Thực trạng đời sống dân cư và hoạt động sản xuất tại các điểm tái định cư thủy điện Sơn La (Kết quả khảo sát tại một số điểm ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La)

Hướng đi và cách tiếp cận thích hợp để có thể khắc phục được các bất cập ở các khu TĐC thủy điện Sơn La, đảm bảo di dân tái định cư bền vững là một vấn đề còn nhiều trăn trở, đòi hỏi phải có các giải pháp thích hợp, đồng bộ và khoa học. Theo chúng tôi đó là các giải pháp: (i) Giải pháp về tổ chức quản lí các điểm TĐC: các ban quản lý dự án TĐC cấp tỉnh, huyện cần có những quy hoạch cụ thể về phạm vi lãnh thổ của các điểm TĐC, để có sự phân chia sử dụng đất một cách phù hợp; cần tạo ra sự liên kết không gian chặt chẽ giữa các điểm TĐC, để dân cư tăng cường mối quan hệ, sự đoàn kết, học hỏi giao lưu giữa các điểm; (ii) Giải pháp về vốn, đầu tư và xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng: Tăng cường các hoạt động nhằm thu hút các dự án phát triển kinh tế của nhà nước và các chủ đầu tư; Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất cho dân TĐC được vay vốn với những chính sách ưu đãi để phát triển kinh tế; tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật;

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng đời sống dân cư và hoạt động sản xuất tại các điểm tái định cư thủy điện Sơn La (Kết quả khảo sát tại một số điểm ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dƣơng Thị Nhƣ Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 157 - 164 157 THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG DÂN CƢ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÁC ĐIỂM TÁI ĐỊNH CƢ THỦY ĐIỆN SƠN LA (KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI MỘT SỐ ĐIỂM Ở HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA) Dƣơng Thị Nhƣ Quỳnh* Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La TÓM TẮT Để phục vụ công trình xây dựng thuỷ điện Sơn La, một số lƣợng lớn dân cƣ vùng lòng hồ buộc phải di dời tới địa bàn cƣ trú khác. Quá trình chuyển cƣ không đơn thuần là sự thay đổi về địa bàn cƣ trú mà còn kéo theo một loạt thay đổi về đời sống kinh tế, văn hoá đã hình thành và ổn định qua nhiều thế hệ. Trong khuôn khổ bài báo, tác giả chủ yếu đi sâu vào phân tích thực trạng đời sống dân cƣ, hoạt động kinh tế của một số điểm tái định cƣ thủy điện thuộc huyện Sông Mã, nhận định những thay đổi theo hƣớng tích cực của dân cƣ tái định cƣ và những khó khăn, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp có tính khuyến nghị cho sự phát triển bền vững các điểm tái định cƣ này. Từ khóa: Sơn La, Sông Mã, tái định cư, thủy điện. MỞ ĐẦU* Thuỷ điện Sơn La - Công trình thuỷ điện lớn nhất nƣớc ta đƣợc khởi công xây dựng vào ngày 02/12/2005 nhằm mục tiêu cung cấp nguồn điện năng cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nƣớc, đảm bảo tƣới tiêu và hạn chế lũ cho vùng Đồng bằng sông Hồng, đồng thời cũng góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, để phục vụ công trình quy mô lớn này, một số lƣợng lớn dân cƣ vùng lòng hồ buộc phải di dời tới địa bàn cƣ trú khác. Quá trình chuyển cƣ không đơn thuần là sự thay đổi về địa bàn cƣ trú mà còn kéo theo một loạt thay đổi về đời sống kinh tế, văn hoá tinh thần đã hình thành và ổn định qua nhiều thế hệ của ngƣời dân vùng tái định cƣ (TĐC). Đối tƣợng ngƣời dân bị ảnh hƣởng chủ yếu sống ở các xã vùng sâu vùng xa, đời sống còn khó khăn và hầu hết đều là đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là một sự hy sinh lớn của ngƣời dân vùng tái định cƣ, nhằm phục vụ mục tiêu chung của sự phát triển đất nƣớc. Trong nội dung nghiên cứu, tác giả chủ yếu đi sâu vào phân tích thực trạng kinh tế của một số điểm tái định cƣ thủy điện Sơn La thuộc huyện Sông Mã, nhận định những thay đổi theo hƣớng tích cực của dân cƣ tái định cƣ và * Tel: 0975 508568, Email:quynh.ck83@gmail.com những khó khăn, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp có tính khuyến nghị cho sự phát triển bền vững các khu TĐC này. