 0,05). Mặt khác, nuôi tảo ở pH
thấp 7,0 – 8,0 cho thời gian đạt pha cân bằng
sớm hơn (ngày nuôi thứ 5) và thời gian duy trì
quần thể dài hơn (10 ngày) so với tảo được
nuôi ở các mức pH cao 8,5 và 9,0 (đạt pha cân
bằng vào ngày thứ 6 và tàn lụi nhanh sau 8
ngày thí nghiệm) (P < 0,05).
Nhìn chung, mỗi loài tảo có sự thích ứng
với pH riêng và tùy thuộc vào sự phân bố tự
nhiên với khoảng pH thích hợp dao động từ
7,5 – 8,7 [13]. Nghiên cứu của Chen & Durbin,
1994 [8] đã kết luận: Thalassiosira pseudonana
phát triển tốt nhất trong khoảng pH từ 8,0 – 8,4.
Khi pH tăng, lượng CO2 trong nước rất thấp là
nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng của
tảo giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, mức pH cao còn
làm ức chế quá trình điều hòa áp suất thẩm
thấu, quang hợp và trao đổi chất của tảo [16].
Do đó, khi tăng pH từ 8,5 – 9,0 như ở nghiên
cứu này tảo sinh trưởng rất chậm, mật độ cực
đại thấp và thời gian đạt pha cân bằng muộn.
Trong quá trình quang hợp, tảo hấp thụ
CO2 mạnh nên thường làm pH tăng lên rất cao.
Có thể khắc phục tình trạng này bằng phương
pháp sục khí có bổ sung khí CO2 hoặc bổ sung
NaHCO3 vào môi trường nuôi tảo hoặc thay đổi
chu kỳ chiếu sáng [6].
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tảo được nuôi ở mật độ 15, 20 và 25 vạn
tb/ml cho sinh trưởng, mật độ cực đại cao hơn
(81,77 – 82,27 so với 71,53 vạn tb/ml) và thời
gian đạt pha cân bằng sớm hơn (4 hoặc 5 so
với 6 ngày) so với mật độ thấp 10 vạn tb/ml
(P < 0,05).
Tảo được nuôi pH 7,0 – 8,0 cho sinh
trưởng, mật độ cực đại cao hơn và thời gian
đạt pha cân bằng tốt hơn so với pH 8,5 và 9,0
(67,87 – 78,83 so với 45,53 và 56,33 và ngày
thứ 5 so với ngày thứ 6) (P < 0,05).
Mật độ nuôi 15 vạn tb/ml và pH từ 7,5 – 8,0
nên được sử dụng trong thực tiễn sản xuất để
tiết kiệm nguồn tảo giống, hóa chất điều chỉnh
pH mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Kiến nghị
Cần nghiên cứu sâu hơn ảnh hưởng của
mật độ nuôi và pH đến thành phần sinh hóa,
đặc biệt là hàm lượng các acid béo không no
đa nối đôi có trong tảo T. pseudonana. Đây là
một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá giá trị dinh dưỡng của loài tảo này.
Hình 2. Ảnh hưởng của pH
126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Viễn Chí, 1996. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của tảo Skeletonema costatum. Luận văn phó tiến sỹ.
Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng.
2. Nguyễn Thị Hương, 2001. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể tảo
Chaetoceros calcitrans (Paulsen, 1905). Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Thủy sản.
3. Hoàng Thị Bích Mai, 1995. Sinh sản sinh trưởng và cơ sở khoa học của quy trình kỹ thuật nuôi sinh khối tảo silic
Skeletonema costatum Greville, Chaetoceros sp.làm thức ăn cho ấu trùng tôm sú Penaeus monodon Fabricus.
Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Thủy sản.
4. Tôn Nữ Mỹ Nga, 2006. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể tảo
Chaetoceros gracilis Pantosek 1892 nhập nội. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Thủy sản.
5. Trần Thị Lê Trang, Hoàng Thị Bích Mai, Nguyễn Tấn Sỹ, Trần Văn Dũng và Nguyễn Thị Thúy, 2012. Thuần
hóa, lưu giữ và nhân sinh khối loài tảo Spirulina (Spirulina platensis Geitler, 1925) trong môi trường nước mặn.
Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Trường. Trường Đại học Nha Trang.
6. Phan Văn Xuân, 2010. Nghiên cứu các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể tảo Thalassiosira
sp. nhập nội và thử nghiệm nuôi sinh khối. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Nha Trang.
Tiếng Anh
7. Brown, R. M., A. G. Dunstan, S. A. Norwood, A. K. Miller, 1996. Effects of harvest stage and light on the
biochemical composition of the diatom Thalassiosira pseudonana. J. Phycol. 32: 64 – 73.
8. Chen, C.Y., & E.G. Durbin, 1994. Effects of pH on the growth and carbon uptake of marine phytoplankton.
Marine Ecology Progress Series 109(1): 83-94.
9. Coutteau P., 1996. Manual on the production and use of live food for aquaculture: Micro – algae. FAO. Belgium:
10 – 60.
10. De Pauw N., Verbevent J., Claus C., 1983. Large – scale microalgae production for nursery rearing of marine
bivalves. Aquaculture Engineering. Belgium 2: 27 – 47.
11. Jeffrey S. W., Brown M. R., Gakland. C. D., 1994. Microalgae for mariculture. Final report to FRDC on:
Bacteria – free (axenic) microalgae for improved production of larval and juvenile bivalves and “Microalgae for
mariculture”. CSIRO. Division of fi sheries. University of Tasmania. 1 – 79.
12. Kiatmetha, P., W. Siangdang, B. Bunnag, S. Senapin, B. Withyachumnamkul, 2010. Enhancement of survival
and metamorphosis rates of Penaeus monodon larvae by feeding with the diatom Thalassiosira weissfl ogii.
Aquacult. Int. DOI 10.1007/s 10499-010-9375-y.
13. Lavens, P., & P. Sorgeloos (Eds), 1996. Manual on the production and use of live food for aquaculture. FAO
Fisheries Technical Paper No. 361. Rome, FAO.
14. Li, W. K. W., 1979. Cellular composition and physiological characteristic of the diatom Thalassiosira weissfl ogii
adapted to cadmium stress. Mar. Biol., 55: 171 – 180.
15. Pratoomyot J., Srivilas P., Noiraksar, T., 2005. Fatty acids composition of 10 microalgal species. Songklanakrin.
J. Sci. Technol., 27 (6): 1179 – 1187.
16. Swift, E., Taylor, W. R., 1966. The effect of pH on the division rate of the coccolithophorid Concosphaera
elongata. J. Phy- col. 2: 121-12.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_mat_do_nuoi_ban_dau_va_ph_den_sinh_truong_mat.pdf