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƢ, XÃ HỘI VÀ HẠ TẦNG KHU VỰC TÁI ĐỊNH CƢ ĐƢỢC KHẢO SÁT Khu vực TĐC thủy điện Sơn La thuộc huyện Sông Mã gồm 5 khu, 17 điểm, dự kiến bố trí 830 hộ dân, hiện nay có 580 hộ đã TĐC. Các điểm TĐC đƣợc chúng tôi khảo sát gồm 3 điểm, trong đó có 2 điểm TĐC tập trung và 01 điểm TĐC xen ghép. Cụ thể: 1) Điểm TĐC tập trung Bản Khún 1 (thuộc khu TĐC Mƣờng Hung); 2) Điểm TĐC tập trung Bản C5 (thuộc khu TĐC Chiềng Khoong); 3) Điểm TĐC xen ghép Bản Mo (thuộc khu TĐC Chiềng Khƣơng). Cộng đồng dân cƣ và tổ chức đời sống xã hội tại các điểm tái định cƣ Theo thống kê và điều tra của chúng tôi tại 3 điểm TĐC, số lƣợng hộ dân tại mỗi điểm TĐC không nhiều, có sự phân bố không đồng đều ở các điểm do đặc điểm địa hình và nguồn lực phát triển quy định. Trong đó, có thể thấy điểm TĐC Bản Khún 1 có số hộ dân và số nhân khẩu cao nhất, do nơi đây có mặt bằng với diện tích khá rộng, thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của cƣ dân TĐC. Dƣơng Thị Nhƣ Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 157 - 164 158 Bảng 1: Dân số và lao động tại 3 điểm tái định cư Đơn vị Bản Khún 1 Bản C5 Bản Mo 1. Tổng số hộ Hộ 65 34 16 2. Tổng số nhân khẩu Ngƣời 365 184 98 3. Dân số độ tuổi lao động Ngƣời 185 78 42 - Tổng số lao động nam Ngƣời 91 43 43 - Tổng số lao động nữ Ngƣời 93 45 51 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2011 Có thể nhận thấy, mặc dù số nhân khẩu không nhiều, nhƣng lực lƣợng lao động chiếm tỉ lệ lớn, đạt gần 50 % số dân. Đây là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng vốn cần nhiều lao động. Số lao động có xu hƣớng tăng lên do tập quán sinh nhiều con của ngƣời dân, vì vậy xu hƣớng phát triển dân số đó đảm bảo việc cung cấp lao động trong tƣơng lai nhƣng lại đặt ra nhiều vấn đề cho chỗ ở, tài nguyên vốn đã suy giảm nhiều của vùng. Cộng đồng dân tộc ở các khu TĐC khá đa dạng, nhƣng tỉ lệ dân tộc Thái vẫn chiếm chủ yếu trong cộng đồng dân cƣ. Ở cả 3 điểm khảo sát, số ngƣời dân tộc Thái chiếm tới 90% dân số, ngoài ra có dân tộc Sinh Mun, Khơ Mú, Kinh....Đặc điểm này phù hợp với cơ cấu dân tộc của các điểm dân cƣ của huyện Sông Mã (trừ khu vực thị trấn Sông Mã và thị tứ Chiềng Khƣơng), vì vậy cộng đồng dân cƣ nhanh chóng tạo nên mối quan hệ giao thoa về văn hóa, kinh tế, xã hội. Đây cũng là thuận lợi lớn trong việc bố trí, sắp xếp để xây dựng vùng TĐC. Tổ chức đời sống - xã hội của cộng đồng dân cƣ khu TĐC ngoài yếu tố truyền thống (có trƣởng bản) thì còn có chi ủy và các đoàn thể nhƣ: chi hội nông dân, phụ nữ, ngƣời cao tuổi, đoàn thành niên,...Sinh hoạt trong làng bản diễn ra khá thƣờng xuyên, các chi hội khác cũng đƣợc sinh hoạt định kì theo tháng, tùy từng thời điểm hoạt động của xã giao cho nhiều hay ít. Nhìn chung ở cả 3 bản TĐC, theo điều tra cho thấy cán bộ thôn bản và đoàn thể chủ yếu là những ngƣời trẻ, năng động, sáng tạo, chịu khó học hỏi. Cộng đồng dân cƣ tại các điểm TĐC có những nét văn hóa tƣơng đồng với dân cƣ địa phƣơng. Sự tƣơng đồng trong ngôn ngữ, văn hóa, nếp sinh hoạt giúp cho cộng đồng dân cƣ nhanh chóng giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm trong sinh hoạt và sản xuất với dân địa phƣơng. Đó là một thuận lợi cho việc xây dựng các hoạt động xã hội, đoàn thể, nâng cao đời sống nhân dân. Nhƣ vậy có thể thấy cơ cấu tổ chức đời sống tại các điểm TĐC chặt chẽ, đảm bảo tính bền vững và ổn định, là điều kiện cần thiết giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, phát triển trong cộng đồng xã hội mới một cách hài hòa. Do đặc điểm kinh tế của các điểm TĐC mang tính chất sản xuất nông nghiệp là chủ đạo nên mức thu nhập của ngƣời dân không cao. Tỷ lệ hộ nghèo ở các điểm tái định cƣ khá cao ở mức 26% (theo chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015). Tuy nhiên, do có nguồn tài chính hỗ trợ tái định cƣ, nhìn chung hầu hết các hộ dân đều đầu tƣ khá nhiều thiết bị điện phục vụ nhu cầu tiêu dùng, nhiều nhất là ti vi, điều đó có thể thấy đồng bào đã phần nào có những thuận lợi và sự tiến bộ trong việc tiếp cận thông tin, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần và phục vụ sản xuất. Theo kết quả điều tra, phƣơng tiện đi lại chủ yếu của ngƣời dân là xe máy, ở cả 3 điểm TĐC tìm hiểu, tỉ lệ hộ gia đình có xe máy đều đạt trên 90%. Đây là loại phƣơng tiện phù hợp với điều kiện thu nhập của ngƣời dân, đồng thời thuận tiện trong việc đi lại tại những địa hình miền núi, việc trao đổi hàng hóa đều sử dụng chủ yếu loại phƣơng tiện này. Dƣơng Thị Nhƣ Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 157 - 164 159 Bảng 2: Tỉ lệ hộ dân có trang thiết bị sử dụng điện (Đơn vị: %) Bản Khún 1 Bản C5 Bản Mo Ti vi 94 96 93 Radio 40 45 51 Tủ lạnh 11 12 12 Đầu đĩa 70 75 83 Máy giặt - - - Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2011 Bảng 3: Dự kiến giao đất tại ba điểm TĐC nghiên cứu TT Điểm TĐC Số hộ Số nhân khẩu Tổng diện tích đất (ha) Trong đó Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp 1 Điểm TĐC Bản Khún 1 65 365 101,2 96,4 4,8 2 Điểm TĐC Bản C5 34 192 82,4 79,3 3,1 3 Điểm TĐC Bản Mo 16 98 29,1 28,0 1,1 Nguồn: Ban quản lí dự án TĐC thủy điện Sơn La, huyện Sông Mã Đặc điểm cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại các điểm tái định cƣ Tại các điểm khảo sát, chúng tôi nhận thấy các điểm TĐC đều đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ khá hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng. Tại cả 3 điểm TĐC đều có đƣờng bê tông chạy từ đƣờng quốc lộ vào đến trung tâm bản. Đặc biệt Bản Khún 1, nằm trong khu TĐC Mƣờng Hung, đƣợc đầu tƣ tuyến đƣờng Nà Hạ - Mƣờng Hung, chạy dọc qua 6 điểm của khu TĐC này với nguồn vốn đầu tƣ lớn. Còn đối với điểm Bản C5 và Bản Mo, tuyến đƣờng bê tông từ đƣờng quốc lộ vào trong trung tâm bản. Việc đảm bảo đƣờng xá đi lại thuận lợi là nhân tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế, đời sống xã hội của dân TĐC đi lên. Việc xây dựng các tuyến đƣờng đó tạo điều kiện để dân cƣ đi lại, trao đổi thông thƣơng hàng hóa, thực hiện mối giao lƣu vùng một cách dễ dàng. Bên cạnh việc đầu tƣ các tuyến đƣờng, việc đảm bảo nguồn điện phục vụ dân sinh cũng rất tốt. Tại 3 điểm TĐC nghiên cứu, 100% các hộ dân đều đƣợc sử dụng điện và đủ nguồn điện cho sinh hoạt, sản xuất. Việc cung cấp đủ điện cho nhân dân góp phần hiện đại hóa sản xuất, nâng cao trình độ dân trí đồng bào. Nguồn nƣớc sạch là dự án của chính phủ cung cấp cho các điểm TĐC và hiện nay tại 3 điểm khảo sát đều có hệ thống nƣớc sạch kéo đến các hộ dân, đáp ứng nhu cầu và đảm bảo vệ sinh an toàn trong sinh hoạt của nhân dân. Giáo dục luôn là lĩnh vực xã hội đƣợc coi trọng hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, cải thiện và phát triển đời sống điểm TĐC. Tại 2 điểm TĐC tập trung (Bản Khún 1 và Bản C5) đều đƣợc xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo cho trẻ em đến trƣờng, nâng cấp và xây mới lớp tiểu học. Đối với học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, thì học tập trung tại các điểm trƣờng của xã và thị trấn. Cơ sở y tế của các điểm TĐC đều đƣợc đảm bảo ở mức độ nhất định việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng dân cƣ, thông qua các trạm y tế xã và bệnh viện đa khoa huyện, còn tại các thôn bản thƣờng chỉ có 1 y tá hoặc dƣợc sĩ đƣợc đào tạo qua trung học chuyên nghiệp, nhằm hƣớng dẫn sử dụng thuốc cho bà con và sơ cứu thông thƣờng khi có trƣờng hợp ốm đau, tai nan xảy ra. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TẠI CÁC ĐIỂM TÁI ĐỊNH CƢ Tình hình sử dụng đất Theo quy hoạch, Ban quản lí TĐC huyện Sông Mã giao cho 3 điểm TĐC cơ cấu sử dụng đất nhƣ sau: Có thể thấy diện tích đất đƣợc giao cho dân TĐC chủ yếu là đất nông nghiệp, chiếm tới 95,0 % tổng diện tích đất đƣợc giao, nhằm Dƣơng Thị Nhƣ Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 157 - 164 160 đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân. Trên thực tế các hộ dân ở trên 3 điểm TĐC đã nhận đƣợc trên 90% số đất theo kế hoạch bàn giao của Ban quản lý. Số diện tích đất còn lại đang trong quá trình xây dựng phân bổ bàn giao cho nhân dân để đảm bảo cho sản xuất nhân dân tại các điểm TĐC. Do số hộ dân đông nên dân cƣ đã tiến hành tự khai hoang thêm, bổ sung đất cho phát triển nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của khu TĐC chủ yếu là nƣơng rẫy, thuận lợi cho canh tác cây ngô. Diện tích trồng ngô chiếm đến trên 90% diện tích đất nƣơng rẫy. Đất ruộng ở các điểm TĐC không nhiều nên đƣợc khai thác triệt để trồng lúa nƣớc. Đất ruộng tuy diện tích không lớn nhƣng khá tốt nên hiệu quả năng suất lúa khá cao, đƣợc đồng bào khai thác 2 vụ trong năm. Đối với đất nƣơng, ngoài trồng ngô, do điều kiện đất đai và khí hậu vùng TĐC thuận lợi cho việc phát triển cây nhãn, cho nên một diện tích đất nƣơng rẫy đƣợc khai thác để trồng cây nhãn. Hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp a) Trồng trọt: Trồng trọt là hoạt động chính trong sinh kế của ngƣời dân TĐC, chính vì vậy đã có sự đầu tƣ của Nhà nƣớc và nhân dân cho phát triển sản xuất, trên cơ sở nguồn đất trồng khá thuận lợi. Số máy móc đƣợc đầu tƣ đáp ứng nhu cầu sản xuất khá lớn so với mức sống của ngƣời dân. Ở Bản Khún 1, với 65 hộ dân có 11 máy kéo, 9 máy nổ dùng để xay sát gạo. Ở Bản C5 cũng tƣơng tự nhƣ vậy, mặc dù diện tích trồng lúa không nhiều nhƣng cũng đầu tƣ 5 máy kéo và 4 máy xay sát gạo. Sản lƣợng lƣơng thực hàng năm đáp ứng phần lớn nhu cầu nhân dân. Theo đánh giá thì vấn đề an ninh lƣơng thực của các điểm TĐC nghiên cứu đạt 80% ổn định, 20 % còn lại gần đạt mức ổn định. - Cây ngô: Do nƣơng rẫy mới đƣợc khai thác nên đất trồng ngô khá tốt và đạt năng suất khá cao, đạt khoảng 5,5 tấn /ha. Mỗi năm ngô đƣợc trồng 1 vụ vào khoảng tháng 5, thu hoạch khoảng giữa tháng đầu tháng 10 và cuối tháng 11. Hiệu quả kinh tế do trồng ngô đem lại khá tốt. Ví dụ: Ở Bản C5, sản lƣợng ngô đạt trung bình đạt 3 tấn/hộ/năm. Nhiều hộ dân đạt 7 tấn/hộ/năm Với giá ngô trung bình từ 5 - 6 triệu đồng/ tấn, hàng năm mỗi hộ thu khoảng 20 - 30 triệu đồng từ việc trồng ngô. Đối với điểm TĐC Bản Khún 1, cây ngô cũng là cây trồng chính, tuy nhiên do dân cƣ điểm này đông dân, vì vậy diện tích đất nƣơng đƣợc giao cho các hộ không nhiều nhƣ các điểm TĐC khác, vì vậy hàng năm mỗi hộ chỉ thu đƣợc trung bình 2 - 3 tấn/ năm. - Cây lúa: Lúa là cây trồng có vai trò quan trọng thứ hai, sau cây ngô đối với đồng bào TĐC, góp phần giải quyết vấn đề lƣơng thực tại chỗ cho ngƣời dân. Năng suất lúa trung bình đạt 5 tấn/ha/năm. Đối với đất ruộng ở vùng đồi núi, điều kiện đất và khí hậu không thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa thì năng suất đó là thể hiện sự nỗ lực của bà con dân bản trong hoạt động sản xuất. Ở Bản Khún 1, toàn bộ 12 ha đất ruộng đƣợc sử dụng để trồng lúa, mỗi nhân khẩu đƣợc 350 m 2 (tính cả phần đất dân tự khai thác thêm). Sản lƣợng lúa đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu gia đình, sản lƣợng lúa đem tiêu thụ trên thị trƣờng không đáng kể. Đồng bào canh tác mỗi năm 2 vụ lúa: vụ chiêm và vụ mùa, sản lƣợng lúa 2 mùa vụ ở mức tƣơng đƣơng. - Cây sắn: Ngoài 2 loại cây lƣơng thực trên, cây sắn cũng đƣợc trồng ở một số nơi khu vực TĐC, nhiều nhất ở Bản Khún 1. Ở Bản Khún 1, hộ nào cũng trồng sắn, sản lƣợng sắn của cả bản đạt trên 1000 tấn/ năm, có nhiều hộ còn đạt sane lƣợng đến 4 tấn/năm. Tuy nhiên, sản lƣợng sắn không ổn định nhƣ cây ngô và lúa, có thời điểm giá sắn cũng bấp bênh. Năm 2012 là năm bà con đƣợc mùa sắn và giá sắn cao, đƣợc thu mua với giá 4 triệu đồng /tấn, nhƣng những năm trƣớc chỉ đạt 2,5 - 3,0 triệu đồng/tấn, khiến ngƣời dân không yên tâm trong việc phát triển cây trồng này. - Cây công nghiệp và cây ăn quả: Do phần lớn diện tích đất nông nghiệp tại các điểm TĐC trên đều trồng cây lƣơng thực hàng năm, diện tích cây ăn quả đáng kể là nhãn. Số gốc Dƣơng Thị Nhƣ Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 157 - 164 161 nhãn tại 3 điểm TĐC nghiên cứu trên chỉ khoảng 182 gốc. Chủ yếu ở Bản Mo, sản lƣợng nhãn trung bình ở bản Mo đạt 150 tấn/năm. Xu hƣớng chung là các điểm TĐC tiếp tục đẩy mạnh thế mạnh trồng cây lƣơng thực của mình, đặc biệt là trồng ngô, lúa. Đồng thời thực hiện đa dạng hoá cây trồng trong sản xuất, phát triển cây lƣơng thực gắn với đẩy mạnh cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. b) Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi đƣợc ngƣời dân khu TĐC phát triển ở vị trí thứ 2 sau hoạt đồng trồng cây lƣơng thực. Tất cả các hộ trong điểm TĐC đều phát triển chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình. Các vật nuôi đƣợc lựa chọn phát triển đều phù hợp với đặc điểm địa hình, khí hậu và nguồn thức ăn của vùng. - Chăn nuôi lợn: Đây là loài vật nuôi đƣợc nuôi phổ biến ở các điểm TĐC, do nguồn thức ăn (ngô, sắn) cho vật nuôi đƣợc đảm bảo. Số lƣợng đàn lợn tại cả 3 điểm khảo sát có xu hƣớng tăng nhanh. Năm 2013, đàn lợn đạt khoảng 1350 con, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2011. Đặc biệt với sự hỗ trợ của cán bộ nông nghiệp và với kinh nghiệm sản xuất của đồng bào, tỉ lệ đàn lợn và gia cầm bị dịch thấp, hạn chế đƣợc nhiều rủi ro trong hoạt động chăn nuôi. Lợn đƣợc nuôi phổ biến trong các chuồng trại gia đình, có sự đầu tƣ về chuồng nuôi và hệ thống nƣớc xử lí chất thải, thức ăn khá đầy đủ nên đảm bảo cho sự phát triển ổn định của vật nuôi. Nhiều hộ gia đình hàng năm thu đƣợc 20 triệu đồng từ việc chăn nuôi lợn. Số lƣợng đàn lợn chăn thả tự do chiếm tỷ lệ không đáng kể, khoảng 10 % số đàn lợn. Chăn nuôi lợn theo hình thức này chủ yếu là các hộ dân không có điều kiện kinh tế để đầu tƣ cở sở vật chất ban đầu, nên năng suất chăn nuôi không cao, hiệu quả kinh tế thấp. - Chăn nuôi Trâu: Trâu là loại vật nuôi đƣợc nhiều hộ gia đình nuôi nhằm mục đích lấy sức kéo và phân bón. Số lƣợng đàn trâu năm 2013 có khoảng 251 con ở tại 3 các điểm TĐC đƣợc khảo sát, tăng gấp 1,3 lần từ 2011. Hiện nay, nhiều hộ gia đình còn tham gia nuôi rẽ, nên số lƣợng trâu cũng có xu hƣớng tăng nhanh. Do nguồn vốn của đồng bào ít ỏi, nên nhiều hộ đã nhận nuôi Trâu cho các hộ gia đình sở tại có điều kiện kinh tế khá, số trâu ban đầu đƣợc các gia đình sở tại đầu tƣ, hàng năm số trâu tăng lên đƣợc chia đều cho cả ngƣời cung cấp vật nuôi và ngƣời nuôi. - Chăn nuôi Bò: Nguồn vốn đầu tƣ để nuôi Bò khá lớn nên không phải hộ dân nào cũng có điều kiện đầu tƣ. Tổng số đàn bò của cả 3 điểm TĐC đạt 152 con. Tuy nhiên có thể thấy số lƣợng bò cũng tăng lên rõ rệt, đặc biệt đối với dân cƣ tại Bản Khún 1 và Bản Mo, số lƣợng đàn bò tăng lên gấp đôi từ 2009 đến nay. Đối với cả trâu và bò đều đƣợc chăn nuôi dƣới hình thức chăn thả tự nhiên. Ngoài ta còn chăn nuôi dê, đƣợc nuôi khá nhiều tập trung ở điểm TĐC Bản C5, còn các điểm còn lại số lƣợng đàn dê ít hơn. Hầu nhƣ tất cả các hộ dân đều nuôi gia cầm, một số hộ dân tại các vùng TĐC đã tiến hành nuôi động vật bán hoang dã nhƣ: nhím. - Tình hình nuôi trồng thủy sản: Ở cả 3 điểm TĐC nghiên cứu, thì diện tích mặt nƣớc để phục vụ nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản không nhiều. Những gia đình có nuôi trồng thuỷ sản chỉ chiếm 10% số hộ dân trong điểm TĐC, mỗi hộ thƣờng có 1 ao, rộng khoảng 100m 2, với điều kiện nƣớc đủ nƣớc cung cấp cho ao trong các mùa trong năm. Xu hƣớng phát triển là kết hợp với nuôi trồng thủy sản tại các chân ruộng ngập nƣớc với trồng lúa; có thể khoanh nuôi trên diện mặt hồ, sông, suối, với việc lựa chọn những vật nuôi phù hợp trên diện tích đó. c) Lâm nghiệp: Rừng tại khu vực Tây Bắc nói chung, vùng TĐC Sông Mã nói riêng đã bị khai thác từ sớm và suy giảm, tài nguyên và sản vật rừng không còn nhiều nên hoạt động khai thác các sản phẩm của rừng nhìn chung không phát triển. Chủ yếu là hoạt động khai thác nhỏ lẻ, với các sản vật chính nhƣ măng, mật ong, nấm, củi... nhƣng với số lƣợng không đáng kể. Dƣơng Thị Nhƣ Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 157 - 164 162 Hoạt động lâm nghiệp của các điểm TĐC chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hoạt động quản lí, bảo vệ rừng theo dự án của Chính phủ, còn hoạt động trồng rừng chƣa đƣợc phát triển. Nhƣng theo chƣơng trình phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc cho vùng, đặc biệt tạo việc làm cho ngƣời dân TĐC, các dự án phát triển rừng đang đƣợc triển khai, nhằm biến đất trống đồi núi trọc thành đất rừng, nâng cao độ che phủ rừng, đặc biệt đối với địa bàn sinh sống của cộng đồng dân TĐC chủ yếu trên vùng đất dốc, nên việc trồng rừng mang giá trị nhiều mặt cả về sinh thái, kinh tế và chính trị. Các hoạt động kinh tế khác a) Thủ công nghiệp: Chủ yếu vẫn là hoạt động đan lát rổ, rá, giỏ, nơm bắt cá và các vật dụng gia đình khác, hoạt động đơn lẻ trong các hộ gia đình. Đối tƣợng tham gia sản xuất là ngƣời già không có khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp, vì vậy hiệu quả và giá trị không cao. Những sản phẩm làm ra, ngoài phục vụ gia đình, số ít mang bán tại các điểm chợ cho dân cƣ trong vùng. b) Dịch vụ: Bức tranh về hoạt động dịch vụ tại các điểm TĐC tìm hiểu cũng tƣơng tự với bức tranh chung của tất cả các điểm TĐC trong vùng. Đối với những điểm TĐC tập trung nhƣ bản Khún 1 và bản C5 thì tại nơi trung tâm bản xuất hiện các hàng quán nhỏ, chủ yếu là bán các mặt hàng tạp hoá đáp ứng nhu cầu hàng ngày, ngoài ra một số hoạt động dịch vụ sữa chữa xe gắn máy, điện thoại, ti viPhần lớn các hoạt động mua bán của dân cƣ đƣợc thực hiện tại các điểm buôn bán ở trung tâm xã, cơ cấu hàng hoá đa dạng và số lƣợng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu dân cƣ. Còn đối với các điểm TĐC xen ghép nhƣ điểm TĐC Bản Mo thì mọi hoạt động trao đổi buôn bán của dân TĐC gắn với hoạt động chung của dân sở tại. Bản Mo thuộc địa phận của xã Chiềng Khƣơng quản lí, đây là một xã biên giới, phát triển nhất trong vùng, có cửa khẩu Chiềng Khƣơng, hoạt động dịch vụ khá mạnh, vì vậy dân TĐC bản Mo cũng nhanh chóng tham gia các hoạt động trao đổi buôn bán với dân cƣ Lào vùng giáp biên với các sản phẩm chủ yếu là nông sản từ Lào về và sản phẩm thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng của Việt sang trao đổi bên đất Lào. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ CỦA KHU TÁI ĐỊNH CƢ Cùng với việc bồi thƣờng, hỗ trợ TĐC, dự án thủy điện Sơn La cũng đã hỗ trợ phát triển sản xuất các hộ dân TĐC, cấp đất sản xuất, đồng thời tổ chức các lớp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông, lâm nghiệp, chăn nuôi; triển khai mô hình sản xuất tới các hộ dân. Tuy nhiên, các khó khăn của ngƣời dân TĐC vẫn là bài toán khó đối với chính quyền các cấp. - Hoạt động kinh tế của khu TĐC còn mang đậm nét của sản xuất nông nghiệp truyền thống, chƣa đƣợc đầu tƣ nhiều, sản xuất lƣơng thực vẫn chiếm vai trò chủ đạo, đặc biệt đối với vùng địa hình đất dốc nên hiệu quả thấp. - Việc tái định cƣ thuỷ điện ở đây gặp nhiều khó khăn về đảm bảo diện tích đất đai canh tác. Hầu hết ngƣời dân tái định cƣ đƣợc đền bù diện tích hẹp hơn và chất lƣợng đất xấu hơn so với nơi xuất cƣ. - Chính sách đền bù, tái định cƣ thủy điện mới chỉ dừng ở việc đền bù sử dụng đất và các tài sản bị thiệt hại trực tiếp. Các thiệt hại gián tiếp và vô hình khác, về thu nhập, về kinh tế nhƣ lợi thế từ vị trí kinh doanh, đánh bắt cá, từ sản phẩm rừng chƣa đƣợc tính đến. Trong khi, đây lại là điểm rất quan trọng đối với đời sống ngƣời dân và đồng bào dân tộc. - Việc khôi phục lại đời sống, sinh kế của những hộ bị ảnh hƣởng đòi hỏi thời gian lâu dài. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ lâu dài để khôi phục thu nhập và đời sống của ngƣời dân chƣa đƣợc chính sách xem xét với nguồn tài chính đảm bảo trong nhiều năm. - Cần có sự điều chỉnh của các cơ quan chức năng trong việc quy hoạch các điểm, trung tâm buôn bán để phục vụ nhu cầu trao đổi, buôn bán của nhân dân trong vùng, đồng thời để tạo sức hút với giới thƣơng nhân đến với vùng. Dƣơng Thị Nhƣ Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 157 - 164 163 Có thể nói, chất lƣợng cuộc sống dân cƣ từ khi chuyển đến nơi ở mới, có những chuyển biến rõ rệt. Nhà nƣớc và địa phƣơng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngƣời dân TĐC nhanh chóng hòa nhập với nơi ở mới, yên tâm lao động sản xuất. Cuộc sống ban đầu nơi vùng đất mới không tránh khỏi những khó khăn về nơi ở, những tranh chấp về tài nguyên thiên nhiên vẫn còn diễn ra, nhƣng đang dần đƣợc khắc phục có hiệu quả. Bên cạnh sự hỗ trợ không ngừng của nhà nƣớc, sự quan tâm của cộng đồng dân cƣ sở tại. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Hƣớng đi và cách tiếp cận thích hợp để có thể khắc phục đƣợc các bất cập ở các khu TĐC thủy điện Sơn La, đảm bảo di dân tái định cƣ bền vững là một vấn đề còn nhiều trăn trở, đòi hỏi phải có các giải pháp thích hợp, đồng bộ và khoa học. Theo chúng tôi đó là các giải pháp: (i) Giải pháp về tổ chức quản lí các điểm TĐC: các ban quản lý dự án TĐC cấp tỉnh, huyện cần có những quy hoạch cụ thể về phạm vi lãnh thổ của các điểm TĐC, để có sự phân chia sử dụng đất một cách phù hợp; cần tạo ra sự liên kết không gian chặt chẽ giữa các điểm TĐC, để dân cƣ tăng cƣờng mối quan hệ, sự đoàn kết, học hỏi giao lƣu giữa các điểm; (ii) Giải pháp về vốn, đầu tƣ và xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng: Tăng cƣờng các hoạt động nhằm thu hút các dự án phát triển kinh tế của nhà nƣớc và các chủ đầu tƣ; Nhà nƣớc tạo điều kiện tốt nhất cho dân TĐC đƣợc vay vốn với những chính sách ƣu đãi để phát triển kinh tế; tăng cƣờng hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật; (iii) Giải pháp về vấn đề sử dụng lao động: Chính quyền địa phƣơng cần có sự đầu tƣ nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nhân lực; cán bộ chuyên trách thƣờng xuyên xuống các địa phƣơng, cung cấp các kiến thức về sản xuất trong nhân dân); (iv) Giải pháp về sử dụng đất: cần có sự quy hoạch hợp lí về đất đai, phù hợp với điều kiện, quy mô diện tích đất nông nghiệp của từng địa phƣơng; (v) Giải pháp về xây dựng cơ cấu các ngành kinh tế và đầu tƣ phát triển: Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, tận dụng nguồn đất đai một cách có hiệu quả; xác định Nông - lâm nghiệp là ngành sản xuất chính, tuy nhiên cũng cần đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ và thủ công nghiệp, công nghiệp, phù hợp với thế mạnh của từng địa phƣơng). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Nguyên Anh, “Chính sách di dân tái định cƣ các công trình thuỷ điện ở việt nam từ góc độ nghiên cứu xã hội”, Tạp chí Dân số & Phát triển (số 6/2007). 2. Báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội của dân tái định cƣ vùng tái định cƣ huyện Sông Mã (2011), Ban dự án tái định cƣ thuỷ điện Sơn La thuộc huyện Sông Mã. 3. Báo cáo kết quả giao đất cho dân tái định cƣ (2010), Ban dự án tái định cƣ thuỷ điện Sơn La thuộc huyện Sông Mã. 4. Báo cáo kết quả hoạt động đời sống kinh tế - xã hội ( 2011), Chi uỷ điểm tái định cƣ Bản Khún 1, Bản Mo, Bản C5. 5. Bảo Huy & Cộng sự (2005), Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam, Nxb Hà Nội. 6. UBND tỉnh Sơn La, (2007), Công trình thuỷ điện Sơn la và công tác di dân, tái định cƣ, Nxb Hà Nội. Dƣơng Thị Nhƣ Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 157 - 164 164 SUMMARY RESIDENTIAL LIFE AND PRODUCTION ACTIVITIES IN SON LA HYDROPOWER RESETTLEMENT AREAS (SURVEY RESULTS AT SOME AREAS IN SONG MA DISTRICT, SON LA PROVINCE) Duong Thi Nhu Quynh * Son La Department of Education and Training To prepare for the construction of Son La hydropower, a large number of residents in the reservoir had to be relocated to other areas. The transition was not simply the change of residence, but also a series of changes in economic and cultural customs which had been formed and stabilized over many generations. Beyond the scope of this article, the authors mainly analyzed people's life situation and their economic activities in some hydropower resettlement areas in Song Ma district; estimated their advantages and difficulties; and thereby, proposed some solutions to the sustainable development of these resettlement areas. Key words: Son La, Song Ma, resettlement, hydropower Ngày nhận bài:11/4/2014; Ngày phản biện:24/4/2014; Ngày duyệt đăng: 5/5/2014 Phản biện khoa học: ThS. Lê Tiến Dũng – Đại học Thái Nguyên * Tel: 0975 508568, Email:quynh.ck83@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_doi_song_dan_cu_va_hoat_dong_san_xuat_tai_cac_die.pdf